Biến phụ thuộc – Công bố thông tin PTBV
Để đánh giá việc công bố thông tin PTBV trong báo cáo hàng
năm, dựa theo nghiên cứu đã được thực hiện bởi Muttanachai
Suttipun (2015), Adisazapagi (2002) và cuốn sổ tay “Hướng dẫn lập
Báo cáo Phát triển bền vững” dành cho các doanh nghiệp Việt Nam
do UBCKNN và Tổ chức Tài chính Quốc tế IFC ban hành. Tác giả
thiết lập một danh sách 84 chỉ tiêu dùng để xác định chỉ số công bố
thông tin về phát triển bền vững (Xem chi tiết tại Phụ lục 1). Các chỉ
tiêu được mã hóa bằng cách cho điểm 1 (một) nếu chỉ tiêu đó được
công ty công bố và điểm 0 (không) nếu chỉ tiêu đó không được công
bố. Điểm của tất cả các chỉ tiêu này sau đó được cộng lại để có được
số điểm tổng của từng công ty. Sẽ không chấm điểm chỉ tiêu cho
công ty nếu chỉ tiêu đó không liên quan đến công ty.
Mô hình về việc công bố thông tin phát triển bền vững đo tổng
số điểm công bố của một công ty như sau:
SDDI = Σdi / nj
Với di là 1, nếu chỉ tiêu di được công bố và 0 nếu chỉ tiêu di
không được công bố, nj là số tối đa các chỉ tiêu cho các công ty thứ j
và nj ≤ 84. Với 84 chỉ tiêu được đánh giá thì số điểm tối đa mỗi công
ty đạt được là 84 điểm. Điểm số của từng công ty được quy đổi sang
phần trăm (%) bằng cách lấy tổng điểm của mỗi công ty đạt được10
chia cho tổng chỉ tiêu có liên quan đến công ty (được chấm điểm) và
nhân với 100. Ví dụ, nếu một công ty không công bố bất cứ chỉ tiêu
nào trong 84 chỉ tiêu, điểm cho biến phụ thuộc sẽ là 0%. Tương tự
như vậy, nếu một nửa trong số 84 chỉ tiêu được công bố, điểm của
biến phụ thuộc sẽ là 50%.
26 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 560 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc công bố thông tin phát triển bền vững của các công ty thuộc lĩnh vực sản xuất niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ổng hợp lý thuyết và các bài báo,
bài nghiên cứu liên quan đến đề tài nghiên cứu. Tiếp theo, tiến hành
lựa chọn ngẫu nhiên 120 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất niêm
3
yết trên TTCK Việt Nam và thu thập các báo cáo công bố của các
doanh nghiệp này cho năm tài chính 2015. Sau khi thu thập đầy đủ
dữ liệu cần thiết, tác giả xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc
công bố về phát triển bền vững và đặt giả thuyết nghiên cứu. Cuối
cùng, tiến hành kiểm định các giả thuyết và rút ra kết luận về vấn đề
nghiên cứu.
- Dữ liệu nghiên cứu:
Thu thập dữ liệu thứ cấp từ các báo cáo tài chính, báo cáo
thường niên, báo cáo phát triển bền vững và các tài liệu, văn bản
khác có liên quan của các doanh nghiệp nghiên cứu được công bố
trên website của từng doanh nghiệp, các website của: Ủy ban Chứng
khoán Nhà nước, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.Hồ Chí Minh, Sở
Giao dịch Chứng khoán Hà Nội và các website về chứng khoán cho
năm tài chính 2015.
- Xử lý dữ liệu nghiên cứu:
Căn cứ vào dữ liệu đã thu thập được, tác giả tiến hành tổng
hợp dữ liệu, xây dựng mô hình nghiên cứu và sử dụng phần mềm
phân tích dữ liệu SPSS để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc
công bố thông tin PTBV.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài (trình bày ở
chương 4)
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo,
danh mục các từ viết tắt, danh mục các hình, các bảng và phụ lục, nội
dung chính của luận văn gồm 4 chương
Chương 1: Cơ sơ lý luận về công bố thông tin phát triển bền
vững và các nhân tố ảnh hưởng đến việc công bố thông tin phát triển
bền vững
4
Chương 2: Thiết kế nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố đến
việc công bố thông tin phát triển bền vững
Chương 3: Phân tích kết quả nghiên cứu
Chương 4: Tổng hợp kết quả nghiên cứu và hàm ý chính sách.
8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
8.1 Đề tài nghiên cứu nước ngoài
Nghiên cứu của Laivi (2009) cho thấy ngày nay công bố thông
tin có tính chất bắt buộc đối với công ty niêm yết ( CTNY) không thể
thỏa mãn nhu cầu thông tin đa dạng của các nhà đầu tư.
Cooke (1992) nghiên cứu các công ty ở Nhật Bản, bài nghiên
cứu cho thấy qui mô công ty và loại ngành công nghiệp có tác động
đến công bố thông tin.
Mahoney (2012) cho rằng phát triển bền vững của công ty liên
quan đến nỗ lực để gắn kết các tổ chức, do đó đòi hỏi doanh nghiệp
phải có trách nhiệm với xã hội và môi trường ngoài việc đáp ứng kỳ
vọng kinh tế.
Habash (2016) nghiên cứu mức độ công bố thông tin về trách
nhiệm xã hội và ảnh hưởng của các nhân tố về quản trị công ty đến
mức độ công bố thông tin TNXH của 267 báo cáo thường niêncủa
các doanh nghiệp Ả Rập Saudi.
Arifur Rahman Khan và cộng sự (2013) nghiên cứu mối quan
hệ giữa quản trị doanh nghiệp và mức độ công bố thông tin về PTBV
thông qua các báo cáo thường niên của các công ty tại Bangladesh.
Nghiên cứu của Tagesson và cộng sự (2009) đã kiểm tra mức
độ và nội dung công bố thông tin PTBV trên trang web chính thức
của 169 công ty trên Sở giao dịch chứng khoán Stockholm.
Ho và Taylor (2007) đã phân tích mối quan hệ giữa quản trị
doanh nghiệp và đặc điểm tài chính đối với tổng chỉ số công bố
5
thông tin phát triển bền vững của 50 công ty lớn nhất của Mỹ và
Nhật Bản.
Khaled Hussainey và cộng sự (2011) nghiên cứu về các nhân
tố ảnh hưởng đến việc công bố thông tin PTBV tại Ai Cập bằng cách
thu thập và phân tích dữ liệu của 111 công ty niêm yết trên TTCK Ai
Cập.
Muttanachai Suttipun (2015) đã nghiên mức độ công bố thông
tin PTBV của 100 công ty trên niêm yết trên sàn chứng khoán Thái
Lan năm 2013-2014.
8.2 Đề tài nghiên cứu trong nước
Phạm Đức Hiếu và Đỗ Thị Hương Lan (2015) điều tra mức độ
công bố thông tin tự nguyện của 205 công ty niêm yết trên thị trường
chứng khoán Hà Nội và Hồ Chí Minh.
Bich Thi Ngoc Nguyen và cộng sự (2015) nghiên cứu mối
quan hệ giữa mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội với giá trị
của doanh nghiệp tại Việt Nam.
Lê Thị Na (2015) nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến
mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội ở Việt Nam thông qua
việc phân tích báo cáo thường niên của 78 doanh nghiệp có quy mô
lớn trong năm 2014 niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí
Minh.
Ho Ngoc Thao Trang và Liafisu Sina Yekini (2014) đã khảo
sát 20 doanh nghiệp trên TTCK Việt Nam trong 3 năm và cho rằng:
Hiệu quả tài chính, đòn bẩy nợ là những nhân tố ảnh hưởng đến công
bố thông tin về kinh tế, môi trường và xã hội trong báo cáo thường
niên của các công ty.
Kelly Anh Vu và Thanita Buranatrakul (2014) nghiên cứu
mức độ công bố thông tin PTBV trên báo cáo thường niên của các
doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam.
6
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG BỐ THÔNG TIN PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN VIỆC
CÔNG BỐ THÔNG TIN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
1.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG BỐ THÔNG TIN PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG
1.1.1. Khái niệm về phát triển bền vững và công bố thông
tin phát triển bền vững
a. Phát triển bền vững
b. Công bố thông tin phát triển bền vững
1.1.2. Vai trò của việc thực hiện công bố thông tin phát
triển bền vững
1.1.3. Động lực thúc đẩy việc tự nguyện công bố thông tin
phát triển bền vững
a. Hạn chế của việc công bố thông tin bắt buộc
b. Tầm quan trọng của việc công bố thông tin phát triển bền
vững
c. Năng lực của người quản lý
d. Quyền lực của người quản lý
e. Quyền quản lý doanh nghiệp
1.2. LÝ THUYẾT CÓ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG BỐ THÔNG
TIN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
1.2.1. Lý thuyết các bên liên quan (Stakeholder Theory)
1.2.2. Lý thuyết chi phí sở hữu (Property Cost Theory)
1.2.3. Lý thuyết đại diện (Agency Theory)
1.2.4. Lý thuyết chi phí chính trị(Political Economy Theory)
1.2.5. Lý thuyết tín hiệu (Signaling Theory)
1.2.6. Lý thuyết tính hợp lý (Legitimacy Theory)
7
1.3. QUY ĐỊNH CÔNG BỐ THÔNG TIN VỀ PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM
Thông tư số 52/2012/TT-BTC ngày 05/04/2012 của Bộ Tài
chính hướng dẫn về việc công bố thông tin trên thị trường chứng
khoán. Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 01/06/2012 đến hết
ngày 31/12/2015.
Thông tư số 155/2015/TT-BTC ngày 06/10/2015 của Bộ
Tài chính hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán,
thay thế Thông tư số 52/2012/TT-BTC. Thông tư có hiệu lực thi
hành từ ngày 01/01/2016 đến nay.
1.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG BỐ THÔNG
TIN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
1.4.1. Nhân tố quy mô công ty
1.4.2. Nhân tố mức độ độc lập của HĐQT
1.4.3. Nhân tố sở hữu của nhà quản lý
1.4.4.Nhân tố sở hữu nƣớc ngoài
1.4.5. Nhân tố sở hữu nhà nƣớc
1.4.6. Nhân tố tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu
1.4.7. Nhân tố đòn bẩy tài chính
1.4.8 Nhân tố loại hình công ty kiểm toán
1.4.9 Nhân tố thời gian hoạt động của doanh nghiệp
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
8
CHƢƠNG 2
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG
ĐẾN VIỆC CÔNG BỐ THÔNG TIN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
2.1. XÂY DỰNG CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
2.1.1. Quy mô công ty với việc công bố thông tin phát triển
bền vững
H1: Các doanh nghiệp có quy mô càng lớn thì việc công bố
thông tin phát triển bền vững càng cao.
2.1.2. Mức độ độc lập của Hội đồng quản trị với công bố
thông tin phát triển bền vững
H2: Các doanh nghiệp có mức độ độc lập của Hội đồng quản
trị càng cao sẽ có việc công bố thông tin phát triển bền vững cao
tương ứng.
2.1.3. Nhân tố sở hữu của ngƣời quản lý với công bố thông
tin phát triển bền vững
H3: Các doanh nghiệp có các nhà quản lý nắm tỷ lệ sở hữu
vốn cao sẽ công bố thông tin phát trển bền vững thấp.
2.1.4. Sở hữu nƣớc ngoài với việc công bố thông tin phát
triển bền vững
H4: Các doanh nghiệp có tỷ lệ sở hữu vốn của nước ngoài
càng cao sẽ có mức độ công bố thông tin phát triền bền vững càng
cao.
2.1.5. Nhân tố sở hữu nhà nƣớc với công bố thông tin phát
triển bền vững
H5: Các doanh nghiệp có sở hữu nhà nước càng cao thì việc
công bố thông tin phát triển bền vững càng thấp.
2.1.6. Khả năng sinh lời với việc công bố thông tin phát triển
bền vững
9
H6: Các doanh nghiệp có khả năng sinh lời cao sẽ công bố
thông tin phát triển bền vững cao tương ứng
2.1.7. Nhân tố đòn bẩy tài chính với công bố thông tin phát
triển bền vững
H7: Các doanh nghiệp có đòn bẩy tài chính càng cao sẽ công
bố thông tin phát triển bền vững càng cao.
2.2. ĐO LƢỜNG CÁC CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU
2.2.1. Biến phụ thuộc – Công bố thông tin PTBV
Để đánh giá việc công bố thông tin PTBV trong báo cáo hàng
năm, dựa theo nghiên cứu đã được thực hiện bởi Muttanachai
Suttipun (2015), Adisazapagi (2002) và cuốn sổ tay “Hướng dẫn lập
Báo cáo Phát triển bền vững” dành cho các doanh nghiệp Việt Nam
do UBCKNN và Tổ chức Tài chính Quốc tế IFC ban hành. Tác giả
thiết lập một danh sách 84 chỉ tiêu dùng để xác định chỉ số công bố
thông tin về phát triển bền vững (Xem chi tiết tại Phụ lục 1). Các chỉ
tiêu được mã hóa bằng cách cho điểm 1 (một) nếu chỉ tiêu đó được
công ty công bố và điểm 0 (không) nếu chỉ tiêu đó không được công
bố. Điểm của tất cả các chỉ tiêu này sau đó được cộng lại để có được
số điểm tổng của từng công ty. Sẽ không chấm điểm chỉ tiêu cho
công ty nếu chỉ tiêu đó không liên quan đến công ty.
Mô hình về việc công bố thông tin phát triển bền vững đo tổng
số điểm công bố của một công ty như sau:
SDDI = Σdi / nj
Với di là 1, nếu chỉ tiêu di được công bố và 0 nếu chỉ tiêu di
không được công bố, nj là số tối đa các chỉ tiêu cho các công ty thứ j
và nj ≤ 84. Với 84 chỉ tiêu được đánh giá thì số điểm tối đa mỗi công
ty đạt được là 84 điểm. Điểm số của từng công ty được quy đổi sang
phần trăm (%) bằng cách lấy tổng điểm của mỗi công ty đạt được
10
chia cho tổng chỉ tiêu có liên quan đến công ty (được chấm điểm) và
nhân với 100. Ví dụ, nếu một công ty không công bố bất cứ chỉ tiêu
nào trong 84 chỉ tiêu, điểm cho biến phụ thuộc sẽ là 0%. Tương tự
như vậy, nếu một nửa trong số 84 chỉ tiêu được công bố, điểm của
biến phụ thuộc sẽ là 50%.
2.2.1. Biến độc lập
Việc đo lường các biến độc lập được tổng hợp như trong
Bảng 2.1.
Bảng 2.1: Phương pháp đo lường các biến độc lập
STT Biến độc lập Phương pháp đo lường
Ảnh
hưởng
kỳ vọng
đến biến
phụ
thuộc
Nghiên
cứu đã
thực hiện
1
Quy mô công
ty (CS)
Logarit tự nhiên của tổng tài
sản bình quân của công ty
Cùng
chiều
Jizi và
cộng sự
(2014)
2
Sự độc lập của
Hội đồng quản
trị (BI)
Tỷ lệ phần trăm thành viên Hội
đồng quản trị độc lập trên tổng
thành viên Hội đồng quản trị
Cùng
chiều
Arifur
Rahman
Khan và
cộng sự
(2012)
3
Sở hữu của các
nhà quản lý
(MGO)
Tỷ lệ phần trăm cổ phần sở hữu
bởi Ban điều hành (Ban Giám
đốc và Hội đồng quản trị) trên
tổng số cổ phần đã phát hành
của công ty
Ngược
chiều
Roshima
Said
(2009)
11
STT Biến độc lập Phương pháp đo lường
Ảnh
hưởng
kỳ vọng
đến biến
phụ
thuộc
Nghiên
cứu đã
thực hiện
4
Sở hữu nước
ngoài (FRO)
Tỷ lệ phần trăm cổ phần sở hữu
bởi cổ đông nước ngoài trên
tổng số cổ phần đã phát hành
của công ty
Cùng
chiều
Roshima
Said
(2009)
5
Sở hữu của nhà
nước (GRO)
Tỷ lệ phần trăm cổ phần sở hữu
bởi nhà nước trên tổng số cổ
phần đã phát hành của công ty
Ngược
chiều
Ehsan và
Kaleem
(2012)
6
Tỷ suất sinh lời
trên vốn chủ sở
hữu (ROE)
Lợi nhuận sau thuế trên vốn
chủ sở hữu
Cùng
chiều
Sadia
Majeed và
cộng sự
(2015)
7
Đòn bẩy tài
chính (LVE)
Nợ phải trả trên vốn chủ sở
hữu
Cùng
chiều
Sadia
Rodrigues
(2008)
2.3. DỮ LIỆU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.3.1. Chọn mẫu nghiên cứu và thu thập dữ liệu
Tính đến cuối năm 2015, tổng số lượng công ty thuộc lĩnh
vực sản xuất niêm yết trên Thị trường chứng khoán Việt Nam là 405
công ty. Tuy nhiên do giới hạn về thời gian, nghiên cứu này sẽ tiến
hành trên mẫu là 120 công ty Trong đó, có 45 công ty niêm yết trên
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), và 75 công ty niêm yết
12
trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE),
chiếm 19,83%. Tác giả lựa chọn ngẩu nhiên 120 công ty thuộc lĩnh
vực sản xuất niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam thuộc
11 ngành hàng (Chi tiết tại Bảng 2.2) để tiến hành nghiên cứu.
2.3.2. Mô hình nghiên cứu
Xuất phát từ các giả thuyết nêu trên, tác giả đề xuất mô hình
để kiểm định giả thuyết về sự ảnh hưởng của các nhân tố đến việc
công bố thông tin phát triển bền vững (SDDI) như sau:
SDDI = β0 + β1CS + β2BI + β3MGO + β4FRO + β5GRO
+ β6ROE + β7LVE+ εi
Trong đó:
- SDDI: Chỉ số công bố thông tin PTBV;
- CS: Quy mô của công ty;
- BI:Mức độ độc lập của Hội đồng quản trị;
- MGO: Sở hữu của các nhà quản lý;
- FRO: Sở hữu nước ngoài;
- GRO: Sở hữu nhà nước;
- ROE: Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu;
- LVE: Đòn bẩy tài chính;
- β: Hệ số beta;
- εi: Sai số ngẫu nhiên.
Tác giả sử dụng mô hình trên để kiểm tra xem liệu rằng trong
các nhân tố này có ảnh hưởng đến việc công bố thông tin về phát
triển bền vững của các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất niêm
yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam hay không.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
13
CHƢƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. THỰC TRẠNG CÔNG BỐ THÔNG TIN PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG CỦA CÁC CÔNG TY THUỘC LĨNH VỰC SẢN
XUẤT NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN
VIỆT NAM
3.1.1. Thực trạng công bố thông tin về PTBV
Mức độ công bố thông tin về phát triển bền vững thể hiện trách
nhiệm cũng như sự quan tâm của từng doanh nghiệp đến các hoạt
động xã hội và môi trường bên cạnh hoạt động kinh doanh chính của
họ. Chỉ số công bố thông tin trung bình của 120 doanh nghiệp nghiên
cứu là 41,6% (Xem tại Phụ lục 03). Có thể thấy rằng, việc công bố
thông tin phát triển bền vững của các doanh nghiệp nhìn chung là
khá thấp và số lượng các doanh nghiệp có mức độ công bố thông tin
phát triển bền vững dưới mức trung bình khá nhiều.
Ngoài ra, theo kết quả thống kê tại Bảng 3.1, doanh nghiệp có
mức độ công bố thông tin PTBV tốt nhất đó là Công ty Cổ phần Sữa
Việt Nam (VNM) cũng chỉ đạt 72,5%, doanh nghiệp có mức độ công
bố thông tin phát triển bền vững thấp nhất được ghi nhận là Công ty
Cổ phần Cơ khí và Khoáng sản Hà Giang (HGM) và Công ty Cổ
phần Dệt lưới Sài Gòn (SFN), cả hai công ty có mức công bố thông
tin phát triển bền vững ở mức 12,5%.
14
Bảng 3.1. Số lượng công ty theo mức độ công bố thông tin PTBV
STT
Mức độ
CBTTPTBV
Số lượng
công ty
STT
Mức độ
CBTTPTBV
Số
lượng
công ty
1 72.50% 1 14 40% 7
2 70.00% 1 15 37.50% 8
3 67.50% 1 16 35.00% 8
4 65.00% 1 17 32.50% 8
5 62.50% 4 18 30.00% 7
6 60.00% 2 19 27.50% 5
7 57.50% 2 20 25.00% 6
8 55.00% 11 21 22.50% 6
9 52.50% 7 22 20.00% 1
10 50.00% 11 23 17.50% 1
11 47.50% 8 24 15.00% 2
12 45.00% 6 25 12.50% 2
13 42.00% 4 Tổng cộng 120
(Nguồn: Tác giả tính toán)
3.1.2. So sánh mức độ công bố thông tin PTBV theo nhóm
ngành
Tổng hợp chỉ số CBTTXH theo từng nhóm ngành, có thể thấy
mức độ công bố thông tin của các doanh nghiệp giữa các nhóm
15
ngành là không đồng đều. Trong đó, nổi bật là nhóm ngành Năng
lượng có chỉ số CBTTXH trung bình cao nhất, đạt 47,5%, xếp sau là
nhóm ngành Thực phẩm và đồ uống, đạt 45,42%. Các nhóm ngành
Dệt may, Khai khoáng là 2 nhóm ngành có chỉ số công bố thông tin
PTBV trung bình thấp nhất, đặc biệt nhóm ngành Khai khoáng chỉ
đạt mức trung bình là 25,5%.
3.2. PHÂN TÍCH ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ẢNH
ĐẾN VIỆC CÔNG BỐ THÔNG TIN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN
VỮNG
3.2.1. Kiểm định các giả thuyết và tính tin cậy của mô hình
hồi qui
a. Kiểm định giả thuyết về phân phối chuẩn của các biến
trong mô hình hồi qui
b. Thống kê mô tả các biến
3.2.2. Phân tích mối quan hệ của từng biến độc lập với việc
công bố thông tin phát triển bền vững
Nghiên cứu này sử dụng phân tích phương sai ANOVA để
kiểm tra mối quan hệ từng biến độc lập: Mức độ độc lập của hồi
đồng quản trị, sở hữu quản lý, sở hữu nhà nước, sở hữu nước ngoài.
3.2.3. Phân tích tƣơng quan giữa các biến trong mô hình
Về mối quan hệ tương quan giữa biến phụ thuộc với các
biến độc lập
Kết quả phân tích cho thấy có 4 nhân tố là Quy mô công ty, Sở
hữu nước ngoài, Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu và đòn bẩy tài
chính có ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin PTBV. Các nhân
tố còn lại không có tương quan với biến phụ thuộc, tức là chưa cho
thấy có sự ảnh hưởng đến biến phụ thuộc, do đó sẽ bị loại ra khỏi mô
hình hồi quy nhằm đảm bảo tính phù hợp của mô hình.
16
Về mối quan hệ tương quan giữa các biến độc lập với nhau
Qua phân tích mối quan hệ tương quan giữa các biến độc lập,
thấy rằng hệ số tương quan giữa các biến ở mức thấp nên chưa tìm
thấy hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập. Ngoài ra, tác
giả cũng sẽ kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến bằng cách kiểm tra hệ
số VIF trong mô hình hồi quy.
3.2.4. Phân tích hồi quy
Tiếp theo, tiến hành phân tích hồi quy với mô hình hồi quy
mới như sau:
SDDI = β0 + β1FRO + β2CS + β4ROE + β3LVE +εi
Trong đó:
- SDDI: Chỉ số công bố thông tin phát triển bền vững
- FRO: Sở hữu nước ngoài;
- CS: Quy mô công ty;
- ROE: Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu;
-LVE: Đòn bẩy tài chính;
- β: Hệ số beta;
- εi: Sai số ngẫu nhiên.
- Kiểm tra mức độ xác định của mô hình
Kết quả ở Bảng 3.12 cho thấy, mô hình có R2 = 0,390> R2
hiệu chỉnh = 0,369, dùng R2 hiệu chỉnh sẽ phù hợp. R2 hiệu chỉnh =
0,369 tức là mô hình có độ tin cậy 36,9%.
Có thể thấy rằng, giá trị Sig của thống kê F là 0,000 nhỏ hơn
0,05 (5%). Do đó, có thể đảm bảo rằng độ tin cậy của mô hình đạt
36,9% là chắc chắn và có thể suy rộng ra cho tổng thể.
- Kiểm tra ý nghĩa của các tham số hồi quy
- Căn cứ vào số liệu ở Bảng 3.14 ta thấy kết quả 4 (bốn) biến
đều có ý nghĩa với giá trị Sig nhỏ hơn 5%, biến Quy mô công ty
17
(0,00%),Sở hữu nước ngoài (0,8%), Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở
hữu (0,16%) và Đòn bẩy tài chính (0,34%.
- Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến
Theo Từ số liệu Bảng 3.14, hệ số VIF của các biến số trong
mô hình hồi quy nằm trong khoảng 1.05 – 1.34 <4 như vậy không có
hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra trong mô hình hoặc hiện tượng đa
cộng tuyến rất thấp không đáng kể.
- Kiểm tra phân phối chuẩn
Thực hiện vẽ đồ thị Histogram bằng phần mềm SPSS để kiểm
tra phân phối chuẩn. Kết quả ở Hình 3.4 có dạng hình chuông đối
xứng. Do đó, mô hình đạt phân phối chuẩn.
Từ kết quả phân tích hồi quy đã thực hiện ở trên. Tác giả đưa
ra mô hình hồi quy với biến phụ thuộc là Chỉ số công bố thông tin
PTBV như sau:
SDDI =0,396 CS +0,227 FRO + 0,183 ROE + 0,168 LVE + ε
Hay
Chỉ số CBTTPTBV = 0,396 Quy mô +0,227 Sở hữu nước
ngoài + 0,183 Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu + 0,168 Đòn bẩy
tài chính + ε
Đây là mô hình tối ưu nhất thỏa mãn các điều kiện về hồi quy
đã nêu ở trên. Từ mô hình này có thể thấy rằng, mức độ công bố
thông tin PTBV của các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất niêm
yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam chịu tác động bởi các nhân
tố: quy mô công ty, tỷ lệ sở hữu của nước ngoài, tỷ suất sinh lời trên
vốn chủ sở hữu và đòn bẩy tài chính.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
18
CHƢƠNG 4
TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH
4.1. TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1.1. Các nhân tố ảnh hƣởng đến việc công bố thông tin
phát triển bền vững của các công ty thuộc lĩnh vực sản xuất niêm
yết trên TTCK Việt Nam.
Kết quả phân tích mô hình hồi quy ở Chương 3 có thể phân
loại các nhân tố ảnh hưởng đến việc công bố thông tin PTBV của các
công ty được nghiên cứu thành 2 nhóm: Là nhóm có ảnh hưởng và
nhóm chưa cho thấy có ảnh hưởng đến việc công bố thông tin PTBV.
a. Nhóm có ảnh hưởng đến mức độ CBTTPTBV
- Quy mô công ty
- Sở hữu nước ngoài
- Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu
- Đòn bẩy tài chính
b. Nhóm chưa cho thấy có ảnh hưởng đến mức độ
CBTTPTBV
- Mức độ độc lập của Hội đồng quản trị
- Sở hữu của các nhà quản lý
- Sở hữu nhà nước
Tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu được trình bày ở Bảng 4.1
bên dưới:
19
Bảng 4.1: Tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu
Ký
hiệu
Giả thuyết Kết quả
nghiên cứu
H1
Các doanh nghiệp có quy mô càng lớn thì
mức độ công bố thông tin PTBV càng cao.
Chấp nhận
H2
Các doanh nghiệp có mức độ độc lập của
Hội đồng quản trị càng cao sẽ có việc công
bố thông tin PTBV cao tương ứng.
Không chấp
nhận
H3
Các doanh nghiệp có các nhà quản lý nắm
tỷ lệ sở hữu vốn cao sẽ có mức độ công bố
thông tin PTBV thấp.
Không chấp
nhận
H4
Các doanh nghiệp có tỷ lệ sở hữu vốn của
nước ngoài càng cao sẽ có mức độ công bố
thông tin PTBV cao tương ứng.
Chấp nhận
H5
Các doanh nghiệp có tỷ lệ sở hữu vốn của
nhà nước càng cao sẽ có mức độ công bố
thông tin PTBV càng thấp
Không chấp
nhận
H6
Các doanh nghiệp có khả năng sinh lời cao
sẽ có mức độ công bố thông tin PTBV cao
tương ứng.
Chấp nhận
H7
Các doanh nghiệp có đòn bẩy tài chính
càng cao sẽ có mức độ công bố thông tin
PTBV cao tương ứng.
Chấp nhận
4.2. HÀM Ý CHÍNH SÁCH
Từ kết quả chỉ số công bố thông tin PTBV rút ra ở Chương 3
của nghiên cứu này cho ta thấy mức độ công bố thông tin PTBV giữa
các ngành ở Việt Nam còn cách xa nhau, chỉ số công bố thông tin
20
PTBV trung bình của 120 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất niêm
yết là 41,6%, tuy nhiên, mức công bố trung bình của ngành Năng
lượng là 47,50% trong khi ngành Khai khoáng chỉ công bố được
25,50%, chỉ số này còn rất thấp. Vì vậy tác giả đề xuất trong thời
gian tới Nhà nước nên đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn cụ thể hơn
nữa về nội dung, cách lập và công bố thông tin PTBV cho các doanh
nghiệp. Bên cạnh đó, báo cáo PTBV của các doanh nghiệp có truyền
thống quản trị tốt như công ty CP Sữa Việt Nam Vinamilk, công ty
CP Mía đường Thành Thành Công Tây Ninh, Tập đoàn Bảo Việt
cũng là các ví dụ minh họa có giá trị cho các doanh nghiệp khác học hỏi.
Ngoài ra từ kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến
việc công bố thông tin PTBV của các công ty thuộc lĩnh vực sản xuất
niêm yết, tác giả rút ra một số hàm ý chính sách giúp tăng cường
việc công bố thông tin phát triển bền vững cho các doanh nghiệp
niêm yết trong thời gian tới như sau:
- Quy mô doanh nghiệp
Các cơ quan nhà nước nên có cơ chế giám sát việc công bố
thông tin PTBV của các doanh nghiệp có quy mô lớn.
- Nhân tố sở hữu nước ngoài:
* Bãi bỏ trần qui định sở hữu nước ngoài
* Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính
- Nhân tố sở hữu nhà nước
Nhà nước cần có những qui định khuyến khích các công ty có
vốn chủ sở hữu là vốn nhà nước chiếm tỷ lệ cao phải lập và công bố
thông tin PTBV của doanh nghiệp mình một cách chi tiết theo hướng
dẫn của “Sổ tay hướng dẫn lập báo cáo phát triển bền vững” đang
khuyến khích áp dụng tại Việt Nam.
- Nhân tố tỷ lệ sở hữu của nhà quản lý
21
Nhà quản lý là những người trực tiếp tham gia vào hoạt động
của công ty, việc sở hữu cổ phần của công ty đã tạo động cơ để nhà
quản lý thao túng thông tin có lợi cho bản thân từ đó hạn chế việc
công bố thông tin phát triển bền vững. Do đó, để nâng cáo việc công
bố thông tin phát triển bền vững cần có biện pháp hạn chế sở hữu của
các nhà quản lý hoặc chính sách khen thưởng phù hợp để nhà quản lý
có động lực công bố thông tin phát triển bền vững nhiều hơn.
- Một số đề xuất đối với Ủy ban chứng khoán nhà nước và
hai sở giao dịch chứng khoán Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh
* Tăng cường tuyên truyền đối với các doanh nghiệp, các
bên liên quan về nghĩa vụ và lợi ích của việc công bố thông tin phát
triển bền vững.
* Phối hợp với Hội đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền
vững (VBCSD) và các tổ chức liên quan mở các lớp hướng dẫn lập
và công bố thông tin phát triển bền vững theo “Sổ tay hướng dẫn lập
báo cáo phát triển bền vững” do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
phối hợp với Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) ban hành.
* Nhà nước ta cần ban hành qui định bắt buộc kiểm toán báo
cáo thường niên, báo cáo phát triển bền vững trước khi công bố ra
bên ngoài.
* Nâng cao chất lượng thông tin công bố, đảm bảo việc lập
báo cáo thường niên, báo cáo phát triển bền vững theo đúng các quy
định hiện hành.
* Cần giao nhiệm vụ lập báo cáo PTBV cho một người hoặc
một bộ phận kế toán cụ thể có năng lực, đã được tham gia các khóa
đào tạo về việc lập báo cáo thường niên và báo cáo PTBV.
* Nhà nước cần có những biện pháp đủ mạnh để xử lý vi phạm
của các doanh nghiệp trong việc lập và công bố thông tin phát triển
22
bền vững, nhất là các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường.
* Các doanh nghiệp cần xem xét quy định cụ thể quyền và
nhiệm vụ của HĐQT, Ban kiểm soát và Giám đốc điều hành gắn liền
với hoạt động công bố thông tin của doanh nghiệp, trong đó có công
bố thông tin phát triển bền vững.
* Nâng cao hơn nữa giá trị giải thưởng Báo cáo phát triển bền
vững trong khuôn khổ cuộc bình chọn Báo cáo thường niên hàng
năm nhằm khuyến khích các doanh nghiệp trong
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_nghien_cuu_cac_nhan_to_anh_huong_den_viec_c.pdf