Tóm tắt Luận văn Người bị hại trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Thái Nguyên)

MỤC LỤC CỦA LUẬN VĂN

Trang

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục các từ viết tắt

Danh mục bảng

MỞ ĐẦU . 1

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGƯỜI BỊ HẠI

TRONG LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ . 6

1.1. Khái niệm, đặc điểm người bị hại trong tố tụng hình sự. 6

1.1.1. Khái niệm. 6

1.1.2. Đặc điểm của người bị hại . 10

1.2. Phân loại người bị hại. 13

1.2.1. Căn cứ vào yếu tố chủ thể. 13

1.2.2. Căn cứ vào độ tuổi và sự phát triển về nhận thức . 14

1.2.3. Căn cứ vào các quyền tham gia tố tụng của người bị hại. 15

1.2.4. Căn cứ vào từng loại tội phạm. 15

1.2.5. Căn cứ vào thiệt hại. 16

1.3. Địa vị pháp lý của người bị hại trong pháp luật tố tụng hình sự. 16

1.3.1. Quyền của người bị hại trong tố tụng hình sự . 17

1.3.2. Nghĩa vụ của người bị hại. 23

1.4. Người bị hại trong luật tố tụng hình sự một số quốc gia

trên thế giới . 25

1.4.1. Người bị hại trong luật tố tụng hình sự Liên bang Nga . 25

1.4.2. Người bị hại trong luật tố tụng hình sự Cộng hòa liên bang Đức . 29

1.4.3. Người bị hại trong luật tố tụng hình sự Cộng hòa nhân dân

Trung Hoa . 31

Tiểu kết chương 1. 32

Chương 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG VIỆT NAM

VỀ NGƯỜI BỊ HẠI VÀ THỰC TRẠNG THỰC HIỆN QUY

ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ HIỆN HÀNH

VỀ NGƯỜI BỊ HẠI TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ TẠI

TỈNH THÁI NGUYÊN . 33

2.1. Lịch sử quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam

về người bị hại . 33

2.1.1. Thời kỳ Pháp thuộc. 33

2.1.2. Thời kỳ từ năm 1945 đến trước năm 1988 . 362

2.1.3. Thời kỳ từ năm 1988 đến trước năm 2003 . 38

2.1.4. Thời kỳ từ năm 2003 đến nay. 39

2.2. Thực trạng thực hiện quy định của pháp luật tố tụng hình

sự hiện hành về người bị hại tại tỉnh Thái Nguyên . 49

2.2.1. Tình hình thụ lý, giải quyết các vụ án hình sự của Toà án hai

cấp tỉnh Thái Nguyên trong những năm gần đây . 49

2.2.2. Thực tiễn áp dụng quy định người bị hại trong pháp luật tố

tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên. 51

2.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong việc thực hiện quy

định về người bị hại theo Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam

từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên . 60

2.3.1. Nhận thức về quyền của người bị hại chưa đầy đủ . 60

2.3.2. Hệ thống quy phạm pháp luật về người bị hại chưa hoàn thiện. 62

2.3.3. Cơ chế bảo đảm quyền của người bị hại chưa hiệu quả. 63

Tiểu kết Chương 2 . 65

Chương 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO THỰC HIỆN QUY

ĐỊNH VỀ NGƯỜI BỊ HẠI TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ . 66

3.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật . 66

3.1.1. Kiến nghị Sửa đổi, bổ sung khái niệm người bị hại . 66

3.1.2. Kiến nghị bổ sung, sửa đổi khoản 2 Điều 51 Bộ luật tố tụng

hình sự năm 2003 về một số quyền, nghĩa vụ cơ bản của người

bị hại. 67

3.1.3. Bổ sung quy định về quyền được trợ giúp pháp lý cho người bị hại. 72

3.2. Một số giải pháp khác. 73

3.2.1. Nâng cao nhận thức về quyền của người bị hại. 73

3.2.2. Thực hiện hiệu quả Thông tư 13/2013/TTLT-BCA-BQPVKSNDTC-TANDTC về bảo vệ người làm chứng, người bị hại,

người tố giác tội phạm . 73

3.2.3. Nâng cao trình độ pháp lý nghiệp vụ, ý thức trách nhiệm và

đạo đức nghề nghiệp của những người tiến hành tố tụng . 74

3.2.4. Xã hội hoá các biện pháp hỗ trợ người bị hại. 74

Tiểu kết Chương 3. 76

KẾT LUẬN . 78

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 81

pdf26 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 546 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Người bị hại trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Thái Nguyên), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sử, luận văn triển khai một số phương pháp nghiên cứu cụ thể như phương pháp: hệ thống, logic, phân tích, tổng hợp, so sánh, khảo sát thực tế để chọn lọc tri thức khoa học, kinh nghiệm thực tiễn liên quan đến những vấn đề người bị hại trong TTHS, từ đó làm sáng tỏ nội dung của luận văn. 6. Tính mới và những đóng góp của đề tài Kế thừa những đề tài nghiên cứu về quyền của người bị hại trong Luật TTHS trước đó, đề tài đưa ra những nghiên cứu mới về cơ sở lý luận, về luật thực định, về các quy định của BLTTHS năm 2015 đối với địa vi pháp lý của người bị hại cũng như những bất cập đang tồn tại trong thực tiễn áp dụng tại tỉnh Thái Nguyên, và đưa ra một số giải pháp tương. 7. Cấu trúc của luận văn Cấu trúc luận văn gồm ba phần: phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận. Phần nội dung gồm ba chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về người bị hại trong pháp luật TTHS Chương 2: Quy định về người bị hại trong pháp luật TTHS Việt Nam và việc thực hiện các quy định về người bị hại qua thực tiễn tố tụng tỉnh Thái Nguyên Chương 3: Một số giải pháp đảm bảo thực hiện quy định về người bị hại trong TTHS Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGƯỜI BỊ HẠI TRONG LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ 1.1. Khái niệm, đặc điểm người bị hại trong tố tụng hình sự 1.1.1. Khái niệm Theo Từ điển tiếng Việt, “người bị hại là người chịu sự tác động tiêu cực của việc, hành vi hoặc sự bất kỳ sự tác động nào khác dẫn đến những thiệt thòi, mất mát hay tổn thương cho chính họ”. Thiệt hại gây ra cho người bị hại có thể là thiệt hại về vật chất hoặc phi vật chất và không giới hạn mức độ thiệt hại Người bị hại là một khái niệm quen thuộc trong khoa học pháp lý 7 TTHS, Tuy nhiên, thế nào là người bị hại, phạm vi người bị hại... thì cho đến nay vẫn chưa có sự nhận thức thống nhất, các ý kiến còn khác nhau. Thứ nhất: Nạn nhân có phải là người bị hại không? Trả lời câu hỏi này, có quan điểm cho rằng người bị hại chính là nạn nhân của tội phạm. Thứ hai: “Đối tượng tác động của tội phạm là một bộ phận khách thể của tội phạm bị hành vi phạm tội tác động đến, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại”. Đối tượng tác động của tội phạm không chỉ là con người mà còn bao gồm các đối tượng vật chất khác và các hoạt động bình thường của chủ thể. Từ những lập luận trên chúng tôi đề xuất khái niệm về người bị hại trong TTHS như sau: “Người bị hại là một trong số những người tham gia TTHS, bao gồm các cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản do tội phạm trực tiếp gây ra, có các quyền và nghĩa vụ tố tụng do pháp luật quy định trong các quan hệ pháp luật TTHS nhất định”. Khái niệm này bao hàm các đặc điểm của người bị hại như sau: Thứ nhất, về chủ thể, người bị hại là cá nhân, pháp nhân, cơ quan nhà nước hoặc tổ chức khác; Thứ hai, thiệt hại do tội phạm trực tiếp gây ra có thể là thiệt hại về thể chất, thiệt hại về tinh thần, thiệt hại về vật chất. Thứ ba, người bị hại là người tham gia tố tụng, họ có địa vị pháp lý của người tham gia tố tụng trong các quan hệ pháp luật TTHS tương ứng. Việc xác định đúng và đưa người bị hại tham gia tố tụng đúng tư cách sẽ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại sẽ giúp giải quyết vụ án kịp thời nhanh chóng các thiệt hại do tội phạm gây ra đối với người bị hại. 1.1.2. Đặc điểm của người bị hại 1.1.2.1. Đặc điểm về chủ thể Về khái niệm người bị hại, Chúng tôi luận văn cho rằng cần phải hiểu đúng chữ “người” ở đây bao gồm cả cá nhân và pháp nhân, xuất phát từ những luận cứ sau: Thứ nhất, lý luận về tư pháp hình sự nói chung, về NBH nói riêng của Việt Nam bị ảnh hưởng sâu sắc bởi lý luận về hình sự, tội phạm học của các nước theo truyền thống dân luật (Civil Law), mà trực tiếp là từ các nước Liên Xô cũ khi dịch định nghĩa về NBH (hay nạn nhân của tội phạm) đều dịch đơn giản từ “person” là “người”, hiểu là “con người tự nhiên” mà quên mất một nghĩa nữa rất quan trọng của từ “person” là “con người pháp lý” hay còn gọi là pháp nhân. 8 Thứ hai, cách hiểu thu hẹp nghĩa của khái niệm NBH, không công nhận pháp nhân là NBH, đã vi phạm đến nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước Tòa án. Do đó nếu chỉ dừng lại ở quan niệm NBH theo nghĩa là cá nhân sẽ không xác định được NBH, dẫn đến khó xử lý và đấu tranh với các loại tội phạm như khủng bố, buôn người, đàn áp tôn giáo, chia rẽ chủng tộc, diệt chủng, tội gây chiến... 1.1.2.2. Đặc điểm về thiệt hại NBH là người bị tội phạm xâm phạm đến thể chất, tinh thần, tài sản hoặc các quyền và lợi ích hợp pháp khác. Thiệt hại về thể chất tức là thiệt hại về tính mạng, sức khỏe. “Thiệt hại về tinh thần tức là thiệt hại về danh dự, nhân phẩm. Thiệt hại về tài sản là trường hợp NBH có tài sản bị mất, bị chiếm đoạt, bị hủy hoại hoặc bị làm hư hỏng”. Ngoài ra NBH còn có thể bị xâm phạm các quyền và lợi ích hợp pháp khác như bị xâm phạm chỗ ở, bị cưỡng bức lao động, bị bắt trái pháp luật Vì vậy, theo Chúng tôi, mặc dù NBH có thể có thêm thiệt hại gián tiếp, nhưng Điều kiện đầu tiên và tối thiểu là họ có một thiệt hại trực tiếp từ hành vi phạm tội. Dấu hiệu bị thiệt hại “trực tiếp” cần được quy định rõ trong BLTTHS khi đưa ra khái niệm pháp lý về NBH. 1.1.2.3. Đặc điểm về hình thức pháp lý Xét về mặt hình thức, người bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản do tội phạm gây ra chỉ trở thành NBH trong TTHS khi họ tham gia vào các quan hệ pháp luật TTHS nhất định, nếu chưa tham gia vào các quan hệ pháp luật này, họ thuần tuý chỉ là các nạn nhân của tội phạm. 1.2. Phân loại người bị hại Việc phân loại NBH trong TTHS cũng là một cách tiếp cận giúp phân tích và hiểu sâu sắc thêm nội hàm khái niệm NBH trong TTHS. Kết quả nghiên cứu của Luận văn tiếp cận phân loại NBH dựa trên các căn cứ sau: 1.2.1. Căn cứ vào yếu tố chủ thể Dựa vào yếu tố chủ thể có thể phân loại thành người bị hại là cá nhân và người bị hại là pháp nhân. - Nhóm NBH là cá nhân. - Nhóm NBH là tổ chức (pháp nhân) 1.2.2. Căn cứ vào độ tuổi và sự phát triển về nhận thức Căn cứ vào độ tuổi và sự phát triển về nhận thức của NBH, có thể chia thành 2 nhóm đối tượng: 9 Nhóm 1: NBH là người đã thành niên và có năng lực TNHS. Nhóm 2: NBH là người chưa thành niên, NBH có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất. Ngoài người chưa thành niên,người có nhược điểm về thể chất là người bị khuyết tật về thể chất như câm, điếc, mù lòa hoặc người có nhược điểm về tinh thần như bị hạn chế trong việc nhận thức hoặc Điều khiển hành vi hoặc người hoàn toàn không có khả năng nhận thức và Điều khiển hành vi của mình. 1.2.3. Căn cứ vào các quyền tham gia tố tụng của người bị hại Đây là phương pháp tiếp cận mới, phương pháp tiếp cận dựa trên quyền (lấy tiêu chí các quyền của NBH làm thước đo, làm cơ sở để xác định tiêu chí phân loại). Dựa vào phương pháp tiếp cận này, căn cứ vào quyền khi tham gia tố tụng của NBH có thể phân loại thành NBH thành 2 nhóm: Nhóm 1: NBH có quyền yêu cầu khởi tố VAHS Nhóm 2: NBH không có quyền yêu cầu khởi tố VAHS. 1.2.4. Căn cứ vào từng loại tội phạm Đây là cách phân loại NBH dựa theo cách phân chia các tội phạm cụ thể trong BLHS Việt Nam năm 1999. Theo cách phân loại này có rất nhiều loại NBH, có thể kể đến như: NBH trong vụ án giết người, NBH trong vụ án trộm cắp tài sản, NBH trong vụ án cố ý gây thương tích, NBH trong vụ án cố ý hủy hoại tài sản, NBH trong vụ án hiếp dâm, NBH trong vụ án cưỡng ép kết hôn, NBH trong vụ án trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, NBH trong vụ án dùng nhục hình 1.2.5. Căn cứ vào thiệt hại Có thể phân loại NBH thành: + Người bị thiệt hại về tài sản. + Người bị thiệt hại về sức khỏe (thể chất, tinh thần). + Người bị thiệt hại về quyền, lợi ích hợp pháp khác (Ví dụ: trường hợp NBH trong vụ án xâm phạm chỗ ở, vụ án vi phạm bí mật thư tín, vụ án bắt giam người trái pháp luật ). 1.3. Địa vị pháp lý của người bị hại trong pháp luật tố tụng hình sự Theo từ điển Tiếng Việt thì địa vị pháp lý là “1. Vai trò, chỗ đứng xứng đáng với vai trò, tác dụng có được; 2.Vị trí, chỗ đứng của cá nhân trong xã hội; 3. Chỗ đứng trong cách nhìn nhận, giải quyết vấn đề”. Như vậy, muốn tìm hiểu địa vị pháp lý của người bị hại thì phải dựa vào vai trò, vị trí của họ trong quan hệ pháp luật TTHS. 10 1.3.1. Quyền của người bị hại trong tố tụng hình sự Trên thực tế, có nhiều lý do khác nhau mà quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại trong TTHS chưa được quan tâm và bảo vệ một cách đúng mực. Đôi khi các cơ quan tiến hành tố tụng chỉ tập trung vào việc xử lý kẻ phạm tội mà quên mất rằng người bị hại chính là những người bị thiệt hại về tài sản, thể chất, tinh thần do hành vi phạm tội gây ra, do vậy việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại là một Điều vô cùng quan trọng. Trong các quyền của người bị hại, chúng tôi chia thành nhóm các quyền sau: (i) Các quyền được tham gia quá trình chứng minh và truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội của cơ quan tiến hành tố tụng - Quyền đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu - Quyền tham gia phiên tòa, trình bày ý kiến, tranh luận tại phiên tòa - Quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự trong một số tội danh và một số loại tội phạm nhất định - Quyền rút yêu cầu khởi tố - Quyền trình bày lời buộc tội tại phiên tòa (ii) Các quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại và bảo đảm an toàn tính mạng, sức khoẻ, danh dự - Quyền đề nghị bồi thường và các biện pháp bảo đảm bồi thường - Quyền được yêu cầu bảo vệ tính mạng, sức khỏe, các quyền và lợi ích hợp pháp khi tham gia tố tụng (iii) Các quyền tố tụng khác Nhóm các quyền tố tụng khác bao gồm các quyền tố tụng phổ biến, cơ bản giống với những người tham gia tố tụng khác, bao gồm: - Quyền được thông báo về quá trình và kết quả giải quyết vụ án - Quyền được giải thích về quyền và nghĩa vụ khi tham gia tố tụng - Quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch - Quyền khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng - Quyền kháng cáo - Quyền nhờ luật sư, bào chữa viên nhân dân hoặc người khác bảo vệ quyền lợi cho mình 11 1.3.2. Nghĩa vụ của người bị hại Ngoài các quyền người bị hại được hưởng thì người bị hại còn có các nghĩa vụ pháp lý nhất định. Các nghĩa vụ này thường là: - Nghĩa vụ có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án - Nghĩa vụ khai báo, cung cấp những thông tin cần thiết giúp cho làm sáng tỏ sự thật vụ án 1.4. Người bị hại trong luật tố tụng hình sự một số quốc gia trên thế giới 1.4.1. Người bị hại trong luật tố tụng hình sự Liên bang Nga Theo BLTTHS liên bang Nga được DUMA quốc gia thông qua ngày 22/11/2001 thì chủ thể tham gia TTHS gồm: “Toà án, các chủ thể tham gia tố tụng thuộc bên buộc tội, các chủ thể tham gia TTHS thuộc bên bào chữa và những chủ thể khác tham gia TTHS”. Trong đó, kiểm sát viên, Dự thẩm viên, Thủ trưởng cơ quan Điều tra, nhân viên Điều tra, người bị hại, nguyên đơn dân sự thì thuộc nhóm chủ thể tham gia TTHS thuộc bên bào chữa. Tuỳ theo loại người có những vai trò khác nhau trong TTHS mà pháp luật Liên bang Nga có quy định quyền và nghĩa vụ của họ tham gia giải quyết vụ án. Theo khoản 1 Điều 42 BLTTHS Liên bang Nga thì người bị hại là thể nhân, bị thiệt hại về thể chất tinh thần, tài sản do tội phạm gây ra, cũng như pháp nhân trong trường hợp bị thiệt hại về tài sản và uy tín do tội phạm gây ra. Người bị hại được công nhận bằng quyết định công nhận người bị hại của kiểm sát viên, dự thẩm viên hoặc Toà án. Địa vị pháp lý của người bị hại trong Luật TTHS Liên bang nga được quy định bằng các quyền và nghĩa vụ rất cụ thể. 1.4.2. Người bị hại trong luật tố tụng hình sự Cộng hòa liên bang Đức Theo luật TTHS Cộng hòa liên bang Đức thì các đối tượng tham gia vào quan hệ tố tụng để giải quyết vụ án đều là chủ thể tham gia tố tụng. Tuỳ theo loại người có những vai trò khác nhau trong TTHS mà pháp luật quy định quyền và nghĩa vụ của họ tham gia giải quyết vụ án. Trong luật TTHS hình sự Cộng hòa liên bang Đức thì người bị hại là nạn nhân của tội phạm trước đây có vai trò không đáng kể trong TTHS Cộng hòa liên bang Đức. 1.4.3. Người bị hại trong luật tố tụng hình sự Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Theo luật TTHS Cộng hòa nhân dân Trung Hoa thì các đối tượng tham gia vào quan hệ tố tụng đều là chủ thể tham gia tố tụng. Người bị hại 12 trong TTHS nước công hoà nhân dân Trung Hoa được phân thành hai loại là người bị hại trong vụ án thuộc công tố và người bị hại trong vụ án thuộc tư tố. Người bị hại trong vụ án thuộc công tố từ ngày vụ án được chuyển giao để thẩm tra trước khi truy tố, có quyền chỉ định người đại diện liên quan đến vụ án. “Trong trường Viện kiêm sát nhân dân cấp trên đồng ý với quyết định miễn tố thì người bị hại có thể kiện ra Toà án nhân dân. Người bị hại cũng có thể trực tiếp kiện ra Toà án nhân dân mà không cần phải khiếu nại trước quyết định miễn tố của Viện kiểm sát nhân dân”. Đối với vụ án tư tố người bị hại có quyền chỉ định người đại diện pháp lý cho mình và có quyền trực tiếp đưa vụ án ra trước toà. Nếu người bị hại chết hoặc mất khả năng hành động, người đại diện pháp lý và họ hàng thân thích có quyền đưa vụ án ra trước toà. Tiểu kết chương 1 Chương 2 QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG VIỆT NAM VỀ NGƯỜI BỊ HẠI VÀ THỰC TRẠNG THỰC HIỆN QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ HIỆN HÀNH VỀ NGƯỜI BỊ HẠI TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN 2.1. Lịch sử quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về người bị hại Trong nội dung này của luận văn, chúng tôi nghiên cứu lịch sử quy định của pháp luật TTHS Việt Nam về người bị hại phân chia theo các giai đoạn điển hình, gồm: thời kỳ Pháp thuộc, thời kỳ từ năm 1945 đến trước năm 1988; thời kỳ từ năm 1988 đến trước năm 2003 và thời kỳ từ năm 2003 đến nay. 2.1.1. Thời kỳ Pháp thuộc Thời kỳ này có ba Bộ luật hình sự tố tụng khác nhau được áp dụng tại Nam kỳ, Trung kỳ và Bắc kỳ. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu lịch sử pháp luật khẳng định chỉ còn lại BLTTHS áp dụng tại Bắc kỳ, còn hai bộ luật còn lại chưa tìm được. Nghiên cứu BLTTHS áp dụng tại Bắc kỳ, có thể rút ra những đặc điểm sau liên quan đến NBH và quyền của NBH. Cụ thể: Thứ nhất, Bộ luật hình sự tố tụng áp dụng tại Bắc kỳ gồm 13 chương với 211 Điều, trong đó có dành qui định liên quan đến NBH và quyền của NBH tại Điều 20, 51. 13 Thứ hai, BLTTHS thời kỳ này đã có định nghĩa về NBH tại Điều 9 Bộ luật hình sự tố tụng quy định về NBH như sau: "Bất cứ người nào phàm đã bị hại về trọng tội hoặc khinh tội, thì đều được có quyền xin minh cứu. NBH này có thể khai miệng hoặc làm đơn mà khống tố với quan hành chánh hoặc quan tư pháp". Thứ ba, Bộ luật hình sự tố tụng áp dụng tại Bắc kỳ không đưa ra định nghĩa pháp lý của khái niệm chứng cứ, tuy nhiên có xác định lời khai của NBH là một loại nguồn chứng cứ. Thứ tư, đã có qui định về thủ tục lấy chứng cung (lấy lời khai của NBH hoặc người làm chứng). Thứ năm, đặc biệt BLTTHS thời kỳ này đã qui định về sự tham gia của người khống tố (người tố cáo, NBH) tại phiên tòa và được tham gia thủ tục xét hỏi. Thứ sáu, NBH được qui định có quyền được biết về bản án và NBH (hoặc người đại biểu đúng phép hoặc người thừa kế của NBH) có quyền kháng cáo. Từ sự phân tích ở trên, có thể rút ra kết luận: Pháp luật TTHS nước ta thời kỳ thực dân Pháp xâm lược chịu ảnh hưởng nặng nề của pháp luật TTHS Pháp. Tuy đây là công cụ để thực dân Pháp duy trì chế độ thực dân xâm lược, nhưng bên cạnh đó, xét về mặt khoa học pháp lý, một số quy định của pháp luật TTHS thời kỳ này đã có những bước phát triển vượt bậc, đặc biệt là bảo đảm quyền năng tố tụng của những người tham gia tố tụng, trong đó có NBH... 2.1.2. Thời kỳ từ năm 1945 đến trước năm 1988 Thời kỳ này có 5 văn bản quan trọng liên quan đến sự phát triển của hệ thống tư pháp hình sự, gồm: Hiến pháp 1946, Sắc lệnh số 69-SL về việc cho phép các bị can có thể nhờ một công dân không phải là luật sư bênh vực trước Tòa án; Sắc lệnh số 85-SL ngày 22/5/1950 qui định về tổ chức cải cách Tòa án và Thông tư số 16-TATC ngày 27/9/1974 của TANDTC hướng dẫn về trình tự tố tụng sơ thẩm về hình sự và bản Hiến pháp năm 1980. Mặc dù trong thời kỳ này, Nhà nước ta ban hành hai bản Hiếp pháp (Hiến pháp 1946 và bản Hiến pháp 1980). Các bản Hiếp pháp này được xem là một nguồn quan trọng của pháp luật TTHS, tuy nhiên, riêng về chế định quyền con người trong TTHS nói chung và NBH, quyền của NBH nói riêng thì không có sự phát triển nào được ghi nhận. 2.1.3. Thời kỳ từ năm 1988 đến trước năm 2003 Thời kỳ này đánh dấu sự pháp điển hóa pháp luật TTHS với việc ra 14 đời BLTTHS đầu tiên của nước CHXHCN Việt Nam. Đây được xem là “bước nhảy” trong lịch sử phát triển pháp luật hình sự và TTHS của Việt Nam. Nghiên cứu các qui định pháp luật TTHS Việt Nam về quyền của NBH thời kỳ này cho phép kết luận: Thứ nhất, BLTTHS năm 1988 (Quốc hội thông qua ngày 28/6/1988, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/1989) là kết quả tổng kết kinh nghiệm của hơn 40 năm hoạt động tư pháp hình sự, là sự thể chế hóa đường lối đổi mới trong lĩnh vực đấu tranh phòng, chống tội phạm. Thứ hai, ngoài BLTTHS 1988 và Hiến pháp năm 1992, pháp luật TTHS còn ghi nhận sự phát triển về quyền của NBH trong các văn bản pháp luật TTHS Thứ ba, giai đoạn 1988 đến trước 2003 đã đánh dấu và ghi nhận bước phát triển vượt bậc trong việc tôn trọng và ghi nhận quyền của NBH trong TTHS Việt Nam. 2.1.4. Thời kỳ từ năm 2003 đến nay Các văn bản pháp luật liên quan đến NBH và quyền của NBH trong hệ thống pháp luật hình sự và TTHS Việt Nam giai đoạn từ năm 2003 đến nay hầu hết là các văn bản pháp luật còn hiệu lực thi hành. Hệ thống hoá các văn bản pháp luật hiện hành có qui định liên quan đến NBH và quyền của NBH trong TTHS gồm các văn bản pháp lý sau: Thứ nhất, định danh lại chủ thể là “bị hại” chứ không phải là “người bị hại” Thứ hai, thay đổi tên gọi người đại diện hợp pháp của người bị hại thành người đại diện theo pháp luật của bị hại Thứ ba, quy định một số quyền mới của bị hại - Quyền đưa ra chứng cứ của bị hại - Quyền đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi bị cáo và những người tham gia phiên tòa - Quyền nhờ người bảo vệ quyền lợi của mình - Quyền được tham gia một số hoạt động tố tụng - Quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của người thân khi bị đe dọa Thứ tư, sửa đổi quy định về nghĩa vụ của bị hại theo hướng mở rộng và gắn với các biện pháp cưỡng chế nếu vi phạm nghĩa vụ 15 - Nghĩa vụ có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng - Nghĩa vụ khai báo, giám định, cung cấp tài liệu cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng 2.2. Thực trạng thực hiện quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành về người bị hại tại tỉnh Thái Nguyên 2.2.1. Tình hình thụ lý, giải quyết các vụ án hình sự của Toà án hai cấp tỉnh Thái Nguyên trong những năm gần đây Thái Nguyên là một tỉnh miền núi trung du đông bắc bộ, có diện tích đất tư nhiên là 356.282 km 2 , phía bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Cạn, phía tây tiếp giáp với tỉnh Tuyên Quang, phía tây nam tiếp giáp với tỉnh Vĩnh Phúc, phía nam tiếp giáp với TP Hà Nội, phía đông nam tiếp giáp với tỉnh Bắc Giang và phía đông bắc giáp với tỉnh Lạng Sơn; có 8 dân tộc cùng sinh sống gồm: Kinh, Tày, Nùng, Sán dìu, Sán chay, Dao, Hmông và Hoa; có 9 huyện, thị xã, thành phố. Hàng năm, Toà án nhân dân hai cấp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã xét xử một số lượng rất lớn án hình sự số lượng án phải giải quyết theo hướng tăng dần, năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, do không có đủ thời gian để thu thập dữ liệu do vậy chúng tôi chỉ dùng số liệu thu thập được từ toà án nhân dân tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn từ năm 2011 đến hết năm 2015 theo bảng sau: Bảng 2.1: Số liệu toà án nhân dân tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn từ năm 2011 đến hết năm 2015 Năm Án sơ thẩm Án phúc thẩm Tổng số vụ xét xử sơ thẩm Số bị cáo Số vụ có kháng cáo Số vụ kháng cáo do người bị hại kháng cáo Số án bị hủy Tổng số vụ xét xử Phúc thẩm Sô vụ án phúc thẩm có người bị hại Số vụ án bị hủy 2011 1198 1857 215 30 6 210 34 6 2012 1269 2025 220 47 15 238 50 5 2013 1372 2273 224 23 4 224 31 3 2014 1276 2241 249 32 5 246 38 10 2015 1196 1958 229 24 14 205 27 10 (Nguồn: số liệu tại văn phòng TAND tỉnh Thái Nguyên) 16 2.2.2. Thực tiễn áp dụng quy định người bị hại trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên Trong thống kê, báo cáo của các cơ quan tố tụng chưa có báo cáo số lượng, phân loại người bị hại trong tổng số vụ án. Do vậy, đánh giá thực hiện quy định về NBH gặp rất nhiều khó khăn. Qua số liệu thu thập tại Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Thái Nguyên trong 02 năm 2014, 2015 thì số tin báo tố giác tội phạm là 4.153 tin thì số tin báo do nạn nhân bị hại cung cấp là 291 tin chiếm tỷ lệ 0,7%. Số vụ khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại cũng chiếm tỷ lệ rất nhỏ, cụ thể: Bảng 2.2: Số vụ khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại Năm Số vụ khởi tố Tổng Khởi tố theo yêu cầu của ngườ bị hại hoặc đại diện của người bị hai Tỷ lệ 2011 1319 142 10,7% 2012 1425 173 12,1% 2013 1275 144 11,2% 2014 1463 137 9,4% 2015 1272 102 8% (Nguồn Phòng thống kê Viện Kiểm sát tỉnh cung cấp) Qua phân tích một số vụ án và thực tiễn xét xử tại Toà án nhân dân tỉnh Thái Nguyên cho thấy: thực trạng thực hiện các quy định của BLTTHS năm 2003 về NBH tồn tại một số hạn chế điển hình như: xác định sai tư cách người bị hại; xác định người mà theo quy định của Bộ luật hình sự thì tội phạm đó không có người bị hại; vấn đề liên quan đến việc quy định và thực hiện các quyền của người bị hại; vấn đề đối với người đại diện hợp pháp của người bị hại; vấn đề trình bày lời buộc tội của người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại; vấn đề về nghĩa vụ khai báo của người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại Có nhiều vụ án xác định không đúng tư cách tham gia tố tụng của người bị hại; xác định sai người bị hại, hoặc liên quan đến sự vắng mặt của người bị hại; người đại diện cho người bị hại tại phiên toà Do vậy đã dẫn đến việc giải quyết vụ án không đúng, kéo dài, xâm phạm đến quyền và lợi ích của người bị hại nói riêng và người tham gia tố tụng trong vụ án hình sự nói chung. Trong thực tiễn công tác Điều tra, truy tố, xét xử thường xảy ra trong các trường hợp sau: 17 Một là: xác định sai tư cách người bị hại Hai là: xác định người mà theo quy định của Bộ luật hình sự thì tội phạm đó không có người bị hại Ba là: Vấn đề liên quan đến việc quy định và thực hiện các quyền của người bị hại Bốn là: Đối với người đại diện hợp pháp của người bị hại Năm là: Vấn đề trình bày lời buộc tội của người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại Sáu là: Vấn đề về nghĩa vụ khai báo của người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại 2.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong việc thực hiện quy định về người bị hại theo Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên Những bất cập, hạn chế trong thực tiễn bảo đảm quyền của NBH trong TTHS Việt Nam thời gian qua là xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, theo chúng tôi, về cơ bản có ba nguyên nhân chính sau: 2.3.1. Nhận thức về quyền của người bị hại chưa đầy đủ Đánh giá nguyên nhân của thực trạng bất cập trong bảo đảm quyền của NBH Chúng tôi cho rằng nguyên nhân chính, cơ bản nhất là do xuất phát từ chính nhận thức không đầy đủ về quyền cuả người bị hại từ chính cơ quan lập pháp, từ phía cơ quan THTT, người THTT và từ chính NBH. 2.3.1.1. Từ phía cơ quan lập pháp Chúng tôi cho rằng từ phía cơ quan lập pháp, các nhà làm luật ở Việt Nam hiện nay chưa nhận thức đầy đủ lý luận về quyền của NBH cũng như tầm quan trọng của việc nâng cao nhận thức về quyền của NBH. Do chính lý luận về mục tiêu của hệ thống tư pháp hình sự ở Việt Nam chưa hướng đến NBH mà chỉ tập trung vào việc nhằm chứng minh tội phạm, chứng minh người phạm tội và đấu tranh phòng, chống, thông qua đó bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước và công dân. 2.3.1.2. Từ phía người tiến hành tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng Điều tra viên trong quá trình chứng minh, tìm sự thật VAHS chỉ chú trọng đến bị can, lỗi của bị can, cũng như diễn biến quá trình, hành vi phạm tội. NBH vì thế, trong quan niệm của người THTT, đóng vai trò như là một “đối tượng tác động nhằm gây thiệt hại” của hành vi phạm tội. 2.3.1.3. Từ phía người bị hại Hạn chế về nhận thức quyền của NBH biểu hiện rõ nhất là NBH 18 không ý thức được mình là một chủ thể có quyền (quyền nhiều hơn nghĩa vụ) khi tham gia tố tụng. Tâm lý “sợ sệ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdflhs_nguoi_bi_hai_trong_phap_luat_to_tung_hinh_su_viet_nam_tren_co_so_thuc_tien_dia_ban_tinh_thai_ngu.pdf
Tài liệu liên quan