Tóm tắt Luận văn Pháp nhân thương mại theo Pháp luật Việt Nam

Để các doanh nghiệp này đăng ký kinh doanh đúng quy định,

Điều 27, Luật Doanh nghiệp 2014 quy định thủ tục đăng ký kinh

doanh. Xét dưới góc độ kinh tế, thì thành lập doanh nghiệp là quá

trình chuẩn bị các điều kiện vật chất cần và đủ cho việc hình thành

một tổ chức kinh doanh, nhà đầu tư phải chuẩn bị các điều kiện về

trụ sở, nhà xưởng, dây truyền sản xuất, thiết bị kỹ thuật, đội ngũ

người công nhân, người quản lý.

Với tư cách là thủ tục pháp lý để thành lập doanh nghiệp, đăng

ký kinh doanh có tính chất bắt buộc và cho phép xác lập tư cách

pháp lý của chủ thể kinh doanh tức là xác định tư cách pháp lý của

doanh nghiệp.

pdf25 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 609 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Pháp nhân thương mại theo Pháp luật Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thời gian: Từ 2013-2016 Phạm vi nghiên cứu: Cả nước 5. Mục ích v nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu những nội dung lý luận cơ bản về pháp nhân, phân tích địa vị pháp lý của pháp nhân thương mại theo pháp luật hiện hành và thực tiễn hoạt động của pháp nhân thương mại cũng như các phương hướng, giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện địa vị pháp lý của pháp nhân thương mại trong giai đoạn hiện nay. 5.2. Nhiệm vụ nghiên cứu + Nghiên cứu một cách có hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về pháp nhân thương mại; + Phân tích, đánh giá, làm rõ địa vị pháp lý của pháp nhân thương mại. Trên cơ sở đó, luận văn nêu lên những hạn chế, bất cập, quy định chồng chéo giữa các quy định pháp luật quy định pháp nhân thương mại; + Phân tích hoạt động thực tiễn của pháp nhân thương mại; đồng thời đưa ra phương hướng sửa đổi, bổ sung của pháp luật về pháp nhân thương mại. 6. Bố cục c a luận văn 6 Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Nội dung Luận văn được kết cấu thành 3 Chương như sau: Chương 1. Những vấn đề lý luận về pháp nhân thương mại Chương 2. Pháp luật Việt Nam về pháp nhân thương mại Chương 3. Thực tiễn thực hiện và các giải pháp hoàn thiện, tổ chức thực hiện pháp luật về pháp nhân thương mại PHẦN NỘI DUNG Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP NHÂN THƢƠNG MẠI 1.1. Khái niệm, bản chất pháp lý c a pháp nhân thƣơng mại 1.1.1. K i i m về và ươ mại: Pháp nhân được hiểu là một tổ chức thống nhất, độc lập, hợp pháp có tài sản riêng và chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình, nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập. Pháp nhân thương mại được hiểu là các tổ chức hoạt động vì mục đích kinh doanh, kiếm lời, tồn tại dưới tên gọi khác nhau và tài sản được hình thành theo nhiều hình thức khác nhau. Các pháp nhân này thường gồm các loại: công ty, tập đoàn, hợp tác xã,... 1.1.2. Bả ấ ý và ươ mại T ứ ấ , có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự. T ứ i, năng lực pháp luật và năng lực hành vi của pháp nhân thương mại cùng xuất hiện hoặc cùng chấm dứt ở một thời điểm. T ứ b , pháp nhân kinh doanh có quyền nhân thân. 7 T ứ ư, pháp nhân thương mại chỉ có thể thực hiện hành vi thông qua cơ quan của pháp nhân đó. 1.2. Vai trò c a pháp nhân thƣơng mại Mộ à, pháp nhân thương mại là công cụ liên kết ý chí của nhiều người thành một ý chí chung. Hai là, pháp nhân thương mại đại diện cho quyền lợi của nhiều chủ thể thành viên. Ba là, không chỉ là công cụ liên kết ý chí của các chủ thể, pháp nhân thương mại còn là công cụ liên kết nguồn vốn của nhiều chủ thể đầu tư vào một chủ thể duy nhất. B à, pháp nhân thương mại là công cụ hạn chế rủi ro trong kinh doanh. 1.3. Một số pháp nhân thƣơng mại ch yếu Việc phân loại pháp nhân là cơ sở để Nhà nước có quy định pháp luật phù hợp với từng loại pháp nhân, nhằm phục vụ mục tiêu quản lý nhà nước và thúc đẩy từng pháp nhân hoạt động có hiệu quả. Đối với các pháp nhân thương mại ở Việt Nam có thể được phân thành các loại sau: - Pháp nhân thương mại là hợp tác xã Đây là một tổ chức doanh nghiệp mà mục tiêu lợi nhuận dễ dàng đạt được hơn khi có nhiều cá nhân chung vốn, góp sức tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Hợp tác xã được thành lập để tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Lợi nhuận là mục tiêu quan trọng nhất trên cơ sở nguyên tắc bình đẳng về quyền và nghĩa vụ như tất cả mọi loại hình doanh nghiệp khác. - Pháp nhân thương mại là công ty cổ phần 8 Đây là loại hình doanh nghiệp mà vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau (gọi là cổ phần). Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Các cổ đông có thể bán các cổ phần hoặc chuyển nhượng cổ phần của mình cho các thành viên hay cá nhân khác. Số lượng cổ đông được bao gồm ít nhất ba cổ đông và không hạn chế số cổ đông. Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân. Số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa. - Pháp nhân thương mại là công ty trách nhiệm hữu hạn Đây là loại hình doanh nghiệp có 2 thành viên trở lên và công ty TNHH 1 thành viên. Công ty TNHH có tư cách pháp nhân từ ngày được cấp giấy phép kinh doanh. Công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phần. Các thành viên công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi phần vốn cam kết góp vào công ty. - Pháp nhân thương mại là công ty hợp danh Đây là loại hình đặc trưng của công ty đối nhân trong đó có các cá nhân và thương nhân cùng hoạt động trong lĩnh vực thương mại dưới một hãng và cùng nhau chịu mọi trách nhiệm về các khoản nợ của công ty. Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Trong quá trình hoạt động, công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. 1.4. Phân biệt pháp nhân thƣơng mại với các loại ch thể khác 1.4.1. Pháp nhân thương mại với cá nhân 9 Cũng là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự nhưng pháp nhân nói chung và pháp nhân thương mại nói riêng khác cá nhân ở các điểm sau: Mộ à, pháp nhân thương mại là một chủ thể được hư cấu bởi pháp luật, do con người quy định các điều kiện, dấu hiệu pháp lý cho nó, còn cá nhân là một chủ thể tự nhiên, không cần “ai” quy định các dấu hiệu pháp lý của chủ thể này. Hai là, năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự của pháp nhân xuất hiện và chấm dứt ở cùng một thời điểm, còn “năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết”. Ba là, năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự của pháp nhân thương mại là khả năng của pháp nhân thương mại đó có các quyền và nghĩa vụ dân sự phù hợp với mục đích hoạt động của mình, còn năng lực pháp luật dân sự của mọi cá nhân đều như nhau. B à, pháp nhân thương mại thực hiện hành vi của mình thông qua cơ quan của pháp nhân hoặc thông qua việc “uỷ quyền”, trong khi đó từng cá nhân bằng năng lực hành vi của mình tự xác lập, thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự. Năm là, pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản của mình do những hành vi do người đại diện của pháp nhân xác lập, thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại đó. Còn cá nhân với tư cách là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự, bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự. Tuy nhiên, có trường hợp cá nhân do không có đầy đủ năng lực hành vi hoặc bị 10 hạn chế năng lực hành vi thì việc xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự của mình được thực hiện thông qua người giám hộ. 1.4.2. Pháp nhân thương mại với hộ gia đình Những điểm khác nhau giữa pháp nhân thương mại với hộ gia đình trên phương diện là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự, đó là: Mộ à, nếu trong hộ gia đình có những người không có năng lực hành vi, hạn chế năng lực hành vi thì ngay trong gia đình đó đã có người đại diện đương nhiên để tham gia quan hệ pháp luật dân sự. Còn đối với pháp nhân thương mại, chủ thể của pháp nhân này phải là những cá nhân, tổ chức có đủ năng lực hành vi dân sự. Hai là, số lượng thành viên trong hộ không có giới hạn tối đa nhưng phải có ít nhất hai cá nhân trở lên, còn với pháp nhân thương mại chỉ cần một chủ thể là cá nhân hay tổ chức. Ba là, khi tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự thì năng lực chủ thể của hộ gia đình có tính chất hạn chế trong một số lĩnh vực, đó là: “hoạt động kinh tế chung trong quan hệ sử dụng đất, trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và trong một số lĩnh vực kinh doanh khác dó pháp luật quy định”, còn pháp nhân thương mại được quyền tự do kinh doanh những ngành, lĩnh vực mà pháp luật không cấm. B à, hộ gia đình hoạt động với tư cách chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự thông qua đại diện của hộ gia đình, đó là chủ hộ. Người đại diện cho hộ gia đình xác lập, thực hiện các giao dịch làm phát sinh quyền và nghĩa vụ cho cả hộ, đồng thời cũng làm phát sinh trách nhiệm với tư cách chủ thể. 1.4.3. Pháp nhân thương mại với tổ hợp tác Mộ à, tổ hợp tác được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác để thực hiện “những công việc nhất định”. Còn pháp nhân thương 11 mại được hình thành không chỉ trên cơ sở sự thoả thuận, hợp tác của các cá nhân, tổ chức mà còn do ý chí chủ quan, mệnh lệnh của cá nhân, tổ chức như các pháp nhân được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập. Hai là, về chủ thể tham gia thành lập tổ hợp tác chỉ có thể là cá nhân và từ 3 cá nhân trở lên, trong khi đó chủ thể tham gia thành lập pháp nhân thương mại có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Ba là, về chức năng hoạt động thì tổ hợp tác được thành lập để thực hiện các “công việc nhất định” để phục vụ lợi ích trước hết là cho từng tổ viên và sau đó là tạo tích luỹ chung của tổ theo thoả thuận, còn pháp nhân thương mại không chỉ thực hiện chức năng phục vụ lợi ích của chủ sở hữu mà có pháp nhân thương mại còn thực hiện chức năng cung ứng dịch vụ công. B à, khi tham gia vào pháp nhân thương mại, doanh nghiệp chủ thể đã thực hiện đầu tư một khoản vốn nhất định vào doanh nghiệp đó, cùng hưởng lợi và cùng chịu rủi ro trong phạm vi số vốn mà mình đã đầu tư đó. Chủ sở hữu doanh nghiệp chỉ được rút khỏi công ty khi nhượng lại phần vốn của mình cho chủ thể khác. Còn khi ra khỏi tổ hợp tác, tổ viên có quyền yêu cầu nhận lại tài sản đã góp khi hình thành tổ hợp tác theo thoả thuận. Năm à, nguyên tắc mang tính đặc trưng của tổ hợp tác đó là hoạt động trên cơ sở tự nguyện, dân chủ, bình đẳng, công khai và cùng có lợi, nên tổ viên tham gia tổ hợp tác có tiếng nói ngang nhau, đều được tham gia biểu quyết về một vấn đề bằng một lá phiếu. Sáu là, về trách nhiệm đối với các quyền và nghĩa vụ dân sự. Pháp nhân thương mại thực hiện trách nhiệm đối với tài sản là trách nhiệm hữu hạn như đã đề cập ở trên. Còn với tư cách là chủ thể của 12 quan hệ pháp luật dân sự khi tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự, tổ hợp tác có quyền, nghĩa vụ dân sự và chịu trách nhiệm bằng tài sản chung của tổ. 1.4.4. Pháp nhân thương mại với pháp nhân phi thương mại Xét về mục tiêu hoạt động, pháp nhân thương mại là pháp nhân hoạt động vì mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận. Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác. Còn pháp nhân phi thương mại là pháp nhân hoạt động không vì mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và không phân chia lợi nhuận cho các thành viên. Pháp nhân phi thương mại bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, doanh nghiệp xã hội và các tổ chức phi thương mại khác. 1.4.5. Pháp nhân thương mại với thương nhân Trướ ế , xét về quan i m chung, bản thân là một pháp nhân, pháp nhân thương mại là một tổ chức được thành lập theo Bộ luật dân sự và pháp luật khác có liên quan, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình và nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập. Trong khi đó, thương nhân là tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh. Xét về tính ấ ị trách i m: pháp nhân thương mại chịu trách nhiệm độc lập, hữu hạn với tài sản cá nhân, còn thương nhân chịu trách nhiệm vô hạn đối với tài sản cá nhân. 13 Xét về : pháp nhân thương mại chỉ có thể là tổ chức, trong khi đó, thương nhân có thể là tổ chức hoặc cá nhân. Do đó, khi phân loại thương nhân thì có thể có thương nhân là cá nhân hoặc cũng có thể thương nhân là pháp nhân. Xét về đ i ượ mang ợi ích: thương nhân hoạt động vì mục tiêu mang lại lợi ích cho chính thương nhân đó nhiều hơn, trong khi đó, đối với pháp nhân thương mại có thể mang lợi ích cho chính pháp nhân đó hoặc cho xã hội. Chẳng hạn như: công ty dịch vụ công ích. Chƣơng 2 PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ PHÁP NHÂN THƢƠNG MẠI 2.1. Th nh lập, hoạt ộng, chấm dứt pháp nhân thƣơng mại 2.1.1. Các quy định về thành lập pháp nhân thương mại Để các doanh nghiệp này đăng ký kinh doanh đúng quy định, Điều 27, Luật Doanh nghiệp 2014 quy định thủ tục đăng ký kinh doanh. Xét dưới góc độ kinh tế, thì thành lập doanh nghiệp là quá trình chuẩn bị các điều kiện vật chất cần và đủ cho việc hình thành một tổ chức kinh doanh, nhà đầu tư phải chuẩn bị các điều kiện về trụ sở, nhà xưởng, dây truyền sản xuất, thiết bị kỹ thuật, đội ngũ người công nhân, người quản lý... Với tư cách là thủ tục pháp lý để thành lập doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh có tính chất bắt buộc và cho phép xác lập tư cách pháp lý của chủ thể kinh doanh tức là xác định tư cách pháp lý của doanh nghiệp. 14 2.1.2. Các quy định về hoạt động của pháp nhân thương mại Về hoạt động nội tại của pháp nhân, khoản 2, Điều 84, Bộ Luật Dân sự quy định một trong những điều kiện của pháp nhân là “có cơ cấu tổ chức chặt chẽ”. Trước tiên, tổ chức là một tập thể người được sắp xếp phù hợp với chức năng và lĩnh vực hoạt động, đảm bảo tính hiệu quả của loại hình tổ chức đó. Ngoài các hoạt động nội tại, pháp nhân thương mại còn có các hoạt động xác lập các giao dịch với bên ngoài của pháp nhân. Tại Khoản 4, Điều 84, Bộ Luật Dân sự quy định một trong những điều kiện để các tổ chức được coi là pháp nhân là “nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập”. Người đại diện của pháp nhân thương mại có thể là một người hoặc một bộ phận trong tổ chức của pháp nhân. Tại Khoản 1, Điều 91, Bộ Luật Dân sự quy định “Đại diện của pháp nhân có thể là đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền”: + Đại i e + Đại i e y yề : 2.1.3. Các quy định về chấm dứt hoạt động của pháp nhân thương mại Đối với pháp nhân thương mại, việc chấm dứt được thực hiện dưới hai hình thức: Giải thể và cải tổ pháp nhân. Còn trường hợp pháp nhân bị tuyên bố phá sản được điều chỉnh bởi Luật Phá sản và được tiến hành bởi con đường pháp lý khác. Pháp nhân thương mại có thể bị giải thể trong các trường hợp được quy định tại điều 98 Bộ Luật Dân sự, đó là: theo quy định của điều lệ; theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; hết thời hạn hoạt động được ghi 15 trong điều lệ hoặc trong quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập pháp nhân thương mại thì cũng có quyền quyết định giải thể pháp nhân đó. Khi giải thể, pháp nhân thương mại phải thực hiện các nghĩa vụ về tài sản của mình như: nộp thuế, nộp bảo hiểm, trả nợ lương, các khoản nợ có bảo đảm, các khoản nợ khác.... 2.2. Các yếu tố về lý lịch pháp nhân thƣơng mại 2.2.1.Tên gọi của pháp nhân thương mại Theo khoản 3, Điều 38, Luật Doanh nghiệp năm 2014 thì căn cứ vào quy định về tên doanh nghiệp, cho phép cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền từ chối chấp thuận tên dự kiến đăng ký của doanh nghiệp. Trong kinh doanh, các yêu cầu đối với tên gọi của pháp nhân còn có ý chống cạnh tranh không lành mạnh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Vì vậy, trong Luật Doanh nghiệp năm 2014 còn dành riêng một điều để quy định về vấn đề này, đó là Điều 42, quy định cụ thể về các trường hợp về “Tên trùng và tên gây nhầm lẫn”. 2.2.2. Trụ sở của pháp nhân thương mại Đối với pháp nhân thương mại, tại Điều 43, Luật doanh nghiệp năm 2014 quy định: Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).. 2.3. Quốc tịch c a pháp nhân thƣơng mại 16 Mỗi pháp nhân đều có một quốc tịch và quốc tịch của pháp nhân được xác định theo nguyên tắc pháp nhân được thành lập theo pháp luật Việt Nam thì là pháp nhân Việt Nam, mang quốc tịch Việt Nam. Tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam và các doanh nghiệp này được thành lập theo pháp luật Việt Nam đều mang quốc tịch Việt Nam. Quốc tịch của pháp nhân là mối liên hệ pháp lý giữa pháp nhân với Nhà nước. 2.4. Cơ quan iều h nh v ại diện c a pháp nhân thƣơng mại Cơ quan điều hành của pháp nhân thương mại có nhiệm vụ soạn thảo chương trình hoạt động và điều hành công việc hàng ngày của pháp nhân thương mại theo quy định của pháp luật hoặc theo điều lệ của pháp nhân. Chẳng hạn, Giám đốc của một doanh nghiệp là người được ủy quyền đầy đủ quyền hạn để điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và có quyền họat động nhân danh doanh nghiệp này trong mọi trường hợp. Theo Khoản 3, Điều 86, Bộ Luật Dân sự quy định: Người đại diện hợp pháp theo pháp luật hoặc người đại diện hợp pháp theo ủy quyền của pháp nhân nhân danh pháp nhân trong quan hệ dân sự . Do đó, đối với pháp nhân thương mại, hành vi của những người đại diện của pháp nhân thương mại cũng được hiểu là hành vi thực hiện năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân đó, tạo ra quyền và nghĩa vụ dân sự cho pháp nhân thương mại, chứ không phải cho người thực hiện hành vi đó. Người đại diện của pháp nhân thương mại có thể là một người hoặc một bộ phận trong tổ chức của pháp nhân. Tại Khoản 1, Điều 17 91, Bộ Luật Dân sự quy định “Đại diện của pháp nhân có thể là đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền”: 2.5. Quyền v nghĩa vụ dân sự c a pháp nhân thƣơng mại Xuất phát từ quan điểm tự do kinh doanh, Luật Doanh nghiệp đã tạo cho các pháp nhân thương mại có quyền kinh doanh các ngành, nghề mà pháp luật không cấm và được quy định cụ thể tại Điều 7 Luật Doanh nghiệp năm 2014. Song song với quyền, trong quá trình hoạt động, các pháp nhân thương mại, mà cụ thể ở đây là các doanh nghiệp cũng có nghĩa vụ nhằm đạt được mục đích kinh doanh của mình, được quy định chi tiết tại Điều 8 của Luật này. 2.6. Trách nhiệm dân sự c a pháp nhân thƣơng mại Chế định người đại diện cho pháp nhân thương mại được áp dụng theo các quy định từ Điều 139 đến Điều 148 của Bộ luật Dân sự Việt Nam. Nội dung của chế định này là nhằm điều chỉnh mối quan hệ giữa người đại diện và người được đại diện. Về cách thức lựa chọn người đại diện theo pháp luật của công ty, có hai cách thức sau: Theo pháp luật quy định hoặc theo sự thoả thuận của các chủ thể sáng lập công ty. Trong rất nhiều trường hợp, Luật Doanh nghiệp quy định về thẩm quyền của người đại diện mang tính bắt buộc chung. Chẳng hạn, trước đây các hợp đồng kinh tế có giá trị lớn, Điều 120 Luật Doanh nghiệp quy định phạm vi thực hiện đại diện của người đại diện được pháp luật giới hạn: “Hội đồng quản trị chấp thuận các hợp đồng và giao dịch có giá trị nhỏ hơn 50% tổng giá trị tài sản doanh nghiệp ghi trong báo cáo tài chính gần nhất” hoặc Đại hội cổ đông chấp thuận các hợp đồng và giao dịch khác trừ các trường hợp quy định tại khoản 2, Điều 120, Luật Doanh nghiệp. 18 Nếu có sự vượt quá thẩm quyền thì hợp đồng sẽ vô hiệu, những người gây ra thiệt hại phải bồi thường Chƣơng 3. THỰC TIỄN THỰC HIỆN VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN, TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ PHÁP NHÂN THƢƠNG MẠI 3.1. Thực tiễn thực hiện pháp luật về pháp nhân thƣơng mại Trước hết, để đánh giá về tình hình thực hiện áp dụng pháp luật về pháp nhân thương mại ở Việt Nam cũng cần phải khái quát về thực trạng hoạt động của các pháp nhân thương mại (các doanh nghiệp) ở nước ta hiện nay. Có thể nói, trong những năm gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam tiếp tục có nhiều thuận lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh khi giá dầu thế giới giảm, doanh nghiệp không chịu sức ép của giá chi phí đầu vào. Cùng với những nỗ lực để cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam đã có những khởi sắc đáng kể. Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam hội nhập sâu với kinh tế quốc tế, những thay đổi từ bên ngoài đã có những ảnh hưởng nhất định tới kinh tế trong nước thì việc xây dựng khung pháp lý cho hoạt động đầu tư và sản xuất, kinh doanh phù hợp với thông lệ quốc tế là hết sức cần thiết. Sự ra đời của Luật Doanh nghiệp 2014 và Luật Đầu tư 2014 cũng không nằm ngoài mục tiêu này. 3.2. Những hạn chế, bất cập c a pháp luật iều chỉnh ối với pháp nhân thƣơng mại 19 3.2.1. N ữ bấ về đă ký ki pháp nhân ươ mại: Dù được coi là đạo luật có nhiều điểm sáng, thể hiện ý chí quyết tâm cải cách, giúp môi trường kinh doanh ở nước ta ngày càng minh bạch, thuận lợi, là động lực thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp; tuy nhiên, có không ít nội dung mà Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ban hành về đăng ký kinh doanh vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng, khiến tư tưởng của Luật Doanh nghiệp 2014 bị lung lay và nếu không kịp thời điều chỉnh sẽ gây ra nhiều hệ lụy. Theo Luật Doanh nghiệp 2014, doanh nghiệp có thể tự lựa chọn ngành nghề đăng ký kinh doanh nhưng cơ quan đăng ký kinh doanh vẫn yêu cầu phải trình bản xác nhận ngành nghề, doanh nghiệp vẫn phải kê khai. Việc thông báo mẫu dấu cũng mất nhiều thời gian, khoảng 4 ngày, gây khó khăn cho doanh nghiệp. Một điểm nữa là, Luật Đầu tư đã có hiệu lực nhưng vẫn chưa có Nghị định hướng dẫn thực hiện mà chỉ dựa vào những công văn hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tuy nhiên các văn bản này lại chưa thống nhất, khiến doanh nghiệp khó áp dụng. 3.2.2. Mộ vướ mắ iê ới ý ị pháp nhân ươ mại: Theo Luật Doanh nghiệp 2014, trước khi sử dụng con dấu, doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Điều này có nghĩa, thông báo mẫu dấu là một nghĩa vụ hành chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên, Nghị định số 78/2015/NĐ-CP lại quy định khi thông báo mẫu dấu phải thông báo “thời điểm có hiệu lực của mẫu dấu”. 20 Rõ ràng, quy định này vừa không đúng với Luật Doanh nghiệp 2014 và không đúng với mục tiêu tạo tính tự chủ cho doanh nghiệp về con dấu. Ngoài ra, Nghị định số 96/2015/NĐ-CP ngày 19/10/2015 loại bỏ các loại hình doanh nghiệp được thành lập theo các luật: Công chứng, luật sư, giám định tư pháp, kinh doanh bảo hiểm, chứng khoán, hợp tác xã, trong khi Luật Doanh nghiệp không có hạn chế này. Những vấn đề này cho thấy, các nghị định hướng dẫn Luật Doanh nghiệp 2014 đã có những điểm trái Luật Doanh nghiệp. Đây không phải là những quy định mang tính hướng dẫn chi tiết mà là những quy định thay đổi hẳn nội dung, phạm vi áp dụng của Luật Doanh nghiệp. Do đó, rất cần thiết phải xem xét lại các vấn đề này trước khi việc áp dụng trở nên phổ biến và tạo thành nếp nghĩ thì hệ lụy sẽ khôn lường. 3.2.3. N ữ y đị iê ới pháp nhân ươ mại à ô y ợ Từ những đặc điểm của công ty hợp danh cho thấy việc quy định về tính độc lập về tài sản của công ty hợp danh là chưa triệt để. Luật Doanh nghiệp năm 2014 tại khoản 1, Điều 174 có quy định về việc chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn của thành viên thành tài sản của công ty để khẳng định tính độc lập về tài sản của công ty hợp danh với các thành viên tạo ra nó. Tuy nhiên, Luật Doanh nghiệp lại đồng thời quy định chế độ chịu trách nhiệm vô hạn của thành viên hợp danh đối với các nghĩa vụ của của công ty. Chế độ này được hiểu là thành viên hợp danh chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Cụ thể hơn, đối với những khoản nợ của công ty, thành viên hợp danh có nghĩa vụ chịu trách nhiệm thanh toán hết số nợ còn lại của công ty 21 nếu tài sản của công ty không đủ để trang trải số nợcủa công ty. Như vậy, thành viên hợp danh sẽ phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình, không kể là tài sản đã chuyển quyền sở hữu cho công ty hay tài sản của cá nhân không đưa vào tài sản công ty. Thêm vào đó, khoản 3 Điều 94, Bộ Luật Dân sự quy định: “Thành viên pháp nhân không chịu trách nhiệm dân sự thay cho pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do pháp nhân xác lập, thực hiện”. Nhưng chế độ chịu trách nhiệm vô hạn của thành viên hợp danh, như đã nói ở trên, xác lập việc các thành viên hợp danh chịu trách nhiệm trả nợ bằng tài sản cá nhân của mình đối với các khoản nợ công ty không có khả năng thanh toán. Điều đó càng thấy rõ điểm bất hợp lý trong quy định của Luật Doanh nghiệp về tính pháp nhân của công ty hợp danh. 3.2.4. Mộ bấ y đị iê ới ả pháp ươ mại Luật Phá sản chỉ áp dụng đối với các pháp nhân thương mại là các doanh nghiệp và hợp tác xã mà không áp dụng cho hộ kinh doanh, hộ gia đình, cá nhân. Điều này không phù hợp với pháp luật thế giới. Ở phần lớn các nước, chế định phá sản được áp dụng đối với cả hộ gia đình, cá nhân bị khánh kiệt, chiếm một phần lớn số vụ việc phá sản. 3

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_phap_nhan_thuong_mai_theo_phap_luat_viet_na.pdf
Tài liệu liên quan