Tóm tắt Luận văn Phát triển chăn nuôi bò thịt trên địa bàn huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam - Đỗ Thanh Cảng

Điều kiện tự nhiên

a. Vị trí địa lý

- Nằm về phía Bắc của Quảng Nam, Đại Lộc có vị trí địa lý khá

thuận lợi cho việc giao lưu, phát triển: là vùng vành đai, cách Trung

tâm thành phố Đà Nẵng 25 km về phía Tây Nam, cách tỉnh lỵ Tam

Kỳ 70 km; nằm trên trục hành lang kinh tế Đông - Tây, nối các tỉnh

Tây Nguyên, cửa khẩu Quốc tế Bờ Y - Kom Tum, Đắc Tà Oóc -

Nam Giang về Đà Nẵng .

b. Địa hình

. Với địa hình cao ở phía Tây-Tây Bắc, thấp dần về phía Đông.

Dưới sự tác động của địa chất, địa hình, khí hậu, thủy văn khác nhau

nên đất đai cũng đa dạng. Toàn huyện có thể chia làm 3 dạng địa

hình như sau: Địa hình núi, Địa hình gò đồi; Địa hình đồng bằng

c. Khí hậu

Huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt

đới ẩm, gió mùa khu vực Nam Trung bộ. Đặc điểm thời tiết là nóng

ẩm, mưa nhiều và mưa theo mùa, chịu ảnh hưởng của mùa đông

lạnh. Nhiệt độ trung bình năm 26,3oC, có sự chênh lệch nhiệt độ giữa

các tháng trong năm. Lượng mưa trung bình 2.580 mm, thuận lợi

cho sự sinh trưởng phát triển của cây trồng, con vật nuôi.

d. Đất đai11

Đại Lộc là vùng đất mang tính chất trung du vừa có đồng bằng

vừa có rừng núi với diện tích tự nhiên: 587,041 km2 và gồm 4 nhóm

đất chính: Đất cát, đất phù sa, đất xám bạc màu và đất đỏ vàng.

e. Nguồn nước

Với hệ thống , suối trải khắp toàn huyện, đây là nguồn nước sẵn

có phục vụ cho việc trồng cây và chăn nuôi gia súc. Tuy nhiên có

hai con sông lớn là Vu Gia và Thu Bồn với lưu lượng nước lớn bao

bọc nên mưa đầu và giữa mùa đông ở Đại Lộc thường gây lụt lội ảnh

hưởng không nhỏ đến đời sống và sản xuất vùng hạ lưu

pdf26 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 530 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Phát triển chăn nuôi bò thịt trên địa bàn huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam - Đỗ Thanh Cảng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uy trình chăn nuôi bò thịt không khép kín, phải chú trọng chăn nuôi bò cái sinh sản. Trong chăn nuôi bò thịt không khép kín, phải chú ý lựa chọn chất lượng bê giống khi nuôi thịt. Thực hiện đầy đủ quy trình kỹ thuật trong chăn nuôi bò thịt là cơ sở đảm bảo phát huy tối đa đặc tính di truyền của bò giống để có năng suất cao và chất lượng thịt tốt. Sản phẩm trong chăn nuôi bò thịt là trọng lượng thịt bò hơi thu được trong chu kỳ sản xuất, là trọng lượng thịt tăng do kết qua của quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng. Trọng lượng thịt tăng trong chăn nuôi bò thịt gồm trọng lượng bê dưới 12 tháng tuổi, trọng lượng lớn lên của đàn từ 13 đến 24 tháng tuổi, trọng lượng thịt tăng của đàn bò tơ và bò loại thai vỗ béo. Trong quá trình nuôi bò với mục đích lấy thịt, nếu bê đủ tiêu chuẩn giống có thể được chuyển sang nuôi làm đàn giống sinh sản. 1.1.2. Đặc điểm của chăn nuôi bò thịt + Đối tượng tác động của ngành chăn nuôi bò thịt là các cơ thể sống - bò thịt. + Chăn nuôi bò thịt có thể phát triển tĩnh tại tập trung mang tính chất như sản xuất công nghiệp hay di động phân tán mang tính chất như sản xuất nông nghiệp. 5 + Chăn nuôi bò thịt là ngành sản xuất đồng thời cho nhiều sản phẩm. 1.1.3. Vai trò của phát triển chăn nuôi bò thịt - Chăn nuôi bò thịt đóng góp vào gia tăng sản lượng và chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp; - Chăn nuôi bò thịt đảm bảo cho nền kinh tế nhiều loại sản phẩm; - Chăn nuôi bò thịt giúp khai thác tối ưu các nguồn lợi tự nhiên; - Bò thịt cung cấp thịt cho nhu cầu của con người; - Cung cấp phân bón cho cây trồng; - Cung cấp sức kéo cho nông nghiệp và vận chuyển; - Cung cấp các phụ phẩm giết mổ cho nông nghiệp và thủ công mỹ nghệ. 1.2. NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BÒ THỊT 1.2.1. Gia tăng số lƣợng đàn bò thịt Tăng quy mô tổng đàn bò thịt trong vùng bằng cách nhân giống, mua thêm con giống và mở rộng diện tích chăn thả. Quy mô của ngành chăn nuôi bò thịt thể hiện qua quy mô đàn bò - số lượng đàn bò. Tiêu chí đánh giá: + Số lượng bò thịt tăng thêm hàng năm. + Tốc độ tăng trưởng số lượng bò thịt tăng thêm hàng năm. 1.2.2. Huy động nguồn lực cho phát triển chăn nuôi bò thịt - Tài nguyên đất đai: Để phát triển chăn nuôi bò thịt đòi hỏi phải có nguồn tài nguyên đất đai để phát triển đồng cỏ làm thức ăn cho bò thịt. Thức ăn là cơ sở quan trọng để phát triển chăn nuôi. Năng suất chăn nuôi bò phụ thuộc vào hai yếu tố chủ yếu: tính năng di truyền và chế độ dinh dưỡng hợp lý. Thức ăn và giá trị dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của bò thịt ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, hiệu quả 6 chăn nuôi và cả sự nhiễm dịch bệnh. - Vốn và huy động vốn cho phát triển chăn nuôi bò thịt: Trong chăn nuôi bò thịt đặc biệt là yêu cầu vốn lớn để: xây dựng chuồng trại, mua con giống, nuôi dưỡng, chăm sóc, cho xúc tiến bán sản phẩm, cho tạo dựng các cơ sở chế biến.... - Lao động: Lao động trong chăn nuôi bò cũng đòi hỏi phải có kỹ thuật nhất là các khâu như chăm sóc, nuôi dưỡng, cắt cỏ, dọn vệ sinh.v.v.. Muốn chuyển giao được tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi bò thịt thì người lao động cần được tập huấn nâng cao trình độ, chuyên môn về kỹ thuật chăn nuôi. - Kỹ thuật chăn nuôi: Để phát triển chăn nuôi bò thịt cần áp dụng các kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến trong các khâu như: Dịch vụ về giống, lai tạo giống, Dịch vụ vệ sinh, phòng bệnh và thú y 1.2.3. Hoàn thiện hình thức tổ chức sản xuất chăn nuôi bò thịt Chăn nuôi bò thịt ở nước ta hiện nay chủ yếu theo ba hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu: Hộ gia đình, hợp tác xã, trang trại. Việc xác định rõ hình thức tổ chức chăn nuôi sẽ cho phép sử dụng hợp lý các yếu tố của quá trình sản xuất. Tiêu chí đánh giá: - Số lượng và tỷ trọng trang trại chăn nuôi bò thịt - Số lượng và tỷ trọng hộ gia đình chăn nuôi bò thịt - Các hình thức liên kết sản xuất kinh doanh chăn nuôi bò thịt 1.2.4. Thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm Thị trường tiêu thụ sản phẩm có vai trò quan trọng trong phát triển chăn nuôi bò thịt. Thị trường quyết định quy mô cũng như chất lượng sản phẩm của ngành. Các nhân tố chủ yếu tác động đến thị trường tiêu thụ thịt bò như Số lượng, chất lượng bò thịt cung cấp, Giá bán của sản phẩm bò thịt và giá của các nông sản khác liên quan, Hệ thống thông tin 7 thị trường. Việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm bò thịt cần được quan tâm. 1.2.5. Gia tăng kết quả và đóng góp của chăn nuôi bò thịt cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng Ngành chăn nuôi bò thịt thực sự phát triển khi nó bảo đảm cho người chăn nuôi có thu nhập tích lũy từ chăn nuôi nếu không họ sẽ chuyển nguồn lực sang sản xuất sản phẩm khác khi đó quy mô chăn nuôi bò thịt sẽ giảm. Chăn nuôi bò thịt phải bảo đảm tạo ra việc làm và tăng thêm thu nhập của những người tham gia chăn nuôi, góp phần giảm nghèo trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BÒ THỊT 1.3.1.Điều kiện tự nhiên a. Vị trí địa lý Vị trí địa lý bao gồm vị trí tự nhiên, vị trí kinh tế, giao thông, chính trị. Vị trí địa lý tác động rất lớn tới việc lựa chọn địa điểm xây dựng xí nghiệp cũng như phân bố các ngành và các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp, nông nghiệp b. Địa hình Điều kiện địa hình là nền tảng của sự phân hóa tự nhiên và do vậy, nó là một điều kiện rất căn bản cần tính đến trong khai thác kinh tế môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Địa hình bằng phẳng hay phức tạp cũng sẽ tạo điều kiện hay ngăn trở sự phát triển và phân bố các loại hình giao thông vận tải. c. Khí hậu, thời tiết Đặc điểm của khí hậu và thời tiết có tác động nhiều mặt đến sản xuất và đời sống. Sự phát triển và phân bố nông nghiệp chịu ảnh hưởng sâu sắc của yếu tố khí hậu. Sự khác biệt về khí hậu giữa các 8 vùng thường thể hiện trong sự phân bố các loại cây trồng và vật nuôi. d. Đất đai Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu của nông nghiệp. Do diện tích đất của quận có hạn, vì vậy việc sử dụng đất phải cân nhắc kỹ về mục đích, hiệu quả của nó. Đồng thời cần có các biện pháp cải tạo, nâng cao độ phì nhiêu của đất, chống các hiện tượng thoái hóa của đất, tăng vốn đất, nâng cao hiệu quả kinh tế trong việc sử dụng các loại đất nói trên. 1.3.2. Điều kiện kinh tế a. Tăng trưởng kinh tế: Tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện cho người dân có cuộc sống tốt hơn, tạo ra nhiều việc làm mới, thu hút nhiều lao động tham gia vào các hoạt động kinh tế. b. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với từng địa bàn và tín hiệu thị trường, kết hợp với phát triển ngành nghề , tạo việc làm, tăng thu nhập, tận dụng thời gian nông nhàn. c. Cơ sở hạ tầng: Việc xây dựng và phát triển hạ tầng kỹ thuật có vai trò rất to lớn và có ý nghĩa quyết định thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế. 1.3.2. Điều kiện xã hội Dân số, mật độ dân số, lao động Dân số vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội, việc gia tăng dân số tự nhiên quá nhanh, tạo nên sức ép nặng nề đến nhiều mặt của đời sống xã hội, việc làm điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế - xã hội. Người lao động với kỹ năng, kinh nghiệm và tập quán sản xuất của mình là lực lượng cơ bản của nền sản xuất xã hội. Do đó, sự phân bố dân cư và phân bố nguồn lao động nói riêng có ảnh hưởng 9 rất lớn tới việc phát triển và phân bố sản xuất. 1.3.4. Chính sách phát triển chăn nuôi bò thịt. Trong các chính sách phát triển chăn nuôi thì quy hoạch giữ vai trò quyết định. Trên cơ sở đó bố trí không gian cũng như khả năng huy động nguồn lực cho phát triển ngành chăn nuôi này. Nhưng Quy hoạch đòi hỏi phải có các chính sách khác đồng bộ mới đảm bảo phát triển cho ngành, ngoài chính sách đất đai thì chính sách vốn, chính sách đào tạo nhân lực, chính sách khuyến nông, thú y cũng rất quan trọng. KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 10 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BÒ THỊT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẠI LỘC, TỈNH QUẢNG NAM 2.1. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BÒ THỊT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẠI LỘC, TỈNH QUẢNG NAM 2.2.1. Điều kiện tự nhiên a. Vị trí địa lý - Nằm về phía Bắc của Quảng Nam, Đại Lộc có vị trí địa lý khá thuận lợi cho việc giao lưu, phát triển: là vùng vành đai, cách Trung tâm thành phố Đà Nẵng 25 km về phía Tây Nam, cách tỉnh lỵ Tam Kỳ 70 km; nằm trên trục hành lang kinh tế Đông - Tây, nối các tỉnh Tây Nguyên, cửa khẩu Quốc tế Bờ Y - Kom Tum, Đắc Tà Oóc - Nam Giang về Đà Nẵng . b. Địa hình . Với địa hình cao ở phía Tây-Tây Bắc, thấp dần về phía Đông. Dưới sự tác động của địa chất, địa hình, khí hậu, thủy văn khác nhau nên đất đai cũng đa dạng. Toàn huyện có thể chia làm 3 dạng địa hình như sau: Địa hình núi, Địa hình gò đồi; Địa hình đồng bằng c. Khí hậu Huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa khu vực Nam Trung bộ. Đặc điểm thời tiết là nóng ẩm, mưa nhiều và mưa theo mùa, chịu ảnh hưởng của mùa đông lạnh. Nhiệt độ trung bình năm 26,3oC, có sự chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng trong năm. Lượng mưa trung bình 2.580 mm, thuận lợi cho sự sinh trưởng phát triển của cây trồng, con vật nuôi. d. Đất đai 11 Đại Lộc là vùng đất mang tính chất trung du vừa có đồng bằng vừa có rừng núi với diện tích tự nhiên: 587,041 km2 và gồm 4 nhóm đất chính: Đất cát, đất phù sa, đất xám bạc màu và đất đỏ vàng. e. Nguồn nước Với hệ thống , suối trải khắp toàn huyện, đây là nguồn nước sẵn có phục vụ cho việc trồng cây và chăn nuôi gia súc. Tuy nhiên có hai con sông lớn là Vu Gia và Thu Bồn với lưu lượng nước lớn bao bọc nên mưa đầu và giữa mùa đông ở Đại Lộc thường gây lụt lội ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và sản xuất vùng hạ lưu 2.1.2. Tình hình kinh tế Sản lượng lương thực năm 2012: 46.891 tấn, tăng 12% so với năm 2010 - Diện tích canh tác có giá trị trên 50 triệu đồng/ha/năm của năm 2012: 3.440 ha, chiếm 19,2% diện tích canh tác, tăng 1.500 ha so với năm 2010 . - Tỷ lệ độ che phủ rừng năm 2012 giữ ổn định 81%, trồng rừng tập trung 656,6 ha, tăng 356,6 ha so với năm 2010. - Số xã phê duyệt đồ án, đề án quy hoạch xây dựng nông thôn mới: 14/17 xã, hoàn thành và triển khai kế hoạch xây dựng nông thôn mới cấp huyện. - Giá trị sản xuất ngành nghề nông thôn năm 2012 đạt 809,7 tỷ đồng (giá hiện hành); giải quyết việc làm cho 10.872 lao động, có 430 lao động nông thôn đã qua đào tạo nghề ngắn hạn. - Giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp theo giá theo giá hiện hành năm 2012 đạt 2.438,8 tỷ đồng (chiếm 32,9% trong tổng giá trị sản xuất của huyện bao gồm lĩnh vực: công nghiệp - nông nghiệp- dịch vụ) tăng 46% so với năm 2010 (1.631,1 tỷ đồng) và tăng 8,7% so với năm 2011 (2.243,4 tỷ đồng). 12 2.1.3. Tình hình Xã hội a. Dân số, mật độ dân số, lao động Diện tích (Km 2 ) Số hộ Dấn số trung bình ( người) Mật độ dấn số (Người/km2) Tổng số 579.06 40,733 152,538 263.42 (Nguồn: Niên giám thống kê Huyện Đại Lộc) Bảng 2.3. Lao động đang làm việc phấn theo thành phần và ngành kinh tế 2013 2014 2015 2016 Tổng số 92,008 93,367 94,785 94,907 1. Phấn theo thành phần kinh tế 92,008 93,367 94,785 94,907 Nhà nước 4,294 4,370 4,425 4491 Ngoài Nhà nước 86,767 88,092 89,071 89,122 Vốn đầu tư nước ngoài 947 905 1,289 1294 2. Phấn theo ngành kinh tế 92,008 93,367 94,785 94,907 Nông lấm thủy sản 62,899 61,675 60,478 59,230 Công nghiệp - Xấy dựng 16,355 17,670 19,540 20,185 Trong đó: công nghiệp 12,068 13,225 14,890 15,159 Thương mại - Dịch vụ 12,754 14,022 14,767 15,492 (Nguồn: Niên giám thống kê Huyện Đại Lộc) 2.1.4. Chính sách phát triển chăn nuôi bò thịt của huyện. Tháng 11/2015, huyện Đại Lộc đã Phê duyệt Đề án nhân rộng các mô hình phát triển chăn nuôi trên địa bàn huyện giai đoạn 2016 - 13 2020 trong đó tập trung phát triển chăn nuôi bò thịt để đạt mục tiêu có khoảng 38 ngàn con năm 2020 trong đó bò lai chiếm 60%. Năm 2016 huyện Đại Lộc đã ban hành Chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn huyện theo Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg ngày 16/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc “phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020”;, áp dụng cho các cá nhân, hộ gia đình, trang trại, tổ chức kinh tế, hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh có hoạt động liên quan đến chăn nuôi đại gia súc (trâu, bò) trên địa bàn huyện Đại Lộc. 2.2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BÒ THỊT Ở HUYỆN ĐẠI LỘC 2.2.1. Số lƣợng đàn bò thịt ở Huyện Đại Lộc ĐVT: con 2012 2013 2014 2015 2016 % tăng trƣởng TB 2012- 2106 Tổng số 9,982 10,650 12,975 15,984 19,380 18.04 Thành thị 438 360 370 550 544 5.57 (Nguồn: Niên giám thống kê Huyện Đại Lộc) Trong giai đoạn 2012 – 2016 ngành chăn nuôi bò trên địa bàn huyện Đại Lộc đã có bước phát triển đáng kể, cụ thể: - Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi bò năm 2016 đạt 46.967 triệu đồng, so với năm 2012 tăng 84,4% và chiếm 14,35 % so với tổng giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi trên địa bàn huyện. - Năm 2016, huyện Đại Lộc có 19.380 con bò; từ năm 2012 đến 2016 số lượng đàn bò tăng đều qua các năm, so với năm 2012 thì 14 năm 2015 tổng bò tăng 65.4%. Nhìn chung, chăn nuôi bò ngày càng được người chăn nuôi trên Tính đến nay, trên địa bàn huyện Đại Lộc có khoảng 15 gia trại chăn nuôi bò thịt theo hình thức bán thâm canh, thâm canh với quy mô từ 15 - 30 con/trại; chăn nuôi trâu, bò theo hình thức bán thâm canh, thâm canh ngày càng phát triển góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành chăn nuô bò trên địa bàn huyện 2.2.2. Tình hình các nguồn lực cho phát triển chăn nuôi bò thịt a. Về đất đai cho chăn nuôi Bảng 2.1. Hiện trạng sử dụng đất ĐVT: ha 2014 2015 2016 Tổng diện tích đất tự nhiên 57,905.7 57,905.7 57,905.7 I. Đất nông nghiệp 46,894.5 46,894.6 46,894.6 1. Đất sản xuất nông nghiệp 13,546.5 13,546.6 13,546.6 Đất trồng cây hàng năm 8,340.7 8,340.7 8,340.7 Đất trồng lúa 5,353.3 5,353.3 5,353.3 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 8.6 8.6 8.6 Đất trồng cây hàng năm khác 2,978.8 2,978.8 2,978.8 Đất trồng cây lâu năm 5,205.9 5,205.9 5,205.9 2. Đất lâm nghiệp 33,264.0 33,264.0 33,264.0 Đất rừng sản xuất 16,180.8 16,180.8 16,180.8 Đất rừng phòng hộ 17,083.2 17,083.2 17,083.2 Đất rừng đặc dụng - - - 3. Đất nuôi trồng thủy sản 42.2 42.2 42.2 4. Đất làm muối - - - 15 5. Đất nông nghiệp khác 41.8 41.8 41.8 II. Đất phi nông nghiệp 9,327.2 9,327.2 9,327.2 1. Đất ở 2,337.4 2,337.4 2,337.4 Đất ở tại nông thôn 2,107.2 2,107.2 2,107.2 Đất ở tại đô thị 231.4 231.4 231.4 2. Đất chuyên dùng 3,821.3 3,821.3 3,821.3 Đất trụ sở c.quan, c.trình s.nghiệp 17.7 17.7 17.7 Đất quốc phòng 60.6 60.6 60.6 Đất an ninh 1,630.4 1,630.4 1,630.4 Đất S.xuất, K. doanh phi N. nghiệp 513.3 513.3 513.3 Đất có mục đích công cộng 1,599.3 1,599.3 1,599.3 3. Đất tôn giáo, tín ngưỡng 45.2 45.2 45.2 4. Đất nghĩa trang, nghĩa địa 596.0 596.0 596.0 5. Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 2,414.9 2,414.9 2,414.9 6. Đất phi nông nghiệp khác 1.9 1.9 1.9 III. Đất chưa sử dụng 1,683.9 1,683.9 1,683.9 1. Đất bằng chưa sử dụng 1,364.8 1,364.8 1,364.8 2. Đất đồi núi chưa sử dụng 319.1 319.1 319.1 3. Núi đá không có rừng cây - - - IV. Đất mặt nước ven biển - - - (Nguồn: Niên giám thống kê Huyện Đại Lộc) b.Về vốn đầu tư cho chăn nuôi Đời sống kinh tế của nhân dân trong những năm trở lại đây tuy có khá hơn nhưng còn ở mức độ, nên khả năng đầu tư cho chăn nuôi hạn chế. Thiếu vốn để đầu tư phát triển mở rộng sản xuất chăn nuôi bò là vần đề lớn đối với nông hộ hiện nay 16 c. Về lao động sử dụng trong chăn nuôi bò Lao động sử dụng trong chăn nuôi bò của huyện Đại Lộc chủ yếu là người già và trẻ em (chiếm 92,22%), lao động trong độ tuổi lao động rất ít chỉ chiếm 7,78% trong đó chủ yếu lại là lao động kiêm dụng, không nắm bắt được kỹ thuật chăn nuôi, vì vậy việc chăm sóc và nuôi dưỡng bò còn nhiều hạn chế. d. Về kỹ thuật chăn nuôi Thứ nhất: Về cách thức cho ăn. Như đã đánh giá ở trên, hiện nay các hộ gia đình sử dụng cỏ tự nhiên để làm thức ăn chính cho bò. Các hộ chăn nuôi đang sử dụng phương pháp quảng canh - chăn nuôi dựa trên việc chăn thả tự do và sử dụng nguồn thức ăn kiếm được trong tự nhiên là chủ yếu, với các bãi chăn thả có thảm cỏ tốt, cỏ non, xanh. Thứ hai: Chuồng trại và vệ sinh chuồng trại. Chuồng trại ở các hộ chăn nuôi được làm ở dạng thô sơ thậm chí không có, chưa đảm bảo các nguyên tắc về vệ sinh và đảm bảo thoáng mát vào mùa hè, ấm về vụ đông vì chuồng chưa bố trí rèm che để che mưa, gió lùa. Thứ ba: Về khấu phòng chữa bệnh. đàn bò hiện có nhiều ký sinh trùng ngoài da do gia đình không áp dụng bất cứ một biện pháp chăm sóc thường xuyên nào, tẩy ký sinh trùng cho đàn bò cũng rất ít hộ dấn quan tấm. Việc phòng bệnh cho đàn bò phụ thuộc hoàn toàn vào thú y, đại bộ phận các hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện đều chưa đủ kiến thức và kinh nghiệm để chữa bệnh cho đàn bò nuôi của gia đình 2.2.3. Các hình thức tổ chức sản xuất chăn nuôi bò thịt Chăn nuôi bò ở huyện Đai Lộc còn theo tính tự phát, chủ yếu lấy công làm lãi, chăn nuôi để sử dụng sức kéo trong nông nghiệp và tận dụng sản phẩm phụ trong trồng trọt và sinh hoạt, tận dụng lao động nhàn rỗi trong gia đình là chính, chưa có tính chuyên môn hóa và sản 17 xuất hàng hóa, sản phẩm chưa có tính cạnh tranh cao. Quy mô nông hộ 1-2 con, 3-5 con là phổ biến. Chăn nuôi trang trại có hình thành nhưng số lượng ít, toàn huyện có 21 trang trại chăn nuôi, trong đó mới chỉ có 15 trang trại chăn nuôi bò. (Xem phụ lục) 2.2.4. Tình hình thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm Việc thu mua, phân phối tiêu thụ bò thịt trên thị trường của tỉnh chủ yếu do tư thương tiến hành với kênh phân phối theo kiểu truyền thống: người sản xuất =>trung gian (thương lái) =>người tiêu dùng. 2.2.5. Kết quả và đóng góp của chăn nuôi bò thịt cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng - Có những đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của huyện - Gia tăng kết quả sản lượng thịt bò hàng năm. - Tốc độ tăng trưởng sản lượng thịt bò hàng năm cao - Hàng năm tạo việc làm cho nhiều lao động - Giảm hộ nghèo 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BÒ THỊT Ở HUYỆN ĐẠI LỘC 2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc Có những đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của huyện, thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trong nông nghiệp và nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa, làm tăng tỷ trọng giá trị sản xuất chăn nuôi trong giá trị sản xuất ngành nông lâm nghiệp. 2.3.2. Những mặt hạn chế - Chăn nuôi bò thịt ở huyện Đại Lộc vẫn theo phương thức chăn nuôi truyền thống, quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán chủ yếu theo quy mô hộ gia đình nên năng suất và chất lượng còn thấp, mô hình 18 đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi phát triển sản xuất con ít. - Chưa có quy hoạch xây dựng các khu vực chăn nuôi tập trung. Việc chăn nuôi gia súc, gia cầm hiện nay chủ yếu nằm trong khu dân cư,. Chất lượng đàn bò đã được cải thiện tuy nhiên đến nay tỷ lệ bò lai vẫn đạt ở mức thấp 13%, giống chăn nuôi chủ yếu vẫn là giống bò Vàng địa phương. - Đầu tư cho phát triển chăn nuôi bò thịt còn quá ít, người dân chưa coi trọng việc đầu tư chuồng trại, giống, vệ sinh môi trường,cho chăn nuôi bò. Mạng lưới thị trường tiêu thụ hạn chế, bị động, chủ yếu là tại nhà và thông qua thương lái. Công tác thú y chưa được quan tâm đúng mức, tỷ lệ tiêm phòng đạt mức thấp. 2.3.3. Nguyên nhân của những mặt hạn chế - Do người dân vẫn chưa thay đổi được tập quán chăn nuôi kiêm dụng với quy mô nhỏ lẻ. Người chăn nuôi chưa chịu khó nâng cao trình độ kỹ thuật và kinh nghiệm về chăn nuôi bò, thiếu kỹ năng chăm sóc, nuôi dưỡng cũng như kỹ thuật vỗ béo cho bò, nên chăn nuôi chưa đem lại hiệu quả kinh tế - Điều kiện tự nhiên của huyện Đại Lộc rất khắc nghiệt, thiên tai, dịch bệnh làm ảnh hưởng đến sự sống của cây trồng vật nuôi - Công tác thu ý chưa được người dân quan tâm đúng mức, tỷ lệ tiêm phòng thấp; Công tác kiểm dịch chưa được chặt chẽ. - Nông dân thiếu vốn, thiếu đất đai để đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi lớn. - Chưa có chiến lược nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm để phát triển chăn nuôi bền vững, giảm thiểu rủi ro. Thị trường đối với sản phẩm thịt bò còn sơ khai, việc mua bán tự do, tùy tiện, người dân thiếu thông tin về thị trường nên thường bị ép giá. KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 19 CHƢƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BÒ THỊT CỦA HUYỆN ĐẠI LỘC, TỈNH QUẢNG NAM 3.1. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BÒ THỊT Ở HUYỆN ĐẠI LỘC TỈNH QUẢNG NAM THỜI GIAN TỚI 3.1.1. Phƣơng hƣớng phát triển chăn nuôi bò thịt ở ở huyện Đại Lộc - Tăng cường phương thức chăn nuôi theo trang trại, phương thức công nghiệp gắn với chế biến, giết mổ tập trung; phát triển chăn nuôi theo hướng đa dạng hóa tại các vườn đồi; - Tập trung cải tạo và nâng cao chất lượng giống, áp dụng quy trình chăn nuôi tiên tiến để phát triển đàn bò thịt có năng suất và chất lượng cao. Tiếp tục đẩy mạnh chương trình Sind hóa nhằm cải tạo chất lượng giống bò để tăng năng suất chăn nuôi. - Hỗ trợ nâng cao kiến thức cho người chăn nuôi. Giải quyết tốt các vấn đề về dinh dưỡng và thức ăn cho chăn nuôi bò. 3.1.2. Mục tiêu phát triển chăn nuôi bò thịt ở ở huyện Đại Lộc - Tổng đàn bò trên địa bàn huyện: 38.000 con (Tỉ lệ bò lai máu bò giống ngoại đạt trên 90% tổng đàn). - Huyện Đại Lộc có khoảng 200 – 300 (ha) cỏ theo hướng thâm canh để phục vụ chăn nuôi gia súc. - Trên 80% số hộ chăn nuôi quy mô vừa và nhỏ trong khu dân cư có hệ thống xử lý chất thải. - Tăng trọng lượng xuất chuồng của bò hiện nay 180 kg/con 30 tháng tuổi lên 220-250 kg/con 30 tháng tuổi vào năm 2015 với chất lượng bảo đảm yêu cầu của các quy định về an toàn thực phẩm; 20 - Giải quyết việc làm lao động nông thôn, từ dịch vụ chăn nuôi bò thịt như: nuôi bò, trồng cỏ, thu mua vận chuyển sản phẩm, chế biến thức ăn và công việc cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật chăn nuôi thú y: khoảng 2.000 lao động vào năm 2020. 3.2. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BÒ THỊT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẠI LỘC 3.2.1. Hoàn thiện và quản lý quy hoạch phát triển vùng chăn nuôi Quy hoạch các vùng chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung theo vùng sinh thái. Từng bước đưa ngành chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính, phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2030. 3.2.2. Gia tăng số lƣợng đàn bò thịt ở Huyện Đại Lộc Tổng đàn bò trên địa bàn huyện: 38.000 con (Tỉ lệ bò lai máu bò giống ngoại đạt trên 90% tổng đàn). Định hướng đến năm 2030 sẽ phát triển mạnh chăn nuôi bò tập trung, quy mô chăn nuôi lớn hơn, khai thác tối đa quỹ đất quy hoạch chăn nuôi tập trung, tỷ lệ chăn nuôi bò tập trung đạt khoảng 25% trong tổng đàn bò. Tốc độ tăng trưởng đàn bò bình quân giai đoạn 2025-2030 đạt khoảng 1,70 %/năm. 3.2.3. Gia tăng các nguồn lực cho phát triển chăn nuôi bò thịt + Về đất đai Gắn với quy hoạch xây dựng nông thôn mới và kế hoạch sử dụng đất, UBND các xã, thị trấn bố trí một phần diện tích đất chưa sử dụng, diện tích đất trồng cây nông nghiệp hiệu quả kinh tế thấp sang trồng cỏ và cho người dân đăng ký để xây dựng trang trại phát triển chăn nuôi. + Về huy động vốn cho chăn nuôi bò 21 - Giúp cho người dân tiếp cận được với tất cả các nguồn tín dụng - Phát huy nguồn vốn nội lực hiện có trong dân với đàn bò hiện có ở địa phương thông qua biện pháp là mua bảo hiểm cho đàn bò - Người chăn nuôi cần phải thực hiện phương châm “Lấy ngắn nuôi dài”, từ tích luỹ và tái đầu tư. - Giải quyết nhanh chóng các vấn đề liên quan đến đất đai cho phát triển chăn nuôi. + Về lao động trong chăn nuôi bò Chăn nuôi bò thịt không khó chăm sóc tuy nhiên vẫn đòi hỏi người dân phải có trình độ kỹ thuật về chăn nuôi bò để đảm bảo bò không bị mắc bệnh, tăng trưởng nhanh vể số lượng, đảm bảo về chất lượng. + Về kỹ thuật chăn nuôi * Công tác giống: Đào tạo, quản lý, bồi dưỡng đội ngũ dẫn tinh viên cho các xã, thị trấn đảm bảo cân đối giữa các vùng để triển khai công tác thụ tinh nhân tạo bò. * Về thức ăn chăn nuôi bò: Ngoài tận dụng tối đa đồng cỏ tự nhiên và các sản phẩm nông nghiệp sẵn có như ngô, sắn, rơm lúa, đậu tương, ngọn lá mía, dây lạc, dây khoai, ... làm thức ăn cho bò. Cần chủ động nguồn thức ăn thô xanh cho bò bằng cách tăng cường trồng cỏ trên diện tích canh tác không có hiệu quả, nhất là các giống cỏ cho năng suất cao như cỏ voi, cỏ VA 06. * Công tác khuyến nông: - Mở rộng và nâng cao chất lượng các chương trình đào tạo, tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi an toàn sinh học, quy trình và các biện pháp phòng chống dịch bệnh, gắn đào tạo với thực tiễn sản xuất. - Tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật trồng cỏ thâm canh và kỹ thuật bảo quản các loại phụ p

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_phat_trien_chan_nuoi_bo_thit_tren_dia_ban_h.pdf
Tài liệu liên quan