Năm 2016, tổng nhu cầu tuyển dụng là 140 bác sĩ nhưng chỉ tuyển dụng được 90 bác
sĩ, chỉ đạt 64% kế hoạch đề ra. Trong đó, có 06 BVCL của tỉnh Đắk Lắk có kết quả tuyển
dụng đạt thấp là: BVĐK Krông Ana, BVĐK Lắk, BVĐK Krông Bông, BVĐK M’Drắk,
BVĐK Krông Năng, BVĐK Cư Kuin. Đặc biệt, BVĐK Ea Súp trong 03 kỳ tuyển dụng liên
tiếp (2011, 2014, 2016) không tuyển dụng được bác sĩ.
Đối với các trường hợp xét tuyển đặc cách, trong kỳ tuyển dụng năm 2014 và 2016
đã tuyển dụng được 31 bác sĩ, chiếm hơn 11% tổng số bác sĩ tuyển dụng được và chỉ có
BVĐK tỉnh mới thu hút được nguồn nhân lực này; 100 % các Bệnh viện tuyến huyện không
tuyển dụng được lực lượng này.
Để giảm bớt áp lực thiếu bác sĩ làm việc tại các BVCL của tỉnh Đắk Lắk và thực hiện
quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, hàng năm Sở Y tế hợp đồng thêm bác sĩ ngoài biên chế.
Số lượng hợp đồng lao động biến động qua hàng năm. Tuy nhiên, việc hợp đồng lao
động tập trung ở BVĐK tỉnh. Việc không tuyển dụng được bác sĩ làm việc tại các BVCL
của tỉnh Đắk Lắk là một vấn đề rất đáng quan tâm và đòi hỏi các nhà quản lý của tỉnh Đắk
Lắk phải có những giải pháp hiệu quả để khắc phục trong thời gian tới nhằm đảm bảo tuyển
dụng đủ số lượng bác sĩ với chất lượng cao nhất để giảm tải áp lực và nâng cao chất lượng
cung cấp các dịch vụ khám chữa bệnh, đặc biệt là các BVCL ở các huyện có điều kiện kinh
tế khó khăn
26 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 21/02/2022 | Lượt xem: 448 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước đối với đội ngũ bác sĩ trong các bệnh viện công lập của tỉnh Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng
tới sự hài lòng của người bệnh.”.
Như vậy, công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ của nguồn
nhân lực ngành Y tế nói chung, đội ngũ bác sĩ nói riêng luôn được Đảng và Nhà nước ta
quan tâm thực hiện và đạt được kết quả khả quan.
Chính phủ cũng đặc biệt chú trọng đến sự gia tăng về cơ sở đào tạo, chất lượng đào
tạo. “Mạng lưới các cơ sở đào tạo cán bộ y tế đã được mở rộng đáng kể trong thời gian
qua. Tính đến tháng 6/2014, cả nước đã có 173 cơ sở đào tạo CBYT ở tất cả các trình độ
với 68 cơ sở đào tạo ngoài công lập. Trong số đó, có 35 cơ sở đào tạo trình độ đại học (14
trường y tế, 21 trường đa ngành), tăng 10 cơ sở so với năm 2010, 44 cơ sở đào tạo trình độ
cao đẳng và 123 cơ sở đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp”.
1.2.3. Chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với đội ngũ bác sĩ
Lao động trong ngành Y tế nói chung và đội ngũ bác sĩ nói riêng là lực lượng lao
động với nhiều tính chất đặc thù với thời gian đào tạo, thực hành nghiệp vụ dài hơn so với
các ngành nghề khác; cường độ làm việc căng thẳng và luôn có nguy cơ cao bị tai nạn nghề
nghiệp do phải thường xuyên, trực tiếp tiếp xúc với bệnh nhân và các dịch bệnh truyền
nhiễm cũng như các loại hoá chất độc hại... Do vậy, cần phải đặc biệt quan tâm đến các
chính sách ưu đãi phù hợp thì mới khuyến khích, phát huy triệt để tinh thần trách nhiệm, sự
nhiệt huyết và cống hiến của đội ngũ bác sĩ làm việc trong các BVCL.
Trong thực tế, mặc dù Chính phủ đã ban hành một số chính sách trực tiếp hoặc gián
tiếp tăng cường, thu hút nhân lực cho mạng lưới y tế; nhưng theo quy định của Bộ Nội vụ,
mức lương của bác sĩ cũng giống như lương của giáo viên, kỹ sư, của các ngành nghề khác.
Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu tại Báo cáo chung tổng quan ngành y tế (JAHR) năm
2015 thì “Chế độ đãi ngộ đối với cán bộ y tế chưa phù hợp, lương và phụ cấp cho cán bộ y
tế quá thấp, không tương xứng với thời gian học tập, công sức lao động, môi trường lao
động, điều kiện làm việc vất vả, nhất là ở khu vực miền núi, nông thôn. Một số hình thức thu
hút như thưởng tiền, phong trào tình nguyện của bác sĩ trẻ về công tác tại miền núi, vùng
sâu, vùng xa có thể sẽ khó duy trì lâu dài, Đề án 1816 “luân chuyển cán bộ y tế” tuy có giải
quyết được một số khó khăn bước đầu về nhân lực, nhưng cũng bị hạn chế nếu thiếu một
chính sách tầm quốc gia như Nghị định của Chính phủ về sử dụng và đãi ngộ đặc biệt cán
bộ y tế theo tinh thần Nghị quyết 46 của Bộ Chính trị”. Tại Hội nghị Trung ương Đảng 6,
Khóa XII, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đánh giá“Đào tạo, sử dụng, cơ cấu, chế độ đãi
9
ngộ cán bộ y tế còn nhiều bất cập”; “còn có sự chênh lệch lớn về thu nhập giữa các cơ sở y
tế công lập với tư nhân, giữa các bộ phận trong cùng cơ sở.”.
1.2.4. Điều kiện vật chất để tạo môi trường hoạt động cho đội ngũ bác sĩ làm việc
trong các Bệnh viện công lập
Để phát huy tối đa những kỹ năng, trình độ chuyên môn của đội ngũ bác sĩ thì điều
kiện vật chất của các cơ sở y tế có những ảnh hưởng nhất định. Vì vậy, đòi hỏi Nhà nước
phải có sự quan tâm đúng mức đến công tác đầu tư xây dựng, trang bị cơ sở vật chất thỏa
đáng cho lĩnh vực y tế.
Theo nhận định tại Báo cáo chung tổng quan ngành Y tế năm 2015 “Dù mục tiêu là
tăng nhanh chi NSNN cho y tế và tăng tỷ lệ chi công trong tổng chi y tế, nhưng số liệu gần
đây nhất cho thấy tỷ lệ chi công trong tổng chi y tế có xu hướng giảm nhẹ, từ 49,4% năm
2010 xuống còn 44,1% năm 2012, chưa đạt mục tiêu 50% và chưa bền vững. Tỷ lệ chi
NSNN cho y tế khó đạt được mức 10% so với tổng chi NSNN, đặc biệt với tốc độ tăng chi
NSNN cho y tế sụt giảm trong vài năm gần đây. Khó khăn về kinh tế vĩ mô ảnh hưởng lớn
đến việc thực hiện mục tiêu tăng chi NSNN cho y tế. Việc thực hiện các sáng kiến huy động
thêm nguồn tài chính cho y tế mới ở mức độ hạn chế và chưa được quan tâm đúng mức.”
[40, Tr 51]. Tại Hội nghị Trung ương Đảng 6, Khóa XII, Ban Chấp hành Trung ương Đảng
đánh giá “Nguồn lực tài chính chưa đáp ứng yêu cầu phát triển y tế, chăm sóc sức khoẻ
nhân dân. Ngân sách nhà nước còn hạn hẹp, thu nhập của người dân còn thấp, tiềm lực
kinh tế chưa đủ mạnh, trong khi nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của người dân ngày càng cao,
đa dạng; yêu cầu đầu tư cho y tế lớn. Dược phẩm, thiết bị y tế chủ yếu phải nhập khẩu, theo
mặt bằng giá quốc tế.”.
Do khó khăn về tài chính nên việc đầu tư, mua sắm các trang thiết bị, đặc biệt là các
máy móc hiện đại chưa được quan tâm đúng mức; Trong thời gian tới cần phải đẩy mạnh
việc xã hội hóa để huy động mạnh mẽ nguồn lực ngoài ngân sách đầu tư vào cơ sở vật chất
cho lĩnh vực y tế nhằm đầu tư xây dựng, cải thiện cơ sở hạ tầng Bệnh viện.
1.2.5. Yếu tố tổ chức bộ máy
Mỗi cơ quan, tổ chức trong bộ máy hành chính Nhà nước được thành lập khi được
pháp luật cho phép và được tổ chức hoạt động dựa trên các quy định chặt chẽ của pháp luật.
Các BVCL của tỉnh Đắk Lắk được thành lập theo quy định của pháp luật và hoạt động theo
mô hình đơn vị sự nghiệp tự chủ một phần chi phí hoạt động.
Theo quy định thì các đơn vị sự nghiệp được quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong
việc thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính. Tuy nhiên, với đơn vị sự
nghiệp tự chủ một phần chi phí hoạt động thì các đơn vị phải chịu sự quản lý, can thiệp sâu
của các cơ quan quản lý Nhà nước. Điều này đã làm giảm tính năng động và tính tự chủ của
các đơn vị sự nghiệp.
Thực hiện Thông tư số 37/2016/TT-BYT của Bộ Y tế thì đến ngày 01/01/2021 thì
trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk không còn BVCL tuyến huyện (hoặc có thể còn duy trì BVĐK thị
xã Buôn Hồ và BVĐK thành phố Buôn Ma Thuột – Bệnh viện hạng II). Đây là thời điểm để
tỉnh Đắk Lắk xây dựng phương án tổ chức lại các BVCL bảo đảm không trùng lắp về nhiệm
vụ, tinh giản về cơ cấu tổ chức, tăng cường hiệu quả hoạt động, khả năng cân đối về tài
10
chính; việc này sẽ góp phần nâng cao nguồn lực đầu tư cho phát triển y tế nói chung và đội
ngũ bác sĩ nói riêng.
1.2.6. Các yếu tố khác
Bên cạnh các yếu tố tác động đã trình bày ở trên thì còn có nhiều yếu tố tác động đến
việc duy trì và phát triển đội ngũ cán bộ bác sĩ trong các BVCL như: Yếu tố năng lực của
nhà quản lý; tác động của hội nhập quốc tế; trình độ phát triển của nền kinh tế xã hội, yếu tố
thanh tra, kiểm tra, giám sát; yếu tố về sự tham gia của nhân dân và các tổ chức vào hoạt
động quản lý Nhà nước đối với bác sĩ ngành Y tế, yếu tố văn hóa vùng miền và văn hóa tổ
chức
11
Chương 2:
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐỘI NGŨ BÁC SĨ
TRONG CÁC BỆNH VIỆN CÔNG LẬP CỦA TỈNH ĐẮK LẮK
2.1. Tổng quan về ngành Y tế tỉnh Đắk Lắk
2.1.1. Về tỉnh Đắk Lắk
Đắk Lắk là tỉnh nằm ở trung tâm của vùng Tây Nguyên, có vị trí chiến lược quan
trọng về kinh tế, chính trị và an ninh quốc phòng với diện tích tự nhiên 1.303.045 km2, dân
số khoảng 1.874.459 người; có 01 thành phố, 01 thị xã, 13 huyện với 125 xã, 20 phường, 12
thị trấn; 2.470 thôn, buôn, tổ dân phố. Tỉnh Đắk Lắk có 05 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao là:
Krông Bông (38,95%), Buôn Đôn (42,46%), M’Drắk (46,33%), Ea Súp (48,63%), Lắk
(50,24%).
Dân cư Đắk Lắk là cộng đồng gồm 47 dân tộc cùng chung sống, trong đó, dân tộc
thiểu số chiếm tỷ lệ hơn 33% dân số toàn tỉnh. Ngoài các dân tộc thiểu số tại chỗ là Ê đê,
M’nông, Gia Rai còn có số đông đồng bào dân tộc thiểu số của các tỉnh khác di cư đến sinh
sống. Tỉnh Đắk Lắk có hệ thống giao thông đường bộ thuận lợi nối liền với các tỉnh trong
vùng Tây Nguyên và Duyên hải miềm Trung gồm: Quốc lộ 14, quốc lộ 27, quốc lộ 26, quốc
lộ 14 C và quốc lộ 29 và hệ thống đường hàng không đi đến nhiều tỉnh, thành trong cả nước;
phía Đông giáp tỉnh Khánh Hòa, tỉnh Phú Yên, phía Tây giáp tỉnh Đắk Nông, phía Nam
giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai. Ngoài ra tỉnh có khoảng 73 km đường biên
giới và cửa khẩu Đắk Ruê với tỉnh Mondulkiri, Vương quốc Campuchia.
2.1.2. Về ngành Y tế tỉnh Đắk Lắk
Sở Y tế là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh có chức năng tham mưu, giúp
UBND tỉnh quản lý Nhà nước về y tế. Sở Y tế hiện quản lý 47 đơn vị trực thuộc, bao gồm:
20 Bệnh viện (05 Bệnh viện tuyến tỉnh, 01 BVĐK khu vực, 14 BVĐK tuyến huyện), 10
Trung tâm y tế tuyến tỉnh, 02 Chi Cục, 15 Trung tâm Y tế tuyến huyện (quản lý 185 trạm y
tế xã/phường/thị trấn) và 15 Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tuyến huyện trực
thuộc Chi Cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình.
Tính đến 31/12/2016, ngành Y tế có tổng số 5.924 công chức, viên chức và người lao
động. Trong đó: Tổng số nữ là 3,837 người, chiếm tỷ lệ 64,77 %; người dân tộc thiểu số là
990 người, chiếm tỷ lệ 16,71%.
2.2. Đánh giá công tác quản lý Nhà nước đối với đội ngũ bác sĩ làm việc trong các
Bệnh viện công lập của tỉnh Đắk Lắk
2.2.1. Hoạch định chiến lược và xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ bác sĩ làm
việc trong ngành Y tế tỉnh Đắk Lắk
UBND tỉnh Đắk Lắk ban hành Quyết định số 3433/QĐ-UBND ngày 30/12/2011 về
việc phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực của tỉnh giai đoạn 2011 - 2020; theo đó, quy
hoạch phát triển nguồn nhân lực của ngành Y tế như sau: “Đến năm 2015, tổng số cán bộ y
tế có khoảng 07 nghìn người, trong đó, cán bộ y khoảng 6,1 nghìn người, cán bộ dược
khoảng 0,9 nghìn người. Về trình độ đào tạo, có 03 tiến sỹ Y khoa, 70 thạc sỹ, 65 bác sĩ
chuyên khoa cấp II, 390 bác sĩ chuyên khoa cấp I và 1.060 bác sĩ, có 10 dược sỹ sau đại học
và 260 dược sỹ đại học (đạt 38 cán bộ y tế/10 nghìn dân, trong đó đạt khoảng 8,5 bác sĩ/10
nghìn dân).
12
Đến năm 2020, tổng số cán bộ y tế có khoảng 7,9 nghìn người, trong đó, cán bộ y
khoảng 6,9 nghìn người, cán bộ dược khoảng 01 nghìn người. Về trình độ đào tạo, có 08
tiến sỹ Y khoa, 105 thạc sỹ, 115 bác sĩ chuyên khoa cấp II, 470 bác sĩ chuyên khoa cấp I và
1.150 bác sĩ, có 35 dược sỹ sau đại học và 295 dược sỹ đại học (đạt 40 cán bộ y tế/10 nghìn
dân, trong đó đạt khoảng 9,3 bác sĩ/10 nghìn dân)”.
Như vậy, tỉnh Đắk Lắk đã có Quy hoạch phát triển nhân lực của tỉnh Đắk Lắk giai
đoạn 2011 – 2020, phù hợp với định hướng phát triển chung của quốc gia và có xác định các
nhóm giải pháp để đảm bảo thực hiện thành công các mục tiêu đề ra.
Trong giai đoạn từ năm 2011 - 2015, mặc dù số bác sĩ/10 nghìn dân luôn có tỷ lệ %
tăng qua hàng năm. Tuy nhiên, đến cuối năm 2015, tỉnh Đắk Lắk không thực hiện đạt chỉ
tiêu, kế hoạch đề ra; cụ thể, đến năm 2015, số bác sĩ/10 nghìn dân chỉ đạt 7,05, trong khi kế
hoạch đề ra là 8,5. Thêm vào đó, năm 2016, theo tính toán sơ bộ thì số bác sĩ/10 nghìn dân
chỉ đạt 6,08, giảm 0,97 bác sĩ so với năm 2015. Đây là tín hiệu không tốt để đảm bảo thực
hiện hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch đạt khoảng 9,3 bác sĩ/10 nghìn dân vào năm 2020.
2.2.2. Tổ chức tuyển dụng bác sĩ làm việc trong các Bệnh viện công lập của tỉnh
Đắk Lắk
Nhằm bổ sung đội ngũ bác sĩ đủ về số lượng, đủ tiêu chuẩn về phẩm chất, chuyên
môn nghiệp vụ, năng lực theo yêu cầu của vị trí việc làm và chức danh nghề nghiệp cho các
đơn vị trực thuộc Sở Y tế; đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm theo chức danh nghề
nghiệp và cơ cấu ngạch cần tuyển; căn cứ các quy định hiện hành, hàng năm, Sở Y tế xây
dựng Kế hoạch tuyển dụng viên chức sự nghiệp, trong đó có các chỉ tiêu tuyển dụng bác sĩ
làm việc tại các BVCL của tỉnh Đắk Lắk. Kế hoạch tuyển dụng của tỉnh Đắk Lắk có một số
nội dung mang tính riêng biệt như sau:
Về nguyên tắc tuyển dụng: Xét nguyện vọng 2 ở các vị trí người trúng tuyển không
đến nhận công tác mà không có lý do chính đáng.
Về phương thức tuyển dụng: Luôn sử dụng hình thức xét tuyển.
Về xét tuyển bổ sung: Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày công bố kết quả, người
trúng tuyển không đến nhận công tác thì tổ chức xét tuyển bổ sung trong số người dự tuyển
đã được phê duyệt kết quả.
Về xét tuyển đặc cách: Thêm đối với người tốt nghiệp thạc sỹ, tiến sỹ, bác sĩ chuyên
khoa cấp II, bác sĩ nội trú, bác sĩ chuyên khoa cấp I ở trong nước và ngoài nước, có chuyên
ngành đào tạo phù hợp với vị trí việc làm cần tuyển, trừ các trường hợp mà vị trí việc làm
và chức danh nghề nghiệp cần tuyển dụng yêu cầu trình độ đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ, bác sĩ
chuyên khoa cấp II, bác sĩ nội trú, bác sĩ chuyên khoa cấp I.
Qua tổng hợp, ngành Y tế tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức 03 đợt tuyển dụng trong các năm
2011, 2014, 2016, tuyển dụng được 244/499 bác sĩ đảm bảo theo trình tự, thủ tục quy định
và bố trí làm việc tại các BVCL của tỉnh Đắk Lắk.
Mặc dù số lượng biên chế bác sĩ được giao thấp hơn so với định biên theo quy định
và nhu cầu tuyển dụng đội ngũ bác sĩ luôn duy trì ở mức cao. Nhưng, thực tế việc tuyển
dụng bác sĩ không đạt được mục tiêu đề ra, cụ thể:
Năm 2011, tổng nhu cầu tuyển dụng là 142 bác sĩ, tuy nhiên chỉ tuyển dụng được 21
bác sĩ, tỷ lệ tuyển dụng bác sĩ đạt rất thấp (chỉ đạt 14,7%). Trong đó có 11/15 BVCL của
13
tỉnh Đắk Lắk không tuyển dụng được bác sĩ và BVĐK tỉnh cũng chỉ thực hiện được 28%
nhu cầu tuyển dụng. Năm 2014, mặc dù sau 02 năm (2012, 2013) ngành Y tế tỉnh Đắk Lắk
không tổ chức tuyển dụng bác sĩ, nhưng tình hình tuyển dụng bác sĩ trong năm 2014 cũng
không có nhiều khởi sắc. Tổng nhu cầu tuyển dụng là 217 bác sĩ, nhưng chỉ tuyển dụng
được 133 bác sĩ (chỉ đạt 61,2%), số bác sĩ không tuyển dụng được là 82 bác sĩ. Trong đó có,
06/15 BVCL của tỉnh Đắk Lắk thực hiện đạt trên 50% nhu cầu tuyển dụng, 09/15 BVCL
của tỉnh Đắk Lắk có kết quả tuyển dụng đạt thấp, dưới 50% nhu cầu tuyển dụng, đặc biệt là
huyện Ea Súp không tuyển dụng được bác sĩ.
Năm 2016, tổng nhu cầu tuyển dụng là 140 bác sĩ nhưng chỉ tuyển dụng được 90 bác
sĩ, chỉ đạt 64% kế hoạch đề ra. Trong đó, có 06 BVCL của tỉnh Đắk Lắk có kết quả tuyển
dụng đạt thấp là: BVĐK Krông Ana, BVĐK Lắk, BVĐK Krông Bông, BVĐK M’Drắk,
BVĐK Krông Năng, BVĐK Cư Kuin. Đặc biệt, BVĐK Ea Súp trong 03 kỳ tuyển dụng liên
tiếp (2011, 2014, 2016) không tuyển dụng được bác sĩ.
Đối với các trường hợp xét tuyển đặc cách, trong kỳ tuyển dụng năm 2014 và 2016
đã tuyển dụng được 31 bác sĩ, chiếm hơn 11% tổng số bác sĩ tuyển dụng được và chỉ có
BVĐK tỉnh mới thu hút được nguồn nhân lực này; 100 % các Bệnh viện tuyến huyện không
tuyển dụng được lực lượng này.
Để giảm bớt áp lực thiếu bác sĩ làm việc tại các BVCL của tỉnh Đắk Lắk và thực hiện
quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, hàng năm Sở Y tế hợp đồng thêm bác sĩ ngoài biên chế.
Số lượng hợp đồng lao động biến động qua hàng năm. Tuy nhiên, việc hợp đồng lao
động tập trung ở BVĐK tỉnh. Việc không tuyển dụng được bác sĩ làm việc tại các BVCL
của tỉnh Đắk Lắk là một vấn đề rất đáng quan tâm và đòi hỏi các nhà quản lý của tỉnh Đắk
Lắk phải có những giải pháp hiệu quả để khắc phục trong thời gian tới nhằm đảm bảo tuyển
dụng đủ số lượng bác sĩ với chất lượng cao nhất để giảm tải áp lực và nâng cao chất lượng
cung cấp các dịch vụ khám chữa bệnh, đặc biệt là các BVCL ở các huyện có điều kiện kinh
tế khó khăn.
Song song với việc khó khăn trong việc tuyển dụng bác sĩ và thiếu bác sĩ làm việc ở
tất cả các BVCL là tình trạng bác sĩ bỏ việc, xin chuyển công tác đến những nơi có điều
kiện làm việc tốt hơn diễn ra phổ biến đã làm vấn đề thiếu bác sĩ làm việc ngày càng trở nên
nghiêm trọng hơn.
Trong giai đoạn từ năm 2011-2016 ngành Y tế Đắk Lắk có 97 nhân viên xin thôi
việc. Trong đó có 25 bác sĩ làm việc tại các BVCL của tỉnh Đắk Lắk. Trong 25 bác sĩ xin
thôi việc có 13 bác sĩ có trình độ thạc sỹ, chuyên khoa I; số lượng bác sĩ này chủ yếu làm
việc tại BVĐK tỉnh và xu hướng bác sĩ xin thôi việc ở các BVCL của tỉnh Đắk Lắk ngày
càng gia tăng.
2.2.3. Phát triển đội ngũ bác sĩ làm việc trong các Bệnh viện công lập của tỉnh Đắk
Lắk
2.2.3.1. Về số lượng bác sĩ làm việc
Theo quy định tại Thông tư số 08/2007/TTLT-BYT-BNV ngày 05/6/2017 của liên
Bộ Nội vụ, Y tế về hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế Nhà nước
thì số lượng người làm việc/gường bệnh được tính như sau: BVĐK hạng I (tuyến tỉnh) là từ
1,40 – 1,45; BVĐK hạng II (tuyến huyện, thị xã, thành phố) là từ 1,25 – 1,40; BVĐK hạng
14
III (tuyến huyện, thị xã, thành phố) là từ 1,10 – 1,20 và cơ cấu Bác sĩ/chức danh chuyên
môn y tế khác (Điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên) là 1/3 – 1/3,5.
Căn cứ quy định nêu trên và qua thống kê thì tổng số bác sĩ thực tế làm việc tại các
BVCL của tỉnh Đắk Lắk so với định mức quy định đạt như sau:
Năm 2011, có 489/855 bác sĩ, đạt 57%; Năm 2012, có 509/866, đạt 57,8%; Năm
2013, có 502/973 bác sĩ, đạt 51,5%; Năm 2014, có 557/973, đạt 57,2%; Năm 2015 có
579/1025 bác sĩ, đạt 56,4%; Năm 2016, 609/1050 bác sĩ, đạt 58%.
Qua số liệu thống kê, số lượng bác sĩ thực tế làm việc tại các BVCL của tỉnh Đắk
Lắk đạt thấp so với định mức được Bộ Nội vụ, Bộ Y tế quy định. Mặc dù số lượng bác sĩ
làm việc có biến động tăng, giảm qua các năm, nhưng tỷ lệ % bác sĩ làm việc thực tế so với
định mức quy định luôn ở mức thấp, hàng năm chỉ duy trì ở mức dưới 60%. Mức độ thiếu
hụt bác sĩ cũng không giống nhau, điều này dẫn đến sự mất cân đối trong phân bố nguồn lực
bác sĩ làm việc tại các BVCL của tỉnh Đắk Lắk.
Trong năm 2011, tất cả các BVCL của tỉnh Đắk Lắk đều thiếu bác sĩ làm việc so với
định mức và nhu cầu thực tế. Chỉ có 06/15 BVCL của tỉnh Đắk Lắk có số bác sĩ tỷ lệ từ
50% trở lên so với định biên, gồm: BVĐK tỉnh, BVĐK thành phố Buôn Ma Thuột và các
BVĐK các huyện: Lắk, Krông Pắc, Cư M’gar và Krông Năng. Có 09/15 BVCL của tỉnh
Đắk Lắk có bác sĩ làm việc đạt thấp hơn 50% so với định mức; trong đó, thiếu nhiều nhất là
các BVĐK: Huyện Buôn Đôn (đạt 29%), huyện Ea Súp (đạt 36%). Trong các năm 2012,
2013, 2014, 2015, mặc dù số lượng bác sĩ có tăng nhưng tình hình thiếu bác sĩ làm việc tại
các BVCL của tỉnh Đắk Lắk vẫn tiếp tục xảy ra và kéo dài liên tục qua các năm.
Đến năm 2016, mặc dù đã qua 03 đợt tuyển dụng nhưng tình trạng thiếu bác sĩ làm
việc tại các BVCL vẫn tiếp tục diễn ra nghiêm trọng. Vẫn còn 07 BVCL của tỉnh Đắk Lắk
có tỷ lệ bác sĩ làm việc thực tế so với định mức đạt dưới 50%, gồm BVĐK các huyện:
Krông Ana, Krông Bông, Krông Pắc, Ea Kar, Cư M’gar, Súp, Cư Kuin, trong đó BVĐK
huyện Ea Súp chỉ đạt 35%.
BVĐK tỉnh là BVCL được đầu tư cơ sở vật chất tốt nhất, có điều kiện để các bác sĩ
làm việc; đây cũng là nơi phải tiếp nhận lượng bệnh nhân nhiều nhất trong tất cả các BVCL
của tỉnh Đắk Lắk và luôn trong tình trạng quá tải bệnh nhân (Theo thống kê của Sở Y tế:
BVĐK tỉnh được giao chỉ tiêu 1.000 gường bệnh nhưng thực thế công suất sử dụng Bệnh
viện luôn ở mức 1.200 gường bệnh; số lượt đăng ký khám chữa bệnh trong 03 năm gần đây
tăng 13.769 lượt, cụ thể: Tổng số lượt khám và điều trị năm 2014 là 251.730, năm 2016 là
265.499). Tuy nhiên, số lượng bác sĩ làm việc tại đây cũng không đạt theo định mức đề ra
(năm 2016, chỉ đạt 61,3%), thậm chí, thời điểm chỉ đạt 51% so với định biên (năm 2013).
Mặc dù trong bối cảnh số lượng định biên bác sĩ được giao thiếu so với định mức
theo quy định, nhưng ngành Y tế còn phải thực hiện lộ trình tinh giản biên chế theo chủ
trương của Bộ Chính trị tại Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 về tinh giản biên chế
và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức [4]; theo đó, hàng năm phải giảm bình
quân 1,5% số lượng viên chức (so với năm 2015); chỉ được sử dụng 50% số biên chế đã
được tinh giản và số biên chế giải quyết chế độ nghỉ hưu theo quy định. Thêm vào đó, ngày
11/9/2017, Bộ Chính trị có Kết luận số 17-KL/TW về tình hình thực hiện biên chế, tinh giản
biên chế của các tổ chức trong hệ thống chính trị năm 2015 - 2017, mục tiêu, nhiệm vụ giải
15
pháp giai đoạn 2017 – 2021 [43] đã chỉ đạo “Dừng việc giao bổ sung biên chế giai đoạn
2017 – 2021”. Thực hiện chủ trương này ngành Y tế tỉnh Đắk Lắk sẽ tiếp tục gặp khó khăn
để đảm bảo cân đối giữa số lượng bác sĩ và nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng tăng của
người dân.
2.2.3.2. Về chất lượng và phân bố đội ngũ bác sĩ làm việc tại các Bệnh viện công lập
của tỉnh Đắk Lắk
Theo thống kê của Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk, tính đến ngày 31/12/2016, toàn tỉnh có
1.133 bác sĩ làm việc tại các Bệnh viện, Trung tâm, Chi cục công lập thuộc ngành Y tế ở 03
cấp (cấp xã, cấp huyện và cấp tỉnh). Trong đó có 01 bác sĩ có trình độ tiến sỹ, 36 bác sĩ có
trình độ chuyên khoa cấp II, 36 bác sĩ có trình độ thạc sỹ, 317 bác sĩ có trình độ chuyên
khoa cấp I và 743 bác sĩ.
Đối với 15 BVCL của tỉnh Đắk Lắk, có 609 bác sĩ (chiếm 54% so với toàn tỉnh).
Trong đó, có 01 bác sĩ có trình độ tiến sỹ (chiếm 100% so với toàn tỉnh), 20 bác sĩ có trình
độ thạc sỹ (chiếm 56% so với toàn tỉnh), 25 bác sĩ có trình độ chuyên khoa cấp II (chiếm
70% so với toàn tỉnh ), 220 bác sĩ có trình độ chuyên khoa cấp I (chiếm 70% so với toàn
tỉnh) và 343 bác sĩ có trình độ Đại học (chiếm 47% so với toàn tỉnh). Như vậy, đa số bác sĩ
có trình độ cao được tuyển dụng và bố trí làm việc tại các BVCL để thực hiện nhiệm vụ
cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh cho người dân.
Số lượng bác sĩ biến động tăng qua các năm (riêng năm 2013, giảm 07 bác sĩ so với
năm 2012). Trong đó, so với năm 2011, số lượng bác sĩ có trình độ đại học năm 2016 tăng
0,81%, bác sĩ có trình độ chuyên khoa cấp I tăng 0,84 %, bác sĩ có trình độ chuyên khoa cấp
II tăng 0,4%, bác sĩ có trình độ thạc sỹ tăng 0,8 %. Riêng bác sĩ có trình độ tiến sỹ cho đến
năm 2016 mới có 01 người.
So sánh số liệu cho thấy tỷ lệ biến động tăng trình độ chuyên môn của bác sĩ còn hạn
chế, chưa tương xứng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành Y tế trong nước và quốc tế. Số
bác sĩ có trình độ cao còn hạn chế, đặc biệt là số lượng bác sĩ có trình độ tiến sỹ và chuyên
khoa cấp II.
Xét dưới góc độ phân bổ bác sĩ theo số gường bệnh, so sánh số liệu thống kê tại
Bảng 2.5 và Bảng 2.6, ta thấy việc phân bổ bác sĩ không đồng đều giữa các BVCL của tỉnh
Đắk Lắk, đặc biệt là có sự chênh lệch số lượng bác sĩ giữa các BVCL của tỉnh Đắk Lắk có
cùng hạng và cùng số gường bệnh như: Năm 2011, BVĐK huyện Ea Súp, BVĐK huyện Ea
Kar và BVĐK huyện Buôn Đôn có cùng số gường bệnh là 90, nhưng số bác sĩ phân bổ cho
các Bệnh viện lần lược là 11, 09 và 15 hoặc BVCL có số gường bệnh ít hơn nhưng được
phân bổ số bác sĩ nhiều hơn, như: BVĐK huyện Krông Năng có 100 gường bệnh, được
phân bố 21 bác sĩ, trong khi BVĐK huyện Cư Kuin nhiều hơn 15 gường bệnh, nhưng số bác
sĩ được phân bổ ít hơn 03 bác sĩ.
Việc phân bố bác sĩ không đều duy trì qua các năm mà chưa được khắc phục, cân
đối, thậm chí có chiều hướng tăng cao như: Năm 2016, BVĐK Ea Súp có 100 gường bệnh,
được bố trí 12 bác sĩ, nhưng BVĐK huyện Buôn Đôn cũng có cùng số gường bệnh nhưng
bố trí 18 bác sĩ, nhiều hơn 6 bác sĩ.
Số bác sĩ có trình độ chuyên khoa cấp I chủ yếu tập trung ở BVCL của tỉnh Đắk Lắk
có trụ sở đóng tại những địa phương có điều kiện có kinh tế xã hội phát triển như: Thành
16
phố Buôn Ma Thuột, thị xã Buôn Hồ. Đối với bác sĩ có trình độ chuyên khoa cấp II chủ yếu
tập trung tại BVĐK tỉnh, còn những BVCL của tỉnh Đắk Lắk khác không có bác sĩ chuyên
khoa cấp II hoặc nếu có chỉ có từ 01 đến 02 người; cá biệt, BVĐK thành phố Buôn Ma
Thuột là bệnh viện hạng II, nhưng trong năm 2016, Bệnh viện không có bác sĩ trình độ
chuyên khoa cấp II.
Việc phát triển, phân bố đồng đều đội ngũ bác sĩ này làm việc tại các BVCL của tỉnh
Đắk Lắk, đặc biệt là Bệnh viện tuyến huyện là việc làm hết sức cần thiết và cấp bách để làm
nhân tố chủ chốt nâng cao chất lượng khám chữa bệnh của các BVCL của tỉnh Đắk Lắk.
2.2.3.3. Chế độ đãi ngộ, thu hút đội ngũ bác sĩ trong các Bệnh viện công lập của tỉnh
Đắk Lắk
- Chế độ đãi ngộ, thu hút của tỉnh Đắk Lắk
Ngày 19/12/2008, HĐND tỉnh Đắk Lắk ban hành Nghị quyết số 31/2008/NQ-
HĐND, quy định: Hỗ trợ lần đầu 10 triệu đồng/người cho bác sĩ về nhận công tác tại các
Bệnh viện thuộc 5 huyện: M’Drắk, Krông Bông, Lắk, Ea Súp và Buôn Đôn. Hỗ trợ kinh phí
thu hút đối với bác sĩ chuyên khoa cấp I là 15 triệu/người; bác sĩ chuyên khoa cấp II là 20
triệu/người khi tuyển dụng mới hoặc mới nhận công tác tại các BVCL của tỉnh Đắk Lắk.
Ngày 30/8/2011, HĐND tỉnh Đắk Lắk ban hành Nghị quyết số 16/2011/NQ-HĐND,
theo đó, nâng mức hỗ trợ và bổ sung đối tượng được hưởng chế độ hỗ trợ như sau: Hỗ trợ
kinh phí thu hút đối với bác sĩ nội trú và thạc sỹ y khoa là 20 triệu đồng; bác sĩ chuyên khoa
cấp II là 25 triệu/người khi tuyển dụng mới hoặc mới nhận công tác tại các BVCL của tỉnh
Đắk Lắk.
Như vậy, trong giai đoạn 2011-2013, tỉnh Đắk Lắk đã có những quy định về hỗ trợ
thu hút đối với bác sĩ về làm việc trong các BVCL của tỉnh Đắk Lắk tại các huyện có điều
kiện kinh tế khó khăn.
Trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013, việc thực hiện chế độ hỗ trợ, thu hút đối
với bác sĩ đạt hiệu quả rất thấp; chỉ thực hiện được đối với 05 trường hợp trong năm 2011.
Những trường hợp này là được tuyển dụng mới thông qua kỳ tuyển dụng năm 2011 do
ngành Y tế tỉnh Đắk Lắk tổ chức. Các mức hỗ trợ này không tạo được động lực để thu hút
lực lượng bác sĩ hiện đang làm việc tại các đơn vị sự nghiệp khác (trong và ngoài tỉnh) đến
nhận công
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_quan_ly_nha_nuoc_doi_voi_doi_ngu_bac_si_tro.pdf