Văn hóa là một hệ thống những giá trị về vật chất và tinh
thần do con người tích lũy và sáng tạo được trong quá trình cộng cư
với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội, mang tính bền vững
và truyền thống.
Di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản
văn hóa vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn
hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước
Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng
đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị
lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không
ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác
b ng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác.
Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là di sản văn hóa phi vật
thể được đưa vào danh mục quốc gia về di sản văn hóa phi vật thể
26 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 22/02/2022 | Lượt xem: 380 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Bình Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sản văn hóa từ Trung ương xuống cơ sở tiến hành để thực
hiện chức năng, nhiệm vụ do Nhà nước ủy quyền nh m bảo vệ và
phát huy các giá trị di sản văn hóa phi vật thể, đáp ứng nhu cầu về
văn hóa ngày càng cao của nhân dân, góp phần xây dựng và phát
triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
1.2.2. Đặc trưng c ản của quản nh nư c v di sản
văn hóa hi v t thể
Một là, chủ thể của hoạt động quản lý nhà nước về di sản
văn hóa phi vật thể là các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các cá
nhân được Nhà nước trao quyền.
Hai là, đối tượng quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật
thể là tất cả cá nhân, tổ chức tham gia vào loại hình di sản văn hóa
này và hoạt động của các cá nhân, tổ chức đó trong việc giữ gìn, bảo
vệ, bảo tồn và phát triển di sản văn hóa phi vật thể.
Ba là, quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể là hoạt
động mang tính quyền lực nhà nước, sử dụng các công cụ, pháp luật,
các chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch,để quản lý, đảm
bảo cho hoạt động bảo tồn và phát triển di sản văn hóa phi vật thể
diễn ra thống nhất trên cả nước, phù hợp với chủ trương, đường lối
8
của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, đồng thời phát huy
quyền làm chủ của nhân dân.
Bốn là, mục tiêu quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật
thể nh m giữ gìn, bảo tồn và phát triển di sản văn hóa phi vật thể
trong đời sống đương đại.
1.2.3 Nội dung quản nh nư c v di sản văn hóa hi v t thể
Qua thực tiễn nghiên cứu công tác quản lý nhà nước nhà
nước về di sản văn hóa, có thể khái quát thành 6 nhóm nội dung sau:
Một là, xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy
hoạch, kế hoạch, chính sách bảo tồn và phát triển giá trị di sản văn
hóa phi vật thể.
Hai là, ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm
pháp luật về bảo tồn và phát triển di sản văn hóa phi vật thể.
Ba là, tổ chức, chỉ đạo các hoạt động bảo tồn và phát triển
di sản văn hóa phi vật thể; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
về di sản văn hóa phi vật thể.
Bốn là, huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực trong việc
bảo tồn và phát triển di sản văn hóa phi vật thể.
Năm là, thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo;
vinh danh khen thưởng trong việc bảo tồn và phát triển di sản văn
hóa phi vật thể.
Sáu là, tổ chức và quản lý hợp tác quốc tế về bảo tồn và
phát triển di sản văn hóa phi vật thể.
1.2.4. Sự cần thiết phải quản nh nư c v di sản văn
hóa phi v t thể
Di sản văn hóa phi vật thể là một bộ phận của văn hóa Việt
Nam; là một loại hình nghệ thuật, hoạt động văn hóa không thể thiếu
trong tổng thể những giá trị văn hóa - tinh thần của dân tộc Việt Nam.
Để di sản văn hóa phi vật thể luôn tồn tại cùng với văn hóa dân tộc, rất
cần có sự quan tâm của các ngành, các cấp có liên quan trong công tác
quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể, sự tham gia của những
người làm công tác nghiên cứu, sưu tầm và bảo tồn loại hình di sản
văn hóa này trong kho tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam.
Bảo tồn và phát triển các di sản văn hóa phi vật thể của Việt
Nam là một lĩnh vực rộng, có tính xã hội cao, có vị trí quan trọng
trong việc xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc
dân tộc và có vị trí quan trọng trong sự nghiệp phát triển thể dục thể
thao ở nước ta. Chính vì thế, quản lý nhà nước về bảo tồn và phát
9
triển di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam là cần thiết và phù hợp với
chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước ta, phù hợp với điều
kiện thực tế trong nước, quốc tế.
Bên cạnh đó, bảo tồn và phát triển di sản văn hóa phi vật thể
của Việt Nam còn là phương pháp tốt để đạt được mục tiêu nâng cao
đời sống văn hoá, nâng cao thể chất, sức khoẻ của mọi tầng lớp nhân
dân. Chính vì vậy, cần phải quan tâm bảo tồn và phát huy nghệ thuật
truyền thống này để thu hút khách du lịch trong và ngoài nước, cùng
với các loại hình và các sản phẩm du lịch khác, góp phần đẩy mạnh
phát triển du lịch, thu hút được các dự án đầu tư lớn để có thể thúc
đẩy sự tăng trưởng kinh tế chung của cả tỉnh, đồng thời quảng bá
được hình ảnh, văn hóa của người Việt đến người dân cả nước và
bạn bè quốc tế.
Tuy nhiên, việc bảo tồn và phát triển các di sản văn hóa phi
vật thể Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập. Việc khai thác, bảo tồn các
giá trị văn hoá truyền thống và những tinh hoa của các di sản văn hóa
phi vật thể Việt Nam còn nhiều hạn chế, một số di sản còn chưa được
quan tâm đúng mức, bị xuống cấp, thất lạc hoặc chưa được quan tâm
khôi phục. Việc giới thiệu, quảng bá các di sản văn hóa phi vật thể ra
quốc tế trong những năm qua chưa được quan tâm đúng mức, vẫn
còn phát triển một cách tự phát.
Với tất cả những nhu cầu cấp thiết trên, cần thiết phải tăng
cường công tác quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể để
những di sản này có cơ hội và điều kiện được lưu giữ, bảo tồn và
phát triển xứng tầm với những giá trị, ý nghĩa và đóng góp của nó
trong sức sống của văn hóa dân tộc.
1.3. Kinh nghiệm của một số địa phương trong công tác
quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể
1.3.1. Kinh nghiệm của tỉnh Phú Yên
Qua những thành tựu mà tỉnh Phú Yên đã được được trọng
công tác quản lý nhà nước về nghệ thuật Bài Chòi dân gian nêu trên,
có thể đúc kết một số kinh nghiệm cho các địa phương trong công
tác quản lý nhà nước về văn hóa nói chung, di sản văn hóa phi vật
thể nói riêng như sau:
Một là, tiến hành nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê thực trạng
của loại hình di sản cần quản lý nh m cung cấp đúng, kịp thời và đầy
đủ những số liệu làm cơ sở cho cơ quan quản lý ra các quyết định
quản lý.
10
Hai là, cần xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề
án bảo tồn và phát huy các loại hình di sản cần quản lý nh m hoạch
định, định hướng cho công tác quản lý, đảm bảo cho công tác quản
lý nhà nước diễn ra một cách đồng bộ, thống nhất, hiệu lực, hiệu quả.
Ba là, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực đối với việc bảo
tồn và phát huy các loại hình di sản bởi đây là nhân tố then chốt góp
phần thực hiện thành công các quyết định quản lý, các chương trình,
kế hoạch, quy hoạch về bảo tồn và phát huy các loại hình di sản.
Bốn là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục
trong việc bảo tồn và phát huy các di sản nh m mang di sản đến gần
hơn với công chúng; quảng bá hình ảnh dân tộc đến bạn bè quốc tế;
khẳng định vị trí và vai trò của di sản văn hóa trong đời sống xã hội,
góp phần đáng kể vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
1.3.2. Kinh nghiệm của tỉnh Khánh Hòa
Tương tự tỉnh Phú Yên, công tác quản lý nhà nước về di sản
văn hóa trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đã đạt được những kết quả nhất
định do tỉnh đã sớm xây dựng và phê duyệt quy hoạch, kế hoạch bảo
tồn và phát huy các di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh; chú
trọng đào tạo, bồi dưỡng nghệ nhân các di sản văn hóa phi vật thể.
Bên cạnh đó, tỉnh Khánh Hòa còn chú trọng công tác vinh danh,
khen thưởng các nghệ nhân ưu tú, có đóng góp quan trọng đối với sự
phát triển của các di sản văn hóa. Đây là sự ghi nhận những đóng
góp, công lao của những nghệ nhân đã gắn bó cuộc đời với sự nghiệp
gìn giữ và phát huy giá trị để di sản có sức sống bền vững, lan t a
sâu rộng như ngày hôm nay; là động lực khuyến khích, cổ vũ tinh
thần cho nghệ nhân tiếp tục cống hiến, “truyền lửa, tiếp sức” nuôi
dưỡng tình yêu di sản; là sự tôn vinh xứng đáng đối với nghệ nhân -
“Báu vật nhân văn sống”.
1.3.3. Giá trị tham khảo rút ra cho tỉnh Bình Định trong
công tác quản nh nư c v di sản văn hóa hi v t thể
Thứ nhất, phải xây dựng quy hoạch, kế hoạch bảo tồn và
phát huy di sản văn hóa phi vật thể trong khoảng thời gian sắp tới.
Thứ hai, đa dạng hóa và đẩy mạnh các hình thức tuyên
truyền, phổ biến, quảng bá, giáo dục các chính sách, pháp luật và các
hoạt động về bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa phi vật thể đối
với người dân trên địa bàn tỉnh.
Thứ ba, cần có sự liên kết, hợp tác giữa các địa phương có
cùng loại hình di sản văn hóa phi vật thể để cùng nhau học h i, chia
11
sẻ kinh nghiệm trong công tác bảo tồn và phát huy loại hình di sản
này, đặc biệt là trong bối cảnh của xu thế hội nhập văn hóa, hội nhập
toàn diện, đảm bảo góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Thứ tư, thường xuyên củng cố, kiện toàn, nâng cao năng lực
quản lý, điều hành của Sở VHTTDL tỉnh Bình Định. Để Sở
VHTTDL Bình Định phát huy được vai trò, thể hiện tốt chức năng
của mình, trong đó có quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy di
sản văn hóa phi vật thể, cần phải quan tâm đến công tác đào tạo đội
ngũ cán bộ, công chức, chú trọng đến việc cung cấp kiến thức
chuyên sâu về các di sản văn hóa phi vật thể, kiến thức về tin học,
ngoại ngữ, áp dụng các hình thức điều động, luân chuyển,tạo điều
kiện để cán bộ, công chức có điều kiện tiếp cận với thực tiễn, đồng
thời thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo chuyên đề hoặc giao
lưu, sinh hoạt về các di sản văn hóa phi vật thể với các địa phương để
trao đổi kinh nghiệm trong công tác quản lý nhà nước về bảo tồn và
phát huy các di sản văn hóa phi vật thể.
Thứ năm, chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nghệ nhân các di sản
văn hóa phi vật thể; tăng cường vinh danh, khen thưởng các nghệ
nhân ưu tú, có đóng góp quan trọng đối với sự phát triển của các di
sản văn hóa để động viên, khuyến khích các nghệ nhân tiếp tục thực
hiện “sứ mệnh” của mình trong việc bảo tồn và phát huy các di sản
văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh.
Thứ sáu, đẩy mạnh xã hội hóa trong hoạt động bảo tồn và
phát huy các di sản văn hóa phi vật thể tại Bình Định, thu hút sự
tham gia của người dân, lồng ghép vào các hoạt động xã hội. Để làm
được điều đó, việc quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết các loại
hình di sản văn hóa phi vật thể phải được thực hiện khoa học, đề cao
quyền lợi của người tài trợ b ng cách tôn vinh, biểu dương và quyền
lợi hợp pháp trong quá trình tổ chức các hoạt động của di sản.
Tiểu kết chương 1
Trong Chương 1, tác giả tập trung trình bày một số khái
niệm về văn hóa, di sản văn hóa, di sản văn hóa vật thể, di sản văn
hóa phi vật thể, quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể; đặc
điểm, nội dung cơ bản của quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi
vật thể; sự cần thiết phải quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật
thể ở nước ta và kinh nghiệm của một số địa phương trong công tác
quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể. Việc làm rõ các khái
12
niệm có liên quan, đặc điểm, nội dung quản lý di sản văn hóa cũng
như những kinh nghiệm ở một số địa phương là cơ sở khoa học, cơ
sở lý luận và thực tiễn quan trọng để tác giả đi sâu nghiên cứu tình
hình quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn
hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh Bình Định. Cơ sở lý luận vững chắc
giúp đề tài được thực hiện có tính định lượng cao, góp phần đưa ra
các giải pháp hiệu quả có thể áp dụng vào thực tiễn quản lý nhà nước
về di sản văn hóa nói chung và trên địa bàn tỉnh Bình Định nói riêng.
Chư ng 2:
THỰC TRẠNG QU N NHÀ N C V DI N V N HÓA
PHI VẬT THỂ CẤP QUỐC GIA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
BÌNH ĐỊNH TRONG NHỮNG N M QUA
2.1. Khái quát về t nh Bình Định và Di sản văn hóa phi
vật thể cấp quốc gia trên địa bàn t nh Bình Định
2.1.1. Kh i qu t v tỉnh Bình Định
Bình Định là một tỉnh duyên hải miền Trung Việt Nam.
Lãnh thổ của tỉnh trải dài 110 km theo hướng Bắc - Nam, diện tích tự
nhiên là 6.039, 6 km², diện tích vùng lãnh hải: 36.000 km². Phía Bắc
giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía Nam giáp tỉnh Phú Yên, phía Tây giáp
tỉnh Gia Lai, phía Đông giáp biển Đông với bờ biển dài 134 km.
Bình Định có một mạch nguồn văn hóa rất xa xưa, nếu nói
phía Bắc có nền văn hóa Đông Sơn, phía Nam có nền văn hóa Óc Eo
thì Bình Định, trung điểm của khu vực miền Trung có nền văn hóa
Sa Huỳnh và nền văn hóa Chămpa nổi tiếng. Thừa hưởng một mạch
nguồn văn hóa phải nói là hết sức đồ sộ và cổ xưa, trải qua hàng
nghìn năm dựng nước và giữ nước văn hóa Bình Định vừa lan t a
vừa tiếp thu những giá trị của các nền văn hóa khác để bồi đắp, làm
phong phú cho mình.
2.1.2. Khái quát các Di sản văn hóa hi v t thể ở Bình Định
Bình Định được biết đến là vùng “đất võ - trời văn” với hệ
thống di sản văn hóa vô cùng phong phú và đa dạng, đặc biệt là di
sản văn hóa phi vật thể.
Tính đến nay, tỉnh Bình Định có 90 di sản văn hóa phi vật
thể được ghi danh để điều tra, kiểm kê. Trong đó, có di sản đã
nghiên cứu, xây dựng nội dung tư liệu để tiến hành soạn thảo hồ sơ
khoa học; đồng thời có 31 di sản được đưa vào danh mục cần lập kế
hoạch triển khai xây dựng hồ sơ. Vào ngày 2 12 2012, Võ cổ truyền
Bình Định đã được Bộ VHTTDL công nhận là Di sản văn hóa phi
13
vật thể quốc gia. Đến năm 2014, Bộ VHTTDL đã ban hành Quyết
định số 2684 QĐ-BVHTTDL ngày 25/8/2014 công bố Danh mục Di
sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Trong 19 di sản được công nhận
mới lần này, tỉnh Bình Định có hai di sản và đều ở loại hình nghệ
thuật trình diễn dân gian đó là: Hát bội Bình Định và nghệ thuật Bài
chòi dân gian. Như vậy, Đến nay Bình Định hiện hiện có 3 di sản
văn hóa phi vật thể cấp quốc gia là Võ cổ truyền Bình Định, Bài
Chòi và Hát Bội.
2.2. Thực trạng công tác quản lý nhà nước về di sản văn
hóa phi vật thể cấp quốc gia tại Bình Định
2.2.1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến ược, quy
hoạch, kế hoạch, chính sách bảo tồn và phát triển di sản văn hóa
phi v t thể cấp quốc gia tại Bình Định
Trong những năm qua, công tác xây dựng và triển khai các
chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, đề án, dự án về bảo tồn và phát huy
các di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia được chú trọng và thực
hiện có chất lượng, phù hợp với chiến lược, quy hoạch chung của cả
nước về bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể, từ đó tạo
thuận lợi cho công tác quản lý chuyên ngành đi vào nề nếp và thực
hiện có hiệu quả. Tỉnh Bình Định đã tích cực và chủ động thực hiện
theo Chiến lược phát triển sự nghiệp Văn hóa đến năm 2020 của
nước ta đã đề ra, trong đó rất coi trọng công tác bảo tồn và phát huy
các giá trị di sản văn hóa phi vật thể tiến tới xây dựng nền văn hóa
Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
2.2.2. Ban hành và tổ chức thực hiện c c văn ản quy
phạm pháp lu t v bảo tồn và phát triển di sản văn hóa hi v t thể
cấp quốc gia tại Bình Định
Để cụ thể hóa những quan điểm, đường lối chỉ đạo của Đảng
trong công tác quản lý nhà nước về bảo tồn và phát triển di sản văn
hóa phi vật thể cấp quốc gia, Bình Định đã ban hành và tổ chức thực
hiện nhiều văn bản pháp lý có liên quan.
2.2.3. Tổ chức, chỉ đạo các hoạt động bảo tồn và phát triển
di sản văn hóa hi v t thể; tuyên truy n, phổ biến, giáo dục pháp
lu t v di sản văn hóa hi v t thể cấp quốc gia tại Bình Định
Trong những năm qua, tỉnh Bình Định đã không ngừng đẩy
mạnh, tăng cường tổ chức, chỉ đạo các hoạt động bảo tồn và phát
triển di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia tại Bình Định và đã đạt
được nhiều kết quả khả quan góp phần bảo tồn và phát huy các di sản
14
văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh.
Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về di sản
văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh không ngừng được đẩy mạnh
đặc biệt là sau khi Luật Di sản văn hóa sửa đổi, bổ sung năm 2009.
2.2.4. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo tồn
và phát triển di sản văn hóa hi v t thể cấp quốc gia tại Bình Định
Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên môn về
bảo tồn và phát triển di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia tại Bình
Định được chú trọng. Nguồn nhân lực chuyên môn cho công tác bảo
tồn và phát triển di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia tại Bình
Định trên địa bàn tỉnh được tăng cường củng cố, ổn định và đi vào
hoạt động khá hiệu quả.
Về tổ chức, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học: tỉnh đã
triển khai thực hiện khá nhiều chương trình, đề tài nghiên cứu khoa
học cấp tỉnh và cấp bộ. Các công trình nghiên cứu tập trung sưu tầm,
bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa, nghệ thuật đặc sắc của các
di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh.
Về nguồn tài chính: Trong những năm qua, Sở VHTTDL
Bình Định đã chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài
chính và các sở, ngành liên quan bố trí, phân bổ nguồn lực để bảo
đảm thực hiện các kế hoạch, đề án, dự án về bảo tồn và phát triển các
di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Bình Định.
2.2.5. Tổ chức, chỉ đạo vinh danh khen thưởng trong việc
bảo tồn và phát triển di sản văn hóa hi v t thể cấp quốc gia tại
Bình Định
Trong những năm qua, chính quyền tỉnh, các mạnh thường
quân đã có nhiều hoạt động thăm h i, tặng quà, h trợ về vật chất, tài
chính, kịp thời vinh danh, động viên, khen thưởng đối với các nghệ
nhân, võ sư, những người có đóng góp tích cực trong công tác bảo
tồn và phát huy các di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh.
2.2.6. Tổ chức và quản lý hợp tác quốc tế v bảo tồn và
phát triển di sản văn hóa hi v t thể cấp quốc gia tại Bình Định
Thông qua việc hợp tác với các quốc gia có các loại hình
nghệ thuật dân gian tương đồng với các di sản văn hóa phi vật thể
trên địa bàn đã giúp tỉnh Bình Định nói riêng và Việt Nam nói chung
học h i được nhiều kinh nghiệm quý báu trong bảo tồn và phát huy
các loại hình nghệ thuật truyền thống, đặc biệt là công tác lập hồ sơ
đệ trình lên UNESC ; đồng thời, thông qua hội thảo và các hoạt
15
động hợp tác quốc tế khác đã góp phần quảng bá vẻ đ p của nghệ
thuật dân tộc đối với thế giới, góp phần xây dựng thành công nền văn
hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, hòa nhập nhưng
không hòa tan.
2.3. Đánh giá chung
2.3.1. Những mặt đạt được v nguyên nhân
1 1 Những m t đạt đư c
Một là, công tác xây dựng và ban hành các văn bản về bảo
tồn và phát triển các di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia ở Bình
Định được chính quyền tỉnh thực hiện kịp thời, đúng thời điểm
Hai là, công tác tổ chức, chỉ đạo thực hiện việc bảo tồn và
phát triển các di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia trên địa bàn
tỉnh Bình Định trong những năm qua đã được tổ chức triển khai đảm
bảo tính hiệu quả, khoa học, thể hiện đúng đắn chủ trương, đường lối
của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
Ba là, công tác đào tạo, bồi dưỡng và h trợ đào tạo, bồi
dưỡng nguồn nhân lực cho hoạt động quản lý nhà nước về bảo tồn và
phát triển các di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia ở Bình Định
được tăng cường.
Bốn là, công tác nghiên cứu khoa học về các di sản văn hóa
phi vật thể cấp quốc gia ở Bình Định cũng được các cấp, các ngành
quan tâm và bước đầu đã có kết quả nhất định.
Năm là, công tác đầu tư cho các hoạt động bảo tồn, phát huy
các giá trị di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia ở Bình Định được
tăng cường. Hoạt động xã hội hóa được đẩy mạnh về quy mô và chất
lượng, khuyến khích được nhiều thành phần kinh tế tham gia, tạo
điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước về bảo tồn và phát
triển di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia ở Bình Định diễn ra có
hiệu quả.
Sáu là, công tác tuyên truyền, phổ biến, quảng bá các di sản
văn hóa phi vật thể cấp quốc gia ở Bình Định rất được tỉnh chú trọng
và thực hiện có hiệu quả. Được thể hiện thông qua nhiều hình thức.
2.3.1.2. Nguyên nhân của những m t đạt đư c
Bình Định là tỉnh có nhiều thuận lợi về điều kiện tự nhiên,
kinh tế - xã hội, có hệ thống di sản văn hóa phi vật thể phong phú và
đa dạng
Các cơ chế, chính sách, pháp luật của Nhà nước từng bước tạo
sự thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động bảo tồn
16
và phát triển các di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia ở Bình Định.
Công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động bảo tồn và phát
triển các di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia ở Bình Định luôn
nhận được sự quan tâm, giúp đỡ, chỉ đạo của Trung ương Đảng,
Chính phủ và các bộ, ngành
Chính quyền tỉnh đã tích cực, chủ động tăng cường mở rộng
quan hệ hợp tác, trao đổi kinh nghiệm quản lý nhà nước về bảo tồn
và phát triển các di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia ở Bình Định
với các địa phương trong nước và quốc tế.
Chủ trương xã hội hóa các hoạt động văn hóa đã đi vào thực
tiễn đời sống. Điều này đã tạo động lực thúc đẩy sự phát triển toàn
diện của ngành văn hóa nói chung và công tác bảo tồn và phát triển
các di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia ở Bình Định nói riêng.
2.3.2. Những mặt hạn chế v nguyên nhân
1 Những m t hạn ch
Một là, công tác tổ chức, chỉ đạo các hoạt động bảo tồn và
phát triển các di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia ở Bình Định
chưa được đẩy mạnh.
Hai là, đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về bảo
tồn và phát triển các di sản văn hóa nhìn chung còn m ng và yếu.
Ba là, công tác nghiên cứu khoa học về bảo tồn và phát triển
các di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia ở Bình Định chưa thực sự
đi sâu vào thực tế việc bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống cốt
lõi của nó.
Bốn là, nguồn kinh phí cho hoạt động bảo tồn và phát triển
các di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia ở Bình Định còn nhiều
hạn chế.
Năm là, công tác tuyên truyền, quảng bá và hợp tác quốc tế
về bảo tồn và phát triển các di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia ở
Bình Định còn thiếu sáng tạo, chưa đa dạng về nội dung và hình thức
Sáu là, công tác vinh danh, khen thưởng và việc thực hiện
chính sách h trợ đối với các nghệ nhân, võ sư chưa được thực hiện
thường xuyên, chưa nhận được sự quan tâm của chính quyền các cấp.
Ngu ên nhân của những m t hạn ch
Nguyên nhân khách quan:
Do mặt trái của nền kinh tế thị trường, của quá trình hội
nhập, toàn cầu hóa, đô thị hóa diễn ra mạnh đã dẫn đến hiện tượng
du nhập nhiều làn sóng văn hóa “ngoại lai”.
17
Nguyên nhân chủ quan:
Nhận thức của các ngành, các cấp và của toàn xã hội về vai
trò, ý nghĩa của các di sản văn hóa phi vật thể trên địa bản tỉnh đã
được nâng cao nhưng chưa sâu sắc và toàn diện, chưa được cụ thể
hóa b ng các biện pháp, kế hoạch và chương trình cụ thể.
Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ, công chức làm
công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa phi vật thể ở
cơ sở còn thiếu và yếu, phải kiêm nhiệm nhiều lĩnh vực khác. Chưa
kịp thời đào tạo nguồn nhân lực kế cận và bồi dưỡng nghiệp vụ, tiếp
thu kiến thức mới, làm ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển chung
của toàn ngành.
Tổ chức bộ máy nhà nước quản lý nhà nước về di sản văn
hóa phi vật thể vẫn còn một số bất cập. Sự phân công, phân cấp và
phối hợp hoạt động giữa các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh, các
đơn vị sự nghiệp văn hóa từ tỉnh đến cơ sở còn cầm chừng, theo sự
vụ, chưa có chiến lược định hướng phát triển lâu dài và cụ thể, vẫn
chưa thật sự chặt ch .
Chính sách huy động vốn và nguồn kinh phí đầu tư từ các
nguồn lực xã hội, các tổ chức, cá nhân cho sự nghiệp bảo tồn và phát
huy di sản văn hóa phi vật thể chưa tương xứng và chưa thu hút các
nhà đầu tư, lại thêm việc sử dụng các nguồn lực từ xã hội hóa vẫn
chưa hợp lý, kém hiệu quả.
2.3.3. C hội và thách thức
Hội nhập quốc tế đã và đang tác động đến những giá trị văn
hoá truyền thống của dân tộc Việt Nam cả theo hướng tích cực lẫn
tiêu cực. Một mặt, nó góp phần nâng cao trình độ tư duy khoa học
của xã hội công nghiệp, góp phần làm giàu thêm, phong phú thêm
các giá trị văn hoá Việt Nam truyền thống. Mặt khác, nó cũng đặt ra
những thách thức lớn trong việc giữ gìn và phát huy những giá trị
văn hoá truyền thống, và thách thức lớn nhất là làm thế nào để nền
văn hóa dân tộc vừa có thể tiếp thu được các giá trị thời đại, tinh hoa
văn hoá nhân loại, vừa có thể giữ được bản sắc dân tộc vốn có;
không bị hoà tan, không bị nhấn chìm vào các nền văn hóa khác hoặc
trở thành “cái bóng mờ” của dân tộc khác, nền văn hoá khác.
Tiểu kết chương 2
Ở Chương 2 luận văn trình bày khái quát về tỉnh Bình Định
và các di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh. Từ đó, phân tích
thực trạng công tác quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy các di
18
sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Bình Định;
phân tích những thuận lợi, khó khăn, thời cơ, thách thức và các
nguyên nhân của chúng trong công tác quản lý nhà nước về bảo tồn
và phát huy các di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia trên địa bàn
tỉnh. Khung lý thuyết cơ bản ở chương 1 cùng với phần thực tiễn ở
chương 2 s là nền tảng, cơ sở để tác giả đề ra các giải pháp nh m
đổi mới công tác quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể cấp
quốc gia trên địa bàn tỉnh Bình Định ở chương 3.
Chư ng 3:
GI I PHÁP ĐỔI M I QU N NHÀ N C
VỂ DI N V N HÓA PHI VẬT THỂ CẤP QUỐC GIA
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH
3.1. Mục tiêu, quan điểm, định hướng
3.1.1. Mục tiêu
Bảo vệ, gìn giữ, kế thừa và phát huy có chọn lọc giá trị di
sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh; phục vụ nhu cầu nhận thức
và hưởng thụ văn hóa tại địa phương.
Gắn kết di sản văn hóa phi vật thể ở Bình Định với phát triển
du lịch cộn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_di_san_van_hoa_phi_vat.pdf