Tóm tắt Luận văn Quản lý Nhà nước về giảm nghèo tại thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam - Đỗ Thị Thu Thiết

NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIẢM NGHÈO

1.2.1. Triển khai thực hiện các chính sách về giảm nghèo

Chính sách giảm nghèo là những quyết định, quy định của nhà

nước nhằm cụ thể hóa các chương trình dự án cùng với nguồn lực, vật

lực, các thể chức, quy trình hay cơ chế thực hiện nhằm tác động đối

tượng cụ thể như người nghèo, hộ nghèo hay xã nghèo với mục đích

cuối cùng là giảm nghèo.

1.2.2 Nguồn lực cho công tác giảm nghèo

Các yếu tố nguồn lực như đất đai, nguồn vốn, sự tham gia của các

lực lượng giảm nghèo, sự hỗ trợ từ bên ngoài. ảnh hưởng trực tiếp

đến công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo.

1.2.3 Tổ chức bộ máy thực hiện công tác giảm nghèo

Công tác giảm nghèo có đạt được thành công hay không phụ

thuộc rất lớn vào mức độ và khả năng tổ chức bộ máy làm công tác

cho hoạt động giảm nghèo. Tổ chức bộ máy quản lý phải gắn với mục

tiêu và phương hướng hoạt động của hệ thống công tác giảm nghèo.

Có gắn với mục tiêu và phương hướng thì bộ máy quản lý hoạt động

mới có hiệu quả.

Nguyên tắc tổ chức bộ máy thực hiện công tác giảm nghèo gồm:

- Chuyên môn hoá và cân đối

- Linh hoạt và thích nghi với môi trường

- Bảo đảm tính hiệu quả

pdf26 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 454 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý Nhà nước về giảm nghèo tại thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam - Đỗ Thị Thu Thiết, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i học, không được đi khám, không có đất đai để trồng trọt hoặc không có nghề nghiệp để nuôi sống bản thân, không được tiếp cận tín dụng. Nghèo cũng có nghĩa sự không an toàn, không có quyền, và bị loại trừ của các cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng. Nghèo có nghĩa dễ bị bạo hành, phải sống ngoài lề xã hội hoặc trong các điều kiện rủi ro, không được tiếp cận nước sạch và công trình vệ sinh an toàn b. Tiêu chí xác định chuẩn nghèo đa chiều ở Việt Nam Bảng 1.1. Chuẩn nghèo của Việt Nam thời kỳ 2006 – 2020 Đơn vị: đồng/ người/ tháng Giai đoạn Khu vực 2006 – 2010 [28] 2011 – 2015 [29] 2016 – 2020 [30] Nông thôn 200.000 400.000 700.000 Thành thị 260.000 500.000 900.000 (Nguồn: Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) Để đo lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản sẽ dựa vào 10 chỉ số sau: (1) Tiếp cận các dịch vụ y tế; (2)Bảo hiểm y tế; (3) Trình độ giáo dục của người lớn; (4) Tình trạng đi học của trẻ em; (5) Chất lượng nhà ở; (6)Diện tích nhà ở bình quân đầu người; (7) Nguồn nước sinh hoạt; (8) Hố xí/ nhà tiêu hợp vệ sinh; (9) Sử dụng dịch vụ 5 viễn thông; (10) Tài sản phục vụ tiếp cận thông tin 1.1.2 Quan niệm về giảm nghèo Giảm nghèo là tổng thể các biện pháp, chính sách của Nhà nước và xã hội hay là của chính những đối tượng thuộc diện nghèo, nhằm tạo điều kiện để họ có thể tăng thu nhập, thoát khỏi tình trạng thu nhập không đáp ứng được những nhu cầu tối thiểu và thỏa mãn được các nhu cầu cơ bản khác của con người: y tế, giáo dục và điều kiện sống trên cơ sở chuẩn nghèo được quy định theo từng địa phương, từng khu vực và quốc gia. 1.1.3 Khái niệm quản lý nhà nƣớc về giảm nghèo Quản lý nhà nước về giảm nghèo là hoạt động có ý thức do Nhà nước thực hiện thông qua các công cụ (cơ chế, chính sách, pháp luật, hệ thống tổ chức, nguồn lực) và các biện pháp hành chính khác (thanh tra, kiểm tra, giám sát) tác động vào người nghèo với mục tiêu xóa đói giảm nghèo, đảm bảo công bằng, an sinh xã hội trong từng giai đoạn nhất định. 1.1.4 Vai trò của quản lý nhà nƣớc về giảm nghèo: Xây dựng và ban hành các chính sách, cơ chế phù hợp như tạo việc làm, dạy nghề, hỗ trợ tài chính, đào tạo cho đội ngũ lao động nghèo trở thành lực lượng lao động có chuyên môn, tay nghề, nâng cao chất lượng cuộc sống cho bộ phận dân cư nghèo, bảo đảm cho nền kinh tế ổn định và phát triển trên diện rộng với chất lượng cao hơn. Tạo môi trường kinh tế - xã hội và khuôn khổ hành lang pháp lý ổn định, an toàn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện giúp đỡ người nghèo tiếp cận các dịch vụ cơ bản việc làm, giáo dục, y tế, chính sách hỗ trợ... Các chính sách, chương trình, đề án trong công tác QLNN về giảm nghèo mang giá trị nhân văn sâu sắc, thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta dành cho người nghèo. 6 Ngoài ra, Nhà nước còn giúp người nghèo gỡ bỏ rào cản ngăn cách xã hội và kinh tế để giảm nghèo, là cầu nối vận động thuyết phục mọi tổ chức, cá nhân trong xã hội chung tay giúp đỡ người nghèo. 1.2 NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIẢM NGHÈO 1.2.1. Triển khai thực hiện các chính sách về giảm nghèo Chính sách giảm nghèo là những quyết định, quy định của nhà nước nhằm cụ thể hóa các chương trình dự án cùng với nguồn lực, vật lực, các thể chức, quy trình hay cơ chế thực hiện nhằm tác động đối tượng cụ thể như người nghèo, hộ nghèo hay xã nghèo với mục đích cuối cùng là giảm nghèo. 1.2.2 Nguồn lực cho công tác giảm nghèo Các yếu tố nguồn lực như đất đai, nguồn vốn, sự tham gia của các lực lượng giảm nghèo, sự hỗ trợ từ bên ngoài... ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo. 1.2.3 Tổ chức bộ máy thực hiện công tác giảm nghèo Công tác giảm nghèo có đạt được thành công hay không phụ thuộc rất lớn vào mức độ và khả năng tổ chức bộ máy làm công tác cho hoạt động giảm nghèo. Tổ chức bộ máy quản lý phải gắn với mục tiêu và phương hướng hoạt động của hệ thống công tác giảm nghèo. Có gắn với mục tiêu và phương hướng thì bộ máy quản lý hoạt động mới có hiệu quả. Nguyên tắc tổ chức bộ máy thực hiện công tác giảm nghèo gồm: - Chuyên môn hoá và cân đối - Linh hoạt và thích nghi với môi trường - Bảo đảm tính hiệu quả 1.2.4 Kiểm tra, giám sát công tác giảm nghèo Kiểm tra, giám sát là để có cơ sở phân tích, nắm bắt, đánh giá việc thực hiện chính sách, chương trình giảm nghèo nhằm phục vụ cho việc bổ sung, điều chỉnh chính sách kinh tế, văn hóa, xã hội; chính 7 sách pháp luật về giảm nghèo cho phù hợp; phục vụ cho việc tổ chức, chỉ đạo, điều hành và can thiệp, xử lý kịp thời những vấn đề phát sinh trong hoạt động quản lý giảm nghèo. 1.2.5 Xử lý các vi phạm trong công tác giảm nghèo Thanh tra, kiểm tra cũng như hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan nhà nước là một trong những công cụ không thể thiếu đối với quản lý hành chính nhà nước. Nếu như xử lý vi phạm hành chính (XLVPHC) là quá trình xem xét, giải quyết đối với những vi phạm pháp luật xảy ra trong lĩnh vực quản lý nhà nước thì thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo có thể coi là một trong nhiều kênh để phát hiện ra những vi phạm đó, cũng như phát hiện những thiếu sót, bất cập trong hệ thống pháp luật có liên quan. 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIẢM NGHÈO 1.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phƣơng 1.3.2. Nhân tố về nhận thức của ngƣời nghèo 1.3.3. Nhân tố về trình độ, năng lực của đội ngũ CBCC làm công tác giảm nghèo 1.4. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIẢM NGHÈO TẠI MỘT SỐ ĐỊA PHƢƠNG 1.4.1 Kinh nghiệm của huyện Thạch Hà – tỉnh Hà Tĩnh 1.4.2. Kinh nghiệm của tỉnh Hải Dƣơng 1.4.3. Kinh nghiệm của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 1.4.4. Những bài học kinh nghiệm rút ra cho thành phố Tam Kỳ KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 8 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIẢM NGHÈO TẠI THÀNH PHỐ TAM KỲ, TỈNH QUẢNG NAM 2.1. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI THÀNH PHỐ TAM KỲ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIẢM NGHÈO 2.1.1 Đặc điểm tự nhiên - Vị trí địa lý, địa hình - Thời tiết khí hậu - Đất đai 2.1.2 Đặc điểm kinh tế - Tăng trưởng kinh tế: Trong giai đoạn 2013-2016, tốc độ tăng trưởng GDP của thành phố đạt khá, tăng bình quân 11,5%/năm. GDP bình quân đầu người năm 2014 là 2.106 USD/người/năm, đến năm 2015 thu nhập bình quân đầu người đã tăng lên 2.305 USD/người/năm. Gía trị tổng sản phẩm tăng đều qua các năm, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2012 – 2016 là 29,24 %/ năm. 2.1.3 Đặc điểm xã hội, nhận thức của ngƣời nghèo - Dân số - Quy mô lao động - Chất lượng nguồn lao động - Cơ cấu lao động, sự chuyển dịch của cơ cấu lao động theo ngành kinh tế - Nhận thức của người nghèo 2.1.4 Trình độ, năng lực của đội ngũ CBCC làm công tác giảm nghèo Một số cấp ủy, chính quyền địa phương đã cố gắng trong triển khai thực hiện công tác giảm nghèo, tuy nhiên số lượng và năng lực cán bộ chuyên môn làm công tác giảm nghèo vẫn còn nhiều hạn chế; 9 cán bộ làm công tác về giảm nghèo chủ yếu là kiêm nhiệm, chưa được bố trí cán bộ chuyên trách. 2.2 TÌNH HÌNH NGHÈO VÀ CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO TẠI THÀNH PHỐ TAM KỲ, TỈNH QUẢNG NAM 2.2.1. Tình hình nghèo tại thành phố Tam Kỳ Trong giai đoạn 2012 – 2016, tỷ lệ hộ nghèo tại thành phố Tam Kỳ có xu hướng giảm dần từ 1.352 hộ năm 2012 xuống còn 416 hộ năm 2016 (-936 hộ). Trong giai đoạn 2012 - 2015, thành phố áp dụng phương pháp đo lường theo chuẩn nghèo đơn chiều, có thể thấy số hộ nghèo trên toàn địa bàn thành phố giảm một cách rõ rệt từ 1.352 hộ giảm còn 403 hộ (-949 hộ). Tuy nhiên, khi áp dụng phương pháp đo lường chuẩn nghèo theo tiêu chí nghèo đa chiều mới, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố đã tăng lên từ 403 hộ năm 2015 lên 416 hộ năm 2016, tương ứng tỷ lệ hộ nghèo tăng từ 1,38% lên 1,4% Nguyên nhân nghèo: - Do điều kiện tự nhiên - Nguyên nhân nghèo trực tiếp từ phía hộ nghèo - Do cơ chế chính sách 2.2.2 Kết quả giảm nghèo tại thành phố Tam Kỳ giai đoạn 2011 – 2016 Bảng 2.9. Kết quả giảm nghèo của thành phố Tam Kỳ giai đoạn 2012 – 2016 T T Chỉ tiêu ĐVT Thực hiện qua các năm 2012 2013 2014 2015 2016 1 Tổng số xã phường Xã 13 13 13 13 13 2 Tổng số thôn/ khối phố Thôn 109 109 109 109 109 3 Tổng số hộ trên địa bàn Hộ 28.180 28.624 29.095 29.272 29.715 4 Số hộ nghèo Hộ 1.352 1.021 589 403 416 5 Tỷ lệ số hộ nghèo toàn thành phố % 4,8 3,57 2,02 1,38 1,4 (Nguồn: Phòng Lao động – thương binh và xã hội thành phố Tam Kỳ) 10 Căn cứ bảng 2.9, có thể thấy số hộ nghèo toàn thành phố giảm rất nhanh, nếu như năm 2012 thành phố có 1.352 hộ nghèo với tỷ lệ 4,8% thì đến năm 2016 giảm xuống còn 416 hộ, tỷ lệ 1,4 %. 2.3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIẢM NGHÈO TẠI THÀNH PHỐ TAM KỲ, TỈNH QUẢNG NAM 2.3.1. Thực trạng về triển khai thực hiện các chính sách về giảm nghèo Các văn bản chỉ đạo điều hành Thực hiện các cơ chế, chính sách giảm nghèo của Trung ương Thực hiện các chính sách giảm nghèo đặc thù của tỉnh( Quyết định 832/ QĐ – UBND ngày 16/03/2012 của UBND tỉnh) Chương trình giảm nghèo của thành phố Bảng 2.12. Đánh giá về việc triển khai thực hiện các chính sách về giảm nghèo tại thành phố Tam Kỳ Chỉ tiêu Mức độ đánh giá Gía trị TB Nhận xét mức độ đánh giá 1 2 3 4 5 Các văn bản chỉ đạo điều hành, các chính sách về giảm nghèo được triển khai sâu rộng 0 0 4 25 21 4,34 Hoàn toàn đồng ý Các chính sách về giảm nghèo được cập nhật thường xuyên, kịp thời 0 5 9 30 6 3,74 Đồng ý Một số chính sách giảm nghèo thực hiện chậm do công tác điều tra, rà soát hộ 4 14 5 26 1 3,12 Trung lập 11 Chỉ tiêu Mức độ đánh giá Gía trị TB Nhận xét mức độ đánh giá 1 2 3 4 5 nghèo không đúng kế hoạch đã đề ra Chính sách hỗ trợ các hộ nghèo được thực hiện linh hoạt, phù hợp với từng thời điểm, từng địa bàn ? 0 5 8 25 12 3,88 Đồng ý Công tác thông tin, tuyên truyền về các chính sách giảm nghèo chưa đa dạng, phong phú 6 15 3 21 5 2,84 Trung lập (Nguồn: Tác giả thực hiện điều tra) Thành phố Tam Kỳ đã triển khai thực hiện khá đa dạng các chính sách về giảm nghèo như: chính sách tín dụng, ưu đãi, chính sách hỗ trợ y tế, giáo dục cho người nghèo, chính sách dạy nghề và giải quyết việc làm. Tuy nhiên, bên cạnh đó, việc chỉ đạo, điều hành các chính sách ở một số địa phương còn thiếu tập trung, chưa chủ động đề ra các giải pháp thiết thực phù hợp với tình hình kinh tế xã hội của từng địa phương để tạo điều kiện phát triển, tạo việc làm ổn định cho hộ nghèo. Một số chính sách về hỗ trợ trong chương trình thực hiện theo một thời điểm (hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo), trong khi đó đối tượng này thường xuyên phát sinh, thay đổi. 2.3.2. Thực trạng về nguồn lực cho công tác giảm nghèo Thực hiện đa dạng hóa nguồn vốn huy động để triển khai thực hiện các chương trình, tăng cường huy động vốn từ ngân sách của 12 thành phố và các nguồn vốn khác. Bảng 2.13. Tình hình huy động nguồn ngân sách phục vụ công tác giảm nghèo giai đoạn 2011 - 2015 STT Nguồn tài trợ ĐVT Kinh phí 1 Ngân sách Trung ương Tỷ đồng 83 2 Ngân sách cấp tỉnh Tỷ đồng 39,926 Tổng Tỷ đồng 122,926 (Nguồn: Chương trình mục tiêu giảm nghèo TP Tam Kỳ) Với kết quả điều tra, nguồn lực thực hiện công tác giảm nghèo được đánh giá là hạn chế cơ bản trong công tác QLNN về giảm nghèo, chiếm tỷ lệ khá cao 78%. Bảng 2.15. Đánh giá của Cán Bộ làm công tác giảm nghèo về hạn chế cơ bản trong công tác QLNN về giảm nghèo tại thành phố Tam Kỳ Nội dung Kết quả Tỷ lệ (%) Triển khai thực hiện các chính sách về giảm nghèo 3/50 6 Nguồn lực thực hiện công tác giảm nghèo 39/50 78 Tổ chức bộ máy thực hiện công tác giảm nghèo 2/50 4 Thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác giảm nghèo 0/50 0 Xử lý vi phạm trong công tác giảm nghèo 6/50 12 (Nguồn: Tác giả điều tra) 2.3.3. Thực trạng về tổ chức bộ máy thực hiện công tác giảm nghèo Về tổ chức bộ máy: 13 Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy thực hiện công tác giảm nghèo thành phố Tam Kỳ Phân công chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận, cơ chế phối hợp trong công tác QLNN về giảm nghèo Thành lập Ban chỉ đạo điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo Thành lập tổ giúp việc điều tra, rà soát hộ nghèo, cận nghèo Tổ chức thực hiện điều tra, rà soát trong công tác giảm nghèo Quy trình điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo được quy định tại Quyết định số 09/2011/ QĐ – TTg áp dụng cho giai đoạn 2011 – 2015 và Quyết định số 59/ 2015/ QĐ – TTg áp dụng cho giai đoạn 2016 -2020 đã được thành phố triển khai thực hiện. Bảng 2.16. Đánh giá về chất lượng đội ngũ CB, điều tra viên làm công tác giảm nghèo Tiêu chí Mức độ đánh giá Giá trị TB Bình luận mức độ đánh giá 1 2 3 4 5 Đội ngũ điều tra viên thực hiện công tác giảm nghèo có 0 0 19 27 4 3,7 Đồng ý UBND THÀNH PHỐ TAM KỲ BAN CHỈ ĐẠO Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội ( cơ quan chủ trì) UBND XÃ/PHƯỜNG BAN CHỈ ĐẠO Tổ giúp việc Ban, ngành, đoàn thể.. MTTQ và TCCT - XH 14 Tiêu chí Mức độ đánh giá Giá trị TB Bình luận mức độ đánh giá 1 2 3 4 5 năng lực, trình độ chuyên môn Cán bộ, điều tra viên khi thực hiện công tác giảm nghèo nhiệt tình, có trách nhiệm, thái độ đạo đức tốt 0 0 4 21 25 4,42 Hoàn toàn đồng ý Điều tra viên thực hiện điều tra, rà soát trên 1 địa bàn luôn cố định và không thay đổi 0 6 19 22 3 3,44 Đồng ý Hiệu quả hoạt động một số điều tra viên về lĩnh vực giảm nghèo còn hạn chế? 0 12 29 9 0 2,94 Trung lập (Nguồn: Tác giả điều tra) 2.3.4. Thực trạng về kiểm tra, giám sát công tác giảm nghèo Căn cứ vào Quyết định số 3528/ QĐ- UBND quy định về việc ban hành quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu việc làm và giảm nghèo thành phố Tam Kỳ giai đoạn 2011 – 2015, Ban chỉ đạo có kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu việc làm và Chương trình mục tiêu giảm nghèo ở địa phương, cơ sở mỗi năm một lần. Thành viên Ban chỉ đạo đi kiểm tra ở các địa phương, cơ sở ít nhất 6 tháng một lần, tổng hợp báo cáo cụ thể về Ban chỉ đạo (thông qua phòng LĐ-TB & XH). 2.3.5. Thực trạng xử lý các vi phạm trong công tác giảm nghèo UBND thành phố Tam kỳ đã thực hiện nghiêm túc Nghị định số 110/2017/ NĐ – CP quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành Lao động thương binh và xã hội nhằm xử lý vi phạm, vướng mắc 15 trong triển khai thực hiện các chính sách giảm nghèo. Bảng 2.17. Đánh giá về thực trạng thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm cán bộ làm công tác giảm nghèo thành phố Tam Kỳ Chỉ tiêu Mức độ đánh giá Giá trị trung bình Bình luận mức độ đánh giá 1 2 3 4 5 Quá trình thanh tra còn mang tính chất hình thức, nể nang 2 25 19 4 0 2,7 Trung lập Cán bộ thanh tra, kiểm tra, giám sát có năng lực, trình độ chuyên môn 0 0 10 33 7 3,94 Đồng ý Đạo đức, thái độ của cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đáng tin cậy 0 0 14 27 9 3,9 Đồng ý Hình thức xử lý vi phạm hiện nay còn qua loa, chưa có chế tài quy định cụ thể 0 0 11 20 19 4,16 Đồng ý (Nguồn: Tác giả điều tra) Trong thời gian qua, thành phố Tam Kỳ đã thực hiện khá hiệu quả các chính sách giảm nghèo bằng cách vận dụng linh hoạt, đồng bộ nhiều giải pháp. Nhận thức được tính nhân văn, nhân đạo trong công tác QLNN về giảm nghèo, trên địa bàn thành phố không để xảy ra sai phạm, vi phạm nghiêm trọng liên quan đến lĩnh vực giảm nghèo. Hiện nay, thành phố Tam Kỳ vẫn chưa có chế tài nào quy định cụ thể trong việc xử lý các vi phạm trong công tác giảm nghèo, có chăng chỉ là những khiển trách mang tính hình thức, qua loa, chưa có tính chất răn đe cũng như các cơ chế xử phạt thích đáng. 16 2.4 ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIẢM NGHÈO TẠI THÀNH PHỐ TAM KỲ, TỈNH QUẢNG NAM 2.4.1. Những thành công Công tác giảm nghèo trên địa bàn thành phố những năm qua được các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể và toàn xã hội quan tâm, tham gia tích cực, góp phần thúc đẩy công tác giảm nghèo nhanh và bền vững Các chế độ, chính sách giảm nghèo giải quyết cơ bản kịp thời, đúng quy định. Quá trình thực hiện chương trình giảm nghèo đã làm thay đổi diện mạo của các xã, đặc biệt các xã đặc biệt khó khăn bãi ngang ven biển, cơ sở hạ tầng, nhà ở và đời sống nhân dân được nâng cao, đời sống các hộ nghèo được cải thiện rõ rệt, tạo tiền đề để thoát nghèo bền vững. Công tác theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát đánh giá và sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm, nhân rộng mô hình trong công tác giảm nghèo được một số ngành, địa phương thực hiện kịp thời, đúng quy định. 2.4.2. Những hạn chế trong công tác QLNN về giảm nghèo - Trong triển khai thực hiện các chính sách về giảm nghèo: Việc chỉ đạo, điều hành các chính sách ở một số địa phương còn thiếu tập trung, chưa có biện pháp cụ thể hướng dẫn các hộ nghèo cách thức làm ăn để thoát nghèo bền vững. Một số chính sách về hỗ trợ trong chương trình thực hiện theo một thời điểm trong khi đó đối tượng này thường xuyên phát sinh, thay đổi. - Nguồn lực thực hiện chính sách giảm nghèo: Nguồn lực đầu tư cho công tác giảm nghèo còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu. Nguồn nhân lực thực hiện điều tra, rà soát hộ nghèo, cận nghèo còn hạn chế, cán bộ LĐTB & XH kiêm nhiệm quá nhiều việc, không được hưởng chế độ đãi ngộ thỏa đáng nên tinh thần trách 17 nhiệm đối với hoạt động triển khai thực hiện chính sách về giảm nghèo, chương trình giải quyết việc làm, công tác giảm nghèo chưa cao. - Tổ chức bộ máy thực hiện công tác giảm nghèo Cán bộ theo dõi các Chương trình giảm nghèo ở cấp xã phần lớn là cán bộ LĐTBXH, kiêm nhiệm quá nhiều việc, thường thay đổi, ảnh hưởng đến việc theo dõi và tham mưu thực hiện các nội dung của Chương trình. Chưa có sự phân công trách nhiệm rõ ràng giữa các cơ quan, đơn vị trong hoạt động giảm nghèo, thiếu sự phối hợp giữa các bộ phận dẫn đến phân tán, thiếu thống nhất trong quản lý, ban hành và thực thi các chính sách. Đội ngũ cán bộ rà soát hộ nghèo thay đổi liên tục, không chuyên trách nên tinh thần trách nhiệm không cao, không ít cơ sở rà soát không đúng quy trình, công khai không dân chủ. - Kiểm tra, giám sát thực hiện công tác giảm nghèo: Nhận thức về công tác giảm nghèo và các vấn đề xã hội trong một bộ phận cán bộ, nhân dân còn hạn chế; theo dõi, giám sát, sơ kết, tổng kết, đánh giá chương trình ở một số ngành, địa phương chưa được tổ chức thực hiện nghiêm túc và thiếu sự đồng bộ. Quy trình thực hiện kiểm tra, giám sát tại các xã phường còn bộc lộ nhiều bất cập, có nhiều công trình đầu tư (xây dựng đường nông thôn mới, xây dựng chợ,..) không khảo sát kỹ, nên hiệu quả đầu tư không cao, không phát huy được tác dụng, gây thất thoát lãng phí vốn của Nhà nước. Xử lý vi phạm trong thực hiện công tác giảm nghèo: Chính quyền thành phố chưa có chế tài riêng đối với lĩnh vực giảm nghèo, hình thức xử phạt đối với vi phạm trong công tác giảm nghèo còn qua loa, hạn chế và chưa triệt để. 2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế Nguyên nhân khách quan như vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên không thuận lợi 18 Nguyên nhân chủ quan - Công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện ở một số cấp ủy đảng, chính quyền chưa kịp thời, đồng bộ, chưa có kế hoạch, giải pháp giảm nghèo cụ thể. Công tác thông tin, tuyên truyền chưa đa dạng, phong phú - Nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên, cấp ủy, chính quyền và các đoàn thể chính trị về công tác xóa đói giảm nghèo còn hạn chế - Tại nhiều xã phường, cán bộ hoạt động giảm nghèo chủ yếu là kiêm nhiệm - Chưa có chế độ phụ cấp, lương thưởng phù hợp cho cán bộ hoạt động giảm nghèo, tạo sự động viên, khích lệ tinh thần, trách nhiệm cho cán bộ - Có nhiều chủ trương, chính sách về giảm nghèo nhưng giao cho nhiều ngành, nhiều đơn vị cùng thực hiện nên còn dàn trải, thiếu sự tập trung, thống nhất - Hoạt động xây dựng các chính sách giảm nghèo chưa chú trọng đến ý kiến của người dân - Công tác đánh giá, rà soát hộ nghèo còn thiếu chính xác. - Hiệu quả các chương trình, đề án trên địa bàn chưa cao, chưa thu hút khai thác hiệu quả nguồn lao động tại chỗ - Ý thức tự lực vươn lên trong cuộc sống của một bộ phận hộ nghèo chưa cao, vẫn còn tâm lý trông chờ ỷ lại, không muốn thoát nghèo trong một bộ phận hộ nghèo 19 CHƢƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIẢM NGHÈO TẠI THÀNH PHỐ TAM KỲ, TỈNH QUẢNG NAM 3.1 CĂN CỨ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP 3.1.1 Mục tiêu QLNN về giảm nghèo tại thành phố Tam kỳ Mục tiêu chung:Phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo của thành phố ở mức thấp hơn bình quân chung của tỉnh. Mục tiêu cụ thể: - Giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn thành phố (thuộc chính sách giảm nghèo) bình quân mỗi năm 0,11% (34 hộ). Giảm tỷ lệ hộ cận nghèo (thuộc chính sách giảm nghèo) trên địa bàn thành phố mỗi năm 0,28% - 100% hộ nghèo, cận nghèo thuộc chính sách giảm nghèo thiếu hụt về tiêu chí thu nhập được hỗ trợ các điều kiện phát triển sản xuất, học nghề, tạo việc làm để tăng thu nhập; 100% hộ nghèo, cận nghèo thiếu hụt về tiêu chí các dịch vụ xã hội cơ bản và có nhu cầu hỗ trợ sẽ được hỗ trợ các điều kiện để cải thiện và tiếp cận về y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, thông tin. - 100% hộ nghèo, cận nghèo trong độ tuổi lao động có khả năng lao động có nguyện vọng học nghề hoặc chuyển đổi nghề được hỗ trợ đào tạo nghề, tập huấn và định hướng nghề nghiệp - 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thoát nghèo có nhu cầu và đủ điều kiện theo quy định đều được vay vốn - Hỗ trợ 100% mệnh giá thẻ BHYT cho hộ nghèo thoát nghèo, hộ cận nghèo tự nguyện đăng ký thoát cận nghèo - Xây dựng Trung tâm bảo trợ xã hội thành phố tiếp nhận trẻ mồ côi, người khuyết tất đặc biệt nặng cô đơn, người già neo đơn thuộc hộ nghèo. - Xã hội hóa công tác giảm nghèo, huy động toàn xã hội tích cực 20 tham gia. Đồng thời có cơ chế chính sách riêng và vận động các nguồn lực trợ giúp những hộ thuộc diện không thể thoát nghèo để hỗ trợ nâng cao đời sống, đảm bảo mức sống tối thiểu; 100% hộ nghèo già cả, neo đơn không nơi nương tựa được nhận đỡ đầu và được hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng. 3.1.2 Quan điểm hoàn thiện QLNN về giảm nghèo tại thành phố Tam kỳ Đẩy mạnh công tác giảm nghèo phải gắn liền với việc tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt, hiệu quả Nghị quyết 15 – NQ/TW ngày 01/06/2012 của Hội nghị Trung ương 5 ( khóa XI) một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012 – 2020 và chương trình hành động 17 – CTr/TU ngày 01/10/2012 của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết 15 – NQ/TW Thực hiện công tác giảm nghèo phải dựa trên cơ sở tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả và bền vững; chủ động tích cực các nguồn lực trong nước, quốc tế và tổ chức thực hiện đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm. Đưa nhiệm vụ giảm nghèo bền vững là một nội dung, mục tiêu lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, liên tục trong kế hoạch, chương tình công tác của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể. 3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIẢM NGHÈO TẠI THÀNH PHỐ TAM KỲ 3.2.1 Tăng cƣờng công tác tuyên truyền, triển khai thực hiện các chính sách về giảm nghèo Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ giảm nghèo, chính sách hỗ trợ giảm nghèo đặc thù của tỉnh, thành phố. Các chính sách trong chương trình phải được xây dựng phù hợp với thực tế phát sinh trong mỗi giai đoạn, mỗi thời điểm. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền một cách thường xuyên và liên tục nhằm thay đổi và chuyển biến nhận thức trong công tác giảm nghèo bền vững, khơi dậy ý chí chủ động vươn lên của người nghèo 21 3.2.2. Tăng cƣờng đầu tƣ, phân bổ hợp lý các nguồn lực cho công tác giảm nghèo Thực hiện đa dạng hóa nguồn vốn huy động để triển khai thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững, chú trọng huy động đóng góp của doanh nghiệp và tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước Trong công tác tuyên truyền, vận động, phải huy động tập hợp được sức mạnh của Mặt trận Tổ quốc cũng như các đoàn thể chính trị khác đứng ra tập hợp các tổ chức, vận động dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ TP Tam Kỳ 3.2.3 Hoàn thiện tổ chức bộ máy thực hiện công tác giảm nghèo Tiếp tục kiện toàn Ban chỉ đạo giảm nghèo bền vững. Nhà nước cần quan tâm đến việc thực hiện cải cách tiền lương và thực hiện đúng theo lộ trình đã đề ra. Tập trung đào tạo, tập huấn, nâng cao đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo cho cấp xã, phường, đặc biệt nên tập huấn và bồi dưỡng thêm cho cán bộ điều tra viên ở cơ sở thôn và khối phố Thành phố nên phát họa và ban hành mẫu phiếu điều tra khảo sát hộ nghèo với các tiêu chí riêng, nội dung phản ánh sát thực với đặc điểm, tỉnh hình thực tế hộ nghèo nhưng bảo đảm trong khuôn khổ quy định của Chính phủ. 3.2.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_giam_ngheo_tai_thanh_ph.pdf
Tài liệu liên quan