Sự phối hợp giữa các cơ quan, bộ phận QLNN về BTXH
vẫn còn chưa đồng bộ, rời rạc, thiếu chặt chẽ, chưa có sự phối kết
hợp chặt chẽ của các cơ quan hữu quan chính điều này làm hạn chế
rất lớn đến công tác QLNN về BTXH.
- Các đối tượng được hưởng trợ cấp do thiếu về kiến thức
cũng như điều kiện tiếp cận thông tin nên không chủ động trong làm
hồ sơ, trông chờ đến các cơ quan, những người phụ trách phát hiện
ra.
- Nhận thức của nhiều cơ quan Nhà nước vẫn chưa được đổi
mới, phần lớn vẫn tồn tại quan niệm ban phát, nên việc xét duyệt hồ
sơ không được đẩy mạnh, hoàn tất sớm để đối tượng được trợ giúp
sớm.
- Các chủ cơ sở từ thiện còn ỷ lại, suy nghĩ đơn giản là các
hoạt động từ thiện nên chỉ cần mình không có ý đồ xấu, không báo
cho cơ quan chức năng về tình trạng hoạt động các cơ sở, gây khó
khăn cho lực lượng quản lý
25 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 08/03/2022 | Lượt xem: 408 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về hoạt động bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c, đào tạo, dạy nghề và giới thiệu việc làm cho các đối tượng yếu
thế cụ thể là các trẻ em mồ côi, người tàn tật không có khả năng lao
động và tự phục vụ, người già neo đơn, những người bệnh tâm
thần.... Bảo trợ xã hội thể hiện sự văn minh, tính nhân văn, nhân đạo
sâu sắc của nhà nước ta đối với các đối tượng yếu thế. Trong thời
gian gần đây, hoạt động bảo trợ xã hội được tổ chức thực hiện kịp
thời, đồng bộ và đã đạt được những kết quả quan trọng.
Đắk Nông là một tỉnh mới thành lập trong 5 tỉnh Tây
Nguyên, thuộc biên giới Tây Nam của Tổ quốc, nằm ở phía Tây Nam
của Tây Nguyên. Là một tỉnh miền núi, với trên 40 dân tộc của các
địa phương cùng sinh sống trên địa bàn, đời sống người dân còn gặp
nhiều khó khăn, thường xuyên bị ảnh hưởng của thiên tai và một số
yếu tố khác đã làm cho đối tượng bảo trợ xã hội cần được trợ giúp rất
lớn. Hiện nay, tỉnh đã chăm lo cho khoảng 8.867 đối tượng yếu thế
được hưởng trợ cấp thường xuyên tại cộng đồng nhờ vậy các đối
tượng yếu thế trên địa bàn phần nào giảm bớt những khó khăn trong
cuộc sống, có điều kiện hòa nhập vào xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh
những thành quả đạt được, công tác quản lý đối với hoạt động bảo trợ
xã hội vẫn bộc lộ nhiều hạn chế cần khắc phục. Những hạn chế trong
quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội đã dẫn đến nhiều yếu kém trong
hoạt động như: các đối tượng chưa được chăm lo kịp thời, chính sách
4
tác động chưa cao đến đời sống cộng đồng của các đối tượng, chưa
thể hiện được tính ưu việc của chính sách. Chính vì lý do đó, học
viên chọn đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý công: “Quản
lý nhà nước về hoạt động bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Đắk
Nông” với mục tiêu hệ thống hóa cơ sở lý luận quản lý nhà nước về
bảo trợ xã hội tại tỉnh Đắk Nông, từ đó đề xuất giải pháp nhằm hoàn
thiện quản lý nhà nước về hoạt động bảo trợ xã hội ở tỉnh Đắk Nông
trong thời gian tới.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Cho đến hiện tại có một số công trình nghiên cứu có liên
quan đến đề tài này, Tuy nhiên bảo trợ xã hội còn khá mới mẽ ở Việt
Nam, ít được quan tâm nghiên cứu, cơ sở lý luận thực sự chưa nhiều.
Cho đến hiện nay, chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu về
“Quản lý nhà nước về hoạt động bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Đắk
Nông”. Vì vậy, đề tài luận văn không trùng lặp với các công trình
khoa học đã công bố.
3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hoá cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối
với hoạt động bảo trợ xã hội, nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước về
hoạt động bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, Luận văn đề xuất
những giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động
bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Đắk Nông trong thời gian tới.
5
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, luận văn tập
trung thực hiện những nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:
- Một là nghiên cứu cơ sở lý luận về hoạt động bảo trợ xã hội
và quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội.
- Hai là nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước về hoạt động
bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2013 – 2017.
- Ba là nghiên cứu đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm hoàn
thiện quản lý nhà nước về hoạt động bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh
Đắk Nông trong thời gian tới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là công tác quản lý nhà
nước đối với hoạt động bảo trợ xã hội tại tỉnh Đắk Nông.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận về bảo trợ xã
hội và quản lý nhà nước đối với hoạt động bảo trợ xã hội, nghiên cứu
thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động bảo trợ xã hội trên địa
bàn tỉnh Đắk Nông từ năm 2013 – 2017 và nghiên cứu các giải pháp
hoàn thiện công tác này trong thời gian tới.
6
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của
luận văn
5.1. Phương pháp luận
Tác giả sử dụng phương pháp luận duy vật phép biện chứng
và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác – Lê nin, Tư tưởng Hồ Chí
Minh, đường lối, chủ trương của Đảng làm cơ sở phương pháp luận
để nghiên cứu nội dung đề tài luận văn. Dựa trên nền tảng lý luận
quản lý công và quản lý nhà nước đối với hoạt động bảo trợ xã hội để
xây dựng khung lý thuyết cho đề tài.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu,
trong đó chú trọng các phương pháp dưới đây: Phương pháp nghiên
cứu tài liệu thứ cấp; Phương pháp thống kê mô tả; Phương pháp phân
tích, so sánh, tổng hợp.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Đề tài nghiên cứu nhằm góp phần nhận dạng thực trạng vấn
đề bảo trợ xã hội, đặc biệt là việc triển khai, thực hiện các chính sách
về bảo trợ xã hội đối với người dân trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. Từ
những dữ liệu nghiên cứu, luận văn sẽ nỗ lực góp phần hệ thống hóa
cơ sở lý luận và thực tiễn về bảo trợ xã hội ở tỉnh Đắk Nông.
7
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Những giải pháp được đề xuất của luận văn có thể được tham
khảo để sử dụng trong công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động
bảo trợ xã hội tại các cơ quan Nhà nước cấp tỉnh, đồng thời có thể
xem xét như là các tiêu chí đánh giá về quản lý nhà nước trong hoạt
động này.
Kết quả nghiên cứu của đề tài này hy vọng sẽ giúp tăng
cường hiệu lực quản lý nhà nước đối với hoạt động bảo trợ xã hội,
tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn
có điều kiện sống, phát triển và hòa nhập cộng đồng.
7. Kết cấu của luận văn
Kết cấu luận văn gồm Phần mở đầu, Phần nội dung, Phần kết
luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Mục lục. Phần nội dung được kết
cấu thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội.
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động
bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với
hoạt động bảo trợ xã hội tại tỉnh Đắk Nông.
8
Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
VỀ BẢO TRỢ XÃ HỘI
1.1. Tổng quan quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội
1.1.1. Một số khái niệm
1.1.1.1. Bảo trợ xã hội
BTXH là hệ thống các chính sách, chế độ, những hành động
chủ yếu của Nhà nước và cộng đồng xã hội bằng các hình thức khác
nhau nhằm giúp các đối tượng yếu thế giảm nhẹ và kiềm chế nguy cơ
dễ bị tổn thương, bần cùng hóa, hòa nhập với cộng đồng, có điều kiện
tiếp cận các dịch vụ xã hội, thúc đẩy công bằng và góp phần thúc đẩy
kinh tế - xã hội phát triển.
1.1.1.2. Quản lý nhà nước
Quản lý nhà nước là sự tác động có tổ chức và bằng quyền lực của
Nhà nước đối với các quá trình xã hội, các hành vi hoạt động của công dân
và mọi tổ chức trong xã hội nhằm duy trì và phát triển trật tự trong xã hội,
bảo toàn, củng cố và phát triển quyền lực của Nhà nước.
1.1.1.3. Quản lý nhà nước về hoạt động bảo trợ xã hội
QLNN về hoạt động BTXH là một tập hợp các tác động quản
lý của Nhà nước với tư cách là chủ thể quản lý và sự tham gia của
các đối tượng BTXH, cơ sở BTXH và các chủ thể khác ngoài Nhà
nước để tổ chức đời sống xã hội theo mục tiêu đảm bảo giảm nguy cơ
9
rủi ro cho đối tượng yếu thế có cuộc sống cơ bản, tạo nên công bằng xã
hội, thực hiện an sinh xã hội và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
1.1.2. Đặc điểm của quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội
- Hoạt động bảo trợ xã hội mang tính nhân đạo, thể hiện
truyền thống tương thân tương ái, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau.
- Thực hiện mục đích xã hội vì cồng đồng, không vì lợi nhuận.
- BTXH là quyền của mỗi thành viên trong xã hội, là trách
nhiệm, là nhiệm vụ của cả cộng đồng.
- BTXH là từ sự đóng góp của các bên, sự trợ giúp của xã hội
và sự chia sẽ của cộng đồng và BTXH còn phải phụ thuộc vào nền
kinh tế của địa phương.
1.1.3. Ý nghĩa của việc quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội
- Dưới góc độ của người thụ hưởng, BTXH được xem như là
nguồn tài chính đảm bảo cho họ có cuộc sống tối thiểu trong xã hội,
giúp họ từng bước khắc phục được những khó khăn, hòa nhập cộng
đồng. Đồng thời là nguồn an ủi rất lớn về mặt tinh thần đối với nhóm
đối tượng chịu thiệt thòi trong cuộc sống.
- Dưới góc độ kinh tế, BTXH không vì mục đích kinh doanh
nhưng lại có ý nghĩa là công cụ phân phối lại tiền bạc, của cải và vật
chất.
10
- Dưới góc độ chính trị xã hội và nhân văn, BTXH không chỉ
là thái độ, là biện pháp hỗ trợ tích cực mà còn giảm thiểu bất ổn xã
hội.
- Dưới góc độ pháp luật, BTXH là một định chế quan trọng
trong hệ thống pháp luật an sinh xã hội.
- Đối với xã hội, BTXH là một biện pháp của chính sách xã
hội, một trong những chỉ báo quan trọng về định hướng XHCN ở
nước ta trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường mà đối tượng
của nó là những người gặp rủi ro, bất trắc trong cuộc sống.
1.2. Nội dung quản lý nhà nƣớc về hoạt động bảo trợ xã hội
Một là, ban hành và tuyên truyền phổ biến chế độ, chính
sách, pháp luật về bảo trợ xã hội.
Hai là, tổ chức bộ máy nhà nước.
Ba là, thanh tra, kiểm tra hoạt động bảo trợ xã hội.
Bốn là, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp
luật về bảo trợ xã hội.
1.3. Những yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc về
bảo trợ xã hội
- Yếu tố chính sách, pháp luật về BTXH.
- Yếu tố kinh tế.
- Yếu tố phi kinh tế.
11
- Yếu tố con người.
1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về bảo trợ xã hội tại
Đắk Lắk và bài học kinh nghiệm có thể áp dụng cho tỉnh Đắk
Nông
1.4.1. Kinh nghiệm tại tỉnh Đắk Lắk
1.4.2. Bài học kinh nghiệm có thể áp dụng cho tỉnh Đắk Nông
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO TRỢ XÃ HỘI
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG
2.1. Khái quát chung về Đắk Nông
Đắk Nông nằm ở phía Tây Nam của vùng Tây Nguyên, đoạn
cuối dãy Trường Sơn; được xác định trong khoảng tọa độ địa lý:
11
045' đến 12050' vĩ độ Bắc, 107013' đến 108010' kinh độ Đông. Phía
Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Đắk Lắk, phía Đông và Đông Nam giáp
tỉnh Lâm Đồng, phía Nam và Tây Nam giáp tỉnh Bình Phước, phía
Tây giáp Vương quốc Campuchia. Đắk Nông là tỉnh nằm trong khu
vực tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Campuchia.
2.1.2. Đặc điểm xã hội
2.1.2.1. Đơn vị hành chính
Toàn tỉnh Đắk Nông có 07 huyện và 01 thị xã: huyện Đắk
12
Mil, huyện Cư Jut, huyện Krông Nô, huyện Đắk Song, huyện Đắk
G’long, huyện Đắk R’lấp, huyện Tuy Đức và thị xã Gia Nghĩa.
2.1.2.2. Đặc điểm về dân số và lao động
Dân số toàn tỉnh tính đến tháng 12 năm 2017: 628.067 người;
mật độ 96 người/km2. Người dân chủ yếu sống ở nông thôn với
532.786 người gấp 5,6 lần dân cư sống ở thành thị.
2.1.3. Đặc điểm kinh tế
Tài nguyên đất, nước, khoáng sản, du lịch ở Đắk Nông rất
phong phú. Các thủy điện nhỏ trên khắp các huyện thị phục vụ cho
các hoạt động sản xuất nhỏ, các khu dân cư rộng khắp trên địa bàn
tỉnh; tiềm năng về đất, rừng, có diện tích đất đỏ bazan lớn, màu mỡ,
điều kiện khí hậu thuận lợi cho phép phát triển cây công nghiệp dài
ngày như cà phê, cao su, điều, tiêu và chăn nuôi gia súc. Tiềm năng
đất đai cho phép phát triển một nền nông nghiệp bền vững, theo
hướng sản xuất hàng hóa. Có tiềm năng đất rừng và trữ lượng gỗ lớn
cùng nhiều đặc sản lâm sinh phong phú đa dạng. Trong rừng có nhiều
thác nước, suối, hồ đẹp, có những khu rừng nguyên sinh tạo nên
những danh lam thắng cảnh hấp dẫn có thể khai thác phát triển du
lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái.
13
2.2. Thực trạng quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội trên địa
bàn tỉnh Đắk Nông
2.2.1. Ban hành, tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách,
pháp luật về bảo trợ xã hội
2.2.1.1. Ban hành văn bản về bảo trợ xã hội
Trong những năm qua, công tác BTXH đã được UBND tỉnh
quan tâm chỉ đạo thực hiện đã đưa vào Nghị quyết hành động của
tỉnh; các cơ quan chuyên môn cũng đã chủ động tham mưu ban hành
nhiều văn bản chỉ đạo thực hiện từ tỉnh đến các huyện, thị xã, thành
phố và đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, đóng góp quan
trọng vào việc đảm bảo ASXH trên địa bàn tỉnh.
2.2.1.2. Công tác tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách,
pháp luật về bảo trợ xã hội
Công tác tuyên truyền đã góp phần làm thay đổi và nâng cao
nhận thức về quyền và trách nhiệm của cấp Ủy, chính quyền, hội
đoàn thể các cấp và mọi người dân trong việc thực thi chấp hành các
quy định của luật BTXH; những bức xúc, phàn nàn, khiếu nại, tố cáo
giảm dần. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế như công
tác thông tin, tuyên truyền chỉ mang tình cục bộ, chưa tạo được điểm
nhấn và sự lan tỏa cao. Việc tiếp nhận thông tin về chế độ BTXH của
đối tượng hầu như chỉ thông qua chính quyền địa phương và cán bộ
thực hiện.
2.2.2. Tổ chức bộ máy
14
2.2.2.1. Các cơ quan quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội
Một là, đối với cấp tỉnh: Sở Lao động - Thương binh và Xã
hội tỉnh Đắk Nông là cơ quan chuyên môn giúp UBND tỉnh thực hiện
chức năng QLNN đối với các hoạt động BTXH trên địa bàn tỉnh; Sở
chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của UBND
tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát và kiểm tra về
chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Hai là, đối với cấp huyện: Phòng Lao động - Thương binh và
Xã hội cấp huyện cũng phối hợp với hội NCT, hội bảo trợ NTT và
TEMC cùng cấp để quản lý hoạt động BTXH ở địa phương mình.
Nhìn chung tổ chức bộ máy khá chặt chẽ từ tỉnh đến xã,
phường, thị trấn. Song công tác phối hợp thực hiện chưa thật sự hiệu
quả, một số huyện, thị xã, chưa có cán bộ chuyên trách, nhiều xã,
phường, thị trấn cán bộ LĐ-TB&XH còn kiêm nhiệm, nên công tác
BTXH đôi lúc còn chậm trễ.
2.2.2.2. Tổ chức bộ máy hoạt động
Phòng bảo trợ xã hội, có 01 Trưởng phòng, 02 Phó trưởng
phòng và 04 cán bộ, chuyên viên, trong đó có 03 cán bộ hợp đồng,
tổng số cán bộ, công chức là 07 người (trong đó có 02 nữ); về trình
độ có 01 Thạc sỹ, 06 Cử nhân. Song số lượng cán bộ, công chức
được đào tạo chuyên ngành về công tác xã hội là 02 người, còn lại
chuyên ngành được đào tạo chủ yếu là kinh tế.
2.2.2.3. Mạng lưới bảo trợ xã hội
15
Trên địa bàn tỉnh có 02 cơ sở BTXH, trong đó có 01 cơ sở nhà
nước, tổng số đối tượng đang được nuôi dưỡng đến năm 2017 là 551
đối tượng. Ngoài ra còn có 06 có sở khác có nuôi dưỡng, dạy nghề,
phục hồi chức năng cho những người có hoàn cảnh đặc biệt tổng số
đối tượng nuôi dưỡng 621 đối tượng.
Với mạng lưới BTXH hiện tại tỉnh Đắk Nông đã cơ bản hoàn
thành được nhiệm vụ quản lý nhà nước về BTXH. Nhưng trong thời
gian tới tỉnh Đắk Nông cần phải cũng cố lại Trung tâm BTXH, hoàn
thiện hệ thống BTXH tại cộng đồng, nâng cao vai trò của cán bộ thực
hiện công tác BTXH đặc biệt là của công tác viên tại các thôn và
ngày càng mở rộng đội ngủ cộng tác viên để tham mưu giải quyết tốt
công tác BTXH.
2.2.3. Công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện hoạt động
bảo trợ xã hội
Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm việc thực hiện
pháp luật về BTXH là một khâu quan trọng trong chu trình thực hiện
pháp luật nói chung, cũng như việc đảm bảo thực hiện tốt an sinh xã
hội nói riêng. Do chính sách BTXH mang tính chất đa hoạt động, vì
vậy tỉnh Đắk Nông triển khai công tác theo dõi hoạt động BTXH để
thu thập thông tin về tình hình đối tượng BTXH, những diễn biến
tăng giảm của đối tượng BTXH tại các xã, phường, thị trấn để đánh
giá và dự đoán đúng diễn biến thực tế, xu hướng của đối tượng từ đó
giúp chính quyền cấp tỉnh có những quyết sách cho công tác BTXH,
16
đảm bảo phát triển kinh tế gắn với đảm bảo an sinh xã hội, cân đối
thu chi ngân sách.
2.2.4. Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp
luật về bảo trợ xã hội
Từ năm 2013 đến hết năm 2017, Sở LĐ-TB&XH nhận được
08 đơn của người cao tuổi hỏi về chế độ, chính sách liên quan đến
người cao tuổi. Căn cứ nội dung đơn, Sở Lao động - Thương binh và
Xã hội trả lời công dân theo quy định hoặc chuyển cấp có thẩm
quyền xem xét, xử lý. Riêng khiếu nại, tố cáo không có trường hợp
nào.
Về xử lý vi phạm về BTXH từ năm 2013-2017, thực hiện
theo Nghị định số 144/2013/NĐ-CP ngày 29/10/2013 quy định xử
phạt vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm
sóc trẻ em; Sở LĐ-TB&XH chưa ra quyết định xử phạt trường hợp
nào mà chỉ hướng dẫn, nhắc nhở và đôn đốc thực hiện.
2.3. Kết quả thực hiện bảo trợ xã hội tại tỉnh Đắk Nông
giai đoạn 2013 – 2017
2.3.1. Trợ giúp về vật chất
Thực hiện về trợ giúp vật chất, theo Nghị định số
67/2007/NĐ-CP và Nghị định 13/2010/NĐ-CP Nhà nước trợ giúp
bằng tiền đối với người yếu thế dưới hai hình thức là trợ cấp đột xuất
và trợ cấp thường xuyên. Trợ cấp thường xuyên có thể xem là hoạt
17
động chủ đạo của BTXH; theo qui định thì mức trợ cấp đột xuất chỉ
mang tính hỗ trợ, phần lớn là vận động từ cộng đồng xã hội.
2.3.2. Trợ giúp bằng y tế, phục hồi chức năng
Hàng năm, kèm theo sự trợ giúp bằng tiền, một số đối tượng
BTXH còn được chăm lo về y tế. Với chủ trương giúp những người
yếu thế tiếp cận với các dịch vụ y tế, chữa bệnh và chăm sóc sức
khỏe khi đau ốm, Nhà nước đã hỗ trợ bằng khám chữa bệnh miễn
phí, chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng và khuyến khích hình thức
khám chữa bệnh nhân đạo. Bảo đảm 100% đối tượng BTXH trên địa
bàn tỉnh được cấp thẻ BHYT miễn phí. Mỗi đối tượng đều được cấp
thẻ BHYT, trường hợp các hộ gia đình nuôi con nhỏ thì các bé cũng
nhận được BHYT.
2.3.3. Trợ giúp bằng học nghề, giới thiệu việc làm
Toàn tỉnh hiện nay có 43 cơ sở dạy nghề và 01 Trung tâm
Dịch vụ việc làm, các trung tâm cũng có nhiều ngành học cho các
học viên, nhưng đối với đối tượng NTT thì các trung tâm không có
ngành học cũng như dụng cụ chức năng cho học viên, chính vì thế số
lượng NTT được học nghề rất hạn chế, chỉ có một số em khuyết tật ở
chân nhưng không phải trong đối tượng được hưởng chế độ BTXH
và các em cũng học không trọn khóa học với lý do mặc cảm với bạn
bè cùng lứa.
18
2.4. Đánh giá chung về quản lý nhà nƣớc về hoạt động
bảo trợ xã hội ở tỉnh Đắk Nông
2.4.1. Những kết quả đạt được
QLNN về hoạt động BTXH tại tỉnh Đắk Nông trong thời
gian qua đã đạt được những thành quả:
- Một, tổ chức bộ máy QLNN về BTXH được kiện toàn một
cách tương đối, hiện nay đã có đội ngũ cán bộ phụ trách công tác
BTXH của 61/61 xã, phường, thị trấn.
- Hai, việc triển khai và tổ chức thực hiện hệ thống các văn
bản về BTXH được thực hiện khá tốt, phổ biến rộng rãi, hướng đến
sự hiểu biết của mọi đối tượng, hình thức phổ biển phối hợp từ tỉnh
đến cấp cơ sở.
- Ba, chính quyền tích cực khuyến khích việc thu hút nguồn
lực từ các mạnh thường quân, những nhà hảo tâm đóng góp vì mục
đích từ thiện cùng Nhà nước chăm lo và đem lại hiệu quả cao trong
việc đảm bảo mức sống cho các đối tượng yếu thế.
- Bốn, chính quyền địa phương cũng đã tích cực lồng ghép
các chính sách chăm lo, hỗ trợ đối tượng BTXH với các chương trình
của địa phương như Chương trình vì trẻ em, chương trình giảm hộ
nghèo bền vững, chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường...
- Năm, tập trung cho công tác đảm bảo giảm nghèo hiệu quả,
phòng chống thiên tai, lốc xoáy, hỏa hoạn và dịch bệnh....để hạn chế
19
những rủi ro gây ảnh hưởng đến đời sống người dân, dẫn đến hoàn
cảnh yếu thế.
- Sáu, hiện nay tỉnh Đắk Nông đã áp dụng thành công việc
chi trả cho đối tượng BTXH được hưởng trợ cấp hàng tháng thông
qua dịch vụ bưu điện, nhờ vậy đã tạo điều kiện thuận lợi cho đối
tượng được hưởng, qua đó cũng tránh được tình trạng chậm trễ chi
trả so với trước đây
- Bảy, có kế hoạch kiểm tra, giám sát hoạt động BTXH (cả
thưởng xuyên và đột xuất) nên đã từng bước phát hiện và điều chỉnh
kịp thời các hành vi sai phạm.
2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân
2.4.2.1. Những hạn chế
- Hiệu lực của chính sách BTXH chưa cao.
- Các dịch vụ BTXH chưa được sử dụng hiệu quả.
- Công tác xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các văn
bản pháp quy về BTXH nhìn chung chưa được chủ động, còn trông
chờ vào hướng dẫn của cấp trên.
- Tổ chức bộ máy chưa đáp ứng với yêu cầu thực tiễn, chính
sách cho cán bộ làm công tác này còn hạn chế.
- Công tác quản lý đối tượng không thống nhất, kỹ thuật,
nghiệp vụ quản lý chưa cao nên thường xảy ra trùng lắp, sai đối
tượng.
20
- Các qui định về thủ tục hành chính, quy trình quyết định
đối tượng hưởng BTXH, việc thành lập cơ sở BTXH phức tạp.
- Hiện nay chưa có phần mềm quản lý đối tượng nên gặp rất
nhiều khó khăn trong quản lý cũng như thu thập, xứ lý thông tin liên
quan đến đối tượng BTXH, chính vì thế nhiều đối tượng còn bị sót
trong thống kê, lập danh sách.
- Hoạt động thanh tra kiểm tra còn mang nặng tính hình thức,
lỏng lẻo, chỉ khi có dư luận mới tiến hành kiểm tra, chưa phát huy
tính chủ động trong kiểm tra giám sát để nâng cao nhằm phòng ngừa
ngăn chặn những vấn đề trong hoạt động BTXH
2.4.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế
Mặc dù Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã chủ động,
tích cực thực hiện hoạt động BTXH, song vẫn không tránh khỏi
những hạn chế nhất định.
- Nhiều văn bản điều chỉnh, các văn bản có nội dung chồng
chéo nhau đo đó khó khăn trong tổ chức thực hiện.
- Bộ máy QLNN về BTXH còn mỏng về số lượng, năng lực
đội ngũ cán bộ công chức chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đặt
ra, chưa tổ chức, triển khai thực hiện tốt công tác QLNN về BTXH
trên địa bàn.
- Việc thay đổi, luân chuyển cán bộ thực hiện không có sự
hướng dẫn, bàn giao đúng đắn, dẫn đến tình trạng không nắm được
21
thông tin, số liệu trước đó đã gây khó khăn trong cập nhật, thống kê
để tiến hành dự đoán tình hình đối tượng.
- Sự phối hợp giữa các cơ quan, bộ phận QLNN về BTXH
vẫn còn chưa đồng bộ, rời rạc, thiếu chặt chẽ, chưa có sự phối kết
hợp chặt chẽ của các cơ quan hữu quan chính điều này làm hạn chế
rất lớn đến công tác QLNN về BTXH.
- Các đối tượng được hưởng trợ cấp do thiếu về kiến thức
cũng như điều kiện tiếp cận thông tin nên không chủ động trong làm
hồ sơ, trông chờ đến các cơ quan, những người phụ trách phát hiện
ra.
- Nhận thức của nhiều cơ quan Nhà nước vẫn chưa được đổi
mới, phần lớn vẫn tồn tại quan niệm ban phát, nên việc xét duyệt hồ
sơ không được đẩy mạnh, hoàn tất sớm để đối tượng được trợ giúp
sớm.
- Các chủ cơ sở từ thiện còn ỷ lại, suy nghĩ đơn giản là các
hoạt động từ thiện nên chỉ cần mình không có ý đồ xấu, không báo
cho cơ quan chức năng về tình trạng hoạt động các cơ sở, gây khó
khăn cho lực lượng quản lý.
- Các tiêu chí xác định đối tượng BTXH còn khắt khe, nhiều
đối tượng khó khăn chưa được thụ hưởng; Đây là nguyên nhân của
việc chưa đảm bảo mức độ bao phủ đối tượng.
- Nguồn ngân sách có hạn không thể trợ giúp tất cả các đối
tượng khó khăn, dẫn đến mức trợ cấp thấp.
22
- Sự gia tăng nhanh chóng các đối tượng mỗi năm đa phần là
do rủi ro tự nhiên, nghèo, bệnh tật.
- Địa bàn tỉnh rộng lớn, với lực lượng mỏng và kiêm nhiệm
nên việc nắm bắt đối tượng nhanh chóng, kịp thời cũng bị giới hạn
- Quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa nhanh kèm theo
lạm phát lớn nên khó khăn càng khó khăn, làm cho mức trợ cấp càng
nhỏ và không đủ chi trả nhu cầu cơ bản.
- Với sự phát triển nhanh chóng đối tượng BTXH, dẫn đến sự
bùng phát của hàng loạt các hoạt động từ thiện, tổ chức từ thiện, cùng
với sự thiếu thống nhất trong quản lý đã gây nhiều khó khăn cho
QLNN về BTXH.
Chương 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HOẠT
ĐỘNG BẢO TRỢ XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG
3.1. Mục tiêu và quan điểm bảo trợ xã hội ở tỉnh Đắk Nông
3.1.1. Mục tiêu bảo trợ xã hội
Thực hiện các chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn, dự kiến
đến năm 2020, thành lập 02 Trung tâm Bảo trợ xã hội công lập. Thực
hiện chi trả trợ cấp tại cộng đồng cho 100% đối tượng bảo trợ xã hội
có hồ sơ quản lý.
23
Tiếp tục triển khai thực hiện Luật Người cao tuổi; Luật người
khuyết tật.
3.1.2. Quan điểm bảo trợ xã hội
3.1.2.1. Đảm bảo nâng cao đời sống cho đối tượng bảo trợ
xã hội
3.1.2.2. Đảm bảo phân phối công bằng trong toàn nền kinh tế
3.1.2.3. Phát huy mọi nguồn lực trong cộng đồng xã hội
3.1.2.4. Phòng ngừa, ngăn chặn các rủi ro
3.2. Các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về bảo
trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
3.2.1. Hoàn thiện các văn bản pháp lý và công tác triển
khai, tổ chức thực hiện các văn bản về bảo trợ xã hội
3.2.2. Hoàn thiện tổ chức bộ máy và nhân lực quản lý nhà
nước đối với hoạt động bảo trợ xã hội
3.2.3. Tăng cường công tác kiểm tra, theo dõi, giám sát
đánh giá hoạt động bảo trợ xã hội
3.3. Một số kiến nghị
Để thực hiện các giải pháp trên, góp phần nâng cao hoạt
động BTXH, không đơn thuần chỉ là thay đổi của một cấp một
ngành, mà đòi hỏi sự điều chỉnh của cả một hệ thống từ Trung ương
đến các địa phương; Qua nghiên cứu, tác giả có một số kiến nghị sau:
24
3.3.1. Kiến nghị đối với các cơ quan Trung ương
3.3.2. Kiến nghị với UBND tỉnh
3.3.3. Đối với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Đắk Nông
KẾT LUẬN
Luận văn “Quản lý Nhà nước về hoạt động bảo trợ xã hội trên
địa bàn tỉ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_hoat_dong_bao_tro_xa_ho.pdf