Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về phát triển cơ sở hạ tầng trong quá trình xây dựng nông thôn mới huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên

Thực hiện các văn bản chỉ đạo của Trung ương của Tỉnh về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc

gia xây dựng nông thôn mới, Huyện ủy, Uỷ ban nhân dân huyện Tây Hòa đã chỉ đạo, tổ chức thực hiện

chương trình từ huyện đến cơ sở. Ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức các hội nghị để

triển khai các nội dung kế hoạch đến 10/10 xã, sao, gửi đầy đủ các văn bản chỉ đạo của Trung ương, Tỉnh,

Huyện, cho tất cả các xã làm căn cứ triển khai.

Qua hơn 6 năm thực hiện một số tiêu chí được đánh giá đã đạt chuẩn và có 10/10 xã có số tiêu chí

đạt chuẩn tăng lên. Các xã đã lựa chọn và đề ra phương hướng cụ thể để thực hiện từng tiêu chí rõ ràng và

quyết tâm thực hiện các tiêu chí đạt theo từng năm, có nhiều xã đã tăng từ 09-10 tiêu chí trong 06 năm.

Đã thu hút được nhiều doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia tích cực thực hiện các tiêu chí như trường

học, đường giao thông nông thôn, kênh mương nội đồng. Đặc biệt là phong trào hiến đất của một số hộ

gia đình đã tự nguyện và sẵn sàng hiến hàng nghìn m2 đất ở và đất vườn để xây dựng các công trình phúc

lợi

pdf27 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 08/03/2022 | Lượt xem: 359 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về phát triển cơ sở hạ tầng trong quá trình xây dựng nông thôn mới huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ựng cơ sở hạ tầng trong quá trình thực hiện nông thôn mới; là tập hợp tất cả các hoạt động của các cơ quan nhà nước tác động vào khu vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân nhằm hướng đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế và đảm bảo cho cuộc sống của người dân ngày càng tốt đẹp hơn. Quản lý nhà nước về phát triển cơ sở hạ tầng trong xây dựng nông thôn mới là sự tác động có tổ chức, bằng quyền lực nhà nước đối với các hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn và các chủ thể có liên quan nhằm đảm bảo nông thôn phát triển đúng hướng, tạo sự phát triển bền vững và hiệu quả. 1.2.2. Nội dung quản lý nhà nước về phát triển cơ sở hạ tầng trong xây dựng nông thôn mới 1.2.2.1. Xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện thể chế và các văn bản pháp luật quản lý nhà nước về phát triển cơ sở hạ tầng trong xây dựng nông thôn mới. Thể chế bao hàm tổ chức với hệ thống các quy tắc, quy chế sử dụng để điều chỉnh sự vận hành của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức. Thể chế quản lý nhà nước là những luật lệ, quy định mà nhà nước đặt ra nhằm quản lý xã hội. Việc xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật nhằm điều hành và quản lý hoạt động phát triển cơ sở hạ tầng trong xây dựng nông thôn mới một cách thống nhất, đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật. Tuân thủ theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự thủ tục; bảo đảm tính minh bạch, tính khả thi, tiết kiệm, kịp thời và hiệu quả... Xây dựng đồng bộ và ban hành hệ thống thể chế tạo môi trường pháp lý cho quá trình xây dựng nông thôn. 1.2.2.2. Tổ chức bộ máy và xây dựng đội ngũ quản lý nhà nước về phát triển cơ sở hạ tầng trong xây dựng nông thôn mới Trong hoạt động quản lý nhà nước về phát triển cơ sở hạ tầng trong quá trình xây dựng nông thôn mới, nhân tố quan trọng có tính chất quyết định là vấn đề tổ chức bộ máy quản lý xây dựng nông thôn mới. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước được xây dựng hoàn chỉnh thì các công tác định hướng, tổ chức thực hiện, kiểm tra và giám sát mới được thực hiện tốt. Con người chiếm vị trí trung tâm trong hệ thống quản lý nhà nước, quyết định hiệu quả của hoạt động xây dựng đội ngũ quản lý. 1.2.2.3. Quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để thực hiện phát triển cơ sở hạ tầng trong xây dựng nông thôn mới Việc quản lý và sử dụng các nguồn vốn để thực hiện phát triển cơ sở hạ tầng trong xây dựng nông thôn mới theo Quyết định số 800/QĐ-TTg, ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương 9 trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới (nay là Quyết định số 1600/QĐ-TTg, ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020). 1.2.2.4. Công tác kiểm tra, hoạt động giám sát việc xây dựng cở hạ tầng trong nông thôn mới Trước hết công tác kiểm tra, giám sát việc xây dựng cơ sở hạ tầng trong nông thôn mới của Nhà nước phải đi đôi với công tác kiểm tra, giám sát của Đảng, phát huy vai trò giám sát của tổ chức chính trị - xã hội và của nhân dân. Kiểm tra, giám sát các hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng trong nông thôn mới là việc nhà nước xem xét, đánh giá tình trạng đạt hay không đạt các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới và theo dõi, xem xét việc thực thi các hoạt động có đạt các tiêu chí liên quan đến phát triển cơ sở hạ tầng trong Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. 1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về phát triển cơ sở hạ tầng ở một số huyện trong tỉnh Phú Yên 1.3.1. Kinh nghiệm của huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên Một là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến đến Nân dân về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luậ t của n hà nước về xây dựng cơ sở hạ t ầng nông thôn mới . Hai là, để triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới ngay từ đầu, Huyện đã xác định rõ công tác xây dựng kết cấu hạ tầng là khâu đột phá, quan trọng trong xây dựng nông thôn mới. Ba là, căn cứ vào tình hình thực tế, huyện đã hướng dẫn, ban hành các cơ chế lồng ghép, quản lý vốn, huy động các nguồn lực để vừa đảm bảo được mục tiêu, vừa huy động được sức dân và nguồn lực khác của địa phương. Bốn là, Tổ chức khảo sát, đánh giá thực trạng nông thôn làm cơ sở cho công tác lập quy hoạch, đồng thời những thành công, hạn chế, khó khăn trong triển khai thực hiện để có giải pháp tháo gỡ. 1.3.2. Kinh nghiệm của huyện Sông Hinh Một là, lựa chọn mục tiêu ưu tiên trong chương trình xây dựng nông thôn mới . Hai là, thực hiện chính sách khuyến khích Nhà nước và Nhân dân cùng làm trong xây dựng nông thôn mới. Ba là, thực hiện phương châm làm từng bước, từ thấp đến cao, từ thí điểm đến toàn Huyện, từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp. Bốn là, phát huy dân chủ trong xây dựng nông thôn mới . Năm là, cần chú trọng đào tạo cán bộ phục vụ cho phát triển nông thôn. Sáu là, nông thôn là địa bàn sống, hoạt động của nhiều chủ thể, từ nhà nước, tư nhân, cộng đồng. 10 1.3.3. Bài học cho huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên Thứ nhất, huy động sự tham gia vào cuộc tích cực, đồng bộ của cả hệ thống chính trị và toàn thể nhân dân. Thứ hai, thực hiện phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, khuyến khích nhân dân cùng tham gia đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Thứ ba, thường xuyên tổng kết, đánh giá quá trình thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới . Tổng kết chương 1 Trong chương 1, luận văn đã nêu rõ những vấn đề lý luận nhận thức về phát triển cơ sở hạ tầng ở nông thôn với việc: làm rõ khái niệm, các bộ phận cấu thành của cơ sở hạ tầng ở nông thôn, quản lý cơ sở hạ tầng nông thôn; vai trò, đặc điểm và những yêu cầu đặt ra trong phát triển cơ sở hạ tầng ở nông thôn trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Luận văn cũng phân tích những điểm cần chú ý, những yêu cầu đặt ra cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển cơ sở hạ tầng ở nông thôn. Để làm rõ các vấn đề lý luận nhận thức trong chương 1, luận văn đã đi sâu phân tích và rút ra các bài học kinh nghiệm từ phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn các huyện Sơn Hòa, Sông Hinh thuộc tỉnh Phủ Yên, các bài học kinh nghiệm rút ra về phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn ở huyện Tây Hòa.. 11 Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TÂY HÒA, TỈNH PHÚ YÊN 2.1. Điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội tác động đến hoạt động quản lý nhà nước về phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn mới huyện Tây Hòa 2.1.1. Điều kiện tự nhiên huyện Tây Hòa - Tây Hòa là một huyện thuộc tỉnh Phú Yên, huyện Tây Hòa nằm ở phía Nam tỉnh Phú Yên. Vị trí địa lý của huyện Tây Hòa ở tọa độ: 12045’07” đến 120 45’15” Vĩ độ Bắc, 109015’13” đến 109015’29” Kinh độ Đông. Phía Bắc giáp huyện Sơn Hòa và huyện Phú Hòa, phía Nam giáp tỉnh Khánh Hòa, phía Đông giáp huyện Đông Hòa, phía tây giáp huyện Sông Hinh. Tây Hòa rộng 61.043 ha và có 125.617 người. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 12,7%/năm; thu nhập bình quân đầu người năm 2016 là 27,37 triệu đồng/người/năm. - Huyện được thành lập vào năm 2005, trên cơ sở phần phía tây của huyện Tuy Hòa cũ. Phần còn lại phía đông của huyện Tuy Hòa thành lập nên huyện Đông Hòa. - Đơn vị hành chính: Huyện Tây Hòa có 10 xã, 01 Thị trấn, trong đó có 06 xã đồng bằng (Hòa Bình 1, Hòa Phong, Hòa Phú, Hòa Mỹ Đông, Hòa Đồng, Hòa Tân Tây); 04 xã miền núi (Hòa Thịnh, Hòa Mỹ Tây, Sơn Thành Đông, Sơn Thành Tây) và 01 Thị trấn Phú Thứ. - Là đơn vị được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân trong thời kỳ kháng chiến, có 9/11 xã, thị trấn được phong tặng là đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. - Trung tâm của huyện nằm trên địa bàn Thị trấn Phú Thứ, có trụ sở làm việc của Đảng bộ, Chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể huyện; là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh của huyện. - Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Tây Hòa: là 60.945,06 ha. Trong tổng diện tích đất tự nhiên năm 2017, đất nông nghiệp là 50.681,61 ha, chiếm 83,169%, đất phi nông nghiệp 5.439,8 ha chiếm 8,93 %, đất chưa sử dụng 4.823,65 ha chiếm 7,91% ( Xem phụ lục kèm theo Bảng 2.8). Nhìn chung, đất đai của huyện Tây Hòa chiếm phần lớn là đất nông nghiệp và đất lâm nghiệp. Thế mạnh của huyện là trồng trọt cây lương thực, lúa nước, nuôi trồng thuỷ sản (trên diện tích chuyên nuôi và diện tích xen canh một lúa, một cá). Ngoài ra, đất đai của huyện còn tạo thuận lợi cho phát triển các loại cây công nghiệp dài ngày hồ tiêu, cây ăn trái. Định hướng đến năm 2020 huyện Tây Hòa vẫn là huyện nông nghiệp, diện tích đất sử dụng cho nông nghiệp chiếm 79,56% so với tổng diện tích tự nhiên của huyện. 2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội huyện Tây Hòa Thế mạnh của huyện Tây Hòa là vùng có nền kinh tế nông nghiệp tương đối phát triển. Huyện có diện tích trồng lúa lớn của Tỉnh và vùng duyên hải Nam Trung bộ với hơn 6.400 ha lúa hai vụ; ngoài đảm 12 bảo an ninh lương thực tại chỗ còn cung cấp cho các vùng khác và tương lai sẽ là vành đai rau xanh của tỉnh. Trong giai đoạn 2011-2016, huyện Tây Hòa đã huy động tốt các nguồn lực, nguồn vốn từ các thành phần kinh tế, nhân dân và được sự hỗ trợ của các ngành Trung ương, tỉnh để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng huyện và trung tâm thị trấn Phú Thứ, qua hơn 06 năm (2011- 2016) ước thực hiện đạt 103,1% kế hoạch (kế hoạch tổng nguồn vốn đầu tư trên địa bàn là 1.127 tỷ đồng) - Cơ cấu kinh tế chuyển dịch từ thuần nông sang hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp, ngành dịch vụ; tốc độ tăng giá trị sản xuất từ năm 2011 đến tháng 2016 bình quân 9,68%/năm, năm 2016 (giá so sánh năm 2010); thu nhập bình quân đầu người năm 2016 là 27,37 triệu đồng/người/năm. Tốc độ tăng thu ngân sách từ năm 2012 - 2016 trên địa bàn huyện là 16%/năm [31]; Các cơ sở sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp phát triển về số lượng, hoạt động ổn định và hiệu quả. Một số ngành công nghiệp giải quyết nhiều lao động như: Chế biến nhân hạt điều, may mặc, sản xuất vật liệu xây dựng thông thường ... 2.2. Thực trạng về phát triển cơ sở hạ tầng trong quá trình xây dựng nông thôn mới huyện Tây Hòa 2.2.1. Về hệ thống giao thông nông thôn Thực hiện đề án bê tông hóa giao thông nông thôn theo Nghị quyết số 75/2013/NQ-HĐND ngày 29/3/2013 của Hội đồng Nhân dân Tỉnh khóa VI, các địa phương đã thực hiện Đề án bê tông hóa giao thông nông thôn giai đoạn 2013-2016. Nhìn chung hệ thống giao thông trên toàn huyện đã thông suốt và 100% số xã hoàn thành tiêu chí này. Thông qua việc thực hiện, nhiều xã đã có cách làm hay trong việc xã hội hoá công tác làm đường giao thông nông thôn như: huy động ngày công, tiền, hiến đấtcác xã, thị trấn đã huy động Nhân dân và các tổ chức đóng góp hơn 91.344,113 triệu đồng để xây dựng nông thôn mới. 2.2.2. Về Thủy lợi Thực hiện kiên cố hóa kênh mương nội đồng theo Nghị quyết số 76/2013/NQ-HĐND của Hội đồng Nhân dân tỉnh Phú Yên và theo hướng dẫn của các Sở, ngành của tỉnh. Uỷ ban nhân dân huyện Tây Hòa thường xuyên kiểm tra các hồ, đập, kênh trên địa bàn, để kịp thời bảo dưỡng, sửa chữa nâng cấp các công trình, nhằm đảm bảo nước tưới phục vụ trong sản xuất nông nghiệp. Các xã đã quan tâm đầu tư các công trình thủy lợi từ nhiều nguồn kinh phí. Tổng số kênh mương do xã quản lý 121,86km, đã kiên cố 68,57km. 2.2.3. Về Điện nông thôn Đến năm 2016 trên địa bàn toàn huyện có 10/10 xã đảm bảo tiêu chí về điện lưới quốc gia, tỷ lệ hộ sử dụng điện đạt 99,98%. Huyện đầu tư hoàn thành, đưa vào sử dụng 19,1km đường điện chiếu sáng công cộng. 13 2.2.4. Về Trường học Từ năm 2011- 2016, mạng lưới trường lớp, quy mô các cấp học mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tiếp tục được đầu tư, nâng cấp để đảm bảo dạy và học. Đến cuối năm 2016, có 09/10 xã đạt chuẩn tiêu chí Trường học. 2.2.5. Về Cơ sở vật chất văn hóa Tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, trên cơ sở thiết kế mẫu Nhà văn hóa và khu thể thao xã/thôn theo quy định của tỉnh Phú Yên, huyện đã chỉ đạo, hướng dẫn các xã rà soát theo tiêu chí và cơ chế sử dụng các cơ sở vật chất hiện có ở các xã . 2.2.6. Về chợ nông thôn Thời gian qua, Uỷ ban nhân dân huyện và các địa phương đã tập trung nguồn lực để đầu tư phát triển Cơ sở hạ tầng chợ để tạo điều kiện cho phát triển thương mại dịch vụ trên địa bàn huyện. Đến cuối năm 2016, đã có 08/10 xã đạt tiêu chí Chợ nông thôn. Nhìn chung hệ thống chợ đã đáp ứng nhu cầu mua bán trao đổi hàng hóa của nhân dân trên địa bàn huyện. 2.2.7. Về Bưu điện Thực trạng, mạng lưới bưu chính, viễn thông được mở rộng. Toàn huyện hiện có 10 bưu điện văn hoá xã, 01 bưu điện huyện cung ứng đầy đủ các dịch vụ bưu chính, viễn thông. Các hoạt động, dịch vụ bưu chính, viễn thông trên địa bàn huyện cơ bản đáp ứng tốt nhu cầu tiếp cận và trao đổi thông tin đặc biệt là những thông tin liên quan đến thị trường, buôn bán, trao đổi hàng hoá của người dân. 2.3. Thực trạng quản lý nhà nước về phát triển cơ sở hạ tầng trong xây dựng nông thôn mới huyện Tây Hòa 2.3.1. Xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện thể chế và các văn bản pháp luật quản lý nhà nước về phát triển cơ sở hạ tầng trong xây dựng nông thôn mới. Văn kiện Đại hội Đại biểu đảng bộ tỉnh Phú Yên lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015-2020 xác định: “Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Tập trung chuyển đổi nhanh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ở nông thôn; kết hợp chặt chẽ giữa phát triển đô thị và nông thôn một cách hợp lý, nâng cao chất lượng dịch vụ và kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn, thu hẹp khoảng cách về phát triển giữa đô thị và nông thôn, tăng cường kết nối nông thôn - đô thị. Thực hiện cơ chế hỗ trợ đầu tư xây dựng đường giao thông nông thôn: Nghị quyết số 75/2013/NQ- HĐND ngày 29/3/2013 của Hội đồng nhân dân tỉnh về triển khai thực hiện Đề án bê tông hóa đường giao thông nông thôn tỉnh Phú Yên giai đoạn 2013-2015, với cơ chế tỉnh hỗ trợ xi măng, chi phí ống cống, chi phí quản lý 02 triệu đồng/km, kinh phí hỗ trợ bổ sung theo khu vực, phần còn lại ngân sách cấp huyện, xã và nhân dân đóng góp. 14 Cơ chế hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để thực hiện các nội dung trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2013-2020 được quy định tại Nghị quyết số 76/2013/NQ-HĐND ngày 29/3/2013 của Hội đồng nhân dân tỉnh Phú yên. Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Phú Yên ban hành Quyết định số 13/QĐ-UBND ngày 16/5/2013 về việc Ban hành thiết kế mẫu, dự toán và hướng dẫn kỹ thuật thi công mặt đường bê tông xi măng; cơ chế đầu tư đặc thù đối với các công trình kênh mương nội đồng, trường học, nhà văn hóa và khu thể thao xã/thôn để đảm bảo chất lượng công trình trong xây dựng nông thôn mới, tạo sự chủ động cho chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư. Văn kiện Đại hội Đại biểu đảng bộ huyện Tây Hòa lần thứ XI, nhiệm kỳ 2015-2020 xác định: “Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới; trên cơ sở Nghị quyết số 23-NQ/HU, ngày 29/3/2013 của Huyện ủy huyện Tây Hòa, Kế hoạch của Uỷ ban nhân dân huyện, các xã thường xuyên kiểm tra, rà soát bổ sung kế hoạch, giải pháp củng cố, nâng chất lượng các tiêu chí đã đạt, phấn đấu thực hiện hoàn thành các tiêu chí còn lại để đến năm 2020, 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới”[19]. Ngoài ra Huyện ủy huyện Tây Hòa đã xây dựng và ban hành Chương trình hành động số 08- CTr/HU ngày 22/7/2011 của Huyện ủy về đầu tư phát triển nông nghiệp bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2011-2015; Nghị quyết số 23-NQ/HU ngày 29/3/2013 của Huyện ủy về tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020; Chỉ thị số 02-CT/HU ngày 14/01/2011 về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020 trên địa bàn huyện (trong đó chọn 02 xã: Hòa Tân Tây, Hòa Phong làm điểm). Uỷ ban nhân dân huyện ban hành Kế hoạch số 14/KH-UBND ngày 28/3/2011 về việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 trên địa bàn huyện; Kế hoạch số 77/KH-UBND ngày 21/5/2015 về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn huyện; Quyết định số 1627/2013/QĐ-UBND ngày 16/8/2013 về việc hỗ trợ từ ngân sách cấp huyện để thực hiện đề án bê tông hoá đường giao thông nông thôn giai đoạn 2013-2015, Quyết định số 2176/QĐ-UBND ngày 18/11/2014 về việc Hỗ trợ từ ngân sách cấp huyện để thực hiện Chương trình kiên cố hóa kênh mương theo Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2013-2020 trên địa bàn huyện Tây Hòa. Ban hành các văn bản hướng dẫn để cụ thể hóa các văn bản của cấp trên tạo điều kiện thuận lợi cho cơ sở để thực hiện hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trong quá trình triển khai thực hiện, Uỷ ban nhân dân huyện thường xuyên chỉ đạo các xã rà soát, đánh giá thực trạng kết quả thực hiện 19 tiêu chí theo Quyết định số 491/QĐ-TTg, ngày 19/4/2009 và Quyết định số 342/QĐ-TTg ngày 20/02/2013 và Quyết định 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi một số tiêu chí của bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn 15 mới và Thông tư số: 41/2013/TT-BNNPTNT, ngày 04/10/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới. Mặt khác hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân huyện và các xã kịp thời phổ biến chính sách pháp luật của nhà nước đến các tổ chức, cá nhân có liên quan và người dân trong hoạt động quản lý nhà nước đối với xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới đảm bảo đúng đắn, đồng bộ và kịp thời. Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh, trong quá trình triển khai thực hiện. Ủy ban nhân dân huyện hằng năm đều được rà soát, sửa đổi, bổ sung kịp thời phù hợp với các quy định, hướng dẫn của cấp trên và phù hợp tình hình thực tiễn xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới trên địa bàn huyện. Nội dung ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, cụ thể hóa một số công tác như: 2.3.2. Tổ chức bộ máy và xây dựng đội ngũ quản lý nhà nước về phát triển cơ sở hạ tầng trong quá trình xây dựng nông thôn mới Đối với huyện Tây Hòa để có bước đi vững chắc, có lộ trình phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Ủy ban nhân dân huyện Tây Hòa ban hành Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện giai đoạn 2010 – 2020; Toàn huyện có 10/10 xã đã thành lập Ban Chỉ đạo, Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới. Ủy ban nhân dân huyện ban hành Quyết định thành lập Văn phòng điều phối Chương trình nông thôn mới huyện, tổng số thành viên 10 người. Các thành viên Ban Chỉ đạo huyện theo chức năng, nhiệm vụ tham mưu xây dựng các văn bản chỉ đạo, kế hoạch thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện và hướng dẫn các xã thực hiện 19 tiêu chí nói chung và các tiêu chí về xây dựng cơ sở hạ tầng nói riêng theo Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 19/4/2009; Quyết định số 342/QĐ-TTg ngày 20/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi một số tiêu chí của Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới và Thông tư số 41/2013/TT-BNNPTNT, ngày 04/10/2013 của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. 2.3.3. Quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để thực hiện phát triển cơ sở hạ tầng trong xây dựng nông thôn mới Do đặc thù là huyện thuần nông, nguồn thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện thấp, chủ yếu từ nguồn trợ cấp ngân sách cấp trên để đảm bảo cân đối ngân sách địa phương và triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Do vậy Uỷ ban nhân dân huyện Tây Hòa thực hiện và chỉ đạo lồng ghép các chương trình và vốn huy động đóng góp của các tổ chức và nhân dân có hưởng lợi trực tiếp từ các chương trình, đặc biệt là Chương trình bê tông hóa giao thông và kiên cố hóa kênh mương nội đồng. Bên cạnh nguồn hỗ trợ xi măng, chi phí quản lý công trình, Uỷ ban nhân dân huyện Tây Hòa đã sử dụng 16 nguồn ngân sách huyện để thực hiện hỗ trợ trực tiếp đối với các chương trình, dự án trên địa bàn huyện, nên mang lại nhiều hiệu quả thiết thực. Bên cạnh đó, nhờ thực hiện tốt cơ chế giao quyền chủ động cho người dân và cộng đồng trong thực hiện xây dựng nông thôn mới, như xây dựng giao thông nông thôn, kiên cố hóa kênh mương, xây dựng nhà văn hóa ... thật sự tạo được phấn khởi, xác định được vai trò chủ đạo của người dân. Đặc biệt vấn đề nguồn vốn phục vụ cho xây dựng chương trình là hết sức quan trọng, kế hoạch vốn được xây dựng bám sát theo nội dung quy hoạch và lộ trình xây dựng nông thôn mới của các xã nên xây dựng chỉ tiêu rất lớn, trong khi đó ngân sách chi hỗ trợ phát triển còn hạn chế, hầu hết vốn sử dụng cho những năm qua chủ yếu là lồng ghép từ các chương trình như kiên cố hoá trường, lớp học và các chương trình hỗ trợ nông nghiệp trọng điểm. Vì thực tế trong những năm qua Nhà nước ta đang thực hiện chính sách kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội nên đầu tư của Nhà nước nói chung là giảm sút. Bên cạnh đó là những khó khăn trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, của người dân nên việc huy động vốn phục vụ cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng qua các năm là rất khó khăn, trong khi đó, nhu cầu vốn phục vụ thi công các công trình xây dựng là rất lớn, nhiều dự án đầu tư hiện nay vẫn được cấp thẩm quyền cho phép triển khai thực hiện khi chưa cân đối được nguồn vốn, nên nợ đọng vốn xây dựng cơ bản đối với các doanh nghiệp cao. Tính đến cuối năm 2016 nợ xây dựng cơ bản trong xây dựng nông thôn mới lên tới 30.866.379.000đồng, trong đó: cấp trên (tỉnh) nợ: 8.819.771.000 đồng, huyện nợ 12.877.566.000đồng, xã nợ 2.598.273.000đồng và nợ do huy động đóng góp trong nhân dân: 6.570.769.000đồng[5]. Tuy nhiên với sự nổ lực của toàn Đảng, toàn dân huyện nhà đã đạt được kết quả đáng khích lệ quá trình phát triển cơ sở hạ tầng khi xây dựng nông thôn mới đạt chuẩn theo quy định. 2.3.4. Thực trạng công tác kiểm tra, hoạt động giám sát việc xây dựng cơ sở hạ tầng trong nông thôn mới Việc kiểm tra, giám sát công tác xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới từ khi triển khai, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện đã tiến hành nhiều cuộc kiểm tra về xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới đối với Ban chỉ đạo, các cơ quan đơn vị có liên quan và 10 xã trên địa bàn huyện. Trên cơ sở đó đánh giá đúng thực trạng, thẳng thắn chỉ ra những tồn tại, hạn chế và qua công tác kiểm tra, giám sát cấp ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện đã ban hành nhiều nghị quyết lãnh đạo sát với tình hình thực tế địa phương, góp phần đưa chương trình xây dựng nông thôn mới của Tây Hòa đạt được những kết quả nổi bật. 2.4. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về phát triển Cơ sở hạ tầng trong xây dựng nông thôn mới huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên - Kết quả đạt được 17 Thực hiện các văn bản chỉ đạo của Trung ương của Tỉnh về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Huyện ủy, Uỷ ban nhân dân huyện Tây Hòa đã chỉ đạo, tổ chức thực hiện chương trình từ huyện đến cơ sở. Ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức các hội nghị để triển khai các nội dung kế hoạch đến 10/10 xã, sao, gửi đầy đủ các văn bản chỉ đạo của Trung ương, Tỉnh, Huyện, cho tất cả các xã làm căn cứ triển khai. Qua hơn 6 năm thực hiện một số tiêu chí được đánh giá đã đạt chuẩn và có 10/10 xã có số tiêu chí đạt chuẩn tăng lên. Các xã đã lựa chọn và đề ra phương hướng cụ thể để thực hiện từng tiêu chí rõ ràng và quyết tâm thực hiện các tiêu chí đạt theo từng năm, có nhiều xã đã tăng từ 09-10 tiêu chí trong 06 năm. Đã thu hút được nhiều doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia tích cực thực hiện các tiêu chí như trường học, đường giao thông nông thôn, kênh mương nội đồng. Đặc biệt là phong trào hiến đất của một số hộ gia đình đã tự nguyện và sẵn sàng hiến hàng nghìn m2 đất ở và đất vườn để xây dựng các công trình phúc lợi. - Hạn chế Một số chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước chậm triển khai thực hiện ở từng cơ quan, đơn vị; một số văn bản còn chồng chéo, các văn bản hướng dẫn ban hành còn chậm; Trong quá trình thực hiện thiếu kiểm tra, giám sát. Một số thành viên Ban chỉ đạo chưa thường xuyên làm tốt trách nhiệm được phân công phụ trách địa bàn; Sự quan tâm chỉ đạo của một số địa phương còn hạn chế, thiếu quyết liệt, thiếu tập trung. Công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực còn hạn chế, chưa có đội ngũ xây dựng nông thôn mới chuyên nghiệp, còn nhiều lúng túng khi triển khai thực hiện. Xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới dựa trên nền tảng phát kinh tế, trong khi huyện Tây Hòa có điểm xuất phát thấp, phát triển chưa bền vững, tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro; Huyện Tây Hòa còn gặp nhiều khó khăn trong cân đối thu chi, còn p

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_phat_trien_co_so_ha_tan.pdf
Tài liệu liên quan