MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
MỞ ĐẦU. 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGUYÊN TẮC
TRÁCH NHIỆM CUNG CẤP TÀI LIỆU, CHỨNG CỨ
CỦA CÁ NHÂN, CƠ QUAN, TỔ CHỨC CÓ THẨM
QUYỀN TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ . 7
1.1 Khái niệm và ý nghĩa của nguyên tắc trách nhiệm cung cấp tài
liệu, chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền . 7
1.1.1 Khái niệm nguyên tắc trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ
của cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền . 7
1.1.2 Ý nghĩa của nguyên tắc trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng
cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền .13
1.2 Cơ sở của nguyên tắc trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ
của cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền .15
1.3 Sự hình thành và phát triển của nguyên tắc trách nhiệm cung
cấp tài liệu, chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm
quyền trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam.25
1.4 Nguyên tắc trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ của cá
nhân, cơ quan, tổ chức theo pháp luật tố tụng dân sự của một
số nước trên thế giới .36
KẾT LUẬN CHưƠNG 1 .41
Chương 2: NỘI DUNG NGUYÊN TẮC TRÁCH NHIỆM CUNG
CẤP TÀI LIỆU, CHỨNG CỨ CỦA CÁ NHÂN, CƠ
QUAN, TỔ CHỨC CÓ THẨM QUYỀN THEO PHÁP
LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH.42
2.1 Trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền
trong việc cung cấp đầy đủ tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của
đương sự, Toà án, Viện kiểm sát .422
2.1.1 Xác định các loại tài liệu, chứng cứ mà các cá nhân, cơ quan,
tổ chức có thẩm quyền có trách nhiệm cung cấp trong các vụ
việc dân sự.43
2.1.2. Về phạm vi trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ của cá
nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền .55
2.2 Trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền
trong việc cung cấp tài liệu, chứng cứ đúng thời hạn theo yêu
cầu của đương sự, Toà án, Viện kiểm sát .58
2.3 Trách nhiệm pháp lý của cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm
quyền trong việc không cung cấp hoặc cung cấp không đầy
đủ, không đúng thời hạn các tài liệu, chứng cứ.65
KẾT LUẬN CHưƠNG 2 .74
Chương 3: THỰC TIỄN THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC TRÁCH
NHIỆM CUNG CẤP TÀI LIỆU, CHỨNG CỨ CỦA CÁ
NHÂN, CƠ QUAN, TỔ CHỨC CÓ THẨM QUYỀN VÀ
KIẾN NGHỊ.76
3.1 Thực tiễn thực hiện nguyên tắc trách nhiệm cung cấp tài liệu,
chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền .76
3.2 Một số kiến nghị về nguyên tắc trách nhiệm cung cấp tài liệu,
chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong
tố tụng dân sự.100
3.2.1 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về nguyên tắc trách nhiệm
cung cấp tài liệu, chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức có
thẩm quyền .101
3.2.2. Kiến nghị về thực hiện nguyên tắc trách nhiệm cung cấp tài
liệu, chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền .106
KẾT LUẬN CHưƠNG 3 .112
KẾT LUẬN CHUNG.113
26 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 603 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Nguyên tắc trách nhiệm cung cấp chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong tố tụng dân sự, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đây là công trình đầu tiên tiếp cận nghiên cứu
chuyên sâu về vấn đề này ở cấp độ thạc sỹ.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu.
- Dựa trên quan điểm, quan niệm của chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử, tôn trọng sự thật khách quan của sự vật hiện
tƣợng, xem xét vấn đề một cách một cách toàn diện.
- Sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu chuyên ngành nghiên cứu
chuyên sâu các vấn đề dƣới góc độ pháp luật nhƣ phƣơng pháp phân tích,
tổng hợp, so sánh.
7
5. Đóng góp của đề tài
Luận văn là công trình nghiên cứu có hệ thống về nguyên tắc trách
nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm
quyền trong tố tụng dân sự - có thể coi là công trình đầu tiên tiếp cận
nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này ở cấp độ thạc sỹ, cụ thể là:
Thứ nhất: Lần đầu tiên nguyên tắc trách nhiệm cung cấp tài liệu,
chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong tố tụng dân
sự đƣợc nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện cả về cơ sở lý luận
cũng nhƣ thực tiễn từ khái niệm, ý nghĩa, cơ sở hình thành và lƣợc sử phát
triển của nguyên tắc, làm bật bản chất và trọng tâm của vấn đề nghiên cứu.
Luận văn cũng đã tiếp cận và làm rõ đƣợc trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ
chức trong việc cung cấp đầy đủ, đúng thời hạn tài liệu, chứng cứ mà mình
đang quản lý, lƣu giữ, đồng thời làm rõ các trách nhiệm pháp lý có thể đƣợc áp
dụng khi cá nhân, cơ quan, tổ chức không thực hiện trách nhiệm cung cấp tài
liệu, chứng cứ của mình.
Thứ hai: Quá trình nghiên cứu đề tài đã tìm ra đƣợc những tồn tại, bất cập
trong công tác xây dựng và thực tiễn thực hiện nguyên tắc trách nhiệm cung cấp
tài liệu, chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Từ đó đƣa ra
những đề xuất, kiến nghị để góp phần vào việc hoàn thiện các quy định của pháp
luật cũng nhƣ tăng cƣờng hiệu quả thực hiện nguyên tắc trách nhiệm cung cấp tài
liệu, chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trên thực tế.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn
đƣợc kết cấu bởi 3 chƣơng:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về nguyên tắc trách nhiệm cung
cấp tài liệu, chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong
tố tụng dân sự.
Chương 2: Nội dung nguyên tắc trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng
cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo pháp luật tố tụng dân
sự Việt Nam hiện hành.
Chương 3: Thực tiễn thực hiện nguyên tắc trách nhiệm cung cấp tài
liệu, chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền và kiến nghị.
8
Chƣơng 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGUYÊN TẮC TRÁCH NHIỆM
CUNG CẤP TÀI LIỆU, CHỨNG CỨ CỦA CÁ NHÂN, CƠ QUAN,
TỔ CHỨC CÓ THẨM QUYỀN TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ
1.1 KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA CỦA NGUYÊN TẮC TRÁCH
NHIỆM CUNG CẤP TÀI LIỆU, CHỨNG CỨ CỦA CÁ NHÂN, CƠ
QUAN, TỔ CHỨC CÓ THẨM QUYỀN
1.1.1 Khái niệm nguyên tắc trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng
cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền
Nguyên tắc trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ của cá nhân, cơ
quan, tổ chức có thẩm quyền là một trong những nguyên tắc cơ bản trong
tố tụng dân sự, xác định trách nhiệm phối hợp của các cá nhân, cơ quan, tổ
chức có thẩm quyền đang lƣu giữ, quản lý chứng cứ, tài liệu trong việc
cung cấp đầy đủ, kịp thời chứng cứ, tài liệu liên quan đến vụ việc dân sự
khi có yêu cầu của đƣơng sự, Toà án hoặc Viện kiểm sát đồng thời xác
định trách nhiệm pháp lý của các chủ thể này trong trƣờng hợp không thực
hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, kịp thời trách nhiệm của mình.
1.1.2 Ý nghĩa của nguyên tắc trách nhiệm cung cấp tài liệu,
chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền
Nguyên tắc trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ của cá nhân, cơ
quan, tổ chức có thẩm quyền có ý nghĩa to lớn trƣớc hết đối với đƣơng sự,
giúp đƣơng sự thực hiện đƣợc quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ của
mình, phát huy hơn nữa vai trò chủ động, tích cực của họ trong việc giải
quyết tranh chấp vì lợi ích của chính mình, bên cạnh đó, giúp Toà án và
Viện kiểm sát có cơ sở để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình một
cách đúng đắn, kịp thời, đồng thời, góp phần nâng cao trách nhiệm phối
hợp của các cá nhân, cơ quan, tổ chức trong việc giải quyết vụ việc dân sự.
1.2 CƠ SỞ CỦA NGUYÊN TẮC TRÁCH NHIỆM CUNG CẤP
TÀI LIỆU, CHỨNG CỨ CỦA CÁ NHÂN, CƠ QUAN, TỔ CHỨC CÓ
THẨM QUYỀN
- Nguyên tắc trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ của cá nhân, cơ
quan, tổ chức có thẩm quyền đƣợc xây dựng trên cơ sở chủ trƣơng, đƣờng
lối của Đảng về hoàn thiện pháp luật và cải cách tƣ pháp.
9
- Nguyên tắc trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ của cá nhân, cơ
quan, tổ chức có thẩm quyền đƣợc xây dựng trên cơ sở mối quan hệ phối
hợp giữa các cơ quan nhà nƣớc trong việc thực hiện các quyền lập pháp,
hành pháp và tƣ pháp.
- Nguyên tắc trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ của cá nhân, cơ
quan, tổ chức có thẩm quyền đƣợc xây dựng trên cơ sở mối quan hệ giữa
Nhà nƣớc và công dân.
- Nguyên tắc trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ của cá nhân, cơ
quan, tổ chức có thẩm quyền đƣợc xây dựng trên cơ sở bảo đảm quyền tiếp
cận công lý của đƣơng sự, tạo cơ sở pháp lý cho đƣơng sự có thể thực hiện
đƣợc việc bảo vệ quyền lợi của mình.
- Nguyên tắc trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ của cá nhân, cơ
quan, tổ chức có thẩm quyền đƣợc thiết lập trên cơ sở nguyên tắc cung cấp
chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự.
- Nguyên tắc trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ của cá nhân, cơ
quan, tổ chức có thẩm quyền đƣợc ghi nhận xuất phát từ cơ sở chứng cứ,
tài liệu do cá nhân, cơ quan, tổ chức lƣu giữ có ý nghĩa trong việc giải
quyết vụ việc dân sự.
- Nguyên tắc trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ của cá nhân, cơ
quan, tổ chức có thẩm quyền đƣợc hình thành từ yêu cầu của thực tiễn giải
quyết các vụ việc dân sự nhằm khắc phục tình trạng án tồn đọng, kéo dài,
kém hiệu quả trong hoạt động giải quyết án kiện của Toà án.
1.3 SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGUYÊN TẮC
TRÁCH NHIỆM CUNG CẤP TÀI LIỆU, CHỨNG CỨ CỦA CÁ NHÂN,
CƠ QUAN, TỔ CHỨC CÓ THẨM QUYỀN TRONG PHÁP LUẬT TỐ
TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM
- Giai đoạn từ năm 1989 trở về trƣớc:
Trong giai đoạn từ 1989 trở về trƣớc, các văn bản về tố tụng dân sự
đã ra đời, tuy nhiên, còn tản mạn, chƣa có tính thống nhất. Trong những
văn bản này cũng đã có những quy định cụ thể về trách nhiệm phối hợp
của các cơ quan khác trong việc cung cấp chứng cứ để đảm bảo cho quá
trình giải quyết án dân sự. Tuy nhiên, những quy định này còn chƣa mang
tính khái quát, nhƣng đây cũng có thể coi là cơ sở bắt nguồn cho quá trình
10
hình thành và phát triển của nguyên tắc trách nhiệm cung cấp tài liệu,
chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức sau này.
- Giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2004:
Trong giai đoạn này, pháp luật về tố tụng dân sự đã có sự ghi nhận
về quyền yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp chứng cứ trong quá
trình tố tụng. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật giai đoạn này mới chỉ ghi nhận
quyền yêu cầu của Toà án khi xét thấy cần thiết, mà không cho phép
đƣơng sự chủ động yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức hữu quan cung cấp
chứng cứ cho mình. Mặt khác, quy định ở giai đoạn này còn mang tính
hình thức, bởi nó mới chỉ ghi nhận quyền yêu cầu của Toà án, mà chƣa
quy định về trách nhiệm thực hiện của cá nhân, cơ quan, tổ chức hữu quan.
Chỉ đến khi Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động 1996 ra
đời, pháp luật mới quy định trách nhiệm của các cá nhân, cơ quan, tổ chức
hữu quan phải cung cấp tài liệu, chứng cứ đầy đủ và đúng thời hạn theo
yêu cầu của Toà án. Và đây có thể coi là mốc khởi đầu cho quá trình hình
thành và phát triển của nguyên tắc trách nhiệm cung cấp chứng cứ của cá
nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong tố tụng dân sự.
- Giai đoạn từ năm 2005 trở đi:
BLTTDS 2004 ra đời đã quy định đƣợc khá đầy đủ các vấn đề về tố
tụng dân sự, đặc biệt bổ sung một số nguyên tắc mới, nhiều quy định trong
thủ tục tố tụng dân sự cũng đƣợc quy định rõ hơn, cụ thể hơn trong phần
các nguyên tắc, nhƣ nguyên tắc “trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ
của cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong tố tụng dân sự” đƣợc
quy định tại Điều 7 BLTTDS. Theo quy định của nguyên tắc này, chủ thể
có quyền yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức chứng cứ là đƣơng sự và Tòa
án, tuy nhiên, chƣa quy định về trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ cung cấp
chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
Khắc phục hạn chế đó, khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung năm
2011 có sửa đổi, bổ sung Điều 7 BLTTDS 2004. Theo đó, điều luật sửa
đổi này đã bổ sung chủ thể có quyền yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức
cung cấp tài liệu, chứng cứ là đƣơng sự, Tòa án, Viện kiểm sát đồng thời
quy định trách nhiệm pháp lý khi các cá nhân, cơ quan, tổ chức đang quản
lý, lƣu giữ tài liệu, chứng cứ từ chối cung cấp mà không có lý do chính
11
đáng, cung cấp không đầy đủ, kịp thời hoặc không chính xác theo yêu cầu
của đƣơng sự, Tòa án, Viện kiểm sát.
1.4 NGUYÊN TẮC TRÁCH NHIỆM CUNG CẤP TÀI LIỆU,
CHỨNG CỨ CỦA CÁ NHÂN, CƠ QUAN, TỔ CHỨC THEO PHÁP
LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ CỦA MỘT SỐ NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI
Việc yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức hữu quan cung cấp chứng cứ
là một trong những hình thức thu thập chứng cứ trong quá trình tố tụng
dân sự. Và hiện nay trên thế giới, mỗi nƣớc đều có một cách quy định
riêng về cách thức cung cấp, thu thập chứng cứ, nhƣng nhìn chung có thể
chia thành ba mô hình sau:
- Thứ nhất, Toà án không tham gia thu thập chứng cứ ở các nƣớc
theo mô hình tranh tụng;
- Thứ hai, Toà án đóng vai trò chủ động, tích cực và trực tiếp thu
thập chứng cứ trong mô hình thẩm xét;
- Thứ ba, Toà án không thu thập nhƣng hỗ trợ đƣơng sự bằng các
quyết định tƣ pháp trong mô hình kết hợp tranh tụng và thẩm xét.
Tùy vào quan niệm về vai trò của Toà án và đƣơng sự trong thu thập
chứng cứ với mỗi hệ thống pháp luật trên thế giới mà có quy định khác
nhau về việc thu thập, cung cấp chứng cứ. Tuy nhiên, nhìn chung, có thể
xuất phát từ đƣơng sự hoặc Toà án, nhƣng những hệ thống pháp luật này
đều ghi nhận trách nhiệm của các cá nhân, cơ quan, tổ chức hữu quan
trong việc cung cấp chứng cứ mà mình đang lƣu giữ, quản lý cho đƣơng sự
hoặc Toà án.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Chƣơng 1 Luận văn đã phân tích, khái quát một số vấn đề lý luận cơ
bản về nguyên tắc trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ của cá nhân, cơ
quan, tổ chức có thẩm quyền trong tố tụng dân sự, bao gồm:
- Xây dựng đƣợc một cách đầy đủ khái niệm về nguyên tắc trách
nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm
quyền trong tố tụng dân sự, đồng thời làm rõ đƣợc ý nghĩa của nguyên tắc
này trong hoạt động tố tụng dân sự;
- Làm rõ quá trình hình thành và phát triển của các quy định về trách
12
nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong
pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam;
- Tiếp cận nghiên cứu so sánh pháp luật của một số nƣớc trên thế giới
nhằm rút ra bài học kinh nghiệm lập pháp có giá trị cho việc kiến nghị, sửa
đổi, hoàn thiện quy định của pháp luật Việt Nam về trách nhiệm cung cấp tài
liệu, chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong tố tụng dân sự.
Chƣơng 2
NỘI DUNG NGUYÊN TẮC
TRÁCH NHIỆM CUNG CẤP TÀI LIỆU, CHỨNG CỨ
CỦA CÁ NHÂN, CƠ QUAN, TỔ CHỨC CÓ THẨM QUYỀN
THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH
2.1 TRÁCH NHIỆM CỦA CÁ NHÂN, CƠ QUAN, TỔ CHỨC CÓ
THẨM QUYỀN TRONG VIỆC CUNG CẤP ĐẦY ĐỦ TÀI LIỆU,
CHỨNG CỨ THEO YÊU CẦU CỦA ĐƢƠNG SỰ, TOÀ ÁN, VIỆN
KIỂM SÁT
Liên quan đến trách nhiệm cung cấp đầy đủ tài liệu, chứng cứ của cá
nhân, cơ quan, tổ chức chúng ta cần làm rõ hai nội dung là xác định các
loại tài liệu, chứng cứ có thể đƣợc yêu cầu cung cấp trong các loại vụ việc
dân sự và phạm vi trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm
quyền trong việc cung cấp các tài liệu, chứng cứ.
2.1.1 Xác định các loại tài liệu, chứng cứ mà các cá nhân, cơ
quan, tổ chức có thẩm quyền có trách nhiệm cung cấp trong các vụ
việc dân sự
Để làm rõ nội dung này, chúng ta cần căn cứ vào nội dung những vụ
việc dân sự thuộc thẩm quyền dân sự của Toà án và quy định của những
ngành luật khác có liên quan. Dƣới đây là một số ngành luật có liên quan
cũng quy định về trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ của các cá nhân,
cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
- Trong lĩnh vực pháp luật về nhà ở
Liên quan đến lĩnh vực nhà ở, có thể có các tranh chấp về quyền sở
13
hữu tài sản là nhà ở hoặc tranh chấp về hợp đồng mua bán nhà. Khi thực
hiện việc chuyển giao quyền sở hữu, các chủ thể phải đăng ký tại cơ quan
nhà nƣớc có thẩm quyền, và hồ sơ sẽ đƣợc lƣu trữ tại những cơ quan này.
Đây có thể là những giấy tờ giúp đƣơng sự làm rõ đƣợc những tranh chấp
về quyền sở hữu nhà hoặc tranh chấp về các hợp đồng dân sự liên quan
đến nhà ở. Và cơ quan có thẩm quyền đang lƣu giữ những tài liệu, chứng
cứ này có trách nhiệm phải cung cấp cho đƣơng sự, Toà án, Viện kiểm sát
khi có yêu cầu.
Cụ thể, Khoản 3 Điều 139 Luật nhà ở 2005 có quy định: “Cơ quan
quản lý hồ sơ nhà ở có trách nhiệm cung cấp các thông tin về hồ sơ nhà ở
khi tổ chức, cá nhân có yêu cầu. Người yêu cầu cung cấp thông tin phải
nộp một khoản phí cung cấp thông tin theo quy định của pháp luật”.
- Trong lĩnh vực pháp luật về đất đai
Trong trƣờng hợp có tranh chấp dân sự liên quan đến quyền sử dụng
đất, những thông tin về đất đai do cơ quan có thẩm quyền lƣu giữ, quản lý
có thể là chứng cứ giúp các đƣơng sự chứng minh cho yêu cầu hay sự phản
đối yêu cầu của mình.
Pháp luật về đất đai có ghi nhận các hình thức để cho cá nhân, tổ
chức có thể thu thập thông tin về đất đai và quy định về trách nhiệm cung
cấp thông tin của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền (Mục VI Thông tƣ số
09/2007/TT-BTNMT ngày 2/8/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng
hƣớng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính). Những thông tin
này có thể sẽ là chứng cứ có giá trị chứng minh cho những yêu cầu hay
phản đối yêu cầu của các đƣơng sự.
- Trong lĩnh vực pháp luật về doanh nghiệp
Trong trƣờng hợp một bên đƣơng sự là tổ chức thì những thông tin
liên quan đến nội dung đăng ký kinh doanh nhƣ trụ sở của tổ chức, lĩnh
vực hoạt động của tổ chức đó có thể có ý nghĩa trong việc xác định Toà
án có thẩm quyền giải quyết cũng nhƣ có ý nghĩa trong quá trình giải quyết
vụ việc dân sự. Khi đó, phía chủ thể bên kia có thể yêu cầu cơ quan nhà
nƣớc có thẩm quyền cung cấp thông tin về đăng ký kinh doanh theo quy
định của pháp luật (Khoản 2,3 điều 27 Luật doanh nghiệp 2005).
- Trong lĩnh vực công chứng
14
Theo quy định của Luật Công chứng 2006, đƣơng sự (là bên đã tham
gia hợp đồng, giao dịch hoặc là ngƣời có quyền, nghĩa vụ liên quan đến hợp
đồng, giao dịch đã đƣợc công chứng) và Toà án, Viện kiểm sát có quyền yêu
cầu tổ chức hành nghề công chứng cung cấp hồ sơ công chứng cho mình để
cung cấp khi nhận đƣợc yêu cầu theo những quy định đã nêu ở trên.
Theo đó, hồ sơ công chứng đƣợc quy định tại Điều 53 Luật công
chứng, bao gồm: phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch, bản
chính văn bản công chứng, bản sao các giấy tờ mà người yêu cầu công
chứng đã nộp, các giấy tờ xác minh, giám định và giấy tờ liên quan khác.
- Trong lĩnh vực y tế
Liên quan đến lĩnh vực y tế, những thông tin về hồ sơ bệnh án bao
gồm: các tài liệu, thông tin liên quan đến ngƣời bệnh và quá trình khám
bệnh, chữa bệnh có thể là những thông tin có giá trị chứng cứ chứng minh
cho những tổn thất về sức khỏe đối với ngƣời bệnh.
Trong trƣờng hợp này, đƣơng sự, Tòa án, Viện kiểm sát có thể yêu
cầu cơ sở khám chữa bệnh cung cấp hồ sơ bệnh án cho mình theo quy định
tại khoản 1 Điều 11, khoản 4 Điều 59 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009.
- Trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ
Trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, những thông tin về vấn đề chuyên môn
có thể là căn cứ để giải quyết các tranh chấp có liên quan. Và cơ quan quản
lý về sở hữu trí tuệ có trách nhiệm phải cung cấp thông tin theo quy định
của pháp luật sở hữu trí tuệ khi có yêu cầu.
Cụ thể, mục C Thông tƣ liên tịch số 02/2008/TTLT-TANDTC-
VKSNDTC-BVHTT&DL-BKH&CN-BTP hƣớng dẫn áp dụng một số quy
định của pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp về quyền sở hữu trí
tuệ tại Toà án nhân dân có quy định về sự phối hợp trong việc giải quyết
tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ:
1. Khi có vấn đề chuyên môn trong lĩnh vực quyền sở hữu trí tuệ
mà Toà án đã có văn bản yêu cầu trao đổi ý kiến, thì Cục Bản quyền tác
giả, Sở Văn hoá - Thông tin, Cục Sở hữu trí tuệ, Sở Khoa học và Công
nghệ, Trung tâm Internet Việt Nam có trách nhiệm trả lời về các vấn đề
mà Toà án yêu cầu
- Trong lĩnh vực hoạt động của các tổ chức tín dụng
15
Tranh chấp dân sự liên quan đến hoạt động của tổ chức tín dụng có
thể là tranh chấp về quyền sở hữu tài sản giữa các bên khi một trong các bên
có hoạt động gửi tiền qua ngân hàng. Khi đó những thông tin liên quan đến
tài khoản, tài sản gửi và hoạt động của khách hàng có thể có giá trị chứng
cứ có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ việc dân sự. Nếu khách hàng là
đƣơng sự trong các vụ việc dân sự có liên quan đến tiền gửi và tài sản gửi
tại các tổ chức tín dụng thì họ có thể yêu cầu tổ chức tín dụng cung cấp
thông tin. Những tổ chức này có trách nhiệm phải cung cấp thông tin khi
nhận đƣợc yêu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, tổ chức tín dụng cũng có
trách nhiệm cung cấp thông tin khi nhận đƣợc yêu cầu bằng văn bản của
Toà án, Viện kiểm sát để phục vụ cho quá trình giải quyết vụ việc dân sự
theo quy định của pháp luật (Khoản 3 Điều 14 Luật tổ chức tín dụng 2010).
2.1.2. Về phạm vi trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ của cá
nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền
Theo nội dung quy định tại Điều 7 BLTTDS đã đƣợc sửa đổi, bổ
sung, cá nhân, cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của
mình có trách nhiệm cung cấp đầy đủ và đúng thời hạn cho đƣơng sự, Toà
án, Viện kiểm sát tài liệu, chứng cứ mà mình đang lƣu giữ, quản lý khi có
yêu cầu của đƣơng sự, Toà án, Viện kiểm sát. Điều luật này cũng quy
định: “trong trường hợp không cung cấp được thì phải thông báo bằng
văn bản cho đương sự, Toà án, Viện kiểm sát biết và nêu rõ lý do của việc
không cung cấp được tài liệu, chứng cứ”. Nhƣng trƣờng hợp nào là
“không cung cấp đƣợc” thì pháp luật lại chƣa có quy định cụ thể. Và cho
đến nay vẫn chƣa có một văn bản nào quy định loại trừ những tài liệu,
chứng cứ nào không phải cung cấp khi nhận đƣợc yêu cầu kể cả những tài
liệu, chứng cứ liên quan đến bí mật nhà nƣớc, thuần phong mỹ tục của dân
tộc, bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật đời tƣ của cá nhân.
Bên cạnh đó, căn cứ vào Điều 97 BLTTDS về công bố và sử dụng
chứng cứ, chúng ta có thể hiểu những tài liệu, chứng cứ liên quan đến bí
mật nhà nƣớc, thuần phong mỹ tục của dân tộc, bí mật nghề nghiệp, bí mật
kinh doanh, bí mật đời tƣ của cá nhân vẫn đƣợc giao nộp cho Tòa án để có
cơ sở chứng minh cho yêu cầu hay sự phản đối yêu cầu của đƣơng sự là có
căn cứ và hợp pháp. Tuy nhiên, chứng cứ đó sẽ không đƣợc đƣa ra công
bố công khai.
16
2.2 TRÁCH NHIỆM CỦA CÁ NHÂN, CƠ QUAN, TỔ CHỨC CÓ
THẨM QUYỀN TRONG VIỆC CUNG CẤP TÀI LIỆU, CHỨNG CỨ
ĐÚNG THỜI HẠN THEO YÊU CẦU CỦA ĐƢƠNG SỰ, TOÀ ÁN,
VIỆN KIỂM SÁT
Theo Điều 7 BLTTDS sửa đổi, bổ sung, “Cá nhân, cơ quan, tổ chức
trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm cung cấp đầy
đủ và đúng thời hạn cho đƣơng sự, Toà án, Viện kiểm sát tài liệu, chứng
cứ mà mình đang lƣu giữ, quản lý khi có yêu cầu của đƣơng sự, Toà án,
Viện kiểm sát”
Nguyên tắc này đã đƣợc cụ thể hóa tại Điều 94: “Cá nhân, cơ
quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ chứng cứ có trách nhiệm cung cấp
đầy đủ, kịp thời chứng cứ theo yêu cầu của Toà án, Viện kiểm sát trong
thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu”
Nhƣ vậy, theo quy định này, thời hạn giao nộp tài liệu, chứng cứ của
cá nhân, cơ quan, tổ chức chỉ đƣợc áp dụng khi có yêu cầu của Toà án và
Viện kiểm sát. Thời hạn này là 15 ngày, kể từ ngày nhận đƣợc yêu cầu của
Toà án và Viện kiểm sát. Cụ thể:
- Đối với Toà án, Toà án chỉ có thể yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức
cung cấp tài liệu, chứng cứ cho mình khi đƣơng sự không tự mình thu thập
đƣợc và có đơn yêu cầu Toà án thu thập chứng cứ.
Khi xét thấy yêu cầu Toà án tiến hành thu thập chứng cứ của đƣơng
sự là có căn cứ, thì Thẩm phán ra quyết định yêu cầu cung cấp chứng cứ.
Quyết định yêu cầu cung cấp chứng cứ phải nêu rõ thời hạn thực hiện việc
cung cấp chứng cứ. Và thời hạn này đƣợc quy định tại khoản 2 Điều 94
BLTTDS sửa đổi, bổ sung là 15 ngày kể từ ngày nhận đƣợc yêu cầu.
- Đối với Viện kiểm sát, Viện kiểm sát có quyền yêu cầu đƣơng sự,
cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp hồ sơ, tài liệu, vật chứng trong hai
trƣờng hợp:
+ Viện kiểm sát thu thập hồ sơ, tài liệu, vật chứng để bảo đảm
thực hiện thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc
thẩm, tái thẩm.
Trƣờng hợp này đƣợc hiểu là Viện kiểm sát yêu cầu cung cấp tài
liệu, chứng cứ để xem xét việc kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám
17
đốc thẩm, tái thẩm. Căn cứ vào tài liệu, chứng cứ đó, Viện kiểm sát sẽ
quyết định có kháng nghị hay không.
+ Sau khi đã kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái
thẩm, Viện kiểm sát có quyền thu thập hồ sơ, tài liệu, vật chứng để bảo vệ
quan điểm kháng nghị của Viện kiểm sát tại phiên tòa, phiên họp phúc
thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm. Dựa vào tài liệu, chứng cứ đƣợc cung cấp
mà Viện kiểm sát có thể thuyết phục Toà án chấp nhận quan điểm kháng
nghị của mình.
Yêu cầu của Viện kiểm sát phải thể hiện bằng văn bản, nêu rõ hồ sơ,
tài liệu, vật chứng cần cung cấp. Cá nhân, cơ quan, tổ chức đƣợc yêu cầu
có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, kịp thời tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu
của Viện kiểm sát trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đƣợc yêu cầu.
Trƣờng hợp không cung cấp đầy đủ, kịp thời chứng cứ theo yêu cầu của
Viện kiểm sát thì phải gửi văn bản cho Viện kiểm sát nêu rõ lý do.
2.3 TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA CÁ NHÂN, CƠ QUAN, TỔ
CHỨC CÓ THẨM QUYỀN TRONG VIỆC KHÔNG CUNG CẤP HOẶC
CUNG CẤP KHÔNG ĐẦY ĐỦ, KHÔNG ĐÚNG THỜI HẠN CÁC TÀI
LIỆU, CHỨNG CỨ
Việc cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền không thực hiện hoặc
thực hiện không đúng trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ sẽ làm ảnh
hƣởng đến hoạt động xác minh, thu thập chứng cứ của ngƣời tiến hành tố
tụng. Theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự, đó đƣợc coi là một trong
những hành vi cản trở hoạt động tố tụng dân sự. Và ngƣời thực hiện hành
vi cản trở hoạt động tố tụng dân sự tùy theo từng mức độ vi phạm mà có
những biện pháp xử lý khác nhau.
Biểu hiện của hành vi cản trở hoạt động tố tụng dân sự của cá nhân,
cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đang quản lý, lƣu giữ tài liệu, chứng cứ có
thể là không thi hành quyết định của Toà án về việc cung cấp tài liệu,
chứng cứ cho Toà án, hoặc từ chối cung cấp tài liệu, chứng cứ mà không
có lý do chính đáng; cung cấp tài liệu, chứng cứ không đầy đủ, không
chính xác theo yêu cầu của đƣơng sự, Toà án, Viện kiểm sát.
Các cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đang lƣu giữ, quản lý tài
18
liệu, chứng cứ có một trong những hành vi nói trên sẽ bị coi là hành vi cản
trở hoạt động tố tụng dân sự và sẽ bị áp dụng biện pháp xử lý theo quy định
của pháp luật tố tụng dân sự. Biện pháp xử lý các hành vi cản trở hoạt động
tố tụng dân sự là biện pháp cƣỡng chế của Nhà nƣớc đƣợc quy định trong
BLTTDS và do Toà án quyết định đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức có hành
vi cản trở hoạt động tố tụng dân sự. Theo đó, cá nhân, cơ quan, tổ chức đang
quản lý, lƣu giữ tài liệu, chứng cứ nếu có hành vi cản trở hoạt động tố tụng
thì có thể bị áp dụng các biện pháp phạt cảnh cáo, phạt tiền, cƣỡng chế thi
hành theo quy định tại Điều 385 và 389 BLTTDS, đối với cá nhân, ngƣời
đứng đầu cơ quan, tổ chức tùy theo mức độ vi phạm mà có thể bị xử lý kỷ
luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Chƣơng 2 của Luận văn đã tập trung vào nghiên cứu, đánh giá các quy
định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành về nội dung nguyên tắc trách nhiệm
cung cấp tài liệu, chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong
tố tụng dân sự, tiếp cận và làm rõ đƣợc trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ
chức trong việc cung cấp đầy đủ, đúng thời hạn tài liệu, chứng cứ mà mình
đang quản lý, lƣu giữ, đồng thời làm rõ các trách nhiệm pháp lý có thể đƣợc áp
dụng khi cá nhân, cơ quan, tổ chức không thực hiện trách nhiệm cung cấp tài
liệu, chứng cứ của mình. Bên cạnh việc nghiên cứu quy định của pháp luật tố
tụng dân sự hiện hành, Luận văn đã có sự nghiên cứu, tìm hiểu quy định của
một số lĩnh vực có liên quan để làm rõ trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ
của cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Tuy nhiên, trong phạm vi
Chƣơng 2 này tác giả chỉ nghiên cứu quy định của pháp luật trong một s
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lds_ngu_thi_nhu_hoa_nguyen_tac_trach_nhiem_cung_cap_chung_cu_cua_ca_nhan_co_quan_to_chwusc_trong_to.pdf