Triết học - Tư tưởng của trần trọng kim về luân lý, đạo đức

MỞ ĐẦU.1

CHƯƠNG 1: ĐIỀU KIỆN, TIỀN ĐỀ CHO SỰ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG CỦA TRẦN TRỌNG KIM.11

1.1. Điều kiện chính trị, xã hội Việt Nam và thế giới đầu thế kỷ XX . 11

1.1.1. Tình hình chính trị, xã hội thế giới đầu thế kỷ XX .11

1.1.2. Tình hình chính trị, xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX.15

1.2. Tiền đề cho sự hình thành tư tưởng của Trần Trọng Kim. 25

1.2.1 Giá trị truyền thống dân tộc.25

1.2.2. Tư tưởng phương Đông.30

1.2.3. Tư tưởng phương Tây.35

1.3. Cuộc đời và sự nghiệp của Trần Trọng Kim . 38

1.3.1. Cuộc đời và sự nghiệp của Trần Trọng Kim .38

1.3.2. Tác phẩm của Trần Trọng Kim.40

CHƯƠNG 2: MỘT SỐ NỘI DUNG TRONG TƯ TƯỞNG CỦA TRẦN TRỌNG KIM VỀ LUÂN LÝ, ĐẠO ĐỨC

.45

2.1. Một số khái niệm.45

2.1.1. Khái niệm Đạo đức.45

2.1.2. Khái niệm Luân lý.50

2.2. Tư tưởng của Trần Trọng Kim về Luân lý .51

2.2.1. Quan niệm về bổn phận đối với gia tộc .51

2.2.2. Quan niệm về Bổn phận đối với học đường .61

2.2.3. Quan niệm về bổn phận đối với xã hội .67

2.3. Tư tưởng của Trần Trọng Kim về đạo đức .75

2.3.1. Quan niệm về lòng nhân ái .76

2.3.2. Quan niệm về thiện – ác .79

2.3.3. Quan niệm về nghĩa vụ đạo đức.82

2.4. Một số giá trị và hạn chế của tư tưởng luân lý, đạo đức của Trần Trọng Kim .85

2.4.1. Về mặt giá trị.85

2.4.2. Về mặt hạn chế .87

KẾT LUẬN .91

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 93

pdf13 trang | Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 639 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Triết học - Tư tưởng của trần trọng kim về luân lý, đạo đức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
................ 38 1.3.2. Tác phẩm của Trần Trọng Kim ...................................................................................... 40 CHƯƠNG 2: MỘT SỐ NỘI DUNG TRONG TƯ TƯỞNG CỦA TRẦN TRỌNG KIM VỀ LUÂN LÝ, ĐẠO ĐỨC .......................................................................................................................................................... 45 2.1. Một số khái niệm ....................................................................................................................... 45 2.1.1. Khái niệm Đạo đức ........................................................................................................ 45 2.1.2. Khái niệm Luân lý .......................................................................................................... 50 2.2. Tư tưởng của Trần Trọng Kim về Luân lý ................................................................................. 51 2.2.1. Quan niệm về bổn phận đối với gia tộc ........................................................................ 51 2.2.2. Quan niệm về Bổn phận đối với học đường ................................................................. 61 2.2.3. Quan niệm về bổn phận đối với xã hội ......................................................................... 67 2.3. Tư tưởng của Trần Trọng Kim về đạo đức ............................................................................... 75 2.3.1. Quan niệm về lòng nhân ái ........................................................................................... 76 2.3.2. Quan niệm về thiện – ác ............................................................................................... 79 2.3.3. Quan niệm về nghĩa vụ đạo đức ................................................................................... 82 2.4. Một số giá trị và hạn chế của tư tưởng luân lý, đạo đức của Trần Trọng Kim ....................... 85 2.4.1. Về mặt giá trị .............................................................................................................. 85 2.4.2. Về mặt hạn chế .......................................................................................................... 87 KẾT LUẬN .......................................................................................................................................... 91 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 93 3 4 MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Luân lý, đạo đức là thước đo giá trị của con người trong xã hội loài người mọi thời đại. Lịch sử Việt Nam đã trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Quá trình đó đã rèn luyện và hun đúc nên những thế hệ con người Việt Nam giàu lòng yêu nước, sẵn sàng xả thân để cứu nước, thương yêu con người, thương yêu đồng loại, có tinh thần chịu đựng gian khổ, khó khăn.....Những đức tính đó đã trở thành truyền thống mà hàng ngàn đời nay, những thế hệ con người Việt Nam đã nâng niu, giữ gìn đó là những giá trị tinh thần, tư tưởng, tâm lý như lòng yêu nước, tính cần cù, sáng tạo, hài hước, trọng nhân nghĩa, kính thầy, ham học...những giá trị đó có tác dụng củng cố, phát triển quan hệ xã hội và hoàn thiện nhân cách con người. Đó là những giá trị luân lý, đạo đức truyền thống đáng tự hào của người Việt Nam từ xa xưa. Nước ta hiện nay đang đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cùng với đó là xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Kinh tế trị trường là một bước tiến, là thành tựu văn minh của nhân loại. Nước ta mở cửa giao lưu với thế giới, tiếp thu những thành tựu khoa học, công nghệ và tiếp xúc với văn hóa, lối sống hiện đại của thế giới. Chính vì vậy mà trong hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, đất nước ta có những bước phát triển vượt bậc trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đời sống của nhân dân được nâng lên rõ rệt. Tuy nhiên, song song với sự phát triển mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực, những mặt trái của cơ chế thị trường cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến tư tưởng, đạo đức, lối sống của con người Việt Nam hiện đại bao gồm nhiều thành phần như: học sinh, sinh viên, thế hệ trẻ - chủ nhân tương lai đất nước, trong đó có cả một bộ phận cán bộ, đảng viên. Nhìn chung, các giá trị luân lý, đạo đức Việt Nam đang có sự biến đổi nhanh chóng, đảo lộn, phức tạp có cả biến đổi tích cực, lẫn tiêu cực như hiện tượng chủ nghĩa cá nhân lấn áp chủ nghĩa tập thể, khuynh hướng coi trọng lợi ích, giá trị vật chất hơn giá trị tinh thần, tình cảm; trọng danh lợi hơn trọng danh tình nghĩa, coi thường giá trị văn hóa dân tộc, chạy theo lối sống thực dụng, vì đồng tiền mà chà đạp lên tất cả, một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên quan liêu, cửa quyền, kèn cựa địa vị, cục bộ, địa phương, bè phái mất đoàn kết nghiêm trọng...Trước những biến thể đó, việc xem xét, đánh giá lại những tư tưởng luân lý, đạo đức của các nhà tư tưởng, học giả từ xưa cho đến nay là hết sức cần thiết. Trong dòng chảy lịch sử tư tưởng Việt Nam, đầu thế kỷ XX Trần Trọng Kim được coi là một trong những học giả danh tiếng, một nhà giáo dục, một nhà biên khảo văn học và sử học Việt Nam, ông đã có những đóng góp nhất định trong các lĩnh vực tư tưởng. Đặc biệt phải kể đến tư tưởng giáo dục nói 5 chung và tư tưởng giáo dục luân lý, đạo đức nói riêng. Cho đến ngày nay nó vẫn con những giá trị nhất định trong đời sống của mỗi con người. Chính vì vậy, tác giả đã chọn đề tài: “Tư tưởng của Trần Trọng Kim về Luân lý, Đạo đức” làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành Triết học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Những đóng góp cũng như cống hiến của Trần Trọng Kim được rất nhiều học giả quan tâm, nghiên cứu. Có rất nhiều các công trình, bài viết khoa học của các chuyên gia, các học giả từ trước tới nay đã ngày càng đánh giá xác đáng vị trí, vai trò, giá trị của những tư tưởng đó. Hướng thứ nhất, các công trình, các cuốn sách, luận văn, luận án nghiên cứu về luân lý, đạo đức. Cuốn “Giáo trình Đạo đức học” của Nguyễn Ngọc Long và Nguyễn Thế Kiệt đã định nghĩa một cách khái quát: Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội, chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội. Đặc trưng cơ bản của đạo đức là ý thức, hành vi, năng lực, sự tự nguyện, tự giác của con người đối với con người và đối với xã hội. Cuốn sách “Mấy vấn đề đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay” của tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Phúc, các tác giả đã chỉ rõ mặt tích cực của nền kinh tế thị trường là đã tạo ra những điều kiện tối ưu cho sự phát triển, song mặt khác kinh tế thị trường đã có những tác động tiêu cực nhất định tới các lĩnh vực đời sống xã hội, đặc biệt là lĩnh vực đạo đức. Cuốn sách “Tập bài giảng đạo đức học” của tác giả Phạm Văn Chung đã góp phần làm sáng tỏ và cụ thể hơn về lịch sử, lý luận và thực tiễn những vấn đề, nội dung đạo đức cơ bản vốn được nêu lên và giải đáp trong lịch sử và lý luận đạo đức như: bản chất, tính chất, nguồn gốc, cơ sở của đạo đức, các phạm trù thiện, ác, hạnh phúc, lương tâm, nghĩa vụ, lẽ sống. Tác giả đã xem xét mối liên hệ bên trong giữa các phạm trù, quan niệm đạo đức học theo một trình tự nhất định trong hệ thống của chúng và cuối mỗi bài thường có sự nhận định về vị trí, ý nghĩa của mỗi phạm trù, quan niệm sau này. Cuốn sách “Giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam” của tác giả Trần Văn Giàu, đã phân tích sâu sắc về các giá trị tinh thần truyền thống dân tộc và sự vận động của quần chúng qua những giai đoạn lịch sử Việt Nam. Theo tác giả, mục đích tìm hiểu giá trị tinh thần truyền thống không chỉ là tìm hiểu thêm về lịch sử dân tộc, mà còn nhằm mục đích thiết thực là góp phần xây dựng con người trong giai đoạn lịch sử cách mạng hiện nay, phục vụ cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. 6 Cuốn sách “Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỷ XIX đến cách mạng tháng tám” của tác giả Trần Văn Giàu. Đây là một bộ sách gồm 3 tập. Tập I Hệ ý thức phong kiến và sự thất bại của nó trước các nhiệm vụ lịch sử.Trong tập này tác giả tập trung bàn về tư tưởng và đấu tranh tư tưởng ở nước ta trong thể kỷ XIX, nhìn chung hệ ý thức phong kiến như là: “bao sân”: nó là chính, nó là thống trị tất cả. Tình hình bao sân đó không còn nữa khi lịch sử đi sâu vào thể kỷ XX. Vào thế kỷ XX, về phía người Việt Nam, thấy lưu hành hệ ý thức tư sản và hệ ý thức vô sản, hai hệ ý thức đó tuy xuất hiện không đồng thời, tuy phát triển không đồng đều nhưng cả hai đều hoạt động trong điều kiện lịch sử giống nhau, ít nhiều ảnh hưởng lẫn nhau. Tuy vậy trong Tập II Hệ ý thức tư sản và sự vất lực của nó trước các nhiệm vụ lịch sử, tác giả không bàn một lượt đến cả hai hệ ý thức tư sản và vô sản mà chỉ chuyên bàn về một hệ ý thức tư sản, các dạng của nó, các biểu hiện của nó, sự chuyển biến của nó trong ngót nửa thế kỷ, tất cả đều được soi rọi dưới ánh sáng của tiêu chuẩn giải phóng dân tộc. Chính vì vậy mà khi nói đến tư tưởng dân tộc cải lương và tư tưởng dân tộc Cách mạng Việt Nam vào những năm 20 mà chúng ta không nhấn mạnh vào sự nghiệp tư tưởng, lý luận của cụ Nguyễn Ái Quốc, ấy là vấn đề rất quan trọng đó sẽ được trình bày trongTập III viết về thành công của chủ nghĩa Mác – LêNin, tư tưởng Hồ Chí Minh ở Việt Nam. Luận án Tiến sĩ triết học “Vai trò của đạo đức đối với sự hình thành nhân cách con người Việt Nam trong điều kiện đổi mới hiện nay” của tác giả Lê Thị Thủy, đã đề cập đến mối liên hệ giữa đạo đức với sự hình thành và phát triển nhân cách; sự phát triển và nhân cách con người Việt Nam hiện nay dưới sự tác động của đạo đức. Từ đó tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của đạo đức đối với sự hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam hiện nay. Luận án Tiến sĩ triết học “Toàn cầu hóa và vấn đề kế thừa một số giá trị truyền thống của dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay” của tác giả Mai Thị Quý đã phân tích rõ thực chất, đặc trung và tính hai mặt của toàn cầu hóa trong giai đoạn hiện nay, phân tích những biến động của các giá trị truyền thống dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa, luận chứng về vai trò, ý nghĩa và sự cần thiết của việc kế thừa một số giá trị truyền thống tiêu biểu của dân tộc Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và nêu rõ những nội dung cơ bản của sự kế thừa đó như: giá trị truyền thống yêu nước, giá trị truyền thống gia đình, giá trị truyền thống nhân văn, đoàn kết, hiếu học, cần cù tiết kiệm của nhân dân ta. Bài viết “Quan hệ giữa các giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng đạo đức” của tác giả Lê Thị Lan, từ chỗ cho rằng, thực tiễn dân tộc nào dung hòa được các giá trị truyền thống với các giá trị hiện đại thì dân tộc đó sẽ phát triển. Hay nói cách khác, tìm được phương thức biểu hiện mới của giá trị truyền thống trong thời hiện đại thì sẽ phát triển. Các giá trị truyền thống dân tộc cần phải được biến đổi cho phù hợp với thời đại mới. Tuy nhiên, trong quá trình biến đổi đó cần phải có sự gạn lọc, kế thừa 7 phát triển những giá trị truyền thống, kết hợp với những giá trị mới mang tinh thần của thời đại. Tác giả đi đến khẳng định: “Việc giải quyết mối quan hệ giữa các giá trị truyền thống và hiện đại không thể dựa trên ý muốn chủ quan của các nhà lý luận, mà phải dựa trên cơ sở thực tiễn, dựa vào nền tảng kinh tế xã hội mà các giá trị mới hoặc cũ được thừa nhận, phát triển hay loại bỏ. Trong đó tác giả đã khẳng định tinh thần yêu nước là một đặc trưng cản bản nhất của giá trị truyền thống Việt Nam, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt sự biến đổi hệ giá trị của dân tộc Việt Nam. Bài viết “Giá trị truyền thống - nhân lõi và sức sống bên trong của sự phát triển đất nước, dân tộc” của tác giả Nguyễn Văn Huyên, đã khẳng định tính bền vững, trường tồn của các giá trị truyền thống, trong đó có giá trị đạo đức, cũng như vai trò, sự cần thiết phải bảo vệ, giữ gìn, kế thừa và phát huy chúng trong quá trình xây dựng xã hội mới. Bài viết “Giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường, giao lưu văn hóa và hội nhập quốc tế” của tác giả Đặng Hữu Toàn đã phân tích chỉ ra sự tác động tích cực, tiêu cực của nền kinh tế thị trường đến đời sống kinh tế - xã hội ở nước ta làm cho nhiều giá trị đạo đức truyền thống và nếp sống văn hóa vận động, biến đổi không ngừng. Điều đó, đặt ra việc giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống trở nên cấp bách và cần thiết. Bài viết “Về luân lý xã hội ở nước ta (trích Đạo đức và luân lý Đông Tây)” của Phan Châu Trinh. Trong bài viết luân lý xã hội mà tác giả muốn đề cập đến trong đoạn trích này có nội dung gắn liền với lợi ích chung, là tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau trong đoàn thể về sự tiến bộ xã hội. Theo ông, muốn có luân lý xã hội thì phải biết gây dựng đoàn thể để tự do bảo vệ quyền lợi của mình và hỗ trợ nhau trong cuộc sống. Phải bỏ thói dựa dẫm vào quyền thế, chấm dứt nạn mua danh bán tước hòng có được vị trí ngồi trên, ăn trước. Phải đánh đổ chế độ vua quan thối nát làm bại hoại luân lý xã hội, khiến tư tưởng cách mạng không thể nảy nở và nước ta không có được tự do, độc lập. Điều tác giả đề nghị trong hoàn cảnh xã hội lúc đó có ý nghĩa rất quan trọng và cấp thiết. Có thể nói, giá trị đạo đức truyền thống là một bộ phận trong hệ giá trị tinh thần của mỗi dân tộc, là toàn bộ những tư tưởng, tình cảm, tập quán, thói quen đạo đức tốt đẹp có tác động tích cực tới cộng đồng, được truyền từ thế hệ này nối tiếp thế hệ khác mang tính tự nguyện. Hướng thứ hai, các công trình nghiên cứu chung về Trần Trọng Kim Với các công trình nghiên cứu đã công bố về cuộc cách mạng Tháng Tám và về lịch sử Việt Nam giai đoạn 1940 – 1945, các tác giả đều có đề cập đến lịch sử và hoạt động của Nội các Trần Trọng Kim dưới những góc nhìn khác nhau, nhưng nhìn chung mới chỉ dừng lại ở mức đơn giản. Trước tình hình đó, PGS.TS Phạm Hồng Tung đã cho ra đời tác phẩm: “Nội các Trần Trọng Kim”. 8 “Cuốn sách trình bày một cách toàn diện, sâu sắc và cụ thể về hoàn cảnh, nguyên nhân ra đời, các chủ trương, chính sách và hoạt động của Nội các Trần Trọng Kim từ khi nó được Hoàng đế Bảo Đại chính thức phê chuẩn thành lập ngày 17/4/1945 cho đến phiên họp cuối cùng ngày 23/8/1945 và đề xuất cách tiếp cận, đánh giá mới về bản chất, vai trò và vị trí lịch sử của Nội các này. Cuốn sách nêu rõ: Nội các Trần Trọng Kim và toàn bộ hệ thống chính quyền bản xứ do nó đứng đầu là một bộ phận hợp thành cuộc đảo chính ngày 9/3/1945. Vì vậy, lực lượng yêu nước và cách mạng do Đảng Cộng sản Đông Dương và Mặt trận Việt Minh lãnh đạo đã khôn khéo và dũng cảm, thông qua cuộc ngoại giao đầy sáng tạo mà trung lập hóa được gần 100 nghìn quân Nhật, đồng thời lật đổ hoàn toàn hệ thống chính quyền do Nội các Trần Trọng Kim đứng đầu chính là phương thức mà nhân dân ta vùng lên “đem sức ta mà giải phóng cho ta”, “lấy lại nước Việt Nam tư tay Nhật” một cách nhanh gọn và ít đổ máu – như Hồ Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định trong bản “Tuyên ngôn độc lập lịch sử” . Phạm Hồng Tung (2009), Hoàng Xuân Hãn với nội các Trần Trọng Kim. Bài viết này được đăng lên tạp chí Xưa và Nay, số 328 (2009). Trong bài viết này tác giả đã giới thiệu Hoàng Xuân Hãn là một trí thức Tây học mà như ông từng nhận xét: “Có đủ tài cán để chuyên nghề, nhiều lòng muốn phục vụ Tổ quốc”. Giống như nhiều trí thức thuộc thế hệ của ông, Hoàng Xuân Hãn có cách yêu nước và phụng sự dân tộc riêng của mình. Trong bài viết, tác giả cũng đưa ra những lý do mà Hoàng Xuân Hãn tham gia vào nội các Trần Trọng Kim. Ngô Tất Tố (1940), Phê bình nho giáo Trần Trọng Kim. Trong bài viết Ngô Tất Tố nghiêm khắc phê bình Trần Trọng Kim mà ông cho rằng có nhiều chố chưa thấu đáo tính yếu tính của Khổng giáo nhưng Ngô Tất Tố cũng dành nhiều lời khen ngợi cho Trần Trọng Kim đã có một tác phẩm xứng tầm. Ông cũng đưa ra lời nhận xét: “Nho giáo tuy có nhiều chỗ sai lầm, nhưng mà cái sai lầm ấy phần nhiều ở cuốn thứ nhất. Từ cuốn thứ hai trở đi hầu hết dịch theo sách Tàu, không bị sai lầm mấy lỗi. Nếu đem cộng mà trừ với tội, thì nó vẫn là có công với nền văn học nước nhà. Có lẽ thứ sách học thuật tư tưởng đời cổ của mình, ngoài bộ này cũng khó mà có bộ thứ hai”. Một số bài viết về Trần Trọng Kim trên các tạp chí: Trong bài viết “Trần Trọng Kim với “Việt Nam sử lược” (Tạp chí Xưa và Nay, số 346, tháng 12, 2009, tác giả Mai Khắc Ứng trong khi tập trung phê phán tệ nạn viết sử giáo điều, thiếu tôn trọng sự thật đã đưa ra nhiều lý do để biện hộ cho Trần Trọng Kim về các mặt, rồi đi đến kết luận dứt khoát: “Với tôi, Trần Trọng Kim qua Việt Nam sử lược là một người yêu nước thành tâm, một nhà sử học chân chính, trung thực, một người cầm bút có nhân cách, một học giả xuất sắc đã cống hiến phần trí tuệ, chi ít cho các thế hệ nửa đầu thế kỉ XX và chính phủ Trần Trọng Kim là sản phẩm của tình thế với hoài bão của lớp nhân sĩ trí thức cũ biết lường trước họa binh đao nên tha thiết nhân nhượng, dung hòa”. 9 Tư tưởng giáo dục của ông được bàn khá lẻ tẻ trong một số bài viết như: Trần Văn Chánh (2013), Học giả Trần Trọng Kim, Tạp chí Nghiên cứu và phát triển, số 6-7, tr104-105. Vũ Ngọc Khánh (2009), Bàn thêm về Trần Trọng Kim Trong các công trình kể trên các tác giả mới dừng lại ở việc nghiên cứu Trần Trọng Kimtrên khía cạnh chính trị, nhà sử học, nhà nghiên cứu. Nghiên cứu Trần Trọng Kim với tư cách học giả, nhà giáo dục, là nhà tư tưởng thì chưa từng có một công trình nghiên cứu công phu nào.Vì vậy, việc nghiên cứu tư tưởng luân lý, đạo đức của ông là hết sức cần thiết. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu Luận văn phân tích nội dung những quan niệm cơ bản luân lý, đạo đức của Trần Trọng Kim, từ đó chỉ ra một số giá trị và hạn chế trong tư tưởng của ông. 3.2 Nhiệm vụ Làm rõ những điều kiện, tiền đề cho sự hình thành tư tưởng của Trần Trọng Kim. Hệ thống và phân tích nội dung những quan niệm cơ bản luân lý, đạo đức của Trần Trọng Kim. Đánh giá những giá trị và hạn chế tư tưởng luân lý, đạo đức của Trần Trọng Kim. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: nội dung giá trị tư tưởng luân lý, đạo đức của Trần Trọng Kim. Phạm vi nghiên cứu: qua một số tác phẩm của Trần Trọng Kim bàn về luân lý, đạo đức. 10 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận: luận văn được thực hiện trên cơ sở những nguyên lý, quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề luân lý, đạo đức. Phương pháp luận: dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử. Luận văn đã sử dụng các phương pháp: logic – lịch sử, phân tích - tổng hợp, so sánh, hệ thống hóa... 6. Ý nghĩa thực tiễn và lý luận của luận văn Góp phần tìm hiểu, hệ thống hóa, làm sâu sắc hơn tư tưởng luân lý, đạo đức của Trần Trọng Kim. Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu và giảng dạy trong lĩnh vực giáo dục luân lý, đạo đức. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu của luận văn gồm 2 chương, 7 tiết. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phan Trọng Báu (2015) , Giáo dục Việt Nam thời cận đại, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 2. Trần Văn Chánh (2013), Học giả Trần Trọng Kim,Tạp chí Nghiên cứu và phát triển, số 6-7 tr104- 105. 3. Nguyễn Hữu Châu (2007), Giáo dục Việt Nam những năm đầu thế kỷ XXI, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 4. Doãn Chính (2004), Đại cương lịch sử Trung Quốc, Nxb Chính trị quốc gia. 5. Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Phúc (đồng chủ biên) (2003), Mấy vấn đề đạo đức trong trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 6. Phạm Khắc Chương, Hà Nhật Thăng (2002), Đạo đức học, Nxb Giáo dục. 7. Vũ Trọng Dung, Giáo trình Đạo đức học Mác – Lênin, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 8. Lê Quang Dũng (2004), Giáo dục là khuôn đúc tương lai của một quốc gia, Tạp chí Tia sáng, số 10. Tr 43. 9. Đại học, Trung dung, Tứ thơ (1996), Nxb Thuận Hóa, Huế. 11 10. Đại học Quốc gia Hà Nội – Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn: Tân thư và xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 11. Trần Văn Giàu (1980), Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 12. G.Bandzeladze (1985), Đạo đức học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 13. Phạm Minh Hạc (1992), Sơ thảo giáo dục Việt Nam (1945 – 1992), Nxb Giáo dục, Hà Nội. 14. Phạm Xuân Hòa (1949), Từ nội các Trần Trọng Kim đến Chính phủ Bảo Đại, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 15. Lê Mậu Hãn (2006), Đại cương lịch sử Việt Nam. Tập III, Nxb Giáo dục. 16. Trần Thị Hạnh (2012), Quá trình chuyển biến tư tưởng của nho sĩ Việt Nam trong 30 năm đầu thế kỷ XX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 17. Phạm Xuân Hòa (1949), Từ nội các Trần Trọng Kim đến chính phủ Bảo Đại. 18. Phạm Quang Hưng (2013), Triết học chính trị xã hội của I.Kant, J.G Fichte và G.W. F. Heghel, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 19. Martin Hergdergger (1976) Cá tính và ảo ảnh hônô lulu, Khoa báo chí Hawai. 20. Nguyễn Quang Hưng (2013), Văn hóa tôn giáo và quan niệm của Phan Bội Châu và Trần Trọng Kim về văn hóa tôn giáo, Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo, số 3 (117) – tr.3-12. 21. Trần Đình Huợu (1994), Đến hiện đại từ truyền thống, Nxb Hà Nội. 22. Nguyễn Văn Kiệm (1972), Lịch sử Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 23. Vũ Ngọc Khánh (1985), Tìm hiểu nền giáo dục Việt Nam trước 1945, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 24. Nguyễn Văn Khánh (2000), Cơ cấu kinh tế - xã hội Việt Nam thời thuộc địa (1858 – 1945), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 25. Nguyễn Văn Khánh (2007), Việt Nam 1919 – 1930, thời kỳ tìm tòi và định hướng, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 26. Vũ Ngọc Khánh (26/11/2009), Bàn thêm về Trần Trọng Kim, Tạp chíVăn hóa Nghệ An. 27. Vũ Khiêu (1991), Nho giáo xưa và nay, Nxb Khoa học xã hội Hà Nội. 28. Khoa Lịch sử (2009), Tài liệu tham khảo Môn cơ sở văn hóa Việt Nam, Hà Nội. 29. Khoa Triết học (2006), Giáo trình Đạo đức học, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 30. Khoa Triết học (2006), Giáo trình Đạo đức học Mác - LêNin, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 31. Nguyễn Văn Kiệm (1972), Lịch sử Việt Nam : Đầu thế kỷ XX – 1918, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 32. Trần Trọng Kim (1919), Việt Nam sử lược, Nxb Trung Bắc Tân Văn, Hà Nội. 33. Trần Trọng Kim (1930), Nho giáo, Nxb Trung Bắc Tân Văn, Hà Nội. 34. Trần Trọng Kim (1940), Phật lục, Nxb Lê Thăng, Hà Nội. 35. Trần Trọng Kim (1941), Việt Nam Văn Phạm, Nxb Lê Thăng, Hà Nội. 36. Trần Trọng Kim (1942), Việt Nam Văn Phạm giáo khoa thư, Nxb Lê Thăng, Hà Nội. 12 37. Trần Trọng Kim (1950), Sơ học luân lý, Nxb Tân Việt, Hà Nội. 38. Trần Trọng Kim (1952), Phật giáo thuở xưa và Phật giáo ngày nay, Nxb Tân Việt, Hà Nội. 39. Trần Trọng Kim (1969), Một cơn gió bụi, Nxb Vĩnh Sơn, Hà Nội. 40. Trần Trọng Kim (2000), Quốc văn giáo khoa thư, Nxb Thanh niên, Hà Nội. 41. Trần Trọng Kim (2003), Nho giáo trọn bộ, Nhà xuất bản văn học, Hà Nội. 42. Trần Trọng Kim (2007), Luân lý giáo khoa thư, Nxb Trẻ Tp. Hồ Chí Minh. 43. Bùi Kỷ (1942), Tiểu học Việt Nam văn phạm, Nxb Lê Thăng, Hà Nội. 44. Nguyễn Lộc (2011), Khoa học giáo dục Việt Nam từ đổi mới đến nay, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 45. Đinh Xuân Lâm (2006) Đại cương lịch sử Việt Nam. Tập II, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 46. Đinh Xuân Lâm (2008), Nội các Trần Trọng Kim với Trường Thanh niên tiền tuyến Huế năm 1945, in trong nhiều tác giả: Trường Thanh niên tiền tuyến Huế - 1945: “Một hiện tượng lịch sử”, Nxb Công an nhân dân Hà Nội. 47. Đinh Xuân Lâm (1998), Lịch sử cận – hiện đại Việt Nam, một số vấn đề nghiên cứu, Nxb Thế giới Hà Nội. 48. Quốc Liên Mai, Văn Lưu Nguyễn, Hoài Anh, Minh Đức Hà (2004), Văn học Việt Nam thế kỷ XX, tập 5, phần 2, Nxb Văn học, Hà Nội. 49. C. Mác và Ăngghen toàn tập, tập 3, (1994), Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 50. Phạm Thế Ngũ (1965), Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, tập III, Nxb: Sài Gòn, Quốc học Tùng thư. 51. Lưu Phật Niên (2001), Luận về cải cách giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 52. Vũ Dương Ninh (2004), Lịch sử cận thế giới cận đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 53. Hoàng Phê (1988), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 54. Vũ Ngọc Phan (1994), Nhà văn hiện đại, Nxb Văn học, Tp. Hồ Chí Minh. 55. Đặng Minh Phương (2006), Nhận chân về một góc khuất của ông Trần Trọng Kim trong lịch sử, số 91. Tr 12-15, tạp chí Dân tộc và thời đại. 56. Lê Văn Quán (2007), Lịch sử tư tưởng Chính trị Việt Nam, tập 1, Nxb Văn hóa - thông tin, Hà Nội. 57. Lê Văn Quán (2007), Lịch sử tư tưởng Chính trị Việt Nam, tập 2, Nxb Văn hóa - thông tin, Hà Nội 58. Lê Văn Quán (2004), Bước đầu tìm hiểu luân lý đạo đức trong truyền thống văn hóa

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf02050004402_4666_2006718.pdf
Tài liệu liên quan