DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT.
DANH MỤC BẢNG BIỂU .
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ.
MỞ ĐẦU.1
CHưƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ .6
LÝ LUẬN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ.6
1.1. Tổng quan về các công trình nghiên cứu .6
1.1.1. Các chương trình dự án ứng dụng CNTT.6
1.1.2. Các công trình nghiên cứu .7
1.1.3. Các tài liệu lý thuyết về công nghệ nói chung và CNTT nói riêng.8
1.2. Cơ sở lý luận về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của doanh
nghiệp nhà nước .9
1.2.1. Một số khái niệm: .9
1.2.2. Vai trò và cơ sở ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp .14
1.2.3. Nội dung ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp
1.2.4. Tiêu chí đánh giá hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong
doanh nghiệp .
1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp.
1.3. Bài học ứng dụng CNTT trong hoạt động của các doanh nghiệp nổi tiếng và
bài học rút ra cho ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp
1.3.1. Kinh nghiệm của một số doanh nghiệp thành công trong ứng dụng CNTT:
1.3.2. Bài học rút ra trong việc ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp .
Kết luận chương 1 .
25 trang |
Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 586 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tại tổng công ty thăm dò khai thác dầu khí - Pvep, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
âu đã phải sử dụng tổng hợp các ngành khoa học khác nhau
từ thiên văn, thủy triều, các khoa học về biển, xây lắp các công trình biển nhƣ giàn
khoan, đƣờng ống, bể chứa, công tác khoan vào lòng đất, công tác địa chất, địa vật
lý, tìm kiếm thăm dò trong các địa tầng, địa mảng, các vỉa dầu, công nghệ khai thác,
vận chuyển, chế biến, tàng trữ và phân phối dầu khí, các khoa học về quản trị công
nghệ, quản trị kinh doanh. Chính vì vậy việc áp dụng khoa học công nghệ trong các
hoạt động dầu khí, đặc biệt là công nghệ thông tin, có thể đảm bảo hiệu quả cao, tiết
kiệm tài nguyên thiên nhiên, nâng cao hệ số thu hồi dầu khí và tiết kiệm các nguồn
lực khác, bảo vệ tốt tài nguyên sinh thái.
Để việc ứng dụng khoa học công nghệ mang lại hiệu quả cao nhất, Tổng
Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí cần hoàn thiện các quy chế, quy trình, tiêu
chuẩn về khoa học công nghệ (KHCN), trong đó bao gồm các vấn đề về chuyển
giao công nghệ thông tin nhƣ đào tạo, sử dụng, ƣu đãi đầu tƣ, kế hoạch và cơ chế
đặt hàng cho công tác nghiên cứu khoa học công nghệ; Xây dựng lộ trình công nghệ
thông tin (ITRMs – Information technology Road Maps) phù hợp, đây là nền tảng
cho công tác hoạch định, quản trị và điều hành các hoạt động của Tổng công ty. Mặt
khác, khuyến khích nghiên cứu khoa học công nghệ nội sinh, phát triển đầu tƣ, thử
nghiệm chuyển giao công nghệ các công nghệ mới, đào tạo nguồn nhân lực để tiến
tới làm chủ công nghệ nói chung và công nghệ thông tin nói riêng trong các lĩnh
vực hoạt động của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam nói chung và Tổng Công ty Thăm
dò và Khai thác Dầu khí nói riêng.
Bên cạnh đó, Tổng công ty cần tăng cƣờng hơn nữa năng lực nghiên cứu
khoa học, đầu tƣ mạnh mẽ cho công tác nghiên cứu và phát triển (R&D) từ Tổng
công ty đến các đơn vị con; Tăng cƣờng hợp tác quốc tế, trao đổi, chuyển giao công
nghệ thông tin trong lĩnh vực dầu khí và phối hợp với các bộ ngành nhƣ Bộ Khoa
học Công nghệ, Bộ Công Thƣơng, Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải từng
bƣớc xây dựng và phát triển ngành công nghệ thông tin trọng điểm.
Trong những năm qua, việc ứng dụng công nghệ thông tin đã góp phần nâng
cao năng lực quản lý, điều hành và hoạch định của Tổng Công ty Thăm dò Khai
thác Dầu khí, nâng cao hiệu quả làm việc của cán bộ công nhân viên của Tổng công
ty và các đơn vị con thể hiện ngoài việc giúp giảm thời gian , chi phí , còn tăng
cƣờng hiệu quả, chất lƣợng công việc. Tại Tổng công ty đã có những biến chuyển
trong các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý. Tuy
nhiên, việc nghiên cứu và ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực quản lý,
điều hành tại Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí còn tồn tại hạn chế và có
nhiều khó khăn trong việc lựa chọn, tiếp nhận, triển khai đánh giá cũng nhƣ cải tiến
các giải pháp, sản phẩm về công nghệ thông tin phù hợp với thực tiễn hoạt động của
Tổng công ty.
Xuất phát từ những quan điểm trên, Học viên lựa chọn đề tài: “Ứng dụng
công nghệ thông tin trong Quản lý tại Tổng Công ty Thăm dò và Khai thác Dầu
khí - PVEP” làm đề tài luận văn của mình.
Sự phù hợp của tên đề tài với chuyên ngành đào tạo:
Chƣơng trình thạc sĩ Quản trị công nghệ và Phát triển doanh nghiệp là
chƣơng trình mới, lần đầu tiên đƣợc thiết kế và giảng dạy tại Việt Nam, có tính liên
ngành và do Đại học Quốc gia Hà Nội cấp bằng theo nguyên tắc đảm bảo chất
lƣợng và chuẩn đầu ra; Chính là chƣơng trình kết hợp đƣợc những nhà khoa học với
tinh thần doanh nghiệp và những nhà doanh nghiệp với tinh thần khoa học công
nghệ, nhƣ nguyên Bộ trƣởng Bộ Khoa học Công nghệ Nguyễn Quân đã từng phát
biểu “Phải làm sao kết hợp tốt hai trong một, một con người vừa có tinh thần doanh
nghiệp vừa có tinh thần của những người làm khoa học thì đất nước của chúng ta
sẽ phát triển nhanh hơn”.
Chƣơng trình Thạc sĩ Quản trị công nghệ và Phát triển doanh nghiệp tích hợp
đƣợc những tri thức liên ngành từ quản lý kinh tế, quản trị kinh doanh tới quản trị
công nghệ và phát triển doanh nghiệp theo một trục tri thức thống nhất tập trung
vào vấn đề phát triển công nghệ và doanh nghiệp, nhằm tạo điều kiện cho ngƣời học
có cơ hội đƣợc học tập, khám phá tri thức mới, song cũng đƣợc khuyến khích khả
năng tự học và rèn luyện kỹ năng tổng hợp lý luận và vận dụng lý luận một cách
sáng tạo vào thực tiễn công tác đa dạng và luôn biến động. Mục tiêu của chƣơng
trình là đào tạo ra các nhà quản trị công nghệ, giám đốc điều hành về công nghệ cho
các cơ quan nhà nƣớc và doanh nghiệp.
Tên đề tài “Ứng dụng công nghệ thông tin trong Quản lý tại Tổng Công ty
Thăm dò và Khai thác Dầu khí - PVEP“ hàm ý giải quyết các vấn đề liên quan đến
ứng dụng công nghệ thông tin để phục vụ cho việc phát triển doanh nghiệp của
Tổng Công ty Thăm dò và Khai thác Dầu khí. Nhƣ vậy, tên Đề tài hoàn toàn phù
hợp với chuyên ngành mà học viên đã đƣợc đào tạo.
Câu hỏi đặt ra đối với vấn đề nghiên cứu: Nội dung Đề tài, về bản chất trả
lời đƣợc ba câu hỏi lớn:
1. Ứng dụng công nghệ thông tin trong Quản lý tại Tổng Công ty Thăm dò
Khai thác Dầu khí bao gồm các nội dung gì?
2. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong Quản lý tại Tổng Tổng Công
ty Thăm dò Khai thác Dầu khí trong giai đoạn 2009-2015 ra sao?
3. Cần có các giải pháp gì để đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong
Quản lý tại Tổng Công ty Thăm dò và Khai thác Dầu khí thời gian tới ?
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
a. Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng ứng dụng CNTT trong Quản lý tại
Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí – PVEP, đề xuất các giải pháp chủ yếu
nhằm đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong Quản lý Tại Tổng Công ty Thăm dò Khai
thác Dầu khí – PVEP trong thời gian tới.
Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận chung về ứng dụng CNTT trong Quản
lý của doanh nghiệp ;
- Phân tích đánh giá thực trạng ứng dụng CNTT trong Quản lý của Tổng
Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí – PVEP trong thời gian qua, chỉ ra những hạn
chế và nguyên nhân của hạn chế;
- Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông
tin trong Quản lý tại Tổng Công ty Thăm dò và Khai thác Dầu khí – PVEP.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tƣợng nghiên cứu
Ứng dụng công nghệ thông tin trong Quản lý tại Tổng Công ty Thăm dò và
Khai thác Dầu khí - PVEP.
b. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Nghiên cứu, đề xuất giải pháp ứng dụng công nghệ
thông tin trong Quản lý tại Tổng Công ty Thăm dò và Khai thác Dầu khí - PVEP
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu tại Tổng Công ty Thăm dò và Khai thác
Dầu khí - PVEP.
- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu dữ liệu trong giai đoạn (2009 – 2015).
4. Những đóng góp của luận văn nghiên cứu
Luận văn đã thực hiện một số nội dung và có những đóng góp mới sau:
- Hệ thống các tri thức lí luận về CNTT, ứng dụng CNTT trong doanh
nghiệp, làm rõ nội dung ứng dụng CNTT trong Quản lý tại Tổng Công ty Thăm dò
và Khai thác Dầu khí – PVEP.
- Luận văn đã nghiên cứu thực trạng ứng dụng CNTT trong Quản lý tại Tổng
Công ty Thăm dò và Khai thác Dầu khí - PVEP. Từ các phân tích, đánh giá thực
trạng ứng dụng CNTT tại đơn vị, luận văn xác định các hạn chế, tồn tại và nguyên
nhân qua đó đƣa ra các đề xuất giải pháp phù hợp với thực tế của đơn vị để đẩy
mạnh ứng dụng CNTT trong Quản lý tại Tổng Công ty Thăm dò và Khai thác Dầu
khí – PVEP.
- Các nghiên cứu của luận văn xuất phát từ lý luận và thực tiễn ứng dụng
CNTT trong Quản lý tại Tổng Công ty Thăm dò và Khai thác Dầu khí do đó có thể
làm tài liệu tham khảo cho các doanh nghiệp trong ngành Dầu khí.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
đƣợc thể hiện trong bốn (04) chƣơng:
Chƣơng 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí luận về ứng dụng
công nghệ thông tin trong Quản lý của doanh nghiệp.
Chƣơng 2. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Chƣơng 3. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong Quản lý tại Tổng
Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí.
Chƣơng 4. Một số giải pháp thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin trong
Quản lý tại Tổng Công ty Thăm dò và Khai thác Dầu khí.
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ
LÝ LUẬN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ
(Chương 1 trình bày cơ sở lý luận cơ bản về ứng dụng công nghệ thông tin trong
quản lý tại doanh nghiệp, bao gồm một số khái niệm cơ bản; Vai trò và cơ sở của
ứng dụng CNTT; Nội dung ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp; Các nhân tố ảnh
hưởng tới ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp)
1.1. Tổng quan về các công trình nghiên cứu
Trong quá trình tìm hiểu thực tế ứng dụng CNTT tại Việt Nam, Ngành Dầu
khí và một số doanh nghiệp, cơ quan nhà nƣớc đã cho thấy nhiều đề tài, dự án triển
khai ứng dụng CNTT cụ thể nhƣ sau :
1.1.1. Các chương trình dự án ứng dụng CNTT
+ Đề án 112 hay còn gọi là Đề án Tin học hóa hành chính nhà nƣớc của
Chính phủ Việt Nam nhằm mục đích xây dựng chính phủ điện tử ở Việt Nam. Đây
là một chƣơng trình hiện đại hóa hành chính của chính quyền Việt Nam giai đoạn
2001 - 2010 về cải cách thủ tục hành chính nhà nƣớc (Quốc hội nƣớc Cộng hòa Xã
hội Chủ nghĩa Việt Nam, 2013).
+Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam cũng đã thực hiện nhiều chƣơng trình dự
án quy mô đầu tƣ lớn về ứng dụng CNTT trong những năm qua:
+ Dự án ứng dụng CNTT Văn phòng, Email và Internet đã phổ cập đến CBCNV
làm công tác nghiên cứu; quản lý và điều hành trong Tập đoàn và tại các đơn vị ;
+ Tập đoàn và tất cả các đơn vị, Tổng công ty đã xây dựng Website riêng
thực hiện truyền thông, giới thiệu dịch vụ và quảng bá hình ảnh của Tập đoàn và
các đơn vị.
+ Dự án các hệ thống ứng dụng quản lý sản xuất kinh doanh (Hệ thống Kế
toán - Tài chính, hệ thống báo cáo hợp nhất, Hệ thống quản lý nhân sự, Hệ thống
quản lý khách hàng,).
+ Dự án xây dựng một số phân hệ quản lý tác nghiệp các hoạt động (Hệ
thống quản lý đấu thầu, quản lý an toàn - sức khỏe - môi trƣờng, quản lý đầu tƣ,)
+ Dự án triển khai ứng dụng hệ thống quản lý công văn tài liệu;
+ Dự án Trung tâm xử lý số liệu dầu khí giai đoạn 1984 – 1990;
+ Dự án xây dựng cơ sở dữ liệu dầu khí giai đoạn 1 tại trung tâm thông tin;
+ Trang bị các hệ thống chuyên dụng Workstation;
+ Hệ thống giám sát an ninh bảo vệ, hệ thống quản lý vào ra, chấm công,
phòng chống đột nhập, cảnh báo an ninh an toàn, các hệ thống SCADA
(Supervisory Control And Data Aquisition), để đáp ứng tốt yêu cầu về sản xuất
kinh doanh riêng của đơn vị.
Đây là những dự án ứng dụng CNTT hiện đại, xứng tầm và đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ trong quản lý của Tập đoàn Dầu khí Quốc Gia Việt Nam; Những ứng
dụng này đã góp phần cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam nói chung và Tổng Công ty
Thăm dò Khai thác Dầu khí nói riêng có những bƣớc phát triển nhanh chóng về cả
quy mô và hiệu quả sản xuất kinh doanh, góp phần lớn vào sự phát triển chung của
cả nƣớc, đồng thời khẳng định vị trí của mình trong khu vực thế giới.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu
+ Đặng Quốc Bình (2010), Nghiên cứu công nghệ sharepoint cho các ứng
dụng cộng tác và quản lý nguồn thông tin. Tác giả Đặng Quốc Bình đã nghiên cứu
luận văn về ứng dụng CNTT cho phép ngƣời dùng trong cùng hệ thống có thể tƣơng
tác với nhau nhƣ: Hội thảo trực tuyến, chia sẻ tài liệu, cùng xây dựng tài liệu chung,
sử dụng chung lịch công tác, cùng chia sẻ tài nguyên hệ thống. Ngoài ra ứng dụng
cũng cho phép quản lý các luồng thông tin theo các luồng công việc (Workflow).
Việc ứng dụng sharepoint đã giúp tiết kiệm thời gian, tiền bạc và nhân lực trong
hoạt động của doanh nghiệp.
+ Tập thể tác giả Ban Công Nghệ Thông Tin và Hệ Thống - Tổng Công ty
Thăm dò và Khai thác Dầu khí (2016), Nghiên cứu xây dựng ứng dụng hỗ trợ ngƣời
dùng trực tuyến. Trong nghiên cứu khoa học cấp Tổng công ty này nhóm tác giả
đƣa ra các nội dung phân tích, đánh giá đƣợc thực trạng quản lý các dịch vụ hỗ trợ
CNTT trong Tổng công ty, từ đó, đƣa ra một giải pháp xây dựng một hệ thống hỗ
trợ ngƣời dùng trực tuyến thống nhất từ văn phòng Tổng công ty tới các chi nhánh
và đơn vị con; Bao gồm cải tiến mô hình tổ chức bộ phận hỗ trợ kỹ thuật, nghiên
cứu xây dựng dựng 06 quy trình quản lý vận hành dịch vụ CNTT và triển khai cấu
hình, chạy thử nghiệm với 02 quy trình quản lý vận hành trên ứng dụng Service
Desk Plus 9.1 (SDP). Kết quả thử nghiệm cho thấy với mô hình hỗ trợ kỹ thuật mới
này, với ứng dụng SDP, các quy trình đã xây dựng thì đã giải quyết đƣợc các yêu
cầu cải tiến đặt ra trong đề tài và đáp ứng đƣợc nhu cầu của Ban Công nghệ thông
tin và Hệ thống và Tổng công ty.
+ TS.Trần Châu Giang (2013), Phân tích rủi ro trong đánh giá hệ thống dầu
khí; Trong nghiên cứu này Tác giả đã đƣa ra đƣợc một hệ thống thông tin giúp trợ
giúp việc ra quyết định tìm kiếm thăm dò dầu khí dựa trên các quy tắc xác suất
trong phân tích rủi ro đó là đánh giá một hệ thống dầu khí cần phân tích các yếu tố
cơ bản cấu thành nên hệ thống này đó là: đá mẹ, đá chứa, đá chắn, cùng với ba quá
trình kết hợp các yếu tố trên là: sự thành tạo của bẫy chứa dầu khí, sự sinh thành
hydrocarbon → di cƣ → tích tụ và khả năng bảo tồn dầu khí của các bẫy; Việc xác
định khả năng có đƣợc một phát hiện dầu khí thực chất là việc phân tích rủi ro trong
tìm kiếm, thăm dò dầu khí (nhƣ rủi ro về địa chất, thƣơng mại, kỹ thuật, tài chính,
chính trị, thiên tai, thời tiết) dựa trên nguyên lý đó hệ thống tính ra đƣợc xác suất
càng gần 1 thì khả năng xác suất thành công trong tìm kiếm thăm dò dầu khí càng cao.
1.1.3. Các tài liệu lý thuyết về công nghệ nói chung và CNTT nói riêng
+ Hoàng Đình Phi (2012), Giáo trình Quản trị công nghệ: Nhà xuất bản Đại
học Quốc gia Hà Nội. Giáo trình đề cập rất nhiều vấn đề liên quan tới công nghệ,
quản trị công nghệ, quản trị kinh doanh, phát triển doanh nghiệp và phát triển kinh tế.
+ Trần Thị Song Minh (2012), Giáo trình hệ thống thông tin quản lý: Nhà
xuất bản Đại học Kinh tế Quốc Dân, quyển sách này đã đề cập đƣợc những khái
niệm cơ sở về thông tin, phân tích thiết kế cài đặt hệ thống thông tin và các hệ thống
thông tin trong quản lý doanh nghiệp.
+ Trƣơng Vũ Bằng Giang (2013), Tài liệu bài giảng Chuyển giao công nghệ
quốc tế. Tài liệu đã đƣa ra chi tiết các khái niệm, các công cụ, kỹ thuật về hoạt động
chuyển giao công nghệ.
+ Bộ thông tin và truyền thông (2014), Sách trắng Công nghệ thông tin và
truyền thông Việt Nam: Nhà xuất bản thông tin và truyền thông. Quyển sách đã cho
thấy đƣợc Tổng quan hiện trạng CNTT của Việt Nam năm 2013; bao gồm các kiến
thức và thông tin về hệ thống các cơ quan chỉ đạo, quản lý về CNTT; Ứng dụng
CNTT trong cơ quan nhà nƣớc; Công nghiệp CNTT; An toàn thông tin và Viễn
thông Internet.
Nhƣ vậy có thể khẳng định chƣa có một công trình nghiên cứu nào về ứng dụng
CNTT trong quản lý doanh nghiệp mà cụ thể là Tổng Công ty Thăm dò và Khai thác
Dầu khí – PVEP. Do vậy việc lựa chọn đề tài nghiên cứu luận văn là cần thiết từ đó
đƣa ra một số giải pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong Quản lý tại
Tổng Công ty Thăm dò và Khai thác Dầu khí - PVEP
1.2. Cơ sở lý luận về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của doanh
nghiệp nhà nƣớc
1.2.1. Một số khái niệm:
1.2.1.1. Định nghĩa công nghệ
Xã hội loài ngƣời phát triển nhƣ ngày nay là do con ngƣời luôn luôn sáng
tạo, áp dụng những thành tựu công nghệ vào đời sống xã hội. Công nghệ đã trở
thành một trong những nguồn lực quan trọng trong rất nhiều lĩnh vực và có ảnh
hƣởng to lớn tới cá nhân, doanh nghiệp và cộng đồng.
Định nghĩa do Ủy ban kinh tế và xã hội khu vực châu Á - Thái Bình Dƣơng
(ESCAP): “Công nghệ là kiến thức có hệ thống về quy trình và kỹ thuật dùng để
chế biến vật liệu và thông tin. Nó bao gồm kiến thức, kỹ năng, thiết bị, phƣơng
pháp và các hệ thống dùng trong việc tạo ra hàng hóa và cung cấp dịch vụ”.
Công nghệ = Máy móc, công cụ + Tri thức + Kỹ năng + Phƣơng pháp
Trong đó:
+ Tri thức: Sách vở giáo trình, các tài liệu công nghệ
+ Kỹ năng: Bàn tay vàng của ngƣời thợ, không tự nhiên sinh ra mà phải trải
qua quá trình làm nhiều và rèn luyện.
+ Phƣơng pháp: Tự rút ra đƣợc từ tri thức, cải tiến rút kinh nghiệm qua nhiều
lần sẽ hình thành phƣơng pháp mới tối ƣu hơn.
1.2.1.2. Định nghĩa chuyển giao công nghệ
Việc triển khai thành công các ứng dụng công nghệ đặc biệt là công nghệ
thông tin phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động chuyển giao công nghệ :
Khái niệm về chuyển giao công nghệ :
+ Theo luật chuyển giao công nghệ thì chuyển giao công nghệ là chuyển giao
quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng một phần hoặc toàn bộ công nghệ từ bên có
quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhận công nghệ.
+ Theo quan điểm quản trị thì chuyển giao công nghệ là tập hợp các hoạt
động thƣơng mại và pháp lý nhằm làm cho bên nhận công nghệ có đƣợc năng lực
công nghệ nhƣ bên giao công nghệ trong khi sử dụng công nghệ đó vào một mục
đích đã định.
1.2.1.3. Công nghệ nội sinh
Công nghệ nội sinh là công nghệ đƣợc tạo ra thông qua quá trình nghiên cứu
và triển khai ở trong nƣớc. Đối với mỗi công nghệ nội sinh thƣờng đƣợc thực hiện
các bƣớc :
Hình 1.1 Sự hình thành một công nghệ nội sinh
(Nguồn: tác giả tổng hợp)
Công nghệ nội sinh hình thành từ việc chuyển giao công nghệ giữa các đơn
vị, tổ chức trong nƣớc, do có đặc điểm khoảng cách xa nhau về địa lý, về trình độ
công nghệ, nhân sự, nguyên liệu đầu vào hay nói chung là các yếu tố đầu vào từ môi
trƣờng nghiên cứu, phát triển sang môi trƣờng sản xuất có sự tƣơng đồng. Công
nghệ nội sinh cũng có những ƣu nhƣợc điểm sau:
+ Các ƣu điểm: Công nghệ tạo ra phù hợp với mục đích sử dụng của bên nhận;
Bên nhận dễ dàng làm chủ đƣợc công nghệ; không phụ thuộc nhiều vào nƣớc ngoài, đặc
biệt về kỹ thuật; Tận dụng các nguồn lực, yếu tố đầu vào sẵn có ở địa phƣơng. Ngoài ra,
công nghệ khi xuất khẩu còn mang lại nhiều lợi ích cho Bên giao và nƣớc giao nhƣ việc
phát triển, mở rộng thêm tính năng của công nghệ, không những tiết kiệm ngoại tệ mà
còn thu đƣợc ngoại tệ.
+ Các nhƣợc điểm: Để có đƣợc một công nghệ cần nhiều thời gian, tiền của
và nhân lực, do đó nếu chỉ dựa hoàn toàn vào công nghệ nội sinh thời gian công
nghệ hóa sẽ kéo dài. Có khả năng mất cơ hội, khả năng cạnh tranh trong hoạt động
sản xuất, kinh doanh. Nếu trình độ nghiên cứu và triển khai không cao, công nghệ
tạo ra sẽ ít giá trị, công nghệ lạc hậu tạo ra sản phẩm không thể cạnh tranh thị
trƣờng ngay ở trong nƣớc.
1.2.1.4. Công nghệ ngoại sinh
Công nghệ ngoại sinh là một công nghệ thông qua việc mua công nghệ do
nƣớc ngoài sản xuất. Đối với công nghệ ngoại sinh thƣờng có các bƣớc :
Hình 1.2 Sự hình thành của một công nghệ ngoại sinh
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Thực tế hiện nay việc nhập công nghệ kết hợp ba yếu tố là mua thiết bị, liên
doanh và mua bản quyền.
+ Các ƣu điểm: Tiết kiệm thời gian, tiền của và nhân lực, tận dụng đƣợc cơ
hội, giảm đƣợc thời gian công nghệ hóa qua đó sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh
trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Các nhƣợc điểm: Việc áp dụng công nghệ ngoại sinh sẽ gây tốn kém chi
phí, không tận dụng đƣợc các nguồn lực địa phƣơng, không có khả năng thu đƣợc
những lợi nhuận từ việc xuất khẩu công nghệ, về lâu dài sẽ dẫn đến bị phụ thuộc
công nghệ, việc phụ thuộc vào công nghệ ngoại sinh không phải là một giải pháp
phát triển bền vững.
1.2.1.5. Các mức độ chuyển giao công nghệ:
Để đánh giá chiều sâu của hoạt động chuyển giao công nghệ giữa bên giao và
bên nhận, ngƣời ta chia làm 4 mức độ sâu dần: Mức độ 1 - Trao đổi kiến thức; Mức
độ 2 - Chìa khóa trao tay; Mức độ 3 - Trao sản phẩm và Mức độ 4 - Trao thị trƣờng.
Mức độ 1- Trao đổi kiến thức: việc chuyển giao công nghệ chỉ dừng lại ở
việc truyền đạt kiến thức bằng cách đƣa công thức, bí quyết, hƣớng dẫn, tƣ vấn kỹ
thuật Đối với trong lĩnh vực CNTT có các dịch vụ tƣ vấn thiết kế, lập dự án, lập
kế hoạch, lập thiết kế thi công và tổng dự toán
Mức độ 2 - Chìa khóa trao tay: Bên giao phải thực hiện các công việc nhƣ:
lắp đặt máy móc, hƣớng dẫn quy trình, hoàn tất toàn bộ quá trình sản xuất. Bên
nhận chỉ việc tiếp nhận công trình và đƣa vào sản xuất. Trong lĩnh vực CNTT mức
độ này hay gặp trong việc đầu tƣ trang thiết bị phần cứng, phần mềm hệ thống
Mức độ 3 - Trao sản phẩm: Ở mức độ này bên giao không chỉ có trách
nhiệm giúp bên nhận hoàn tất việc lắp đặt toàn bộ dây chuyền sản xuất mà còn giúp
họ sản xuất thành công sản phẩm sử dụng công nghệ đƣợc giao. Mức độ 3 hay đƣợc
sử dụng trong việc đầu tƣ phát triển phần mềm ứng dụng nội bộ, sau khi phát triển
và đƣa vào sử dụng thì bên bán phải hỗ trợ, tối ƣu quy trình, tối ƣu sản phẩm trong
khoảng từ 1 đến 2 năm. Hay gặp trong trƣờng hợp đào tạo chuyên sâu cho cán bộ
kỹ thuật chịu trách nhiệm quản trị hệ thống phức tạp sau một thời gian triển khai.
Mức độ 4 - Trao thị trƣờng: Đƣợc đánh giá là mức độ chuyển giao công
nghệ sâu nhất. Ngoài trách nhiệm chuyển giao công nghệ cho bên nhận, bên giao
còn phải bàn giao một phần thị trƣờng của mình, nơi họ đã xâm nhập thành công
cho bên nhận và hình thức này đƣợc thể hiện trong hình thức liên doanh. Đối với
mức độ này đang là một xu hƣớng trong chuyển giao ứng dụng CNTT liên quan đến
hệ thống dịch vụ công trong cơ quan nhà nƣớc. Các hệ thống này đòi hỏi sự am hiểu
công nghệ của các công ty công nghệ kết hợp với trình độ chuyên môn, quản lý của
các cán bộ chuyên môn. Hình thức đầu tƣ hợp tác Công - Tƣ cũng đƣợc đạt mức độ
“Trao thị trƣờng...
1.2.1.1. Công nghệ thông tin
Công nghệ thông tin chính là một loại công nghệ. Thuật ngữ “công nghệ thông
tin” xuất hiện lần đầu vào năm 1958 trong bài viết xuất bản tại tạp chí Havard Business
Review. Hai tác giả của bài viết, Levitt và Whisler đã bình luận: “Công nghệ mới chƣa
thiết lập một tên riêng. Chúng ta sẽ gọi là công nghệ thông tin”. Theo thời gian CNTT
đã có nhiều định nghĩa đƣa ra, hoàn thiện hơn.
Theo wikipedia.org, công nghệ thông tin (tiếng Anh: Information
Technology) là một nhánh kỹ thuật sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để
chuyển đổi, lƣu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền tải và thu thập thông tin.
Tại Việt Nam, Nghị quyết Chính phủ 49/CP ngày 04/08/1993 đã định nghĩa:
“Công nghệ thông tin là tập hợp các phƣơng pháp khoa học, các phƣơng tiện và
công cụ kỹ thuật hiện đại - chủ yếu là kĩ thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ
chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú
và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con ngƣời và xã hội”.
Công nghệ thông tin là một ngành ứng dụng công nghệ vào quản lý xã hội,
xử lý thông tin. Có thể hiểu CNTT là ngành sử dụng máy tính và các phƣơng tiện
truyền thông. Hiện nay, có nhiều cách hiểu về CNTT.
Gần đây nhất, khái niệm CNTT đƣợc định nghĩa tại Luật Công nghệ thông
tin, số 67/2006/QH11 ngày 29/6/2006, nhƣ sau: “Công nghệ thông tin là tập hợp các
phƣơng pháp khoa học, công nghệ và công cụ kỹ thuật hiện đại để sản xuất, truyền
đƣa, thu thập, xử lý, lƣu trữ và trao đổi thông tin số”. Đây có thể đƣợc coi là một
khái niệm hoàn chỉnh về CNTT, vì nó đã khái quát đƣợc toàn bộ nội dung, vai trò
và ý nghĩa của CNTT.
1.2.1.6. Khái niệm về doanh nghiệp
Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, đƣợc
đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh (Hƣớng
dẫn luật doanh nghiệp 2014).
1.2.1.7. Ứng dụng công nghệ thông tin
Là việc sử dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội,
đối ngoại, quốc phòng, an ninh và các hoạt động khác nhằm nâng cao năng suất, chất lƣợng,
hiệu quả của các hoạt động này (Điểm 5, Điều 4, Luật CNTT 2006).
1.2.1.8. An toàn thông tin
Bao gồm các hoạt động áp dụng công nghệ đối với hệ thống thông tin nhằm
bảo vệ, khôi phục các hệ thống, các dịch vụ và thông tin đối với nguy cơ do tự
nhiên hoặc con ngƣời gây ra. Việc bảo vệ thông tin, tài sản và con ngƣời trong hệ
thống thông tin nhằm đảm bảo cho hệ thống vận hành chính xác an toàn và tin cậy.
An toàn thông tin bao gồm các nội dung về bảo mật thông tin, an toàn dữ liệu, an
toàn máy tính và an toàn mạng (Điểm 3, Điều 3, Nghị định 64/2007/NĐ-CP).
1.2.1.9. Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin
Là tập hợp thiết bị tính toán (Máy chủ, máy trạm), thiết bị ngoại vi, thiết bị
kết nối mạng, thiết bị phụ trợ, mạng nội bộ, mạng diện rộng (Điểm 7, Điều 3, Nghị
định 64/2007/NĐ-CP).
1.2.1.10. Văn bản điện tử
Là văn bản đƣợc thể hiện dƣới dạng thông điệp dữ liệu (Điểm 6, Điều 3,
Nghị định 64/2007/NĐ-CP).
1.2.1.11. Một số khái niệm liên quan được định nghĩa tại Luật CNTT (Điều 4)
+ Môi trƣờng mạng là môi trƣờng trong đó thông tin đƣợc cung cấp, truyền đƣa,
thu thập, xử lý, lƣu trữ và trao đổi thông qua cơ sở hạ tầng thông tin.
+ Thiết bị số là thiết bị điện tử, máy tính, viễn thông, truyền dẫn, thu phát
sóng vô tuyến điện và thiết bị tích hợp khác đƣợc sử dụng để sản xuất, truyền đƣa,
thu thập, xử lý
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 00050007823_4014_2003149.pdf