Chất lượng nước là một điểm kiểm soát tới hạn và
những mối nguy có khả năng xảy ra gồm các hóa
chất và sinh vật gây nhiễm. Thủy sản nuôi trong bè ở
những vùng nước ngọt dễ bị nhiễm hóa chất dùng
trong nông nghiệp, chất thải của tàu bè vận chuyển
trên sông và nếu vị trí lồng, bè đặt gần vị trí xả thải
của các nhà máy sản xuất, chế biến công nghiệp.
Dùng nước thải nuôi thủy sản hoặc thói quen bón
phân gia súc vào ao nuôi có thể dẫn tới kết quả là sản
phẩm sẽ chứa vi khuẩn gây bệnh và ký sinh trùng.
6 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1639 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ứng dụng HACCP trong nuôi trồng thủy sản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ứng dụng HACCP trong nuôi trồng thủy sản
Để từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm nuôi
trồng thủy sản, hòa nhập với thị trường thế giới, việc
phát triển hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu
chuẩn ngay từ khâu nuôi trồng thủy sản được ngành
Nông nghiệp An Giang quan tâm hàng đầu. Nhằm
nâng cao chất lượng trong sản phẩm nuôi đảm bảo an
toàn thực phẩm, xin trao đổi phương pháp HACCP
để kiểm soát các mối nguy liên quan đến chất lượng
trong chuỗi cung cấp thực phẩm thủy sản.
1/ Chọn địa điểm nuôi:
Khi chọn địa điểm, thiết kế và xây dựng một trại nuôi
thủy sản, cần chú ý tới những mối nguy tiềm ẩn về an
toàn thực phẩm, mối nguy tiềm ẩn đó có thể bắt
nguồn từ khu đất có điều kiện để nuôi trồng thủy sản
do tương tác giữa đất, nước hoặc môi trường bị
nhiễm hóa chất ảnh hưởng tới chất lượng nước. Các
đặc tính của đất ảnh hưởng tới nước ao nuôi, còn các
yếu tố như tính axit hoặc tính kiềm của nước liên
quan tới chất lượng đất. Chẳng hạn như đất chua
(axit) làm giảm pH của nước và có thể dẫn tới sự chắt
lọc của bất kỳ kim loại nào có trong đất.
Các ao nuôi thủy sản tiếp nhận thuốc trừ sâu hoặc
hóa chất chảy từ các vùng đất sản xuất nông nghiệp
gần đó hoặc từ những nguồn khác và có thể dẫn tới
vượt quá mức cho phép trong những sản phẩm nuôi.
Do đó khi chọn địa điểm nuôi cần đánh giá xem một
điểm kiểm soát tới hạn có nằm trong tầm kiểm soát
không. Trước hết cần phân tích đất trong khu vực đã
dự kiến và thường xuyên kiểm tra vị trí các nguồn
gây ô nhiễm. Cần tiến hành các hành động sửa chữa
khi những kết quả giám sát cho thấy các điểm kiểm
soát tới hạn chưa được kiểm soát thích hợp. Ví dụ,
nếu kết quả phân tích đất cho thấy địa điểm không
phù hợp để nuôi thủy sản, cần tìm vùng khác thay
thế. Khi đã chọn địa điểm, nếu ao nuôi bị ô nhiễm, có
thể phải tách thủy sản thành nhiều lô nhỏ đưa ra khỏi
vùng nước nuôi hoặc phải xử lý nước.
2/ Chất lượng nước:
Chất lượng nước là một điểm kiểm soát tới hạn và
những mối nguy có khả năng xảy ra gồm các hóa
chất và sinh vật gây nhiễm. Thủy sản nuôi trong bè ở
những vùng nước ngọt dễ bị nhiễm hóa chất dùng
trong nông nghiệp, chất thải của tàu bè vận chuyển
trên sông và nếu vị trí lồng, bè đặt gần vị trí xả thải
của các nhà máy sản xuất, chế biến công nghiệp.
Dùng nước thải nuôi thủy sản hoặc thói quen bón
phân gia súc vào ao nuôi có thể dẫn tới kết quả là sản
phẩm sẽ chứa vi khuẩn gây bệnh và ký sinh trùng.
Các loài chim sống ở vùng nước thường mang các
chủng Vibrio cholerae và Salmonella spp và có thể là
nguồn lây nhiễm những vi sinh vật này trong các trại
nuôi thủy sản. Có thể thực hiện những biện pháp
kiểm soát để ngăn ngừa sự lây nhiễm hoá chất bằng
cách chọn nguồn cung cấp và xử lý nước. Đối với
những mối nguy vi sinh vật có thể liên quan đến sản
phẩm thủy sản nuôi chưa được nấu chín, chuẩn bị
đúng cách để ăn là điểm kiểm soát tới hạn cuối cùng
nhằm loại bỏ các mối nguy này.
3/ Nguồn thức ăn:
Chế độ cho ăn rất khác nhau trong các hệ thống nuôi
thủy sản. Trong chăn nuôi quãng canh, có thể dùng
chất thải hữu cơ như nguồn dinh dưỡng cần thiết, rẻ
tiền để nuôi thực vật phù du và tảo, tạo thành chuỗi
thức ăn thủy sinh. Dạng thức ăn viên tổng hợp đặc
chế cho từng giai đoạn phát triển của các loài thủy
sản được dùng trong nuôi thâm canh.
Những mối nguy liên quan tới quá trình sản xuất thức
ăn cho thủy sản là hóa chất, sinh vật gây nhiễm và
việc bổ sung thuốc thú y ngoài quy định. Do đó việc
sử dụng chất nông hóa và thuốc thú y phải nằm trong
danh mục được phép sử dụng và phải theo chỉ dẫn và
thời gian ngừng sử dụng của nhà sản xuất để đảm bảo
không có dư lượng thuốc trong sản phẩm gây ảnh
hưởng đến sức khỏe con người.
4/ Sản xuất:
Nuôi trồng thủy sản gồm quá trình chọn giống, cho
đẻ, ương giống và nuôi lớn. Có nhiều phương pháp
và kỹ thuật nuôi khác nhau đối với các loài khác
nhau. Mối nguy cơ có thể liên quan đến các giai đoạn
sản xuất khác nhau do sử dụng chất nông hóa hoặc bị
nhiễm tác nhân sinh học.
Thạc sĩ Phạm Thị Hòa
Sở Nông nghiệp & PTNT An Giang
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 130_0652.pdf