MỞ ĐẦU. 4
1. Lý do chọn đề tài. 4
2. Lịch sử vấn đề . 4
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 6
4. Đối tƯợng và phạm vi nghiên cứu. 7
5. PhƯơng pháp nghiên cứu. 7
6. Đóng góp của luận văn. 8
7. Cấu trúc của luận văn. 8
CHƯƠNG 1: TRUYỆN NGẮN NGUYỄN DẬU TRONG DIỆN MẠO
TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI. 9
1.1. Diện mạo truyện ngắn Việt Nam đương đại. 9
1.1.1. Bối cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa . 9
1.1.2. Những thành tựu của thể loại truyện ngắn . 14
1.2. Tác giả Nguyễn Dậu và hành trình sáng tác
1.2.1. Tác giả Nguyễn Dậu.
1.2.2. Hành trình sáng tác.
2.1. Giới thuyết về nhân vật văn học .
2.1.1. Đặc điểm nhân vật trong văn học giai đoạn trước 1986.
2.1.2. Đặc điểm nhân vật trong văn học giai đoạn sau 1986 .
2.2. Các kiểu nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Dậu
2.2.1. Nhân vật cô đơn .
22 trang |
Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 624 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Văn học Việt Nam - Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Dậu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cho thỏa chí tang bồng hồ thỉ, văn
chƣơng là sống, yêu, hi vọng và hƣớng tới những điều tốt đẹp nhất”, những tác
phẩm mà nhà văn để lại, đặc biệt ở giai đoạn sau Đổi mới, đã chứng minh giá trị
nhân văn sâu sắc đằng sau những trang viết vô cùng hấp dẫn của ông.
Từ sau 1975, đời sống xã hội và văn hóa Việt Nam bƣớc sang một thời kì mới, thời
kì thống nhất đất nƣớc, tự do, hòa bình và dân chủ. Từ đó trở về sau, văn học thoát
khỏi những ràng buộc thời chiến, mở rộng đôi cánh tự do, thỏa sức vẫy vùng ở mọi
đề tài và đa cách thể hiện. Các nhà văn càng ngày càng xuất hiện nhiều hơn, với
lƣợng tác phẩm dồi dào và giàu sức sáng tạo. Trong giới phê bình, nghiên cứu văn
học, có một xu hƣớng ƣu tiên và hƣớng đến các tên tuổi mới, với nhiều phá cách
trong lối viết và cách lựa chọn đề tài. Với các nhà văn viết từ trong chiến tranh
bƣớc sang thời kì Đổi mới, phê bình văn học chủ yếu hƣớng đến các tên tuổi quen
thuộc nhƣ Bảo Ninh, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp Cái tên Nguyễn
Dậu dƣờng nhƣ bị lãng quên. Về vấn đề này, một phần đƣợc lí giải bởi những
thăng trầm trong nghề viết khiến cái tên của ông bẵng đi nhiều thập kỉ trên văn
đàn.
Với tình hình đó, một lần nữa, giá trị văn chƣơng của Nguyễn Dậu cần đƣợc khẳng
định lại. Với gia tài truyện ngắn đầy hơi thở đƣơng đại đƣợc nhà văn viết từ sau
năm 1975 đến thập kỉ đầu của thế kỉ XXI, văn học Việt Nam có thêm một sắc thái
mới, không trộn lẫn với bất cứ tác giả nào. Luận văn Thế giới nghệ thuật trong
truyện ngắn Nguyễn Dậu hy vọng sẽ đƣa lại cái nhìn đầy đủ và chi tiết hơn về thế
giới nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Dậu.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài hƣớng tới việc giải quyết những vấn đề sau:
7
3.1 Chỉ ra và phân tích đƣợc những biểu hiện về thế giới nhân vật trong
truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Dậu thông qua các kiểu nhân vật
3.2 Chỉ ra và phân tích đƣợc một số phƣơng diện nghệ thuật trong truyện
ngắn Nguyễn Dậu nhƣ cốt truyện, tình huống truyện, không gian, thời gian nghệ
thuật, giọng điệu trần thuật.
Từ việc giải quyết những vấn đề trên luận văn giới thiệu đến bạn đọc Việt
Nam một tên tuổi xuất sắc của nền văn học Việt Nam đƣơng đại. Từ đó có cái nhìn
đầy đủ những thành tựu cũng nhƣ đặc điểm của truyện ngắn Nguyễn Dậu trong
dòng chảy văn học đƣơng đại Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Nhƣ tên đề tài đã xác định, đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là Thế giới nghệ thuật
trong truyện ngắn Nguyễn Dậu, khảo sát trong các tập truyện ngắn của ông đƣợc
viết từ sau năm 1986
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn của nhà văn Nguyễn
Dậu, tập trung ở các tập truyện ngắn đƣợc viết từ sau năm 1986, bao gồm: Con thú
bị ruồng bỏ (1990), Đôi hoa tai lóng lánh (1996), Bảng lảng hoàng hôn (1997),
Gió núi mây ngàn (2000).
Trong quá trình nghiên cứu, đề tài sẽ có sự đối sánh với các tác phẩm khác cùng
nằm trong dòng chảy văn học đƣơng đại Việt Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, chúng tôi đƣa vào sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu
sau:
- Phƣơng pháp tiếp cận hệ thống.
- Phuơng pháp phân tích, tổng hợp
- Phuơng pháp loại hình
8
- Phuơng pháp phân tích văn bản
Quá trình nghiên cứu đề tài đồng thời sử dụng các thao tác: so sánh - đối chiếu
nhằm bổ trợ cho việc triển khai đề tài.
6. Đóng góp của luận văn
Trên cơ sở nghiên cứu về đơn vị tác giả từ sự khảo sát mô hình thế giới nghệ thuật,
luận văn đƣa lại những hiểu biết về một tác giả truyện ngắn có phong cách riêng
độc đáo của văn học đƣơng đại Việt Nam. Từ đó, giúp bạn đọc và giới nghiên cứu
có đƣợc hình dung rõ nét và chính xác hơn về một tác giả có nhiều đóng góp cho
văn học Việt Nam đƣơng đại nhƣng dƣờng nhƣ đang bị lãng quên trong một thời
gian dài. Đồng thời khẳng định về một thời đại văn học Việt Nam, đạt nhiều thành
tựu trong thời gian gần đây.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Truyện ngắn Nguyễn Dậu trong diện mạo truyện ngắn Việt
Nam đƣơng đại
Chƣơng 2: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Dậu
Chƣơng 3: Một số phƣơng diện nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Dậu
9
CHƯƠNG 1: TRUYỆN NGẮN NGUYỄN DẬU TRONG DIỆN MẠO TRUYỆN
NGẮN VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI
1.1. Diện mạo truyện ngắn Việt Nam đương đại
1.1.1. Bối cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa
Đời sống xã hội luôn vận hành theo quy luật của sự biến đổi. Ở mỗi giai đoạn lịch
sử, nhà văn với tƣ cách chủ thể sáng tạo luôn là nhân tố chịu sự va đập của đời
sống. Mỗi ngƣời viết với bản lĩnh và tài năng, vốn sống, vốn văn hóa, tri thức và sự
trải nghiệm sẽ chịu những ảnh hƣởng tác động khác nhau. Từ thực tiễn đời sống
vào sáng tác là cả một quá trình thẩm thấu và khúc xạ qua lăng kính của ngƣời
10
nghệ sĩ. Mỗi giai đoạn văn học luôn có những đặc thù do sự quy định của lịch sử,
đời sống tinh thần, ý thức nghệ thuật và khả năng sáng tạo của ngƣời cầm bút. Văn
học Việt Nam đƣơng đại trải qua bốn thập kỉ ghi dấu nhiều đổi thay, trong đó sự
biến động của đời sống lịch sử, xã hội, văn hóa đóng một vai trò quan trọng lên
thành tựu của văn học đƣơng đại nói chung, truyện ngắn đƣơng đại nói riêng.
Trƣớc hết, phải kể đến ngọn nguồn những điều kiện thuận lợi từ truyền thống văn
học nƣớc nhà mà truyện ngắn Việt Nam đƣơng đại đƣợc thừa hƣởng. Từ những
năm đầu của thế kỉ XX, chữ Quốc ngữ đã thay thế chữ Nôm, chữ Hán trong sáng
tác văn học. Đây đƣợc xem nhƣ là dấu hiệu đầu tiên của quá trình hiện đại hóa nền
văn học dân tộc. Sang đến những năm 30 của thế kỷ XX, cùng với quá trình hiện
đại hóa văn học, truyện ngắn đã có những bƣớc chuyển rõ rệt trở thành một bộ
phận quan trọng, làm nên diện mạo của nền văn học dân tộc. Nhờ tiếp thu kinh
nghiệm của phƣơng Tây, truyện ngắn đƣợc viết theo lối mới, mới từ cách xây dựng
nhân vật đến nghệ thuật kể chuyện, ngôn ngữ Truyện ngắn trong giai đoạn 1930
– 1945 chƣa bao giờ phong phú và đặc sắc nhƣ thế, với nhiều tác giả, tác phẩm có
dấu ấn, phong cách riêng. Truyện ngắn trữ tình của Thạch Lam, Thanh Tịnh;
truyện ngắn phong tục của Bùi Hiển, Kim Lân; truyện ngắn hiện thực phê phán của
Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Nam Cao, Nguyên Hồng. Văn học hiện thực tập
trung phơi bày thực trạng bất công thối nát của xã hội, đi sâu phản ánh tình cảnh
khốn khổ của tầng lớp nhân dân với sự cảm thông sâu sắc. Đã có những trang miêu
tả phân tích tâm lý đạt tới trình độ bậc thầy nhƣ truyện ngắn của Nam Cao. Chủ đề
thế sự đƣợc các nhà văn đã đề cập đến với thái độ phê phán xã hội trên tinh thần
dân chủ và nhân đạo. Chỉ sau hơn một thập niên, chúng ta đã thấy xuất hiện nhiều
tác phẩm đặc sắc. Với một bề dày truyền thống nhƣ thế, truyện ngắn đƣơng đại có
đƣợc một điều kiện khá thuận lợi để tạo đà phát triển sau này. Sau năm 1975, đặc
biệt từ sau thời kì đổi mới, truyện ngắn với những cách tân về nội dung, hình thức
đã mang đến cho nền văn học Việt Nam thêm nhiều khí sắc mới. Văn xuôi nƣớc
nhà từ đây đã có nhiều “thay da đổi thịt”. Bên cạnh đội ngũ nhà văn trƣởng thành
từ hai cuộc chiến nhƣ Ma Văn Kháng, Nguyễn Minh Châu là sự xuất hiện của hàng
loạt cây bút trẻ đầy triển vọng nhƣ Võ Thị Hảo, Hồ Anh Thái, Y Ban, Phan Thị
Vàng Anh, Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Ngọc Tƣ, Đỗ Hoàng Diệu Sự phát
triển đó một phần chính là nhờ nền tảng, nhƣ một sức bật đƣợc tạo đà từ những
thành tựu văn xuôi đầu thế kỷ XX.
11
Một yếu tố quan trọng khác phải kể đến là những biến động xã hội sau cuộc kháng
chiến chống Mỹ cứu nƣớc, bối cảnh đó đã làm nảy nở nhu cầu đƣợc đổi mới trên
mọi mặt đời sống xã hội, trong đó có nghệ thuật. Đại thắng mùa xuân năm 1975
kết thúc thắng lợi, mở ra một thời kì mới trong lịch sử dân tộc. Niềm vui chƣa trọn
vẹn khi ta phải đối mặt với nhiều thách thức, biến động thời hậu chiến. Đời sống
khó khăn, niềm tin vào lí tƣởng lung lay, sự khập khiễng cách sống Nam Bắc sau
thống nhất, những yếu tố đó đã tác động đến xã hội nói chung và đến lực lƣợng
văn nghệ sĩ nói riêng. Với sự nhạy cảm riêng có, những nhà văn có sự thay đổi từ
trong nhận thức, những va đập mạnh mẽ từ cuộc sống thôi thúc họ thay đổi cách
nhìn, cách thể hiện đời sống vào văn học. Trong bối cảnh đó, tháng 12 năm 1986,
đại hội VI của Đảng cộng sản Việt Nam đề ra chƣơng trình đổi mới toàn diện, kêu
gọi toàn Đảng, toàn dân nhìn thẳng vào sự thật của đất nƣớc và cuộc sống nhân
dân, đáp ứng mọi đòi hỏi của thời đại. Nghị quyết 05 của Bộ Chính trị Ban chấp
hành Trung ƣơng Đảng Cộng sản Việt Nam về “đổi mới và nâng cao trình độ lãnh
đạo, quản lý văn học, nghệ thuật và văn hóa, phát huy khả năng sáng tạo, đƣa văn
học nghệ thuật phát triển lên một bƣớc” ra đời đúng lúc. Đây chính là vận hội cho
một nền văn học đang khát khao đổi mới. Một dấu mốc quan trọng là cuộc gặp gỡ
của Tổng bí thƣ Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Văn Linh với gần 200 nghệ sỹ
trí thức đại diện cho các ngành điện ảnh sân khấu vào tháng 10 năm 1987 tại Hà
Nội. Tại đây, Tổng bí thƣ đã phát biểu và chỉ rõ đặc điểm và hiện trạng văn hóa,
nghệ thuật nƣớc ta. Tổng Bí thƣ đã chỉ ra: nhìn từ nhiều năm qua, Đảng chƣa thật
sự coi trọng vai trò của văn hóa, hoạt động nghệ thuật phải chịu sƣ áp đặt, không
có tính dân chủ. Đây chính là những nguyên nhân gây nên sự khó khăn trong đời
sống nghệ thuật. Tổng bí thƣ Nguyễn Văn Linh kêu gọi các nghệ sĩ hãy thay đổi
cách viết cho phù hợp với tình hình đất nƣớc. Cuộc sống đổi thay sẽ kéo theo sự
thay đổi nhu cầu thẩm mỹ và nhu cầu thƣởng thức. Bối cảnh xã hội mới là ngọn
nguồn cảm hứng sáng tạo mới cho nghệ sĩ. Nó còn có ý nghĩa khi các nhà văn đang
ôm ấp những hoài bão, khát vọng sáng tạo. Với tinh thần đó, nhà văn nhƣ đƣợc cởi
trói, có điều kiện để viết một cách tự do hơn. Tự do trong sáng tác là một động lực
quan trọng cho sự xuất hiện một lực lƣợng nhà văn mới đông đảo.
Bên cạnh đó, Việt Nam với sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đang đẩy
nhanh tốc độ đô thị hoá, một mặt giúp kinh tế phát triển, mặt khác, đƣa lại nhiều hệ
lụy về xã hội, đời sống. Sự đầu tƣ về cơ sở hạ tầng tỉ lệ thuận với sự xuất hiện và
phát triển của các trung tâm kinh tế, văn hoá. Các đô thị ồn ã, đông đúc với những
12
toà nhà cao tầng san sát mọc lên lấn dần và thay thế những vùng ngoại ô trong mát,
những làng quê yên bình trƣớc đây. Nền kinh tế theo cơ chế thị trƣờng đƣợc hình
thành về cơ bản là một trong những thành tựu đáng ghi nhận. Đồng thời chính nó
lại khiến cho sự chênh lệch giàu nghèo ngày càng lớn. Điều này ảnh hƣởng không
nhỏ đến đời sống tinh thần, tình cảm của con ngƣời. Quan hệ cộng đồng khép kín
trong luỹ tre làng với làng xã, xóm giềng, dòng họ vốn rất bền chặt cũng theo đó
rạn nứt, lỏng lẻo đi. Quan hệ tình nghĩa tƣơng thân tƣơng ái vốn là quan hệ chủ yếu
giữa con ngƣời với con ngƣời trƣớc đây cũng bị quan hệ buôn bán thị trƣờng xâm
lấn mà mất đi vẻ đẹp truyền thống của nó.
Trong xu thế mở cửa, việc giao lƣu với các nền văn hoá trên thế giới đƣợc
Đảng và nhà nƣớc ta khuyến khích. Nhờ phƣơng tiện giao thông thuận lợi cũng
nhƣ sự bùng nổ của truyền thông đại chúng mà việc hội nhập đa phƣơng với thế
giới bên ngoài trở nên dễ dàng hơn. Lối sống Tây phƣơng theo con đƣờng đó du
nhập ồ ạt vào nƣớc ta. Không khí cởi mở có đƣợc sau chủ trƣơng đổi mới của
Đảng cộng với tinh thần dân chủ du nhập theo các trào lƣu tƣ tƣởng và lối sống
Tây Âu là điều kiện dẫn đến dân chủ hóa trở thành xu thế lớn của xã hội và
trong đời sống tinh thần của con ngƣời từ những năm 80 trở đi. Đồng thời, trong
xu thế mở cửa, toàn cầu hoá, chúng ta cũng phải đối diện với những biến động
dữ dội trong nền chính trị thế giới, những vấn đề nóng bỏng mà nhân loại đang
phải cùng nhau tìm cách giải quyết.
Con ngƣời, đặc biệt ở các đô thị lớn đƣợc sống trong một thế giới tiện nghi, một
đời sống vật chất đầy đủ và giữa rất nhiều luồng thông tin đa chiều. Những biến
đổi trong xã hội cũng khiến cho nhịp sống chậm của nền nông nghiệp lúa nƣớc
trƣớc đây đang đƣợc dần thay thế bởi nhịp sống hối hả, nhanh gấp của guồng máy
công nghiệp. Những điều kiện vật chất và tinh thần này ảnh hƣởng không nhỏ đến
đời sống của con ngƣời Việt Nam, đặc biệt là thanh thiếu niên.
Những biến động trong hoàn cảnh xã hội tác động sâu sắc đến trạng thái tâm lí,
cách nghĩ, cách cảm của con ngƣời Việt Nam. Một mặt con ngƣời đƣợc sống trong
không khí dân chủ, không bị ràng buộc, bó hẹp nhƣ trƣớc đây. Con ngƣời đƣợc tự
do bộc lộ cái tôi cá nhân của mình, đƣợc nói lên quan điểm, tƣ tƣởng của mình một
cách thoải mái hơn. Nhƣng mặt khác, trƣớc sự xô bồ của cuộc sống vận động theo
cơ chế thị trƣờng, trong thế giới của tiện nghi, đồ vật và trong sự hỗn dung của vô
13
vàn các nguồn thông tin, con ngƣời bỗng trở nên bé nhỏ, đơn độc. Con ngƣời ngày
càng hoang mang, hoài nghi, âu lo trƣớc hiện thực đầy bất trắc.
Trong thời mở cửa, với không khí dân chủ hoá thì việc giao lƣu văn hóa, văn học
với nƣớc ngoài ở nƣớc ta càng trở nên dễ dàng. Văn học Việt Nam đang hoà nhập
với bầu khí quyển chung hiện đại, hậu hiện đại của thế giới. Văn học nƣớc ta đang
tiếp thu những thành tựu văn hoá, văn học của thế giới để làm phong phú cho đời
sống văn học của chính mình; đồng thời cũng có nhiều cơ hội để phổ biến những
thành tựu của mình ra thế giới. Nhiều tác phẩm của các nhà văn nƣớc ngoài, nhiều
lý thuyết sáng tác và phƣơng pháp nghiên cứu, phê bình văn học hiện đại đƣợc
dịch và giới thiệu khá công phu trong nƣớc ta. Đặc biệt là các sáng tác của các nhà
văn có nhiều cách tân, đổi mới trong tƣ duy, quan niệm cũng nhƣ trong nghệ thuật
của nền văn học hậu hiện đại có ảnh hƣởng to lớn đến các nhà văn trong nƣớc. Có
thể kể tên các nhà văn có ảnh hƣởng lớn đó nhƣ: Bơnơt So, Franz Kafka, Bectôn
Brêcht, Ơnixt Hêminguây, Anbe Camuy, Xamuyen Bêcket, Ơgien Iônexcô, Dan
Brow, Mạc Ngôn, Haruki Murakami Các nhà văn trẻ nƣớc ta còn chịu ảnh
hƣởng mạnh mẽ từ các nhà văn 7X, 8X của Trung Quốc (bởi trong những năm gần
đây sáng tác của họ đƣợc dịch rất nhiều ở Việt Nam) nhƣ: Vệ Tuệ, Miên Miên,
Trƣơng Duyệt Nhiên, Quách Kính Minh, Xuân Thụ Một loạt các lý thuyết của
thế kỉ XX về văn hoá học và thi pháp học của Bakhtin, về loại hình học cấu trúc
của Propp, về xã hội học văn học của Excapit và của Gonman, về phân tâm học
của Frơt và của Jung, chủ nghĩa cấu trúc của Lôtman, chủ nghĩa hình thức Nga, mĩ
học tiếp nhận của Jauxơ, về lý thuyết tiếp nhận văn học theo kiểu hiện tƣợng học
của Ingarđin cũng đã đƣợc dịch và giới thiệu khá tƣờng tận. Các nhà văn Việt
Nam đang chịu ảnh hƣởng của bầu không khí chung văn hoá thế giới – một không
khí đang nóng lên từng ngày bởi những chuyển động mãnh liệt của các xu hƣớng,
khuynh hƣớng khác nhau. Những nỗ lực của các nhà nghiên cứu, của đông đảo bạn
đọc, ngoài việc phát hiện cái hay, cái đẹp của tác phẩm cũng có tác dụng định
hƣớng cho sáng tác và đòi hỏi những sáng tạo, nỗ lực từ phía đội ngũ sáng tác.
Cũng trong không khí tự do, dân chủ, việc in ấn, cho ra đời một quyển sách hiện
nay không mấy khó khăn. Sự kiểm duyệt không quá gắt gao, cơ chế bao cấp đã
xoá bỏ càng tạo điều kiện thuận lợi cho việc cho ra đời một cuốn sách. Các
phƣơng tiện truyền thông, báo chí, nhà xuất bản sẵn sàng làm công việc quảng
bá tác phẩm mới đã góp phần khuyến khích nhiệt tình sáng tạo của nhà văn. Đặc
biệt, trong cơ chế thị trƣờng, các nhà in làm việc với tôn chỉ hàng đầu là lợi
14
nhuận thì ƣớc muốn của một nhà văn muốn có một tuyển tập cho riêng mình trở
nên khá dễ dàng. Việc đổi mới quản lý trong lĩnh vực nghệ thuật cũng góp phần
nhất định cho quá trình đổi mới văn học. Cách thức quản lý ngày càng tỏ ra có
chuyên môn hơn, có ý thức tôn trọng tài năng, khuyến khích sáng tạo cũng đã
khiến ngƣời viết hăng hái hơn trong việc làm mới mình. Mặt khác, việc xâm nhập
của văn học dịch khiến bạn đọc có thêm điều kiện để mở mang “tầm đọc” của
mình. Những cách thể hiện mới mẻ của văn học nƣớc ngoài đã thống trị văn hóa
đọc cũng là một áp lực buộc văn học trong nƣớc phải làm mới mình, phát triển để
kịp tầm đón đợi của ngƣời đọc. Đặc biệt, lực lƣợng độc giả chuyên nghiệp cũng
ngày càng đƣợc mở rộng, họ vừa là bạn đọc, vừa là nhà phê bình, một phần định
hƣớng cách thức, khiến văn học không ngừng phải sáng tạo để không bị bạn đọc
“bỏ rơi”.
Trên cơ sở đó, từ năm 1986 đến nay, văn học phát triển song song với những
chuyển biến của đất nƣớc. Các nhà văn mang trong mình quan điểm sáng tác mới,
ngôn ngữ văn học đƣợc hiện đại hóa cho phù hợp với sự phát triển của thời đại.
Không khí dân chủ trong đời sống xã hội đã tạo điều kiện cho văn học phát triển
mạnh mẽ và toàn diện. Các thể loại văn học nhƣ thơ, truyện ngắn, kí, tiểu thuyết
phát triển khá đồng đều và có những bƣớc đột phá quan trọng, đạt đƣợc những
thành tựu đáng kể, góp phần làm nên diện mạo phong phú cho văn học nƣớc nhà.
1.1.2. Những thành tựu của thể loại truyện ngắn
Thành tựu văn học nói chung không chỉ thể hiện ở thể loại truyện ngắn mà nó bao
quát toàn bộ đời sống văn học, trên nhiều thể loại, nhiều phƣơng diện. Tuy nhiên,
thành tựu nổi bật của văn xuôi Việt Nam đƣơng đại đƣợc ghi dấu đặc biệt bởi thể
loại truyện ngắn. Truyện ngắn là thể loại tập trung nhiều yếu tố của một nền văn
học đang đổi mới. Truyện ngắn phát triển ồ ạt về số lƣợng, mạnh mẽ về chất
lƣợng. Tất cả những bề bộn, đa chiều của cuộc sống đều đƣợc đƣa vào truyện ngắn
một cách cụ thể, sinh động. Do đặc trƣng của một thể loại có hình thức nhỏ, gọn
nên truyện ngắn có thể luồn lách vào mọi ngõ ngách tâm hồn con ngƣời, bám sát
hiện thực đa chiều của cuộc sống, thậm chí, soi rọi vào cả thế giới tâm linh. Cũng
bởi hình thức nhỏ gọn này và thêm lợi thế của một thể văn xuôi, nên khác với thơ –
trừu tƣợng và thiên cảm xúc, khác với tiểu thuyết – cồng kềnh và kén bạn đọc,
truyện ngắn chiếm đƣợc nhiều hơn cả sự đón đợi của ngƣời đọc, chất xúc tác quan
trọng để thể loại này có cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn so với các thể loại khác.
15
Thành tựu ở thể loại truyện ngắn có thể đƣợc khái quát trên nhiều phƣơng diện nổi
bật. Trƣớc hết, có thể thấy đƣợc sự nở rộ, đua chen của các thế hệ nhà văn trong hoạt
động sáng tác. Từ sau Đổi mới, chúng ta đƣợc chứng kiến cảnh tƣợng văn học nƣớc
nhà khởi sắc với sự xuất hiện của những nhà văn ở các lứa tuổi khác nhau, sinh ra
trong hoàn cảnh lịch sử khác nhau, có thể gặp nhau hoặc đối nghịch trong quan niệm
về cuộc sống và văn chƣơng, nhƣng các thế hệ cầm bút đều đang nỗ lực sáng tạo, ở
mỗi thế hệ đều quy tụ những ngòi bút tạo nên đƣợc một phong cách nghệ thuật của
riêng mình.
Theo ý kiến của một số nhà nghiên cứu, văn học đƣơng đại Việt Nam từ năm 1975
đến nay trải qua ba giai đoạn: 1975 - 1985, 1986 – 1993 và 1994 đến nay, và ở mỗi
giai đoạn đều có một thế hệ nhà văn đông đảo về số lƣợng, đa dạng về phong cách
văn học. Trong đó, chặng hai từ 1986 đến những năm đầu thập niên 1990 là giai
đoạn quan trọng nhất. Đây là giai đoạn đất nƣớc chuyển mình từ cơ chế bao cấp
sang cơ chế thị trƣờng với tất cả những biến động của đời sống hết sức phong phú
và phức tạp. Truyện ngắn là thể loại phổ biến, thích hợp với mọi công chúng, bạn
đọc. Quan niệm hiện thực của các nhà văn đang mở ra những tầm nhìn mới, con
ngƣời đƣợc nhìn nhận dƣới góc độ thế sự đời tƣ và đƣợc khám phá trong quan hệ
với cõi đời, với mọi ngƣời và chính nó. Nhà văn quan tâm hơn đến số phận riêng
tƣ, nhân cách, những đấu tranh, giằng xé, lựa chọn và khát vọng, cả hạnh phúc lẫn
khổ đau, đƣợc mất, vui buồn của con ngƣời.
Bởi vậy, giai đoạn này đánh dấu nhiều tên tuổi, tạo nên diện mạo mới cho văn học
nƣớc nhà. Trƣớc hết là sự đổi mới của các nhà văn đã có bề dày sáng tác ở giai đoạn
trƣớc nhƣ Nguyễn Minh Châu – nhà văn tiên phong ở thể loại truyện ngắn với những
tác phẩm: Bức tranh (1982), Bến quê (1985), Cỏ lau (1987). Nguyễn Minh Châu luôn
ý thức “đi tìm hạt ngọc ẩn giấu bên trong bề sâu tâm hồn con ngƣời”. Bên cạnh đó là
một Nguyễn Khải vẫn thống nhất và biến hóa trong ngòi bút triết luận tỉnh táo. Với
cách kể chuyện tự nhiên, dân dã nhƣng sâu sắc, Nguyễn Khải đã góp phần không nhỏ
vào sự đổi mới văn học với các tập truyện ngắn Một người Hà Nội (1990), Một thời
gió bụi (1993), Hà Nội trong mắt tôi (1995). Xuất hiện vào thời kì đầu Đổi mới đóng
góp chung nổi bật của thế hệ nhà văn này là đoạn tuyệt với lối viết hiện thực tô hồng
quen thuộc cũ để nói lên sự thực bằng hình ảnh, bằng biểu tƣợng, bằng ẩn dụ, bằng kí
hiệu ngôn ngữ. Một mặt, họ vừa phản ánh đƣợc bộ mặt thật của xã hội, mặt khác, họ
đƣa ra lối viết độc đáo, trình bày hiện thực khác hẳn với những ngƣời đƣơng thời.
Nhƣ lời nhận xét của nhà phê bình Thuỵ Khuê về Nguyễn Huy Thiệp: Ông đã tạo ra
16
“khuynh hƣớng cực thực sắc bén, ngôn ngữ phũ phàng, cô đọng và đã ảnh hƣởng sâu
xa đến những ngƣời đi sau”. Đó cũng là tinh thần chung của thế hệ nhà văn giai đoạn
này.
Từ cuối những năm 1990 đến nay, trong xu thế đời sống xã hội ổn định, văn học cơ
bản cũng trở lại với quy luật mang tính đời thƣờng, nhƣng không tách rời định hƣớng
tƣ duy nghệ thuật trong những năm đầu đổi mới. Thế hệ nhà văn giai đoạn này còn rất
trẻ, sinh ra trong những năm 70, 80 của thế kỷ trƣớc, họ đang rất nỗ lực sáng tạo
những giá trị mới cho văn học. Họ đã viết và đang viết những tác phẩm vƣợt ra ngoài
khuôn sáo cũ. Nhiều cây bút có sự bứt phá trong cách thể hiện từ đề tài, bút pháp tạo
cho mình một phong cách rất riêng. Nguyễn Huy Thiệp khai thác nhiều đề tài với ngòi
bút sắc lạnh đến tàn nhẫn. Phạm Thị Hoài có tập truyện ngắn Mê Lộ (1989) mang dấu
ấn của triết học và kĩ thuật phƣơng Tây đậm nét. Năm 2004, với truyện ngắn Bóng đè,
Đỗ Hoàng Diệu đã tạo nên một cuộc tranh luận sôi nổi trên văn đàn. Tác phẩm đƣợc
xây dựng dựa trên một câu chuyện nhiều tính dục. Với lối viết táo bạo, Đỗ Hoàng
Diệu đã qua những khát khao tình dục của ngƣời phụ nữ gửi đến độc giả những thông
điệp giàu ý nghĩa về cuộc sống. Năm 2005, Nguyễn Ngọc Tƣ thật sự gây ấn tƣợng
trên văn đàn với truyện ngắn Cánh đồng bất tận. Rồi Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị
Vàng Anh, Võ Thị Hảo, Y Ban, Hồ Anh Thái Truyện ngắn của các tác giả thƣờng
xoay quanh cuộc sống thƣờng nhật ẩn chứa nhiều tƣ tƣởng sâu sắc. So với truyện
ngắn trƣớc đó, giai đoạn này thật sự có một bƣớc tiến mới. Sáng tác của những ngòi
bút trẻ có sự đa dạng trong cách trình bày hiện thực, chú ý đến nhiều khía cạnh khác
nhau của xã hội hiện đại và sự can đảm nói lên những điều đáng nói, không sợ sức ép
của những tƣ tƣởng bảo thủ.
Có thể lƣợc dẫn ở đây theo chiều vận động của thời gian và không gian mở ra từ Đổi
mới mà truyện ngắn đã tạo dựng. Đoàn Lê, Nguyễn Quang Lập, Y Ban, Tạ Duy Anh,
Nguyễn Quang Thiều, Bảo Ninh là những “kiến trúc sƣ” lứa đầu. Xuất hiện trên các
diễn đàn Sông Hƣơng, Văn nghệ quân đội, Văn nghệ, họ đã nhanh chóng khẳng định
đƣợc ngòi bút của mình. Y Ban, Tạ Duy Anh, Nguyễn Quang Thiều đều định hình từ
trong cuộc thi truyện ngắn 1989 của Văn nghệ quân đội. Riêng Tạ Duy Anh còn để lại
một dấu ấn khó nhòa bằng truyện ngắn xuất sắc Bước qua lời nguyền trên tuần báo
Văn nghệ (1989). Cả ba nhà văn này đều viết rất khỏe sau đó, gặt hái nhiều thành
công, trở thành những cây bút truyện ngắn vững chãi dù đặt bút ở nhiều thể loại. Hòa
Vang, Hồ Anh Thái, Trần Đức Tiến, Phạm Ngọc Tiến, Cao Duy Sơn cũng xuất hiện
cùng lúc này nhƣng những tác phẩm để lại nhiều tiếng vang đều từ thập kỷ 90 trở đi.
17
Cùng lúc với sự xuất hiện của một thế hệ nhà văn mới: Võ Thị Hảo, Trần Thùy Mai,
Nguyễn Thị Thu Huệ, Võ Thị Xuân Hà, Phan Thị Vàng Anh, Phan Triều Hải, Lƣu
Sơn Minh Ở đấy, những cây bút nữ đã để lại một ấn tƣợng sâu đậm về nữ tính và
nữ quyền. Mỗi ngƣời một vẻ, họ đã làm thành một giai đoạn có thể nói là rực rỡ nhất
của văn học giới nữ Việt Nam. Trong khi ở giới bên kia, cũng định hình những giọng
văn hết sức độc đáo và mới lạ, nhất là trong cách mà họ ứng xử với xã hội và nghệ
thuật. Sang thế kỷ XXI, các nhà văn nhƣ Phong Điệp, Đỗ Bích Thúy, Phạm Duy
Nghĩa, Nguyễn Ngọc Thuần, Đỗ Hoàng Diệu, Trần Nhã Thụy, Nguyễn Ngọc Tƣ,
Nguyễn Danh Lam,đã làm nên một gƣơng mặt truyện ngắn. Có thể khẳng định mà
không sợ quá lời rằng thành tựu của truyện ngắn Việt Nam đƣơng đại là rõ rệt, phong
phú, đa dạng và sâu sắc.
Các thế hệ nhà văn đang nỗ lực không ngừng trên con đƣờng sáng tạo. Dù con
đƣờng họ đang đi có theo những ngã rẽ khác nhau nhƣng họ đang chung sức hợp
lực để đƣa nền văn học nƣớc nhà phát triển, hoà nhập vào dòng chảy hiện nay của
văn học thế giới.Với ý thức sâu sắc về nghề nghiệp, các nhà văn Việt Nam đang
dồn hết tâm huyết, tài năng của mình để khai thác những vỉa tầng nội dung mới và
tìm tòi những thể nghiệm mới trong hình thức nghệ thuật, từ đó đƣa văn học nƣớc
nhà thoát khỏi quán tính của những quan niệm văn học cũ, thoát khỏi sự trì níu của
lối viết truyền thống để tiếp cận với văn học hiện đại, hậu hiện đại thế giới.
Thành tựu của truyện ngắn còn đƣợc thể hiện thông qua sự tha
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 02050004641_7535_2006162.pdf