Đề tài Áp dụng công cụ thống kê kiểm soát chất lượng sản phẩm tại Xí nghiệp liên doanh giầy Niệm Nghĩa

Lời mở đầu . 1

Phần thứ nhất: Lý luận cơ bản về chất lượng và quản lý chất lượng. 3

1.1. Những vấn đề cơ bản về chất lượng 3

 1.1.1. Khái niệm chất lượng 3

 1.1.2. Các thuộc tính chất lượng sản phẩm . 3

 1.1.3. Đặc điểm của chất lượng sản phẩm . 4

1.2. Quản lý chất lượng . 6

 1.2.1. Khái niệm về quản lý chất lượng . 6

 1.2.2. Vai trò của quản lý chất lượng . 7

 1.2.3. Chức năng của quản lý chất lượng 8

 1.2.4. Nội dung quản lý chất lượng trong doanh nghiệp . 9

 1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chất lượng sản phẩm trong doanh nghiệp .

13

 1.2.6. Những nguyên tắc quản lý chất lượng sản phẩm . 17

1.3. Công cụ thống kê trong quản lý chất lượng sản phẩm 19

 1.3.1. Vai trò của việc sử dụng công cụ thống kê trong kiểm soát chất lượng sản phẩm .

19

 1.3.2. Một số công cụ thống kê trong kiểm soát chất lượng . 19

 1.3.3. Biểu đồ kiểm soát . 20

Phần thứ hai: Thực trạng áp dụng công cụ thống kê kiểm soát chất lượng của Xí nghiệp liên doanh giầy Niệm Nghĩa .

25

2.1. Giới thiệu về Xí nghiệp liên doanh giầy Niệm Nghĩa . 25

2.2. Khái quát tình hình sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp . 26

2.3. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm 29

 2.3.1. Tổ chức bộ máy quản lý của Xí nghiệp liên doanh giầy Niệm Nghĩa .

29

 2.3.2. Lao động . 32

 2.3.3. Đặc điểm về dây chuyền công nghệ và máy móc thiết bị . 33

 2.3.4. Tình hình sử dụng nguyên vật liệu 37

2.4. Thực trạng áp dụng thống kê để kiểm soát chất lượng tại Xí nghiệp liên doanh giầy Niệm Nghĩa .

38

 2.4.1. Tỷ lệ sai hỏng và lý do quyết định mặt hàng theo dõi chất lượng sản phẩm .

38

 2.4.2. Quy trình kiểm tra chất lượng ở phân xưởng may 40

 2.4.3. Quy trình kiểm tra chất lượng giầy thành phẩm . 40

 2.4.4. Xây dựng biểu đồ kiểm soát -R 45

Phần thứ ba: Các đánh giá và giải pháp 49

3.1. Đánh giá tình hình chất lượng sản phẩm tại Xí nghiệp giầy Niệm Nghĩa .

49

 3.1.1. Những mặt đạt được . 49

 3.1.2 Một số hạn chế . 50

3.2. Một số giải pháp . 50

Kết luận . 56

Tài liệu tham khảo . 57

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

doc60 trang | Chia sẻ: Huong.duong | Lượt xem: 1182 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Áp dụng công cụ thống kê kiểm soát chất lượng sản phẩm tại Xí nghiệp liên doanh giầy Niệm Nghĩa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đánh giá chính xác bản thân mình và các đối tác có liên quan, qua đó đưa ra biện pháp quản lý chất lượng hữu hiệu cũng như đề ra chiến lược phát triển đúng đắn, xây dựng và thực hiện một hệ chất lượng phù hợp góp phần năng cao vị thế của doanh nghiệp. 1.2.6. Những nguyên tắc của quản lý chất lượng sản phẩm: * Quản lý chất lượng phải được định hướng bởi khách hàng: Trong cơ chế thị trường, khách hàng là người chấp nhận và tiêu thụ sản phẩm. Khách hàng đề ra các yêu cầu về sản phẩm, chất lượng và giá cả sản phẩm. Để tồn tại và phát triển thì sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra phải tiêu thụ được và có lãi. Do đó, quản lý chất lượng phải hướng tới khách hàng và nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng. * Coi trọng con người trong quản lý chất lượng: Con người giữ vị trí quan trọng hàng đầu trong quá trình hình thành, đảm bảo, nâng cao chất lượng sản phẩm. Vì vậy, trong công tác quản lý chất lượng cần áp dụng các biện pháp và phương pháp thích hợp để huy động hết nguồn lực, tài năng của con người ở mọi cấp, mọi ngành vào việc đảm bảo và nâng cao chất lượng. * Quản lý chất lượng phải được thực hiện toàn diện và đồng bộ: Chất lượng sản phẩm là kết quả tổng hợp của các lĩnh vực kinh tế, tổ chức, kĩ thuật, xã hội liên quan đến các hoạt động như nghiên cứu thị trường, xây dựng chính sách chất lượng, thiết kế, chế tạo, kiểm tra, dịch vụ sau bán. Nó cũng là kết quả của những cố gắng, nỗ lực chung của các ngành, các cấp các địa phương và từng con người. Do vậy, đòi hỏi phải đảm bảo tính toàn diện và sự đồng bộ trong các mặt hoạt động liên quan đến đảm bảo và nâng cao chất lượng. * Quản lý chất lượng phải thực hiện đồng thời với các yêu cầu đảm bảo và cải tiến chất lượng: Đảm bảo và cải tiến chất lượng là sự phát triển liên tục, không ngừng của công tác quản lý chất lượng. Đảm bảo chất lượng bao hàm việc duy trì và cải tiến để đáp ứng nhu cầu khách hàng. Cải tiến chất lượng bao hàm việc đảm bảo chất lượng và nâng cao hiệu quả, hiệu suất của chất lượng nhằm thoả mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Như vậy, muốn tồn tại và phát triển trong cạnh tranh, doanh nghiệp phải đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng không ngừng. * Quản lý chất lượng theo quá trình: Trên thực tế đang diễn ra hai cách quản trị liên quan tới quản lý chất lượng: Một là, quản trị theo quá trình nghĩa là quản lý chất lượng ở mọi khâu liên quan tới việc hình thành chất lượng đó là các khâu từ nghiên cứu nhu cầu khách hàng đến thiết kế, sản xuất, dịch vụ sau bán. Hai là, quản trị theo mục tiêu tài chính, nghĩa là doanh nghiệp chỉ chú ý tới lợi nhuận, coi nó là mục tiêu cuối cùng và trong quản lý chất lượng quá chú trọng đến khâu kiểm tra chất lượng sản phẩm. Để phòng ngừa là chính, ngăn chặn kịp thời các nguyên nhân gây ra chất lượng kém, giảm đáng kể chi phí kiểm tra và sai sót trong khâu kiểm tra và phát huy nội lực, cần thực hiện quản lý chất lượng theo quá trình. * Nguyên tắc kiểm tra: Kiểm tra là khâu rất quan trọng của bất kỳ một hệ thống quản lý nào. Không có kiểm tra sẽ không có hoàn thiện và không có đi lên. Trong quản lý chất lượng cũng vậy, kiểm tra nhằm mục đích hạn chế và ngăn chặn những sai sót, tìm những biện pháp khắc phục khâu yếu, phát huy cái mạnh để đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm ngày một hoàn thiện hơn, đáp ứng nhu cầu của thị trường. 1.3. Công cụ thống kê trong quản lý chất lượng sản phẩm: 1.3.1. Vai trò của việc sử dụng các công cụ thống kê trong kiểm soát chất lượng: Một trong những nội dung cơ bản của quản lý chất lượng là sử dụng các công cụ thống kê để phân tích, đánh giá và kiểm soát chất lượng sản phẩm, quá trình. Sử dụng các công cụ thống kê trong kiểm soát chất lượng là điều kiện cơ bản đảm bảo quản lý chất lượng có căn cứ thực tế và khoa học khi ra quyết định trong quản lý chất lượng. Thông qua sử dụng các công cụ thống kê giúp ta giải thích được tình hình chất lượng một cách đúng đắn, phát hiện nguyên nhân gây sai sót để có biện pháp khắc phục kịp thời. Kiểm soát chất lượng bằng thống kê cho phép hoạt động một cách nhất quán hơn và thực hiện đúng những mục tiêu đã đề ra. Thông qua kiểm soát thống kê sẽ đánh giá được các yếu tố thiết bị, nguyên liệu và các yếu tố đầu vào khác một cách chính xác, cân đối hơn, biết được tình trạng hoạt động của thiết bị nhờ đó dự báo được những điều sẽ xảy ra trong tương lai để có những quyết định xử lý kịp thời, chính xác, đảm bảo chất lượng sản phẩm sản xuất ra với chi phí thấp nhất. Việc sử dụng các công cụ thống kê còn tiết kiệm thời gian trong tìm kiếm các nguyên nhân gây ra những vấn đề về chất lượng, tiết kiệm chi phí do phế phẩm, lãng phí, Nhờ những tác dụng thiết thực và to lớn đó nên việc sử dụng các công cụ thống kê trong kiểm soát chất lượng trở thành một nội dung không thể thiếu được trong quản lý chất lượng của các doanh nghiệp, đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải có sự đầu tư và tìm hiểu kĩ lưỡng. 1.3.2. Một số công cụ thống kê trong kiểm soát chất lượng: - Sơ đồ lưu trình: là hình thức thể hiện toàn bộ các hoạt động cần thực hiện của một quá trình sản xuất hoặc cung cấp sản phẩm và dịch vụ thông qua những sơ đồ khối và các ký hiệu nhất định. - Sơ đồ nhân quả (sơ đồ Ishikawa, sơ đồ xương cá): là sơ đồ biểu diễn mối quan hệ giữa kết quả và nguyên nhân gây ra kết quả đó. Kết quả là những chỉ tiêu chất lượng cần theo dõi, đánh giá, còn nguyên nhân là những yếu tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu chất lượng đó. - Biểu đồ Pareto: thực chất biểu đồ pareto là biểu đồ hình cột phản ánh các dữ liệu chất lượng thu thập được, sắp xếp theo thứ tự từ cao đến thấp, chỉ rõ các vấn đề cần được ưu tiên giải quyết trước. - Phiếu kiểm tra chất lượng: mục đích của nó là thu thập, ghi chép các dữ liệu chất lượng theo những cách thức nhất định để đánh giá tình hình chất lượng và đưa ra những quyết định xử lý hợp lý. Phiếu kiểm tra được thiết kế theo những hình thức khoa học để ghi các số liệu một cách đơn giản bằng cách ký hiệu các đơn vị đo về các dạng sai sót, khuyết tật của sản phẩm. - Biểu đồ phân bố mật độ: thực chất là một dạng biểu đồ cột cho thấy bằng hình ảnh sự thay đổi, biến động của một tập hợp các dữ liệu theo những hình dạng nhất định. Căn cứ vào dạng phân bổ đồ thị đó người ta có những kết luận chính xác về tình hình bình thường hay bất thường của chỉ tiêu chất lượng hoặc quá trình. - Biểu đồ kiểm soát. 1.3.3.Biểu đồ kiểm soát: Biểu đồ kiểm soát biều thị dưới dạng đồ thị sự thay đổi của chỉ tiêu chất lượng để đánh giá quá trình sản xuất có ở trạng thái kiểm soát hay chấp nhận được không. Trong biểu đồ kiểm soát có các đường giới hạn kiểm soát và có ghi các giá trị thống kê đặc trưng thu thập từ các nhóm mẫu được chọn ra liên tiếp trong quá trình sản xuất. * Những đặc điểm cơ bản của biểu đồ kiểm soát:: - Có sự kết hợp giữa đồ thị và các đường kiểm soát. Các đường kiểm soát là các đường giới hạn trên và giới hạn dưới thể hiện khoảng sai lệch cao và thấp nhất mà các giá trị chất lượng còn nằm trong sự kiểm soát. - Đường tâm thể hiện giá trị bình quân của các dữ liệu thu thập được. - Đồ thị là đường thể hiện các điểm phản ánh các số liệu bình quân trong từng nhóm mẫu hoặc độ phân tán, hoặc giá trị của từng chỉ tiêu chất lượng cho biết tình hình biến động của quá trình. Thông tin về hiện trạng quá trình sản xuất nhận được nhờ quan trắc một mẫu từ quá trình. Các giá trị đặc trưng của mẫu như giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, số khuyết tật được ghi lên đồ thị. Vị trí các điểm này sẽ cho biết khả năng và trạng thái của quá trình. Cp là chỉ số khả năng quá trình phản ánh độ rộng của các thông số thực tế so với thông số thiết kế của quá trình. Trong đó: + UTL: Giá trị đo thực tế lớn nhất + LTL: Giá trị đo thực tế nhỏ nhất + s : Độ lệch chuẩn của quá trình Cp > 1,33: Quá trình có khả năng kiểm soát 1≤ Cp ≤ 1,33: Quá trình có khẳ năng kiểm soát chặt chẽ Cp < 1: Quá trình không có khả năng kiểm soát . Tác dụng của biểu đồ kiểm soát là cho biết những biến động của quá trình trong suốt thời gian hoạt động và xu thế biến đổi của nó, qua đó có thể xác định được những nguyên nhân gây ra sự bất thường để có những biện pháp xử lý nhằm khôi phục quá trình về trạng thái chấp nhận được hoặc giữ quá trình ở trạng thái mới tốt hơn. * Các loại biểu đồ kiểm soát: Theo đặc trưng thống kê dùng để theo dõi, biểu đồ kiểm soát phân thành hai loại tổng quát: định tính và định lượng. Biểu đồ định lượng áp dụng cho các đặc trưng đo được trên thang chia liên tục: Biểu đồ giá trị trung bình ( X) Biểu đồ Mêdian ( ) Biểu đồ độ lệch chuẩn (s) Biểu đồ biến động giá trị quan trắc chỉ tiêu chất lượng (R) Biểu đồ giá trị đo riêng ( X) Trong thực tế, các loại biểu đồ này hay được kết hợp với nhau thành các loại biểu đồ ( X -R), (X – s), Biểu đồ định tính thường được áp dụng cho các giá trị rời rạc thu được bằng đếm hoặc ghi nhận: Biểu đồ tỉ lệ khuyết tật ( P ) Biểu đồ sản phẩm khuyết tật trong mẫu (n) Biểu đồ số khuyết tật (c) Biểu đồ số khuyết tật trên mọi sản phẩm (u) * Khi lập biểu đồ kiểm soát cần xác định rõ: - Chỉ tiêu đặc trưng cần kiểm tra, đó phải là những chỉ tiêu quan trọng dễ đo, dễ can thiệp. - Loại biểu đồ thích hợp - Giá trị trung bình của đặc trưng chất lượng kiểm tra - Độ dài trung bình của loạt mẫu kiểm tra cho đến khi phải điều chỉnh quá trình. - Giới hạn điều chỉnh * Tiến trình xây dựng biểu đồ kiểm soát: Tiến trình xây dựng biểu đồ kiểm soát được thực hiện qua các bước sau: Thu thập số liệu 1 Lập bảng tính toán dữ liệu nếu cần 2 Tính các giá trị đường tâm, đường giới hạn trên và giới hạn dưới 3 Vẽ biểu đồ kiểm soát 4 Vượt ra khỏi giá trị giới hạn trên 6 Xây dựng biểu đồ mới 8 Tìm nguyên nhân khắc phục 7 Biện luận biểu đồ và nhận xét tình trạng quá trình 5 Không Vượt ra khỏi giá trị giới hạn dưới 6 bình thường Bình thường Dùng biểu đồ đó làm chuẩn để kiểm soát quá trình 6 Hình 1.3.3.1: Các bước xây dựng biểu đồ kiểm soát * Biểu đồ kiểm soát được nhận xét theo quy tắc sau: Quá trình sản xuất ở trạng thái không bình thường khi: - 1 hoặc nhiều điểm vượt ra khỏi phạm vi hai đường giới hạn trên và giới hạn dưới của biểu đồ. - 8 điểm liên tiếp ở 1 bên của đường tâm (dạng ở một bên đường tâm). - 8 điểm liên tiếp có xu thế tăng giảm liên tục ( dạng xu thế ). - 2 trong 3 điểm liên tiếp nằm trên vùng A. - 4 trong 5 điểm liên tiếp nằm trên vùng B. Đường UCL Đường tâm Đường LCL Vùng A: s Vùng B: s Vùng C: s Vùng C: s Vùng B: s Vùng A: s Phần thứ hai Thực trạng áp dụng công cụ thống kê kiểm soát chất lượng của Xí nghiệp liên doanh giầy niệm nghĩa 2.1. Giới thiệu về Xí nghiệp liên doanh giầy Niệm Nghĩa : Tên đơn vị: Xí nghiệp liên doanh Giầy Niệm Nghĩa. Tên giao dịch: Sholega. Địa chỉ: 56 Đinh Nhu - Quận Lê Chân - Hải Phòng. Xí nghiệp liên doanh Giầy Niệm Nghĩa là một xí nghiệp được liên doanh giữa Công ty Da giầy Hải Phòng và Công ty kinh doanh hàng xuất khẩu Hải Phòng theo hợp đồng hợp tác liên doanh về sản xuất gia công ngày 10/07/1993 và công văn số 785/CV- UB của Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng. Với tổng số vốn góp ban đầu là 7.779 triệu đồng ( trong đó Công ty Da giầy Hải Phòng chiếm 53%, Công ty kinh doanh hàng xuất khẩu Hải Phòng chiếm 47%). Nhiệm vụ chủ yếu của Xí nghiệp là nhận gia công các loại giầy dép cho đối tác Đài Loan. Là một xí nghiệp trực thuộc hai Công ty song về cơ bản Xí nghiệp chịu sự quản lý chính của Công ty Da giầy Hải Phòng, Xí nghiệp không có con dấu riêng, mọi hoạt động đều phụ thuộc vào Công ty Da giầy Hải Phòng. Cuối thập kỷ 80 đầu thập kỷ 90, hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông âu tan vỡ ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế Việt Nam nói chung và Hải Phòng nói riêng. Ngành da giầy Hải Phòng cũng không thoát khỏi tình trạng chung của các doanh nghiệp lúc bấy giờ: đứng trước nguy cơ tan rã, mọi hoạt động chỉ cầm chừng, lượng lao động dôi dư lớnĐứng trước tình hình đó, Ban lãnh đạo Công ty Da giầy Hải Phòng đã tìm cho mính hướng đi mới kêu gọi đối tác đầu tư Đài Loan gia công xuất khẩu giầy dép, đồng thời mở rộng liên doanh liên kết với các doanh nghiệp khác trong cùng thành phố. Xí nghiệp liên doanh giầy Niệm Nghĩa đã ra đời trong hoàn cảnh đó. Chính thức thành lập từ ngày 01/08/1993 cùng với sự lớn mạnh không ngừng của Công ty Da giầy Hải Phòng đến nay Xí nghiệp liên doanh giầy Niệm Nghĩa cũng đã dần hoàn thiện và phát triển về mọi mặt. Trải qua hơn mười năm xây dựng và phát triển từ chỗ ban đầu chỉ có vài trăm ngàn công nhân với một dây chuyền sản xuất đền nay Xí nghiệp đã có gần 1000 công nhân với bốn dây chuyển sản xuất hoàn chỉnh. Cùng với sự phát triển chung của ngành da giầy Hải Phòng hàng năm Xí nghiệp đã góp phần làm tăng giá trị sản xuất công nghệ trong toàn ngành và giúp các đơn vị khác trong thành phố cùng phát ì Đặc biệt giải quyết có hiệu quả về mặt lao động cho hàng ngàn lao động phổ thông trong thành phố cũng như các tỉnh lân cận. 2.2. khái quát Tình hình sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp: * Mặt hàng sản phẩm sản xuất: Phụ nữ thường có nhu cầu rất lớn về những sản phẩm quần áo, giầy dép, hơn hẳn so với đàn ông. Nhận thức được điều này, Xí nghiệp liên doanh giầy Niệm Nghĩa chủ yếu tập trung vào sản xuất những sản phẩm giầy dành cho nữ với nhiều chủng loại và mẫu mã phong phú, đặc biệt là những sản phẩm giầy da, giầy giả da rất được những khách hàng tiêu dùng nữ ưa chuộng và tin dùng. Dưới đây là bảng kê một số sản phẩm giầy chủ yếu của Xí nghiệp liên doanh giầy Niệm Nghĩa. Bảng 2.2.1: Bảng kê số lượng các mặt hàng của Xí nghiệp liên doanh giầy Niệm Nghĩa Đơn vị: đôi Năm Loại giầy 2002 2003 2004 2005 2006 1. Giầy da nữ 380.000 490.000 655.000 677.000 720.000 2. Giầy giả da nữ 215.000 260.000 334.000 386.000 429.000 3. Giầy vải nữ 108.000 136.000 190.000 245.000 290.000 Tổng 703.000 886.000 1.179.000 1.308.000 1.439.000 Nguồn: Phòng quản lý tổng hợp Số lượng sản phẩm sản xuất của Xí nghiệp ngày càng tăng từ năm 2002 đến năm 2006, trong đó giầy da nữ chiếm tỉ trọng lớn (50%) sản lượng giầy sản xuất của toàn Xí nghiệp điều đó thể hiện hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả của Xí nghiệp và sản phẩm giầy da nữ là sản phẩm khá được ưa chuộng trên thị trường. * Tình hình tiêu thụ sản phẩm: Xí nghiệp liên doanh giầy Niệm Nghĩa là một Xí nghiệp được liên doanh giữa Công ty Da giầy Hải Phòng và Công ty kinh doanh hàng xuất khẩu Hải Phòng. Nhiệm vụ chủ yếu của Xí nghiệp là nhận gia công sản xuất các loại giầy dép cho đối tác Đài Loan, bởi vậy thị trường tiêu thụ chính của sản phẩm là ở thị trường Đài Loan. Ngoài ra, Xí nghiệp cũng xuất khẩu sản phẩm giầy sang một số nước châu á khác như Malaysia, Inđônêsia, Thái Lan, Bảng 2.2.2: Bảng kê số lượng giầy xuất khẩu Đơn vị: đôi Năm Nước NK 2004 2005 2006 Đài Loan 500.000 590.000 650.000 Malaysia 210.000 265.000 220.000 Inđônêsia 145.000 170.000 210.000 Thái Lan 110.000 120.000 180.000 Nguồn: Phòng quản lý tổng hợp Qua bảng kê số lượng giầy xuất khẩu ta thấy số lượng sản phẩm xuất khẩu các năm sau cao hơn năm trước. Như vậy, sản phẩm giầy của Xí nghiệp liên doanh giầy Niệm Nghĩa đã đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng quốc tế. Ngoài ra, sản phẩm giầy nữ của Xí nghiệp liên doanh giầy Niệm Nghĩa cũng được phân phối trong nước thông qua các kênh phân phối tại các tỉnh thành phố như: Hải Phòng, Hà Nội, Nam Định, Quảng Ninh,Tuy nhiên việc tiêu thụ trong nước chiếm tỉ trọng nhỏ. Khách hàng trong nước chỉ bao gồm các cá nhân và hộ gia đình. * Các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh: Những năm gần đây, cũng như nhiều doanh nghiệp khác việc thu hút lao động trong ngành da giầy gặp khá nhiều khó khăn do có quá nhiều nhà máy gia công sản xuất giầy dép khác xuất hiện trên địa bàn Hải Phòng nên việc sản xuất của Xí nghiệp gặp phải những khó khăn nhất định. Khi không tuyển được lao động thì những đơn hàng từ phía đối tác sẽ không thể được thực hiện vì vậy rất khó khăn cho doanh nghiệp trong việc tiếp tục tìm đơn đặt hàng ở lần tiếp theo khi mà việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành da giầy ngày càng khốc liệt. Hơn nữa việc gia công sản xuất chủ yếu phụ thuộc vào đơn hàng của phía đối tác và theo thời vụ nên Xí nghiệp nhiều khi không chủ động trong sản xuất. Song với sự quản lý điều hành của Ban lãnh đạo Công ty Da giầy Hải Phòng, ban lãnh đạo Xí nghiệp, Xí nghiệp đã khắc phục được những khó khăn, tìm kiếm cho mình phương thức quản lý sản xuất mới phù hợp với hoàn cảnh thực tại. Sự cố gắng nỗ lực của cán bộ công nhân viên Xí nghiệp được thể hiện thông qua các chỉ tiêu sau: Bảng 2.2.3: Bảng chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận của Xí nghiệp Đơn vị: đồng Năm Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006 Doanh thu 19.507.931.532 20.700.683.531 22.830.605.491 22.756.859.762 23.956.789.456 Lợi nhuận 234.491.194 358.681.061 594.822.456 478.695.039 356.758.782 Nộp ngân sách 75.037.182 114.777.939 190.343.185 134.034.611 99.892.459 Nguồn: Phòng kế toán tài vụ Qua bảng tổng hợp, ta thấy doanh thu của Xí nghiệp tăng khá đều đặn, duy chỉ có năm 2005 doanh thu có giảm chút ít so vơi năm 2004. Như vậy, hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp đã duy trì khá ổn định, không có nhiều biến động, cho thấy sự quản lý và hoạt động có hiệu quả của Ban lãnh đạo Xí nghiệp cũng như của toàn Xí nghiệp. Tuy nhiên, lợi nhuận có xu hướng giảm đáng kể từ năm 2004 đến năm 2006 do sự cạnh tranh gay gắt trong thị trường da giầy và Xí nghiệp đã mất đi những đối tác làm ăn lớn do thiếu lao động sản xuất, không kịp sản xuất đáp ứng đơn đặt hàng của đối tác. 2.3. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm: 2.3.1.Tổ chức bộ máy quản lý của Xí nghiệp liên doanh giầy Niệm Nghĩa: Tổ chức bộ máy quản lý trong doanh nghiệp sản xuất đảm bảo sự chỉ đạo thống nhất toàn bộ mọi hoạt động sản xuất được tiến hành liên tục, nâng cao chất lượng sản phẩm, tổ chức tốt công tác quản lý và tiêu thụ thành phẩmTuy nhiên, yêu cầu đặt ra là bộ máy lao động gián tiếp phải gọn nhẹ, đáp ứng được yêu cầu quản lý có như vậy mới tiết kiệm được chi phí quản lý doanh nghiệp nhằm giảm chi phí, tăng được lợi nhuận cho doanh nghiệp. Thực hiện các quyết định của Nhà nước về sắp xếp lại lực lượng lao động đồng thời cũng để phù hợp với những yêu cầu của nền kinh tế thị trường, bộ máy quản lý của Xí nghiệp luôn được bố trí một cách phù hợp với nghề nghiệp, cấp bậc của từng người, tạo ra sự phối hợp nhịp nhàng trong công việc. Mô hình bộ máy quản lý của Xí nghiệp được tổ chức theo cơ cấu tổ chức quản lý trực tuyến được thể hiện ở sơ đồ sau: Giám đốc Phó giám đốc Phòng xuất nhập khẩu Phòng kế toán tài vụ Phòng quản lý tổng hợp Định mức Y tế Tạp vụ môi trường Tiền lương Thống kê Đội bảo vệ PX cơ điện Bộ phận KCS Tổ mẫu PX bồi chặt PX sản xuất đế PX may mũ giầy PX hoàn chỉnh Kho nguyên liệu Kho bán thành phẩm Kho thành phẩm Hình 2.3.1.1: Sơ đồ bộ máy quản lý của Xí nghiệp liên doanh giầy Niệm Nghĩa * Giám đốc: là người đứng đầu bộ máy quản lý, có nhiệm vụ chỉ huy toàn bộ máy quản lý, chịu trách nhiệm trước các cơ quan cấp trên về tình hình quản lý sử dụng vốn tài sản và hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp. * Phó Giám đốc: thực hiện nhiệm vụ được giao về mặt kinh doanh như tìm hiểu, mở rộng quan hệ với đối tác Đài Loan, xây dựng kế hoạch chiến lược kinh doanh và biện pháp đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm, tham mưu giúp việc cho Giám đốc, đồng thời quản lý các phòng ban trong Xí nghiệp giúp Giám đốc, điều hành công việc tại Xí nghiệp khi Giám đốc đi vắng. * Phòng tài vụ: chịu trách nhiệm trước Ban Giám đốc Xí nghiệp và Ban lãnh đạo Công ty trong công tác thực hiện chế độ hạch toán kinh tế và thông tin kinh tế trong Xí nghiệp. Thực hiện công tác kế toán và tài chính thông qua tiền tệ giúp Giám đốc quản lý chặt chẽ việc sử dụng tiền vốn trong sản xuất kinh doanh, thực hiện các chỉ tiêu được giao, đảm bảo việc bảo toàn và phát triển vốn của Xí nghiệp. * Phòng xuất nhập khẩu: thực hiện việc làm thủ tục nhập khẩu nguyên vật liệu, xuất khẩu hàng. Phối kết hợp với đối tác Đài Loan thực hiện các lệnh xuất hàng theo đúng chỉ lệnh, kiểm tra về mặt số lượng nguyên vật liệu nhập kho cũng như thành phẩm xuất kho. * Phòng quản lý tổng hợp: có nhiệm vụ tổ chức các công việc có liên quan đến tổ chức lao động, nhân sự ( tiếp nhận, tuyển dụng lao động ). Làm nhiệm vụ quản lý hành chính, văn thư, công văn, giấy tờ và thủ tục hành chính, mua sắm trang thiết bị văn phòng Quản lý bộ phận làm lương, định mức, thống kê, y tế. * Phòng KCS: là bộ phận nghiệp vụ giúp Giám đốc quản lý chất lượng sản phẩm, kịp thời xử lý, ngăn chặn những sản phẩm sai, hỏng trong dây chuyền sản xuất và sản phẩm trước khi nhập kho. * Đội bảo vệ: chịu trách nhiệm về công tác bảo vệ an ninh, vật tư, * Phân xưởng bồi vải, chặt, pha cắt: có nhiệm vụ pha cắt nguyên liệu, chặt thành các chi tiết của thành phẩm. * Phân xưởng đế: có nhiệm vụ dập phun sơn, mài đế, tạo ráp hoặc bọc, đóng các loại đế giầy. * Phân xưởng may: có nhiệm vụ nhận từ các chi tiết thành phẩm từ phân xưởng pha cắt chuyển sang sau đó thực hiện các thao tác từ thủ công đến máy may để hình thành nên phần mũ giầy. * Phân xưởng hoàn chỉnh: nhận mũ giầy, đế giầy đã được lắp giáp rồi thực hiện các công đoạn còn lại, hoàn thiện tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh để nhập kho. * Phân xưởng cơ điện: chịu trách nhiệm theo dõi hệ thống điện, nước, máy móc thiết bị trong toàn Xí nghiệp. Thực hiện bảo dưỡng, bảo trì hệ thống điện nước, máy móc thiết bị của Xí nghiệp. * Kho nguyên liệu: chịu trách nhiệm nhập nguyên vật liệu và xuất nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất của Xí nghiệp. * Kho bán thành phẩm: chịu trách nhiệm nhập các sản phẩm dở và xuất sang phân xưởng hoàn chỉnh để hoàn thiện sản phẩm. * Kho thành phẩm: nhập kho các thành phẩm và xuất hàng xuất khẩu. 2.3.2. Lao động: Lao động luôn là vấn đề được chú trọng trong Xí nghiệp. Trong bất cứ thời điểm nào, Xí nghiệp liên doanh giầy Niệm Nghĩa cũng luôn xác định con người là yếu tố quyết định đến sự thành đạt của Xí nghiệp bởi vậy luôn có những chủ trương chính sách quan tâm tới người lao động như chính sách về tiền lương, tiền thưởng, nghỉ ốm, chế độ bảo hiểm, lễ tết,cũng như các chính sách về đào tạo chuyên môn, tay nghề cho các cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật. Tuy nhiên hiện nay do khó khăn chung trong ngành da giầy trong việc thu hút lao động, số lao động trong Xí nghiệp có xu hướng giảm, làm ảnh hưởng khá lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp. Bởi vậy, Xí nghiệp cần phải cố gắng hơn nữa trong việc thu hút lao động. Cơ cấu lao động của Xí nghiệp liên doanh giầy Niệm Nghĩa được thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng 2.3.2.1: Cơ cấu lao động của Xí nghiệp Đơn vị: người Năm Phân loại 2002 2003 2004 2005 2006 Trực tiếp 1154 998 1136 965 928 Gián tiếp 96 102 64 55 52 Tổng 1.250 1.100 1.200 1.020 980 Phòng: Quản lý tổng hợp Thực hiện theo luật lao động, việc sử dụng lao động như sau: + Ngày làm việc: 253 ngày/năm. + Ngày nghỉ ( lễ, cuối tuần ): 112 ngày/ năm. + Ngày làm việc 8h Đối với lao động trực tiếp làm việc theo ca sản xuất. Đối với lao động gián tiếp làm việc theo thời gian và công việc. 2.3.3. Đặc điểm về dây chuyền công nghệ và máy móc thiết bị: * Công nghệ sản xuất giầy: Xí nghiệp gia công sản xuất trên cơ sở nguyên vật liệu da thật, giả da qua các công đoạn chặt, cắt, in lưới, may thành mũ giầy. Bán thành phẩm đế được nhập khẩu, Xí nghiệp không tự sản xuất đế mà chỉ gia công các công đoạn mài, tạo ráp, bọc gót, bọc viền. Bán thành phẩm đế và mũ giầy sau khi đã qua các công đoạn gò, dán, ghép để tạo thành đôi hoàn chỉnh được nhập kho thành phẩm chờ xuất. Quy trình công nghệ sản xuất giầy được thể hiện qua sơ đồ sau: Kho nguyên liệu Phân xưởng đế Phân xưởng bồi, chặt Phân xưởng hoàn chỉnh Phân xưởng may Nhập kho thành phẩm Hình 2.3.3.1: Sơ đồ quy trình sản xuất giầy của Xí nghiệp liên doanh giầy Niệm Nghĩa Nguyên vật liệu gồm vải, giả da hoặc da và bán thành phẩm đế được đưa đến phân xưởng đế và phân xưởng chặt, pha cắt, bồi. + Tại phân xưởng bồi: - Vải bồi, da và giả da được bồi thành từng lớp tuỳ theo yêu cầu của từng mã. - Chặt chi tiết bán thành phẩm. - Kiểm tra chất lượng, màu sắc và chuyển sang tổ lạng đục. - Ghim, xếp bán thành phẩm vào rổ giao cho phân xưởng may. - Một số chi tiết lót đế được chặt theo dưỡng và đưa vào phân xưởng đế. + Tại phân xưởng đế: - Gia công mài đế. - Bọc gót, bọc viền, dán đế, đánh bóng. - Sau đó chuyển sang phân xưởng hoàn chỉnh. + Tại phân xưởng may: - Phụ thuộc vào yêu cầu của từng mã hàng, cần phải có những chi tiết in trên mũ giầy và tổ in lưới của Xí nghiệp thực hiện. - Chuẩn bị lưới in và mực in sau đó thực hiện các thao tác in. - Các chi tiết in xong được chuyển sang các tổ may thủ công. Công đoạn may được thực hiện như sau: định vị các chi tiết lại với nhau, sau đó may dính các chi tiết vào mũ giầy theo bảng hướng dẫn kỹ thuật, tỉa xén các phần thừa. - Kiểm tra chất lượng mã giầy theo phân loại số, đóng túi rồi chuyển sang cho phân xưởng hoàn chỉnh. + Tại phân xưởng hoàn chỉnh: - Soạn form thích hợp theo hướng dẫn kỹ thuật cùng kích cỡ với mũ giầy sản xuất. - Chà phần gò đế có độ bám của keo, các phần

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5453.doc
Tài liệu liên quan