Đề tài Một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình học văn của học sinh trung học cơ sở

Để xác định chính xác hình ảnh chủ đề và vị trí các đường kẻ, người giáo viên phải có kĩ năng phân tích chương trình học phần. Dựa vào mục tiêu đào tạo của nhà trường, mục tiêu của nghành học, mục tiêu của học phần, mục tiêu của từng chương bài người dạy xác định kiến thức trọng tâm, kiến thức bậc một, bậc hai của từng vấn đề, từng chương và toàn học phần. Như vậy khi dạy học người dạy không chỉ sử dụng bản đồ tư duy để truyền đạt kiến thức mà còn hướng dẫn học sinh lập bản đồ tư duy tổng hợp, hệ thống hóa kiến thức được thu nhận.

doc24 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3589 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình học văn của học sinh trung học cơ sở, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hỏi đồng nghiệp. Đặc biệt người giáo viên phải có một tâm hồn thực sự rung động trước một tác phẩm văn học, truyền được sự rung động văn chương đó tới học sinh, tạo hứng thú yêu thích và niềm say mê môn học cho các em. b. Trong quá trình giảng dạy phải có sự chuẩn bị bài kĩ lưỡng: Kết hợp tốt các phương pháp trong giờ dạy. Phải thực sự có kĩ năng chuyên môn, có bản lĩnh vững vàng để là người dẫn dắt, tổ chức học sinh khám phá cái hay, cái đẹp của mỗi tác phẩm văn học. c. Phải coi trọng tính chủ động tích cực của học sinh trong việc nhận thức và cảm thụ tác phẩm văn học: Giáo dục các em lòng hứng thú say mê, yêu thích học văn, giúp các em tìm tòi cảm nhận tác phẩm một cách chủ động sáng tạo. Từ đó bồi dưỡng cho các em vốn sống, vốn hiểu biết về con người, về xã hội, nâng cao đời sống tâm hồn tình cảm cho các em. 2. Các hình thức tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học Ngữ văn a. Hệ thống câu hỏi- một yếu tố then chốt tạo nên hứng thú cho học sinh. - Trước hết cần đánh giá đúng vai trò của câu hỏi trong giờ dạy học nói chung và giờ ngữ văn nói riêng: Rõ ràng tư duy con người chỉ bắt đầu từ một vấn đề hay từ một câu hỏi, từ một sự ngạc nhiên, thắc mắc hay mâu thuẫn. Vì thế, hệ thống câu hỏi có nhiều thuận lợi để đánh thức, rèn luyện năng lực nhận thức tư duy của học sinh. Một hệ thống câu hỏi tốt sẽ giúp cho năng lực chủ quan của học sinh được phát huy. Khi đó việc chiếm lĩnh tri thức, thưởng thức tác phẩm, hứng thú học tập mới thực sự có được và hiệu quả giảng dạy, học tập mới thực sự bền lâu. - Từ cơ sở lí luận đó, tôi đã sử dụng hệ thống câu hỏi trong bài dạy không chỉ để nhằm mục đích chính: Đánh thức, rèn luyện tư duy nhận thức của học sinh mà còn dùng nó như một phương tiện để gây hứng thú cho người học. Vậy để làm được những điều đó, hệ thống câu hỏi ấy phải đạt được những yêu cầu gì + Trước hết câu hỏi phải mang “chất văn” để gợi những rung cảm văn chương góp phần tạo hứng thú cho học sinh: Văn học là bộ môn vừa mang tính nghệ thuật, vừa mang tính khoa học. Vì vậy, tôi nghĩ rằng hệ thống câu hỏi trong giờ văn phải mang “ chất văn”, “ chất nghệ thuật”. Với người giáo viên dạy văn, câu hỏi không chỉ đơn thuần là câu hỏi mà phải là “ nghệ thuật hỏi”- hỏi để đánh thức tư duy, hỏi để học sinh tự nguyện trả lời, mong muốn được trả lời. Vậy câu hỏi như thế nào là câu hỏi mang “chất văn” và mang “tính nghệ thuật”?. Nếu như ở các môn khoa học khác câu hỏi chỉ cần độ chính xác, sáng rõ, ngắn gọn kiểu như: Vì sao, tại sao, hãy giải thích, hãy chứng minh…Đó là những kiểu câu hỏi mang tính chất mệnh lệnh thì đối với môn ngữ văn, bên cạnh những yêu cầu về độ chính xác, sáng rõ, ngắn gọn, câu hỏi ấy còn phải có sự dẫn dắt, có hình ảnh, khơi gợi cảm xúc cho người học. Ví dụ: Câu hỏi có sự dẫn dắt: Trong bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá”- Huy Cận, khi cho học sinh tìm hiểu những bức tranh đẹp về thiên nhiên và con người theo hành trình của đoàn thuyền đánh cá, người dạy hỏi: “ Bài thơ là những bức tranh đẹp lộng lẫy, lung linh sắc màu, đó là những cảnh nào ? Câu hỏi khơi gợi cảm xúc: Trong bài thơ “ Sang thu”- Hữu Thỉnh, khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu cảm nhận không gian làng quê sang thu, giáo viên hỏi: Con người cảm nhận thu sang bắt đầu bằng: Hương ổi- phả vào trong gió se. Em có cảm nhận và hình dung như thế nào về hình ảnh đó ? + Tạo tình huống có vấn đề và cách giải quyết tình huống có vấn đề thông qua các câu hỏi nêu vấn đề để học sinh được trao đổi, thảo luận là yếu tố quan trọng trong phát triển hứng thú của học sinh trong giờ ngữ văn. Theo quan điểm của tôi, tạo tình huống có vấn đề là “điểm nhấn” để thu hút học sinh trong giờ học. Bởi lẽ, bản chất của câu hỏi nêu vấn đề là “mảnh đất màu mỡ” để khơi gợi năng lực tư duy, là địa điểm để các em gặp gỡ các quan điểm, ý kiến của cá nhân thông qua hình thức trao đổi, thảo luận. Bằng cách này, giáo viên đã tạo ra được không khí tích cực trong giờ dạy. Bên cạnh đó, xét về mặt tâm lí lứa tuổi, ở độ tuổi này, các em rất thích được tự khẳng định mình, mong muốn được bày tỏ ý kiến cá nhân và được ghi nhận. Sau mỗi câu trả lời, học sinh được cô động viên, khuyến khích thì các em rất hào hứng. Tôi xin đưa ra một ví dụ về việc tạo tình huống có vấn đề như sau: Trong văn bản: “ Chiếc lược ngà”- Nguyễn Quang Sáng, khi cho học sinh tìm hiểu, phân tích thái độ bé Thu với ông Sáu, tôi cho học sinh khai thác điểm nhấn tình huống của truyện bằng cách nêu vấn đề: “ Có ý kiến cho rằng: Khi bé Thu hất miếng trứng cá ra khỏi bát là lúc em ghét ông Sáu nhất và cũng là lúc em yêu ông Sáu nhất. Ý kiến của em như thế nào ?” Rõ ràng đây là một câu hỏi khó, bởi lẽ để trả lời được câu hỏi này học sinh phải là người có khả năng đi sâu vào thế giới tâm lí nhân vật thì mới có thể hiểu được tâm trạng, cảm xúc, vừa mâu thuẫn, vừa nhất quán trong lòng bé Thu. Song cũng chính từ câu hỏi khó này, mà học sinh của tôi hào hứng chinh phục nó. Mỗi em góp một ý kiến. Có những câu trả lời thật sâu sắc ( của học sinh giỏi), cũng có những câu trả lời thật ngô nghê ( của học sinh trung bình, yếu). Sau các ý kiến đó tôi ghi nhận, đánh giá và đưa ra câu trả lời đầy đủ nhất, cả lớp học lặng im, chú ý nghe giảng. Nhìn gương mặt của các em khi đó tôi thiết nghĩ: Các em rất hứng thú với giờ học của mình rồi.Thậm chí tạo vấn đề để thảo luận VD: So sánh hình ảnh cái bóng ở 2 văn bản Chuyện người con gái Nam Xương và Chiếc lược ngà, nêu ý nghĩa nghệ thuật của 2 hình ảnh này? + Xây dựng hệ thống câu hỏi tối ưu cho giờ dạy- một cách duy trì hứng thú cho học sinh. Như trên đã nói về vai trò quan trọng của hệ thống câu hỏi trong giờ dạy là để đánh thức, rèn luyện tư duy nhận thức của học sinh. Bên cạnh đó một hệ thống câu hỏi tốt sẽ duy trì hứng thú của học sinh như thế nào? Nhận thức của học sinh là một quá trình, hứng thú của học sinh cũng là cả một quá trình. Do đó, để duy trì được quá trình đó thì câu hỏi không được tùy tiện, nó phải được xây dựng thành một hệ thống logic có tính toán. Giáo viên phải dẫn dắt câu hỏi từ mức độ thấp đến mức độ cao. Có thế, cả lớp mới thực sự được làm việc và mới có hứng thú trong giờ học. Hệ thống câu hỏi phải từ quan sát đến phát hiện, phân tích, từ phân tích đến nhận xét, đánh giá một cách riêng lẻ đến nhận xét đánh giá ở phạm vi rộng hơn, khái quát hơn, nhằm giúp học sinh từng bước đi sâu vào tác phẩm như một chỉnh thể. Ngoài yêu cầu về hệ thống câu hỏi tối ưu, còn phải đạt các tiêu chuẩn khác như: Câu hỏi chính xác, rõ ràng, có khả năng gợi tình cảm, xúc động thẩm mỹ cho học sinh. Nên sử dụng phong phú các loại câu hỏi: Câu hỏi phát hiện, câu hỏi giải thích, câu hỏi phân tích, câu hỏi so sánh, câu hỏi giảng bình, câu hỏi gợi liên tưởng, tưởng tượng, câu hỏi nêu vấn đề… Ngoài ra cần có sự kết hợp cân đối giữa các loại câu hỏi cụ thể và loại câu hỏi tổng hợp. Thực tế giảng dạy đã cho thấy việc đặt hệ thống câu hỏi tối ưu đã giúp học sinh tham gia tích cực, chủ động vào bài giảng, buộc học sinh phải suy nghĩ tập trung vào vấn đề giáo viên hỏi để tìm tòi, khám phá, từng bước hiểu và cảm thụ đúng tác phẩm. Và như thế có “hiểu”, có “cảm” được tác phẩm thì mới tạo ra hứng thú cho các em. b. Sáng tạo trong bài giảng – một cách gây hứng thú cho học sinh: - Như chúng ta đã biết văn học là một bộ môn vừa mang tích khoa học, vừa mang tính nghệ thuật. Ngoài tính chính xác của khoa học thì tính nghệ thuật của bộ môn này được thể hiện qua cách tổ chức giờ dạy. Một giờ dạy văn không hề có một công thức nhất định, các giờ dạy không phải nhất nhất dập khuôn giống nhau. Nếu quan niệm như vậy thì giờ dạy văn sẽ trở nên cứng nhắc khô khan, gượng ép và như thế sao có thể tạo hứng thú với học trò. - Vậy để cho giờ văn mang tính nghệ thuật đồng nghĩa với việc người giáo vên phải biết sáng tạo, luôn làm mới giờ dạy để mỗi giờ học là những “bí mật” thú vị mà học sinh muốn khám phá. Qua kinh nghiệm giảng dạy, tôi thấy có rất nhiều cách để sáng tạo bài giảng. + Sáng tạo trong cách đặt vấn đề: Giới thiệu bài mới. Đây là hoạt động đầu tiên cho việc dạy bài mới. Nhưng ở hoạt động này người dạy thường hay xem nhẹ, thậm chí nhiều giáo viên còn bỏ qua nó. Có những thầy cô đơn giản hóa lời giới thiệu bài mới bằng điệp khúc muôn thủa: “ Tiết trước chúng ta học bài… hôm nay chúng ta vào bài mới…”.Chính sự thờ ơ của một số giáo viên trong lời giới thiệu bài đã phần nào làm giảm đi hứng thú học của học trò. Với tôi, giới thiệu bài là một việc làm rất quan trọng và không thể thiếu bởi nó như một lời chào, là lời “dạo nhạc” cho “khúc nhạc bài giảng”. Làm tốt được điều đó sẽ tạo tâm thế cho giờ dạy, tạo hứng thú cho học sinh. Vậy đặt vấn đề như thế nào để có hiệu quả, rõ ràng, không thể áp dụng một cách máy móc lời giới thiệu cho tất cả các tiết dạy. Muốn có lời giới thiệu hay, hấp dẫn, người dạy phải suy nghĩ đầu tư để lời giới thiệu vừa bám sát nội dung bài học, vừa tạo sự bất ngờ với học sinh. Có nhiều cách để giới thiệu: Từ cách cổ điển thông dụng như: Thuyết giảng giới thiệu đến đặt câu hỏi tạo tình huống để dẫn dắt, ta còn có thể vận dụng các phương tiện hiện đại, đồ dùng dạy học như: Xem tranh ảnh, phim, nghe nhạc… Chính những cách vào bài mới mẻ như thế luôn luôn là tâm điểm gây được sự chú ý, hứng thú cho học sinh, tạo tâm thế tốt cho tiết dạy. + Sáng tạo trong cách tổ chức dạy học, nội dung bài giảng Như trên đã trình bày, một giờ dạy văn không có một công thức nhất định. Người dạy khi soạn bài phải luôn tìm tòi ra cách tổ chức dạy học phù hợp nhất với tiết dạy đó. Ở bài này là hình thức truyền thống: cô phát vấn, trò phát hiện, ở bài kia lại là hình thức trao đổi, đối thoại qua các mô hình thảo luận nhóm, lại có những bài người giáo viên mạnh dạn cho học sinh tự tìm hiểu, sưu tầm, nghiên cứu trước ở nhà rồi đến lớp thảo luận, trao đổi… Việc đưa ra mô hình học- chơi, chơi- học cũng là một sáng tạo trong tổ chức giờ dạy có hiệu quả thông qua các trò chơi như: Giải đáp ô chữ, điền sơ đồ câu, thi tiếp sức… giờ học sẽ trở nên hào hứng, sôi nổi, kiến thức được khắc sâu một cách nhẹ nhàng. Ngoài sáng tạo trong việc tổ chức dạy học thì sáng tạo trong nội dung bài giảng cũng là một yếu tố quan trọng để gây hứng thú cho học sinh. Nội dung của cô giáo phải phong phú, kiến thức phải chính xác, sâu rộng. Trong thực tế giảng dạy, tôi đã đúc rút được kinh nghiệm này rất nhiều. Ví dụ: Khi dạy bài “ Truyện Kiều”- Nguyễn Du, tôi có cách tóm tắt cốt truyện bằng sơ đồ sau: Gặp gỡ và đính ước * Đoàn tụ * Từ Hải Gia đình* Thúc Sinh Giác Duyên * Gia biến* * * Cứu * thoát Mã Giám Sinh- Tú Bà* Tự tử lần 1* Bạc* Hạnh Lầu xanh 1* Hoạn Thư* Lầu xanh 2* Hồ Tôn Hiến* Tự tử lần 2* 15 năm lưu lạc Nhìn vào sơ đồ, học sinh dễ dàng hình dung toàn bộ diễn biến cốt truyện, nhân vật và đặc biệt là những biến cố lớn trong cuộc đời của Kiều. Với hình thức trên, tôi đã thực sự cải tiến bài giảng của mình. Ở mỗi biến cố, tôi biểu thị trên sơ đồ bằng (*), rồi tôi chọn lọc những câu Kiều hay, tiêu biểu để minh họa. Chính những dấu hiệu đường đi lên và xuống trong sơ đồ cùng những câu Kiều tương ứng đã chứng tỏ những điều bất hạnh mà Kiều gặp phải trên đường đời 15 năm lưu lạc. Với cách tóm tắt như vậy sẽ khiến học sinh dễ thuộc, dễ nhớ tác phẩm. Các em hiểu tác phẩm và đặc biệt là tiếp nhận một cách hào hứng. c. Hứng thú từ việc tạo một không khí văn chương cho giờ dạy giảng văn. Muốn thu hút được sự chú ý của học sinh, giáo viên phải tạo được không khí văn chương trong giảng văn. Chính nhờ có không khí nghệ thuật ấy mà học sinh cảm nhận được cái hồn của tác phẩm, hòa tâm hồn mình đồng điệu với tác giả, tác phẩm thì nhất định giờ văn ấy sẽ thành công. Để làm được điều đó, tôi chú ý vào mấy vấn đề sau: - Giới thiệu bài mới: Việc làm này nhất thiết phải có và phải được đầu tư thích đáng. Vai trò của việc giới thiệu bài mới đã được tôi đề cập ở phần trên. Bằng giọng nói truyền cảm, người giáo viên qua phần giới thiệu bài sẽ dẫn các em vào một tác phẩm có hiệu quả, tạo dựng được không khí văn chương, thu hút được sự chú ý của học sinh vào bài giảng - Đọc diễn cảm: Đây là một khâu quan trọng trong giờ dạy giảng văn vì đọc trong văn là đặc trưng phương pháp giảng dạy văn đồng thời đọc diễn cảm cũng là cách tốt để tạo ra không khí văn chương cho giờ học. Trong khâu đọc tác phẩm giáo viên cần chú trọng đến việc hướng dẫn học sinh cách đọc sao cho đúng cho hay. Vì đây là công việc quan trọng để giúp học sinh cảm thụ tác phẩm về mặt cảm tính, là chiếc cầu nối cho việc đi sâu vào hình tượng văn học. Đối với giáo viên, đọc mẫu và hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm là bước đầu tiên để phân tích tác phẩm ở giai đoạn trực quan sinh động có tác dụng khêu gợi tưởng tượng, óc liên tưởng, cảm xúc rất cần thiết cho khâu bình giảng, phân tích tác phẩm. Học sinh đọc tốt là bước đầu cảm thụ văn bản. Cô đọc tốt, trò đọc tốt chính là một cách để gợi hứng thú cho việc tìm hiểu tác phẩm Để việc đọc có hiệu quả tôi thường chú ý vào mấy điểm sau: * Đọc đúng: Đọc chính xác ngôn từ, câu văn, đúng với nội dung cảm xúc của từng đoạn, từng văn bản, đúng với từng thể loại… * Đọc hay: Đọc to, rõ, mạch lạc, đọc truyền cảm, đọc sáng tạo… Ngoài ra tôi luôn cố gắng sáng tạo ra cách đọc sao cho không bị dập khuôn, tránh đơn điệu. Ví dụ: Ở văn bản tự sự có nhiều lời thoại, tôi cho học sinh đọc phân vai. Ở văn bản trữ tình trung đại hoặc hiện đại được viết bằng chữ Hán, tôi cho học sinh đọc cả ba phần: Phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ cùng một lúc bằng cách: Học sinh thứ nhất đọc câu 1 phần phiên âm, học sinh thứ hai đọc câu 1 phần dịch nghĩa, học sinh thứ ba đọc câu 1 phần dịch thơ. Cứ như thế cho đến khi hết bài. Nhờ có cách đọc sáng tạo ấy mà học sinh có thể nhớ và so sánh ngay được phần phiên âm và phần dịch thơ, đối chiếu xem phần dịch thơ đã sát chưa, đồng thời tạo ra sự hứng thú cho cả lớp. - Thuyết giảng, bình giảng: Tôi thường nghĩ: Dạy văn khác với dạy các bộ môn khác bởi vì người dạy văn phải là người biết tìm tòi, biết khám phá, rung động với cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn chương. Ngôn ngữ của thầy có tác dụng sâu sắc đối với việc truyền thụ kiến thức và giáo dục tư tưởng, tình cảm, giáo dục thẩm mĩ cho học sinh. Ngôn ngữ trong sáng, chính xác, biểu cảm của thầy sẽ có tác dụng đến nhận thức, đến đạo lí, đến kĩ năng nói và suy nghĩ của học sinh. Vì thế ở khâu thuyết giảng, bình giảng ( đặc biệt là những điểm “sáng” của bài ), tôi luôn có một sự đầu tư thích đáng. Điều đó góp phần không nhỏ tạo sự hứng thú của học sinh trong giờ văn. Ví dụ: Khi dạy bài thơ “ Sang thu” của nhà thơ Hữu Thỉnh, sau khi giúp học sinh tìm hiểu xong ý nghĩa của những hình ảnh thơ trong hai câu thơ đầu, tôi đã khắc sâu bằng những lời bình giảng ngắn gọn và cô đọng: “ Một chút ngập ngừng hương ổi trong cơn gió đầu mùa. Cái ấm và cái lạnh giao nhau. Còn gì ấm áp nồng nàn bằng hương hoa vườn tược, với trái ngọt mùa màng ? Nó đánh thức tuổi thơ, nó xôn xao hoài niệm. Đột ngột và trẻ trung, câu thơ mang lại hai tầng nghĩa: Tầng thứ nhất là từ những gì nhận thấy ( hướng ngoại ), tầng thứ hai là những gì cảm thấy tự thân ( hướng nội ). Nhưng một thứ hương ổi hào phóng vô tư bỗng vì sao chững lại ở ngay câu sau đó: “ Phả vào trong gió se” ? Vì mùa hạ đã lặn hết quả ngọt, đã dâng hiến hết mình.. Cơn gió bây giờ chỉ còn xào xạc hắt hiu. Nó se lạnh, hao gầy. Trạng thái phân đôi là tất yếu. Hai câu thơ như một thoáng chốc bâng khuâng. Sự bối rối tràn cả sang câu dưới…” Quả thật, những lời bình giảng của giáo viên đã nâng cánh tâm hồn các em, giúp các em không chỉ hiểu mà còn cảm nhận sâu sắc tác phẩm và thu hút hứng thú học tập. d. Dạy học bằng sự đa dạng các phương pháp- một cách “ làm mới” gây hứng thú cho học sinh. Để một giờ học thành công trong việc đạt được những mục tiêu đề ra và thực sự tạo được hứng thú tích cực, chủ động cho học trò có rất nhiều con đường, nhiều cách thức. Tôi cũng sử dụng thêm công cụ tư duy Mind map vào dạy học * Ứng dụng công cụ MindMap vào dạy học Để xác định chính xác hình ảnh chủ đề và vị trí các đường kẻ, người giáo viên phải có kĩ năng phân tích chương trình học phần. Dựa vào mục tiêu đào tạo của nhà trường, mục tiêu của nghành học, mục tiêu của học phần, mục tiêu của từng chương bài người dạy xác định kiến thức trọng tâm, kiến thức bậc một, bậc hai…của từng vấn đề, từng chương và toàn học phần. Như vậy khi dạy học người dạy không chỉ sử dụng bản đồ tư duy để truyền đạt kiến thức mà còn hướng dẫn học sinh lập bản đồ tư duy tổng hợp, hệ thống hóa kiến thức được thu nhận. Sau đây là những bản đồ tư duy mà tôi đã sử dụng trong quá trình dạy học: Sử dụng phần mềm Mindjet MindManeger Các dạng bản đồ của David Hyerle + Bản đồ cây (dùng trong phân loại và phân nhóm) VĂN BẢN KHÁI NIỆM CẤU TRÚC NGÔN TỪ HÌNH TƯỢNG Ý NGHĨA NGỮ ÂM NGỮ NGHĨA NGỮ CẢNH KHÁCH THỂ ĐỜI SÔNG TÍNH KHÁI QUÁT HÓA TÍNH CÁ THỂ HÓA Ý THỨC NGƯỜI ĐỌC TẦM TIẾP NHẬN CỦA NGƯỜI ĐỌC - Bóng đồ Số phận Tính cách Nội tâm Ngôn ngữ Hành động Ngoại hình Tên Nhân vật văn học Đối với dạng bóng đồ này khi tôi yêu cầu học sinh viết bài tự luận dài hoặc đoạn văn về bất kể nhân vật gì học sinh có trình độ cảm thụ văn không cao cũng có thể nhận xét và viết được những nét cơ bản nhất về nhân vật. VD: Nhân vật Nhĩ (Bến Quê của Nguyễn Minh Châu), Ông Hai ( Làng của Kim Lân )… - Double Bản đồ (Dùng trong so sánh ) Nhân vật Sự kiện Xung đột Truyện Kịch Miêu tả Trần thuật Sân khấu Kịch tính Dạng bản đồ này có thể giúp học sinh tư duy một cách khá toàn diện về các tác phẩm đã học, biết đối chiếu so sánh các thể loại văn học, hoặc các tác phẩm với nhau mà vẫn đảm bảo kiến thức toàn diện của từng thể loại. - Bản đồ xác định trình tự và thứ tự Văn học Việt Nam XV-XII Văn học Việt Nam X-XIV Văn học Việt Nam nửa cuối XIX- đầu XX Văn học Việt Nam XVIII- nửa đầu XIX Văn học Việt Nam 1975 -nay Văn học Việt Nam 1945 -1975 Văn học Việt Nam X-XIV Văn học Việt Nam 1930 - 1945 Văn học Việt Nam 1900 - 1930 - Bản đồ phân tích nguyên nhân hệ quả: Thời đại Trái tim giàu lòng yêu thương Gia đình Ngợi ca những giá trị tốt đẹp của con người Nguyễn Du Éo le cuộc đời Lên tiếng tố cáo các thế lực bạo tàn Vần Âm - Bản đồ quan hệ Nhịp điệu Thanh Nhịp So sánh THƠ Ẩn dụ Hình ảnh Tượng trưng Như vậy ứng dụng công cụ bản đồ tư duy MindMaps vào dạy học sẽ giúp học sinh hệ thống, tổ chức và phân loại suy nghĩ; kích thích hứng thú tưởng tượng, liên tưởng; ghi nhớ tốt hơn và nhìn thấy bức tranh tổng thể của bài, chương và toàn học phần. Công cụ tư duy MindMap đang làm một sự chuyển mình trong đổi mới dạy học. Dạy học bằng MindMaps không còn những đề mục, tiểu mục. Bài giảng mở ra bằng một map kiến thức toàn diện và các câu hỏi, bài tập là những vấn đề học sinh phải giải quyết trên lớp. Những giờ học ứng dụng công cụ MindMaps và hướng dẫn học sinh làm bài tập bằng bản đồ tư duy thật sôi nổi hào hứng, các nhóm làm việc hiệu quả, phát huy tối đa sự tưởng tượng của các thành viên. Bản đồ tư duy đồng thời cũng bộc lộ cả điểm yếu của người học cần khắc phục như tư duy thiếu lôgic, những tưởng tượng sai quy luật nhận thức và thẩm mĩ. Ngoài việc ứng dụng đó tôi kết hợp nhiều phương pháp khác nhau: - Trước hết tôi sử dụng các phương pháp dạy học khác nhau: Thuyết trình, đàm thoại, sử dụng SGK, quan sát, luyện tập, rồi sau đó là sử dụng đa dạng các phương tiện dạy học: Kết hợp luân phiên lời nói, chữ viết, bảng, sơ đồ, tranh ảnh, băng hình… Thực tế dạy học cho thấy: Đồ dùng dạy học đóng góp một phần không nhỏ trong việc truyền tải nội dung kiến thức bài học đến học sinh một cách khá hiệu quả, giúp giờ học thêm sinh động, hấp dẫn, bản thân học sinh hứng thú và có nhiều cơ hội hoạt đọng tích cực hơn. Tôi xin đưa ra một ví dụ về việc sử dụng sơ đồ khung, các hiệu ứng trong một bài dạy mà tôi đã áp dụng công nghệ thông tin. Bài dạy “ Lão Hạc” – Nam Cao. Để nhấn mạnh và đề cao hơn nữa về phẩm chất của Lão Hạc, tôi so sánh nhân vật Lão Hạc với các nhân vật khác trong tác phẩm nhằm khắc sâu kiến thức cho các em. Lão Hạc là người lương thiện, đáng kính Binh Tư Lão Hạc là người gàn dở Lão Hạc là một lão nông đáng trọng. Lão Hạc là người yêu quí loài vật… Lão Hạc là người cha yêu thương con hết mực . Người con Lão Hạc Ông giáo Vợ ông giáo Cậu Vàng Kết hợp với lời giảng của giáo viên về mối quan hệ giữa các cặp nhân vật là các hiệu ứng trên màn hình với những đáp án tương ứng. Cách áp dụng các phương pháp này đã mang lại hiệu quả tốt cho giờ dạy: Các em hiểu rằng, trong mối quan hệ với các nhân vật khác ta thấy mỗi tương quan là một ánh sáng, chúng hội tụ từ khắp phía làm rạng ngời chân dung Lão Hạc. Chúng ta không phủ nhận hiệu quả của các phương tiện đồ dùng dạy học trong việc truyền đạt kiến thức đối với học sinh. Song, với tôi việc sử dụng đồ dùng dạy học phải có sự cân nhắc, tính toán kĩ lưỡng. Rõ ràng, người thầy vẫn phải đóng vai trò chủ đạo trong tiết học, máy móc, phương tiện dù hiện đại cũng không thể làm thay giáo viên. Kết quả cuối cùng của một giờ dạy học là học sinh thu lượm được những gì, chứ không phải là sự phô trương, biểu diễn giờ dạy qua việc trình diễn đồ dùng dạy học. Do đó, điều cần chú ý là sử dụng các phương tiện dạy học một cách tối ưu, đòi hỏi mỗi giáo viên phải có những phương tiện thích hợp, với một số lượng vừa phải để đạt kết quả cao nhất. Bản thân tôi, bên cạnh việc sử dụng phương tiện dạy học hiện đại như dùng máy chiếu hắt, tôi cố gắng chủ động tìm cách làm các đồ dùng đơn giản như: biểu bảng, sơ đồ, những bộ tranh sưu tầm, phiếu học tập…Những đồ dùng dạy học như thế mang tính thực tiễn cao và mang lại hiệu quả cho giờ dạy. - Kết hợp với các hình thức hoạt động khác phù hợp với đặc trưng thể loại của văn bản nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong giờ văn. Đó là các hình thức tổ chức dạy học: Học bài mới, ôn tập, luyện tập, kiểm tra, thảo luận nhóm do giáo viên hoặc học sinh tự điều khiển. Ngoài ra còn có thể kết hợp các hình thức khác như: ngoại khóa. Đối với truyện dân gian, cho học sinh thi kể chuyện diễn cảm, đọc phân vai, tổ chức diễn kịch với những văn bản kịch như: Bắc Sơn, Tôi và chúng ta ( Ngữ văn 9 ) hoặc có thể chuyển thể truyện ngắn sang tiểu phẩm kịch. Ví dụ: Sống chết mặc bay ( Ngữ văn 8 ). Hình thức học tập này thường được sử dụng trong các tiết học về chương trình địa phương, chương trình ngoại khóa. Với phần thơ, có thể tổ chức đọc diễn cảm thơ, thi ngâm thơ, tập sáng tác thơ, sưu tầm những bài thơ hay có chung đề tài…Nhờ các hoạt động như thế mà các em sẽ có hứng thú học, yêu và say mê văn học. Sau đây tôi xin trình bày một bài soạn cụ thể cho một bài giảng văn lớp 9 Ngữ văn 9 – tiết 37 Kiều ở lầu ngưng bích (Trích “ Truyện Kiều” Nguyễn Du- Mục tiêu cần đạt Chuẩn bị Hoạt động dạy học Ổn định tổ chức Kiểm tra bài cũ Bài mới : Giáo viên giới thiệu bài mới * Hoạt động 1 : Hướng dẫn tìm hiểu vị trí, từ khó và bố cục đoạn trích * Hoạt động 2 : Hướng dẫn tìm hiểu văn bản theo kết cấu của đoạn trích - Sáu câu mở đầu nêu nội dung chính nào? - Nhận xét của em về hoàn cảnh của Kiều? - Trong hoàn cảnh bị giam lỏng như thế, cảnh thiên nhiên được nhìn qua tâm trạng của Kiều như thế nào? -> Không gian có chiều xa, chiều rộng, có thể là cảnh thực mà cũng có thể là hình ảnh mang tính ước lệ… - Giữa khồn gian ấy, hình ảnh lầu Ngưng Bích hiện ra như thế nào? -> Lầu Ngưng Bích hiện chơi vơi, trơ chọi giữa giữa mênh mang trời nước, giữa không gian trống vắng rợn ngợp.. - Trơ trọi giữa không gian ấy nàng cảm nhận như thế nào về thời gian? -> Mây sớm đèn khuya là hình ảnh diễn tả sự trôi chảy của thời gian lặp đi lặp lại như một vòng tuần hoàn khép kín , trói buộc con người… - Như vậy dưới con mắt của Kiều thiên nhiên hiện lên thật buồn bã, điều này cho thấy Kiều đang ở trong tâm trạng như thế nào? tìm từ ngữ diễn tả rõ nét tâm trạng ấy? -> Bẽ bàng tủi hổ, xót xa… - Vậy ở 6 câu thơ đầu nhà thơ đã sử dụng nhiều hình ảnh gì để miêu tả cảnh và tâm trạng con người Chuyển ý : Trong hoàn cảnh cô đơn tuyệt đối như thế Kiều vẫn không nguôi nhớ về người thân - Em thấy Kiều nhớ ai trước, ai sau? Như thế có hợp lí không ? Tại sao? -> Nhớ Kim Trọng trước -> Phù hợp vì Kiều vừa bán mình chuộc cha, nay là nỗi buồn tình cảm không thành vơí Kim Trọng.. - Nhớ tới Kim Trọng nàng nhớ tới điều gì? -> Kiều một mình lẻ bóng nơi đất khách chỉ có trăng gần bầu bạn -> gợi hình ảnh đêm trăng thề nguyền cùng Kim Trọng. Cách viết của nhà thơ vừa thể hiện sự tinh tế vừa khắc họa tâm lí nhân vật đồng thời thể hiện sự cảm thông của ông đối với nhân vật. Cùng là nỗi nhớ nhưng cách biểu hiện lại khác nhau. hãy phân tích từ ngữ, hình ảnh để làm rõ điều đó? Nhớ Kim Trọng : Nhớ kỉ niệm tình đầu Thương người yêu uổng công trông ngóng Nỗi đau khi không giữ được sự trong trắng thủy chung với người yêu… Nhớ thương cha mẹ Thương xót cha mẹ ngóng tin con Tưởng tượng cảnh quê nhà đã đổi thay mà cha mẹ ngày một thêm già yếu…. -Các thành ngữ, câu hỏi tu từ, đều khẳng định tình cảm bền chặt của Kiều với người yêu, nỗi niềm Kiều khi nhớ về cha mẹ. - Nêu cảm nhận của em về từ ngữ hình ảnh được sử dụng trong đoạn thơ? GV: Sử dụng từ ngữ, hình ảnh chỉ không gian, thời gian cách biệt như “ dưới nguyệt”, “ bên trời”…đã diễn tả một cách sâu sắc cảm động nỗi nhớ người yêu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số giải pháp nhằm cải thiện tình hình học văn của học sinh trung học cơ sở.doc
Tài liệu liên quan