Giáo án các môn học khối 3 - Tuần 1 năm 2018

I. Mục tiêu

- HS trung bình và yếu đọc, viết số có ba chữ số một cách thành thạo.

- Làm được các dạng toán so sánh số, xếp thứ tự các số.

- Rèn tính cẩn thận và chính xác trong khi làm toán.

II. Chuẩn bị

- Vở em tự ôn luyện Toán.

- Phiếu giao việc.

III. Các hoạt động

A. Hoạt động cơ bản

1. Khởi động

2. Giới thiệu bài

B. Hoạt động thực hành

- HS trùn bình, yếu thực hiện các bài tập 1,2,3,4 Tuần 1 Vở Em tự ôn luyên Toán.

- HS khá giỏi làm các bài tập trong tuần 1

 

doc17 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 643 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án các môn học khối 3 - Tuần 1 năm 2018, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
àm cá nhân bài tập 3, 4 - CTHĐTQ cho lớp chia sẻ. - GV theo dõi, nhận xét, chữa bài. 3. Củng cố. - GV chọn bài mà đa số HS còn vướng mắc hoặc phần trọng tâm của bài để chia sẻ trước lớp. C. Hoạt động ứng dụng - Chia sẻ với người thân cách đọc, viết, so sánh các số có 3 chữ số. - Em nhờ bố mẹ lần lượt đọc 5 số có ba chữ số, em viết các số này, sau đó sắp xếp các số đó theo thứ tự từ lớn đến bé, từ bé đến lớn. - Nhận xét tiết học và kết quả học tập của HS. --------------------------------------------- TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN CẬU BÉ THÔNG MINH I. Mục tiêu 1. Tập đọc - Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm,dấu phẩy, giữa các cụm từ. Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật. - Hiểu nội dung bài: Ca ngợi sự thông minh , tài trí của một cậu bé. 2. Kể chuyện - Kể lại từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ - GDKNS: Giáo dục HS có ý thức suy nghĩ, xử lý thông minh trong mọi công việc. II. Chuẩn bị - Tranh minh hoạ bài đọc. - Bảng phụ viết câu cần luyện đọc. III. Các hoạt động A. Hoạt động cơ bản 1. Khởi động - Ban văn nghệ cho cả lớp hát 1 bài để khởi động tiết học. 2. Bài mới Việc 1. Giáo viên giới thiệu bài học, tiết học. Việc 2. Nghe giáo viên đọc câu chuyện. 3. Luyện đọc. Việc 1: Hướng dẫn đọc câu dài. Vua hạ lệnh cho mỗi làng trong vùng nọ/ nộp một con gà trống biết đẻ trứng,/ nếu không thì cả làng phải chịu tội. Việc 2: Đọc từ ngữ và lời giải nghĩa. Việc 3: Các nhóm chia đoạn và luyện đọc đoạn theo nhóm. Việc 4: Các nhóm đọc bài trước lớp. Nghe và chỉnh sửa lỗi phát âm cho bạn (nếu có). B. Hoạt động thực hành 1. Tìm hiểu bài. - Các nhóm thảo luận trả lời các câu hỏi ở SGK. - GV theo dõi, dướng dẫn các nhóm. - CTHĐTQ điều hành lớp chia sẻ kết quả thảo luận. - GV theo dõi, giúp đỡ HS - Đặt câu hỏi giúp HS rút ra nội dung bài học. 2. Đọc diễn cảm - Các nhóm chọn một đoạn sau đó luyện đọc trong nhóm. - Chọn 1 bạn đọc hay lên thi đọc trước lớp. - Cả lớp theo dõi, bình chọn nhóm có bạn đọc hay nhất. - GV nhận xét, khen ngợi. 3. Kể chuyện Việc 1: GV yêu cầu xem tranh. - Dựa vào các gợi ý cuối tranh, các nhóm kể một đoạn câu chuyện Cậu bé thông minh. Việc 2: Thi kể từng đoạn câu chuyện trước lớp (Mỗi nhóm chọn 1 đoạn để thi với các nhóm khác) Việc 3: Bình chọn nhóm kể tốt nhất. * GV có thể đưa ra các câu hỏi gợi ý nếu HS lúng túng: - Tranh 1: Quân lính đang làm gì? Thái độ của dân làng ra sao khi nghe lệnh này? - Tranh 2: Trước mặt vua cậu bé đang làm gì? Thái độ của nhà vua như thế nào? - Tranh 3: Cậu bé yêu cầu sứ giả điều gì? Thái độ của nhà vua thay đổi ra sao? - Trong câu chuyện em thích nhân vật nào nhất? Vì sao? C. Hoạt độngứng dụng - Em kể lại chuyện “ Cậu bé thông minh” cho người thân nghe, bạn bè mình - Chia sẻ với người thân những hiểu biết qua bài đọc “ Cậu bé thông minh”. - Tìm hiểu xem nơi em ở, lớp em, trường em có bạn nhỏ nào được cho là thông minh, bạn đó thể hiện trí thông minh qua việc gì? --------------------------------------------- ĐẠO ĐỨC BÀI 1: KÍNH YÊU BÁC HỒ (tiết 1) I. Mục tiêu - HS biết Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, có công lao to lớn đối với đất nước, với dân tộc, tình cảm giữa thiếu nhi với Bác Hồ. - Giúp HS biết thêm những thông tin về Bác và củng cố bài học. - Rèn kĩ năng kính yêu Bác Hồ thông qua các việc làm tốt của bản thân. II. Chuẩn bị - Vở bài tập Đạo đức. - Tranh ảnh Bác Hồ minh họa. III. Các hoạt động A. Hoạt động cơ bản 1. Khởi động - Cả lớp hát múa bài hát về Bác Hồ. 2. Giới thiệu bài - Giới thiệu bài, nêu mục tiêu chung của bài học. 3. Hình thành kiến thức - Hoạt động 1: Thảo luận nhóm. Việc 1: GV chia nhóm giao nhiệm vụ. + Quan sát ảnh và đặt tên cho từng ảnh. Việc 2: GV đánh giá, nhận xét. - GV nêu câu hỏi. + Bác Hồ còn có tên gọi nào khác? + Tình cảm của Bác dối với Tổ quốc với nhân dân như thế nào?.. Việc 3: GV chốt ý chính - Hoạt động 2: Kể chuyện “Các cháu vào đây với Bác” Việc 1: GV kể. + Qua câu chuyện em thấy tình cảm của Bác đối với các em thiếu nhi như thế nào? + Thiếu nhi làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ? B. Hoạt động thực hành: 1. Tìm hiểu 5 điều Bác Hồ dạy. Liên hệ bản thân Việc 1: GV nêu câu hỏi: + Câu ca dao nào nói về Bác Hồ ? Việc 2: Cho HS hoạt động nhóm Yêu cầu mỗi nhóm tìm một số biểu hiện cụ thể của một trong 5 điều BH dạy TN NĐ ? Việc 3: GV củng cố lại nội dung 5 điều BH dạy. Rút ra bài học. C. Hoạt động ứng dụng: - Hãy kể với cha mẹ, anh chị những điều em biết về Bác Hồ. - Chia sẽ với người thân thực hiện 5 điều BH dạy. - Sưu tầm tranh, ảnh, truyện về Bác Hồ ------------------------o0o----------------------- Thứ 3 ngày 28 tháng 8 năm 2018 TOÁN CỘNG, TRỪ CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ I. Mục tiêu - Ôn tập củng cố cộng, trừ các số có 3 chữ số. - Củng cố về giải toán (có lời văn), về nhiều hơn, ít hơn. II. Chuẩn bị. - Bảng con, bảng phụ. III. Các hoạt động A. Hoạt động cơ bản 1. Khởi động - Trò chơi truyền điện: “Cộng trong phạm vi 20” 2. Giới thiệu bài. 3. Ôn tập kiến thức - Ôn lại cách cộng trừ các số có ba chữ số ( Không nhớ) và cách giải các bài toán có lời văn về nhiều hơn, ít hơn. B. Hoạt động thực hành 1. HS làm các BT trong SGK - Bài 1. Tính nhẩm ( Hoạt động cá nhân) nối tiếp nhau nhẩm mỗi em một phép tính cho đến hết. - Bài 2. Đặt tính rồi tính: - HS làm vào vở xong đổi chéo vở kiểm tra lẫn nhau. Bài 3. Giải bài toán: Hoạt động cá nhân. - HS đọc thầm bài toán và làm bài vào vở. - 1 bạn làm bài trên bảng. - Nhận xét, chữa bài. 2. Chơi trò chơi “ Lập phép tính đúng” - Lấy các bộ thẻ ( Gồm 3 số và dấu + - = ) hãy xếp thành các phép tính đúng . 300 + 56 = 356 ......... C. Hoạt động ứng dụng - Chia sẻ với người thân, bạn bè các bài toán về tính nhẩm. - Nhận xét tiết học --------------------------------------------- CHÍNH TẢ ( Nghe - viết) CẬU BÉ THÔNG MINH I. Mục tiêu - Chép chính xác và đúng quy tắc đoạn văn trong bài Cậu bé thong minh - Làm các bài tập trong SGK - GD HS ý thức viết đúng, viết đẹp II. Các hoạt động A. Hoạt động cơ bản 1. Khởi động - Ban văn nghệ điều hành. 2. Giới thiệu bài và mục tiêu tiết học. B. Hoạt động thực hành 1. HD tập chép. - Cá nhân đọc lại đoạn chính tả cần viết. ? Ñoaïn vaên coù maáy caâu? ? Chöõ ñaàu caâu vieát nhö theá naøo? ? Lôøi noùi nhaân vaät ñöôïc vieát nhö theá naøo? 2. Tìm hiểu nội dung đoạn văn cần viết. ? Đoạn văn cho ta biết điều gì? 3. HS viết bài. - HS chép bài vào vở - HD HS cách viết bài, cầm bút, tư thế ngồi - Theo dõi, uốn nắn học sinh - Nhận xét vở một vài HS. 4. Hướng dẫn làm bài tập - HS làm bài 2,3 vào vở BTTV. - Đổi vở chữa bài. - Báo cáo kết quả với cô giáo. C. Hoạt động ứng dụng: - Về nhà chia sẻ với người thân, bạn bè các qui tắc chính tả. - Về nhà luyện viết đúng, đẹp bài chính tả. - Nhận xét tiết học. --------------------------------------------- ÔN LUYỆN TOÁN ÔN LUYỆN TUẦN 1 I. Mục tiêu - HS trung bình và yếu đọc, viết số có ba chữ số một cách thành thạo. - Làm được các dạng toán so sánh số, xếp thứ tự các số. - Rèn tính cẩn thận và chính xác trong khi làm toán. II. Chuẩn bị - Vở em tự ôn luyện Toán. - Phiếu giao việc. III. Các hoạt động A. Hoạt động cơ bản 1. Khởi động 2. Giới thiệu bài B. Hoạt động thực hành - HS trùn bình, yếu thực hiện các bài tập 1,2,3,4 Tuần 1 Vở Em tự ôn luyên Toán. - HS khá giỏi làm các bài tập trong tuần 1 - Nhận xét kết quả học tập của HS C. Hoạt động ứng dụng - Chia sẻ với bạn bè các dạng toán đã học trong tuần 1. - Về nhà ôn lại kiến thức. --------------------------------------------- TẬP VIẾT ÔN CHỮ HOA A I. Mục tiêu Viết đúng chứ hoa A, V, D - Viết đúng Vừ A Dính, Viết câu ứng dụng: Anh em tay chân - Chữ viết rõ rang, đúng cỡ chữ, kiểu chử, trình bày sạch, đẹp A. Hoạt động cơ bản 1. Khởi động 2. Giới thiệu bại B. Hoạt động thực hành 1. Luyện viết chữ hoa. - Tìm những chữ hoa có trong bài? - Viết mẫu và nhắc lại cách viết từng chữ A, V, D - Theo dõi nhận xét. 2. Luyện viết từ ứng dụng - Viết vào bảng con tên riêng Vừ A Dính - HDHS viết tên riêng - Nhận xét,sửa sai. 3. Luyện viết câu ứng dụng - Giải nghĩa nội dung câu ứng dụng - HD viết vở. * Chú ý: - Hướng dẫn ngồi đúng tư thế, nêu yêu cầu các dòng cần viết. - HS thực hiện viết bài vào vở Tập viết. - Quan sát uốn nắn. - Làm việc nhóm 2: Đổi chéo vở kiểm tra bài nhau. C. Hoạt động ứng dụng: - Vận dụng câu ứng dụng vào khi nói cho phù hợp. --------------------------------------------- TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI HOẠT ĐỘNG THỞ VÀ CƠ QUAN HÔ HẤP I. Mục tiêu + Chỉ và nói được tên các bọ phận của cơ quan hô hấp trên hình vẽ. + Giải thích được vì sao nên thở bằng mũi, không nên thở bằng miệng. + Nêu được vai trò của hoạt động thở đối với sự sống của con người II. Chuẩn bị + Các bức tranh in trong SGK được phóng to + Phiếu học tập hoặc VBT III. Các hoạt động A. Hoạt động cơ bản 1. Khởi động: HĐ chung cả lớp - Hát bài Cô dạy em - Em vừa thực hiện những động tác gì theo bài hát? - Em cảm thấy như thế nào sau khi thực hiện những động tác đó? 2. Giới thiệu bài 3. Hình thành kiến thức * HS cả lớp cùng thực hiện: Việc 1: HS thực hành thở sâu và nhận biết sự thay đổi lồng ngực khi ta hít vào thật sâu và thở ra hết sức Việc 2: HS thực hiên động tác “bịt mũi nín thở”. - Cả lớp đứng tại chỗ đặt tay lên ngực và thực hiện hít vào thật sâu và thở ra hết sức + Các em có cảm giác như thế nào? + Nhận xét sự thay đổi của lồng ngực khi hít thở? + So sánh lồng ngực khi hít vào thở ra? - Khi hít vào lồng ngực phồng lên vì phổi nhận nhiều không khí nên phổi căng lên... Khi thở ra hế sức lông ngực xẹp xuống vì đã đưa hết không khí ra ngoài Việc 3: HS nhận xét, bổ sung II. Hoạt động thực hành 1. Tìm hiểu các bộ phận củ cơ quan hô hấp. Việc 1: HS thảo luận nhóm đôi Việc 2: GV chốt lại kết luận đúng 2. Vai trò của cơ quan hô hấp. Hoạt động nhóm Việc 1: Nhóm trưởng điều khiển Việc 2: Đại diện nhóm trả lời Việc 3: GV chốt -> Cơ quan hô hấp là cơ quan thực hiện sự trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường bên ngoài. -> Cơ quan hô hấp gồm: Mũi, phế quản, khí quản và hai lá phổi. Mũi, phế quản là đường dẫn khí. Hai lá phổi có chức năng trao đổi khí. C. Hoạt động ứng dụng - Điều gì xảy ra khi có vật làm tắc đường thở? - Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau: “ Nên thở như thế nào?” ------------------------o0o----------------------- Thứ 4 ngày 29 tháng 8 năm 2018 TOÁN LUYỆN TẬP I. Mục tiêu - Cũng cố kĩ năng cộng trừ các số có ba chữ số ( không nhớ) - Củng cố cách tìm x, giải toán có lời văn. II. Chuẩn bị - Các hình tam giác vuông bằng nhau III. Các hoạt động A. Hoạt động thực hành: 1 Khởi động - Trò chơi truyền điện: “ Cộng, trừ trong phạm vi 20” Hoạt động cả lớp 2. Giới thiệu bài. B. Hoạt động thực hành. * HS làm các bài tập SGK Bài 2. HS thực hiện vào bảng con Bài 3. Tìm x ( HS thảo luận nhóm ) ?Muốn tìm một số hạng ta làm thế nào ? ? Muốn tìm số bị trừ ta làm thế nào ? - HS làm bài và đổi chéo bài kiểm tra lẫn nhau. Bài 4. Bài giải ( Làm cá nhân) - HS đọc bài toán và giải bài vào vở - HS làm xong đổi vở chữa bài. Bài 5. Trò chơi: Xếp 4 hình tam giác thành hình ngôi nhà. B. Hoạt động ứng dụng Bài toán : Cường có một số viên bi , Cường cho bạn 25 viên bi thì Cường còn lại 55 viên bi. Hỏi lúc đầu Cường có bao nhiêu viên bi ? --------------------------------------------- ÂM NHẠC HỌC HÁT: QUỐC CA VIỆT NAM ( LỜI 1 ) I. Mục tiêu - Học sinh hiểu Quốc Ca Việt Nam là bài hát nghi lễ của nhà nước, Quốc Ca Việt Nam được hát hoặc cử nhạc khi chào cờ. - HS hát đúng lời 1 của bài hát Quốc Ca Việt Nam - Giáo dục thái độ nghiêm trang khi chào cờ, và hát Quốc Ca. II. Chuẩn bị: - GV: Nhạc cụ gõ, đệm, tranh ảnh một số hoạt động của nghi lễ chào cờ - HS: Sách Âm nhạc 3. III. Các hoạt động A. Hoạt động cơ bản 1. Khởi động 2. Giới thiệu bài 3. Học hát bài: Quốc ca Việt Nam. - HĐ cặp đôi: Việc 1: Tìm hiểu về bài: Quốc ca Việt Nam bằng hiểu biết của mình. + Bài hát Quốc Ca Việt Nam được hát khi nào ?. + Ai là tác giả bài hát Quốc ca Việt Nam ?. + Khi chào cờ và hát Quốc ca Việt Nam chúng ta phải có thái độ như thế nào ?. Việc 2: Nói cho nhau hiểu biết của mình. - HĐ cả lớp: Nghe GV giới thiệu bài hát, tác giả: Đây là bài hát trong nghi lễ chào cờ, khi hát hoặc cử nhạc phải đứng nghiêm trang và hướng về Quốc kỳ được nhạc sĩ Văn cao sáng tác. Hoạt động 2: Nghe hát mẫu. - HĐ cả lớp: Nghe cô giáo hát mẫu bài hát, nghe và cảm nhận tính chất bài hát. Hoạt động 3: Tập hát. - HĐ cùng giáo viên: Chia câu - HĐ cả lớp: Việc 1: Đọc lời ca theo tiết tấu bài hát. Việc 2: Tập hát từng câu theo lối móc xích, mỗi câu đàn 2-3 lần cho học sinh nghe và hát nhiều lần theo hình thức đồng thanh, dãy, nhóm cá nhân để thuộc lời ca và giai điệu của bài hát. - GV lưu ý cho HS các từ ở cuối câu ngân dài 3 phách, khi hát phải thể hiện không khí trang nghiêm, hùng mạnh. - HĐ cá nhân: Gọi một số em hát chuẩn thực hiện lại một số câu hát có âm vực cao, cô giáo nghe và chỉnh sửa. - HĐ cả lớp: Ghép lời 1 bài Quốc ca Việt Nam từ tốc độ chậm sau đó tăng dần B. Hoạt động thực hành: - HĐ Cả lớp: Đứng hát đồng thanh kết hợp tư thế nghiêm trang. - GV nghe và chỉnh sửa cho học sinh hát chuẩn xác lời ca và giai điệu của bài hát nhắc HS hát với khí thế hùng mạnh. - HĐ nhóm. Việc 1: Thể hiện bài hát trước lớp. Viêc 2: Nhóm trưởng cử đại diện thể hiện lại bài Quốc ca Việt Nam HS lắng nghe để khen, góp ý cho bạn. C. Hoạt động ứng dụng: - GV mở nhạc cho HS đứng lên hát bài Quốc ca Việt Nam với tư thế nghiêm trang. - Giáo dục HS yêu quê hương đất nước và biết ơn những anh hùng đã hi sinh vì độc lập tự do của dân tộc. - Về nhà hát thuộc lời 1 bài hát. --------------------------------------------- TẬP ĐỌC HAI BÀN TAY EM I. Mục tiêu - Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi đúng sau mỗi khổ thơ, giữa các dòng thơ. - Hiểu nội dung: Hai bàn tay rất dẹp , rất có ích, rất đáng yêu. - Trả lời được các câu hỏi ở cuối bài. - Thuộc 2- 3 khổ thơ trong bài. II. Chuẩn bị - Phiếu giao việc, tranh minh họa III. Hoạt động học A. Hoạt động cơ bản 1. Khởi động - Nói về bàn tay của mình xem bàn tay của mình đã biết làm những việc gì? - Kể việc em làm để giữ đôi tay sạch sẽ.. 2. Giới thiệu bài Việc 1. Giáo viên giới thiệu bài học, tiết học. Việc 2. Nghe giáo viên đọc câu chuyện. 3. Luyện đọc. Việc 1: Hướng dẫn ngắt nhịp thơ. Việc 2: Mỗi bạn nối tiếp nhau đọc hai dòng thơ cho đến hết bài. Nghe và chỉnh sửa lỗi phát âm cho bạn (nếu có). Việc 3: Thi đọc theo nhóm trước lớp. B. Hoạt động thực hành 1. Tìm hiểu bài. - Các nhóm thảo luận trả lời các câu hỏi ở SGK. - GV theo dõi, dướng dẫn các nhóm. - Ban học tập cho lớp chia sẻ. - GV nhận xét, đặt câu hỏi tìm hiểu nội dung bài. 2. Học thuộc lòng bài thơ Việc 1: Yêu cầu các em nhẩm học thuộc từng khổ, cả bài thơ. Việc 2: Tổ chức thi đọc trong nhóm. Việc 3: Ban học tập cho các nhóm thi đọc trước lớp. Việc 4: Lớp bình chọn nhóm đọc tốt nhất. C. Hoạt động ứng dụng - GV củng cố, liên hệ và giáo dục HS: Luôn có ý thức dùng hai bàn tay lao động và yêu quý, giữ gìn hai bàn tay. - Chia sẻ nội dung bài thơ cho người thân mình nghe. - Nhận xét tiết học ------------------------o0o----------------------- Thứ 5 ngày 30 tháng 8 năm 2018 TOÁN CỘNG CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (có nhớ một lần) I. Mục tiêu - Biết cách cộng số có ba chữ số ( có nhớ một lần) - Tính được đường gấp khúc - Giáo dục HS ý thức học tập tốt. III. Các hoạt động A. Hoạt động cơ bản 1. Khởi động - Ban văn nghệ điều hành. 2. Giới thiệu bài mới - Nêu mục tiêu của tiết học. 3. Ôn tập cách cộng số có ba chữ số B. Hoạt động thực hành: Bài 1. Tính - HS làm bài vào vở nháp. - HS trao đổi vở với bạn và thống nhất kết quả. - Ban học tập điều hành các nhóm chia sẻ kết quả và cách thực hiện. Bài 2. Tính - HS đọc bài, làm bài vào vở. - Thống nhất kết quả trong nhóm. Bài 3. Đặt tính rồi tính - HS làm bài, chú ý đặt thẳng cột. * Nhóm 2: HS trao đổi vở, kiểm tra. - Báo cáo kết quả. C. Hoạt động ứng dụng: - Cùng chia sẻ người thân, bạn bè cách cộng các số có 3 chữ số có nhớ 1 lần sang, các bài toán về tính nhẩm. - Nhận xét, đánh giá. --------------------------------------------- LUYỆN TỪ VÀ CÂU ÔN VỀ TỪ CHỈ SỰ VẬT – SO SÁNH I. Mục tiêu - Xác định được các từ ngữ chỉ sự vật (BT1). - Tìm những sự vật được so sánh trong các cấu thơ( BT2 ) - Nêu những hình ảnh mà em thích trong bài tập 2 (BT 3 ) II. Chuẩn bị - Bảng phụ - Tranh minh họa III. Các hoạt động A. Hoạt động cơ bản 1. Khởi động 2. Giới thiệu tiết học B. Hoạt động thực hành Bài 1. HS thảo luận nhóm dôi và làm vào phiếu học tập - Lần lượt từng nhóm chia sẻ Bài 2. HS làm nhóm 4 - GV thao dõi, hướng dẫn các nhóm. - CTHĐTQ cho lớp chia sẻ kết quả - GV nhận xét, chốt kiến thức. Bài 3: HS làm cá nhân, nói trước lớp. - Trong những hình ảnh so sánh bài tập 2, em thích hình ảnh nào ? vì sao? - Nhận xét bài bạn. C. Hoạt động ứng dụng - Chia sẻ với người thân về những câu văn, thơ có hình ảnh so sánh - Tìm 5 từ chỉ sự vật ở nhà và viết các từ đó vào vở. - Sau bài học T nhận xét , đánh giá sự tiến bộ của HS. --------------------------------------------- CHÍNH TẢ ( Nghe viết) CHƠI CHUYỀN I. Mục tiêu - Nghe – viết chính xác bài thơ chơi chuyền ( 56 chữ). - Điền đúng vào chỗ trống ao/oao (BT2). - Làm đúng BT(3) a/b. - GD HS ý thức viết đúng, viết đẹp II. Chuẩn bị -SGK, bảng phụ. III. Các hoạt động A. Hoạt động cơ bản 1. Khởi động - HS thi viết đúng: dân làng, làn gió, tiếng đàn, đàng hoàng - HS viết vào bảng con. 2. Giới thiệu bài B. Hoạt động thực hành 1. Hướng dẫn nghe viết. - Cá nhân đọc lại đoạn chính tả cần viết 2. Tìm hiểu nội dung đoạn văn cần viết ? Nêu nội dung từng khổ thơ. * HS viết từ khó - HS nghe đọc viết bài vào vở. - Nhận xét vở một vài HS. * HS làm bài vào vở bài tập: 2, 3b - Đổi vở chữa bài. - Báo cáo kết quả với cô giáo. C. Hoạt động ứng dụng: - Có ý thức luyện viết đúng chính tả. - Về nhà chia sẻ với người thân quy tắc viết chính tả. --------------------------------------------- TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI NÊN THỞ NHƯ THẾ NÀO? I. Mục tiêu + HS có khả năng hiểu tại sao ta nên thở bằng mũi mà không nên thở bằng mồm + Nói được ích lợi của việc hít thở không khí trong lành và tác hại của việc hít thở không khí có nhiều CO2, nhiều khói bụi đối với sức khoẻ con người II. Chuẩn bị + Các bức tranh in trong SGK . VBT III. Các hoạt động A. Hoạt động cơ bản 1. Khởi động: - Tả lại hoạt động của lồng ngực khi hít vào thở ra? - Nhận xét đánh giá HS 2. Giới thiệu bài 3. Hình thành kiến thức mới: * Lớp làm việc cá nhân Việc 1: HS lấy gương ra soi để quan sát phía trong mũi của mình và TLCH Việc 2: GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS trả lời + Các em nhìn thấy gì trong mũi? + Khi bị sổ mũi em thấy có gì trong mũi chảy ra? + Hằng ngày dùng khăn lau mũi em quan sát trên khăn có gì không? + Tại sao thở bằng mũi tốt hơn thở bằng miệng? + Vậy thở như thế nào là tốt nhất? II. Hoạt động thực hành 1. Hoạt động 1. HS thảo luận nhóm 2 Việc 1: HS quan sát SGK và nêu được: ích lợi của việc hít thở không khí trong lành và tác hại của việc hít thở không khí có nhiều khói, bụi đối với sức khoẻ. Việc 2: Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp Việc 3: HS nhận xét, bổ sung 2. Hoạt động 2. HS làm việc cả lớp Việc 1: GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi + Thở không khí trong lành có ích lợi gì? + Thở không khí có nhiều khói bụi có hại như thế nào? Việc 2: Gv nêu kết luận: SGK C. Hoạt động ứng dụng - Về nhà thực hành hít thở không khí trong lành - Chuẩn bị bài sau: “ Vệ sinh hô hấp”. --------------------------------------------- ÔN TIẾNG VIỆT ÔN LUYÊN TUẦN 1 I. Mục tiêu - Đọc và hiểu truyện « Diều Hâu và quạ non». Nắm được nội dung câu chuyện. - Tìm được từ chỉ sự vật,các sự vật được so sánh với nhau. - Giáo dục HS biết làm những việc phù hợp với lứa tuổi, không ỷ lại vào người lớn. II. Chuẩn bị - Vở em tự ôn luyện. III. Các hoạt động A. Hoạt động cơ bản 1. Khởi động 2. Giới thiệu bài  B. Hoạt động thực hành Ôn luyện: - Lớp làm bài cá nhân: Đọc truyện Diều Hâu và quạ non, trả lời câu hỏi ở bài tập 3. - Ban học tập điều hành caùc nhoùm đọc và chia sẻ nội dung bài đọc, ý nghĩa câu chuyện. - Thực hiện nhóm 2 bài tập 4, 5. C. Hoạt động ứng dụng - Về nhà chia sẽ với người thân biết làm những việc phù hợp với lứa tuổi, không ỷ lại vào người lớn. ------------------------o0o----------------------- Thứ 6 ngày 31 tháng 8 năm 2018 TOÁN LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: - Biết thực hiện đúng phép cộng số có ba chữ số - Rèn kĩ năng làm tính nhanh, chính xác. - Giáo dục HS ý thức học tập tốt. II. Chuẩn bị - SGK, vở, bảng phụ. III. Các hoạt động A. Hoạt động cơ bản 1. Khỏi động 2. Giới thiệu bài B. Hoạt động thực hành Bài 1. - HS làm bài vào bảng con. - Ban học tập điều hành các nhóm chia sẻ kết quả và cách thực hiện. Bài 2. - HS làm bài vào vở. -Thống nhất kết quả trong nhóm. Bài 3. HS trao đổi nhóm 2. - HS làm bài cá nhân vào vở. - Báo cáo kết quả. C. Hoạt động ứng dụng - Ban học tập điều hành. - HS thi đua nêu nhanh kết quả BT 4. - Chia sẻ cách tính nhẩm với người thân. --------------------------------------------- TẬP LÀM VĂN NÓI VỀ ĐỘI THẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH, ĐIỀN VÀO ĐƠN IN SẴN I. Mục tiêu - Biết về Đội TNTP HCM( BT1). - Diền đúng vào mẫu đơn - GD HS ý thức tìm hiểu, rèn luyện. II. Chuẩn bị - Mẫu đơn III. Các hoạt động A. Hoạt động cơ bản 1. Khởi động 2. Giới thiệu bài 3. Tìm hiểu về tổ chức của đội TNTP HCM. * Hoạt động nhóm ? Đội thành lập ngày tháng năm nào ? Ở đâu ? ? Những đội viên đầu tiên của đội là ai? ? Đội được mang tên Bác khi nào ? - Ban học tập điều hành lớp chia sẻ kết quả. - Bình chọn bạn kể hay, lưu loát B. Hoạt động thực hành Bài 2: HS viết đơn xin cấp thẻ đọc sách. - Nêu trình tự của một lá đơn - HS lấy vở bài tập Tiếng Việt và làm bài. - GV theo dõi, hướng dẫn HS cách làm - HS tìm hiểu y/c của bài, cùng trao đổi trong nhóm - Chia sẻ kết quả làm được trước lớp - nhận xét - Bổ sung. C. Hoạt động ứng dụng: - Về nhà chia sẻ với người thân những điều bạn biết về Đội Thiếu niên TP HCM. * Đọc lại Đơn của mình cho cả lớp cùng nghe. - Vận dụng để viết đơn xin đơn xin cấp thẻ đọc sách ở trường. --------------------------------------------- THỦ CÔNG GẤP TÀU THỦY HAI ỐNG KHÓI I. Mục Tiêu - HS biết cách gấp tàu thủy hai ống khói. - Gấp được tàu thủy hai ống khói. - HS yêu thích và hứng thú gấp hình. II. Chuẩn bị - Mẫu tàu thủy hai ống khói được gấp bằng giấy thủ công. - Quy trình gấp tàu thủy hai ống khói có hình vẽ minh họa cho từng bước gấp. - Giấy thủ công và giấy nháp khỗ A 4, bút màu. III. Các hoạt động A. Hoạt động cơ bản 1. Khởi động 2. Giới thiệu bài - Giới thiệu bài, nêu mục tiêu của bài học. B. Hoạt động thực hành 1. Hướng dẫn quan sát và nhận xét. - Hoạt động 1: HD HS quan sát và nhận xét vật mẫu - Hoạt động 2: GV thao tác mẫu giới thiệu qui trình gấp tàu thủy hai ống khói. - GV gọi 1 hoặc 2 HS lên bảng thao tác các bước gấp tàu thủy hai ống khói cho cả lớp quan sát. Sau khi nhận xét các bước gấp. GV tổ chức cho hs tập gấp tàu thủy hai ống khói bằng giấy nháp. - Hoạt động 3: GV y/c hs lấy giấy nháp tập làm tàu thủy hai ống khói. - Nhận xét dặn dò. 2. Thực hành gấp tàu thủy hai ống khói - HS thực hành gấp trên giấy - Thi đua gấp giữa các nhóm - Giáo viên theo dõi, nhận xét nhóm gấp tốt C. Hoạt động ứng dụng - Nhận xét tiết học. - Về nhà làm lại cho người thân xem. - Chuẩn bị bài sau --------------------------------------------- ÔN TIẾNG VIỆT TỰ ÔN LUYỆN TIẾNG VIỆT TUẦN 1 I. Mục tiêu - Đọc và hiểu truyện « Diều Hâu và quạ non». Nắm được nội dung câu chuyện. - Tìm được từ chỉ sự vật,các sự vật được so sánh với nhau. - Giáo dục HS biết làm những việc phù hợp với lứa tuổi, không ỷ lại vào người lớn. II. Chuẩn bị - Vở em tự ôn luyện. III. Các hoạt động A. Hoạt động cơ bản 1. Khởi động 2. Giới thiệu bài  B. Hoạt động thực hành Ôn luyện: - Lớp làm bài cá nhân: Đọc truyện Diều Hâu và quạ non, trả lời câu hỏi ở bài tập 3. - Ban học tập điều hành caùc nhoùm đọc và chia sẻ nội dung bài đọc, ý nghĩa câu chuyện. - Thực hiện nhóm 2 bài tập 4, 5. C. Hoạt động ứng dụng - Về nhà chia sẽ với người thân biết làm những việc phù hợp với lứa tuổi, không ỷ lại vào người lớn. --------------------------------------------- ÔN TOÁN TỰ ÔN LUYỆN TOÁN TUẦN 1 I. Mục tiêu - HS trung bình và yếu đọc, viết số có ba chữ số một cách thành thạo. - Làm được các dạng toán so sánh số, xếp thứ tự các số. - Rèn tính cẩn thận và chính xác trong khi làm toán. II. Chuẩn bị - Vở em tự ôn luyện Toán. - Phiếu giao việc. III. Các hoạt động A. Hoạt động cơ bản 1. Khởi động 2. Giới thiệu bài B. Hoạt động thực hành - HS trùn bình, yếu thực hiện các bài tập 1,2,3,4 Tuần 1 Vở Em tự ôn luyên Toán. - HS khá giỏi làm các bài tập trong tuần 1 - Nhận xét kết quả học tập của HS C. Hoạt động ứng dụng - Chia sẻ với bạn bè các dạng toán đã học trong tuần 1. --------------------------------------------- SINH HOẠT TẬP THỂ SINH HOẠT LỚP I. Mục tiêu - HS nắm được nội quy trường lớp, nề nêp

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an Tuan 1 Lop 3_12421251.doc
Tài liệu liên quan