Giáo án Lịch sử lớp 6 - Chủ đề: Xã hội cổ đại

TIẾT 5: NHÀ NƯỚC CỔ ĐẠI

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

3. Bài mới:

 Ở tiết trước chúng ta đã biết được sự xuất hiện và nền tảng kinh tế của các nhà nước cổ đại ở phương Đông và phương Tây có sự khác nhau. Từ sự khác biệt về nền tảng kinh tế dẫn tới sự phân hóa xã hội và tổ chức bộ máy nhà nước cũng khác nhau. Vậy sự khác nhau đó thể hiện ở những điểm nào? Chúng ta cùng tìm hiểu các vấn đề đó trong tiết học hôm nay.

 

doc14 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 1046 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử lớp 6 - Chủ đề: Xã hội cổ đại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ao hơn nhà nước nguyên thủy, bước đầu ý thức về sự bất bình đẳng, sự phân chia giai cấp trong xã hội và nhà nước. - Cho các em cảm nhận được niềm tự hào về những thành tựu văn minh của loài người cổ đại. - Bước đầu giáo dục ý thức về việc tìm hiểu các thành tựu văn minh cổ đại. 3. Kỹ năng: - Hình thành kĩ năng đọc bản đồ và nhận xét - Bước đầu tập liên hệ điều kiện tự nhiên với sự phát triển kinh tế và rèn luyện kĩ năng so sánh. - Tập mô tả một công trình kiến trúc hay nghệ thuật lớn thời cổ đại qua tranh ảnh. 4. Năng lực hình thành cho học sinh - Năng lực chung: giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, sáng tạo - Năng lực chuyên biệt: tái tạo kiến thức, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, nhận xét, đánh giá II/ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - Đàm thoại, gợi mở - Thuyết giảng tích cực - Thảo luận nhóm - Liên hệ thực tế, so sánh III/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Lựơc đồ các quốc gia cổ đại phương Đông, Phương Tây. - Tranh ảnh, tài liệu liên quan đến chủ đề - Bảng phụ ghi bài tập IV/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC TIẾT 4: SỰ HÌNH THÀNH CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: Với việc xuất hiện công cụ bằng kim loạià năng suất tăngà xã hội phân hóa giàu nghèo. Trên cơ sở đó, xã hội có giai cấp và nhà nước cổ đại xuất hiện. Vậy các quốc gia cổ đại được hình thành ở đâu và từ bao giờ. Đó là nội dung bài học hôm nay. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG * Hoạt động 1: Nêu được sự xuất hiện của các quốc gia cổ đại Phương Đông và Phương Tây Gv: Treo lược đồ các quốc gia cổ đại phương Đông. ? em hãy kể tên các quốc gia cổ đại phương Đông ? HS: Ai Cập, vùng Lưỡng Hà, Ấn Độvà Trung Quốc. ? Các quốc gia cổ đại phương đông xuất hiện vào khoảng thời gian nào? HS: cuối thiên niên kỉ IV đầu thiên niên kỉ III TCN Trên lược đồ em có nhận xét gì về vị trí các con sông lớn này? - Ai cập (sông Nin), Lưỡng Hà (Sông Ti-gơ-rơ), Ấn Độ (sông Hằng, sông Ấn), Trung Quốc (Sông Trường giang và Hoàng Hà). Vì sao các quốc gia cổ đại phương Đông lại ra đời và nằm trên lưu vực các con sông lớn ? - Đó là những vùng đất mầu mỡ, phì nhiêu, đủ nước tưới quanh năm. - GV cho HS quan sát hình 10 SGK giới thiệu các quốc gia Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc ở lưu vực các Sông Nin, Trương Giang, Hồng Hà, Ấn, Hằng. Gv giảng và chỉ lược đồ: - Sông Nin nằm ở phía Đông Bắc châu Phi, nó có vai trò quan trọng lịch.sử của đất nước Ai Cập cổ đại -> nó tạo nên đất nước Ai Cập, người xưa nói " Ai Cập là quà tặng của sông Nin". - Sông Ơ-phơ-rát và Ti-gi-rơ ở Lưỡng Hà ( L.Hà có nghĩa vùng giữa 2 con sông) thuộc khu vực Tây Á (nay nằm giữa lãnh thổ 2 nước I rắc và Cô oét). - Sông ấn và S. Hằng nằm ở miền Bắc bán đảo Ấn Độ. - Sông Hoàng Hà, Trường Giang (TQ), đất ven sông vừa mầu mỡ, dễ trồng trọt -> nghề trồng lúa phát triển. * GV: sử dụng lược đồ vùng ven biển địa Trung Hải cho HS lên bảng xác định các quốc gia cổ đại phương Tây.Cho học sinh quan sát lược đồ các quốc gia cổ đại. - Nhìn trên lược đồ ta thấy ở miền Nam Âu hai bán đảo nhỏ vươn dài ra địa Trung Hải. Đó là bán đảo Ban Căng và I-ta-li-a. Đó là hai quốc gia Hi Lạp và Rô Ma. Chỉ trên lược đồ hai quốc gia phương Tây. Các quốc gia cổ đại phương Đông ra đời từ bao giờ? - Cuối thiên niên kỉ IV đầu thiên niên kỉ III TCN. Sự ra đời các quốc gia phương Đông và phương tây có gì khác nhau ? - Phương Đông ra đời sớm hơn ( thiên niên kỉ IV,TCN) Về địa hình các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây có gì khác nhau? - Các quốc gia cổ đại phương Tây không hình thành trên lưu vực các dòng sông lớn, nông nghiệp không phát triển. Họ đã sinh sống trên những vùng đồi núi đá vôi xen kẽ với thung lũng bờ biển khúc khuỷu, hải cảng tự nhiên, đất đai cằn cỗi đi lại khó khăn. - GV phân tích thêm và kết luận: Từ sự khác biệt về điều kiện tự nhiên, dẫn tới nền tảng kinh tế khác nhau. Gv liên hệ mở rộng: Nhà nước Văn Lang ( Việt Cổ ) ra đời từ rất sớm ở những vùng trung tâm kinh tế cũng nằm ở khu vực các con sông: Sông Hồng, sông Cả, sông Mã. Các di chỉ khảo cổ. Trồng lúa nước. * Hoạt động 2 : Trình bày được cơ sở kinh tế chính của các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây. ? Điều kiện tự nhiên của lưu vực các con sông như thế nào ? Thuận lợi cho việc sản xuất ra sao? ( ĐK tự nhiên: Đất phù sa, Khí hậu tốtà Thuận lợi cho trồng trọt, chăn nuôi) ? Ngành KT chính của cư dân vùng này là gì? ? Để chống lũ lụt, ổn định sản xuất, nông dân phải làm gì? H: Đắp đê, làm thuỷ lợi. HS: quan.sát H.8. ? Em hãy miêu tả cảnh làm ruộng của người Ai Cập qua H.8? HS:- Hình dưới từ trái -> phải: cảnh gặt và gánh lúa về. - Hình trên từ phải -> trái: cảnh đập lúa và ND nộp thuế cho quý tộc. GV kết luận: có điều kiện trồng trọt, chăn nuôi bảo đảm cho cuộc sống. => phát triển kinh tế nông nghiệp. GV cho HS quan sát tiếp lược đồ vùng ven biển địa Trung Hải để thấy được điều kiện tự nhiên ở khu vực này. ? Với điều kiện tự nhiên như vậy ở Hy Lạp và Rôma có thể phát triển những ngành kinh tế nào? - Học sinh trả lời, GV phân tích thêm. ? So sánh các quốc gia cổ đại Phương Tây và Phương Đông em có nhận xét gì về điều kiện tự nhiên và sự phát triển kinh tế? GV giảng: ở Rô ma và Hi lạp được hình thành trên bán đảo Băng căng và I ta li a, địa hình đồi núi vừa hiểm trở, đi lại khó khăn vừa ít đất trồng, chủ yếu là đất đồi khô cứng. Chính vì thế nó chỉ thuận lợi cho việc trồng cây lưu niên như :nho. ô lưu Bù lại Rô ma và Hi lạp có biển bao bọc, bờ biển khúc khuỷu tạo ra nhiều vịnh, nhiều hải cảng tự nhiên an toàn, thuận lợi cho tàu bè đi lại vùng biển, có nhiều đảo nằm rải rác tạo thành 1 hành lang nối giữa lục địa với các đảo vùng tiểu á => Sự phát triển của nghề thủ công và điều kiện địa lí thuận lợi làm cho nghành thương nghiệp được mở mang. Người Rô ma và Hi lạp mang các sản phẩm thủ công rượu, dầu sang L.hà, Ai Cập bán,-> mua lúa mì... + Phương Đông: nằm ven các con sông lớn nên khí hậu ôn hòa, mát mẻ => nền tảng kinh tế là phát triển sản xuất nông nghiệp. - HS trả lời, GV phân tích thêm và kết luận: Từ sự khác biệt về nền tảng kinh tế khác nhau dẫn tới sự phân hóa xã hội cũng khác nhau. 1.Sự xuất hiện của các quốc gia cổ đại a.Ở phương Đông - Thời gian : cuối thiên niên kỉ IV đầu thiên niên kỉ III TCN - Địa điểm: Lưu vực các dòng sông lớn như sông Nin ở Ai Cập, Ơ-phơ- rát ở Lưỡng Hà, sông Ấn và sông Hằng ở Ấn Độ, Hoàng Hà và Trường Giang Ở Trung Quốc b.Ở phương Tây - Thời gian: Đầu thiên niên kỉ I TCN - Địa điểm: Bán đảo Ban căng I-ta-li-a, chủ yếu là đất đồi, khô và cứng nhưng lại có nhiều hải cảng tốt 2.Đời sống kinh tế ở các quốc gia cổ đại a.Ở phương Đông + Ngành kinh tế chính là nông nghiệp + Biết làm thủy lợi, đắp đê ngăn lũ, đào kênh máng dẫn nước vào ruộng + Thu hoạch lúa ổn định hàng năm b.Ở phương Tây + Ngành kinh tế chính là thủ công nghiệp (luyện kim, đồ mĩ nghệ, đồ gốm, làm rượu nho..) và thương nghiệp (xuất khẩu các mặt hàng thủ công : rượu nho, dầu ô liu; nhập lúa mì và súc vật) + Ngoài ra còn trồng cây lưu niên như cam, chanh, ô liu, nho V/ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ -Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành chủ yếu ở đâu? -Kinh tế chủ yếu của các quốc gia ở phương Đông là gì ? Vì sao - GV treo lược đồ các quốc gia cổ đại phương Đông-Tây gọi hs lên xác định vị trí các nước phương Tây trên lược đồ và nhận xét về vị trí địa lí. * Dặn dò: Để học tốt tiết tiếp theo của chủ đề yêu cầu HS tìm hiểu các nội dung sau: - Tình hình XH và nét đặc trưng của nhà nước cổ đại phương Đông. - Xã hội cổ đại Hy Lạp-Rô Ma bao gồm những tầng lớp nào ? - Thế nào là xã hội chiếm hữu nô lệ? VI/RÚT KINH NGHIỆM ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... TIẾT 5: NHÀ NƯỚC CỔ ĐẠI Ổn định lớp Kiểm tra bài cũ Bài mới: Ở tiết trước chúng ta đã biết được sự xuất hiện và nền tảng kinh tế của các nhà nước cổ đại ở phương Đông và phương Tây có sự khác nhau. Từ sự khác biệt về nền tảng kinh tế dẫn tới sự phân hóa xã hội và tổ chức bộ máy nhà nước cũng khác nhau. Vậy sự khác nhau đó thể hiện ở những điểm nào? Chúng ta cùng tìm hiểu các vấn đề đó trong tiết học hôm nay. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG Hoạt đông 1 :Biết được xã hội cổ đại ở phương Đông và phương Tây bao gồm những giai cấp nào. Thảo luận nhóm: GV chia lớp thành 6 nhóm (theo bàn), cứ 2 nhóm thảo luận về 1 nội dung cho sẵn Nhóm 1,2: ? Xã hội cổ đại Phương Đông gồm có những tầng lớp nào? Vai trò, vị trí của mỗi tầng lớp giai cấp trong xã hội như thế nào? - Học sinh trả lời-> GV chuẩn kiến thức , giảng thêm - Nô lệ bị coi như một thứ hàng hoá, họ bị mang ra chợ bán, không được quyền lập gia đình, chủ nô có quyền giết nô lệ. Bị đối xử tàn bạo( đánh, đóng dấu trên bàn tay, hay trán ) - 2300 TCN bạo động ở La-gát ( Lưỡng Hà ) - 1750 TCN nô lệ và dân nghèo ai cập nổi dậy cướp phá đốt cháy cung điện. * GV giới thiệu hình 9/12 /sgk -> giải thích về bia đá khắc luật Hammurabi Nhóm 3,4: - Yêu cầu học sinh đọc điều 42, 43 của luật../ sgk. ? Qua 2 điều trên, theo em người cày thuê ruộng phải làm việc ntn ? Nó bảo vệ quyền lợi cho ai? HS ( + Điều luật nặng nề, buộc người cày thuê phải làm việc nhiều + Bảo vệ quyền lợi cho giai cấp thống trị có ruộng... - Học sinh trả lời, GV giáo dục tư tưởng, tình cảm căm ghét chế độ bóc lột, thương cảm đối với người lao động Nhóm 5,6: Xã hội phương Tây có những giai tầng nào? + Thành phần tạo nên 2 giai cấp chính + Vai trò và vị trí của từng giai cấp GV giảng SGK: Sự p.triển mạnh mẽ của các ngành thủ công, thương nghiệp dẫn đến sự hình thành 1 số chủ xưởng, chủ lò, chủ thuyền buôn giàu có thế lực, nuôi nhiều nô lệĐó chính là giai cấp chủ nô .Chủ nô chỉ làm việc trong các lĩnh vực chính.trị, khoa học, XH , họ sử dụng và bóc lột sức lao động của đông đảo nô lệ. Nô lệ làm việc cực nhọc trong các trang trại, xưởng thủ công, khuân vácChính vì thế mà chủ nô nuôi nhiều nô lệ để hằng ngày cho thuê lấy tiền, để sinh con như 1 hình thức kinh doanh. Nô lệ là lực lượng sản xuất chính trong XH, phần lớn họ là người nước ngoài, số đông là tù binh bị bắt đem ra chợ bán như 1 xúc vật. Nô lệ ở Hi lạp, Rô ma đông gấp nhiều lần chủ nô, họ được sử dụng trong mọi lĩnh vực kinh.tế, xã hội, văn hoá, nhiều ca sĩ, vũ nữ, nhạc công giỏi là nô lệ. Nô lệ là tài sản của chủ nô, họ ko có quyền, có gia đình và tài sản riêng. Chủ nô có quyền giết nô lệ =>Họ gọi nô lệ là '' những công cụ biết nói'' Vì vậy họ đã làm gì ? - Nô lệ bị đối xử tàn nhẫn. Năm 73 - 71 TCN nổ ra cuộc khởi nghĩa lớn của nô lệ...tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Xpác-ta-cút lãnh đạo. ? Sự khác nhau trong xã hội Phương Đông và phương Tây? + Phương Đông: Qúy tộc, Nông dân, nô lệ + Phương Tây: Chủ nô, nô lệ Gv kết luận: Như vậy sự ra đời của các giai cấp và tầng lớp trong xã hội phương Đông và Phương Tây chình là nền tảng cho sự xuất hiện Nhà nước cổ đại trong đó giai cấp Qúy tộc và chủ nô đều bóc lột nông dân và nô lệ chính vì vậy => Từ quyền lợi không đều nhau, sự bất bình đẳng về địa vị-> nổi dậy của nông dân mà sau này là các cuộc khởi nghĩa. Đó chính là nguyên nhân-> sự thay đổi các triều đại khi xã hội tồn tại và mâu thuẫn. Hoạt đông 2: Hs nắm được tổ chức bộ máy nhà nước cổ đại ở phương Đông là nhà nước chuyên chế. Ở phương Tây là nhà nước chiếm hữu nô lệ. GV giảng: ở các nước, quá trình hình thành và p.triển nhà nước ko giống nhau, nhưng có thể chế chung. ? Ai là người đứng đầu nhà nước? GV:Giúp việc cho vua là ai? Em nhận thấy quyền hành của vua ở Phương Đông như thế nào? - Ở phương Đông vua có quyền hành tối cao - Trung Quốc vua được coi là thiên tử ( con trời), - Ai Cập: gọi là Pha-ra-ông – ngôi nhà lớn. - Lưỡng Hà: là các En-ri ( người đứng đầu ) Một nhà nước mà quyền hành đều tập trung vào tay vua thì đó là nhà nước quân chủ chuyên chế. GV: Chế độ chính trị ở các quốc gia cổ đại phương Đông là chế độ quân chủ chuyên chế: Vua đứng đầu nắm mọi quyền hành. Tuy nhiên ở Ai Cập, Ấn Độ, bộ phận tăng lữ khá đông -> họ tham gia vào các việc chính trị và quyền hành khá lớn, thậm trí có lúc lấn át quyền vua. ? Ở Hy Lạp và Rôma, chủ nô và nô lệ có những quyền hạn như thế nào trong xã hội? - Học sinh trả lời, GV giảng thêm GV minh họa qua số liệu của nhà nước Aten: . 365000 nô lệ . 90000 dân tự do . 45000 kiều dân * GV giải thích từ “kiều dân”: dân ở nơi khác đến để sinh sống. - GV giới thiệu về nhà nước chiếm hữu nô lệ: ?Em có nhận xét gì về nhà nước chiếm hữu nô lệ? + Theo thể chế dân chủ chủ nô hoặc cộng hòa chủ nô và bộ máy nhà nước còn đơn giản. Xã hội có hai giai cấp cơ bản là nô lệ và chủ nô GV nhấn mạnh: Về chế độ chính trị khác với các quốc gia cổ đại phương Đông, ở p.Tây người dân tự do, họ có quyền cùng quý tộc bầu ra những người quản lí đất nước theo thời hạn quy định. => Như vậy ở Hi lạp,Rô ma đã hình thành 2 giai cấp chính là nô lệ và chủ nô => xã hội chiếm hữu nô lệ là xã hội dựa trên sự bóc lột sức lao động của nô lệ. - Các quốc gia này dân tự do và quí tộc có quyền bầu ra người cai quản theo hạn định. - ở Hi Lạp: '' Hội đồng công xã'' hay còn gọi là'' Hội đồng 500'' là cơ quan quyền lực tối cao của quốc gia ( Như Quốc hội ngày nay ) . Có 50 phường, mỗi phường cử ra mười người điều hành công việc trong một năm. - Đây là chế độ dân chủ chủ nô không có vua. - La Mã có vua đứng đầu. - Đây là cơ quan quyền lực tối cao như quốc hội ngày hôm nay. ? Em hãy nêu sự khác nhau về tổ chức nhà nước Phương Tây và Phương Đông? + Phương Tây: dân chủ chủ nô(cộng hoà do dân bầu lên) +Phương Đông: quân chủ chuyên chế vua đứng đầù cha truyền con nối * GV giải thích từ: ”dân chủ”, dân chủ khác chuyên chế. Gv củng cố toàn bài 1.Các giai cấp trong xã hội cổ đại a.Ở phương Đông Xã hội: Có 3 tầng lớp - Quý tộc ( Vua, quan lại, tăng lữ) có nhiều của cải và quyền thế. - Nông dân công xã: đông đảo nhất, tầng lớp lao động, sản xuất chính trong xã hội. - Nô lệ: Hầu hạ , phục dịch cho quý tộc. b.Ở phương Tây Hình thành hai giai cấp: + Chủ nô:chủ xưởng, chủ thuyền buôn, chủ trang trại... có thế lực về chính trị , giàu có... + Nô lệ: số lượng đông, là lực lượng chính trong xã hội, bị bóc lột và đối xử tàn bạo. 2.Tổ chức bộ máy nhà nước cổ đại a.Ở phương Đông - Đứng đầu nhà nước là vua, nắm mọi quyền hành ... - Giúp vua là bộ máy hành chính từ TW đến địa phương => Nhà nước quân chủ chuyên chế . b.Ở phương Tây - Giai cấp thống trị : chủ nô nắm mọi quyền hành - Nhà nước do giai cấp chủ nô bầu ra, làm việc theo thời hạn =.>Nhà nước dân chủ chủ nô V/ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ - Yêu cầu HS lập bảng so sánh về nhà nước cổ đại phương Đông và phương Tây theo mẫu. GV treo mẫu sẵn đã chuẩn bị ở bảng phụ. Gọi HS lên hoàn thành, sau đó cho HS về nhà hoàn thành vào vở. BẢNG SO SÁNH VỀ NHÀ NƯỚC CỔ ĐẠI Nhà nước Phương Đông Phương Tây Điều kiên tự nhiên - Nằm ven các con sông lớn - Nằm trên 2 bán đảo Nền tảng kinh tế - Sản xuất nông nghiệp phát triển - Công thương nghiêp phát triển Xã hội - Có 3 tầng lớp giai cấp chính (quý tộc phong kiến, nông dân, nô lệ) - Có 2 tầng lớp giai cấp chính (chủ nô và nô lệ) Nhà nước - Quân chủ chuyên chế - Dân chủ chủ nô (Cộng hòa chủ nô) *Dặn dò: Chuẩn bị tiết 6 : Văn hóa cổ đại Các em đọc kĩ bài và trả lời các câu hỏi sau 1-Em hãy nêu những thành tựu văn hoá của các quốc gia cổ đại phương đông và phương tây? 2-Theo em những thành tựu văn hoá nào của thời cổ đại còn sử dụng đến ngày nay? VI/ RÚT KINH NGHIỆM ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... TIẾT 6: VĂN HÓA CỔ ĐẠI 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: Các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây ra đời trong điều kiện tự nhiên hoàn toàn khác nhau, dẫn đến sự khác nhau về nhiều mặt: Kinh tế, XH, nhà nước...Trong buổi bình minh của lịch sử, các dân tộc phương Đông và phương Tây đã sáng tạo nên nhiều thành tựu văn hoá rực rỡ mà ngày nay chúng ta vẫn đang được thừa hưởng . Đó là những thành tựu gì, chúng ta tìm hiểu bài học hôm nay HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG * Hoạt động 1: Hs nắm được những thành tựu văn hóa tiêu biểu của văn hóa cổ đại Phương Đông Gv : Điều kiện tự nhiên của các quốc gia cổ đại phương Đông như thế nào,nghề chính là gì ?điều kiện tự nhiên có thuận lợi và khó khăn gì? HS : Gần lưu vực các con sông lớn ,đất đai màu mỡ thuận lợi phát triển nông nghiệp. Khó khăn lũ lụt thiên tai Gv giải thích : Vì nền KT chính là nông nghiệp nên họ luôn phụ thuộc vào thiên nhiên như : mưa thuận, gió hòa từ đó họ biết quan sát và biết được những qui luật của tự nhiên. Gv: Vậy với việc phát hiện ra qui luật của tự nhiên giúp họ có được điều gì trong sản xuất ? HS: biết làm theo mùa vụ, thuận lợi và có hiệu quả hơn. *Liên hệ bài cũ: Con người đã dựa vào đâu để tính thời gian và họ đã sáng tạo ra gì để tính thời gian. HS:Quan sát các hiện tượng tự nhiên như trời, đất Mặt trăng, Mặt trời để tính thời gian. -Nhờ những tri thức đó người phương Đông đã có những tri thức về thiên văn và sáng tạo ra lịch. Chia một năm có 12 tháng, 1 tháng có 29-30 ngày. Họ còn biết làm đồng hồ đo thời gian. Gv : Với việc phát hiện ra qui luật Mặt trăng-Trái đất ; Trái đất-Mặt trời họ đã sáng tạo ra cái gì ? Hs : Sáng tạo ra lịch. &Lịch của người phương Đông chủ yếu là lịch âm, về sau nâng thành âm-dương lịch. Lịch của người phương Đông gọi là Âm lịch (tính tháng theo Mặt Trăng, tính năm theo Mặt Trời) lịch của người phương Đông rất sát với sản xuất. Bấy giờ họ khẳng định mặt trời quay quanh trái đất. GV: Ngoài lịch họ còn có những thành tựu nổi bật khác như : chữ viết, toán học, kiến trúc. ?Chữ viết ra đời trong hoàn cảnh nào ? Người phương Đông cổ đại sử dụng loại chữ gì để nói lên ý nghĩ của con người ? HS: Do sản xuất phát triển, xã hội phát triển, con người có nhu cầu ghi chép và viết chữ. Từ đó chữ viết ra đời, người phương Đông sử dụng chữ tượng hình. GV: Chữ tượng hình là như thế nào? HS: Người ta mô phỏng vật thật để nói lên ý nghĩ của con người. - GV cho hS xem chữ tượng hình của người phương Đông (chữ tượng hình của người Trung Quốc ra đời năm 2000 TCN).GV vẽ một số hình ảnh lên bảng phụ. 8 : Mặt trời GV hướng dẫn HS xem hình 11 HS: quan sát H11 (chữ tượng hình Ai Cập) ? Miêu tả và nhận xét kênh hình 11. ( Hình thù, đường nét khác nhau: hình chim, nhện, rắn, vượn, người nét ngang, nét dọc, đường thẳng, congchữ đa dạng phong phú.) GV giảng: Người Ai cập cổ đại là một trong số những dân tộc đã sáng tạo chữ viết của mình sớm nhất thế giới (khg 3500 năm TCN), chữ viết của họ bắt đầu từ hình vẽ, chữ tượng hình. Chữ tượng hình Ai cập rất giống với các sự vật người ta muốn miêu tả. Sămpôliông (người Pháp) là người đầu tiên đọc được những bí ẩn trong chữ tượng hình của người Ai Cập cổ đại vào 14-9-1822. GV:Người ta thường viết chữ này lên đâu? Đặc trưng của loại chữ viết này là được thể hiện bằng hình ảnh, hình tượng. Người Trung Quốc viết trên mai rùa, thẻ tre, vải lụa trắng. Người lưỡng Hà viết trên phiến đất sét rồi đem nung khô. Người Ai Cập viết trên giấy papirút(là một loại cây có vỏ giai) GV nhấn mạnh: Chữ viết ra đời là 1 nhu cầu bức thiết của con người nói chung và Nhà nước nói riêng, đồng thời là 1 sáng tạo vĩ đại, 1 di sản vô cùng quí giá của thời cổ đại. Quá trình sáng tạo ra chữ viết rất lâu dài phức tạp và khó khăn, phải bắt đầu từ chữ tượng hình và về sau mới đúc kết lại thành chữ viết như ngày nay. Người Ai Cập tìm được phép đếm đến 10 và rất giỏi về hình học (hàng năm họ phải tính lại diện tích các thửa ruộng bị đất phù sa làm mất bờ mùa nước lên, xây dựng kim tự tháp), và tính được số pi=3,16. Lưỡng Hà: Giỏi về số học (họ buôn bán nên thường xuyên tính toán). Ấn Độ:Phát minh ra hệ thống chữ số, kể cả chữ số 0. Người Ấn Độ sáng tạo ra các số ngày nay ta đang dùng GV: Người phương Đông còn sáng tạo ra những thành tựu văn hoá gì nữa? HS: GV:Cho HS quan sát hình 12,13 trong sách giáo khoa?và cho biết kim tự tháp được xây dựng để làm gì? Và bằng nguyên liệu gì? HS: Lăng mộ của vua, thời Ai Cập cổ đại,vua được xem là sức mạnh tuyệt đối, các pha-ra-on quan niệm “cuộc sống trên trái đất là ngắn ngủi và ngôi nhà vĩnh cửu là nhà mồ, nơi mà sau khi ta chết, xác ta nằm ở đó”. Được xây dựng bằng đá. GV: Sự vĩ đại của kim tự tháp thể hiện ở điểm nào? HS:Quy mô rộng lớn, trình độ mài đá xây dựng tính toán rất giỏi. GV:Em có nhận xét gì về kim tự tháp? HS:Thể hiện quyền uy của pha-ra-on, sự sáng tạo của nhân dân lao động. &Như Các - Mác từng nói, kim tự tháp là “kết quả vĩ đại”sinh ra từ những “hợp tác đơn giản”. Một mặt nó là sự kết tinh của những nỗi đau khổ khủng khiếp của sự hi sinh của hàng chục vạn nô lệ, nhưng mặt khác nó cũng là bản anh hùng ca, ca ngợi thành quả lao động sáng tạo của họ và “bất cứ thứ gì cũng sợ thời gian nhưng thời gian sợ kim tự tháp” GV: Thành ba-bi-lon được xây dựng ở đâu?Em biết gì về vườn treo Ba-bi-lon? HS: Lưỡng Hà.Vườn treo Ba-bi-lon được xây dựng sau vài năm vua Na-bu-cu- đô-nô-rô xây dựng xong cung điện chính của mình, là món quà ông tặng người vợ yêu quý mình & GV kết luận: Đây là những kì quan của thế giới mà loài người ngày nay còn thán phục về kiến trúc của người xưa.Đó là thành tựu văn hoá của người phương Đông,vậy người Hi Lạp –Rô Ma đã có những đóng góp gì về văn hoá ? Chúng ta sang phần 2 Hoạt đông 2: Hs nắm được các thánh tựu văn hóa của người Hy lạp và Rô ma. Gv: Thành tựu văn hóa đầu tiên của người Hylạp-Rôma là gì ? Hs : Họ sáng tạo ra lịch GV: Đó là thành tựu đầu tiên của người Hylạp-Rôma. Vậy thành tựu thứ 2 của họ là gì ? HS : Chữ viết Họ sáng tạo ra hệ chữ cái a,b,c.như ngày nay, ban đầu là 20 chữ, sau này là 26 chữ cái mà ngày nay ta đang dùng. Gv : Người Hi Lạp –Rô Ma có nhưng thành tựu khoa học gì ? HS:Họ đạt được nhiều thành tựu rực rỡ về khoa học. Trong mỗi lĩnh vực đều có những nhà khoa học nổi danh. GV yêu cầu HS nêu tên những nhà khoa học : +Toán học : Ta-lét, Pitago, Ơcơlít . +Vật lí : Ắc simét . +Triết học : Platôn, Aritxtốt . +Sử học: Hêrôđốt, Tudixít . +Địa lí : Stơ -ra-bôn . Gv : Văn học cổ Hi Lạp phát triển như thế nào ? HS :Văn học cổ Hi Lạp phát triển rực rỡ với những bộ sử thi nổi tiếng thế giới như : Iliát, Ôđixê, kịch, thơ độc đáo của Etsin. Gv : Em hãy nêu những công trình nghệ thuật nổi tiếng của người phương Tây cổ đại ? HS : Đền Páctênông ở Hi Lạp,Đấu trường Côlidê ở Rô Ma -Tượng lực sĩ ném đĩa, Tượng thần vệ nữ. -GV miêu tả các công trình kiến trúc. GV:Theo các em tình trạng các di vật, di tích lịch sử ngày nay có được giữ gìn và phát huy nữa hay không? HS: Có nhưng hiện nay các di tích lịch sử không còn nguyên vẹn nhiều di tích đã bị phá hoại như Vạn Lí Trường Thành ,Vườn treo.. *Giáo dục tình cảm: Em có thái độ và trách nhiệm như thế nào trong việc bảo vệ và tìm hiểu các di tích lịch sử ở nước ta? HS: Phải biết gìn giữ ,bảo vệ và quý trọng ,nếu thấy có biểu hiện phá hoại chúng ta phải báo cho các cơ quan có liên quan.Chúng ta cần tìm hiểu các di tích lịch sử để hiểu rõ hơn về lịch sử đất nước ta. GVKL toàn bài: Vào buổi bình minh của nền văn minh loài người cư dân phương Đông và phương Tây cổ đại đã sáng tạo nên hàng loạt những thành tựu văn học phong phú đa dạng vĩ đại vừa nói lên năng lực vĩ đại của loài người, vừa đặt cơ sở cho văn minh của nhân loại. 1.Các dân tộc phương Đông thời cổ đại đã có những thành tựu văn hóa gì? a.Thiên văn và lịch: -Họ đã có những tri thức đầu tiên về thiên văn. - Họ sáng tạo ra Âm lịch và làm ra đồng hồ đo thời gian. b-Chữ viết : -Chữ tượng hình. c-Toán học: Phép đếm đến 10, số pi (p=3,16), chữ số, số học. d.-Kiến trúc : -Kim Tự Tháp, Thành Babilon 2-Người Hi Lạp-Rô Ma đã có những đóng góp gì về văn hoá? -Họ sáng tạo ra lịch, dựa trên qui luật của trái đất quay xung quanh mặt trời. Đó là lịch dương. -Chữ viết : Sáng tạo ra bảng chữ cái a,b,c -Các ngành khoa học cơ bản : Đạt được nhiều thành tựu về khoa học : Toán học, Thiên văn, Vật lí, Triết học, Sử học, Y học , Địa lí. -Văn học :Văn học cổ Hi Lạp phát triển rực rỡ với bộ sử thi nổi tiếng:I-li-at,ô-đi-xê,kịch thơ:Ô-re-xti -Kiến trúc : Đền Pactênông (Hi Lạp), Đấu trường Côlidê (Rô Ma). V/ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ Những thành tựu của người phương Đông và của người phương Tây cổ đại mà ngày nay chúng ta còn sử dụng ?. Em hãy nhận xét đánh giá về các thành tựu thời cổ đại ? * Dặn dò: Các em học bài, chú ý phần 2, kết hợp câu hỏi SGK. Sưu tầm tranh ảnh về các kì quan thế giới của t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBai 4 Cac quoc gia co dai Phuong Dong_12427231.doc