Giáo án lớp 3 - Trường Tiểu học Nhân Đạo - Năm 2014 - 2015 - Tuần 26

I. MỤC TIÊU

 - Luyện tập, củng cố, rèn kĩ năng làm bài về mở rộng vốn từ về nghệ thuật: (người hoạt động nghệ thuật, các hoạt động nghệ thuật, các môn nghệ thuật).

 - Ôn luyện về dấu phẩy.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Vở thực hành luyện từ và câu, TV nâng cao.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu bài học.

 2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập.

 Bài 1: a. Tìm các từ có tiếng sĩ đứng sau, chỉ những người hoạt động nghệ thuật.

 M: ca sĩ

 b. Tìm các từ có tiếng nhạc đứng trước, nói về lĩnh vực âm nhạc.

 M: nhạc cụ

 - Học sinh đọc yêu cầu của bài.

 - Sau đó trao đổi theo nhóm.

 - HS làm bài vào vở bài tập.

 Bài 2: (tr21-Vở TH LT&câu)

 - Học sinh đọc yêu cầu của bài.

 - Từng học sinh làm việc cá nhân. Sau đó trao đổi theo nhóm.

 - HS làm bài vào sách bài tập.

 

doc34 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 622 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 3 - Trường Tiểu học Nhân Đạo - Năm 2014 - 2015 - Tuần 26, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ư thế nào? - GV gọi HS trả lời, GV nhận xét. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của bài học. 2. Hướng dẫn thực hành. * Hoạt động 1: Xử lí tình huống qua đóng vai. Giáo viên yêu cầu các nhóm thảo luận cách xử lý tình huống sau và sắm vai thể hiện cách xử lý đó. GV yêu cầu 1 - 2 nhóm thể hiện cách xử lý, các nhóm khác (nếu không đủ thời gian để biểu diễn) có thể nêu lên cách giải quyết của nhóm mình. Cho học sinh thảo luận lớp: + Trong những cách giải quyết mà các nhóm đưa ra, cách nào là phù hợp nhất? + Em thử đoán xem ông Tư sẽ nghĩ gì về Nam và Minh nếu thư bị bóc? Giáo viên kết luận: Minh cần khuyên bạn không được bóc thư của người khác. Đó là tôn trọng thư từ, tài sản của người khác. * Hoạt động 2: Thảo luận nhóm. - Giáo viên phát phiếu học tập cho học sinh và yêu cầu các nhóm thảo luận những nội dung bài tập 2. Giáo viên cho các nhóm thảo luận. Gọi đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả thảo luận. Giáo viên kết luận: Mọi người cần tôn trọng bí mật riêng của trẻ em vì đó là quyền trẻ em được hưởng. Tôn trọng tài sản của người khác là Hỏi mượn khi cần; chỉ sử dụng khi được phép ; giữ gìn, bảo quản khi sử dụng. * Hoạt động 3 : Liên hệ thực tế. Giáo viên yêu cầu từng cặp học sinh trao đổi với nhau theo câu hỏi: Em đã biết tôn trọng thư từ, tài sản gì, của ai? Việc đó xảy ra như thế nào? Gọi một số học sinh lên trình bày kết quả thảo luận. Giáo viên tổng kết, khen ngợi những em đã biết tôn trọng thư từ, tài sản của người khác và đề nghị lớp noi theo. 3. Củng cố, dăn dò. - GV nhận xét tiết học. Tiết 1 (Buổi chiều) Luyện Tiếng Việt (LT&C) ôn: Từ ngữ về nghệ thuật- Dấu phẩy I. Mục tiêu - Luyện tập, củng cố, rèn kĩ năng làm bài về mở rộng vốn từ về nghệ thuật: (người hoạt động nghệ thuật, các hoạt động nghệ thuật, các môn nghệ thuật). - Ôn luyện về dấu phẩy. II. Đồ dùng dạy học: Vở thực hành luyện từ và câu, TV nâng cao. III. Hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu bài học. 2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập. Bài 1: a. Tìm các từ có tiếng sĩ đứng sau, chỉ những người hoạt động nghệ thuật. M: ca sĩ b. Tìm các từ có tiếng nhạc đứng trước, nói về lĩnh vực âm nhạc. M: nhạc cụ - Học sinh đọc yêu cầu của bài. - Sau đó trao đổi theo nhóm. - HS làm bài vào vở bài tập. Bài 2: (tr21-Vở TH LT&câu) - Học sinh đọc yêu cầu của bài. - Từng học sinh làm việc cá nhân. Sau đó trao đổi theo nhóm. - HS làm bài vào sách bài tập. a. Chỉ những người hoạt động nghệ thuật Diễn viên, ca sĩ, nhà văn, nhà thơ, nhà soạn kịch, nhà ảo thuật, đạo diễn, nhạc sĩ, b. Chỉ các hoạt động nghệ thuật đóng phim, ca hát, múa, vẽ, biểu diễn, ứng tác, làm thơ, làm văn viết kịch, quay phim, c. Chỉ các mộ nghệ thuật điện ảnh, kịch nói, chèo, tuồng, cải lương, âm nhạc, hội hoạ, múa rối, kiến trúc, thơ, văn. Bài 3: Đặt dấu chấm, dấu phẩy vào chỗ thích hợp, rồi viết lại các câu đó cho đúng chính tả: Ngày xưa Hươu rất nhút nhát Hươu sợ bóng tối sợ thú dữ sợ cả tiếng động lạ tuy vậy Hươu rất nhanh nhẹn chăm chỉ và tốt bụng một hôm nghe tin bác Gấu ốm nặng Hươu xin phép mẹ đến thăm bác Gấu. - Một học sinh đọc yêu cầu của bài. Gọi 1 học sinh đọc đoạn văn. - Học sinh suy nghĩ và dựa vào những kiến thức mà mình đã được học để điền dấu câu vào đoạn văn cho phù hợp. - Học sinh làm việc cá nhân. - Một số học sinh báo cáo kết quả làm việc của mình trước lớp. - GV nhận xét và chốt lời giải đúng. - Gọi một vài học sinh đọc lại đoạn văn đã điền đúng dấu câu. - GV củng cố kiến thức cần ghi nhớ. - Cả lớp chữa bài vào vở theo lời giải đúng. 3. Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học. - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Tiết 2 (Buổi chiều) Tập đọc RƯớC ĐèN ÔNG SAO I. Mục tiêu : - Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà học sinh địa phương dễ phát âm sai và viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương: mâm cỗ, quả bưởi, nải chuối, bập bùng trống ếch, trong suốt, thỉnh thoảng, ... - Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. - Hiểu các từ mới trong bài và biết cách dùng từ mới. - Hiểu nội dung và ý nghĩa của bài: Trẻ em Việt Nam rất thích cỗ Trung thu và đêm hội rước đèn. Trong cuộc vui ngày Tết Trung thu, các em thêm yêu quý, gắn bó với nhau. (trả lời được các câu hỏi trong SGK) II. Đồ dùng dạy học: SGK, tranh phóng to. III. Các hoạt động dạy học A. KT bài cũ: - Gọi 3 em lên bảng đọc bài “Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử”. Yêu cầu nêu nội dung của bài. - GV nhận xét, tuyên dương, tư vấn. B. Bài mới. 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học. 2. Luyện đọc. * GV đọc mẫu toàn bài, chú ý giọng đọc vui tươi, thể hiện tâm trạng háo hức, rộn ràng của hai bạn nhỏ trong đêm đón cỗ, rước đèn. * Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ. Giáo viên gọi từng dãy đọc hết bài. Giáo viên nhận xét từng học sinh về cách phát âm, cách ngắt, nghỉ hơi. Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc từng đoạn: bài chia làm 3 đoạn. Giáo viên gọi học sinh đọc đoạn 1. Giáo viên gọi tiếp học sinh đọc từng đoạn. Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy. GV kết hợp giải nghĩa từ khó: chuối ngự. Giáo viên cho học sinh đọc nhỏ tiếp nối: 1 em đọc, 1 em nghe. Giáo viên gọi từng tổ đọc. Cho 1 học sinh đọc lại đoạn 1, 2, 3. Cho cả lớp đọc Đồng thanh 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài. Giáo viên cho học sinh đọc thầm cả bài và hỏi: + Nội dung mỗi đoạn văn trong bài tả những gì? Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 1 và hỏi + Mâm cỗ Trung thu của Tâm được bày như thế nào? + Được bày rất vui mắt: Một quả bưởi được khía thành tám cánh như hoa, cài một quả ổi chín bên cạnh để một nải chuối ngự và bó mía tím xung quanh bày mấy thứ đồ chơi, Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 2 và hỏi: + Chiếc đèn “ng sao của Hà có gì đẹp? + Làm bằng giấy bóng kính đỏ trong suốt ngôi sao được gắn vào giữa vòng tròn có những tua giấy đủ màu sắc trên đỉnh ngôi sao cắm 3 lá cờ con, - Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 3 và hỏi: + Những chi tiết nào cho thấy Tâm và Hà rước đèn rất vui? + Hai bạn đi bên nhau, mắt không rời khỏi cái đèn hai bạn thay nhau cầm đèn có lúc cầm chung cái đèn reo “ tùng tùng tùng dinh dinh dinh! ” 4. Luyện đọc lại Giáo viên đọc mẫu đoạn 2 và lưu ý học sinh về giọng đọc ở các đoạn. Giáo viên uốn nắn cách đọc cho học sinh. Giáo viên tổ chức cho 2 đến 3 nhóm thì đọc bài tiếp nối. Gọi vài học sinh thi đọc đoạn văn. Giáo viên và cả lớp nhận xét, bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay nhất. 5. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau. Tiết 3 (Buổi chiều) Bồi dưỡng Mỹ thuật Giáo viên môn Mỹ thuật dạy Thứ tư ngày 18 tháng 3 năm 2015 Tiết 1 (Buổi sáng) Luyện từ và câu Từ NGữ Về Lễ HộI, DấU PHẩY I. Mục tiêu. - Hiểu nghĩa các từ lễ, hội, lễ hội. (BT1) - Tìm được một số từ ngữ thuộc chủ điểm lễ hội. (BT2) - Đặt được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu. (BT3) II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ, phiếu học tập và sách BT. III. Các hoạt động dạy học. A. Kiểm tra bài cũ: - Hai em lên bảng làm bài tập 3 tuần 25. - Một em nhắc lại nhân hóa là gì? - Cả lớp theo dõi, nhận xét bài bạn, GV nhận xét, tuyên dương. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học. 2. Hướng dẫn bài mới. Bài tập 1: Giáo viên cho học sinh mở SGK và nêu yêu cầu. Học sinh làm bài. Cho 3 học sinh lên bảng làm bài bằng cách nối các từ ở cột A với các từ ở cột B cho phù hợp. - GV nhận xét, chữa bài: + Lễ: Các nghi thức nhằm đánh dấu hoặc kỉ niệm một sự kiện có ý nghĩa. + Hội: Cuộc vui tổ chức cho đông người dự theo phong tục hoặc nhân dịp đặc biệt. + Lễ hội: Hoạt động tập thể có cả phần lễ và phần hội. Bài tập 2: - Giáo viên gọi học sinh nêu yêu cầu. Giáo viên cho học sinh làm bài. Giáo viên gọi học sinh đọc bài làm: A B Tên một số lễ hội Lễ hội đền Hùng, đền Gióng, chùa Hương, Tháp Bà, núi Bà, chùa Keo, Phủ Giầy, Kiếp Bạc, Cổ Loa, Tên một số hội Hội vật, bơi trải, đua thuyền, chọi trâu, lùng tùng (xuống đồng), đua voi, đua ngựa, chọi gà, thả diều, hội Lim, hội khoẻ Phù đổng, Tên một số hoạt động trong lễ hội và hội Cúng phật, lễ phật, thắp hương, tưởng niệm, đua thuyền, đua ngựa, đua mô tô, đua xe đạp, kéo co, ném còn, cướp cờ, đánh đu, thả diều, chơi cờ tướng, chọi gà, Bài tập 3: Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu. Học sinh làm bài. Giáo viên gọi học sinh đọc bài làm: Vì thương dân, Chử Đồng Tử và công chúa đi khắp nơi dạy dân cách trồng lúa, nuôi tằm, dệt vải. Vì nhớ lời mẹ dặn không được làm phiền người khác, chị em Xô-phi đã về ngay. Tại thiếu kinh nghiệm, nôn nóng và coi thường đối thủ, Quắm Đen đã bị thua. Nhờ ham học, ham hiểu biết và muốn đem hiểu biết của mình ra giúp đời, Lê Quý Đôn đã trở thành nhà bác học lớn nhất của nước ta thời xưa. 3. Củng cố, dặn dò. - GV nhận xét tiết học. Tiết 2 (Buổi sáng) Toán LàM QUEN VớI THốNG KÊ Số LIệU (TIếP) I. Mục tiêu : - Học sinh biết được những khái niệm cơ bản của bảng số liệu thống kê: hàng, cột. - Biết cách đọc các số liệu của một bảng. - Biết cách phân tích số liệu của một bảng. II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ, phiếu học tập và sách BT. III. Các hoạt động dạy học A. KT bài cũ: Làm quen với thống kê số liệu. - GV sửa bài tập sai nhiều của HS. Nhận xét vở HS. B. Bài mới. 1. Giới thiệu bài: Làm quen với thống kê số liệu 2. Hình thành bảng số liệu Giáo viên cho học sinh quan sát bảng số trong SGK và hỏi: + Bảng số liệu có những nội dung gì? (Biết về số con của mỗi gia đình.) + Bảng có mấy cột và mấy hàng? + Hàng thứ nhất của bảng cho biết gì? + Hàng thứ hai của bảng cho biết gì? Giáo viên giới thiệu: bảng trên là bảng thống kê về số con của ba gia đình. Bảng này gồm có 4 cột và 2 hàng. Hàng thứ nhất nêu tên của các gia đình được thống kê, hàng thứ hai nêu số con của các gia đình có tên trong hàng thứ nhất. 3. Đọc bảng số liệu. Giáo viên hỏi: + Bảng thống kê số con của mấy gia đình? Gia đình cô Mai có mấy người con. + Gia đình cô Lan có mấy người con? Gia đình cô Hồng có mấy người con? + Gia đình nào có ít con nhất ? Những gia đình nào có số con bằng nhau? 4. Hướng dẫn thực hành Bài 1: GV gọi HS đọc yêu cầu. + Bảng số liệu có những nội dung gì? Bảng có mấy cột và mấy hàng? + Hàng thứ nhất của bảng cho biết gì? + Hàng thứ hai của bảng cho biết gì? Gọi học sinh trình bày bài làm. - Lớp làm vào vở. - 3HS nêu miệng kết quả, cả lớp bổ sung: a/ Lớp 3B có 13 học sinh giỏi. lớp 3D có 15 học sinh giỏi. b/ Lớp 3C nhiều hơn lớp 3A là 7 bạn HSG. c/ Lớp 3C có nhiều học sinh giỏi nhất. Lớp 3B có ít học sinh giỏi nhất. Giáo viên nhận xét. Bài 2: GV gọi HS đọc yêu cầu. Giáo viên cho học sinh làm bài. Gọi học sinh trình bày bài làm. - Lớp làm vào vở. - 3HS nêu miệng kết quả, cả lớp bổ sung: a/ Lớp 3C trồng được nhiều cây nhất. Lớp 3B trồng được ít cây nhất. b/ Lớp 3C và lớp 3A trồng được số cây là 45 + 40 = 85 cây. c/ Lớp 3D trồng ít hơn lớp 3A là 40 -28 =12 cây Giáo viên nhận xét. Bài 3: GV gọi HS đọc yêu cầu. Giáo viên cho học sinh làm bài. Gọi học sinh trình bày bài làm. - Cả lớp thực hiện làm vào vở. - Một học sinh lên bảng chữa bài, lớp bổ sung. a/ Tháng 2 cửa hàng bán được : 1040 m vải trắng và 1140 m vải hoa. b/ Tháng 3 vải hoa bán nhiều hơn vải trắng là 100m. Giáo viên nhận xét. 5. Củng cố, dăn dò. - GV nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau: Luyện tập. Tiết 3 (Buổi sáng) Chính tả RƯớC ĐèN ÔNG SAO I. Mục tiêu - Nghe - viết chính xác, trình bày đúng, đẹp một đoạn trong bài Rước đèn ông sao. Trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. - Làm đúng các bài tập điền vào chỗ trống các tiếng có âm, vần dễ lẫn: r/d/gi hoặc ên/ênh. II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ và sách BT. III. Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: - Yêu cầu 2HS viết ở bảng lớp, cả lớp viết vào bảng con các từ HS thường hay viết sai. - Hai em lên bảng viết các từ : dập dềnh, giặt giũ, cao lênh khênh, bện dây, bến tàu, bập bênh GV nhận xét, tuyên dương những HS viết nhanh chữ đẹp. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học. 2. Hướng dẫn viết chính tả. a. Chuẩn bị: - Giáo viên đọc đoạn văn cần viết chính tả 1 lần. Gọi học sinh đọc lại bài. Giáo viên hướng dẫn HS nắm nội dung, nhận xét bài sẽ viết chính tả. + Tên bài viết ở vị trí nào? Đoạn văn có mấy câu? + Đoạn văn tả gì? + Mâm cỗ đón tết trung thu của Tâm. + Những chữ nào trong đoạn văn cần viết hoa? + Viết hoa các chữ đầu tên bài, đầu đoạn, đầu câu và tên Tết Trung thu, Tâm. - Cả lớp viết từ khó vào bảng con: bập bùng trống ếch, mâm cỗ, ... + Những chữ nào trong đoạn văn cần viết hoa ? Đoạn văn tả gì? HS viết một vài tiếng khó, dễ viết sai: mâm cỗ nhỏ, quả bười, quả ổi. b. HS viết bài Giáo viên đọc thong thả từng câu, từng cụm từ, mỗi câu đọc 2 lần cho học sinh viết vào vở. GV đọc chậm rãi để HS soát lại bài. c. Chấm, chữa bài GV thu vở, chấm một số bài, sau đó nhận xét, tư vấn từng bài về các mặt. 3. Hướng dẫn làm bài tập Bài tập 1: Gọi 1 HS đọc yêu cầu Cho HS làm bài vào vở bài tập. Bắt đầu bằng r Bắt đầu bằng d Bắt đầu b”ng gi Rổ, rá, rựa, rương, rùa, rắn, rết, Dao, dây, dê, dế, dù, dùi, Giường, giá sách, giáo mác, áo giáp, giày, giẻ, gián, giun, 4. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Tuyên dương những học sinh viết bài sạch, đẹp, đúng chính tả. Tiết 4 (Buổi sáng) Thủ công làm lọ hoa gắn tường (tiết 3) I. Mục tiêu HS biết cách làm lọ hoa gắn tường. - Làm được lọ hoa gắn tường. Các nếp gấp tương đối đều, thẳng, phẳng. Lọ hoa tương đối cân. * Với HS khéo tay: Làm được lọ hoa gắn tường. Các nếp gấp đều, thẳng, phẳng. Lọ hoa cân đối. - Có thể trang trí lọ hoa đẹp. II. Chuẩn bị: - Mẫu lọ hoa. - Tranh quy trình làm lọ hoa. - Giấy thủ công, kéo, hồ dán. III. Các hoạt động dạy học. A. Kiểm tra bài cũ: - HS nêu lại quy trình làm lọ hoa gắn tường. - GV nhận xét, tuyên dương. B. Bài mới. 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu bài học. 2. Hướng dẫn thực hành. Hoạt động 1: HS nhắc lại các bước làm. - GV treo tranh quy trình làm lọ hoa gắn tường. - HS quan sát, nhận xét và hệ thống lại các bước làm lọ hoa gắn tường. - Bước 1: Gấp phần giấy làm đế lọ hoa và gấp các nếp gấp cách đều. - Bước 2: Tách phần gấp đế lọ hoa ra khỏi các nếp gấp làm thân lọ hoa. - Bước 3: Làm thành lọ hoa gắn tường. * Hoạt động 2: Học sinh thực hành. 1 - 2 HS nhắc lại các bước gấp và làm lọ hoa gắn tường. Giáo viên nhận xét, tư vấn cách làm. - GV chia lớp thành các nhóm 3 để HS thực hành. HS thực hành gấp lọ hoa gắn tường theo nhóm. GV theo dõi giúp đỡ những em còn lúng túng. Tổ chức trình bày sản phẩm, chọn sản phẩm đẹp để tuyên dương. Giáo viên đánh giá kết quả thực hành của học sinh. 3. Củng cố, dặn dò: Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kĩ năng quan sát và nhận xét của HS. Dặn dò HS: Giờ sau mang giấy thủ công, bút chì, thước kẻ, kéo, hồ dán để học tiết 3. Tiết 1 (Buổi chiều) Toán LUYệN TậP I. Mục tiêu : - Biết đọc, phân tích và xử lí số liệu của một dãy và bảng số liệu đơn giản. - Học sinh vận dụng giải toán nhanh, đúng, chính xác. II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ, phiếu học tập và sách BT. III. Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ. - Gọi học sinh lên bảng làm lại BT4 tiết trước. - Cho ví dụ về một bảng số liệu. - GV nhận xét, tuyên dương, tư vấn. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học. 2. Luyện tập Bài 1: GV gọi HS đọc yêu cầu. + Hãy đọc dãy số liệu của bài. Bài toán yêu cầu điều gì ? + Giáo viên cho học sinh làm bài. Gọi HS trình bày bài làm. - Dựa vào cột thứ nhất lần lượt từng em lên điền để hoàn thành bảng số liệu. Năm 2001 2002 2003 Số thóc 4200kg 3500kg 5400kg - Cả lớp theo dõi nhận xét bài bạn. Bài 2: GV gọi HS đọc yêu cầu. + Bảng số liệu có những nội dung gì? Bảng có mấy cột và mấy hàng? + Hàng thứ nhất của bảng cho biết gì? + Hàng thứ hai của bảng cho biết gì? + Hàng thứ ba của bảng cho biết gì? + Hàng thứ tư của bảng cho biết gì? + Bài toán yêu cầu điều gì? - 1 em làm mẫu câu a. Số cây bạch đàn trồng năm 2002 nhiều hơn năm 200 là: 2165 – 1745 = 420 (cây) - Cả lớp tự làm các câu còn lại. - 1 em lên bảng sửa bài, lớp nhận xét bổ sung: b/ Năm 2003 trồng được số cây thông và bạch đàn là: 2540 + 2515 = 5055 (cây) Bài 3: GV gọi HS đọc yêu cầu. Giáo viên cho học sinh làm bài. - Gọi học sinh trình bày bài làm. 90, 80, 70, 60, 50, 40, 30, 20, 10. - Cả lớp thực hiện làm vào vở. - Hai học sinh nêu miệng kết quả. Cả lớp bổ sung. a/ Dãy trên có tất cả là: 9 số. b/ Số thứ tư trong dãy là: 60. - Giáo viên nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Kiểm tra định kì giữa kì 2. Tiết 2 (Buổi chiều) Thực hành kĩ năng sống Thực hành Kĩ năng hợp tác Trò chơi: "ném bóng trúng đích" I. Mục tiêu - HS biết hợp tác với nhau để chơi trò chơi Ném bóng trúng đích. - Qua trò chơi giáo dục cho HS kĩ năng biết hợp tác với mọi người thì công việc sẽ thuận lợi hơn và đạt kết quả tốt hơn. - Giáo dục HS ý thức hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh trong khi làm việc. II. Đồ dùng dạy học: - Địa điểm: Sân thể dục của trường. - Phương tiện: 3 quả bóng hơi. III. Hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: - GV nêu câu hỏi: Trong tuần qua các con ta đã hợp tác với nhau làm những việc gì? Làm xong việc đó con thấy thế nào? - GV nhận xét, tuyên dương, tư vấn. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn thực hành - GV cho lớp ra sân thực hành chơi trò chơi. - Lớp trưởng hô cho các bạn xếp hàng theo 3 tổ đã quy định. - GV nêu mục tiêu, yêu cầu tiết học. - Sau đó quy định vị trí của các tổ để chơi trò chơi. * Cho HS chơi trò chơi Ném bóng trúng đích. - GV nêu tên trò chơi. - GV nêu mục đích của trò chơi. - Phổ biến cách chơi và luật chơi. - HS chơi thử. + Chia tổ, cho học sinh luyện tập theo đơn vị tổ. - Cho HS thi đua chơi cả lớp. - GV theo dõi chung. - Cuối giờ cho HS tập thả lỏng người rồi xếp hàng, GV nhận xét tư vấn. *GVKL: Biết hợp tác với mọi người trong cả khi chơi thì chúng ta luôn giành được chiến thắng. - Liên hệ: + Những nhóm nào đã hợp tác tốt trong các hoạt động học tập, vui chơi? - Vài HS kể, GV nhận xét, tuyên dương. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học và dặn dò HS. Tiết3 (Buổi chiều) Tự nhiên và xã hội TÔM, CUA I. Mục tiêu : - Nêu được ích lợi của tôm và cua đối với đời sống con người. - Chỉ và nói được tên các bộ phận bên ngoài của tôm, cua trên hình vẽ hoặc vật thật. - HS khá, giỏi: Biết tôm, cua là những động vật không xương sống. Cơ thể được bao phủ lớp vở cứng, có nhiều chân và chân phân thành các đốt. II. Phương pháp: Vận dụng phương pháp Bàn tay nặn bột. III. Đồ dùng dạy học: Tranh ảnh trong sách trang 98, 99. Sưu tầm ảnh các loại động vật khác nhau mang đến lớp. IV. Các hoạt động dạy học A. KT bài cũ: - 2HS trả lời câu hỏi: + Nêu đặc điểm chung của các loại côn trùng. + Kể tên những côn trùng có lợi và tên những côn trùng có hại? - GV nhận xét, tuyên dương, tư vấn. B. Bài mới. 1.Giới thiệu bài: Tôm và cua. 2. Hướng dẫn tìm hiểu bài Bước 1: Đưa tình huống xuất phát. GV: ở nhà những bạn nào đã được ăn tôm, của? (Vài HS kể) GV nhận xét, tuyên dương. Hỏi: Theo con tôm, cua có những bộ phận nào? Chúng giống và khác nhau ở những điểm gì? - GV: Bây giờ các con hãy dự đoán rồi ghi lại kết quả dự đoán của mình vào bảng nhóm, có thể ghi bằng lời, bằng hình vẽ hoặc bằng kí hiệu riêng. Nhóm nào song trước mang dán lên bảng lớp. Bước 2: Cho HS bộc lộ những hiểu biết ban đầu của mình vào giấy (vở thực nghiệm) rồi ghi ra bảng nhóm. - HS thực hành ghi, vẽ hình theo ý hiểu của mình. - Đại diện các nhóm lên trình bày dự đoán của nhóm mình. - HS phát hiện những dự đoán giống và khác nhau giữa các nhóm. GV gạch chân điểm giống hoặc khác. Bước 3: Đề xuất các câu hỏi, phương án tìm tòi: Dựa vào bảng dự đoán của HS, giáo viên định hướng cho học sinh đề xuất câu hỏi thắc mắc: HS nêu câu hỏi: + Bên ngoài cơ thể của những con tôm, cua có gì bảo vệ? + Bên trong cơ thể của tôm, cua có xương sống không? + Tôm, cua sống ở đâu? + Tôm, cua có bao nhiêu chân? * Đề xuất phương án thực nghiệm, nghiên cứu: + Vậy theo các con làm cách nào để trả lời những câu hỏi trên? - Vài HS nêu: Quan sát tranh ảnh, vật thật một số con tôm, cua. + Mổ con tôm và con cua ra quan sát. Bước 4: Thực hiện phương án tìm tòi khám phá: - GV phát cho mỗi nhóm một con tôm, cua cho HS thực hành theo nhóm. Bước 5: Kết luận và hợp thức hóa kiến thức. - Cho các nhóm lần lượt trình bày kết luận sau khi quan sát thảo luận. * GV chốt kết luận: Tôm và cua có hình dạng và kích thước khác nhau nhưng chúng đều không có xương sống. Cơ thể chúng được bao phủ bông một lớp vỏ cứng, có nhiều chân và chân phân thành các đốt. - HS so sánh với dự đoán ban đầu của mình. GV hỏi để HS nhắc lại: Tôm, cua sống ở đâu? Kể tên 1 số loài vật thuộc họ tôm. Kể tên 1 số loài vật thuộc họ cua. Nêu ích lợi của tôm và cua. Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 6 và hỏi: + Cô công nhân trong hình đang làm gì? - Các tỉnh nuôi nhiều tôm, cua: Kiên Giang, Cà Mau, Huế, Cần Thơ, Đồng Tháp. * Kết luận: Tôm và cua là những thức ăn chứa nhiều chất đạm cần cho cơ thể con người. Nước ta có nhiều sông, hồ và biển là những môi trường thuận tiện để nuôi và đánh bắt tôm, cua. Hiện nay, nghề nuôi tôm khá phát triển và tôm đã trở thành một mặt hàng xuất khẩu của nước ta. HS đọc mục bạn cần biết. * Liên hệ thực tế ở gia đình. 3. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học. Thứ năm ngày 19 tháng 3 năm 2015 Tiết 1 (Buổi chiều) Luyện Toán luyện giải toán có lời văn I. Mục tiêu - Rèn luyện kĩ năng giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị, tính giá trị của biểu thức. - Giáo dục HS yêu thích môn học. II. Đồ dùng dạy học: Sách bài tập Toán. III. Hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu. 2. Hướng dẫn làm bài tập. Hướng dẫn HS làm các bài tập trong sách bài tập (trang 41) Bài 1: HS đọc đề bài và nêu yêu cầu. HS tự làm bài rồi chữa bài. Bài giải Mỗi lò gạch có là: 9345 : 3 = 3115 (viên) ĐS: 3115 viên Bài 2: HS đọc yêu cầu của bài. + Bài toán cho biết gì? + Bài toán hỏi gì? GV cho HS thực hiện giải bài toán theo hai bước tính: + Tính số mì trong mỗi thùng: 1020 : 5 = 204 (gói) + Tính số mì trong 8 thùng: 204 x 8 = 1632 (gói) HS tự giải vào vở sau đó chữa. * Củng cố : Bài toán thuộc dạng toàn nào đã học? Nêu cách giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị. Bài 3: HS đọc yêu cầu của bài. + Bài toán cho biết gì? + Bài toán hỏi gì? - HS lập bài toán rồi giải theo hai bước : + Tìm số gạch trong mỗi xe: 8520 : 5 = 1704 (viên) + Tìm số gạch trong 3 xe: 1704 x 2 = 3408 (viên) Bài 4: HS đọc yêu cầu của bài. + Bài toán yêu cầu gì? Tính giá trị của biểu thức. 1HS lên bảng làm, lớp làm bài vào vở. 3620 : 4 x 3 2070 : 6 x 8 = 605 x 3 = 345 x 8 = 2715 = 2760 - Củng cố cách tính giá trị của biểu thức. 3. Củng cố, dặn dò: - GV và HS cùng hệ thống lại bài. - Nhận xét giờ học. Tiết 2 (Buổi chiều) Luyện Tập làm văn Tả cảnh đẹp quê hương I. Mục tiêu - Luyện tập, củng cố kĩ năng viết văn cho HS. - Học sinh viết được một đoạn văn tả cảnh quê em vào ngày nắng đẹp. - Giáo dục HS lòng yêu quê hương mình. II. Chuẩn bị: Sách TV nâng cao. III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài GV nêu mục đích, yêu cầu của giờ học. 2. Bài mới - HS đọc đề bài: Tuổi thơ của em gắn liền với những cảnh đẹp của quờ hương. Một dũng sụng với những cỏnh buồm nõu rập rờn trong nắng sớm. Một cỏnh buồm xanh mướt thẳng cỏnh cũ bay. Một con đường làng thõn thuộc in dấu chõn quen. Một đờm trăng đẹp với những điệu hũ ... Em hóy tả lại một trong những cảnh đẹp đú. + Bài yêu cầu làm gì? (Tả một cảnh đẹp của quê hương) - GV nêu lại yêu cầu của đề bài. - GV ghi gợi ý lên bảng. - HS đọc phần gợi ý. * Gợi ý: - Em hãy suy nghĩ, tưởng tượng chọn một cảnh đẹp mà em đã có dịp quan sát hoặc cảnh đẹp làm em nhớ nhất. - Đó là cảnh đẹp gì? (đồng lúa, dòng sông, con đường làng....) - Cảnh đẹp đú như thế nào? (Nhỡn từ xa như thế nào? Lại gần như thế nào?) - Cú đặc điểm gỡ nổi bật? - Cú những màu sắc, õm thanh gỡ? - Cảnh đú gắn bú với thời thơ ấu của em ra sao? * HS khá, giỏi nêu miệng một vài câu, lớp nhận xét. - GV nhận xét, sửa sai cho HS. - HS làm việc trong nhóm đôi, nói cho nhau nghe, sửa câu cho nhau. - Một số nhóm trình bày trước lớp. - GV nhận xét: Từ ngữ, cách dùng từ, đặt câu, .... * HS làm bài vào vở. GV yêu cầu bài viết phải tả lại cảnh đó một cách hồn nhiên, chân thật. Câu văn diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, viết gãy gọn; không mất lỗi chính tả và phải nêu được những nội dung chính. - HS viết bài vào vở, GV theo dõi chung. - Sau đó gọi một số HS trình bày bài làm của mình. - GV nhận xét, cho điểm. 3.Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học và dặn dò HS. Tiết 3 (Buổi chiều) Thể dục Giáo viên môn Thể dục dạy Thứ sáu ngày 20 tháng 3 năm 2015 Tiết 1 (Buổi sáng) Toán KIểM TRA ĐịNH Kì GIữA

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGIAO AN L3 -HUE T.26.doc
Tài liệu liên quan