Giáo án môn Tin học khối 6 - Trường THCS Trí Phải Tây

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

 Tiếp tục với các thao tác tạo bảng, soạn thảo và biên tập nội dung trong các ô của bảng và thay đổi được độ rộng các cột và độ cao các hàng của bảng.

2. Kỹ năng :

 Tiếp tục rèn luyện các thao tác đối với bảng biểu

3. Thái độ :

 Rèn luyện đức tính cẩn thận, tư duy thẫm mỹ.

II. CHUẨN BỊ

1. Chuẩn bị của giáo viên:

Giáo án, sách giáo khoa. Mẫu thực hành, phòng máy vi tính.

2. Chuẩn bị của học sinh:

Học bài cũ, xem trước bài mới trước khi thực hành.

 

doc136 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 426 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án môn Tin học khối 6 - Trường THCS Trí Phải Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ị về tài liệu và phương tiện dạy học Giáo viên :- Giáo án, sách giáo khoa. - Một số hình ảnh về biểu tượng và hệ điều hành trong máy tính, phòng máy Học sinh :- Sách giáo khoa, vở viết Tổ chức hoạt động học của học sinh Hoạt động dẫn dắt vào bài Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt Hoạt động 3: Giới thiệu Thanh công việc GV: Quan sát màn hình làm vệc chính của Windows. Cho biết thanh công việc nằm ở đâu? GV:Giới thiệu thanh công việc GV: Quan sát thanh công việc, cho biết nó chứa những gì ? HS: Phát biểu: Chứa nút start, các chương trình. GV: Khi chạy một chương trình, biểu tượng của nó xuất hiện trên thanh công việc. Em có thể chuyển đổi nhanh giữa các chương trình đó bằng cách nháy chuột vào biểu tượng chương trình tương ứng. GV: Yêu cầu HS lên thực hiện chuyển đổi qua lại giữa các chương trình đang chạy bằng cách sử dụng thanh công việc. 3. Thanh công việc -Thanh công việc nằm ở dưới đáy màn hình. - Chứa biểu tượng của các chương trình đang chạy. - Để chuyển đổi nhanh giữa các chương trình đang chạy ta nháy chuột vào biểu tượng chương trình tương ứng Hoạt động 4: Giới thiệu cửa sổ làm việc GV: Trong Windows, mỗi chương trình được thực hiện trong một cửa sổ riêng, người sử dụng giao tiếp (ra lệnh hay nhận thông tin) với chương trình thông qua cửa sổ đó. GV: Cửa sổ làm việc trong Windows gồm các điểm chung nào? HS: Phát biểu: Cửa sổ làm việc gồm các điểm chung: thanh tiêu đề, thanh công cụ, thanh bảng chọn. GV: Nhận xét: Các cửa sổ làm việc trong hệ điều hành Windows đều có các điểm chung sau: + Thanh tiêu đề: chứa tên của chương trình. + Thanh bảng chọn: chứa các nhóm lệnh (menu) của chương trình. + Thanh công cụ: chứa biểu tượng của các lệnh chính. + Nhóm các nút: đóng, phóng to, thu nhỏ nằm ở góc phải cửa sổ. GV:Yêu cầu HS lên thu nhỏ một chương trình thành biểu tượng trên thanh công việc 4. Cửa sổ làm việc - Thanh bảng chọn: chứa các nhóm lệnh (menu) của chương trình. - Thanh công cụ: chứa biểu tượng của các lệnh chính Dùng để thu nhỏ cửa sổ thành biểu tượng trên thanh công việc. Dùng để phóng to hay thu nhỏ trên màn hình nền. Dùng để đóng cửa sổ và kết thúc chương trình hiện thời. - Thanh cuốn dọc và thanh cuốn ngang giúp ta di chuyển toàn bộ vùng làm việc lên, xuống, sang phải sang trái 3. Hoạt động luyện tập 4. Hoạt động vận dụng 5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng IV. Rút kinh nghiệm Tuần :13 Ngày soạn: Tiết : 26 Ngày dạy: Bài thực hành 2 : LÀM QUEN VỚI WINDOWS Mục tiêu bài học 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ: - Nhận biết các biểu tượng chính trên giao diện khởi động của hệ điều hành windows. - Bước đầu làm quen với bảng chọn Start, - Thực hiện các thao tác vào/ra hệ thống; - Nghiêm túc trong giờ học, có tinh thần học hỏi, sáng tạo. - Tích cực tham gia xây dựng bài. 2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh: Rèn kỹ năng sử dụng chuột Chuẩn bị về tài liệu và phương tiện dạy học Giáo viên : - Giáo án, sách giáo khoa, phòng máy vi tính thực hành - Một số hình ảnh về biểu tượng và hệ điều hành trong máy tính. Học sinh : - Sách giáo khoa, vở viết Tổ chức hoạt động học của học sinh Hoạt động dẫn dắt vào bài * Giới thiệu bài Ở tiết trước các em đã được tìm hiểu về một vài thành phần của hệ điều hành Windows, tiết học hôm nay các em sẽ thực hành và tìm hiểu rõ hơn về hệ điều hành Windows Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt Hoạt động1: Hướng dẫn đăng nhập và tìm hiểu nút start và bảng chọn start GV: Giới thiệu cách đăng nhập phiên làm việc của hệ điều hành Windows. GV: Để đảm bảo tính riêng tư khi làm việc trên máy tính, nhất là máy tính dùng chung cho nhiều người, Windows XP cho phép mỗi người có thể đăng ký riêng một tài khoản. GV: Các em hiểu thế nào là tài khoản? GV: Nhận Xét. (Tài khoản gồm tên và mật khẩu) GV: Các em hiểu thế nào là mật khẩu? GV: Nhận xét - phân tích - diễn giải GV: Để biết được cách tạo mật khẩu như thế nào, chúng ta qua nội dung thứ nhất. GV: Nếu muốn mở một chương trình không có biểu tượng trên màn hình ta vào Start chọn chương trình từ mục All Programs của bảng chọn Start * Hướng dẫn ban đầu: a) Đăng nhập phiên làm việc B1: Khởi động Windows. B2: (Phụ thuộc vào từng loại HĐH, có thể bỏ qua) Nhập tên vào ô User name; nhập mật khẩu vào ô Password; ấn phím Enter. b) Làm quen với bảng chọn Start. Để kích hoạt một mục nào ta nháy chuột vào mục đó trong bảng chọn Start. Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hiện một số thao tác với biểu tượng chương trình trên màn hình nền GV: Công dụng của các biểu tượng đó là gì? GV: Nhận xét – phân tích – diễn giải. GV: Theo các em, các biểu tượng này có thể di chuyển được không? GV: Nhận xét., Ghi bảng. GV: Chúng ta khởi động một biểu tượng nào đó, thì trên màn hình cho ta kết quả gì? HS: Xuất hiện cửa sổ (Những thao tác này đều đã học, GV chỉ gọi HS nhắc lại). GV:Hệ thống một số sai phạm c) Một số thao tác với biểu tượng: - Chọn: Nháy chuột vào biểu tượng. - Kích hoạt: Nháy đúp chuột vào biểu tượng. - Di chuyển: Nháy chuột để chọn biểu tượng, thực hiện thao tác kéo thả để di chuyển biểu tượng tới vị trí mới. d) Cửa sổ: e) Kết thúc phiên làm việc – Long Off g) Ra khỏi hệ thống 2. Một số sai phạm: - Nhập sai mật khẩu. 3. Hoạt động luyện tập 4. Hoạt động vận dụng 5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng IV. Rút kinh nghiệm Trí Lực, ngàytháng..năm KÝ DUYỆT Lê Văn Đáng Tuần :14 Ngày soạn: Tiết : 27 Ngày dạy: BÀI TẬP Mục tiêu bài học 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ: - HS ôn lại kết quả học tập của chương III - Học sinh biết vận dụng kiến thức đã học vào để làm bài tập - Nghiêm túc trong giờ học, có tinh thần học hỏi, sáng tạo. - Tích cực tham gia xây dựng bài. 2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh: - Rèn luyện kỹ năng thực hiện các thao tác vào/ra hệ thống;bảng chọn start;với biểu tượng và cửa sổ; Chuẩn bị về tài liệu và phương tiện dạy học Giáo viên : - Giáo án, sách giáo khoa, phòng máy vi tính thực hành Học sinh : - Sách giáo khoa, vở viết - Ôn tập lý thuyết chương III vận dụng vào làm bài tập Tổ chức hoạt động học của học sinh Hoạt động dẫn dắt vào bài Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt GV: Để học sinh tự làm sau đó gọi học sinh đọc đáp án GV: kết hợp giảng giải cho học sinh để lựa chọn được đáp án đúng. Đáp án: 1. a Đáp án:2. c Đáp án: 3. a Đáp án: 4. b Đáp án: 5. d GV: Nhận xét bài các câu trả lời của học sinh GV:Gọi 2 học sinh lên bảng cả lớp cùng làm, GV theo dõi HS làm bài và chỉ cho HS những chỗ chưa đúng Đáp án 1/Các hoạt động của máy tính điện tử. 2/Tên và ngày giờ khởi tạo thư mục. 3/Góc dưới bên trái màn hình nút Start Các chương trình đang chạy và các chương trình chạy ngầm. 4/Vị trí chính xác của tệp tin và thư mục. GV: Gọi một HS đứng tại chỗ nhận xét bài làm của bạn GV: Tổng hợp lại kết quả. GV: Yêu cầu hs hoạt động nhóm GV: kết hợp ghi kết quả Gọi HS khác nhận xét GV: chốt lại giảng giải các lựa chọn đúng, sai 2. Tiến trình: I.Chọn phương án ghép hợp lý nhất bằng cách khoanh tròn vào a, b,c hoặc d 1. Máy tính muốn hoạt động được phải: a)Có hệ điều hành và phần mềm b)Không cần có hệ điều hành, chỉ cần có phần mềm c)Có hệ điều hành, phần mềm và loa d)Tất cả sai 2.Để sao chép và trao đổi thông tin giữa các máy tính hiện nay người ta thường dùng các thiết bị: a)Đĩa mềm, đĩa cứng b)Đĩa CD – ROM, đĩa USB, đĩa cứng c)Đĩa CD – ROM, đĩa USB, đĩa mềm d)Cả a,b và c sai 3.Khi nhìn vào một tệp tin người ta có thể biết một phần nội dung của nó nhờ: a)Tên tệp tin và phần mở rộng của tệp tin b)Kích thước của tệp tin c)Ngày khởi tạo tệp tin d) Tất cả đúng 4.Khi đặt tên tệp người ta thường không cần chú ý đến phần mở rộng của tệp tin vì: a)Người ta không muốn đặt phần mở rộng b)Phần mềm ứng dụng thường tự động đặt phần mở rộng của tệp tin c)Người ta thấy tệp tin có vẻ dài thêm d)Tất cả sai 5.Khi tạo một thư mục thì cần phải: a)Gõ thêm ngày tháng tạo thư mục b)Gõ thêm phần mở rộng của thư mục c)a và b đúng d)a và b sai II. Điền vào khoảng trống trong các câu sau 1.Hệ điều hành điều khiển . 2.Thư mục có các thông số để nhận biết là ................... 3.Thanh Task Bar nằm ............... để chứa.. 4.Cần phải dùng đường dẫn để chỉ ra III. Điền Đ vào cho mệnh đề đúng: 1.Bộ nhớ là nơi xử lí các thông tin của các phần mềm đang hoạt động 2.Tệp tin luôn luôn nằm trong thư mục. 3.Đối với file người sử dụng có thể: sao chép, đổi chỗ, huỷ đi. 4.Trong máy tính có thể chứa nhiều tệp tin giống nhau. 3. Hoạt động luyện tập - GV tổng hợp lại kiến thức qua các bài tập -Yêu cầu học sinh về nhà ôn lại lý thuyết các bài 10, 11, 12 trong SGk để chuẩn bị cho bài thực hành số 3 4. Hoạt động vận dụng 5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng IV. Rút kinh nghiệm Tuần :14 Ngày soạn: Tiết : 28 Ngày dạy: Bài thực hành số 3 : CÁC THAO TÁC VỚI THƯ MỤC Mục tiêu bài học 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ: - Biết được các thao tác với thư mục (tạo mới, đổi tên, xoá). - Làm quen với hệ thống quản lí tệp tin trong Windows XP - Nghiêm túc trong giờ học, có tinh thần học hỏi, sáng tạo. - Tích cực tham gia xây dựng bài. 2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh: - Thực hiện được các thao tác với thư mục. - Sử dụng được cửa sổ My Computer để xem nội dung các thư mục. Chuẩn bị về tài liệu và phương tiện dạy học Giáo viên : - Giáo án, sách giáo khoa, phòng máy vi tính thực hành Học sinh : - Sách giáo khoa, vở viết Tổ chức hoạt động học của học sinh Hoạt động dẫn dắt vào bài *Kiểm tra bài cũ Giáo viên: Nêu các thao tác tệp tin và thư mục. Học sinh: Các thao tác chính với tệp tin vào thư mục - Xem nội dung tệp tin và thư mục - Tạo mới - Đổi tên - Xóa - Sao chép - Di chuyển * Giới thiệu bài mới : Ở tiết trước các em đã được học qua một số thao tác chính của thư mục, và tìm hiểu cách sử dụng cữa sổ My Computer để xem thông tin trong ổ đĩa và thư mục. Tiết học hôm nay, Thầy sẽ hướng dẫn các em thực hiện các thao tác đó. Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Hướng dẫn ban đầu về nội dung thực hành GV: Em hãy nhắc lại cách xem thông tin trong máy tính. HS:Trả lời: Vào cửa sổ My Computer GV:Nhận xét Để biết trong máy tính ta có mấy ổ đĩa, ổ đĩa chứa những gì ta vào cửa sổ My Computer. GV: Sử dụng cửa sổ My Computer như thế nào, các em vào nội dung thứ nhất. GV: Giới thiệu cách mở cửa sổ My Computer. Nháy đúp vào cửa sổ My Computer để mở. Nháy nút Folder chia cửa sổ My Computer thành hai ngăn. GV: Yêu cầu HS lên thực hiện thao tác mở cửa sổ. GV:Cho biết trong cửa sổ chứa gì? HS: Trả lời: Ổ đĩa, Thư mục và tệp tin GV: Như vậy để xem nội dung của ổ đĩa, tệp tin và thư mục như thế nào ? GV: Giới thiệu cách xem nội dung ổ đĩa và xem nội dung thư mục GV: Chú ý trước tên thư mục có dấu cộng khi thư mục có chứa thư mục con. GV: Như vậy làm thế nào để có được thư mục, cách tạo thư mục như thế nào? Để biết được điều đó chúng ta qua nội dung tiếp theo. GV: Giới thiệu cách tạo thư mục GV: Để tạo thư mục ta cần mở cửa sổ My Computer và vào ổ đĩa và thư mục chứa thư mục cần tạo. GV: Vừa giảng giải, vừa trình bày mẫu thao tác. GV:Thực hiện tạo thư mục và đặt tên là:Lop 6A*1 đúng hai sai. GV: Nhận xét: Chú ý khi đặt tên thư mục không chứa các kí hiệu và không được dài quá 215 ký tự GV: Đặt tên Khoi 6 nhưng đặt nhằm Khoi 7 thì làm thế nào để sửa lại cho đúng ? HS: Phát biểu cần đổi tên GV: Giới thiệu cách đổi tên GV: Trường ta có 4 khối nhưng tạo nhầm tới 5 thư mục thì làm thế nào để còn 4 thư mục ? GV: Để chọn một thư mục ta thực hiện thao tác gì ? HS: Nháy chuột GV: Giới thiệu cách xóa thư mục. Giảng giải, thao tác mẫu. GV: Những thư mục bị xóa sẽ nằm ở đâu. HS: Phát biểu nằm trong thùng rác 1) Nội dung: a) Sử dụng cửa sổ My Computer - Nháy đúp vào cửa sổ My Computer để mở. - Nháy nút Folder chia cửa sổ My Computer thành hai ngăn. b) Xem nội dung ổ đĩa - Nháy đúp chuột vào tên ổ đĩa ở ngăn trái, xem nội dung ổ đĩa ở ngăn phải. c) Xem nội dung thư mục: Nháy đúp chuột vào tên thư mục ở ngăn trái, xem nội dung thư mục ở ngăn phải. d) Tạo mới thư mục Mở cửa sổ ổ đĩa, thư mục chứa thư mục cần tạo - Nháy chuột phải tại vùng trống của cửa sổ - Nháy chọn New - > - Nháy chọn Folder. - Xuất hiện biểu tượng thư mục New Folder. - Gõ tên thư mục. - Nhấn Enter kết thúc Lưu ý: Tên thư mục dài đến 215 kí tự, không phân biệt chữ hoa hay chữ thường nhưng không chứa các kí tự: \ / : * ? “ . e) Đổi tên thư mục - Nháy phải chuột vào thư mục cần đổi tên -> Rename-> Nhập tên mới ->Enter f) Xóa thư mục - Nháy chuột chọn thư mục cần xóa. - Nhấn Delete trên bàn phím --> OK Lưu ý: Thư mục bị xóa sẽ được đưa vào thùng rác. 3. Hoạt động luyện tập 4. Hoạt động vận dụng 5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng IV. Rút kinh nghiệm Trí Lực, ngàytháng..năm KÝ DUYỆT Lê Văn Đáng Tuần :15 Ngày soạn: Tiết : 29 Ngày dạy: Bài thực hành số 3 : CÁC THAO TÁC VỚI THƯ MỤC (tt) Mục tiêu bài học 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ: - Tiếp tục với các thao tác với thư mục (tạo mới, đổi tên, xoá). - Nghiêm túc trong giờ học, có tinh thần học hỏi, sáng tạo. - Tích cực tham gia xây dựng bài. 2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh: Rèn luyện kỹ năng với các thao tác thư mục. Chuẩn bị về tài liệu và phương tiện dạy học Giáo viên : - Giáo án, sách giáo khoa, phòng máy vi tính thực hành Học sinh : - Sách giáo khoa, vở viết Tổ chức hoạt động học của học sinh Hoạt động dẫn dắt vào bài Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt Hoạt động 2: Thực hành GV: Yêu cầu HS thực hành theo mẫu của nội dung thực hành. HS: Thực hành GV: Quan sát, theo dõi các hoạt động của HS tránh tình trạng làm việc riêng trong giờ thực hành. HS:Thực hành từng thao tác một. GV: Nhắc HS Khá, Giỏi hướng dẫn các HS yếu. HS: Trao đổi, thảo luận trong quá trình thực hành GV: Yêu cầu tất cả HS trong nhóm phải thực hành xong một lược yêu cầu đề ra. HS: Lần lượt HS trong nhóm thực hành. GV: Hướng dẫn thêm các cách thực hiện khác đối với các nhóm HS đã làm xong thao tác đưa ra. HS: Thực hành theo hướng dẫn GV:Gần hết thời gian quy định, HS nào làm chưa xong thì hướng dẫn cho các HS đó để hoàn thành kịp thời gian. HS: Thực hiện theo hướng dẫn GV: Nhắc nhở HS trong quá trình thực hành, kịp thời hướng dẫn những nhóm HS thực hiện sai. HS: Sửa lỗi theo hướng dẫn GV: Yêu cầu HS tắt máy tính, sắp xếp ghế đúng vị trí HS: Tắt máy tính 2. Tiến trình thực hành Tiến hành các bước thực hành theo nội dung thực hành tổng hợp Tắt máy: StartàTurn off Computerà Turn off 3. Hoạt động luyện tập 4. Hoạt động vận dụng 5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng IV. Rút kinh nghiệm Tuần :15 Ngày soạn: Tiết : 30 Ngày dạy: Bài thực hành số 4 : CÁC THAO TÁC VỚI TỆP TIN Mục tiêu bài học 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ: - Biết được các thao tác với tệp tin (tạo mới, đổi tên, xoá, sao chép, di chuyển). - Làm quen với hệ thống quản lí tệp tin trong Windows XP - Mở và xem nội dung các tệp tin - Nghiêm túc trong giờ học, có tinh thần học hỏi, sáng tạo. - Tích cực tham gia xây dựng bài. 2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh: - Thực hiện được các thao tác với tệp tin Chuẩn bị về tài liệu và phương tiện dạy học Giáo viên : - Giáo án, sách giáo khoa, bài thực hành, phòng máy vi tính thực hành Học sinh : - Sách giáo khoa, vở viết Tổ chức hoạt động học của học sinh Hoạt động dẫn dắt vào bài Giới thiệu bài Ở tiết trước các em đã được thực hành một số thao tác chính với thư mục, và tiết học hôm nay các em thực hiện một số thao tác chính với tệp tin, thao tác của tệp tin có gì giống với thao tác của thư mục, chúng ta sẽ bắt đầu tìm hiểu Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Hướng dẫn ban đầu về nội dung thực hành GV: Để thực hiện các thao tác thư mục, thì trước hết chúng ta cần thực hiện thao tác nào trước các em? GV: Nhận xét – Phân tích GV: Thao tác với tệp tin cũng giống như vậy. GV: Để khởi động My Computer, chúng ta có mấy cách để khởi động? GV: Nhận xét. GV: Ở tiết trước các em học thư mục, tiết hôm nay học tệp tin, như vậy em nhắc lại thế nào là tệp tin và thế nào là thư mục? GV: Nhận xét - Phân tích diễn giải. GV: Như vậy theo các em, thì tệp tin chúng có thể tạo như tạo thư mục được không? GV: Nhận xét - Phân tích diễn giải. GV: Như vậy các em tìm hiểu cách sử dụng cữa sổ My Comphuter. GV: Trình bày cách đổi tên thư mục? GV: Nhận xét, giới thiệu, thao tác mẫu cách đổi tên tệp tin. GV: Tiết thực hành trước ta đã tìm hiểu cách xóa thư mục. GV: Yêu cầu học sinh lên trình bày cách xóa thư mục GV: Nhận xét, giới thiệu, thao tác mẫu cách xóa tệp tin. GV: Những tệp bị xóa sẽ nằm ở đâu. HS: Phát biểu: Thùng rác GV: Nhận xét. GV: Giả sử ở có một tệp tin trò chơi Mario.exe nằm ở thư mục Game, ta muốn thư mục Trò chơi cũng có tệp tin Mario.exe, vậy phải làm cách nào nay, để thực hiện được điều này, chúng ta qua nội dung tiếp theo. GV: Giới thiệu thao tác sao chép GV: VD, yêu cầu HS lên thực hiện thao tác GV: Nếu muốn di chuyển tệp tin đó qua thư mục mới, vậy ta phải thực hiện như thế nào? Để thực hiện được điều này chúng ta qua nội dung tiếp theo. GV: Các em hiểu thế nào là di chuyển ? GV: Nhận xét - Phân tích diễn giải. GV:Yêu cầu học sinh lên thực hiện thao tác di chuyển? GV: Nhận xét GV: Di chuyển có giống hay khác với sao chép? GV: Hướng dẫn học sinh thao tác xem nội dung và chạy chương trình 1. Nội dung thực hành a) Sử dụng cửa sổ My Computer - Nháy đúp chuột vào biểu tượng My Computer trên màn hình b) Đổi tên, xóa tệp tin * Đổi tên - Nháy phải chuột vào tệp tin cần đổi tên -> Rename-> Nhập tên mới ->Enter * Xóa - Nháy chuột chọn tệp tin cần xóa. - Nhấn Delete trên bàn phím --> OK Lưu ý: Tệp bị xóa sẽ được đưa vào thùng rác. d) Sao chép tệp tin vào thư mục khác: - Chọn tệp tin cần sao chép. - Nháy chuột vào Edit - Nh áy chọn Copy - Chọn thư mục mới. - Nháy chuột vào Edit -Nháy chọn Paste e) Di chuyển tệp tin sang thư mục khác. - Chọn tệp tin cần di chuyển - Nháy chuột vào Edit - Nh áy chọn Cut - Chọn thư mục mới. - Nháy chuột vào Edit -Nháy chọn Paste g) Xem nội dung tệp và chạy chương trình: 3. Hoạt động luyện tập 4. Hoạt động vận dụng 5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng IV. Rút kinh nghiệm Trí Lực, ngàytháng..năm KÝ DUYỆT Lê Văn Đáng Tuần :16 Ngày soạn: Tiết : 31 Ngày dạy: Bài thực hành số 4 : CÁC THAO TÁC VỚI TỆP TIN (tt) Mục tiêu bài học 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ: - Tiếp tục với các thao tác với tệp tin (tạo mới, đổi tên, xoá, sao chép, di chuyển). - Tiếp tục rèn luyện các thao tác với tệp tin. - Nghiêm túc trong giờ học, có tinh thần học hỏi, sáng tạo. - Tích cực tham gia xây dựng bài. 2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh: Chuẩn bị về tài liệu và phương tiện dạy học Giáo viên : Giáo án, sách giáo khoa, bài thực hành, phòng máy vi tính thực hành Học sinh : Sách giáo khoa, vở viết Tổ chức hoạt động học của học sinh Hoạt động dẫn dắt vào bài Giới thiệu bài Ở tiết trước các em đã được học qua một số thao tác chính của tệp tin, và tìm hiểu cách sử dụng cữa sổ My Computer để xem thông tin. Tiết học hôm nay, cô sẽ hướng dẫn các em thực hiện các thao tác đó. Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt Hoạt động: Thực hành GV: Yêu cầu HS thực hành theo mẫu của nội dung thực hành. GV: Quan sát, theo dõi các hoạt động của HS tránh tình trạng làm việc riêng trong giờ thực hành. GV: Nhắc HS Khá, Giỏi hướng dẫn các HS yếu. GV: Yêu cầu tất cả HS trong nhóm phải thực hành xong một lược yêu cầu đề ra. GV: Hướng dẫn thêm các cách thực hiện khác đối với các nhóm HS đã làm xong thao tác đưa ra. GV: Gần hết thời gian quy định, HS nào làm chưa xong thì hướng dẫn cho các HS đó để hoàn thành kịp thời gian. GV: Nhắc nhở HS trong quá trình thực hành, kịp thời hướng dẫn những nhóm HS thực hiện sai. GV: Yêu cầu HS tắt máy tính, sắp xếp ghế đúng vị trí Tiến trình thực hành Tiến hành các bước thực hành theo nội dung thực hành tổng hợp Tắt máy: StartàTurn off Computerà Turn off 3. Hoạt động luyện tập 4. Hoạt động vận dụng 5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng IV. Rút kinh nghiệm Tuần :16 Ngày soạn: Tiết : 32 Ngày dạy: KIỂM TRA THỰC HÀNH Mục tiêu bài học 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ: - Củng cố lại kiến thức đã học: Thế nào là tệp tin, thế nào là thư mục, phân biệt được được đâu là tệp tin, đâu là thư mục, biết được thế nào là đường dẫn và biết được một số thao tác chính với tệp tin và thư mục. - Nhắc lại kiến thức đã học. - Học sinh thực hành nghiêm túc. 2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh: Chuẩn bị về tài liệu và phương tiện dạy học Giáo viên : - Giáo án, sách giáo khoa, bài thực hành, phòng máy vi tính thực hành Học sinh : - Sách giáo khoa, vở viết Tổ chức hoạt động học của học sinh Hoạt động dẫn dắt vào bài Hoạt động hình thành kiến thức Ma trận đề Cấp độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Tệp tin và thư mục 1 10,0 điểm 1 10,0 điểm Đề kiểm tra : HO TEN HS GIAI TRI Tin hoc 6 CA NHAC HOC TAP Mon Toan TRO CHOI D:\ Tạo cây thư mục như hình bên. Đổi tên thư mục “Mon Toan” thành “Mon Van”. Sao chép thư mục “Tin hoc 6” vào thư mục “GIAI TRI”. Xóa thư mục “TRO CHOI” trong thư mục “GIAI TRI”. Đóng cửa sổ ứng dụng. Hướng dẫn chấm Tạo được cây thư mục như đề bài (3,0 điểm) Biết đổi tên thư mục (2,0 điểm) Biết cách sao chép tệp tin hoặc thư mục (2,0 điểm) Biết cách xóa thư mục (2,0 điểm) Đóng xong cửa sổ ứng dụng (1,0 điểm) Lưu ý: Học sinh làm cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa 3. Hoạt động luyện tập 4. Hoạt động vận dụng 5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng IV. Rút kinh nghiệm Trí Lực, ngàytháng..năm KÝ DUYỆT Lê Văn Đáng Tuần :17 Ngày soạn: Tiết : Ngày dạy: ÔN TẬP Mục tiêu bài học 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ: - Củng cố lại những kiến thức đã được học, giải đáp đề cương ôn tập. - Nhớ các kiến thức đã học. - Học sinh nghiêm túc, chú ý tiếp thu bài, có tinh thần phát biểu xây dựng bài 2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh: Chuẩn bị về tài liệu và phương tiện dạy học Giáo viên : - Giáo án, sách giáo khoa, bài tập, phòng máy vi tính thực hành Học sinh: Sách giáo khoa, vở viết Tổ chức hoạt động học của học sinh Hoạt động dẫn dắt vào bài Giới thiệu bài Để củng cố lại nội dung kiến thức trong học kì I, chuẩn bị cho việc kiểm tra học kì. Tiết học này thầy sẽ hướng dẫn các em ôn tập lại một số nội dung chính của chương trình học kì I Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Hướng dẫn ôn tập lý thuyết GV: Tóm tắt nội dung kiến thức đã học trong học kì I. GV: Yêu cầu HS nhắc lại nội dung, kiến thức đã học (bài 2, 3, 4,9) GV: Nhận xét. GV:Hướng dẫn, giải đáp đề cương ôn tập GV: Nhận xét. GV: Hướng dẫn các câu trả lời. GV: Nhắc nhở những HS chưa làm đề cương ôn tập. Ôn tập lý thuyết Tóm tắt lý thuyết của các bài 2, 3, 4,9 - Giải đáp đề cương Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập GV: Đưa nội dung bài tập theo từng nhóm GV: Nhắc HS tích cực hơn trong khi làm bài tập. GV: Gọi từng nhóm lên bảng trình bày bài tập. GV: Gọi các nhóm còn lại nêu nhận xét. GV: Nêu nhận xét và sửa bài. Bài 1: Tại sao CPU được coi là bộ não của máy tính. Bài 2: Nhiệm vụ của hệ điều hành: Bài 3: Trình bày các thao tác chính với tệp tin và thư mục. Bài 4: Phần mở rộng của tệp tin thường thể hiện điều gì? ví dụ? Đáp án: Bài 1: CPU là bộ phận xử lí trung tâm của máy tính điện tử. Bài 2:+ Điều khiển phần cứng, tổ chức thực hiện các chương trình máy tính. + Cung cấp giao diện cho người dùng. + Tổ chức , quản lí thông tin trong máy tính. + Cung cấp giao diện người dùng. Bài 3: Các thao tác chính với thư mục: Xem, tạo, đổi tên, sao chép. di chuyển, xóa thu mục. Bài 4: Phần mở rộng của tệp tin chỉ thể hiện kiểu tệp tin 3. Hoạt động luyện tập 4. Hoạt động vận dụng 5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng IV. Rút kinh nghiệm Tuần :17 Ngày soạn: Tiết : Ngày dạy: ÔN TẬP (tt) Mục tiêu bài học 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ: - Tiếp tục củng cố lại những kiến thức đã được học, giải đáp đề cương ôn tập. - Nhớ các kiến thức đã học. - Học sinh nghiêm túc, chú ý tiếp thu bài, có tinh thần phát biểu xây dựng bài 2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh: Chuẩn bị về tài liệu và phương tiện dạy học Giáo viên :- Giáo án, sách giáo khoa, bài tập, phòng máy vi tính thực hành Học sinh :- Sách giáo khoa, vở viết Tổ chức hoạt động học của học sinh Hoạt động dẫn dắt vào bài Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Hướng dẫn ôn tập lý thuyết GV: Tóm tắt nội dung kiến thức đã học trong học kì I trong phần tiếp theo. GV:Yêu câu HS nhắc lại nội dung, kiến thức đã học (bài 10, 11, 12) GV:Hướng dẫn, giải đáp đề cương ôn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an hoc ki 1_12460739.doc
Tài liệu liên quan