Giáo án Ngữ văn 11 tiết 97, 98: Người cầm quyền khôi phục uy quyền (Trích Những người khốn khổ) - V. Huy-gô

2. Nhân vật Giăng Van-giăng

a. Lời nói

- Nếu Gia-ve: “Nói to ! Nói to lên !.ai nói với ta thì phải nói to ->hùng hổ, hách dịch”

-Thì Giăng Van - giăng:

 +“Thưa ông, tôi muốn nói riêng với ông câu này”->Phản ứng nhẹ nhàng, lịch sự, từ tốn trước sự thô bạo của Gia-ve.

+ “Tôi cầu xin ông một điều”, “Xin ông thư cho ba ngày! Ba ngày để tìm đứa con cho người đàn bà đáng thương kia! Phải trả giá thế nào tôi cũng chịu. Nếu muốn ông cứ đi kèm tôi cũng được-> Xuất phát từ lòng yêu thương con người, sự chở che, bảo vệ con người.

->Hết sức điềm đạm,ngắn gọn, nhã nhặn, nhún nhường, chấp nhận bị Gia- ve xỉ nhục

b.Đối với Phăng -tin

 - Trước khi Phăng – tin chết:

- Trước sự hoảng hốt của Phăng- tin khi Gia- ve xuất hiện.

 + Thái độ trấn an, giọng điệu nhè nhàng, điềm tĩnh-> hình ảnh một vị cứu tinh, che chở

 +Cử chỉ điềm đạm: Nhún nhường, chấp nhận bị Gia-ve xỉ nhục.

-> Không hề khiếp sợ chỉ lo cho Phăng – tin. Hạ giọng van xin vì tình thương

 

docx7 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 697 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 tiết 97, 98: Người cầm quyền khôi phục uy quyền (Trích Những người khốn khổ) - V. Huy-gô, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường thực tập: THPT Hồng Đức Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Thêm Giáo sinh thực tập: Nguyễn Thị Ngọc Minh NS: 07/03/2018 NG: 11/03/2017 TPPCT: 97-98 NGƯỜI CẦM QUYỀN KHÔI PHỤC UY QUYỀN (Trích Những người khốn khổ) - V. Huy-gô - A. MỤC TIÊU: Giúp học sinh I. Kiến thức: - Qua hình tượng của nhân vật đối lập và diễn biến của tình tiết cảm nhận được thông điệp về sức mạnh của tình thương. - Nắm được nghệ thuật tinh tế của tác giả trong việc xây dựng kịch tính truyện và nhân vật. II. Kỹ năng: - Biết cách đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại - Phân tích tâm lý, tích cách và xung đột của nhân vật. III. Thái độ: - Ý thức được cái tốt đẹp của cái cao cả của tình người tong cuộc sống. - Yêu thương con người nhất là những con người bất hạnh. B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh I. Chuẩn bị của giáo viên - Giáo án thiết kế bài giảng. - Sgk ngữ Văn 11 cơ bản và tài liệu tham khảo. - Bài giảng powerpoint. II. Chuẩn bị của học sinh - Đọc chuẩn bị bài theo câu hỏi hướng dẫn học bài. C. Quá trình lên lớp 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ. 3. Bài mới. Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS đọc tiểu dẫn ? Dựa vào phần tiểu dẫn tìm những nét chính về cuộc đời của Huy- gô ?Hãy nêu các tác phẩm chính và đặc điểm sáng tác của Huy- gô. ? Hãy nêu hoàn cảnh sáng tác và tóm tắt tác phẩm? ?Hãy nêu vị trí của đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền? Hoạt động 2: Hình thành kiến thức ?Bộ mặt và giọng nói của Gia-ve được tác giả miêu tả như thế nào. ? Từ ngữ có gì đặc biệt. ? Cặp mắt của y được miêu tả như thế nào. ? Điệu cười của y có gì đặc biệt. ?Tác giả sử dụng những biện pháp nghệ thuật khi khắc họa ngoại hình của Gia-ve. ?Gia-ve đã có những hành động như thế nào với Giăng Văn - giăng? ? Qua hành động đó cho thấy Gia- ve là con người như thế nào? ?Với Phăng- tin có hành động gì. ?Gọi Phăng- tin bằng những cái tên nào. ?Qua hành động đối với Phăng – tin Gia – ve còn là con người như thế nào. ? Nếu Gia – ve có lời nói hùng hổ, hách dịch thì Giăng Van – giăng có phản ứng gay gắt không. ? Câu nói này xuất phát từ đâu. ? Qua đó cho thấy Giăng Van – giăng là con người như thế nào. ? Thái độ của Giang Van – giang trước khi Phăng – tin chết. Thái độ đó cho thấy Giang Van – giăng là con người như thế nào ?Giăng Van-giăng đã làm gì Gia-ve sau khi Phăng-tin chết? ? Trước sự hoảng hốt của Phăng – tin Giăng Văn – giăng có thái độ gì H:Những việc làm cuối cùng của Giăng Van-giăng đối với Phăng-tin? ? Qua đó Giăng Văn – giăng hiên lên là con người như thế nào ?Hãy tìm những lời bình luận ngoại đề trong đoạn trích và ý nghĩa của nó. ? Đoạn trích nói lên nội dung gì. ? Hãy nêu những đặc sắc nghệ thuật trong đoạn trích? Hoạt động 3:Luyện tập Câu 1: Trong đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền Gia-ve được xây dựng khắc họa với diện mạo như thế nào. A.Ác thú C.Chó dữ B. Cọp D. cả ba hình ảnh trên Câu 2: Qua đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền, Huy-gô có quan niệm như thế nào về người cầm quyền A. Người có quyền lực B. Người đại diện chính nghĩa C. Người bảo vệ công lý D. Người che chở bảo vệ người yếu đuối Câu 3:Tiểu thuyết Những người khốn khổ được sáng tác năm nào. A.1826 B.1862 C.1829 D.1885 Câu 4: Thông qua nhan đề vậy ai là người cầm quyền và ai là người khôi phục uy quyền: A. B. C I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả: - V.Huy-gô (1802-1885) là nhà thơ, nhà soạn kịch lãng mạn nổi tiếng của nước pháp thế kỉ XIX. - Trải qua những dằng xé tình cảm do giữa cha và mẹ có mâu thuẫn. - Ông sinh ra ở thế kỉ XIX là một thời kì đầy bão tố cách mạng. -Huy - gô sauốt đời hoạt động xã hội và chính trị tác động mạnh mẽ đến tới những nhân vật và khuynh hướng tiến bộ của thời đại. - 1985 ông được công nhận là doanh nhân văn hóa thế giới. 2. Sự nghiệp: - Phong phú và đồ sộ, là tiếng vọng âm vang của thời đại. - Tác phẩm tiêu biểu: Nhà thờ Đức Bà Pa-ri, Những người khốn khổ, chín mươi ba,. - Tác phẩm của ông có tư tưởng dân chủ, tự do và luôn đứng về phía nhân dân. 3. Tác phẩm Những người khốn khổ - Viết năm 1862, được đánh giá là một trong những tiểu thuyết nổi tiếng nhất của nền văn học thế kỷ XIX. - Tác phẩm gồm 5 phần: +Phần 1: Phăng –tin +Phần 2:Cô- dét +Phần 3: Ma-ri-uýt +Phần 4: Tình ca phố Pơ-luy-mê và anh hùng ca phố Xanh- Đơ -ni +Phần 5: Giăng Van- giăng 4. Đoạn trích: -Vị trí: Chương IV, quyển 8 phần thứ nhất tiểu thuyết Những người khốn khổ. - Nội dung: Đoạn trích kể lại tình huống thanh tra cảnh sát Gia-ve một hung thần đối với thế giới tội phạm dẫn lính đến bắt Giang Văn- giăng khi ông đang chứng kiến cảnh cô thợ khâu Phăng –tin đang hấp hối. II. Đọc-hiểu văn bản 1. Nhân vật Gia-ve a. Ngoại hình - Bộ mặt gớm ghiếc - Giọng nói: +Thể hiện qua tiếng thét “ Mau lên, nói to lên, ai nói với ta thì phải nói to”. ->Ngắn ngủi, cộc lốc, chứa đựng sự man rợ và điên cuồng, như tiếng thú gầm. - Từ ngữ: + “Thế nào!Mày có đi không?” + “Tao bảo mày nói to lên cơ mà” + “Con đĩ kia”. + “Đồ khỉ,có câm họng không” +”Cái xứ chó đểu” + ->thô thiển - Cặp mắt: +Như thôi miên con mồi “Hắn cứ đứng lì một chỗ” +”Nhìn như cái móc sắt quen kéo giật vào hắn bao kẻ khốn khổ”. - Điệu cười: ghê tởm phô ra tất cả hai hàm răng. => Bằng nghệ thuật so sánh, phóng đại, ẩn dụ Gia–ve hiện lên như một con ác thú, một con hổ vồ mồi. b. Cách làm việc - Đối với Giăng Văn - giăng + Đứng lì một chỗ + Tiến vào giữa phòng, hét lên, giậm chân, túm lấy cổ áo và ca- vát -> tựa như con ác thú lúc đầu im lặng rình mồi sau đó tới ngoạm vào cổ con mồi. - Mày nói giỡn! Mày xin ba ngày để chuồn hả?Mày bảo là đi tìm đứa con cho con đĩ! Á à! Tốt thật! Tốt thật đấy!->Giễu cợt, chà đạp lên lòng tốt hành vi của Giăng-Van-giang. -> Thỗ lỗ, hống hách, tàn nhẫn, vô lương tâm, mất hết tính người. - Với Phăng –tin: + “Đồ khỉ có câm họng không?Cái xứ chó đểu gì mà bọn tù khổ sai làm ông nọ ông kia. Còn lũ gái điếm chạy chữa như những bà hoàng”. -> con đĩ, gái điếm đầy khinh miệt. +”Tao đã bảo không có ông Ma- đơ – len không có ông thị trưởng nào cả. Chỉ có một tên kẻ cắp, một tên kẻ cướp, một tên tù khổ sai là Giăng Van – giăng”.-> Chà đạp lên niềm hi vọng của phăng – tin +”Anh đã giết chết người đàn bà này rồi đó”-> căm giận nhưng vẫn giữ sự điềm đạm -> Hành động lạnh lùng, tàn bạo, dững dưng. => Gia- ve bộc lộ bản chất của một tên hung thần, một con thú dữ, một con chó giữ nhà trung thành của xa hội tư bản tàn bạo. 2. Nhân vật Giăng Van-giăng a. Lời nói - Nếu Gia-ve: “Nói to ! Nói to lên !...ai nói với ta thì phải nói to ->hùng hổ, hách dịch” -Thì Giăng Van - giăng: +“Thưa ông, tôi muốn nói riêng với ông câu này”->Phản ứng nhẹ nhàng, lịch sự, từ tốn trước sự thô bạo của Gia-ve. + “Tôi cầu xin ông một điều”, “Xin ông thư cho ba ngày! Ba ngày để tìm đứa con cho người đàn bà đáng thương kia! Phải trả giá thế nào tôi cũng chịu. Nếu muốn ông cứ đi kèm tôi cũng được-> Xuất phát từ lòng yêu thương con người, sự chở che, bảo vệ con người. ->Hết sức điềm đạm,ngắn gọn, nhã nhặn, nhún nhường, chấp nhận bị Gia- ve xỉ nhục b.Đối với Phăng -tin - Trước khi Phăng – tin chết: - Trước sự hoảng hốt của Phăng- tin khi Gia- ve xuất hiện. + Thái độ trấn an, giọng điệu nhè nhàng, điềm tĩnh-> hình ảnh một vị cứu tinh, che chở +Cử chỉ điềm đạm: Nhún nhường, chấp nhận bị Gia-ve xỉ nhục. -> Không hề khiếp sợ chỉ lo cho Phăng – tin. Hạ giọng van xin vì tình thương - Sau khi Phăng-tin chết: +”Giật gãy giường, cầm lăm lăm cái thanh giường, nhìn trừng trừng”-> tuyên chiến với cái ác + Thái độ, hành động quyết liệt, mạnh mẽ, kiềm chế. Kết tội Gia-ve “anh đã giết chết người phụ nữ này rồi đó”. + Chấp nhận bị bắt, xả thân vì tình thương. c. Thái độ đối với Phăng-tin - Trước linh hồn Phăng – tin + “Ngồi yên lặng mãi miết, không nghĩ đến điều gì trên đời” + “Dáng điệu buồn thương khôn tả, thì thầm bên tai Phăng – tin”. + “Nâng đầu Phăng –tin đặt ngay ngắn giữa gối”. +”Thắt lại dây rút cổ áo, đặt lên bàn tay một nụ hôn”. ->Luôn sống với tình người sâu sắc, người cứu rỗi linh hồn. -> Là con người dũng cảm, kiên cương chống lại cường quyền. Tác giả gửi gắm việc cải tạo xã hội bằng tình thương và lòng nhân ái. * Lời bình luận ngoại đề. - “Trên đời chỉ có một điều ấy thôi, đó là thương yêu nhau”. -“Lúc Giăng Van-giăng thì thầm bên tai Phăng-tin bà trông thấy rõ ràng một nụ cười không sao tả được hiện trên đôi môi nhợt nhạt và trong đôi mắt xa xăm, đầy ngỡ ngàng của chị khi đi vào cõi chết” => Thông qua lời bà xơ hình ảnh Giăng van giăng hiện lên như một vị thánh với tấm lòng thánh thiện và quyền lực vô biên.Khẳng định niềm tin vào cõi thiện, khẳng định sức mạnh của tình thương, điều thiện. III. Tổng kết 1. Nội dung: - Lý tưởng nhân văn: sức mạnh tình thương có khả năng cảm hóa con người, cải tạo xã hội. - Thể hiện tình cảm dạt dào của nhà văn đối với những con người khốn khổ và sự căm ghét đối với những kẻ độc ác 2. Nghệ thuật: - Xây dựng trên những tương phản đối lập, tình tiết chậm rãi. - Đậm chất lãng mạn: Thủ pháp tương phản, phóng đại, so sánh, ẩn dụ, bình luận ngoại đề. V. CỦNG CỐ -DẶN DÒ: 1. Củng cố: - Qua những hình tượng nhân vật đối lập và diễn biến của tình tiết, cảm nhận được thông điệp về sức mạnh của tình thương. - Nắm được nghệ thuật tinh tế của tác giả trong việc xây dựng kịch tính truyện và nhân vật. 2. Dặn dò: HS soạn bài Luyện tập thao tác lập luận bình luận và học thuộc bài Người cầm quyền khôi phục uy quyền Đăk Lăk, ngày 04 tháng 3 năm 2018 Ý kiến phê duyệt của giáo viên Giáo sinh Nguyễn Thị Ngọc Minh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxTuan 28 Nguoi cam quyen khoi phuc uy quyen_12325968.docx