Giáo án Ngữ văn 7 Bài 26 - Tiết 111: Trả bài tập làm văn số 5

II. Đề bài:

 *Đề 1:

Câu 1: ( 2 điểm)

 Muốn làm được bài văn giải thích tốt, người viết cần phải làm gì?

Câu 2: ( 8 điểm)

 Giải thích lời khuyên của Lê-nin: Học, học nữa, học mãi.

*Đề 2:

Câu 1: ( 2 điểm)

 Muốn làm được bài văn giải thích tốt, người viết cần phải làm gì?

Câu 2: ( 8 điểm)

Nhân dân ta có câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Hãy giải thích nội dung câu tục ngữ đó.

 

doc4 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 513 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 Bài 26 - Tiết 111: Trả bài tập làm văn số 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 04/03/2018 Ngày giảng: 7B 15/03/2018 7A 24/03/2018 Bài 26 - Tiết 111 TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5 (Văn lập luận chứng minh) VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6 (Văn lập luận giải thích – làm ở nhà) A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức - HS nhận ra được những ưu, nhược điểm trong bài viết của mình về nội dung và hình thức trình bày. Thấy được phương hướng sửa chữa các lỗi. - Ôn tập lại kiến thức lý thuyết và kĩ năng đã học. 2. Kĩ năng - Rèn luyện kĩ năng tự chữa lỗi trong bài làm của mình và chữa những lỗi trong bài làm của bạn. - Rèn luyện kĩ năng làm bài văn lập luận giải thích 3. Thái độ - Có thái độ hứng thú trong tiết học và tham gia xây dựng bài. 4. Năng lực - Năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ 1. Giáo viên: Chấm bài, nhận xét bài làm học sinh, kế hoạch dạy học 2. Học sinh: - Ôn tập văn nghị luận giải thích C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức lớp: 7A 7B 2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra 3. Bài mới: * Hoạt động 1: Đọc lại đề bài, xác định yêu cầu và các bước hoàn thành bài theo yêu cầu của đề. * Hoạt động 2: Hoạt động cơ bản * Hoạt động 3: Ra đề bài tập làm văn số 6 ở nhà - Mục tiêu: Vận dụng được kiến thức về cách làm bài văn giải thích viết bài tập làm văn số 6 ở nhà, rèn kĩ năng viết bài văn nghị luận. - Phương pháp - Kĩ năng: giải thích I. Ma trận đề: Cấp độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Tổng Văn bản nghị luận giải thích. Muốn làm được bài văn giải thích tốt, người viết cần phải làm gì? - Giải thích lời khuyên (Đề 1) - Giải thích câu tục ngữ.( Đề 2) Số câu Số điểm Tỷ lệ % Số câu: 1 Số điểm: 2 Tỷ lệ: 20% Số câu: 1 Số điểm: 8 Tỷ lệ: 80% Số câu: 2 Số điểm: 10 Tỷ lệ: 100% T.Số câu T.Số điểm Tỷ lệ % T. Số câu: 1 T.Số điểm: 2 Tỷ lệ: 20% T. Số câu: 1 T.Số điểm: 8 Tỷ lệ: 80% T.Số câu: 2 TSđiểm: 10 Tỷlệ: 100% II. Đề bài: *Đề 1: Câu 1: ( 2 điểm) Muốn làm được bài văn giải thích tốt, người viết cần phải làm gì? Câu 2: ( 8 điểm) Giải thích lời khuyên của Lê-nin: Học, học nữa, học mãi. *Đề 2: Câu 1: ( 2 điểm) Muốn làm được bài văn giải thích tốt, người viết cần phải làm gì? Câu 2: ( 8 điểm) Nhân dân ta có câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Hãy giải thích nội dung câu tục ngữ đó. III. Đáp án và biểu điểm: * Đề 1: Câu 1: ( 2 điểm) Muốn làm được bài văn giải thích tốt, người viết cần phải học nhiều, đọc nhiều, vận dụng tổng hợp thao tác phù hợp. Câu 2: ( 8 điểm) Dàn ý * MB - Dẫn vào đề: Phong trào học tập hiện nay. - Giới thiệu câu nói của Lênin:"Học, học nữa, học mãi" *TB 1. Giải thích ý nghĩa lời khuyên:"Học, học nữa, học mãi" * Học (nghĩa đen) là hoạt động thu nhận kiến thức và tái hiện kiến thức của học sinh dưới sự hứơng dẫn và truyền đạt của giáo viên trong nhà trường... - Học (nghĩa bóng) là người muốn theo kịp đà phát triển của xã hội thì phải học tập, học không ngừng nghỉ, học tập suốt đời, không chỉ học trong trường học mà cần học mọi lúc, mọi nơi... * Học nữa: học thêm, nâng cao, bổ sung thêm vào những điều đã học được * Học mãi: học không ngừng, học suốt đời - Học tập là công việc suốt đời, mãi mãi. Con người cần phải luôn luôn học hỏi ngay cả khi đã có được vị trí nhất định trong xã hội. 2. Tại sao ta cần phải "Học, học nữa, học mãi" - Kiến thức nhân loại phát triển từng ngày, khoa học kĩ thuật ngày càng cao, nếu không học sẽ bị lạc hậu, không phù hợp với sự phát triển của xã hội. - Học tập để nâng cao trình độ hiểu biết, nâng cao chuyên môn để làm việc có hiệu quả hơn... - Kiến thức học ở trường chỉ là cơ bản phải luôn học tập nâng cao để có kiến thức sâu rộng. - Biển học mênh mông, hiểu biết của con người là nhỏ bé ( học tập giúp làm cho tâm hồn, trí tuệ thêm phong phú, góp phần nâng cao giá trị của bản thân). - Học tập giúp ta tồn tại và sống tốt trong xã hội. - Xã hội luôn vận động, phát triển, không chịu khó học hỏi sẽ tụt hậu về kiến thức. - Cuộc sống có nhiều người tài giỏi, không học sẽ tự làm mất đi vị trí của mình trong cuộc sống. 3. Ta phải học tập như thế nào để đạt kết quả? - Học ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường, học trên lớp, học trong sách vở, học từ thầy cô, bạn bè, cuộc sống. - Nắm vững kiến thức cơ bản để học theo yêu cầu công việc hoặc sở thích. - Có thể học mọi lúc, mọi nơi. - Cần có kế hoạch học tập cụ thể và ý chí thực hiện kế hoạch đó. - Áp dụng những điều học được vào trong cuộc sống. - Phải xác định đựơc mục đích học tập, nội dung học tập và phương pháp học tập... - "Học, học nữa, học mãi" là mục đích của tất cả mọi người, đặc biệt là đối với thanh niên, học sinh... 4. Liên hệ bản thân: Em đã và sẽ học tập như thế nào? *KB: - Khẳng định sự sâu sắc và đúng đắn của câu nói: "Học, học nữa, học mãi" - Rút ra bài học cho bản thân * Đề 2: Câu 1: ( 2 điểm) giống đề 1 Câu 2: (8 điểm) Dàn ý a. Mở bài : ( 1 điểm) Giới thiệu câu tục ngữ với ý nghĩa sâu xa là đúc kết kinh nghiệm và thể hiện khát vọng đi nhiều nơi để mở rộng tầm hiểu biết. b. Thân bài: ( 6 điểm) Học sinh có thể giải thích một số luận điểm sau: * Giải thích câu tục ngữ: - Nghĩa đen: + Đi một ngày đàng: Cách đo không gian bằng đơn vị ngày + Một sàng khôn: Đo trí khôn kiến thức học được nhiều, thấy được nhiều bằng sàng. ( 1 điểm) - Nghĩa bóng: Nhân dân ta đúc kết một kinh nghiệm đi xa học được nhiều, thể hiện khát vọng được đi xa để mở rộng tầm mắt và hiểu biết. ( 1 điểm) * Giá trị câu tục ngữ: ( 2điểm) - Ý nghĩa câu tục ngữ hoàn toàn đúng vì đã thể hiện rõ khao khát của người nông dân muốn mở rộng tầm mắt. Đi xa hiểu biết được nâng cao, con người sẽ “ khôn “ ra. - Câu tục ngữ khẳng định đất nước Việt Nam ta có nhiều cái hay cái đẹp để học tập. Đi nhiều biết nhiều con người trưởng thành hơn, có cách xử thế đúng hơn có quan hệ tốt với mọi người. * Liên hệ với bản thân và học sinh ngày nay. ( 2 điểm) c. Kết bài: ( 1 điểm) Khẳng định câu tục ngữ ngày xưa vẫn còn ý nghĩa đối với ngày hôm nay Ký duyệt, ngày 05 tháng 03 năm 2018 Tổ trưởng Hoàng Thúy Vinh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docViết bài KT 1 tiết.doc
Tài liệu liên quan