Giáo án Ngữ văn 7 tiết 125, 126

Tiết 126: CHỮA LỖI VỀ CHỦ NGỮ, VỊ NGỮ

I. Mục tiêu cần đạt

 1. Kiến thức:

- Lỗi do đặt câu thiếu chủ ngữ, vị ngữ.

- Cách chữa lỗi về chủ ngữ, vị ngữ.

 2. Kĩ năng:

- Phát hiện ra các lỗi do đặt câu thiếu chủ ngữ, vị ngữ.

- Sửa được lỗi do đặt câu thiếu chủ ngữ, vị ngữ

 3. Thái độ: - Rèn luyện ý thức sử dụng câu đủ chủ ngữ, vị ngữ trong khi viết văn.

II. Chuẩn bị :

1. Giáo viên

Bảng phụ ( VD Phần I, II).

2. Giáo viên

Đọc và nghiên cứu bài theo câu hỏi SGK.

III. Tiến trình tổ chức dạy - học:

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

 

docx6 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 577 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 tiết 125, 126, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 32 Tiết 125: ÔN TẬP VĂN MIÊU TẢ I. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức: - Sự khác nhau giữa văn miêu tả và văn tự sự; văn tả cảnh và văn tả người. - Yêu cầu và bố cục của một bài .văn miêu tả. 2. Kĩ năng: - Quan sát, nhận xét, so sánh và liên tưởng. - Lựa chọn trình tự miêu tả hợp lí. - Xác định đúng những đặc điểm tiêu biểu khi miêu tả. 3. Thái độ: - Thấy được tác dụng của việc vận dụng các thao tác quan sát, tưởng tượng, nhận xét, so sánh, liên tưởngtrong văn tả cảnh và tả người. II. Chuẩn bị : 1. Giáo viên Đọc và nghiên cứu về văn miêu tả. 2. Học sinh Ôn tập kiến thức về văn miêu tả. III. Tiến trình tổ chức dạy - học: 1.Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: 3.Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung bài học HĐ1: Hướng dẫn HS ôn lại lí thuyết. - GVcho học sinh thảo luận nhóm (nhóm bàn) ? So sánh sự giống và khác nhau giữa văn miêu tả và văn tự sự ? - -> Nhóm khác nhận xét - GV nhận xét, kết luận. ? So sánh sự giống và khác giữa văn tả cảnh và văn tả người ? - HS thảo luận nhóm - GV nhận xét, kết luận HĐ2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập - Lớp thảo luận nhóm - GV giao nhiệm vụ: Tìm cái hay, độc đáo trong đoạn văn và giải thích vì sao? - Đại diện nhóm trả lời -> Nhóm khác nhận xét - GV nhận xét, kết luận - GV hướng dẫn HS lập dàn ý sơ lược. - GV nhận xét, chữa bài - GV hướng dẫn HS tìm chi tiết ? Chỉ ra những liên tưởng, ví von, so sánh trong các đoạn văn đã tìm được? HS: Đại diện nhóm trả lời Điểm giống và khác nhau giữa văn miêu tả và văn tự sự. * Giống nhau: Có đối tượng (kể và tả) * Khác nhau: - Tự sự: hành động chính mà tác giả sử dụng là hành động kể: có sự việc, đối tượng, diễn biến, kết quả - Miêu tả: Sử dụng hành động tả: có đối tượng tả, đặc điểm riêng của đối tượng qua hình ảnh, chi tiết Điểm giống và khác giữa văn tả cảnh và văn tả người * Giống nhau: cùng xác định đối tượng tả, tả chi tiết theo trình tự, có nhận xét, cảm nghĩ về đối tượng mình tả. * Khác nhau: - Tả cảnh: tả bao quát đến tả từng bộ phận - Tả người: tả hình dáng đến tính tình qua lời nói, cử chỉ, thái độ - HS đọc và nêu yêu cầu bài tập - Học sinh đọc yêu cầu bài tập - HS tìm và đọc các đoạn văn và giải thích vì sao? I.Củng cố kiến thức -Dù là tả cảnh hay tả người thì cũng phải lựa chọn được các chi tiết tiêu biểu, hình ảnh đặc sắc, tiêu biểu, sau đó trình bày theo một thứ tự nhất định. Muốn tả sinh động, cần phải biết liên tưởng, tưởng tượng, ví von, so sánh. - Các bước để làm một bài văn miêu tả: xác định đối tượng cần tả; quan sát, lựa chọn các chi tiết tiêu biểu; trình bày kết quả quan sát theo một trình tự hợp lí. - Dàn ý của một bài văn miêu tả: + Mở bài: Giới thiệu đối tượng được tả. + Thân bài:Tả chi tiết đối tượng. + Kết bài: Nêu suy nghĩ của bản thân về đối tượng được tả. II. Bài tập Bài tập 1: Cái độc đáo trong đoạn văn - Lựa chọn các chi tiết tiêu biểu, hình ảnh đặc sắc, thể hiện được linh hồn của cảnh vật . - Có những liên tưởng, so sánh độc đáo. - Ngôn ngữ phong phú, diễn đạt sống động, sắc sảo. - Thể hiện rõ tình cảm , thái độ của người viết đối với cảnh vật. Bài tập 2: Lập dàn ý cho bài văn tả cảnh đầm sen đang nở: * Mở bài: Giới thiệu đầm sen * Thân bài: Tả đầm sen: - Tả bao quát cảnh đầm sen - Tả cụ thể : + Lá sen + Hoa sen: Cánh hoa, nhuỵ hoa, hương hoa + Tác dụng của hoa sen * Kết luận: Đầm sen gợi cho em cảm xúc gì ? Bài tập 3: Chọn lọc các chi tiết tiêu biêu để tả em bé đang tập đi, tập nói: - Nhận xét chung - Tả khuôn mặt, dáng đi, cách học nói ... Bài tập 4: Tìm đoạn văn miêu tả và đoạn văn tự sự trong 2 bài :" Bài học đường đời đầu tiên" và " Buổi học cuối cùng" * Ghi nhớ (SGK) 4. Củng cố: - Khi làm văn miêu tả cần chú ý điều gì? - Điểm giống và khác giữa văn tả cảnh và văn tả người ? 5. Hướng dẫn học ở nhà: - Nhớ được các bước làm một bài văn miêu tả. - Nhớ dàn ý của bài văn miêu tả. - Lập dàn ý và viết một bài văn miêu tả. - Chuẩn bị bài: Chữa lỗi chủ ngữ,vị ngữ. Tiết 126: CHỮA LỖI VỀ CHỦ NGỮ, VỊ NGỮ I. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức: - Lỗi do đặt câu thiếu chủ ngữ, vị ngữ. - Cách chữa lỗi về chủ ngữ, vị ngữ. 2. Kĩ năng: - Phát hiện ra các lỗi do đặt câu thiếu chủ ngữ, vị ngữ. - Sửa được lỗi do đặt câu thiếu chủ ngữ, vị ngữ 3. Thái độ: - Rèn luyện ý thức sử dụng câu đủ chủ ngữ, vị ngữ trong khi viết văn. II. Chuẩn bị : Giáo viên Bảng phụ ( VD Phần I, II). Giáo viên Đọc và nghiên cứu bài theo câu hỏi SGK. III. Tiến trình tổ chức dạy - học: Ổn định lớp Kiểm tra bài cũ Hãy nêu đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ “ là “ ? Thế nào là câu miêu tả và câu tồn tại ? Đặt mỗi loại một câu . ( Gạch dưới chủ ngữ, vị ngữ ) Bài mới Trong khi nói và viết, chúng ta phải chú ý đặt câu sao cho đúng ngữ pháp. Câu đúng ngữ pháo phải có đầy đủ hai thành phần : chủ ngữ và vị ngữ . Tiết học hôm nay sẽ giúp các em phát hiện câu thiếu chủ ngữ hoặc vị ngữ và cách chữa các câu đó . Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung bài học HĐ1: HDHS tìm hiểu câu thiếu chủ ngữ. - GV treo bảng phụ ghi ví dụ ? Tìm chủ ngữ, vị ngữ trong ví dụ ? ? Ví dụ a thiếu chủ ngữ, em hãy chữa lại câu này cho đủ thành phần chính ? - HS chữa câu sai: Thêm CN vào câu a: "cho ta thấy" HĐ2: HD HS tìm hiểu câu thiếu vị ngữ. - GV treo bảng phụ ghi ví dụ - GV chia lớp làm 4 nhóm thảo luận (3') - GV giao nhiệm vụ: Tìm chủ ngữ, vị ngữ trong ví dụ ? - HS: Đại diện nhóm trả lời -> Nhóm khác nhận xét - GV nhận xét, kết luận ? Hãy chữa lại câu viết sai cho đúng ? ( câu b thêm cụm từ: Em rất thích hình ảnh; câu c thêm cụm từ: là bạn thân của tôi.) HĐ3: Hướng dẫn học sinh luyện tập ? Em sẽ đặt câu hỏi như thế nào cho các ý a, b, c để xác định có đủ chủ ngữ và vị ngữ ? - GV gọi 3 học sinh lên bảng làm bài - GV nhận xét, chữa bài. - GV gợi ý học sinh làm bài tập: Đặt câu hỏi như bài tập 1 sẽ xác định được câu nào viết sai. - GV nêu yêu cầu bài tập 3 - GV gọi học sinh lên bảng điền - Lớp nhận xét - GV nhận xét, chữa bài. - HS thảo luận nhóm tìm từ thích hợp, lên bảng điền từ - GV hướng dẫn HS nhận xét, rút ra kết luận đúng. a. Qua truyện "Dế Mèn phiêu lưu kí" TN cho thấy Dế Mèn biết phục thiện. VN -> Thiếu chủ ngữ b. Qua truyện "Dế Mèn phiêu lưu kí", TN em thấy Dế Mèn biết CN VN phục thiện. -> Đủ chủ ngữ và vị ngữ a. Thánh Gióng/ cưỡi CN VN ngựa sắt, vung roi sắt, xông thẳng vào quân thù. -> Câu đủ thành phần b. Hình ảnh Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt, xông thẳng vào quân thù. -> Câu thiếu vị ngữ c. Bạn Lan,/ người học giỏi 6A. CN giải thích cho CN -> Câu thiếu vị ngữ. d. Bạn Lan là người họclớp 6A CN VN -> Câu đủ thành phần - HS: Đọc và nêu yêu cầu bài tập - HS khác nhận xét - HS đọc yêu cầu bài tập 2 - HS: Lắng nghe, làm theo hướng dẫn I.Câu thiếu chủ ngữ Cách chữa lỗi do thiếu chủ ngữ: thêm chủ ngữ cho câu; biến trạng ngữ thành chủ ngữ; biến vị ngữ thành một cụm chủ-vị. II. Câu thiếu vị ngữ Cách chữa lỗi câu thiếu vị ngữ: thêm vị ngữ cho câu; biến cụm từ đã cho thành một bộ phận của cụm chủ-vị; biến cụm từ đã cho thành một bộ phận của vị ngữ. III. Luyện tập Bài tập 1: Đặt câu hỏi để kiểm tra xem các câu dưới đây có thiếu CN,VN không? a.- Ai không làm gì nữa ?(Câu hỏi xác định chủ ngữ) - bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay - Từ hôm đó, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay như thế nào ? (Câu xác định vị ngữ) - không làm gì nữa. b. - Ai đẻ được ? ( Hổ) - Câu xác định CN - Hổ làm sao ?(đẻ được) - Câu xác định VN c. - Ai già rồi chết ? (Bác Tiều) - Xác định CN - Hơn mười năm sau Bác Tiều làm sao ? (gìa rồi chết) - Câu xác định VN Bài tập 2: Trong số các câu dưới đây câu nào viết sai? Vì sao? a. Kết quả năm học đầu tiên ở trường CN THCS đã động viên em rất nhiều. VN b. Với Kết quả năm học đầu tiên ở trường THCS đã động viên em rất nhiều. -> Thiếu CN c. Những câu chuyện dân gian mà chúng tôi thích nghe kể. -> Thiếu vị ngữ. d. Chúng tôi thích nghe kể những CN VN câu chuyện dân gian. Câu b, c viết sai vì thiếu VN Bài tập 3: a. Chúng em b. Chim c. Hoa d. Trẻ em Bài tập 4: Điền những từ thích hợp vào chỗ trống: a. Hải học rất tốt b. Dế Mèn đã phục thiện. c. Mặt trời đã lên cao d. chúng tôi đi tham quan 4. Củng cố - GV lưu ý học sinh câu thiếu chủ ngữ và vị ngữ sẽ không đủ nòng cốt câu - GV hệ thống toàn bài. 5 . Hướng dẫn học ở nhà: - Nhớ được cách chữa lỗi do đặt câu thiếu chủ ngữ, thiếu vị ngữ. - Làm bài tập 5 SGK Tr 130 - Chuẩn bị viết bài số 7 Văn miêu tả sáng tạo.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxYTUAN 32 HOC KY 2_12320048.docx