Giáo án Ngữ văn lớp 6 tiết 83: Luyện nói quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả

I. Chuẩn bị.

Bài tập 1.

 a. Kiều Phương là cô bé hồn nhiên, hiếu động, có tài năng hội họa, có tình cảm trong sáng và tấm lòng nhân hậu đáng quý.

- Cô bé có khuôn mặt tròn trịa, phúc hậu với 2 biếm tóc được kết cẩn thận, đôi mắt tròn đen lay láy. Mỗi ngày Kiều Phương thường ra vườn, tỉ mỉ , nắn nót vẽ những đồ vật lên trên giấy một cách say xưa một họa sĩ. Tranh của KP nhìn vào tựa như có thật. Đặc biệt KP có một tấm lòng nhân hậu đáng mến.

 b. Người anh có tính ghen tị, đố kị với em, nhưng có phẩm chất tốt dẹp, biết hối hận và nhận ra tấm lòng cao đẹp của cô em gái.

 

docx3 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 512 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 6 tiết 83: Luyện nói quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 22 – TIẾT 83 LUYỆN NÓI NS: 9.1.2015 QUAN SÁT, TƯỞNG TƯỢNG, SO SÁNH ND: VÀ NHẬN XÉT TRONG VĂN MIÊU TẢ I. Mục tiêu: Giúp HS 1. Kiến thức: - Những yêu cầu cần đạt đối với việc luyện nói. Những kiến thức đã học về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả. 2. Kĩ năng - Sắp xếp các ý theo một trình tự hợp lí. - Đưa các hình ảnh có phép tu từ vào bài nói. - Nói trước tập thể lớp thât rõ ràng, mạch lạc, biểu cảm, nói đúng nội dung, tác phong tự nhiên. 3. Thái độ: HS mạnh dạn hơn khi đứng trước đám đông. II. Chuẩn bị: GV: - Phương pháp : Thảo luận, sinh hoạt nhóm, đàm thoại. - Phương tiện: Giáo án, sgk. HS: sgk, tập ghi, tập soạn. III. Lên lớp : 1. Ổn định : 2. Bài cũ : - Thế nào là văn miêu tả? - Những năng lực cần thế để làm văn miêu tả? - GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 3. Bài mới: GV dẫn vào bài: Để các em rèn luyện thêm kiến thức đã học về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả và để rèn luyện kĩ năng nói, ta tìm hiểu bài hôm nay. Hoạt động thầy – trò Nội dung Bổ sung GV kiểm tra phần chuẩn bị ở nhà của HS ? Trong giờ luyện nói có yêu cầu gì? - GV chia lớp 6 nhóm thảo luận. - Đại diện nhóm trình bày. - Nhóm khác nhận xét. - GV gọi cá nhân trình bày. I. Chuẩn bị. Bài tập 1. a. Kiều Phương là cô bé hồn nhiên, hiếu động, có tài năng hội họa, có tình cảm trong sáng và tấm lòng nhân hậu đáng quý. - Cô bé có khuôn mặt tròn trịa, phúc hậu với 2 biếm tóc được kết cẩn thận, đôi mắt tròn đen lay láy. Mỗi ngày Kiều Phương thường ra vườn, tỉ mỉ , nắn nót vẽ những đồ vật lên trên giấy một cách say xưa một họa sĩ. Tranh của KP nhìn vào tựa như có thật. Đặc biệt KP có một tấm lòng nhân hậu đáng mến. b. Người anh có tính ghen tị, đố kị với em, nhưng có phẩm chất tốt dẹp, biết hối hận và nhận ra tấm lòng cao đẹp của cô em gái. - Khi tài năng của em đượcc phát hiện thì tỏ ra ganh ghét, đố kị, tự ti va buồn vì thấy mình kém cỏi nên cố tình tìm cách xa lánh, không thân thiện và hay gay gắt gỏng với em . Nhưng khi đứng trước bức tranh “Anh trai tôi” đạt giải nhất của em và khi nhận ra nhân vất trong tranh đẹp hoàn hảo lại là mình, anh đã giật sững người, từ ngỡ ngàng, hãnh diện rồi xấu hổ. Sự thay đổi ấy thật tự nhiên, hợp lí. Người anh ngỡ ngàng trước tài năng của em,, hãnh diện trước vẽ đẹp hoàn hảo của mình trong tranh và cũng từ đó đã khiến anh xấu hổ về mình, tự thấy mình không xứng đáng. Nhận ra rằng dù mình xem nó là con bé đáng ghét nhưng trước mắt em gái, mình vẫn là người anh đáng kính, thân thiết và hoàn hảo. Như vậy tuy có điểm xấu là ganh ghét, đố kị, nhỏ nhen nhưng anh vẫn có điểm tốt là kịp nhận ra điểm yếu của mình, xấu hổ và ăn năn. Lời nói mà người anh chưa kịp nói ra với mẹ thể hiện sự xấu hổ và ăn năn rất chân thành. Bài tập 2. Nói về người thân. Anh trai tôi đẹp như vận động viên thể hình, vóc dáng cao to, bắp chân, bắp tay rắn chắc ,mỗi khi cử động nó như cuộn lên. Khi rảnh rổi anh thường giúp mẹ việc nhà: rửa chén, quét nhàanh đều làm tất, loáng một cái mọi việc dã xong, nhờ thế mà mẹ tôi đỡ vất vã. Anh rất say mê đọc sách – rất thích môn toán như những nhà bác học, hằng ngày anh cứ cặm cụi suy nghĩ mày mò tự tìm cách giải mới. Bài tập 3. Nói về đêm trăng. - Đó là đêm trăng tuyệt đẹp, bầu trời trong vắt không một ánh sao. - Vằng trăng như cái mâm treo lơ lững giữa trời cao. - Đướ ánh trăng cây cối, nhà cửa, đường làng, ngõ phố lặng im êm mẫn ngắm nhìn quên cả đi ngủ. Ánh trăng cứ len lõi khắp ngõ ngách, tưới sáng cho mọi vật dưới trần thế. Bài tập 4. Nói về cảnh bình minh trên biển. - Mặt trời như quả bóng màu vàng cam chui từ dưới nước lên. - Bầu trời quang đãng, sáng trong như khuôn mặt của bé sau một giấc ngủ dài. - Mặt biển êm ả, gợn sóng lăn tăn đầy như một cái mâm. - Sóng biển lăn tăn, gợn đều như xếp nối tiếp nhau chạy vào bờ. - Bãi cát như tấm thảm rộng trải viền quanh bờ biển. - Nhưng con thuyền như những . Bài tập 5. Miêu tả hình ảnh người dũng sĩ. - Đặc điểm: Khỏe mạnh, dũng cảm, đẹp, nhân hậu - Gợi ý: Liên hệ hình ảnh Thach Sanh, Thánh Gióng. + Ngoại hình. + Phẩm chất: Cử chỉ. Hành động II. Yêu cầu của giờ luyện nói. - Luyện nói về văn miêu tả. - Nói to, rõ, đúng nội dung, diển cảm. - Tác phong tự nhiên, tươi tắn. III. Luyện nói trên lớp. - Nhóm 1 + 2 + 3 thảo luận bài tập 1. - Nhóm 4 + 5 + 6thảo luận bài tập 2. 4. Củng cố: - GV : Luyện nói là thao tác thực hành có vai trò quan trọng trong giao tiếp. Nói mạch lạc, rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu là cơ sở cho bước tiếp theo tập viết đoạn văn – bài văn miêu tả. - Em rút được kinh nghiệm gì sau tiết luyện nói? 5. Dặn dò: - Tập nói lại dàn ý bài tập 1, 2. - Chuẩn bị bài tập 3, 4, 5 theo gợi ý trong sgk. - GV nhận xét tiết học.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxtiet 83,84.docx