Giáo án thao giảng “Vận dụng kiến thức liên môn khi dạy Tiếng Việt” tiết 22 - Tiếng Việt: Từ Hán Việt (tiếp theo)

Hoạt động 1:Tìm hiểu từ Hán Việt để tạo sắc thái biểu cảm.

- GV: Chiếu câu hỏi lên màn hình.

- HS: đọc và xác định yêu cầu của đề.

- GV chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm một vấn đề.

(?) Để trả lời được câu hỏi của đề Hãy thay thế từ ngữ Thuần Việt có ý nghĩa tương đương vào vị trí của từ Hán Việt in đậm và so sánh cho thầy hai câu văn đó. Một câu sử dụng từ Hán Việt, một câu sử dụng từ Thuần Việt xem câu nào hay hơn? Vì sao?

- HS thảo luận trong 5 phút. Viết ra bảng phụ.

=> Nhóm 1 trình bày:

? Chỉ ra các từ in đậm trong câu a? Cho biết nó thuộc lớp từ nào?

? Tìm những từ ngữ thuần Việt có ý nghĩa tương đương với nó?

 

docx5 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 516 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án thao giảng “Vận dụng kiến thức liên môn khi dạy Tiếng Việt” tiết 22 - Tiếng Việt: Từ Hán Việt (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:02/10/2018 Ngày dạy:04/10/2018 GIÁO ÁN THAO GIẢNG “VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN KHI DẠY TIẾNG VIỆT” Tiết 22 - Tiếng việt: TỪ HÁN VIỆT (tiếp theo) I. Mục tiêu Kiến thức: Giúp HS. Hiểu được các sắc thái riêng của từ Hán Việt. Tác hại của việc lạm dụng từ Hán Việt. Kĩ năng. Rèn luyện kĩ năng sử dụng từ Hán Việt đúng nghĩa, phù hợp với ngữ cảnh. Mở rộng vốn từ Hán Việt. Ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng từ Hán Việt phù hợp với thực tiễn giao tiếp của bản thân. Thái độ. Bồi dưỡng ý thức làm giàu vốn từ, sử dụng từ HV đúng nghĩa, đúng sắc thái, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. Định hướng phát triển năng lực. Giao tiếp:Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về cách sử dụng từ Hán Việt. Phát hiện từ Hán Việt trong văn bản và nghĩa của từ Hán Việt. II. Chuẩn bị. 1. Giáo viên: Nghiên cứu SGV, SGK, soạn giáo án, sử dụng màn hình tivi. 2. Học sinh: Đọc - trả lời câu hỏi trong SGK. III. Tiến trình bài dạy 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. Gọi 1 HS lên bảng lấy ví dụ về từ ghép Hán Việt? Câu hỏi: Có mấy loại từ ghép Hán Việt? cho ví dụ: Trả lời: - Có hai loại từ ghép Hán Việt + Từ ghép đẳng lập ( Sơn hà, giang san, xâm phạm) + Từ ghép chính phụ (ái quốc, thạch mã, thiên thư...) - Trật tự các yếu tố của từ ghép chính phụ Hán Việt có gì giống và khác từ Thuần Việt? + Yếu tố chính đứng trước yếu tố phụ đứng sau ( vd: ái quốc, thủ môn, chiến thắng.) + Yếu tố phụ đứng trước yếu tố chính đứng sau ( vd: thạch mã, thiên thư...) 3. Bài mới: a. Dẫn dắt: * Tích hợp môn âm nhạc - Cho HS nghe 1 đoạn trong bài hát “Lòng mẹ...”. Đặt câu hỏi: ? Bài hát đang nói về ai? (Mẹ) ? Vậy ngoài từ “mẹ” còn những từ nào cũng nói về mẹ? (má, bu, bầm, u, mạ, má, mẫu thân...) Như vậy chúng ta thấy trong những trường hợp trên, các từ như má, bu, bầm, u, mạ, má là những từ thuần việt được sử dụng ở một (1 số) vùng miền nhất định trên đất nước ta. Còn từ mẫu thân lại là một từ Hán Việt được sử dụng để biểu thị những sắc thái biểu cảm nào? Và chúng ta sử dụng nó trong những trường hợp nào cho phù hợp? Tiết học ngày hôm nay thầy trò chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này. b. Bài mới. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dunghi bảng Hoạt động 1:Tìm hiểu từ Hán Việt để tạo sắc thái biểu cảm. GV: Chiếu câu hỏi lên màn hình. HS: đọc và xác định yêu cầu của đề. GV chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm một vấn đề. (?) Để trả lời được câu hỏi của đề Hãy thay thế từ ngữ Thuần Việt có ý nghĩa tương đương vào vị trí của từ Hán Việt in đậm và so sánh cho thầy hai câu văn đó. Một câu sử dụng từ Hán Việt, một câu sử dụng từ Thuần Việt xem câu nào hay hơn? Vì sao? - HS thảo luận trong 5 phút. Viết ra bảng phụ. => Nhóm 1 trình bày: ? Chỉ ra các từ in đậm trong câu a? Cho biết nó thuộc lớp từ nào? ? Tìm những từ ngữ thuần Việt có ý nghĩa tương đương với nó? ? Tại sao tác giả không dùng từ thuần Việt mà lại sử dụng từ Hán Việt? HSTL, GV ghi bảng. => Nhóm 2 trình bày ? Chỉ ra các từ in đậm và trả lời câu hỏi: ? Các từ in đậm trong câu b thuộc lớp từ nào? ? Nó thường xuất hiện vào thời kì nào trong lịch sử? và trong cuộc sống hiện đại của chúng ta khi giao tiếp có còn sử dụng những từ này nữa không? (?)-Vậy khi sử dụng những từ Hán Việt này mang lại sắc thái gì? *Tích hợp lịch sử - GDCD GV: Chiếu một vài hình ảnh về nghĩa trang liệt sỹ xã Mai Thủy. ? Đây là đâu? (nghĩa trang) Ở trong NT có những ngôi mộ của ai? (chiến sĩ) => GV mở rộng kiến thức lịch sử về NTLSxã Mai Thủy. ? Vậy thì khi nói về cái chết của họ, chúng ta dùng những từ nào? (hi sinh), quân địch thì sao? (tử trận). (?) Qua tìm hiểu những ví dụ trên em hãy cho biết sử dụng từ HV thích hợp sẽ mang lại những sắc thái biểu cảm gì ? Lời chuyển tiếp: Vừa rồi chúng ta đã cùng nhau đi tim hiểu những sắc thái biểu cảm của THV?, Thế nhưng trong một số trường hợp khác, từ Hán Việt có mang lại sắc thái biểu cảm như trên hay không chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu phần hai. Hoạt động 2: Không nên lạm dụng từ Hán Việt. GV gọi HS đọc ví dụ (82/sgk) ? Trong mỗi cặp câu dưới đây, cặp câu nào diễn đạt hay hơn? Vì sao? * HS thảo luận theo nhóm - Tổ 1 + tổ 2: Nghiên cứu ví dụ a (sgk tr82) - Tổ 3 + tổ 4: Nghiên cứu ví dụ b (sgk tr82) (Đối với những câu không có sắc thái nghĩa trang trọng chúng ta sử dụng từ Hán Việt sẽ khiến cho câu văn cứng nhắc, thiếu tình cảm) - GV: trích câu hát: Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng. Nếu chúng ta thay từ “ Nhi đồng” bằng từ thuần Việt “ trẻ em” theo các em có phù hợp không? Hay trong câu “quyết tử cho Tố quốc quyết sinh” có nên chuyển thành “quyết chết cho Tổ quốc quyết sống” hay không? =>Vậy khi sử dụng chúng ta cần phải cân nhắc hoàn cảnh giao tiếp. (?) Qua nhưng ví dụ phân tích trên hãy cho biết có phải lúc nào chúng ta cũng đưa từ Hán Việt vào trong lời văn hay những câu giao tiếp hàng ngày của chúng ta không? (?)Vậy thì khi nói hoặc viết chúng ta cần phải lưu ý như thế nào khi sử dụng từ Hán Việt? ?Vậy lạm dụng từ Hán Việt ở đây là gì? (Là khi chúng ta không cần thiết chúng ta vẫn sử dụng hoặc dùng không đúng sắc thái biểu cảm, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp) *Tích hợp kiến thức cũ: Năm lớp 6 chúng ta đã học bài “ từ mượn” và trong bài này chúng ta được tìm hiểu ý kiến của Bác trong việc mượn từ nước ngoài, ý kiến đó cũng chính là lời khuyên dạy của Bác khi chúng ta mượn từ nước ngoài để sử dụng. Bây giờ một bạn hãy nhìn lên màn hình và đọc lại cho cả lớp cùng nghe ý kiến của Bác. GV: cho HS đọc lại ý kiến của Bác. GV: qua lời dạy của Bác chúng ta thấy rằng chúng ta cần bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt, cùng giữ gìn và phát triển ngôn ngữ của mình, không nên lạm dụng từ Hán Việt một cách tùy tiện mà sử dụng phải phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp và đúng sắc thái biểu cảm. Thầy hi vọng sau bài học ngày hôm nay các em có đủ hiểu biết, kiến thức để sử dụng từ Hán Việt một cách hợp lý trong câu văn lời nói hằng ngày của mình. Hoạt động 3: Luyện tập - GV: Cho hs làm nhanh bài tập 1. Bài tâp 2: GV cho học sinh tìm tên các bạn trong lớp dụng từ Hán Việt Một số địa danh sử dụng từ Hán Viêt. Bài tập 3: giảng hòa: ngừng việc tranh giành nhau, tranh cãi nhau Cầu thân: xin kết hôn với ai hoặc làm thông gia với ai. Hòa hiếu: có quan hệ ngoại giao hòa bình với nhau. Nhan sắc: sắc đẹp vẻ ngoài của phụ nữ. tuyệt trần: tốt đẹp nhất trên đời, không có gì sánh bằng. Bài tập 5: Tích hợp môn Địa lí (Quảng Bình, Hà Giang, Quảng Nam, Thái Bình, Tiền Giang, Hải Dương) I. Sử dụng từ Hán Việt 1. Sử dụng từ Hán Việt để tạo sắc thái biểu cảm. a. Đọc ví dụ sgk/81,82 b. Nhận xét - Ví dụ a (sgk/81,82) - Các từ in đậm thuộc từ Hán Việt + Phụ nữ: (đàn bà) => Tạo sắc thái trang trọng + Từ trần, mai táng (chết,chôn) => Thể hiện sự tôn kính. + Tử thi: (xác chết) => Tạo sắc thái tao nhã, tránh gây cảm giác thô tục, ghê sợ. - Ví dụ b (82 sgk) + Kinh đô + Yết kiến + Trẫm + Bệ hạ + Thần - Các từ in đậm thuộc từ Hán Việt - Thường xuất hiện vào thời phong kiến xa xưa => Tạo sắc thái cổ xưa. c. Kết luận - Trong nhiều trường hợp, người ta dùng từ HV để: + Tạo sắc thái trang trọng, thể hiện thái độ tôn kính. + Tạo sắc thái tao nhã, tránh gây cảm giác thô tục ghê sợ. + Tạo sắc thái cổ, phù hợp với bầu không khí cổ xưa. 2. Không nên lạm dụng từ Hán Việt a. Ví dụ sgk/82 b. Nhận xét -Ví dụ a - a1: “Đề nghị”=> ra lệnh cho mẹ, không đúng với sắc thái biểu cảm, thiếu tự nhiên, không có t/cảm mẹ con. -Ví dụ b -b1: “ Nhi đồng” => tạo sắc thái trang trọng, thường dung trong các buổi lễ. Sử dụng từ Hán Việt ở b1 không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. thiếu tự nhiên, không trong sáng. c. Kết luận - Khi nói hoặc viết, không nên lạm dụng từ Hán Việt làm cho lời ăn tiếng nói thiếu tự nhiên, thiếu trong sáng, không phù hợp với hoàn cảnh. II. Luyện tập Bài tập 1: a. Nghĩa mẹ/ thân mẫu b. Phu nhân/ vợ c. Sắp chết/ lâm chung d. Giáo huấn/ dạy bảo Bài tập 2:. =>Vì từ HV tạo sắc thái trang trọng, tao nhã cho tên gọi. Bài tập 3: giảng hoà, cầu thân, hoà hiểu, nhan sắc, tuyệt trần Bài tập 4: Dùng không phù hợp. Dùng từ TV để thay thế. - bảo vệ - giữ gìn, mĩ lệ - đẹp đẽ. Bài tập 5: Em hãy kể tên một số tỉnh thành được đặt tên bằng từ Hán Việt? Bài tập 6: Gạch chân dưới những từ HV trong các câu sau đây: a. Phụ nữ VN giỏi việc nước, đảm việc nhà. b. Hoa Lư là cố đô của nước ta. c. Chiến sĩ hải quân rất anh hùng. d. Các vị bô lão cùng vào yết kiến nhà vua. e. Hoàng đế đã băng hà. 4. Củng cố: Gv hệ thống kiến thức bài học. 5. Dặn dò - Tiếp tục tìm hiểu nghĩa của các yếu tố Hán Việt xuất hiện nhiều trong các văn bản đã học.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxBai 6 Tu Han Viet tiep theo_12429201.docx
Tài liệu liên quan