Giáo án Vật lý 9 tiết 67: Bài tập (sự bảo toàn và chuyển hóa năng lượng)

Bài tập 4 (Bài tập 60.2)

+ Hiện tượng của bài: Chỉ ra sự chuyển hóa năng lượng trong quá trình búa máy đóng vào cọc.

+ Bạn nào có nhận xét gì không?

+ Để làm được bài này em cần sử dụng kiến thức nào?

+ Chốt lại nội dung, kiến thức sử dụng.

Bài tập 5 (Bài tập 60.3)

+ Đặt câu hỏi hướng dẫn cho hs (nếu cần).

+ Để làm được bài này em cần sử dụng

 kiến thức nào ?

+ Gọi 1 hs đứng lên làm bài.

 

docx3 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 517 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 9 tiết 67: Bài tập (sự bảo toàn và chuyển hóa năng lượng), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 35 - tiết 67 Ngày soạn : . /5/2018 BÀI TẬP (Sự bảo toàn và chuyển hóa năng lượng) Ngày dạy: . /5/2018 I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Vận dụng kiến thức để giải các bài tập định tính về sự chuyển hóa năng lượng. - Tìm được một số ví dụ về sự chuyển hóa năng lượng. - Khẳng định tính đúng đắn của định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng. - Nhớ lại kiến thức về dạng bài tập thấu kính để hỗ trợ cho tiết học sau. 2. Kỹ năng: - Giải thích hiện tượng liên quan đến sự chuyển hóa năng lượng. 3. Thái độ: - Cẩn thận,yêu thích môn học. II. CHUẨN BỊ: *Gv: - Tham khảo tài liệu, dự kiến phương pháp phù hợp, soạn bài. - Phương tiện: sgk, sgv, sách tham khảo. - Phương pháp: Vấn đáp gợi mở. Phát hiện và giải quyết vấn đề. Hoạt động nhóm. *Hs: - Ôn tập các kiến thức đã học ở hai tiết trước. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức: (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút) Phát biểu định luật bảo toàn năng lượng. (Trả lời: Năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi mà chỉ chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác, hoặc truyền từ vật này sang vật khác.) 3. Bài mới: Trong hai tiết học vừa qua chúng ta đã được nghiên cứu về các dạng năng lượng và sự chuyển hóa giữa chúng. Trong tiết học ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau làm một số bài tập có liên quan đến năng lượng, sự chuyển hóa và bảo toàn năng lượng. Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 12 phút Hoạt động 1: Hệ thống hóa kiến thức (Giải các bài tập 59.2;.3; .4 – Sách bài tập/trg 121). Bài tập 1 (Bài tập 59.2) + Điện năng có thể chuyển hóa thành những dạng năng lượng nào? + Bạn nào có ý kiến gì khác? + Chốt lại nội dung. Bài tập 2 (Bài tập 59.3) (Yêu cầu các nhóm thảo luận, trả lời) + Hiện tượng nước ở ao, hồ, sông, biển bay hơi lên trời dưới tác dụng của ánh nắng mặt trời là có sự chuyển hóa từ dạng năng lượng nào sang dạng năng lượng nào? + Hiện tượng hơi nước ở trên trời thành mây gặp lạnh ngưng tụ lại tạo thành những giọt nước rơi xuống gọi là mưa là có sự chuyển hóa từ dạng năng lượng nào sang dạng năng lượng nào? + Hiện tượng nước ở trên mặt đất, trên sông, suối chảy về biển là có sự chuyển hóa từ dạng năng lượng nào sang dạng năng lượng nào? + Chốt lại nội dung, kiến thức sử dụng. Bài tập 3 (Bài tập 59.4) + Khi thức ăn vào cơ thể có xảy ra phản ứng hóa học không? + Hóa năng chuyển hóa thành dạng năng lượng nào mà giữ ấm được cho cơ thể? + Hóa năng chuyển hóa thành dạng năng lượng nào mà giúp cho cơ thể vận động được? + Chốt lại nội dung, kiến thức sử dụng. Bài 1.(59.2) - 1 hs trả lời và lấy ví dụ: Điện năng có thể chuyển hóa thành dạng năng lượng có thể sử dụng được trực tiếp như: - Quang năng: ví dụ bóng đèn compac - Nhiệt năng: ví dụ đèn dây tóc - Cơ năng: ví dụ quạt điện - (Ý kiến những hs khác nếu có.) Bài 2.(59.3) - (Thảo luận nhóm. Đại diện nhóm trả lời) - Dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời làm nóng nước: Quang năng à Nhiệt năng. - Nước nóng biến thành hơi lên trời tạo thành mây: Nhiệt năng à Cơ năng. - Thành mưa rơi từ trên trời xuống mặt đất: Cơ năng à Cơ năng. - Nước chảy từ trên núi cao, trên suối, sông về biển: Cơ năng à Cơ năng. - (Ý kiến những nhóm khác nếu có.) Bài 3.(59.4) - Một hs trả lời: - Thức ăn vào cơ thể xảy ra các phản ứng hóa học. - Hóa năng à Nhiệt năng làm nóng cơ thể. - Hóa năng à Cơ năng làm các cơ bắp hoạt động. - (Ý kiến những hs khác nếu có.) 13 phút Hoạt động 2: Giải các bài tập 60.2; 60.3 – Sách bài tập/trg122. Bài tập 4 (Bài tập 60.2) + Hiện tượng của bài: Chỉ ra sự chuyển hóa năng lượng trong quá trình búa máy đóng vào cọc. + Bạn nào có nhận xét gì không? + Để làm được bài này em cần sử dụng kiến thức nào? + Chốt lại nội dung, kiến thức sử dụng. Bài tập 5 (Bài tập 60.3) + Đặt câu hỏi hướng dẫn cho hs (nếu cần). + Để làm được bài này em cần sử dụng kiến thức nào ? + Gọi 1 hs đứng lên làm bài. + Bạn nào có nhận xét gì không? + Chốt lại nội dung, kiến thức sử dụng, có thể chấm điểm khuyến khích hs. Bài 4.(60.2) - Một vài hs trả lời: - Búa đập vào cọc sẽ có những dạng năng lượng xuất hiện: - Thế năng của búa àđộng năng của búa. Đập vào cọc sẽ à động năng của cọc và nhiệt năng của búa và cọc. - Hiện tượng xãy ra kèm theo: Cọc bị lún xuống, búa và cọc đồng thời nóng lên. Bài 5.(60.3) - Để làm được bài này em cần sử dụng định luật bảo toàn năng lượng. - Sau mỗi lần nảy lên độ cao của quả bóng cao su giảm,chứng tỏ cơ năng quả bóng giảm. Điều này không trái với định luật bảo toàn năng lượng. Bởi vì cơ năng của quả bóng đã dần chuyển sang nhiệt năng. (Biểu hiện bên ngoài: Qủa bóng cọ xát với không khí và va đập với mặt đất nên những vị trí đó đã nóng lên). 12 phút Hoạt động 3: Giải bài 6 - Bài tập làm thêm + Bài tập làm thêm Bài tập 6: Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có f = 12cm, cách thấu kính 16cm, A nằm trên trục chính. a) Xác định khoảng cách từ ảnh của AB tới thấu kính. b) Tính tỉ số A’B’/AB. + Yêu cầu hs đọc kĩ đề bài + Để làm được bài này em cần sử dụng kiến thức nào ? + Giải bài toán theo hướng dẫn của gv. + Gọi 1 hs lên bảng làm bài. + Các hs khác nhận xét. + Gv chốt lại vấn đề, có thể chấm điểm khuyến khích hs. Bài 6. (Bt làm thêm) Giải Mà OI = AB nên các vế của pt (1) = các vế pt (2): Thay số vào ta được: OA = OA’ = 48 cm Vậy khoảng cách từ ảnh tới thấu kính là 48 cm, chiều cao của ảnh bằng 3 lần vật. IV. CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: 1. Củng cố: (2 phút) + Kể tên các dạng năng lượng đã được học? + Phát biểu định luật bảo toàn năng lượng? + Xem lại các dạng và cách giải các dạng bài tập trên. Khắc sâu phương pháp làm các dạng bài tập và kiến thức đã sử dụng. 2. Dặn dò: (1 phút) + Tự ôn tập các kiến thức từ bài “Dòng điện xoay chiều” để tiết sau ôn tập học kỳ. + Tự thiết kế cho riêng mình một bản đồ tư duy thể hiện nội dung chương trình Vật lí 9 học kỳ II.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxTiet 67 BAI TAP Su bao toan va chuyen hoa nang luong_12361696.docx
Tài liệu liên quan