Khóa luận Hoàn thiện tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Hapaco Yên Sơn

Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm nhiều loại, nhiều khoản mục khác nhau. Để thuận tiện cho công tác quản lý, hạch toán, kiểm tra chi phí cũng như ra quyết định kinh doanh, chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty được chia thành:

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm chi phí nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu. được xuất dùng trực tiếp cho việc sản xuất giấy đế cuộn và giấy vàng mã xuất khẩu. Nguyên vật liệu chính để sản xuất giấy đế cuộn là tre, nứa, vầu, giấy lề, giấy lõi. Nguyên vật liệu phụ gồm xút, lưu huỳnh, phẩm màu. Nguyên vật liệu chính để sản xuất giấy vàng mã là giấy đế cuộn nhập từ xí nghiệp giấy Văn Yên và xí nghiệp giấy Trấn Yên hoặc mua ngoài chuyển vào sản xuất. Vật liệu phụ để sản xuất giấy vàng mã được bên khách hàng Đài Loan cung ứng và trực tiếp quản lý.

- Chi phí nhân công trực tiếp: Là khoản tiền Công ty trả cho công nhân trực tiếp sản xuất bao gồm lương sản phẩm, phụ cấp và các khoản trích theo lương theo quy định như tiền lương nghỉ phép, BHXH, BHYT và bảo hộ lao động.

- Chi phí sản xuất chung: Bao gồm :

+ Lương và các khoản trích theo lương của cán bộ, nhân viên quản lý nhà máy, phân xưởng

+ Chi phí khấu hao TSCĐ

+ Chi phí vật liệu, nhiên liệu, CCDC dùng cho quản lý.

+ Chi phí dịch vụ mua ngoài

+ Chi phí khác bằng tiền

 

 

doc102 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2109 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hoàn thiện tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Hapaco Yên Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh của Công ty Cổ phần HAPACO Yên Sơn: 2.1.2.1 Ngành nghề quy mô kinh doanh: + Chế biến gỗ và sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu. + Sản xuất giấy và bột giấy xuất khẩu. + Kinh doanh dịch vụ nhà hàng, du lịch. + Kinh doanh xuất nhập khẩu thiết bị, vậth tư, hàng hoá. + Kinh doanh dịch vụ vận tải hành khách và hàng hoá. + Tư vấn Tài chính Kế toán, môi giới, nhận lênh và kinh doanh chứng khoán + Kinh doanh bất động sản. + Khai thác chế biến khoáng sản. + Mua bán, bảo dưỡng, sửa chữa ôtô và xe có động cơ khác. + Bán buôn xăng dầu và các sản phẩm liên quan. 2.1.2.2 Quy trình kỹ thuật công nghệ sản xuất sản phẩm tại Công ty: - Đặc điểm quy trình công nghệ: - Công ty Cổ phần HAPACO Yên Sơn lĩnh vực sản xuất chủ yếu là sản xuất các loại giấy đế và Giấy vàng mã xuất khẩu. Trong khi các Doanh nghiệp khác trong nghành sản xuất mặt hàng chưa nhiều nên sản phẩm của Công ty có uy tín và duy trì được bạn hàng tại Đài Loan. - Sản phẩm giấy đế cuộn của Công ty được làm chủ yếu từ tre, nứa vầu, luồng và kết hợp với các vật liệu phụ khác. - Giấy vàng mã nguyên vật liệu chính là Giấy đế cuộn do Xí nghiệp giấy Trấn Yên và Xí nghiệp giấy Văn Yên cung ứng về được đưa vào dập nhũ, in hoa văn thành sản phẩm hoàn chỉnh. - Hiện nay Công ty có 7 dây chuyền sản xuất Giấy đế có nguồn gốc xuất xứ từ Đài Loan. Công nghệ của những dây chuyền ở mức trung bình đã khấu hao tới 80% nhưng giá trị sử dụng thực tế đã gần tương đương với dây chuyền đầu tư mới bởi vì thường xuyên được nâng cấp sửa chữa, bảo dưỡng đảm bảo chất lượng tốt phục vụ cho sản xuất. Công suất của mỗi dây chuyền cụ thể như sau: + Dây chuyền thiết bị sản xuất tại Xí nghệp giấy Văn Yên - Số lượng : 03 dây chuyền - Công suất thiết kế : 3.600 tấn/năm - Công suất vận hành : 3.600 – 3.800 tấn/năm + Dây chuyền thiết bị sản xuất tại Xí nghiệp giấy Trấn Yên - Số lượng : 04 dây chuyền - Công suất thiết kế : 4.800 tấn/năm - Công suất vận hành : 7.200 tấn/năm. - Ngoài ra Công ty còn có hệ thống máy móc thiết bị sản xuất giấy vàng mã theo Hợp đồng gia công xuất khẩu. Sản lượng bình quân là 180 container/năm tương đương 3.600 tấn sản phẩm những sản phẩm này được xuất khẩu trực tiếp sang Đài Loan. - Quy trình sản xuất giấy đế cuộn: Sơ đồ 2.1: Sơ đồ quy trình sản xuất giấy đế Nguyên liệu (tre, nứa, vầu) cắt mảnh Nghiền Tuần hoàn, ngâm ủ xút (NaOH) Xeo Xấy Cuộn thành phẩm Nhập kho tiêu thụ Thuyết minh: Nguyên liệu (Tre, nứa, vầu....) được lựa chọn đáp ứng được các yêu cầu là không non, không mục ải được chuyển từ kho bãi đưa vào máy cắt tre, nguyên liệu được cắt thành mảnh có chiều dài từ 5 – 7 cm vào bể ngâm. Khối lượng từ 40 – 50 tấn/1 bể tuỳ thuộc vào chủng loại nguyên liệu. Trong bể ngâm nguyên liệu được tuần hoàn cưỡng bức bằng dung dịch kiềm (NaOH) với định lượng 75 – 80 kg/tấn nguyên liệu. Quá trình tuần hoàn trong bể bằng bơm tuần hoàn, rồi ngâm ủ từ 3 đến 5 ngày. Khi nguyên liệu đã chín, nguyên liệu được rửa sạch, vớt ra đưa vào máy nghiền Vicol, nguyên liệu được nghiền thành những mảnh nhỏ từ 1- 2cm qua băng tải chuyển vào máy nghiền Hà Lan để tạo bột thô và đánh rơi tạo độ mịn cho sản phẩm. Bột giấy được bơm sang bể pha loãng của máy xeo. Giấy được hình thành trên lô lưới của máy xeo, bám vào chăn xeo và được chạy qua bơm hút chân không, qua lô ép để tách hết nước và và đưa vào lò sấy tuy nen để sấy khô giấy trong buồng xấy có bổ sung lưu huỳnh để tăng độ sáng cho bề mặt. Giấy sau khi được sấy khô được đưa sang máy cuộn để cuộn theo kích thước quy định. Quy trình sản xuất giấy vàng mã: Sơ đồ 2.2: Sơ đồ quy trình sản xuất giấy vàng mã Giấy đế cuộn In nhũ, cắt Gam kích thước Cắt kiện nhỏ Chia buộc Đóng gói Xuất bán Container Thuyết minh Nguyên liệu giấy đế cuộn cho chạy qua máy in, trên máy in có các quả lô trên đó có gắn các hình hoa văn và chữ, được in dập nhũ trên mặt giấy và giấy đã được cắt thành khổ để chuẩn bị cho đo gam. Bước tiếp theo bán thành phẩm được đo gam bằng thủ công, kích thước gam theo yêu cầu của từng chủng loại hàng và theo đơn đặt hàng của khách hàng. Giấy đã gam được đưa lên máy cắt, cắt theo hình nhũ bám đã in, sau đó chuyển cho tổ chia mảnh có nhiệm vụ loại bỏ những tờ không đủ quy cách, xếp thành từng kiện chuyển sang khâu chia tệp, chia thành từng cục nhỏ trong kiện thành từng phần nhỏ được buộc lại bằng cói hoặc nịt. Các kiện hàng được đóng dấu và đóng gói trên máy buộc sau đó lồng vào túi nilon và đưa sang đóng kiện nhập kho thành phẩm. Yêu cầu kỹ thuật chung của Xí nghiệp Giấy xuất khẩu là hình in đảm bảo rõ, nét, đầy đủ các hình in và hình hoa văn. Đặc điểm về sản phẩm của Công ty. Hiện nay Công ty đang sản xuất gồm 2 sản phẩm chính là Giấy đế cuộn và Giấy vàng mã xuất khẩu, Giấy đế dưới dạng cuộn tròn thành từng quả có đường kính từ 60 – 70cm có mầu trắng và mầu vàng, Giấy vàng mã được làm theo mẫu và đơn đặt hàng của khách, ngoài ra Công ty có các sản phẩm dịch vụ như dịch vụ Taxi vận chuyển hành khách, dịch vụ tài chính Chứng khoán. 2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Hapaco Yên Sơn Xuất phát từ chức năng nhiệm vụ của Công ty Cổ phần được Nhà nước giao nhiệm vụ, căn cứ và mộ máy tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của Công ty được xắp xếp phù hợp với chức năng nhiệm vụ của Công ty qua từng bộ phận, phòng ban Công ty tổ chức bộ máy quản lý như sau: Sơ đồ 2.3: Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty CP Hapaco Yên Sơn Cửa hàng Đại lý Giấy lụa Hapaco ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN GIÁM ĐỐC BAN KIỂM SOÁT Phòng Tổ chức – Hành chính Phòng Tài chính kế toán Phòng Bảo vệ quân sự Phòng Quản lý sản xuất - dự án XN giấy Trấn Yên XN giấy Văn Yên XN giấy xuất khẩu Trung tâm Taxi Hapaco Yên Sơn Thuyết minh: - Đại hội Đồng cổ đông: là cơ quan quyêt định cao nhất của Công ty. Đại hội Đồng Cổ đông gồm tất cả các Cổ đông sở hữu Cổ phần có quyền biểu quyết hoặc người được Cổ đông uỷ quyền. - Hội đồng quản trị: Gồm 7 thành viên là cơ quan thực hiện các quyết định của Đại hội đồng cổ đông, hoạt động tuân thủ các quyết định của pháp luật và Điều lệ của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng Cổ đông, đứng đầu Hội đồng quản trị là Chủ tịch Hội đồng quản trị, thay mặt Hội đồng quản trị điều hành Công ty và Giám đốc Công ty. - Ban kiểm soát: là cơ quan giám sát hoạt động của Hội đồng quản trị và báo cáo lại ở cuộc họp Đại hội đồng cổ đông. Ban kiểm soát của Công ty Cổ phần Hapaco Yên Sơn gồm 3 thành viên, trong đó có 01 người có chuyên môn về Kế toán. Ngoài quyền hạn, trách nhiệm của Ban kiểm soát theo luật doanh nghiệp Ban kiểm soát Công ty còn kiểm tra và xác nhận chất lượng độ tin cậy của thông tin kinh tế Báo cáo tài chính của doanh nghiệp, kiểm tra sự tuân thủ các nguyên tắc quản lý hoạt động kinh doanh, tuân thủ chính sách chế độ kế toán. - Ban giám đốc: Gồm 3 người 01 Giám đốc và 02 Phó giám đốc. Giám đốc: Do Hội đồng quản trị cử ra, thay mặt Công ty chịu trách nhiệm trước cấp trên và Hội đồng về toàn bộ hoạt động của Công ty. Phó giám đốc – Bí thư chi bộ: là người ngoài công tác Đảng và Đoàn thể, công tác tổ chức hành chính và lao động tiền lương, trực tiếp phụ trách quản lý Xí nghiệp Giấy xuất khẩu. Phó giám đốc kỹ thuật sản xuất: là người phụ trách côgn tác kỹ thậut, sản xấut kinh doanh của toàn Công ty, trực tiếp phụ trách Xí nghiệp giấy Văn Yên. - Phòng Quản lý sản xuất và Dự án: Quảnlý, giám sát hoạt động sản xuất tại các Xí nghiệp, đơn vị thành viên trực thuộc, tìm hiểu thị trường lập dự án đầu tư dài hạn cho Công ty. - Phòng Tổ chức Hành chính: Thực hiện các công việc liên quan đến cơ cấu bộ máy tổ chức và quản lý cán bộ công nhân viên toàn Công ty, là nơi tiếp nhận và chuyển giao công văn giấy tờ. Quản lý hồ sơ lao động giải quyết các vấn đề chế độ chính sách về tiền lương và quyền lợi của người lao động theo quy định hiện hành của Nhà nước và Công ty. - Phòng Tài chính Kế toán: Nhiệm vụ chính của phòng là thực hiện công tác về kế toán của Công ty như điều hoà phân phối tổ chức sử dụng vốn và nguồn vốn để phục vụ sản xuất kinh doanh. Theo dõi mọi hoạt động sản xuất kinh doanh dưới hình thức các chỉ tiêu đầu ra và đầu vào, phân phối thu nhập và tích luỹ. Phối hợp cùng với các phòng ban lập kế hoạch tài chính hàng năm, lập báo cáo tài chính theo quy đinh hiện hành. - Phòng Bảo vệ quân sự: Thực hiện nhiệm vụ bảo vệ tài sản, cơ sở vật chất của toàn doanh nghiệp, kiểm soát ra vào của cán bộ công nhân viên và khách hàng. - Xí nghiệp sản xuất giấy vàng mã xuất khẩu: Xí nghiệp thực hiện chức năng hợp tác sản xuất gia công tiêu thụ sản phẩm với Công ty HOWH, tiếp nhận giấy đế của các Xí nghiệp sử dụng các vật tư,phụ liệu của bạn hàng để sẩn xuất sản phẩm, được Công ty giao định mức tiền lương/cont sản phẩm hoàn thành. Lãnh đạo Xí nghiệp và đội ngũ cán bộ quản lý có khả năng chuyên môn vững, làm chủ được quy trình sản xuất, bố trí lao động các khâu in, cắt, xếp tập, đóng gói, tổ chức sản xuất nhập hàng hợp lý, lực lượng lao động trẻ, tuổi nghề bình quân 3 năm đã dần nâng cao khả năng thao tác thành thạo, năng lực tăng dần. - Xí nghiệp giấy Trấn Yên: Xí nghiệp do Công ty Yên Sơn với Công ty HAPACO hợp tác góp vốn đầu tư có 4 dây chuyền máy, công suất 4.800 tấn/năm, có nhiệm vụ sản suất giấy đế và bán cho Công ty HAPACO theo hợp đồng đã kỹ giữa hai Công ty. Xí nghiệp có tổ chức bộ máy sản xuất phù hợp với quy trình công nghệ, có bộ máy quản lý hoàn chỉnh, chịu sự quản lý của Công ty và các Phòng ban. - Xí nghiệp giấy Văn Yên: Xí nghiệp có 3 dây chuyền sản xuất, công suất 3.600 tấn/năm. Có nhiệm vụ sản xuất giấy đế, cung cấp giấy cho Xí nghiệp Giấy xuất khẩu sản xuất vàng mã, có bộ máy quản lý hoàn chỉnh, chịu sự quản lý của Công ty và các Phòng ban. 2.1.4 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Hapaco Yên Sơn 2.1.4.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của Công ty. + Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán. Do mô hình của Công ty Cổ phần Hapaco Yên Sơn có 4 đơn vị trực thuộc và các xí nghịêp bố trí ở các địa điểm cách xa nhau nên Công ty tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức vừa tập trung vừa phân tán. - Xí nghiệp giấy Văn Yên bố trí 01 cán bộ kế toán làm nhiệm vụ hướng dẫn, kiểm tra chứng từ, ghi chép sổ sách nghiệp vụ phục vụ yêu cầu quản lý sản xuất của Xí nghiệp. Sau đó chuyển chứng từ và các báo cáo về Phòng Tài vụ của Công ty để xử lý và tiến hành ghi sổ kế toán. - Xí nghiệp giấy Trấn Yên có 1 bộ máy kế toán hoàn chỉnh, có nhiệm vụ hạch toán đến kết quả cuối cùng (lãi, lỗ). - Xuất phát từ đặc điểm tổ chức kinh doanh, Công ty chỉ có một phòng kế toán duy nhất để tập trung toàn bộ công tác kế toán của Công ty. Đứng đầu Phòng kế toán là Kế toán trưởng, toàn bộ nhân viên hạch toán ở các đơn vị trực thuộc, nhân viên Phòng kế toán đều chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Kế toán trưởng. Phòng Kế toán có nhiệm vụ tổ chức thực hiện và kiểm tra toàn bộ công tác kế toán trong toàn Công ty giúp Ban Giám đốc tổ chức thông tin kế toán và phân tích hoạt động kinh tế, hướng dẫn kiểm tra về mặt nghiệp vụ của các phòng ban trong Công ty, thực hiện đầy đủ các chế độ ghi chép ban đầu, chế độ hạch toán và chế độ quản lý. Trưởng phòng kế toán (Kế toán trưởng) Thủ quỹ Kế toán thu chi Kế toán vật tư hàng hoá Kế toán tổng hợp Nhân viên kế toán phụ trách xí nghiệp giấy Trấn Yên Nhân viên kế toán phụ trách xí nghiệp giấy Văn Yên Sơ đồ 2.4: Sơ đồ bộ máy kế toán của Công ty CP Hapaco Yên Sơn * Chức năng nhiệm vụ của từng nhân viên kế toán trong bộ máy kế toán: + Trưởng phòng kế toán: Với chức năng quản lý chỉ đạo phụ trách chung mọi hoạt động, các nghiệp vụ hạch toán của Công ty, phân tích mọi hoạt động kinh tế của các đơn vị trực thuộc, phân công và chỉ đạo trực tiếp các nhân viên trong phòng. Kiểm tra và ký duyệt chứng từ, lập báo cáo, báo cáo các đơn vị cấp trên, làm Báo cáo tài chính của toàn Công ty. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty và cơ quan pháp luật, Nhà nước về toàn bộ công việc của mình. + Kế toán tổng hợp: Chịu trách nhiệm trước Kế toán trưởng và cơ quan pháp luật của Nhà nước về toàn bộ công việc của mình phụ trách theo chức năng tổng hợp các yêu cầu quản lý của các cấp, các ngành. Ngoài ra kế toán tổng hợp còn đảm nhận nhiệm vụ là theo dõi các khoản thanh toán với người mua hàng và bán hàng của toàn Công ty, kết thúc mỗi tháng có biên bản đối chiếu các khoản công nợ với khách hàng, sử dụng tài khoản 131, 331. Theo dõi kê khai thuế và các khoản phải nộp với Nhà nước. Phản ánh các số liệu và sổ sách tổng hợp từ các bộ phận kế toán lên quan gửi đến. + Kế toán thu chi: Thu nhận các chứng từ thanh toán trong ngày, vào bảng kê hạch toán tài khoản 111, đồng thời theo dõi tính lương và các khoản phải trả khác như BHXH, BHYT, KPCĐ cho cán bộ quản lý văn phòng, theo dõi doanh thu của toàn Công ty. Theo dõi tài khoản tiền gửi ngân hàng (ngoại tệ), các khoản tiền vay ngân hàng tài khoản sử dụng 112.1, 112.2, 331, 341...) + Kế toán vật tư hàng hoá: Chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng kê stoán về việc theo dõi, hạch toán vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hoá tài khoản sử dụng 152, 153, 156, 155. Cuối tháng kiểm kê đối chiếu giữa sổ sách và thựuc tế. Khi có phát hiện thừa thiếu thì báo cáo lãnh đạo để có phương pháp giải quyết kịp thời. + Kế toán quỹ: Có nhiệm vụ phản ánh thu, chi quỹ tiền mặt hàng ngày, tháng. Thường xuyên đối chiếu với kế toán thu chi tiền mặt, đối chiếu tiền mặt thực tế so với sổ sách phát hiện sai sót trong việc sử dụng tiền mặt và báo cáo lãnh đạo để giải quyết kịp thời, chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng kế toán về công việc đảm trách + Nhân viên kế toán phụ trách xí nghiệp: Có nhiệm vụ hạch toán toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại xí nghiệp,lập và quản lý sổ sách phục vụ quản lý tại xí nghiệp, chịu trách nhiệm trước kế toán trưởng về toàn bộ công tác kế toán tại xí nghiệp mình phụ trách. 2.1.4.2 Tình hình vận dụng chế độ kế toán tại Công ty. - Công ty áp dụng chế độ kế toán theo Quyết định số 15 của Bộ tài chính ban hành ngày 20/3/2006. - Các chính sách kế toán của Công ty. + Niên độ kết toán: Từ ngày 01/01/N đến ngày 31/12/N + Kỳ kế toán: Quý, năm + Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho: Đánh giá theo giá thực tế + Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên + Phương pháp tính giá NVL xuất kho: Bình quân gia quyền cả kỳ + Phương pháp khấu hao TSCĐ: Theo phương pháp đường thẳng + Phương pháp tính thuế GTGT: Theo phương pháp khấu trừ * Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán * Chứng từ Công ty áp dụng gồm: - Phiếu thu tiền mặt - Phiếu chi tiền mặt - Phiếu nhập kho - Phiếu xuất kho - Bảng chấm công - Bảng thanh toán tiền lương - Thẻ kho - Các hoá đơn giá trị gia tăng, thanh toán các dịch vụ mua ngoài như: Tiền điện, chi phí bằng tiền khác. - Bảng trích khấu hao Tài sản cố định - Bảng kê xuất dùng công cụ dụng cụ - Bảng tính giá thành sản phẩm - Hoá đơn bán hàng. * Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán. Công ty sử dụng tương đối đầy đủ hệ thống tài khoản theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính. * Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán Căn cứ vào khối lượng công việc và các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàng ngày, Công ty đang áp dụng hình thức kế toán “Chứng từ ghi sổ”. Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàng ngày đều được phản ánh ở chứng từ gốc và được phân loại theo từng nội dung kinh tế để lập chứng từ ghi sổ trước khi vào sổ kế toán tổng hợp. Việc áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ rất thuận lợi cho sự phân công lao động. Đây là hình thức đơn giản, dễ làm phù hợp với quy mô của doanh nghiệp. Sơ đồ 2.5: Trình tự ghi sổ theo hình thức Chứng từ ghi sổ: Chứng từ tổng hợp Chứng từ gốc Chứng từ ghi sổ Sổ cái Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo kế toán Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Sổ chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra * Tổ chức vận dụng hệ thống báo cáo. Báo cáo tài chính được Công ty lập định kỳ theo biểu mẫu quy định tại Quyết định số 15 của Bộ tài chính gồm: - Bảng cân đối kế toán - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ - Thuyết minh báo cáo tài chính. 2.2 Thực trạng về tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty cổ phần Hapaco Yên Sơn quý III năm 2008 2.2.1 Tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất 2.2.1.1 Phân loại chi phí sản xuất tại Công ty Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm nhiều loại, nhiều khoản mục khác nhau. Để thuận tiện cho công tác quản lý, hạch toán, kiểm tra chi phí cũng như ra quyết định kinh doanh, chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty được chia thành: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm chi phí nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu... được xuất dùng trực tiếp cho việc sản xuất giấy đế cuộn và giấy vàng mã xuất khẩu. Nguyên vật liệu chính để sản xuất giấy đế cuộn là tre, nứa, vầu, giấy lề, giấy lõi. Nguyên vật liệu phụ gồm xút, lưu huỳnh, phẩm màu. Nguyên vật liệu chính để sản xuất giấy vàng mã là giấy đế cuộn nhập từ xí nghiệp giấy Văn Yên và xí nghiệp giấy Trấn Yên hoặc mua ngoài chuyển vào sản xuất. Vật liệu phụ để sản xuất giấy vàng mã được bên khách hàng Đài Loan cung ứng và trực tiếp quản lý. - Chi phí nhân công trực tiếp: Là khoản tiền Công ty trả cho công nhân trực tiếp sản xuất bao gồm lương sản phẩm, phụ cấp và các khoản trích theo lương theo quy định như tiền lương nghỉ phép, BHXH, BHYT và bảo hộ lao động. - Chi phí sản xuất chung: Bao gồm : + Lương và các khoản trích theo lương của cán bộ, nhân viên quản lý nhà máy, phân xưởng + Chi phí khấu hao TSCĐ + Chi phí vật liệu, nhiên liệu, CCDC dùng cho quản lý. + Chi phí dịch vụ mua ngoài + Chi phí khác bằng tiền Phiếu xuất kho, Bảng TT tiền lương, Phiếu chi, Bảng trích KH.... Chứng từ ghi sổ Sổ cái tài khoản 154, 155, 621, 622, 627 622, 627, 154, 631 Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Sổ chi phí sản xuất kinh doanh tài khoản 621, 622, 627 Bảng tính giá thành Sơ đồ 2.6: Sơ đồ kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Hapaco Yên Sơn Ghi chú: : Ghi hàng ngày : Ghi cuối tháng, quý : Đối chiếu, kiểm tra 2.2.1.2 Hạch toán chi phí sản xuất tại xí nghiệp giấy Trấn Yên (1) Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp * Các chứng từ sử dụng - Phiếu xuất kho * Các tài khoản sử dụng - Tài khoản 152 “Nguyên liệu, vật liệu” để hạch toán các loại nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu - Tài khoản 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” * Nội dung hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Nguyên vật liệu của Công ty được quản lý ở các kho, bãi. Việc nhập xuất vật tư được cán bộ vật tư theo dõi chặt chẽ thông qua định mức tiêu hao do phòng Kế toán- Tài chính lập. Tại kho, khi nhận được phiếu xuất kho kèm theo phiếu xin lĩnh vật tư có xác nhận đồng ý của thủ trưởng xí nghiệp, thủ kho sẽ xuất vật tư và ghi số lượng vào cột thực xuất rồi ký vào phiếu xuất kho. Phiếu xuất kho được lập thành 3 liên: Một liên lưu gốc, một liên giao cho bộ phận xin lĩnh vật tư, một liên thủ kho giữ để ghi thẻ kho sau đó chuyển cho kế toán để ghi sổ kế toán. Cuối tháng, kế toán tính giá xuất kho cho từng loại nguyên vật liệu theo phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ và hạch toán về mặt giá trị. Trị giá NVL xuất kho trong kỳ = Đơn giá bình quân x Số lượng NVL xuất trong kỳ Trong đó: Đơn giá bình quân = Giá thực tế NVL tồn đầu kỳ + Giá thực tế NVL nhập trong kỳ Số lượng NVL tồn đầu kỳ + Số lượng NVL nhập trong kỳ * Trình tự hạch toán như sau: Căn cứ phiếu xuất kho nguyên vật liệu cho sản xuất sản phẩm, kế toán vào sổ chi phí sản xuất kinh doanh đối với nguyên vật liệu trực tiếp, tiến hành lập chứng từ ghi sổ, sau đó từ chứng từ ghi sổ để vào sổ cái tài khoản 621 và vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. Biểu số 2.1 CÔNG TY CP HAPACO YÊN SƠN XÍ NGHIỆP GIẤY TRẤN YÊN PHIẾU XUẤT KHO Ngày 13 tháng 9 năm 2008 Số: 194 Họ và tên người nhận hàng: Nguyễn Thị Hoa Lý do xuất: Xuất tre nứa cho sản xuất Xuất tại kho: Bãi Trấn Yên Địa chỉ: Thành phố Yên Bái - Tỉnh Yên Bái STT Tên nhãn hiệu Số mã ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất 1 Tre nứa Tấn 217,460 439.000 95.464.940 Cộng 217,460 95.464.940 Người lập phiếu Người nhận hàng Thủ kho Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Biểu số 2.2 CÔNG TY CP HAPACO YÊN SƠN XÍ NGHIỆP GIẤY TRẤN YÊN Mẫu số S02a -DN (Ban hành theo QĐ số 15/ 2006/ QĐ/BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) CHỨNG TỪ GHI SỔ Số: 514 Ngày 30 tháng 9 năm 2008 Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Ghi chú Nợ Có Xuất tre nứa vào sản xuất 621 152 95.464.940 Cộng 95.464.940 Kèm theo 01 chứng từ gốc Người lập Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Nguồn dữ liệu: Phòng tài chính kế toán) Biểu số 2.3 SỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH TÀI KHOẢN 621 Quý III năm 2008 Tên sản phẩm: Giấy đế cuộn Ngày tháng Chứng từ Diễn giải TK ĐƯ Ghi Nợ TK 621, Có TK SH NT 152 Tổng số tiền … … … ……… … … ……… Quý III 31/7 121 14/7 Xuất tre nứa vào sản xuất 152 106.455.680 106.455.680 31/7 122 15/7 Xuất phẩm màu 152 2.325.467 2.325.467 31/7 124 15/7 Xuất xút vào sản xuất 152 70.128.464 70.128.464 … … … ……… … ….. …….. 31/8 144 12/8 Xuất tre nứa vào sản xuất 152 89.655.756 89.655.756 31/8 145 12/8 Xuất xút vào sản xuất 152 54.680.060 54.680.060 31/8 146 22/8 Xuất lưu huỳnh vào sản xuất 152 1.113.638 1.113.638 … … … ……… … …… ……. 30/9 194 13/9 Xuất tre nứa vào sản xuất 152 95.464.940 95.464.940 30/9 195 14/9 Xuất xút vào sản xuất 152 58.480.624 58.480.624 30/9 196 18/9 Xuất củi vào sản xuất 152 39.127.890 39.127.890 … … … ........... … ........... ………. Cộng quý III 6.804.258.640 6.804.258.640 …………….. ...... ……. ……… Người lập biểu Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Nguồn dữ liệu: Trích Sổ chi phí sản xuất kinh doanh tài khoản 621, Phòng Tài chính - Kế toán Công ty cổ phần Hapaco Yên Sơn) Biểu số 2.4 CÔNG TY CP HAPACO YÊN SƠN XÍ NGHIỆP GIẤY TRẤN YÊN Mẫu số S02c1 -DN (Ban hành theo QĐ số 15/ 2006/ QĐ/BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ CÁI Năm 2008 Số hiệu: 621 Tên tài khoản: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp NT ghi sổ Chứng từ ghi sổ Diễn giải TK ĐƯ Số tiền SH NT Nợ Có … … … ……… … ……… ……… Quý III năm 2008 31/7 458 31/7 Xuất tre nứa vào sản xuất 152 106.455.680 Xuất phẩm màu 152 2.325.467 Xuất xút vào sản xuất 152 70.128.464 ……… … ….. 31/8 483 31/8 Xuất tre nứa vào sản xuất 152 89.655.756 Xuất xút vào sản xuất 152 54.680.060 Xuất lưu huỳnh vào sản xuất 152 1.113.638 ……… … …… 30/9 514 30/9 Xuất tre nứa vào sản xuất 152 95.464.940 515 30/9 Xuất xút vào sản xuất 152 58.480.624 Xuất củi vào sản xuất 152 39.127.890 … … … … 30/9 520 30/9 Kết chuyển chi phí 154 6.225.873.094 Cộng phát sinh quý 6.225.873.094 6.225.873.094 Ngày 30 tháng 9 năm 2008 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Trích Sổ cái tài khoản 621, phòng Kế toán – Tài chính Công ty CP Hapaco Yên Sơn) (2) Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp * Chứng từ sử dụng - Bảng chấm công - Phiếu nghiệm thu sản phẩm - Bảng thanh toán tiền lương * Tài khoản sử dụng - Tài khoản 334: “Phải trả người lao động” dùng thanh toán với người lao động của công ty về tiền lương, tiền công, phụ cấp, BHXH, tiền thưởng và các khoản thu nhập khác. - Tài khoản 335: Chi phí phải trả : Dùng để theo dõi các khoản trích trước tiền lương nghỉ phép và bảo hộ lao đông cho cán bộ công nhân viên. - Tài khoản 338-“Phải trả, phải nộp khác” gồm các tiểu khoản 3382- Kinh phí công đoàn; TK 3383- Bảo hiểm xã hội; TK 3384- Bảo hiểm y tế. - Tài khoản 622 “Chi phí nhân công trực tiếp” * Nội dung hạch toán: - Chi phí nhân công trực tiếp của xí nghiệp giấy Trấn Yên bao gồm lương và các khoản trích theo lương theo quy định của pháp luật, tiền ăn ca, phụ cấp, nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất. + Lương của công nhân trực tiếp sản xuất được tính theo lương sản phẩm. Dựa vào bảng chấm công và biên bản nghiệm thu sản phẩm để tính lương cho từng bộ phận sản xuất, từng công nhân sản xuất. Công thức tính: Lương sản phẩm = Khối lượng sản phẩm hoàn thành x Đơn giá Tiền lương trả cho từng công nhân = Lương sản phẩm x Số công của từng công nhân Tổng số công trong tháng + Các khoản trích theo lương tính vào chi phí: Công ty thực hiện việc trích các khoản BHXH, KPCĐ, BHYT theo đúng quy định của pháp luật. Cụ thể: Trích 15% BHXH, 5% bảo hiểm y tế trên số phải trả công nhân trực tiếp sản xuất, trích 2% kinh phí công đoàn trên số lương thực tế của công nhân trực tiếp sản xuất tính vào CP NCTT. * Trình tự hạch toán như sau: Cuối tháng, căn cứ vào bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương, bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương, kế toán tiến hành ghi sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh tài khoản 622, lập chứng từ ghi sổ. Chứng từ chi sổ sau khi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ được dùng để để ghi vào sổ cái . Biểu số 2.5 CÔNG TY CP HAPACO YÊN

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc47.Nguyen thi bich.doc
Tài liệu liên quan