Luận văn Khảo sát kiểu câu, ngôi xưng hô, tình thái trong thư từ giao dịch tiếng Anh Thương mại trên dữ liệu tiếng Anh đối chiếu với tiếng Việt

“Đã” là phó từ biểu thị sự việc, hiện tượng xảy ra trước hiện tại hoặc trước một thời điểm nào đó được dùng làm mốc thời gian. Trong các thư giao dịch tiếng Việt, “đã” có thể được dùng để nói về sự việc xảy ra hoặc hoàn thành trước thời điểm nói nhằm giải trình hoặc thông báo tới đối tác về việc diễn ra rồi. Nếu trong một thời gian dài, các phó từ “đã, đang, sẽ” được cho là biểu thị ý nghĩa về thời trong tiếng Việt, thì hiện nay, với sự phát triển của ngữ pháp chức năng và ngữ dụng học, những phó từ này được xem là những phương tiện chủ yếu biểu thị tình thái. Những ý nghĩa về thời mà chúng nó được chỉ là hệ quả của những ý nghĩa tình thái mà thôi (xin xem công trình gần đây nhất của Trần Kim Phượng: Ngữ pháp tiếng Việt, những vấn đề về thời và thể. Nxb Giáo dục 2008)

doc208 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2696 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Khảo sát kiểu câu, ngôi xưng hô, tình thái trong thư từ giao dịch tiếng Anh Thương mại trên dữ liệu tiếng Anh đối chiếu với tiếng Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chúng ta nhận thấy việc lựa chọn từ xưng hô và cách thức xưng hô phần lớn bị chi phối bởi văn hóa và thói quen ngôn ngữ của các dân tộc sử dụng ngôn ngữ. Đặc biệt khi khảo sát nhóm thư thứ 3 là nhóm thư viết bằng tiếng Anh nhưng do người Việt viết, chúng tôi thấy từ xưng hô trong lời chào đầu thư của nhóm này phần nào bị chi phối bởi thói quen ngôn ngữ và văn hóa của người Việt. Đây có thể xem là một sự giao thoa ngữ dụng rất thú vị, có điều đây là một sự giao thoa tiêu cực hơn là một sự giao thoa tích cực. II. Hệ thống từ xưng hô trong nội dung của bức thư. 1. Hệ thống từ xưng hô dùng trong nội dung của bức thư trong các nhóm thư tiếng Anh. Qua khảo sát bốn nhóm thư viết bằng tiếng Anh chúng tôi thấy các từ xưng hô được sử dụng trong bốn nhóm thư viết bằng tiếng Anh đa phần là các đại từ xưng hô trung tính: ngôi thứ nhất: I, We, ngôi thứ hai: You. Tuy nhiên trong nhóm thư thứ 3, ngoài các từ xưng hô trung tính trên người viết còn sử dụng “tên công ty” để xưng hô. Hãy quan sát biểu đồ sau đây: Chart 12: Tỷ lệ sử dụng ngôi xưng hô trong nội dung thư nhóm 1,2,3,4 (viết bằng tiếng Anh) Nhìn vào biểu đồ trên ta nhận thấy ngôi thứ nhất số nhiều “We” và ngôi thứ hai “You” được sử dụng nhiều. “We” được sử dụng nhiều nhất là trong nhóm 4, chiếm tới 72%. Nhóm 1 ít nhất cũng chiếm 24%. “You” được sử dụng nhiều nhất trong nhóm 1, 69% và ít nhất trong nhóm 4 là 25.5%. So với “We”- ngôi thứ nhất số nhiều và “You”- ngôi thứ hai, thì “I” ngôi thứ nhất số ít được sử dụng ít hơn. Nhóm 2 cao nhất cũng chỉ chiểm 27%, nhóm 4 thấp nhất chỉ chiếm 2.5%. Ta thấy trong 2 từ ngôi thứ nhất “I” và “We” thì “I” là từ tự xưng đại diện cho cá nhân, còn “We” là từ tự xưng đại diện cho tập thể. Trong các thư giao dịch thương mại, người viết thư là người đại diện cho công ty- đại diện cho một tập thể người đứng ra trao đổi giao dịch với khách hàng, với đối tác. Chính vì vậy, việc lựa chọn ngôi thứ nhất số nhiều “We” cũng là điều hợp lý. Ví dụ: We would also like to know if you are offering any trade discounts. Chúng tôi cũng rất muốn biết liệu công ty ngài có chào chiết khấu thương mại hay không. (Số 19- nhóm 1) We have visted Bianca website and booth at Heimtextile to see that those products are so nice. Chúng tôi đã truy cập vào trang web Bianca tại Heimtextile và thấy rằng những sản phẩm đó thực sự rất đẹp. (Số 02- nhóm 3) We are writing to inform you that we have received your consignment of 1500 motor components shipped on the SS Sheico which arrived at Hai Phong port on 15 December 2007 for our order No. MT4786 of 20 October 2007. Chúng tôi xin thông báo với Quý ngài rằng chúng tôi đã nhận được hàng gồm 1500 linh kiện motor theo đơn đặt hàng số MT4786 - đặt ngày 20/12/2007 trên tàu SS Sheico cặp cảng Hải Phòng vào ngày 15/12/2007. (Số 05- nhóm 4) Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, mối quan hệ giữa người viết và người giao tiếp đã ở mức thân thiết, hoặc để khẳng định cá nhân mình có khả năng thay mặt công ty để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong giao dịch, hoặc thể hiện sự băn khoăn của mình- người trực tiếp đại diện công ty để giao dịch với đối tác, người viết có thể dùng “I”. Theo chúng tôi, đây là lối dùng rất ấn tượng, có cá tính. Ví dụ: Although the salesperson discussed a three- year extended warranty with me, I decided against purchasing that service for $299. However, when my credit card statement arrived this month, I noticed an extra $299 charge from Good Vibes, Inc. I suspect that this charge represents the warranty I declined. Dù cho người bán hàng đã thảo luận với tôi về việc bảo hành được kéo dài trong 3 năm, tôi vẫn quyết định là không chấp thuận dịch vụ này với giá $299. Tuy nhiên, khi nhận sao kê tài khoản tín dụng trong tháng này, tôi thấy có một khoản phí $299 bị trừ do công ty Good Vibes. Tôi ngờ rằng đây chính là khoản phí bảo hành mà tôi đã từ chối. (Số 03- nhóm 1) After review your photos I have a concern with one of the images- It looks like the box is grey, but the box should be black. (Sau khi xem lại những tấm ảnh của quý ngài tôi có một chút băn khoăn về một trong những hình ảnh đó- nó trông như thể là một cái hộp màu xám, mà lẽ ra nó phải là màu đen.) (Số 12- nhóm 2) Trong 4 nhóm thư chúng tôi khảo sát, nhóm thư 3 là nhóm thư viết bằng tiếng Anh nhưng do người Việt viết. Ta thấy nhóm này là nhóm duy nhất ngoài 3 từ xưng hô I, We, You còn có sự xuất hiện của tên công ty (Co.name). Và tên công ty được sử dụng để xưng hô chiếm tỷ lệ tương đối lớn 26% (trong khi đó “I” xuất hiện trong nhóm này chỉ chiếm 6%, “We” cao nhất là 52% và “you” là 32%). Ví dụ: First of all, we would like to express our best regards to China Embassy and Koshin Tours. Trước tiên, Chúng tôi xin gửi lời chào trân trọng nhất tới Đại sứ quán Trung Quốc và Hãng du lịch Koshin. (Số 10- nhóm 3) Firstly, Vietran Tour in Hanoi would like to send our best compliments to The Embassy of Kingdom of Thailand. Trước tiên, Hãng du lịch Vietran tại Hà Nội xin gửi lời chào trân trọng nhất tới Đại sứ quán Vương quốc Thái Lan. (Số 12- nhóm 3) We, Overseas Transport Corporation are a forwarding firm in Vietnam and are looking for a reliable agent in Singapore. Chúng tôi - Overseas Transport Corporation - là một hãng giao nhận tại Việt Nam hiện đang tìm kiếm đại lý tin cậy tại Singapore. (Số 23- nhóm 3) SNC would like you to offer them premium for 100MT first, then discuss about Standby LC for 200MT later. SNC mong muốn Quý công ty tính phí bảo hiểm cho họ đối với 100 mét tấn rồi sau đó sẽ bàn về thư tín dụng dự phòng đối với 200 mét tấn. (Số 28- nhóm 3) Quan sát 4 ví dụ trên ta thấy, Co.name vừa được dùng ở ngôi thứ nhất, vừa được dùng ở ngôi thứ hai. Như vậy, người viết vừa sử dụng Co.name để tự xưng vừa sử dụng để “hô” người giao tiếp. Tuy nhiên qua 4 nhóm thư tiếng Anh mà chúng tôi khảo sát, khi “hô” người giao tiếp với mình, người viết thường sử dụng ngôi thứ hai “you”. Nhóm ít sử dụng “you” nhất cũng chiếm 25.5%. Ví dụ: We would also like to know if you are offering any trade discounts. (Chúng tôi cũng rất muốn biết liệu công ty ngài có chào chiết khấu thương mại hay không) (Số 19- nhóm 1) This will require the holes be moved and I would like to ask you to let us know how you can affect that. (Số 01- nhóm 2) Of course we can have better price for you if you have bigger order. (Đương nhiên chúng tôi có thể chào giá cạnh tranh hơn nếu như ngài đặt hàng với số lượng lớn.) (Số 01- nhóm 3) I am writing to you to complain about the consignment we ordered our No. MT4786 which signed on 20 October 2007. (Mục đích tôi viết thư này tới công ty ngài là để khiếu nại về chuyến hàng theo đơn đặt hàng và hợp đồng số MT4786 được ký ngày 20/11/2007.) (Số 04- nhóm 4) Ngoài ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai, trong các nhóm thư tiếng Anh còn có sự xuất hiện của ngôi thứ ba. Nhưng ngôi thứ ba xuất hiện chỉ duy nhất một lần trong lá thư số 3 của nhóm 3. I do think that you had received email from Chi asking for the rate from HKG to Ancona, Italy. But so far, we have not get any goodwill from Sherman Yim. (Tôi cứ nghĩ rằng, ngài đã nhận được email của cô Chi có hỏi giá bay từ HKG tới Ancona, Ý. Nhưng cho tới thời điểm này, chúng tôi vẫn chưa hề nhận được chút thiện chí nào từ Sherman Yim) (Số 03- nhóm 3) 2. Hệ thống từ xưng hô dùng trong nội dung của bức thư trong nhóm thư tiếng Việt. Quan sát biểu đồ sau đây: Chart 13: Tỷ lệ sử dụng ngôi xưng hô trong nội dung thư nhóm 5 (viết bằng tiếng Việt ) Quan sát biểu đồtrên ta thấy, hệ thống từ xưng hô trong nhóm thư tiếng Việt được chia làm hai ngôi: ngôi thứ nhất (64.5%) và ngôi thứ hai (35.5%), không có sự xuất hiện của ngôi thứ ba. Hệ thống các từ xưng hô này đa dạng và phong phú hơn trong các nhóm thư tiếng Anh. Nếu trong tiếng Anh chỉ xuất hiện I, We, you, và tên công ty thì trong các thư tiếng Việt, để xưng hô, người viết sử dụng từ xưng hô phong phú hơn: chúng tôi, tôi, tên công ty, quý ngài, quý ông, quý phòng, quý ban… Trước tiên, ta tìm hiểu nhóm các từ xưng hô ngôi thứ nhất - các từ dùng để tự xưng. Các từ xưng hô ngôi thứ nhất chiếm 64.5%, trong đó “Chúng tôi” chiếm 38.3%, tên công ty chiếm 25.5%, “tôi” chiếm 0.7%. Như vậy, chúng ta thấy rằng, trong nhóm thư tiếng Việt, từ xưng hô ngôi thứ nhất số ít “tôi” được sử dụng rất ít, chỉ xuất hiện 2 lần, chiếm 0.7%. Ví dụ: Để cho buổi làm việc này đạt hiệu quả cao, nếu như Ông mong muốn, nên chăng mời thêm một số cơ quan quản lý cấp bộ có quan tâm đến chủ đề này cùng đến dự. Tôi xin gửi kèm theo đây bản danh sách trong phụ lục. (Số 21- nhóm 5) Xin gửi tới quý Ông lời chào kính trọng của tôi. (Số 21- nhóm 5) “Tôi” là từ tự xưng đại diện cho cá nhân. Các bức thư giao dịch thương mại, người viết mặc dù là người trực tiếp chịu trách nhiệm về vấn đề giao dịch thậm chí có khả năng, quyền hạn quyết định mọi vấn đề nảy sinh nhưng vì họ chủ yếu đại diện cho tập thể công ty để trao đổi với khách hàng nên họ ít dùng từ tự xưng đại diện cho cá nhân mà họ hay dùng “chúng tôi”- từ tự xưng đại diện cho tập thể. Ví dụ: Theo yêu cầu từ phía Quý công ty, chúng tôi đã thực hiện đầy đủ dịch vụ cho đoàn theo hợp đồng số 142/HĐKT ký ngày 8/5/2007. Căn cứ theo thanh lý Hợp đồng số 142/HĐKT ký ngày 14/7/2007, chúng tôi làm công văn này kính đề nghị Quý công ty thanh toán hết số tiền còn lại là 2795,77USD. (Số 02- nhóm 5) Khi đặt hàng chúng tôi đã nhấn mạnh là những máy này sẽ phải được giao đúng hạn vào trung tuần tháng 7/2006. Hôm nay đã là ngày 15/8 mà chúng tôi vẫn chưa nhận được số máy trên. (Số 10- nhóm 5) Để tự xưng, trong các thư giao dịch nhóm thư tiếng Việt, người viết có thể dùng “tên công ty” của mình. Việc dùng “tên công ty” để xưng hô rất phổ biến trong thư giao dịch tiếng Việt, nó cũng chiếm tới 25.5%. Ví dụ: Công ty Hoa Lan đã nhận được đề nghị về việc mời tham gia chào giá cung cấp lô hàng theo yêu cầu phục vụ trạm biến áp 220KV của Quý cơ quan. (Số 15- nhóm 5) Về việc giao hàng cho hợp đồng số 63 ĐLHN/VT/2007, Công ty EDH xin được trình bày với Quý Công ty về mục hàng số 5, 6 – Rơle bảo vệ quá đong KCEG142. (Số 16- nhóm 5) Quan sát biểu đồ ta thấy, nhóm các từ xưng hô ngôi thứ hai- các từ dùng để “hô” người giao tiếp khá phong phú, và thường là các từ chuyên dụng như: Quý ông, quý bà, quý công ty, quý phòng/ban, quý ngài… Các từ xưng hô ngôi thứ hai cũng chiếm số lượng lớn 35.5%, trong đó “quý công ty” là cụm từ được sử dụng nhiều nhất 15.5%. Ví dụ: Chúng tôi xin cảm ơn sự hợp tác của Quý công ty, hi vọng chúng ta sẽ đạt được mối quan hệ lâu dài với sự thiện chí cả hai bên. (Số 05- nhóm 5) Nhà máy xin báo Quý công ty tình trạng hư hỏng của một biến động dòng điện 110KV do Quý công ty cung cấp như sau. (Số 08- nhóm 5) Tiểu kết Như vậy, qua khảo sát chúng ta thấy, hệ thống từ xưng hô (cả xưng hô trong lời chào đầu thư và xưng hô trong nội dung bức thư) trong các nhóm thư tiếng Việt phong phú hơn trong các nhóm thư tiếng Anh. Điều này cũng thuận theo tự nhiên bởi vốn dĩ hệ thống từ xưng hô trong tiếng Việt đa dạng và phong phú hơn trong tiếng Anh. Tuy nhiên, những bức thư tiếng Anh do người Việt viết, hệ thống từ xưng hô cũng đa dạng hơn là do người Anh viết. Qua khảo sát và phân tích, chúng tôi thấy hệ việc lựa chọn từ xưng hô trong các bức thư tiếng Anh (nhóm thư do người Việt viết) phần lớn bị chi phối bởi văn hóa và thói quen ngôn ngữ của người Việt. Đây có thể xem là một sự giao thoa ngữ dụng rất thú vị, có điều đây là một sự giao thoa tiêu cực, bởi nó không phù hợp với nét văn hóa của đối tác kinh doanh nước ngoài đặc biệt là người bản xứ. Việc sử dụng từ xưng hô trong các bức thư giao dịch với đối tác nước ngoài theo cách của người Việt phần nào ảnh hưởng đến hiệu quả của bức thư. Bởi chính chúng bộc lộ sự thiếu chuyên nghiệp trong những giao dịch mang tính quốc tế của người Việt. CHƯƠNG IV TÌNH THÁI TRONG THƯ GIAO DỊCH TATM ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG VIỆT Tình thái là vấn đề được nhiều nhà ngôn ngữ học quan tâm và cũng đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về tình thái. Tuy nhiên, tình thái trong thư giao dịch thương mại là khía cạnh mà hầu như chưa có ai đề cập đến và đây lại là một lĩnh vực rất thú vị. Một lá thư giao dịch thương mại thực sự hữu hiệu có thể mang đến cho doanh nghiệp những lợi ích lớn lao. Giao dịch thương mại thực chất là trao đổi, xác lập quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi bên, được diễn giải thông qua ngôn ngữ. Đây chính là một nội dung rất quan trọng của tình thái. Hơn thế nữa, muốn đạt được hiệu quả giao dịch lớn, những lá thư thương mại cần đáp ứng được nguyên tắc lịch sự, các bên giao tiếp cần phải tôn trọng nhau, có những đánh giá tích cực về nhau, và đây cũng lại là một nội dung quan trọng khác của tình thái. Có thể nói, thư từ giao dịch thương mại chỉ thành công khi các doanh nghiệp biết sử dụng “tình thái” (thông qua các phương tiện biểu thị tình thái cụ thể) như một công cụ đắc lực để đạt được mục đích giao dịch của mình. Các phương tiện được sử dụng để biểu thị tình thái rất đa dạng và phong phú cả trong tiếng Anh cũng như trong tiếng Việt. Tuy nhiên, mỗi ngôn ngữ khác nhau có hệ thống phương tiện biểu hiện tình thái khác nhau. Dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu về các phương tiện tình thái được sử dụng trong thư giao dịch tiếng Anh và tiếng Việt và hiệu quả mà chúng đem lại. I. Tình thái trong thư giao dịch tiếng Anh. Trong Tiếng Anh, các phương tiện được dùng để biểu thị ý nghĩa tình thái rất đa dạng như phương tiện ngữ âm, phương tiện ngữ pháp và phương tiện từ vựng. Tuy nhiên, trong 4 nhóm thư tiếng Anh mà chúng tôi khảo sát, tình thái được thể hiện chủ yếu qua phương tiện từ vựng mà cụ thể là qua 2 loại từ: trợ động từ tình thái và trạng từ tình thái. - Các trợ động từ tình thái (auxiliaries) Về loại phương tiện này, hiện nay có nhiều tài liệu gọi là động từ tình thái (modal verbs hay đơn giản là modals) (xin xem Palmer 1986, Dixon 1991, Nguyễn Văn Hiệp 2008). Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng tên gọi của ngữ pháp truyền thống, vốn đã rất quen thuộc trong các giáo trình dạy tiếng Anh. : can, could, may, might, will, would, shall, should, must, ought to và một số động từ vừa được sử dụng mang nghĩa từ vựng (lexical) vừa hoạt động và đóng vai trò như trợ từ tình thái (semi-modals): used to, need, dare. - Trạng từ tình thái bổ nghĩa cho cả câu (modal disjuncts): may be, perhaps, probably, possibly, surely, hopefully, thankfully, obviously... Hãy quan sát biểu đồ sau: Chart 14: Tỷ lệ sử dụng tình thái trong thư nhóm 1,2,3,4 ( viết bằng tiếng Anh) Quan sát biểu đồ trên ta nhận thấy từ biểu thị tình thái được sử dụng nhiều trong 4 nhóm thư tiếng Anh. Đa phần các nhóm có số lượng câu chứa từ biểu thị tình thái chiếm trên 50% (nhóm 1 là 55.6%, nhóm 2 là 52%, nhóm 4 là 50%), chỉ có nhóm 3, từ tình thái xuất hiện trong 136 câu trên tổng 401 câu của nhóm, chiếm 34%. Trong hai loại từ được sử dụng để biểu thị tình thái thì trợ động từ được sử dụng nhiều hơn trong cả bốn nhóm thư. Nhóm 1 là nhóm ít sử dụng trợ động từ tình thái nhất trong bốn nhóm cũng chiếm đến 82%. Nhóm 3 là 91%. Qua khảo sát bốn nhóm thư chúng tôi thấy rằng “can, could, will, would” là những trợ động từ được sử dụng nhiều hơn cả. Chúng có mặt trong hầu hết tất cả các bức thư và có một vai trò quan trọng trong việc tạo nên hiệu quả giao dịch cho bức thư. Và can/could, will/would thường được sử dụng để chỉ khả năng, để đưa ra yêu cầu đối với đối tác hoặc để xin phép ai làm gì. Song can và will thường được dùng để chỉ những hành động trực tiếp hơn là could hoặc would. Người ta thường dùng could/ would để chỉ khả năng, hoặc để đưa ra lời đề nghị lịch sự qua đó biểu hiện yêu cầu của mình đối với đối tác. Ví dụ: It would also be helpful if you could send is some samples and of they are of the standard we require, we will place a substantial order. Sẽ thực sự hữu ích nếu như quý công ty có thể gửi cho chúng tôi một số mẫu hàng đáp ứng tiêu chuẩn của chúng tôi. Chúng tôi sẽ đặt một đơn đạt hàng lớn. (Số 19- nhóm 1) We would highly appreciate if you could consider all their documents and grant them entry visa to Schengen and Swiss to know more about beautiful Europe and Swiss. Chúng tôi sẽ rất biết ơn nếu như quý ngài có thể xem xét hồ sơ và cấp visa nhập cảnh cho khách của chúng tôi để họ tới được Schengen và Thụy Sĩ nhằm tìm hiểu thêm về đất nước này. (Số 11- nhóm 3) SNC would like to know whether you could allow them to make target price twice a day. SNC rất muốn biết liệu quý công ty có thể cho phép họ định mức giá mỗi ngày 2 lần không (Số 13- nhóm 3) Đôi khi người viết có thể dung please để thay thế cho would/could, nhưng would/ could mang tính lịch sự cao hơn. Can/ will cũng được dùng để chỉ khả năng hoặc dùng trong lời đề nghị lịch sự nhưng can/ will diễn đạt ý định tức thời hay tự ý, diễn đạt các sự việc sẽ xảy ra trong tương lai. Trong những ngữ cảnh nhất định, nó sẽ kèm theo các nét nghĩa khác nhau. Can/ will cũng có thể được sử dụng để biểu thị sự sẵn lòng giúp ai cái gì đó, qua đó biểu thị lời hứa của người viết. Today I will check with the factory about new production of Itoyori for you and will give you the shipments schedule. Hôm nay tôi sẽ kiểm tra lại với nhà máy về quy trình sản xuất mới đối với mặt hàng Itoyori và sẽ thông báo cho quý ngài kế hoạch giao hàng. (Số 23- nhóm 2) We are confident that we can provide many kind of cotton stockings which are suitable for many age. Chúng tôi đảm bảo rằng chúng tôi có thể cung cấp tất cotton đa dạng chủng loại và phù hợp với mọi lứa tuổi. (Số 10- nhóm 4) Can còn có thể được sử dụng để chỉ sự cho phép. Tuy nhiên, trong những trường hợp mang tính nghi lễ, xã giao hơn thì ta dùng may thay cho can. If we can give him good rate, he may let us handle all cargos to EU this month. Nếu chúng tôi có thể trả phí hợp lý thì anh ấy có thể sẽ cho phép chúng tôi chuyển toàn bộ hàng tới EU trong tháng này. (Số 05 – nhóm 3) Ngoài những trợ động từ này, trong thư giao dịch tiếng Anh, người viết còn sử dụng: should, must, need, shall để biểu thị tình thái. Những trợ động từ tình thái này xuất hiện không nhiều bằng can, could, will, would. Tuy nhiên hiệu quả chúng mang lại không phải là nhỏ. Should, must, need, shall cũng được dùng để đưa ra yêu cầu, lời khuyên hoặc sự cho phép. Trong đó, must và need dùng để đưa ra yêu cầu nhưng có hàm ý về sự bắt buộc. Khi dùng must/ need người viết đã đặt khách hàng vào tình thế bắt buộc với trách nhiệm lớn hơn về vấn đề xảy ra. Ví dụ: Our office now has 18 computers workstations and 6 printers as we must secure to desks or counter. Hiện nay văn phòng của chúng tôi có 18 máy tính và 6 máy in vì chúng tôi phải đảm bảo hoạt động của các bàn làm việc và các quầy. (Số 02- nhóm 1) Meanwhile I need to reiterate that no shipping docs including the invoice will go with cargos and all relevant docs should have Notified parties state “Chris Everitt Ltd”. Đồng thời chúng tôi cũng cần thiết phải nhắc lại rằng chúng tôi sẽ không gửi chứng từ vận tải và cả hóa đơn cùng với hàng và bộ chứng từ hợp lệ phải được các bên thông báo ghi “ Chris Everitt Ltd”. (Số 06- nhóm 2) Nhưng so với need thì khi dùng must mức độ áp đặt nhẹ nhàng hơn. Thông điệp gửi tới khách hàng không cấp bách như khi dùng need. Shall là từ mà hiện nay người ta ít sử dụng. Tuy nhiên, chúng cũng có những giá trị nhất định. Khi đưa ra một vấn đề nào đó mang tính chất gợi ý, thì shall là một công cụ lý tưởng. Ví dụ: If you require further information, I shall be pleased to help you personally. Nếu như quý ngài cần thêm thông tin gì nữa thì cá nhân tôi sẽ sẵn lòng giúp đỡ. (Số 12- nhóm 1) Qua phân tích ta thấy, các trợ động từ tình thái được sử dụng để diễn đạt những mục đích nhất định. Mỗi từ mang một sắc thái khác nhau và khi sử dụng trong thư mang lại cho lá thư hiệu quả giao dịch khác nhau. Và qua chúng, người viết đã gián tiếp gửi đến đối tác của mình thông điệp của doanh nghiệp mình. Ngoài việc sử dụng trợ động từ tình thái để biểu thị các ý nghĩa tình thái thì trong thư từ giao dịch tiếng Anh thương mại, người viết còn mượn đến sự trợ giúp của các trạng từ tình thái. So với trợ động từ tình thái thì các trạng từ tình thái xuất hiện ít hơn. Nhóm 1 nhiều nhất cũng chỉ chiếm 18%, nhóm 3 ít nhất chiếm 9%. Nhóm 4 cũng chỉ có 10% và nhóm 2 là 12%. Tuy xuất hiện không nhiều nhưng hiệu quả mà chúng mang lại không phải là nhỏ. Really là trạng từ tình thái xuất hiện nhiều hơn cả, nó nhấn mạnh vào tính thực hữu (factive) của hành động hay trạng thái, phẩm chất của sự vật. Với tiềm năng ngữ nghĩa như vậy, sự có mặt của really làm cho câu nói trở nên có sức nặng hơn. Nếu là lời yêu cầu thì really sẽ giúp yêu cầu đó có tính thuyết phục hơn. Nếu là sự mong mỏi thì nó giúp cho việc thể hiện sự mong mỏi trở nên cấp thiết hơn. Ví dụ: We really want to set up the bussiness with you, we will order large. Chúng tôi thực sự muốn tạo dựng mối quan hệ kinh doanh với quý ngài… (Số 09- nhóm 3) Please trust me that I really offered the very very low price for you in my last email. Xin hãy tin tôi, trong email lần trước tôi đã thực sự đưa ra cho quý ngài mức giá thấp nhất. (Số 21- nhóm 2) We would like to say that although we really sympathize with this situation we hope that this sort of problem does not arise again. Chúng tôi muốn nói rằng mặc dù chúng tôi thực sự thông cảm với tình huống lần này nhưng chúng tôi hi vọng những vấn đề như vậy sẽ không xảy ra một lần nữa. (Số 04- nhóm 4) Trong một tình huống, người ta có thể dùng actually để thay thế cho really. Ví dụ: Actually, due to your bussiness seem growing up and continuse to support to us that this has resulted in great impetus toward loyalty to us. (Số 14- nhóm 2) Bên cạnh really, kindly cũng là trạng từ tình thái xuất hiện nhiều trong các thư giao dịch với ý nghĩa là “làm ơn, vui lòng”. Với việc sử dụng kindly người viết đưa ra cho đối tác của mình một yêu cầu vừa mang tính cấp thiết, vừa đảm bảo được lịch sự. Ví dụ: Please kindly note that words “SL: 190 chiếc” should be removed from outer carton labels. (Số 07- nhóm 2) Please kindly understand our situation and arrange payment for us. (Số 20- nhóm 3) Qua các ví dụ trên ta thấy, khác với really có thể đứng độc lập thì kindly bao giờ cũng phải có please đi kèm. Certainly cũng là một trạng từ tình thái được sử dụng nhiều, đặc biệt trong nhóm thư 1. Người viết thường dùng certainly để khẳng định một sự chắc chắn về vấn đề gì đó, qua đó nhằm củng cố niềm tin đối với khách hàng. Ví dụ: You can certainly have the assembly kits you asked for (Cat.No.KT31) and there will be no need to wait until you receive another delivery. (Số 18- nhóm 1) There would certainly be no trouble in supplying you from our wide selection of garments which we make for all age groups. (Số 15- nhóm 1) Cũng có thể người viết dùng exactly thay cho certainly. Ví dụ: Now the situation has changed and the engineer promises to come “in ablut 10 days” and is unable to tell us exactly when he will be arriving. (Số 14- nhóm 1) Ngoài những từ đã phân tích ở trên trong thư giao dịch tiếng Anh thương mại, người viết còn sử dụng nhiều trạng từ tình thái khác như: maybe, sincerely, faithfully, particularly…Trong đó maybe để biểu thị những dự đoán hoặc sự gợi ý, sincerely, faithfully bày tỏ sự thân thiện- thường dùng trong lời chào cuối thư, còn particularly dùng thể hiện sự nhấn mạnh về một vấn đề nào đó Ví dụ: One point I need to tell you that the current freezer in your market maybe they use the R12 gas (the cooling refrigerant). (Số 21- nhóm 2) We have not the model BD-210L, maybe you can choose the model BD-280, the net capacity for BD-208 is 208 Litre. (Số 20- nhóm 2) In addition to your good advice, we particularly enjoyed your sense of humor and jokes as you must have recognized from the uproarious laughter. (Số 08- nhóm 1) Trên đây là những trợ động từ và những trạng từ được sử dụng để biểu thị ý nghĩa tình thái trong các bức thư giao dịch tiếng Anh thương mại mà chúng tôi khảo sát. Sự xuất hiện của chúng giúp cho các bức thư đạt được hiệu quả giao dịch cao hơn bởi chúng chính là công cụ giúp người viết thể hiện quan điểm, thái độ cũng như thiện chí của doanh nghiệp mình với đối tác. II. Tình thái trong thư giao dịch tiếngViệt Tình thái trong tiếng Việt vốn là một vấn đề rất lý thú, đặc biệt là tình thái trong thư giao dịch thương mại. Cũng như đối với tiếng Anh và các ngôn ngữ khác, sự xuất hiện của các yếu tố tình thái trong thư từ giao dịch thương mại tiếng Việt có thể ảnh hưởng đến lợi ích của cả một tập đoàn người. Nó có thể mang về cho doanh nghiệp những lợi nhuận kếch xù nếu được sử dụng phù hợp, nhưng nếu sơ ý chúng có thể khiến doanh nghiệp đi vào ngõ cụt trong các trao đổi kinh doanh. Bởi những từ thể hiện tình thái này có đóng góp rất lớn trong việc giúp người viết gửi thông điệp của doanh nghiệp mình tới đối tác. Trong 250 bức thư giao dịch tiếng Việt mà chúng tôi khảo sát, các từ được sử dụng để biểu thị ý nghĩa tình thái xuất hiện 170 lần. Các từ này thuộc nhiều tiểu nhóm từ khác nhau: phó từ tình thái, vị từ tình thái, vị từ chỉ thái độ mệnh đề, vị

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKhảo sát kiểu câu, ngôi xưng hô, tình thái trong thư từ giao dịch tiếng Anh Thương mại trên dữ liệu tiếng Anh đối chiếu với tiếng Việt.doc