Luận văn Một số biện pháp đẩy mạnh gia công xuất khẩu hàng may mặc tại công ty may Mỹ Hưng

Thị trường Đông Âu là thị trường tiềm năng, có dân số tương đối lớn, còn được coi là thị trường dễ tính và trước đây là thị trường chủ yếu của nước ta. Nhưng khi Liên Xô xảy ra khủng hoảng kinh tế chính trị, xuất khẩu hàng may mặc của nước ta vào thị trường này đã giảm đáng kể. Và chỉ trong vài năm trở lại đây chúng ta mới đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này và Liên bang Nga đã trở thành một trong 10 nước nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất Việt Nam. Sản phẩm may mặc của công ty chiếm tỷ trọng 5,4% tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2003. Đến năm 2005 tỷ trọng này đã giảm xuống còn 4,8% kim ngạch xuất khẩu.

 

doc37 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1377 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số biện pháp đẩy mạnh gia công xuất khẩu hàng may mặc tại công ty may Mỹ Hưng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Công ty. 4. Đặc điểm của nguyên vật liệu may gia công Do tính chất về sản phẩm của công ty là các sản phẩm may mạc lên nguyên vật liệu chính là vải các loại. Bên cạnh đó là các loại khuy, chỉ, khoá…phần lớn các loại nguyên liệu của công ty là từ trong nước. Các loại nguyên vật liệi trong nước đã dần đáp ứng được nhu cầu về chất lượng và giá cả của Công ty. Chính vì vậy nó đã góp phần làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, giúp công ty ngày càng củng cố thị trường của mình và tăng lợi nhuận. Hiệ nay công ty đang tìm cho mình hướng đi mới tập trung vào mặt hàng chủ lực, từng bước tự đáp ứng nhu cầu về nguyên phụ liệu đầu vào bằng các thu mua ở thị trường trong nước, đem lại lưọi nhuận cao hơn gia công thuần tuý, tiến tới công tác kinh doanh thu mua nguyên liệu bán thành phẩm. Vấn đề của công ty hiện nay là nghiên cứu thị trường đầu ra và đầu vào hợp lý, đảm bảo chất lượng đầu ra của sản phẩm để có đủ sức cạnh tranh với các nước xuất khẩu hàng dệt may khác. III. Thực trạng hoạt động gia công may mặc xuất khẩu của công ty 1. Kim ngạch gia công hàng may mặc xuất khẩu của công ty. Với đặc điểm của ngành may mặc là một ngành công nghiệp nhẹ đòi hỏi vốn đầu tư không nhiều, tương đối phù hợp với năng lực vận hành của người Việt Nam, thời gian đào tạo ngắn, khả năng giải quyết việc làm lớn. Đây là một lĩnh vực được Nhà nước rất quan tâm nhằm thực hiện việc giải quyết việc làm, cải thiện đời sống cho người lao động. Thêm vào đó kể từ khi Việt Nam và EU kí hiệp định buôn bán hàng dệt may vào năm 1992 ngành dệt may của Việt Nam đã có bước phát triển vượt bậc , kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng lên, số lượng các đơn hàng, hợp đồng gia công tăng lên một cách đáng kể. Vì vậy, ngay từ đầu mặc dù công ty còn gặp nhiều khó khăn bỡ ngõ nhưng công ty đã chú trọng tập trung đầu tư vào dây chuyền công nghệ hiện đại của Nhật Bản, đào tạo lực lượng lao động. Cũng giống như các doanh nghiệp may khác, công ty chủ yếu thực hiện hoạt động gia công hàng may mặc xuất khẩu, Bên cạnh đó tiến hành xuất khẩu uỷ thác cho các đơn vị khác. Thể hiện qua bảng sau: Bảng 1: Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của công ty Đơn vị: 1000USD Năm Phương Thức XK Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Giá trị Tỷ trọng % Gía trị Tỷ trọng % Gía trị Tỷ trọng % Gia công xuất khẩu 578 88.4 664 90 735 88.6 Xuất khẩu uỷ thác 76 11.6 74 10 94 11.4 Tổng KN xuất khẩu 654 100 738 100 829 100 Tốc độ tăng KNXK 14.9 10.7 Qua bảng trên ta thấy kim ngạch gia công xuất khẩu hàng may mặc của Công ty năm 2004 đặt 664,000USD tăng 14,9% so với năm 2003. Nguyên nhân là do Công ty đã biết vận dụng các ưu thế về lao động, cơ sở vật chất kỹ thuật, tiếp cận và mở rộng địa bàn. Sang năm 2005, kim ngạch gia công xuất khẩu tăng chậm xuống còn 10,7% so với năm 2004. Sở dĩ có sự tăng trưởng chậm này là do ảnh hưởng của việc các Công ty may trong nước ngày càng tăng dẫn tới sự cạnh tranh trong ngành may mặc nói chung ngày càng cao. Các Công ty may có uy tín ngày càng nhiều, như Công ty May 10, Việt Tiến…. Điều đó dẫn đến kim ngạch gia công xuất khẩu của Công ty có phần chững lại. Qua bảng trên ta thấy phương thức xuất khẩu uỷ thác thường chiếm tỷ trọng rất nhỏ, dao động từ 10 – 12 %. Năm 2004 xuất khẩu uỷ thác thường chiếm tỷ trọng cao nhất là 12%. Đây là phương thức xuất khẩu có ưu điểm là công ty không phải đầu tư vào dây chuyền sản xuất, lao động, hạn chế được rủi ro có thể xảy ra … Nhưng lợi nhuận đưa lại thường thấp. Công ty chỉ thu cước phí uỷ thác xuất khẩu và bằng 1-1,5 giá tị sản phẩm. Tuy nhiên công ty cần tích cực thu hút khách hàng nội địa uỷ thác cho người lao động. 2. Các phương thức gia công hàng may mặc xuất khẩu của công ty. Trên thực tế có nhiều phương thức gia công hàng may mặc xuất khẩu. Mỗi phương thức sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty, trình độ tay nghề của công nhân … Tuy nhiên đối với hoạt động gia công hàng may mặc xuất khẩu thường căn cứ vào quyền sở hữu nguyên vật liệu để phân loại phương thức gia công. Theo tiêu thức này trong thời gian qua công ty đã tiến hành gia công nhận nguyên vật liệu giao thành phẩm và gia công mua nguyên liệu bán thành phẩm hay gia công “ mua đứt bán đoạn”. Bảng 2: Kim ngạch gia công xuấtkhẩu theo phương thức gia công. Đơn vị: 1000USD Năm P. Thức GCXK 2002 2003 2004 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Nhận NVL giao TP 578 100 604 91 655 90.5 Mua NVL bán TP 60 9 80 9.5 Tổng kim ngạch XK 100 664 100 735 100 Nguồn : Phòng kế hoạch Như vậy cũng giống như các doanh nghiệp may mặc khác ở Việt Nam gia công nhận nguyên liệu giao thành phẩm luôn là phương thức gia công chủ yếu của công ty. Kể từ khi thành lập cho đến năm 2003 đây là phương thức chiếm 100% kim ngạch gia công. Điều này xuất phát từ điều kiện thực tế của công ty có quy mô nhỏ, năng lực sản xuất còn hạn chế, nhiều khách hàng chưa biết đến sản phẩm của công ty. Đối với phương thức này công ty không phải lo nguyên cứu thị trường, lo về vốn…. Tuy nhiên công ty chỉ thu được chi phí gia công và chi phí này chủ yếu là do lao động sáng tạo ra nên thường rất thấp chỉ bằng 1/10 đến 1/5 giá FOB xuất khẩu tương ứng. Thêm vào đó phía nước ngoài thường lợi dụng lúc trái vụ để ký hợp đồng với giá rẻ hơn, do đó hiệu quả kinh tế không cao. Ngoài phương thức gia công nhận nguyên liệu giao thành phẩm, công ty đã tiến hành gia công mua nguyên liệu bán thành phẩm đây là phương thức cần được đẩy mạnh bởi tính ưu việt của nó so với phương thức gia công nhận nguyên liệu giao thành phẩm. Theo phương thức này thì doanh nghiệp sẽ được độc lập – tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh tự hạch toán chi phí để làm sao có được lợi nhuận cao nhất, không bị phụ thuộc nhiều vào phía nước ngoài… Tuy nhiên bên đặt gia công chỉ mua lại những sản phẩm theo điều kiện ràng buộc chặt chẽ trong hợp đồng, Công ty phải lo trang thiết bị, tự tổ chức sản xuất và giao hàng. Khi thực hiện theo phương thức này, các doanh nghiệp sẽ mua nguyên vật liệu của đơn vị nào đó do phía nước ngoài chỉ định gia công thành phẩm và bán lại cho bên đặt gia công. Mặc dù lợi ích của hoạt động gia công này mang lại lợi ích khá lớn nhưng chỉ đến năm 2004 công ty mới bắt đầu thực hiện theo phương thức này. Tuy nhiên giá trị xuất khẩu còn khiêm tốn chỉ chiếm 9% tổngkim ngạch gia công xuất khẩu và trong năm 2005 tỷ trọng này đạt 9,5% bao gồm các sản phẩm áo Jacket ba lớp, áo sơ mi nữ,… được xuất khẩu sang Hồng Kông, Nhật Bản, Hàn Quốc… Trong thời gian tới công ty cần cố gắng thuyết phục phía nước ngoài cho phép mua nguyên liệu phụ có sẵn ở trong nước với chất lượng cao phù hợp để tiến hành gia công nhằm nâng cao hiệu quả. Ngoài việc căn cứ vào quyền sở hữu nguyên vật liệu có thể căn cứ vào mối quan hệ gia công để phân loại cácphương thức gia công khi đó gia công bao gồm gia công trực tiếp và gia công gián tiếp. Cũng trong tình hình chung của hoạt động gia công hàng may mặc xuất khẩu ở Việt Nam, công ty chủ yếu thực hiện gia công gián tiếp điều đó được thể hiện qua bảng sau: Bảng 3: Kim ngạch xuất khẩu hàng gia công Đơn vị; 100USD Năm P. Thức GCXK 2002 2003 2004 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Gia công trực tiếp 75 13 69 10.4 85 11.6 Gia công gián tiếp 503 87 595 89.6 650 88.4 Tổng KN gia công XK 57.8 100 664 100 735 100 Trong thời gian qua kim ngạch gia công trực tiếp chỉ chiếm khoảng 10-13% tổng kim ngạch gia công. Khi thực hiện theo phương thức này khách hàng đặt gia công sẽ trực tiếp nghiên cứ , khảo sát thăm dò thị trường, trực tiếp đàm phán và ký hợp đồng và cung cấp nguyên phụ liệu mà không thông qua người thứ 3. Nếu các hãng thuộc khối EU hay thị trường có hạn ngạch thì số lượng chủng loại phải phù hợp với hạn ngạch. Trong thời gian công ty chủ yếu thực hiện gia công trực tiếp cho Nhật Bản, Pháp nhưng các hãng của các nước này thường đặt hàng với số lượng không nhiều, chủng loại ít và ưu điểm của phương thức này là đơn giá thường cao hơn gia công gián tiếp. Đối với phương thức gia công gián tiếp, khách hàng đặt gia công thường thuộc các quốc gia là trung tâm đầu mối trong ngành may mặc như Hồng Kông, Hàn Quốc, Đài Loan … Các khách hàng này sẽ nhận nguyên vật liệu từ các khách hàng đặt gia công trực tiếp, giao lại cho công ty và thu thành phẩm. Theo phương thức này thì chủng loại mặt hàng ít nhưng số lượng mỗi mặt hàng nhiều, từ đó tăng năng suất lao động, tuy nhiên đơn giá gia công thấp, hạn chế sự tiếp cận của công ty với thị trường thế giới, công ty thường bị động. 3. Thị trường và khách hàng gia công của doanh nghiệp. Trong cơ chế thị trường khi sự cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt, khốc liệt thì thị trường luôn là vấn đề sống còn đói với mỗi doanh nghiệp. Vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp là làm sao để sản phẩm của doanh nghiệp có thể tồn tại, phát triển, đặc biệt đó là sản phẩm may mặc, một sản phẩm nhạy cảm, nhu cầu thường xuyên biến động. Trong những năm qua công ty luôn lấy tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm lên hàng đầu, đảm bảo đúng thời gian giao hàng, Do đó công ty đã củng cố được uy tín với khách hàng, duy trì mối quan hệ với khách hàng truyền thống, đồng thời không ngừng mở rộng, tìm kiếm thị trường đảm bảo việc làm cho người lao động. Sản phẩm của công ty của công ty đã xuất khẩu sang nhiều nước như Hàn Quốc, Đài loan, Mỹ, Pháp. .. Đối với phương thức xuất khẩu uỷ thác, kim ngạch xuất khẩu thường biến động do phụ thuộc vào khách hàng trong nước có đặt gia công hay không và chủ yếu xuất khẩu vào thị trường EU. Do đó việc nghiên cứu thị trường may mặc xuất khẩu của công ty được xem xét dưới góc độ gia công hàng may mặc xuất khẩu. Bảng 4: Kim ngạch gia công xuất khẩu theo khu vực thị trường. Đơn vị: 1000 USD Năm Khu vực 2002 2003 2004 KNGC % KNGC % KNGC % EU 320 55.4 305 45.9 310 42.2 Châu á 175 30.3 255 38.5 325 44.2 Đông Âu 31 5.4 44 66 35 4.8 Khu vực khác 52 8.9 60 9 65 8.8 Tổng 578 100 664 100 735 100 Nguồn: Phòng kế hoạch EU là thị trường nhập khẩu hàng may mặc lớn nhất của công ty thường chiếm tỷ trọng 40 – 55% kim ngạch xuất khẩu của công ty và là khách hàng truyền thống của doanhnghiệp. Khu vực thị trường này có đặc điểm là một thị trường khó tính, đòi hỏi chất lượng cao, mẫu mã phong phú, đa dạng. Hàng năm EU nhập khẩu trên 20 tỷ USD quần áo các loại. trong đó chỉ khoảng 10 – 15% là tiêu dùng thông thường còn 85 – 90% là sử dụng theo mốt. Vì vậy hàm lượng chất xám trong sản phẩm thường cao hơn nhiều so với chất lượng tạo nên thực tế sản phẩm. Những năm đầu khi mới thành lập công ty thường xuất khẩu 100% hàng may mặc vào thị trường này. Năm 2003 kim ngạch xuất khẩu vào thị trường EU và Pháp chiếm 55,4% tổng kim ngạch xuất khẩu, sang năm 2004, tỷ trọng giảm xuống còn 45,9%. Điều này chứng tỏ sản phẩm của công ty chưa đáp ứng các đòi hỏi yêu cầu khắt khe của thị trường. Khu vực thị trường lớn thứ hai của công ty là thị trường Châu á, là khu vực thị trường có dân số khá đông, có khoảng cách địa lý tương đối gần Việt Nam do đó thuận lợi về việc vận chuyển, giao nhận hàng hoá, tìm hiểu nhu cầu thị trường. Năm 2003 là 400.000 USD, chiếm 30,3 % tổng kim ngạch xuất khẩu, đến năm 2004 đã tăng 38,5%. Năm 2004 tỷ trọng thị phần của khu vực Châu á đã tăng cao. Trong khu vực Châu á sản phẩm của công ty chủ yếu xuất sang Hàn Quốc, Đài Loan với các sản phẩm như áo Jacket, áo Sơmi, Jilê…. Thị trường Đông Âu là thị trường tiềm năng, có dân số tương đối lớn, còn được coi là thị trường dễ tính và trước đây là thị trường chủ yếu của nước ta. Nhưng khi Liên Xô xảy ra khủng hoảng kinh tế chính trị, xuất khẩu hàng may mặc của nước ta vào thị trường này đã giảm đáng kể. Và chỉ trong vài năm trở lại đây chúng ta mới đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này và Liên bang Nga đã trở thành một trong 10 nước nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất Việt Nam. Sản phẩm may mặc của công ty chiếm tỷ trọng 5,4% tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2003. Đến năm 2005 tỷ trọng này đã giảm xuống còn 4,8% kim ngạch xuất khẩu. Ngoài các thị trường kể trên, công ty còn xuất khẩu hàng may mặc vào các thị trường khác như Mehico, Achentina, Tiệp Khắc.. Xét về lâu dài, những thị trường này là những thị trường đầy tiềm năng, ở các nước có mức sống cao và phát triển như vậy thì nhu cầu tiêu dùng cũng rất lớn và đa dạng. Mặt khác mức thu nhập của dân cư khá cao vì vậy nếu tiếp cận được với thị trường này công ty không những có cơ hội tăng nhanh lợi nhuận mà còn có điều kiện học hỏi kinh nghiệm trong giao dịch thương mại quốc tế, đồng thời cũng tạo nhiều động lực cho việc phát triển mặt hàng của công ty. 4. Hợp đồng và thực hiện hợp đồng gia công hàng may mặc xuất khẩu. 4.1 Hợp đồng gia công hàng may mặc xuất khẩu. Thông thường một hợp đồng gia công thường quy định những điều khoản sau: Điều 1: Tên hàng, số lượng, giá cả. - Tên hàng: Cần ghi rõ cụ thể đó là loại hàng hoá, quần áo gì, mấy lớp, chất liệu vải, điều kiện giao hàng, xuất vào thị trường nào, có cần hạn ngạch hay không. - Số lượng: Cần ghi rõ số lượng cụ thể. - Giá cả: Phải ghi rõ giá cả bao gồm những gì (ví dụ: giá gia công bao gồm cắt, may, chỉ, đóng gói, cacton…) Điều 2: Giao nhận nguyên phụ liệu và thành phẩm - Nguyên liệu và phụ liệu tong hợp đồng thường quy định thời gian, địa điểm giao nguyên phụ liệu, thời gian giao chứng từ, mức hao phí nguyên phụ liệu. - Thành phẩm: quy định thời gian giao thành phẩm. Điều 3: Tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng. Điều khoản này cần được nêu ra một cách cụ thể rõ ràng.Trước khi giao hàng phải có xác nhận về chất lượng của đại diện khách hàng bằng văn bản. Điều 4: Thời gian và địa điểm giao hàng Điều 5: Thanh toán. Có thể thanh toán theo phương thức điện chuyển tiền (TTR) hoặc phương tiện tín dụng chứng từ (L/C). Điều 6: Kháng nghị. Điều 7: Các điều khoản khác. 4.2. Quá trình thực hiện hợp đồng gia công hàng may mặc xuất khẩu. *Đấu thầu hạn ngạch Hạn ngạch là một trong những biện pháp quản lý xuất nhập khẩu của quốc gia. Hàng may mặc của ta vào thị trường EU, Anh Pháp cần hạn ngạch và Bộ Thương mại có trách nhiệm phân bổ hạn ngạch. Nhưng hiện nay Bộ Thương mại chọn ra 20% để đấu thầu trên tổng số hạn ngạch dự định cấp trong năm. Sau khi đấu thầu hạn ngạch thành công doanh nghiệp phải chủ động tìm kiếm đối tác để ký kết hợp đồng. * Đăng ký hợp đồng với hải quan và xin cấp phiếu theo dõi hạn ngạch. Sau khi đăng ký hợp đồng được ký kết, doanh nghiệp phải đăng ký hợp đồng tại hải quan nơi có đơn vị cư trú. Hồ sơ đăng ký gồm: hợp đồng ngoại, phụ lục hợp đồng, bản định mức tiêu hao nguyên phụ liệu, bản thống kê tờ khai xuất nhập khẩu, giấy phép kinh doanh của doang nghiệp, mã đăng ký thuế. * Làm thủ tục hải quan nhận nguyên phụ liệu. Bộ hồ sơn nhận hàng gồm: Tờ khai Hải quan, vân đơn, bản khai chi tiết, hợp đồng đăng ký với Hải quan giấy phép kinh của doanh nghiệp bản đăng ký thuê của doanh nghiệp, giấy giới thiệu. * Gia công hàng may mặc xuất khẩu. 1. Rập mẫu. 2. Cắt vải. 3. Rải chuyền. 4. Hoàn thành sản phẩm. 5. Đóng gói sản phẩm. * Làm thủ tục xuất hàng Lập tờ khai Hải quan ghi đầy đủ chi tiết trên các mục bắt buộc. Hải quan sẽ tiến hành kiểm hoá và cho phép xuất hàng nếu hàng hợp lệ. Đối với hợp đồng gia công hàng may mặc xuất khẩu thì hết hiệu lực hợp đồng doanh nghiệp để tiến hành thanh khoản hợp đồng Hải quan. Việc thanh quản này xác định số nguyên liệu, phụ liệu thừa hoặc thiếu. * Chứng từ thanh toán Sau khi hoàn tất việc xuất hàng, công ty phải lập chứng từ thanh toán. Tuỳ theo hợp đồng ký kết sử dụng phương pháp nào thì lập bộ chứng từ phù hợp với phương thức thanh toán đó. * Khiếu nại và giải quyết khiếu nại. Trong quá trình tổ chức thực hiện hợp đồng gia công hàng may mặc xuất khẩu của công ty, thời gian qua chưa xảy ra tranh chấp lớn nào. Tất cả các đơn hàng nhập khẩu đều được xử lý thông thoáng, bảo đảm nhanh gọn, đúng thủ tục. Công tác xuất nhập khẩu của công ty đã đi vào nề nếp tiến bộ. Các đơn hàng lớn đã được tổ chức hợp lý giữa sản xuất tại xí nghiệp và đưa đi gia công, bảo đảm đúng tiến độ giao hàng, khối lượng sản phẩm và được khách hàng 5. Hiệu quả kinh doanh gia công hàng may mặc xuất khẩu của công ty. Hiệu quả của hoạt động gia công hàng may mặc xuất khẩu thường được xem dưới hai góc độ hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Hiệu quả kinh tế được xác định thông qua việc so sánh giữa các chỉ tiêu phản ánh kết quả gia công với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Trong đó nếu gia công theo phương thức mua đứt đoạn thì: - Kết quả đạt được tính bằng giá trị hàng hoá gia công xuất khẩu ( giá FOB). - Chi phí bỏ ra bao gồm tất cả chi phí về quản lý, khấu hao tài sản cố định, tiền lương công nhân, chi phí về thủ tục hải quan… và đặc biệt bao gồm giá trị nguyên vật liệu từ phía nước ngoài hoặc trong nước để tiến hành sản xuất gia công. Nếu gia công theo phương thức nhận nguyên vật liệu giao thành phẩm thì kết quả đạt được do chi phí bỏ ra gia công đem lại và chi phí bỏ ra không bao gồm giá trị vật liệu nhập khẩu. Hiệu quả gia công cũng được thể hiện qua một số chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận. Hiệu quả kinh doanh gia công của công ty được thể hiện qua bảng sau: Bảng 5: Hiệu quả kinh doanh của công ty. Đơn vị: 1000USD Năm Chỉ tiêu 2002 2003 2004 Doanh thu gia công 578 664 735 Tổng chi phí 493 592 616 Lợi nhuận 53 45 68 Tỷ suất LN/DT (%) 9.17 6.78 9.25 Tỷ suất LN/CP (%) 10.75 7.6 11.04 Nguồn: Phòng kế hoạch Năm 2003 doanh thu từ hoạt động gia công là 578.000 USD, sang năm 2004 doanh thu tăng 10% tương ứng với mức tăng 21.000USD. Đến năm 2005 công ty đã đẩy mạnh việc tìm kiếm thị trường và thực hiện xuất khẩu trực tiếp nên doanh thu đạt 735000USD tăng 10,7% so với năm 2004. IV. Đánh giá về hoạt động gia công xuất khẩu hàng may mặc của công ty. 1. Ưu điểm, thành tựu đạt được. Thành lập từ năm 1981, công ty đã hoạt động gia công hàng may mặc xuất khẩu đã đạt được những thành tựu nhất định. Doanh thu của công ty không ngừng tăng lên đảm bảo đời sống ổn định cho CBCNV của công ty, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước. Hoạt động gia công hàng may mặc đã giúp công ty tăng lợi nhuận thực hiện việc quay vòng vốn và tích luỹ phục vụ cho quá trình đầu tư và phát triển lâu dài. Trong năm 2005, hoạt động sản xuất xuất khẩu may mặc của công ty gặp nhiều khó khăn nhưng ban lãnh đạo công ty đã chủ động tháo gỡ, tìm kiếm thiết kế mẫu mã và bán ra thị trường nội địa với giá cả phù hợp được người tiêu dùng chấp nhận. Về công tác chăm lo đời sống cho người lao động: mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng công ty luôn cố gắng bảo đảm thu nhập cho người lao động. Công ty đã tiến hành cấp sổ BHYT, BHXH cho CBCNV quan tâm chỉ dạo sát sao việc giải quyết chế độ tử tuất, về hưu cho CBCNV. Để đạt được những thành tựu như trên là do sự cố gắng nỗ lực của tập thể lao động trong công ty. Ngoài ra còn do: - Đội ngũ cán bộ được rèn luyện, từng trải qua nhiều năm tháng trong cơ chế thị trường đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong hoạch định, điều hành sản xuất kinh doanh. Chất lượng sản phẩm của công ty đáp ứng được nhu cầu thị trường, nhiều khách hàng biết đến công ty. Công ty đã tạo được uy tín của mình tới khách hàng trong nước và trên thế giới. 2. Nhược điểm, tồn tại Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý còn rườm rà, thủ tục hành chính và cơ chế quản lý chưa thông thoáng, chưa có sự chỉ đạo thống nhất do đó hiệu quả kinh doanh chua cao. Chính vì vậy đôi khi hoạt động kinh doanh của công ty còn mang tính chất phi vụ, dẫn đến nguồn lực tài chính bị phân tán. - Marketing còn yếu do chưa có bộ phận chuyên sâu vào hoạt động này. Do đó, dễ gây rủi ro cho kinh doanh ngoài ra chưa có sự mạnh dạn trong việc thâm nhập thị trường mới, còn rụt rè khi ký kết các hợp đồng giá trị cao. - Công ty phải chịu sự cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp may lớn và lâu năm trong nước như công ty May 10, Việt Tiến, May Thăng Long … - Công ty cũng như các doanh nghiệp may của Việt Nam sẽ phải chịu sự cạnh tranh gay gắt với các nước xuất khẩu hàng may mặc ở Asean như Philippin, Indonesia… Vì sau khi phục hồi kinh tế, các nước này sẽ đe doạ trực tiếp đến thị phần của Việt Nam trên thị trường thế giới. Thêm vào đó, năm 2005 chế độ hạn ngạch cho ngành dệt may Việt Nam và EU sẽ hết hiệu lực ảnh hưởng không nhỏ đến ngành may mặc Việt Nam. Từ khi kinh tế Việt Nam chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường và thực hiện chính sách mở cửa đã tạo điều kiện thuận lợi cho công ty mở rộng, tìm kiếm nhiều bạn hàng mới. Chất lượng sản phẩm của công ty đã đáp ứng được nhu cầu của khách hàng kể cả những khách hàng khó tính như EU, Nhật Bản. Công ty luôn đảm bảo đúng thời gian giao hàng, tạo được uy tín trên thị trường. Riêng đối với thị trường Nga và các nước Đông Âu tuy là thị trường mới nhưng đầy tiềm năng và công ty sẽ tăng cường đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc vào thị trường này. 3. Nguyên nhân tồn tại. Bên cạnh những mặt đã đạt được công ty vẫn còn một số vấn đề tồn tại, khó khăn. - Thị trường chưa được mở rộng - Sản phẩm của công ty chưa phong phú - Khó khăn về vốn Sở dĩ còn có những khó khăn yếu kém là do những nguyên nhân sau: - Công ty chưa có một đội ngũ cán bộ giỏi về hoạt động marketing. Tuy công ty có phòng thị trường nhưng hoạt động của phòng còn nhiều hạn chế. - Do sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường may mặc. Với cơ chế thị trường và chính sách mở cửa các thành phần kinh tế được sản xuất kinh doanh bất kỳ sản phẩm nào mà thị trường có nhu cầu nên sự đào thải rất lớn. Thêm vào đó trong tình hình hiện nay người gia công thì ít, nhưng người sản xuất gia công thì nhiều dẫn đến tình trạng cạnh tranh mua, tranh bán hỗn loạn trên thị trường và gây đội giá đầu vào. - Trang thiết bị ngành may mặc của Việt Nam nói chung và công ty nói riêng có nhiều tiến bộ nhưng chưa đủ khả năng để sản xuất ra các sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế ở trình độ cao. - Do đặc điểm của ngành may nên lao động của công ty chủ yếu là nữ, thường ở độ tuổi lập gia đình hoặc có con nhỏ, những tháng đầu năm thường là ít việc nên lao động của công ty có những biến động dẫn đến trình độ công nhân chưa đồng đều, tay nghề thấp, năng suất lao động thấp. Công ty còn thiếu chuyên viên kỹ thuật có tay nghề cao, đội ngũ cán bộ làm công tác xuất nhập khẩu mặc dù có trình độ nghiệp vụ chuyên môn nhưng trình độ ngoại ngữ còn hạn chế. - Cũng như các đơn vị kinh doanh khác, công ty gặp rất nhiều khó khăn về vốn do hoạt động trong điều kiện thị trường tài chính chưa phát triển, vốn trong kinh doanh chủ yếu là vốn đi vay ngân hàng nên ảnh hưởng rất lớn đến tình hình tài chính của công ty về khả năng thanh toán cũng như lợi nhuận thực tế thu được. Chương II Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động gia công xuất khẩu hàng may mặc của công ty trong thời gian tới i. mục tiêu và phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới 1. Đầu tư chiều sâu, tăng năng lực sản xuất may mặc xuất khẩu, tiếp tục hoàn thiện các xí nghiệp may về năng suất, chất lượng sản phẩm và tổ chức quản lý. Tăng hiệu quả sản xuất thông qua hai hình thức - Tăng giá trị gia tăng hàng có chất lượng cao - Tăng tỷ suất sản phẩm bán FOB 2. Tăng cường công tác quản lý. - Công ty đang tiến hành cổ phần hoá - Chấn chỉnh mạnh mẽ các hoạt động kinh doanh, kiên quyết giải quyết các đơn vị yếu kém về quản lý. - Xây dựng và hoàn chỉnh quy chế quản lý cán bộ công nhân viên nhằm nâng co tinh thần trách nhiệm, ý thức tự giác tăng năng suất, hiệu suất công việc. * Phương hướng phát triển ngành may mặc của công ty trong thời gian tới. - Đẩy mạnh đầu tư nâng cấp máy móc thiết bị nhà xưởng, điều kiện làm việc, nâng cao trình độ tay nghề của công nhân viên, tăng năng suất lao động. - Đảm bảo việc làm ổn định, liên tục cho người công nhân. - Tăng hiệu quả sản xuất hoạt động may mặc của công ty bằng cách tăng giá trị gia công hàng có chất lượng cao và tăng tỷ lệ sản phẩm hàng xuất khẩu trực tiếp. - Tăng cường mở rộng thị trường, xây dựng hệ thống khách hàng ổn định, hệ thống bán hàng đại lý kinh doanh nội địa. - Tăng cường công tác kiểm tra, quản lý, giáo dục chính trị, tư tưởng đối với cán bộ công nhân viên các xí nghiệp, xây dựng hoàn chỉnh quy chế. - Công ty đang tiến hành cổ phần hoá nhằm huy động vốn từ nội bộ, từ những người quản lý và người lao động của xí nghiệp nhằm để đầu tư vào dây truyền sản xuất hiện đại nhằm tăng năng suất, cải thiện điều kiện làm việc cho công nhân. II. các biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động gia công hang may mặc xuất khẩu tại công ty may mỹ hưng. Hoạt động gia công thường hay bị động do phụ thuộc vào khách hàng có đặt gia công hay không. Bởi vậy, các giải pháp ở đây có tính chuẩn bị các điều kiện dựa trên phán đoán tình hình để giữ mối quan hệ này đồng thời không ngừng mở rộng, tìm kiếm khách hàng mới. Ngoài ra, cũng thực hiện chiến lược kinh doanh của công ty là tiến tới phương thức mua đứt, bán đứt. * Dưới đây là một số biện pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh, nhanh quá trình này: 1. Tăng cường mở rộng thị trường hàng gia công xuất khẩu. Dưới sự vận động của cơ chế thị trường, sự cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt nên vấn đề giành giật thị phần, tạo chỗ đứng trên thị trường và phát triển sản xuất kinh doanh luôn là vấn đề sống còn đối với công ty. Đặc biệt trong tình hình hiện

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32860.doc
Tài liệu liên quan