Luận văn Tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm may gia công ở Công ty May Đức Giang

MỤC LỤC

 

LỜI NÓI ĐẦU 1

 

CHƯƠNG MỘT: CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÁC DOANH NGHIỆP MAY 3

1.1 Sự cần thiết của công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 3

1.2 Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất 4

1.2.1 Khái niệm chi phí sản xuất 4

1.2.2 Phân loại chi phí sản xuất 6

1.3 . Giá thành sản phẩm và các loại giá thành sản phẩm 8

1.3.1 Khái niệm giá thành sản phẩm 8

1.3.2 Các loại giá thành sản phẩm 9

1.4 . Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm - Yêu cầu quản lý và nhiệm vụ 9

1.4.1 Mối quan hệ 9

1.4.2 Yêu cầu quản lý 10

1. 1.4.3. Nhiệm vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành 11

1.5. Công tác kế toán chi phí sản xuất 11

1.5.1. Đối tượng và phương pháp chung kế toán chi phí sản xuất 11

1.5.2. Kế toán chi phí sản xuất đối doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên 12

1.5.2.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 12

1.5.2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 13

1.5.2.3. Kế toán chi phí sản xuất chung 14

1.6. Phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở 15

1.6.1 Đánh giá sản phẩm làm dở theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 16

1.6.2. Đánh giá sản phẩm làm dở theo sản phẩm hoàn thành tương đương 16

1.6.3. Đánh giá sản phẩm làm dở theo chi phí sản xuất định mức 17

1.7. Kế toán tính giá thành sản phẩm 17

1.7.1. Đối tượng tính giá thành 17

1.7.2. Kỳ tính giá thành 18

1.7.3. Các phương pháp tính giá thành sản phẩm 18

1.7.3.1. Phương pháp tính giá thành giản đơn 19

1.7.3.2. Phương pháp tính giá thành phân bước 20

1.7.3.3. Phương pháp tính giá thành theo định mức 21

1.7.3.4. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng 22

1.8 Kế toán tập hợp chi phí sản và tính giá thành sản phẩm toàn doanh nghiệp 22

 

 

 

 

CHƯƠNG HAI: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN CPSX VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM MAY GIA CÔNG XUẤT KHẨU Ở CÔNG TY MAY ĐỨC GIANG 24

 

2.1 Đặc điểm chung của Công ty May Đức Giang 24

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 24

2.1.2 Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh 26

2.1.2.1 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm 26

2.1.2.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất 27

2.1.2.3 Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh 28

2.1.3 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán ở công ty 30

2.2 Thực trạng tổ chức công tác kế toán CPSX tại Công ty May Đức Giang 32

2.2.1 Đặc điểm CPSX ở Công ty May Đức Giang 33

2.2.2 Đối tượng kế toán tập hợp CPSX ở Công ty May Đức Giang 34

2.2.3 Phương pháp kế toán tập hợp CPSX ở Công ty May Đức Giang 34

2.2.3.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 34

2.2.3.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 39

2.2.3.3 Kế toán chi phí sản xuất chung 43

2.2.3.4 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn công ty 49

2.2.4 Công tác đánh giá sản phẩm làm dở ở Công ty May Đức Giang 50

2.3 Thực trạng công tác tính giá thành sản phẩm ở Công ty May Đức Giang 51

2.3.1 Đối tượng tính giá thành sản phẩm ở Công ty May Đức Giang 51

2.3.2 Kỳ tính giá thành ở Công ty May Đức Giang 51

2.3.3 Phương pháp tính giá thành sản phẩm ở Công ty May Đức Giang 51

 

CHƯƠNG BA: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CPSX VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM MAY GIA CÔNG Ở CÔNG TY MAY ĐỨC GIANG

3.1 .Đánh giá chung về công tác kế toán CPSX và tính giá thành may gia công xuất khẩu ở công ty. 54

3.1.1 Những ưu điểm 54

3.1.2 Những tồn tại 56

3.2 Phương hướng hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm may gia công ở Công ty May Đức Giang. 59

 

KẾT LUẬN 72

 

 

 

doc75 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1399 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm may gia công ở Công ty May Đức Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
căn cứ vào sổ theo dõi của mình để lập báo cáo gửi lên phòng kế toán trung tâm, làm cơ sơ đối chiếu số liệu giữa phòng kế toán và các nhân viên kinh tế phục vụ cho công tác kế toán của công ty. Sơ đồ 4: Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán ở công ty May Đức Giang. 2.2. Thực trạng tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất tại công ty May Đức Giang Công ty May Đức Giang có 2 loại hình sản xuất kinh doanh chủ yếu là : - Hình thức sản xuất hàng gia công may mặc xuất khẩu: khách hàng gửi nguyên vật liệu cho công ty chế biến thành sản phẩm, rồi xuất khẩu theo theo các điều khoản trong Hợp đồng đã được kí kết giữa công ty với các khách hàng. - Hình thức “Mua đứt, bán đoạn” (Còn gọi là hình thức”FOB“): công ty tự tìm nguồn nguyên liệu, vật liệu trong và ngoài nước để sản xuất thành sản phẩm, đồng thời tự tìm thị trường để tiêu thụ sản phẩm đó. Với 2 loại hình sản xuất này, tổ chức công tác kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm ở công ty May Đức Giang có sự khác biệt rõ rệt. Để việc nghiên cứu được tập trung, có chiều sâu và đem lại hiệu quả, bài viết xin được đề cập đến loại hình sản xuất hàng gia công may mặc xuất khẩu. Đây là loại hình sản xuất đặc thù của ngành may nước ta nói chung và của công ty May Đức Giang nói riêng (sản xuất gia công hàng may mặc xuất khẩu là loại hình sản xuất chính với lợi nhuận chiếm khoảng 70% - 80% tổng lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh ở công ty). 2.2.1 Đặc điểm chi phí loại hình sản xuất hàng gia công xuất khẩu ở công ty May Đức Giang Chi phí sản xuất ở công ty May Đức Giang hiện nay được xác định là toàn bộ chi phí phát sinh trong phạm vi các xí nghiệp, phân xưởng có liên quan đến quá trình chế tạo sản phẩm. Đối với loại hình sản xuất gia công hàng may mặc xuất khẩu thì toàn bộ chi phí sản xuất của công ty bao gồm các khoản chi phí sau: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: chỉ bao gồm các chi phí cho việc vận chuyển, bốc dỡ nguyên vật liệu do khách hàng chuyển đến từ cảng về kho của công ty. - Chi phí nhân công trực tiếp: gồm chi phí về tiền lương và các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân sản xuất của công nhân trực tiếp sản xuất mặt hàng gia công đó. - Chi phí sản xuất chung: gồm chi phí tiền lương và khoản trích theo lương của nhân viên phân xưởng; chi phí khấu hao TSCĐ sản xuất; chi phí vật liệu, CCDC phục vụ cho sản xuất ở các xí nghiệp; chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác. Trong loại hình sản xuất gia công hàng may mặc xuất khẩu có rất nhiều điểm khác biệt so với các loại hình sản xuất khác mà điểm khác biệt lớn và rõ nét nhất là ở yếu tố chi phí sản xuất. Chi phí sản xuất của loại hình này ở công ty May Đức Giang có đặc điểm nổi bật là: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong giá thành sản xuất sản phẩm. Nguyên nhân là do đặc điểm của loại hình sản xuất hàng gia công: nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ đều do khách hàng chịu trách nhiệm giao cho công ty theo đúng chủng loại, quy cách phẩm chất, theo đúng số lượng sản phẩm và định mức từng loại nguyên vật liệu cho từng sản phẩm mà đã được công ty cùng khách hàng nghiên cứu xây dựng trong hợp đồng đã kí kết; công ty chỉ phải chịu phí làm thủ tục hải quan, phí bốc dỡ, vận chuyển, nhập hàng từ cảng Hải Phòng về kho của công ty (gọi chung là chi phí vận chuyển); do đó, kế toán công ty chỉ hạch toán vào khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phần chi phí vận chuyển của nguyên vật liệu dùng cho sản xuất hàng gia công theo đơn đặt hàng trong kỳ.  2.2.2 Đối tượng kế toán tập hợp CPSX ở công ty May Đức Giang Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là khâu đầu tiên và đặc biệt quan trọng trong toàn bộ công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Tại công ty May Đức Giang, mỗi xí nghiệp đảm nhiệm toàn bộ các khâu sản xuất từ khi nhận được nguyên vật liệu đến khi nhập kho thành phẩm và thực hiện nhiệm vụ của mình một cách độc lập. Trong từng xí nghiệp, qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm lại được xây dựng theo kiểu liên tục, gồm nhiều giai đoạn công nghệ kế tiếp nhau, kết quả sản xuất của từng giai đoạn sản xuất không được bán ra ngoài. Do đặc điểm của qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm như trên và để đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý, đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất được công ty May Đức Giang xác định là toàn bộ qui trình công nghệ sản xuất các sản phẩm, chi tiết cho từng xí nghiệp. 2.2.3 Phương pháp kế toán tập hợp CPSX ở công ty May Đức Giang 2.2.3.1 Phương pháp kế toán tập hợp CPNVLTT Để có một sản phẩm may mặc hoàn chỉnh cần rất nhiều loại nguyên liệu, vật liệu khác nhau. Bên cạnh đó, công ty May Đức Giang lại có qui mô hoạt động lớn, có khối lượng sản phẩm sản xuất lớn, phong phú, đa dạng về kiểu cách, mầu sắcDo đó, kế toán đã chi tiết khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thành 2 loại: chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp và chi phí nguyên vật liệu phụ trực tiếp. Phương pháp tập hợp CPNVL chính trực tiếp Nguyên vật liệu chính để sản xuất sản phẩm ở công ty May Đức Giang bao gồm vải ngoài và vải lót các loại. Do đặc điểm của loại hình sản xuất hàng gia công nên phần trị giá mua của nguyên vật liệu chính nhập về không được hạch toán vào TK 152.1” Nguyên vật liệu chính “, mà chỉ có chi phí vận chuyển nguyên vật liệu chính mới được hạch toán vào TK 152.1 và được phân bổ vào TK 621 “ Chi phí NVL trực tiếp”. Đối với nguyên vật liệu nhập về để sản xuất hàng gia công xuất khẩu, công ty không ghi đơn vào TK 002 “ Vật tư, hàng hoá nhận giữ hộ, nhận gia công", do đó, công ty cần xem xét lại vấn đề này. Quá trình theo dõi quản lý và hạch toán chi phí NVL chính trực tiếp ở công ty có thể được khái quát trên 2 mặt sau: quản lý về mặt hiện vật và hạch toán chi phí vận chuyển NVL cho từng mã hàng: + Quản lý về mặt hiện vật của NVL chính: Thủ kho nhập kho nguyên vật liệu được đưa về từ cảng theo Phiếu nhập kho; căn cứ số liệu theo chứng từ và số liệu thực nhập trên phiéu nhập kho, kế toán nguyên vật liệu nhập vào máy và ghi vào “Sổ chi tiết nguyên vật liệu”. Căn cứ vào lệnh sản xuất và định mức tiêu hao nguyên vật liệu của từng mặt hàng để tiến hành xuất kho NVL. Số lượng NVL chính xuất kho được thủ kho và nhân viên hạch toán xí nghiệp theo dõi trên Sổ giao nhận vật tư - do thủ kho và nhân viên hạch toán xí nghiệp lập, có ký nhận chéo nhau. Cuối tháng, sau khi tổng hợp đối chiếu số lượng vật liệu chính xuất dùng trong tháng giữa thủ kho và nhân viên hạch toán xí nghiệp thì gửi về Phòng kế hoạch để làm Phiếu xuất kho. Phiếu xuất kho gồm 4 liên: 1 liên gửi cho bộ phận kế toán vật nguyên vật liệu; 1 liên Phòng kế hoạch giữ; 1 liên thủ kho giữ; 1 liên do nhân viên hạch toán xí nghiệp giữ. Căn cứ vào Phiếu xuất kho, Phiếu theo dõi bàn cắt, nhân viên hạch toán ở các xí nghiệp tính toán và lập các “Báo cáo về nguyên liệu cắt” (Biểu số 3) rồi cuối tháng, gửi lên Phòng kế toán cho bộ phận kế toán nguyên vật liệu theo dõi. Nội dung các báo cáo này cho biết số lượng NVL thực nhập, số vải tiêu hao thực tế cho mỗi mặt hàng, số lượng thừa hoặc thiếu. Khi nguyên vật liệu được đưa vào bàn cắt, nếu tiết kiệm được so với định mức thì cuối tháng, nhân viên hạch toán bàn cắt lập “ Báo cáo tiết kiệm “ gửi lên phòng kế toán và công ty sẽ thưởng cho bộ phận cắt 50% trên số nguyên liệu tiết kiệm được. Đây là một trong những biện pháp của công ty nhằm khuyến khích người lao động tiết kiệm NVL, tránh lãng phí, đồng thời còn giúp họ có ý thức trách nhiệm hơn nữa với công việc của mình. + Việc hạch toán chi phí vận chuyển : Để hạch toán chi phí NVL chính trực tiếp, kế toán công ty May Đức Giang căn cứ vào tổng chi phí vận chuyển NVL từ cảng Hải Phòng về kho công ty theo ĐĐH thuộc chuyến đó. Số chi phí vận chuyển này chỉ được chia bình quân cho toàn bộ số vải ngoài của chuyến đó, mặc dù trong mỗi container chở hàng về bao gồm cả vải ngoài, vải lót các loại và nguyên phụ liệu kèm theo. Sau đó, căn cứ vào lượng vải ngoài xuất kho theo số lượng sản phẩm và định mức NVL của từng mã hàng cho các xí nghiệp may trong quý mà kế toán phân bổ trực tiếp chi phí vận chuyển cho từng mã hàng. Số chi phí này sẽ được hạch toán vào khoản mục chi phí NVL chính trực tiếp để tính vào giá thành sản xuất mã hàng đó vào cuối quý. Cách hạch toán này tương đối hợp lý, tuy nhiên, khi thực hiện phân bổ chi phí NVL chính trực tiếp, kế toán không xét xem lượng vải ngoài xuất kho cho xí nghiệp may trong quý đó có được sử dụng hết vào việc sản xuất sản phẩm hay không. Ví dụ: Trong quý I/ 2001, công ty May Đức Giang đã nhận một container theo hợp đồng gia công xuất khẩu của hãng HABITEX (ĐĐH số 91) gồm 10.904 met vải ngoài, 3.153 met vải lót và một số nguyên phụ liệu. Theo Phiếu nhập kho nguyên liệu (Biểu số 1), toàn bộ số vải ngoài thực nhập là 10.904 mét. Theo các chứng từ thanh toán thì tổng chi phí vận chuyển của lô hàng này là: 6.919.932 VNĐ. Như vậy : Chi phí vận chuyển bình quân 6.919.932 tính cho 1m vải ngoài = = 634,6 (VNĐ/ m) 10.904 Căn cứ vào “Phiếu xuất kho”(Biểu số 2), số lượng vải ngoài xuất cho xí nghiệp may 1 để sản xuất mã hàng 2082 trong quý I/2001 là: 5.452,2 m, với số chi phí vận chuyển được phân bổ là: Số chi phí vận chuyển phân bổ cho NVL chính = 5.452,2 x 634,6 = 3.459.966 (VNĐ) xuất kho sản xuất mã 2082 Như vậy, trong quý I/ 2001, XN may 1 đã tiêu hao 5.452,2 mét vải ngoài cho sản xuất mã hàng 2082 thuộc ĐĐH số 91 của HABITEX với chi phí vận chuyển được phân bổ là: 3.459.966 VNĐ. Ngoài mã hàng 2082 ra, XN may 1 còn sản xuất nhiều mã hàng khác và chi phí NVL chính trực tiếp tập hợp được của tất cả các mã hàng của XN may 1 trong quý I/ 2001 là: 306.626.556 VNĐ. Cách tính này cho thấy kế toán công ty đã hạch toán trực tiếp chi phí NVL cho từng mã hàng và tập hợp theo từng XN. Việc tập hợp chi phí NVL chính trực tiếp đối với các xí nghiệp còn lại cũng được thực hiện tương tự như đối với XN may 1. Kết quả thực tế cuối quý I / 2001 cho thấy: chi phí NVL chính trực tiếp tập hợp được của tất cả các XN may trong công ty là: 2.175.796.503 VNĐ (số liệu này được thể hiện trên Bảng phân bổ NVL, CCDC (Biểu số 6)). Song song với việc nhân viên hạch toán ở các XN theo dõi quản lý NVL theo phương pháp hạch toán bàn cắt, ở phòng kế toán, kế toán vật tư cũng căn cứ vào phiếu nhập kho, phiếu xuất kho và các chứng từ liên quan để ghi vào “Sổ chi tiết NVL chính” nhằm theo dõi số lượng NVL nhập, xuất, tồn cả về mặt hiện vật và giá trị và “Sổ tổng hợp nhập TK 152.1“(Biểu số 4). Cuối quý, căn cứ vào đó, kế toán NVL lập “Bảng cân đối nhập- xuất-tồn TK 152.1” (Biểu số 5), từ đó lập “ Bảng phân bổ số 2- Bảng phân bổ NVL và CCDC “ theo định khoản : Nợ TK 621 (CT: XN may mặc ) 2.175.796.503 Có TK 152 (CT: TK 152.1 ) 2.175.796.503 Sau đó, kế toán NVL chuyển “Bảng phân bổ số 2" sang cho kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành để lấy số liệu này lập “Bảng kê số 4 - Tập hợp chi phí sản xuất toàn phân xưởng” (Biểu số 13), ghi vào “Nhật ký chứng từ số 7”, và vào “Sổ cái TK 621”. Sau đó kế toán CPSX và tính giá thành kết chuyển chi phí NVL chính tập hợp được sang TK 154 ”CP SXKDDD”, vào Sổ cái TK 154. Phương pháp tập hợp chi phí nguyên vật liệu phụ trực tiếp Vật liệu phụ dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm gia công của công ty May Đức Giang là các loại chỉ, khoá, móc, cúc áo, chun, nhãn mác Chúng tuy không cấu thành thực thể chính của sản phẩm may nhưng lại là những vật liệu không thể thiếu được để làm tăng tính thẩm mỹ cũng như giá trị sử dụng của sản phẩm. Hiện nay, các loại vật liệu phụ này ở công ty May Đức Giang hầu hết là do khách hàng gửi đến cùng với NVL chính và số lượng vật liệu phụ này cũng được gửi đến theo định mức mà hai bên cùng xây dựng tương ứng với số lượng sản phẩm trong đơn đặt hàng. Với các phụ liệu do khách hàng gửi đến, chi phí vận chuyển đã được hạch toán hết vào chi phí NVL chính trực tiếp. Chính vì thế, đối với các phụ liệu loại này kế toán công ty cũng chỉ tiến hành theo dõi tình hình nhập – xuất – tồn trên “ Sổ chi tiết vật liệu phụ “ hàng quý để phục vụ nhu cầu quản lý vật liệu phụ. Việc hạch toán như vậy đã làm cho khoản mục chi phí NVL phụ trực tiếp chưa được phản ánh đúng. Tuy nhiên, do phụ liệu chiếm tỷ trọng rất ít, lại gồm nhiều loại khác nhau nên công ty có thể bỏ qua, không cần phân bổ chi phí vận chuyển. Ví dụ: trong quý I / 2001, căn cứ vào các chứng từ nhập - xuất kho phụ liệu để sản xuất áo Jacket mã 2082 của hãng HABITEX, kế toán NVL thực hiện vào “Sổ chi tiết vật liệu phụ” (Biểu số 7) để quản lý về hiện vật. 2.2.3.2 Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp ở công ty May Đức Giang được thể hiện thông qua tiền lương và các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất như BHXH, BHYT, KPCĐ. * Hạch toán tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất Với điều kiện cơ giới hoá và tự động hoá không cao, người lao động luôn là yếu tố quyết định chính đến năng suất và chất lượng sản phẩm. Vì vậy, yếu tố tiền lương chiếm tỷ trọng chính trong yếu tố CPSX và giá thành sản phẩm. Do đặc điểm sản xuất gia công hàng may mặc xuất khẩu, công ty thực hiện chế độ khoán quỹ lương theo tỷ lệ phần trăm trên doanh thu. Quỹ lương đối với phương thức gia công được xác định là 52% trên doanh thu (không có thuế GTGT). Doanh thu Tổng sản phẩm Đơn giá Phí quota cho Tỷ giá = hoàn thành x _ x hối đoái tính lương nhập kho gia công 1 sản phẩm hiện hành Trong đó, tỷ lệ phần trăm tính lương cũng được qui định cụ thể cho xí nghiệp sản xuất áo Jacket là: 46% doanh thu. Tổng tiền lương XN sản xuất áo Jacket lại được phân bổ cho các bộ phận trong XN như sau: Bộ phận may : chiếm 88% tổng lương xưởng Bộ phận cắt : chiếm 3,5% tổng lương xưởng Bộ phận quản lý, phục vụ : chiếm 8,5% tổng lương xưởng Tiền lương của mỗi xí nghiệp được tính độc lập trên cơ sở doanh thu tính lương và tỷ lệ trích lương của xí nghiệp đó. Hàng ngày, các tổ trưởng sản xuất sẽ theo dõi kết quả làm việc của công nhân trên Bảng sản lượng cá nhân và Bảng chấm công. Cuối tháng, căn cứ vào Bảng sản lượng cá nhân và Bảng chấm công, nhân viên hạch toán xí nghiệp lập “ Báo cáo kết quả sản xuất- doanh thu” và thực hiện chia lương cho từng công nhân sản xuất dựa trên số lượng sản phẩm hoàn thành trong tháng và đơn giá lương sản phẩm (Đơn giá lương sản phẩm do phòng Kỹ thuật kết hợp với bộ phận lao động tiền lương xây dựng căn cứ vào độ phức tạp của sản phẩm và thời gian lao động hao phí cho một đơn vị sản phẩm) như sau: Tiền lương sản phẩm = Sản lượng sản phẩm hoàn thành trong tháng x Đơn giá lương sản phẩm Trường hợp trong tháng có những ngày chuyển đổi mẫu mã sản phẩm nên bắt buộc phải hiệu chỉnh lại máy móc thiết bị, hoặc công nhân được điều động đi làm việc khác mà không thể hưởng lương sản phẩm được thì khi đó, công nhân sẽ được hưởng lương thời gian theo quy định cụ thể của công ty: Tiền lương Định mức lương Hệ số Số ngày công thực tế = thời gian một x cấp bậc x được hưởng lương thời gian ngày công thợ thời gian Ngoài ra, công nhân còn được hưởng các khoản khác tính vào lương như tiền lương nghỉ phép, nghỉ lễ tết, tiền thưởng khuyến khích sản xuất, tiền ăn ca, phụ cấp trách nhiệm Từ các số liệu tính toán được, nhân viên hạch toán các XN lập “ Bảng thanh toán lương”(Biểu số 8a) rồi gửi lên phòng tài chính kế toán trung tâm kèm theo “ Báo cáo kết quả sản xuất- doanh thu”(Biểu số 9a) của XN mình vào cuối tháng. Tại phòng tài chính kế toán, kế toán tiền lương sẽ căn cứ vào đó kiểm tra, đối chiếu lại cho chính xác và vào “Sổ lương”(Biểu số 8b) để theo dõi tổng hợp. Mỗi XN được theo dõi trên một trang sổ lương, mở chi tiết đến từng tổ trong xí nghiệp. Cuối quý, căn cứ vào “Sổ lương” và “Báo cáo kết quả sản xuất- doanh thu", kế toán tiền lương tổng hợp số liệu của cả quý, lập “Bảng tổng hợp doanh thu tính lương”(Biểu số 9b) và “Bảng phân bổ số 1–Bảng phân bổ tiền lương và BHXH”. Bảng này thể hiện số tiền lương và các khoản trích theo lương của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong công ty tập hợp được và được phân bổ trong quý theo XN may mặc, phân xưởng thêu, vận tải, giặt mài, bộ phận quản lý, bán hàng. Thực tế, trong tháng 1 / 2001, theo“Báo cáo kết quả sản xuất- doanh thu” (Biểu số 9a), xí nghiệp may 1 sản xuất được 1363 sản phẩm Jacket của hãng HABITEX mã 2082 (ĐĐH 91) với đơn giá gia công là: 8,35 USD/ 1SP và phí quota phải nộp tính cho một đơn vị sản phẩm là: 0,42 USD/ 1SP, với đơn giá lương sản phẩm là: 28.000 VNĐ. Tuy nhiên, ngoài mã hàng 2082 ra xí nghiệp may 1 còn sản xuất các mã hàng khác và doanh thu được phép trích lương trong tháng là: 161.045,95 USD (số liệu này được thể hiện trên Biểu số 9b). Tỷ giá ngoại tệ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm tính lương cho công nhân sản xuất là: 1 USD = 14.500 VNĐ. Như vậy tiền lương được trích của XN may 1 trong quý I / 2001 là : 46% x 161.045,95 x 14.500 = 1.074.176.503 (VNĐ) Trong đó : Lương bộ phận may : 88% x 1.074.176.503 = 945.275.322 VNĐ Lương bộ phận cắt : 3,5% x 1.074.176.503 = 37.596.178 VNĐ Lương bộ phận quản lý,phục vụ: 8,5% x 1.074.176.503 = 91.305.003 VNĐ Số tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất sẽ được kế toán hạch toán như sau: Nợ TK 622 (CT: XN may 1) 982.871.500 Có TK 334 982.871.500 Việc trích lương cũng được thực hiện tương tự như trên cho các XN khác. Cuối quý, kế toán tập hợp tiền lương của công nhân sản xuất tất cả các XN may là: 5.588.150.442 VNĐ. Từ kết quả thu được, kế toán tiền lương lập “Bảng phân bổ tiền lương và BHXH” (Biểu số 10) theo định khoản sau: Nợ TK 622 (CT: XN may mặc) 5.588.150.442 Có TK 334 5. 588.150.442 Sau đó, kế toán tiền lương chuyển “Bảng phân bổ tiền lương và BHXH" cho kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành để lấy số liệu vào “Bảng kê số 4" (Biểu số 13). Từ số liệu trên Bảng kê số 4, kế toán thực hiện vào “Nhật ký chứng từ số 7”. * Hạch toán các khoản trích theo lương của công nhân sản xuất Các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất ở công ty May Đức Giang bao gồm: BHXH, BHYT, KPCĐ. Công ty May Đức Giang rất chú trọng đến việc quản lý, tính toán, trích lập và chi tiêu sử dụng các quỹ lương, quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ vì đây là vấn đề rất quan trọng không những đối với việc tính toán chi phí sản xuất kinh doanh mà còn đối với việc đảm bảo quyền lợi cho người lao động trong công ty. Theo chế độ hiện hành, các khoản trích này được trích lập hàng tháng theo tỷ lệ quy định trên tổng lương cơ bản của toàn công ty và tính vào chi phí sản xuất trong kỳ theo tỷ lệ là 19% tổng lương cơ bản, trong đó: + BHXH tại công ty được phân cấp chi trả một số trường hợp như ốm đau, thai sản được trích lập theo tỷ lệ 15% trên tiền lương cơ bản của công nhân viên. + BHYT được trích theo tỷ lệ quy định là 2% trên tiền lương cơ bản của công nhân viên. BHYT được nộp lên cơ quan chuyên trách (dưới hình thức mua BHYT) để phục vụ bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cho CNV như khám bệnh, chữa bệnh + KPCĐ cũng được trích theo tỷ lệ qui định là 2% trên tiền lương cơ bản của công nhân viên. Số KPCĐ công ty trích cũng được phân cấp quản lý và chi tiêu theo chế độ: một phần nộp lên cơ quan quản lý công đoàn cấp trên và một phần để lại công ty để chi tiêu cho hoạt động công đoàn của công ty. Thực tế, trong quý I/ 2001, tổng tiền lương cơ bản của công nhân viên XN may số 1 là: 359.934.219 VNĐ và kế toán tiền lương thực hiện trích BHXH, BHYT, KPCĐ cho bộ phận công nhân trực tiếp sản xuất là: 62.574.564 VNĐ. Số liệu này được kế toán tập hợp vào khoản CPNCTT theo định khoản sau: Nợ TK 622 (CT: XN may 1) 62.574.564 Có TK338 62.574.564 (CT: TK 338.2-KPCĐ (2%) 6.586.796 TK 338.3-BHXH (15%) 49.400.972 TK 338.4-BHYT (2%) 6.586.796) Đối với các XN khác, BHXH, BHYT, KPCĐ được thực hiện tương tự như trên. Khi thực hiện trích BHXH, BHYT, KPCĐ cho tất cả các XN may trong công ty, kế toán lấy số liệu đó ghi vào “Bảng phân bổ số 1" (Biểu số 10), sau đó chuyển cho kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành để làm căn cứ vào "Bảng kê số 4" (Biểu số 13) theo định khoản sau: Nợ TK 622 (CT: XN may mặc) 371.814.886 Có TK 338 371.814.886 (CT: TK 338.2 39.138.409 TK 338.3 293.538.068 TK 338.4 39.138.068) Từ số liệu trên “Bảng kê số 4", kế toán CPSX và tính giá thành sẽ lên sổ “Nhật ký chứng từ số 7”, vào Sổ cái TK 622, Sổ cái TK 154.  2.2.3.3 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung hiện nay ở công ty May Đức Giang gồm các khoản chi phí liên quan đến việc phục vụ, quản lý sản xuất trong phạm vi phân xưởng, xí nghiệp sản xuất như: Tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên xí nghiệp. Chi phí nguyên vật liệu, CCDC phục vụ cho sản xuất ở xí nghiệp. Chi phí khấu hao TSCĐ ở xí nghiệp. Chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác. Chi phí sản xuất chung được kế toán công ty tập hợp cho toàn công ty trên cơ sở những chứng từ, sổ sách kế toán hợp lệ và sẽ được phân bổ cho từng XN theo Tiền lương gốc của XN (dựa vào đơn giá lương sản phẩm và số lượng sản phẩm hoàn thành). Để hạch toán chi phí sản xuất chung, kế toán công ty May Đức Giang sử dụng TK 627 “Chi phí sản xuất chung", chi tiết cho xí nghiệp may mặc, phân xưởng thêu, giặt mài, vận tải, bao bì. Tất cả các khoản mục CPSX chung khi phát sinh, đều được kế toán tập hợp vào TK 627. Cuối mỗi quý, kế toán tổng hợp tất cả các khoản CPSX chung phát sinh bên Nợ TK 627 trừ đi số giảm chi phí sản xuất chung được tập hợp bên Có TK 627. Chênh lệch giữa bên Nợ và bên Có của TK 627 được kết chuyển sang TK 154 "CPSX KDDD” để tính giá thành. Cụ thể, việc tập hợp chi phí sản xuất chung ở công ty được tiến hành như sau: Chi phí nhân viên xí nghiệp Nhân viên thuộc biên chế khối quản lý xí nghiệp gồm: giám đốc xí nghiệp, nhân viên hạch toán xí nghiệp, bộ phận giúp việc. Lương chính của khối quản lý xí nghiệp là lương sản phẩm. Như phần trên đã trình bày, nhân viên XN sản xuất áo Jacket được hưởng 8,5% tổnglương xưởng. Việc tính lương khối quản lý xí nghiệp được thực hiện độc lập ở từng xí nghiệp và được theo dõi theo trình tự như đối với lương công nhân sản xuất trực tiếp. Vì thế, tiền lương khối quản lý xí nghiệp cũng được hạch toán dựa trên cơ sở “Bảng thanh toán lương” của từng xí nghiệp. Việc tập hợp chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương của khối nhân viên quản lý phân xưởng cũng tương tự như việc tập hợp chi phí nhân công trực tiếp. Căn cứ vào “Sổ lương” và “Báo cáo kết quả sản xuất- doanh thu” của các XN, cuối quý, kế toán tiền lương tổng hợp số liệu và lập “Bảng phân bổ số 1”. Thực tế, trong quý I / 2001, tiền lương mà bộ phận quản lý phục vụ ở XN may 1 nhận được là: 91.305.003 VNĐ và các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ là: 5.812.938 VNĐ. Số liệu này được kế toán định khoản như sau: Nợ TK 627 (CT: XN may 1) 97.117.941 Có TK 334 91.305.003 Có TK 338 5.812.938 (CT: TK 338.2 (2%) 611.888 TK 338.3 (15%) 4.589.162 TK 338.4 (2%) 611.888) Căn cứ vào kết quả tính lương của bộ phận quản lý, phục vụ các xí nghiệp may của công ty trong quý I/ 2001 là: 437.874.809 VNĐ và khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ là: 38.130.570 VNĐ, kế toán tiền lương ghi vào “Bảng phân bổ số 1” (Biểu số 10) theo định khoản: Nợ TK 627 (CT: XN may mặc) 476.005.379 Có TK 334 437.874.809 Có TK 338 38.130.570 (CT: TK 338.2 (2%) 4.285.437 TK 338.3 (15%) 32.140.776 TK 338.4 (2%) 4.285.437) Cuối quý, số liệu này được kế toán CPSX và tính giá thành đưa vào “Bảng kê số 4” (Biểu số 13), rồi từ đó ghi vào “Nhật ký chứng từ số 7” và vào Sổ cái TK 627, Sổ cái TK 154. Chi phí về vật liệu, công cụ dụng cụ sản xuất Tại Công ty May Đức Giang, nguyên vật liệu xuất dùng phục vụ cho sản xuất ở các xí nghiệp có rất nhiều loại, ở mỗi giai đoạn công nghệ khác nhau sử dụng những loại NVL khác nhau như: giai đoạn cắt vải sử dụng bìa cứng cắt mẫu vải, bút vẽ, phấn vẽ,; giai đoạn may cần suốt, dùi, kéo bấm chỉ,Do đặc điểm của những loại vật liệu này có nhiều loại khác nhau, sử dụng cho các đối tượng khác nhau về quy cách, kích cỡ nên công ty hạch toán chi tiết cả về mặt hiện vật và giá trị, tiến hành theo dõi đồng thời cả ở kho và phòng kế toán theo phương pháp ghi thẻ song song căn cứ vào các chứng từ nhập, xuất kho. CCDC phục vụ cho sản xuất chung ở các XN gồm các loại như: thiết bị điện, găng tay, khẩu trang, quần áo bảo hộ lao động, kéo cắt may Chi phí CCDC được tập hợp và phân bổ cho từng đối tượng tập hợp chi phí theo chi phí thực tế phát sinh. CCDC ở công ty May Đức Giang thường có giá trị thấp, thời gian sử dụng ngắn nên giá trị của CCDC xuất dùng đều được phân bổ 1 lần vào chi phí sản xuất mà không phân bổ dần trên TK 142 “Chi phí trả trước". Giá trị CCDC cũng như giá trị NVL xuất dùng đều tính theo phương pháp bình quân gia quyền. Hàng ngày, kế toán NVL, CCDC căn cứ vào các phiếu nhập kho, phiếu xuất kho phụ liệu, CCDC cho các đối tượng sử dụng trong phạm vi toàn XN để ghi vào “Sổ chi tiết phụ liệu, CCDC". Cuối quý, căn cứ vào số liệu tập hợp được, kế toán NVL ghi vào “Bảng phân bổ NVL, CCDC" và chuyển cho kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm để ghi vào "Bảng kê số 4". Thực tế, trong quý I / 2001, để phục vụ cho hoạt động sản xuất chung ở các XN may thì trị giá vật liệu phụ đã tiêu hao là: 48.063.518 VNĐ, trị giá thực tế nhiên liệu tiêu hao là: 17.8

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1450.doc
Tài liệu liên quan