Tai nguyên nước ở thành phố Hồ Chí Minh

Bố cục bài tiểu luận:

I.Thực trạng tài nguyên nước ở TP.Hồ Chí Minh.

1. Vài nét về tài nguyên nước ở TP. Hồ Chí Minh.

2. Thực trạng tài nguyên nước ở TP. Hồ Chí Minh.

II.Hậu quả của việc ô nhiễm nguồn nước ở Tp. Hồ Chí Minh.

1.Hết tầng nước an toàn.

2.Nguy cơ mắc các bệnh do ô nhiễm nguồn nước.

III.Nguyên nhân gây ô nhiểm nguồn nước và tụt mức nước ngầm.

1. Ảnh hưởng do hoạt động của con người.

2. Ảnh hưởng do việc phát triển nông nghiệp.

3. Ảnh hưởng do việc phát triển công nghiệp và dịch vụ.

4. Ảnh hưởng do một số nguyên nhân khác.

IV. Hậu quả được nhìn theo khía cạnh kinh tế.

V. Một số giải pháp cải thiện chất lượng nguồn nước.

 

doc18 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 11835 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tai nguyên nước ở thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hậu quả của việc ô nhiễm nguồn nước ở Tp. Hồ Chí Minh. 1.Hết tầng nước an toàn. 2.Nguy cơ mắc các bệnh do ô nhiễm nguồn nước. III.Nguyên nhân gây ô nhiểm nguồn nước và tụt mức nước ngầm. 1. Ảnh hưởng do hoạt động của con người. 2. Ảnh hưởng do việc phát triển nông nghiệp. 3. Ảnh hưởng do việc phát triển công nghiệp và dịch vụ. 4. Ảnh hưởng do một số nguyên nhân khác. IV. Hậu quả được nhìn theo khía cạnh kinh tế. V. Một số giải pháp cải thiện chất lượng nguồn nước. TÀI NGUYÊN NƯỚC Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH I.Thực trạng tài nguyên nước ở TP.Hồ Chí Minh 1.Vài nét về tài nguyên nước ở TP.Hồ Chí Minh a. Nước mặt: Thành phố Hồ Chí Minh có mạng lưới sông ngòi kênh rạch rất đa dạng,với tổng diện tích mặt nước 35.500 ha... Sông Ðồng Nai bắt nguồn từ cao nguyên Lâm Viên, hợp lưu bởi nhiều sông khác, có lưu vực lớn, khoảng 45.000 km². Với lưu lượng bình quân 20–500 m³/s, hàng năm cung cấp 15 tỷ m³ nước, sông Đồng Nai trở thành nguồn nước ngọt chính của thành phố. Sông Sài Gòn bắt nguồn từ vùng Hớn Quản, chảy qua Thủ Dầu Một đến Thành phố Hồ Chí Minh, với chiều dài 200 km và chảy dọc trên địa phận thành phố dài 80 km. Sông Sài Gòn có lưu lượng trung bình vào khoảng 54 m³/s, bề rộng tại thành phố khoảng 225 m đến 370 m, độ sâu tới 20 m. Nhờ hệ thống kênh Rạch Chiếc, hai con sông Đồng Nai và Sài Gòn nối thông ở phần nội thành mở rộng. Một con sông nữa của Thành phố Hồ Chí Minh là sông Nhà Bè, hình thành ở nơi hợp lưu hai sông Đồng Nai và Sài Gòn. Ngoài các con sông chính, Thành phố Hồ Chí Minh còn có một hệ thống kênh rạch chằng chịt: Láng The, Bàu Nông, rạch Tra, Bến Cát, An Hạ, Tham Lương, Cầu Bông, Nhiêu Lộc-Thị Nghè, Bến Nghé, Lò Gốm, Kênh Tẻ, Tàu Hũ, Kênh Ðôi...,dài khoảng7.880km. b. Nước dưới đất: Riêng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, trữ lượng tiềm năng nước dưới đất tại các tầng chứa nước là: 2.501.059m3/ngày. Phân bổ như sau: Trữ lượng nước dưới đất trong các tầng chứa nước (đơn vị tính:1000m3/ngày) Nhờ trầm tích Pleistocen, khu vực phía Bắc Thành phố Hồ Chí Minh có được lượng nước ngầm khá phong phú. Nhưng về phía Nam, trên trầm tích Holocen, nước ngầm thường bị nhiễm phèn, nhiễm mặn. Khu vực nội thành cũ có lượng nước ngầm đáng kể, tuy chất lượng không thực sự tốt, vẫn được khai thác chủ yếu ở ba tầng: 0–20 m, 60–90 m và 170–200 m (tầng trầm tích Miocen). Tại Quận 12, các huyện Hóc Môn và Củ Chi, chất lượng nước tốt, trữ lượng dồi dào, thường được khai thác ở tầng 60–90 m, trở thành nguồn nước bổ sung quan trọng. 2. Thực trạng tài nguyên nước ở TP.Hồ Chí Minh a. Chất lượng môi trường nước dưới đất. - Tại thành phố Hồ Chí Minh, nguồn nước dưới đất chủ yếu bị ô nhiễm nitơ (NH3, NO3), kim loại nặng (Ni, As), độc chất (Phenol) và nhiễm mặn (CL-). - Nhiễm mặn: do khai thác nhiều nên mực nước hạ thấp gây hiện tượng xâm nhập mặn tầng chứa nước, một số khu vực gần biển mặn ở Bình Chánh, Bình Tân có hàm lượng Cl - tăng hàng năm. theo bà Hồ Thị Khánh, Trưởng ban Kiểm nghiệm Nhà máy nước Thủ Đức Nếu như vài năm trước đây, độ mặn chỉ vào khoảng 20 - 25mg/l thì trong những ngày Tết Tân Mão vừa qua đã vọt lên tới 150mg/l. So với tiêu chuẩn của Việt Nam, độ mặn tối đa chỉ được khoảng 250mg/l, thì con số này chưa vượt, song sự gia tăng này cần phải được lưu tâm”. - Nhiễm bẩn (Nitơ): nhiễm bẩn hiện nay chỉ ở mức độ cục bộ, qua một số điểm giếng khảo sát, ô nhiễm chủ yếu ở khu vực sản xuất, dân cư, những nơi tập trung xả thải. Nguyên nhân của các ô nhiễm này đều do nguồn tại chỗ. Qua kiểm tra cho thấy rất nhiều giếng khoan không đảm bảo vệ sinh, xung quanh giếng ẩm thấp, gần khu vực xả thải. Ngoài ra còn nguyên nhân gây nhiễm bẩn là do kết cấu giếng không đảm bảo cách ly nước mặt, nguồn nhiễm bẩn từ nước mặt có thể thấm qua giếng xuống tầng chứa nước, đặc biệt là khi khai thác lớn, mực nước hạ thấp nhiều làm tăng khả năng thấm nước mặt xuống giếng. - Nhiễm kim loại nặng (As và Ni): Một số giếng ở Thủ Đức tại các khu vực gần khu công nghiệp có dấu hiệu nhiễm kim loại nặng chủ yếu là As và Ni. Cũng như nhiễm bẩn, ô nhiễm kim loại nặng chỉ ở mức cục bộ, nguyên nhân là từ các nguồn nhiễm từ mặt đất. Riêng về As có khả năng là ô nhiễm tự nhiên như đã xảy ra ở khu vực các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long. - Ô nhiễm độc chất (Phenol; cyanua): Trước đây tại khu vực Hóc Môn có một số giếng có phát hiện hàm lượng Phenol; tuy nhiên đến nay các giếng này dã không còn sử dụng, đã được lấp hủy. Kết quả quan trắc khu vực Tp. Hồ Chí Minh quí I/2007 cho thấy chất lượng nước tầng Pliestocen còn khá tốt đạt tiêu chuẩn cho phép TCVN 5944 - 1995 ở một số quận nội thành TP. Hồ Chí Minh như Phú Nhuận, Bầu Cát, Phú Thọ và khu vực Tân Phú Trung (Củ Chi), Thới Tam thôn (Hóc Môn). Tuy nhiên, so với cùng thời điểm màu khô năm 2006, có sự gia tăng ô nhiễm hữu cơ (nồng độ TOC tăng 2-4 lần) có dấu hiệu ô nhiễm vi sinh ở khu vực bãi rác trạm có nồng độ Nitrat giảm so với cùng kỳ năm 2006 là các tramk Đông Thạnh, Gò Vấp, Tân Tạo. Tầng chứa nước Pliocen: các giếng quan trắc tần pliocen phân bố ở các trạm Tân Phú Trung, Thới Tam Thôn và Tân Tạo hầu hết bị ô nhiễm hữu cơ và có nồng độ Fe khá cao. Đặc biệt ở các trạm Tân Tạo có nồng độ Fe tổng đặc biệt cao và có dấu hiệu ô nhiễm vi sinh. Nước ngầm ở Thành Phố Hồ Chí Minh đang bị sụt giảm nghiêm trọng .Trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh hiện có trên 200.000 giếng khai thác nước ngầm, đa số khai thác tập trung ở tầng chứa nước Pleistocen và Pliocen. 56,61% tổng lượng nước khai thác dùng cho mục đích sản xuất, còn lại dùng trong sinh hoạt. Các chuyên gia đến từ ĐH Bách Khoa TP.HCM nhận định, tình trạng khai thác sử dụng nước ngầm tại TP.HCM hiện nay đã vượt mức 600.000 m3/ngày, trong khi lượng nước bổ sung dưới 200.000 m3/ngày dẫn đến việc mực nước dưới đất của các tầng chứa nước ngày càng bị hạ thấp. Đặc biệt là tại các khu vực thuộc quận nội thành và vùng ven, nơi có lưu lượng nước ngầm được khai thác rất lớn phục vụ ăn uống, sinh hoạt hằng ngày. Kết quả điều tra chất lượng nước ngầm năm 2008 đã cho thấy, nhiều mẫu nước ở khu vực quận Gò Vấp có hàm lượng hợp chất nitơ cao vượt tiêu chuẩn nước ăn uống; xung quanh các khu vực chôn lấp rác thải tập trung của thành phố như Đông Thạnh, Gò Cát, nguồn nước ngầm có hàm lượng nitrat cao và có dấu hiệu bị nhiễm vi sinh Coliform và E.coli. Mức độ ô nhiễm nước ngầm tại nhiều khu vực khác cũng đã lan sâu đến tầng thứ 3 với độ sâu trên dưới 4m. Mật độ giếng khoan tập trung quá dày ở nhiều khu vực nội và ngoại thành đã tạo thành các phễu nước dày đặc, khai thác nước quá mức, gây mất cân đối trong việc bổ sung trữ lượng nước ngầm, làm hạ thấp mực nước ngầm và nhất là gây ra tình trạng các tầng nuớc ngầm bị thấm và nhiễm bẩn, nhiễm mặn ngày càng nhanh hơn. Cụ thể như hàm luợng hợp chất ô nhiễm nitơ, clo, hữu cơ... đang tăng lên ở nhiều khu vực ngoại thành, nhất là gần các bãi rác lớn của Thành phố như bãi rác Đông Thạnh. Bên cạnh đó việc quản lý các đơn vị khoan giếng và các đối tượng khai thác của Thành phố chưa chặt chẽ nên việc khai thác nước ngầm đang diễn ra tràn lan và khối lượng nước ngầm bị khai thác quá lớn dẫn đến tình trạng mực nước ngầm của TP.HCM bị tụt xuống gần 1 mét mỗi năm, cụ thể như huyện Củ Chi ở khá xa các nhà máy khai thác nước ngầm lớn của Thành phố, nhưng mực nước ngầm cũng bị tụt xuống từ 0.4 đến 0,74 mét/năm. b.Nước mặt . -Nguồn nước ở TP. Hồ Chí Minh đang bị ô nhiễm nghiêm trọng bên cạnh đó là tình trạng ngập lụt trong trung tâm thành phố đang ở mức báo động cao, xảy ra cả trong mùa khô. Diện tích khu vực ngập lụt khoảng 140 km2 với 85% điểm ngập nước nằm ở khu vực trung tâm. Thiệt hại do ngập nước gây ra ước tính 8 tỷ đồng mỗi năm. Nguyên nhân là do hệ thống cống thoát nước được xây cách đây 50 năm đã xuống cấp. Ngoài ra, việc xây dựng các khu công nghiệp và đô thị ở khu vực phía nam – khu vực thoát nước của thành phố này đã làm cho tình hình ngập càng nghiêm trọng hơn. Tại cụm công nghiệp Tham Lương, nguồn nước bị nhiễm bẩn bởi chất thải công nghiệp với tổng lượng nước thải ước tính 500.000 m³/ngày - Sông Sài Gòn - Đồng Nai Kết quả phân tích chất lượng nước từ năm 2001 đến 9 tháng đầu năm 2009 cho thấy chất lượng nước tọa các trạm quan trắc trên Sông Sài Gòn bị ô nhiễm hữu cơ, đặc biệt là ô nhiễm dầu và vi sinh. Nồng độ oxy hòa tan (DO) dao động từ 0,7 đến 2,7mg/l, không đạt tiêu chuẩn chất lượng nước mặt dùng làm nguồn cấp nước sinh hoạt (<4 mg/l). Hàm lượng dầu dao động khoảng 0.03mg/l, trong khi tiêu chuẩn quy định không cho phép có dầu trong nguồn cung cấp nước sinh hoạt. Ô nhiễm vi sinh ở mức cao vượt từ 3 đến 168 lần đầu tiêu chuẩn cho phép. Tại các trạm thượng nguồn sông Sài Gòn và Đồng Nai (so với tiêu chuẩn TCVN 5942 - 1995 loại A, dùng để cấp nước cho sinh hoạt), kết quả quan trắc nồng độ dầu và Cloriform trong 5 tháng đầu năm 2009 cao hơn tiêu chuẩn cho phép. Trong đó nồng độ dầu đo được là 0,03 - 0,09mg/l (cao hơn 3 lần so với cùng kỳ năm 2006) và hàm lượng Cloriform cao hơn tiêu chuẩn từ 1,5 - 74 lần (không cao hơn so với cùng kỳ năm 2006 Tại các trạm còn lại thuộc hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai (so với tiêu chuẩn TCVN 5942 - 1995 loại B, dùng cho các mục đích khác), kết quả quan trắc trong 5 tháng đầu năm 2009 đa số đều đạt tiêu chuẩn cho phép đối với các chỉ tiêu DO và BOD5 và nồng độ dầu. Tuy nhiên, hàm lượng Cloriform tại đa số các trạm đều vượt tiêu chuẩn cho phép (cao hơn 1,6 - 4,2 lần), ngọai trừ 4 trạm Tam Thôn Hiệp, Vàm Sát, Vàm Cỏ và Nhà Bè, so với cùng kỳ năm 2006, nồng độ dầu tăng cao 2-3 lần ở các trạm, tuy nhiên mức độ ô nhiễm hữu cơ (DO và BOD5) giảm so với cùng kỳ năm trước ( 1,2- 2 lần). - Khu vực Nhà Bè - Cần Giờ (sau hợp lưu sông Sài Gòn và Đồng Nai) Kết quả quan trắc từ năm 2001 đến 9 tháng đầu năm 2009 cho thấy chất lượng nước sông tại khu vực Nhà Bè - Cần Giờ không có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ. Nồng độ ôxy hòa tan dao động từ 3,0 đến 4,1mg/l, đạt tiêu chuẩn chất lượng nguồn nước loại B (2mg/l). Nhu cầu ôxy sinh hóa BOD5 dao động từ 1 đến 3mg/l đạt tiêu chuẩn chất lượng nguồn nước loại B (<25mg/l). Mức độ ô nhiễm dầu có xu hướng giảm trong những năm gần đây. Ô nhiễm vi sinh vẫn ở mức cao và có sự gia tăng trong 9 tháng đầu năm. II.Hậu quả của việc ô nhiễm nguồn nước ở Tp. Hồ Chí Minh 1.Hết tầng nước an toàn Vào năm 1998, biến dạng mặt đất bắt đầu lan rộng ở hàng loạt quận huyện trên địa bàn thành phố, với giá trị ghi nhận cao nhất là 155mm từ năm 1998. Từ năm 2002 – 2010, không phát triển thêm vùng lún mới, nhưng giá trị lún tăng nhanh tại các vùng có sự hạ thấp mức nước ngầm, với giá trị cao nhất là 309mm. "Hố tử thần" xuất hiện trên địa bàn TP do một phần khai thác nước ngầm Theo báo cáo dự án quan trắc biến dạng mặt đất khu vực TP.HCM của sở Tài nguyên và môi trường, diễn tiến lún mặt đất diễn ra tập trung tại các khu công nghiệp như: Tân Bình, Tân Tạo, Vĩnh Lộc. Kết quả quan trắc cho thấy: 79/116 tuyến ngập triều trên thành phố bị ảnh hưởng bởi lún mặt đất Một trong các nguyên nhân khiến bề mặt của mặt đất thành phố bị biến dạng là tình trạng khai thác nước ngầm vô tội vạ hiện nay. Theo báo cáo, do khai thác nước một cách tập trung với lưu lượng lớn ở phần phía tây nam thành phố, hiện chúng ta đã khai thác hết trữ lượng khai thác an toàn và đã bắt đầu khai thác vào trữ lượng tĩnh. Đồng thời, việc khai thác nước ngầm hiện nay còn đã làm cho mực nước tầng 3, 4 có xu hướng giảm so với cân bằng nước. 2. Nguy cơ mắc các bệnh do ô nhiễm nguồn nước. Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM khi lấy mẫu nước giếng ở 107 hộ dân tại 6 quận, huyện ngoại thành (TP.HCM) xét nghiệm, phát hiện có đến 52% mẫu bị nhiễm vi sinh với nồng độ rất cao. Đặc biệt, mẫu nước bị nhiễm vi sinh ở 2 huyện Bình Chánh và Nhà Bè lên đến 95%. Bà Hoàng Thị Ngọc Ngân, trưởng Khoa Sức khỏe cộng đồng, Trung tâm Y tế Dự phòng TP cho biết theo tiêu chuẩn, nước uống không được nhiễm vi sinh nhưng qua kiểm tra, đã phát hiện có mẫu nước giếng vi sinh lên đến 3.700 con/100 mml. Với mức ô nhiễm như trên, nếu người dân uống nước trực tiếp không đun sôi thì sẽ rất dễ bị bệnh về đường ruột. Nước sinh hoạt tại nhiều quận, huyện TP.HCM vừa được xác định nhiễm vi sinh vật ở mức độ nặng. Cơ quan nông nghiệp và y tế TP.HCM cho biết: Kiểm tra 107 mẫu nước tại 107 gia đình thuộc các quận, huyện: 9, Nhà Bè, Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi,Thủ Đức, cơ quan chức năng xác định chất lượng nước tại các khu vực như xã Phong Phú (Bình Chánh); Hiệp Phước, Long Thới, Phước Kiểng (Nhà Bè) đều bị nhiễm vi sinh (E.coli, Coliform, Coliform faecal) với nồng độ rất cao (từ 2.100 – 28.000 MPN/100 ml), trong khi theo quy định của Bộ Y tế thì các thành phần vi sinh nói trên không được phép tồn tại trong nước sinh hoạt. III.Nguyên nhân gây ô nhiểm nguồn nước và tụt mức nước ngầm 1. Ảnh hưởng do hoạt động của con người - Các dòng nước mặt (sông, kênh rạch…) đặc biệt là ở vùng đô thị đều bị ô nhiễm trầm trọng bởi rác thải, nước thải sinh hoạt từ các khu dân cư xả vào kênh rạch chưa qua xử lý. Tình trạng lấn chiếm lòng, bờ sông kênh rạch để sinh sống, xả rác và nước thải trực tiếp trên bề mặt gây ô nhiễm nước mặt, cản trở lưu thông của dòng chảy, tắc nghẽn cống rãnh tạo nước tù. Môi trường yếm khí gia tăng phân hủy các hợp chất hữu cơ, không những gây mùi hôi thối, ô nhiễm nguồn nước và môi trường mà còn gây khó khăn trong việc lấy nguồn nước mặt để xử lý thành nguồn nước sạch cấp cho nhu cầu xã hội. - Nhu cầu nước sử dụng cho ăn uống , sinh hoạt và các hoạt động khác của con người gia tăng, dẫn đến tình trạng khai thác nước dưới đất tràn lan gây cạn kiệt nguồn nước va ảnh hưởng đến môi trường như sụp lún, nhiễm mặn…. - Nhiều giếng khoan thi công không đúng kỹ thuật (Kết cấu giếng không tốt, giếng gần khu vực nhà vệ sinh, hệ thống xử lý nước thải…), giếng khoan hư không được trám lấp là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước. - Giữa nước mặn và nước ngọt có một ranh giới, khi hoạt động khai thác nước dưới đất quá mức đường ranh giới này sẽ tiến dần đến công trình khai thác, mực nước mặn xâm nhập dần, đẩy lùi mực nước ngọt vào sâu và làm nhiễm mặn các công trình khai thác trong khu vực. Mặt khác do nước biển tràn vào hoặc do con người dẫn nước biển vào sâu trong ruộng để làm muối, dẫn đến xâm nhập mặn vào tầng chứa nước. 2. Ảnh hưởng do việc phát triển nông nghiệp. - Việc chăn nuôi gia súc gia cầm ở hộ gia đình còn chưa có ý thức tiết kiệm nguồn nước trong việc vệ sinh, vệ sinh chuồng trại, chưa có hệ thống xử lý chất thải nước thải, phần lớn cho vào ao hồ, bể tự hoại để thấm vào đất dễ gây ô nhiệm môi trường đặt biệt là nguồn nước ngầm. - Việc nuôi các bè cá, bè tôm trực tiếp trên các dòng nước mặt sông rạch đã làm ô nhiễm nguồn nước do một số nguyên nhân: thức ăn của cá dư thừa, sự khuấy động nguồn nước, sự cản trở lưu thông dòng nước mặt. - Nhiều giếng khoan ngoài ruộng vườn để tưới tiêu không đảm bảo kỹ thuật gây nhiễm bẫn, nhiễm các hóa chất và thuốc trừ sâu … - Với tình trạng sử dụng bừa bãi, tùy tiện các loại hóa chất trong phân bón, các loại thuốc kích hoạt phát triển cây… Nhiều hệ thống kênh mương tưới tiêu nội đồng đã bị ô nhiễm nguồn nước và phát tán rộng. - Hệ thống tưới tiêu và hình thức tưới tiêu không hợp lý là nguyên nhân gây thất thoát lưu lượng nước lớn trong ngành trồng trọt. 3. Ảnh hưởng do việc phát triển công nghiệp và dịch vụ. - Việc gia tăng nhiều nhà máy, xí nghiệp từ quy mô nhỏ hộ gia đình đến quy mô lớn dẫn đến nhu cầu về nguồn nước tăng, không những nước phục vụ cho sản xuất mà còn phục vụ sinh hoạt cho một số lượng lớn công nhân từ nhiều vùng khác nhau tập trung về. Đặc biệt ở các khu vực chưa có hệ thống cấp nước, mật độ khai thác nước dưới đất sẽ gia tăng nhanh, từ đó dẫn đến tình trạng cạn kiệt nguồn nước và sụp lún đất. - Các chất thải công nghiệp như khói, bụi…tạo nên mưa axít không những làm thay đổi chất lượng nước ngọt, mà còn ảnh hưởng xấu đến đất và môi trường sinh thái. - Việc xả nước thải sản xuất từ các nhà máy, khu chế xuất khu công nghiệp chưa được xử lý vào sông rạch, ao hồ gây ô nhiễm nước mặt, nước dưới đất. Thậm chí có nơi còn cho nước thải chảy tràn trên mặt đất để tự thấm xuống đất hoặc đào các hố dưới đất để xả nước thải làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các tầng nước dưới đất. 4. Ảnh hưởng do một số nguyên nhân khác. - Hệ thống kênh rạch không được nạo vét dẫn đến tích tụ một khối lượng lớn các vật chất hữu cơ từ nước thải, rác thải gây bồi lắng và ảnh hưởng đến việc tiêu thoát của dòng nước. - Các bãi chôn rác không đạt yêu cầu kỹ thuật. nước rỉ ra từ rác thấm vào mạch nước ngầm hoặc cho chảy tràn trên mặt đất vào kênh rạch. - Các dòng nước mặt trên sông, kênh rạch còn bị ô nhiễm do xăng dầu của các tàu bè đi lại, hoặc các sự cố vận chuyển khác trên sông, biển. - Ảnh hưởng do chưa có ý thức về sử dụng và bảo vệ nguồn nước như sử dụng bừa bãi hoang phí, không đúng mục đích sử dụng. IV. Hậu quả được nhìn theo khía cạnh kinh tế. Nhân ngày Nước thế giới (22/3), Cục Quản lý tài nguyên nước cho biết, tại Việt Nam, 80% trường hợp bệnh tật là do nguồn nước bị ô nhiễm gây ra, chủ yếu ở các địa phương nghèo. Trong vòng 4 năm gần đây, đã có khoảng 6 triệu ca thuộc 6 loại bệnh liên quan đến nước. Riêng chi phí trực tiếp cho việc khám chữa các bệnh tả, thương hàn, lỵ và sốt rét đã lên tới 400 tỷ đồng. Thời gian gần đây, tại nhiều địa phương đang xuất hiện những căn bệnh lạ. Đặc biệt rộ lên hiện tượng nhiều người trong một làng, một thôn bị ung thư khiến người dân rất hoang mang.  Và kết quả kiểm tra của các nhà khoa học, bác sỹ cho thấy, thủ phạm gây nên một số bệnh chính là nguồn nước. Như ở tp HCM, thời gian gần đây khu vực Bình Hưng Hòa, Quận Bình Tân được xem như là một làng ung thư. Quận Bình tân là một trong những quận vùng ven của khu vực tp HCM mà tỉ lệ người dân dùng nước sạch thấp, riêng khu vực này chịu sự ô nhiễm cũng vì đây là nơi an táng của hơn 1700 ngôi mộ. Không những thế, nguồn nước là nguyên nhân dẫn đến những bệnh về đường ruột. Theo bản đồ dịch tễ học, năm 2009 TPHCM có 6.740 ca mắc các bệnh đường ruột, xuất hiện ở 24 quận huyện. Trong đó, quận 6, 8, Bình Chánh là những quận có số ca mắc cao nhất, đặc biệt là các ca tiêu chảy. nguồn nước bị ô nhiễm đã phần nào gây tổn hại về mặt vật chất và tinh thần cho người dân thành phố. Ô nhiễm nguồn nước không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân mà còn tác động đến một khía cạnh khác trong cuộc sống của họ là vấn đề chi tiêu cho cuộc sống hằng ngày. Theo thống kê của tổng công ty cấp nước sài gòn Sawaco, hiện nay chỉ có khoảng 36.51% hộ dân nội thành được dung nước sạch. Để có đủ nguồn nước cho sinh hoạt người dân phải chịu mua nước sạch với giá rất cao so với thực tế. Dù chỉ là dùng nước giếng “sạch” nhưng người dân cũng chịu 8000đ/m3. Từ thực trạng không có nước sạch để dùng, đã có một số hộ xung quanh đã kinh doanh hình thức nước sạch với nước giếng với giá cắt cổ. Hay dù hết sức tiết kiệm nhưng trung bình mỗi tháng, một gia đình ở Nhà Bè phải tốn 800.000 đồng tiền nước vào mùa mưa và 1,2 triệu đồng/ tháng vào mùa khô. Nay, khi giá nước rục rịch tăng, chi phí cho tiền nước của người dân đã đội lên ở khoảng 1,2 – 1,5 triệu/tháng. Cũng trong tình trạng đó, tại phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức,người dân phải mua nước với giá 60.000- 70.000đ/m3. Với mức giá nước người dân phải trả như thế ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của hộ. Nước rất cần trong cuộc sống, thay vì người dân trông chờ vào việc xử lý của thành phố thì người dân phải tự cứu mình trước bằng cách tự tạo cho mình những bể lọc nước, mua những dụng cụ lọc nước. đó là một phần chi phí xã hội phải bỏ ra khi nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm. Một thực trạng khác cũng cần được nhìn nhận, cuộc sống của người dân ven hệ thống sông Sài Gòn – Đồng Nai chủ yếu dựa vào bè cá. Thế nhưng việc xả thải quá mức gây ô nhiễm của các khu công nghiệp đã tác động tiêu cực đến cuộc sống của những người dân nơi này. Vào thời điểm tháng 6- 2010 vừa qua, hiện tượng cá bè chết hàng loạt đã xảy ra với số lượng lên đến 80 tấn. Nguồn nước là hàng hóa công cộng mà mỗi người dân dều được hưởng. thế nhưng vì lợi nhuận của mình,các xí nghiệp xả thải chưa qua xử lý, đã gây cho xã hội bao nhiêu chi phí không đáng có. V. Một số giải pháp cải thiện chất lượng nguồn nước. Năm 2011 là năm đầu tiên trong  giai đoạn 2011 - 2015, TP.HCM quyết tâm ngăn chặn, hạn chế, khắc phục ô nhiễm, cải thiện và khôi phục môi trường. Phấn đấu đến cuối năm 2015, có 80% - 90% cơ sở sản xuất, dịch vụ, thương mại trên địa bàn có hệ thống xử lý môi trường đạt tiêu chuẩn và quy chuẩn Việt Nam; có 100% khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn; có 90% khu đô thị mới có hệ thống xử lý nước thải tập trung; 50% khu đô thị hiện hữu có hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tập trung; giảm thiểu 80% mức độ ô nhiễm nguồn nước tại khu vực nội thành; 60% mức độ ô nhiễm khu vực ngoại thành; giảm thiểu 70% mức độ ô nhiễm không khí, tiếng ồn do sản xuất; giảm thiểu 50% ô nhiễm không khí và tiếng ồn do hoạt động giao thông - vận tải; có 100% người dân thành phố được phổ biến, tuyên truyền vể bảo vệ môi trưởng… Nhiều giải pháp tìm kiếm nguồn nước sạch Để giải quyết nguy cơ thiếu nước sinh hoạt tại TP. Hồ Chí Minh, nhiều nhà khoa học đã hiến kế nhiều phương án tìm nguồn nước thay thế nước sông Sài Gòn. + Thay thế nước sinh hoạt từ sông Sài Gòn bằng nước của hồ Dầu Tiếng và hồ Trị An. Nước của hồ Dầu Tiếng giải quyết nhu cầu nước sinh hoạt không chỉ cho TP. Hồ Chí Minh mà còn cho các tỉnh lân cận Long An, Bình Dương, Tây Ninh. Trong khi đó, nguồn nước của hồ Trị An có thể cung ứng nước cho cả khu vực miền Đông Nam Bộ. + Xây dựng các hồ nhân tạo ở các vùng đất rãnh thấp để tích nước mưa. Phương án này có hai lợi ích là cung ứng nguồn nước sinh hoạt và giải quyết tình trạng ngập úng mùa mưa. Theo tính toán, trung bình hàng năm, TP. Hồ Chí Minh có 3 tỷ m3 nước mưa trôi  ra sông biển rất lãng phí. Thành phố có thể xây dựng các hồ nhân tạo ở Bến Mương - Láng The, hồ trên khu vực sông Thầy Cai ở huyện Củ Chi, hồ Mương Chuối ở xã Long Thới quận Nhà Bè, hồ Rạch Lá ở huyện Cần Giờ... + Cấp phép xả thải - biện pháp hạn chế ô nhiễm nước. Để đảm bảo tài nguyên nước được ổn định, bền vững cần phải đảm bảo khâu xả thải. Tổ chức, cá nhân xả nước thải vào nguồn nước phải thực hiện việc xử lý nước thải để đạt tiêu chuẩn cho phép trước khi xả vào nguồn nước; đồng thời, việc cấp phép xả nước thải vào nguồn nước phải căn cứ vào khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước, bảo đảm không gây ô nhiễm nguồn nước và việc bảo vệ tài nguyên nước. + Thực hiện nhiều biện pháp phối hợp giữa các bộ, ngành, cơ quan quản lý Nhà nước về tài nguyên nước ở trung ương và địa phương bằng việc tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên nước đã có của Nhà nước để các cơ sở, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân xả nước thải vào nguồn nước tại các lưu vực sông thực hiện nghiêm chỉnh và trách nhiệm của họ phải xử lý tốt, đảm bảo bảo vệ môi trường và tuân thủ nghị định 149 của Chính phủ về quy định xả nước thải vào nguồn nước. + Tập trung xây dựng qui hoạch về quản lý chất thải rắn đô thị; triển khai Chương trình phân loại chất thải rắn đô thị tại nguồn; thúc đẩy việc xây dựng cơ cở hạ tầng tại các khu liên hợp xử lý chất thải rắn và các dự án tái chế để nhanh chóng tiếp nhận rác tái chế trong năm 2011. + Tiếp tục phát huy hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý chất thải (trang bị hệ thống định vị toàn cầu (Global Positioing System-GPS) nhằm chấn chỉnh hoạt động công tác giám sát, tăng cường kiểm soát hoạt động vận chuyển chất thải (bùn hầm cầu, và chất thải nguy hại). + Kêu gọi đầu tư xử lý rác với những công nghệ khác nhau, đa dạng công nghệ xử lý như tái chế chất thải, công nghệ đốt rác phát điện, tận dụng tối đa các loại chất thải có khả năng tái sử dụng để làm nguyên liệu đầu vào cho các ngành sản xuất khác. + Thực hiện các biện pháp kinh tế trong bảo vệ môi trường, triển khai có hiệu quả việc thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, rác sinh hoạt; tiếp tục nghiên cứu các chính sách, cơ chế về vốn, khuyến khích về thuế, trợ giá đối với các hoạt động bảo vệ môi trường; khuyến khích áp dụng cơ chế chuyển nhượng, trao đổi quyền phát thải và trách nhiệm xử lý chất thải phù hợp với cơ chế thị... + Xử lý nước ô nhiễm bằng hệ thống xử lý nước thải phân tán (DEWATS) hệ thống xử lý nước thải phân tán, là một giải pháp mới cho xử lý nước thải hữu cơ với quy mô dưới 1000m3/ngày đêm, với ưu điểm là hiệu quả xử lý cao, hoạt động tin cậy, lâu dài, tích ứng với sự dao động về lưu lượng, không cần tiêu thụ điện năng nếu khu vực xử lý có độ dốc thích hợp, công nghệ xử lý thân thiện với môi trường, xử lý nước nước tải nhờ các vi sinh vật có trong nước thải hoặc nhờ quá trình tự nhiên mà không sử dụng đến hoá chất và đặc biệt là yêu cầu vận hành và bảo dưỡng đơn giản và chi phí rất thấp. Tài liệu tham khảo: www.donre.hochiminhcity.gov.vn www.tuoitre.vn www.thanhnien.com.vn www.tailieu.vn Kinh tế môi trường & tài nguyên thiên nhiên. Chương trình Kinh tế và môi trường Đông Nam Á & Đại học Kinh tế TP.HCM. Họ tên Tham gia Đánh giá mức độ tham gia Lê Thị Kiều Nga Nguyễn Thị Mộng Thu Nguyễn Văn Hiếu Ngô Minh Thành Nguyễn Ngọc Phương (

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTai nguyên nước ở thành phố hồ chí minh.doc