Thực địa Ninh Bình

Tam Cốc-Bích Động, còn được biết đến với những cái tên nổi tiếng như "vịnh Hạ Long trên cạn" hay "Nam thiên đệ nhị động" là 1 trong 21 khu du lịch trọng điểm quốc gia Việt Nam. Toàn khu vực bao gồm hệ thống các hang động và các di tích lịch sử nằm chủ yếu trên địa phận xã Ninh Hải huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình.Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động là một quần thể du lịch, một địa danh nổi tiếng từ xa xưa, thuộc địa phận xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình; cách thủ đô Hà Nội 100 km về phía Nam. Nơi đây vẫn giữ được nét nguyên sơ, thiên tạo, với nhiều hang động, di tích lịch sử, văn hóa nổi tiếng trong và ngoài nước như: đền Thái Vi, Tam Cốc, chùa Bích Động, động Tiên, chùa Linh Cốc

doc18 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2205 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực địa Ninh Bình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Viện đại học Mở Hà Nội Khoa: Du Lịch BÀI ĐIỀU KIỆN MÔN ĐỊA LÝ DU LỊCH THỰC ĐỊA NINH BÌNH Sinh viên: Nguyễn Thị Ngân Lớp: A1-K16 Giáo viên: Nguyễn Trọng Đức Hà Nội,ngày 29 tháng 4 năm 2009 THỰC ĐỊA NINH BÌNH I.Giới thiệu chung: Ninh Bình là một tỉnh nằm ở vùng cực Nam của đồng bằng châu thổ sông Hồng, là nơi tiếp nối giao lưu kinh tế, văn hóa giữa lưu vực sông Hồng với lưu vực sông Mã, giữa vùng đồng bằng Bắc bộ với vùng núi rừng Tây Bắc của tổ quốc.Ninh Bình tiếp giáp với 4 tỉnh: Hoà Bình ở phía tây bắc, Hà Nam ở phía bắc, Nam Định ở phía đông, Thanh Hoá ở phía tây nam, biển (Vịnh Bắc Bộ) ở phía đông nam.Trung tâm tỉnh là thành phố Ninh Bình cách thủ đô Hà Nội 93 km về phía nam.Ở vị trí điểm mút của cạnh đáy tam giác châu thổ Sông Hồng, Ninh Bình bao gồm cả ba loại địa hình. Vùng đồi núi hay còn gọi là vùng "bán sơn địa" ở phía Tây và Tây Nam bao gồm các huyện Nho Quan, Gia Viễn, Hoa Lư, Tam Điệp; vùng đồng bằng và vùng ven biển ở phía Đông và phía Nam thuộc 2 huyện Kim Sơn và Yên Khánh. Xen giữa 2 vùng lớn là vùng chiêm trũng chuyển tiếp. Ninh Bình có bờ biển dài 18km. Bờ biển Ninh Bình hàng năm được phù sa bồi đắp lấn ra trên 100m. Ninh Bình là mảnh đất giàu tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên và lịch sử văn hoá,đây là những nguồn tài nguyên vô cùng quý giá để phát triển du lịch của Ninh Bình.Đến với Ninh Bình là du khách như được trở về với cội nguồn của dân tộc, để tìm hiểu thêm về truyền thống,lịch sử,văn hoá,để hiểu thêm về đất và người Ninh Bình. Đến với Ninh Bình du khách không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của cố đô Hoa Lư, hay vẻ uy nghiêm của nhà thờ đá Phát Diệm, Du khách có thể tự do khám phá những bất ngờ thiên tạo ở khu hang động sinh thái Tràng An, khu Tam Cốc – Bích Động…Đó là chưa kể đến thế giới thiên nhiên nguyên vẹn được bảo tồn trong rừng nguyên sinh Cúc Phương, hay sự độc đáo, kỳ thú, hệ động thực vật phong phú, đa dạng của khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, hay tắm mình ở suối nước khoáng nóng Kênh Gà… II. Một số thắng cảnh Ninh Bình: 1.Nhà thờ đá Phát Diệm: Nhà thờ Phát Diệm (Nhà thờ đá Phát Diệm) là một quần thể các nhà thờ Công giáo rộng khoảng 22 ha, nằm tại thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình , cách Hà Nội khoảng 120 km về hướng Nam. Nhà thờ đá Phát Diệm được báo chí đánh giá là một trong những nhà thờ đẹp nhất Việt Nam. Đây là một công trình lớn, được xây dựng bằng đá và gỗ. Nhà thờ Phát Diệm được khởi công vào năm 1875 và đến năm 1898 thì cơ bản hoàn thành. Nét độc đáo của công trình này ở chỗ: mặc dù là nhà thờ Công giáo nhưng được mô phỏng theo những nét kiến trúc đình chùa truyền thống của Việt Nam. Quần thể kiến trúc này được xây dựng bởi Linh mục Phêrô Trần Lục (còn gọi là Cụ Sáu - Linh mục Chánh xứ giáo phận Phát Diệm từ năm 1865) và các giáo dân công giáo trong hơn 30 năm.Người kiến trúc sư của công trình có mong muốn rằng, qua công trình này nói lên tính chất hòa hợp và sự hội nhập giữa đạo Công giáo với nền văn hóa kiến trúc của dân tộc cũng như sự hòa hợp giữa Công giáo với các tôn giáo khác ở Việt Nam; nói lên tính đoàn kết. Nhà thờ được xây dựng với trình độ kỹ thuật và điều kiện giao thông của những năm cuối thế kỷ 19. Từ hướng Nam đi vào nhà thờ Phát Diệm gồm các phần: Ao hồ, Phương Ðình, Nhà thờ lớn, ba hang đá nhân tạo và nhà thờ đá.Quần thể nhà thờ Phát Diệm gồm 1 nhà thờ lớn và 5 nhà thờ nhỏ (trong đó có một nhà thờ được xây dựng bằng đá tự nhiên, được gọi là nhà thờ đá), 1 phương đình (nhà chuông), ao hồ và 3 hang đá nhân tạo. Ao hồ: Là một hồ nước hình chữ nhật, rộng khoảng 4 ha, được kè đá xung quanh nằm trực diện với con đường từ thị trấn Phát Diệm dẫn vào nhà thờ. Giữa hồ là một hòn đảo trên đó có bức tượng Chúa. Phương Đình: Đi vào trong quần thể các nhà thờ công giáo này là Phương đình,trước mặt hồ nước.Phương Đình là một công trình kiến trúc cao 25m, rộng 17m, dài 24m gồm ba tầng được xây dựng bằng đá phiến, lớn nhất là tầng dưới cùng được xây dựng bằng đá xanh. Trên 4 đỉnh tháp có 4 pho tượng tượng bốn vị Thánh Sử, mà từ đường nét, tư thế đến đường mây nếp áo khiến ta dễ lầm với các pho tượng trong các đền chùa Việt Nam. Các vòm cửa bằng đá được lắp ghép đến trình độ tinh xảo. Giữa Phương Ðình đặt một sập làm bằng đá nguyên khối, phía ngoài và bên trong là những bức phù điêu được khắc chạm trên đá hình ảnh chúa Jêsu các vị thánh với những đường nét thanh thoát. Tầng thứ hai của Phương Ðình treo một trống lớn. Tầng ba treo một quả chuông cao 1,4m, đường kính 1,1m, nặng gần 2000 kg, quả chuông lớn ở Phương Ðình được đúc vào năm 1890. Một tiếng chuông vang xa được ví như cả 3 tỉnh( Nam Định,Ninh Bình và Thanh Hoá) nghe thấy.Mái của nhà thờ Phát Diệm không cao vút kiểu ngọn tháp như những nhà thờ khác mà là mái cong thấp cổ kính như mái đình, mái chùa. Nhà thờ lớn: Đi qua Phương Đình là đến Nhà thờ chính được xây dựng năm 1891 với tên chính thức là Nhà thờ đức mẹ Mân Côi nay là nhà thờ Chính tòa của vị Giám mục Phát Diệm. Nhà thờ lớn dài 74m, rộng 21m, cao 15m, có bốn mái và có năm lối vào dưới các vòm đá được chạm trổ. Trong nhà thờ có 6 hàng cột gỗ lim (48 cột) nguyên khối, hai hàng cột giữa cao tới 11m, chu vi 2,35m, mỗi cột nặng khoảng 10 tấn. Gian thượng của thánh đường có một bàn thờ lớn làm bằng một phiến đá nguyên khối dài 3m, rộng 0,9m, cao 0,8m, nặng khoảng 20 tấn. Mặt trước và hai bên được chạm trổ các loài hoa đặc trưng của bốn mùa làm cho bàn thờ như được phủ một chiếc khăn màu thạch sáng. Hai phía bên nhà thờ có bốn nhà thờ nhỏ được kiến trúc theo một phong cách riêng. Nhà thờ đá: Tên nguyên thủy: Nhà thờ Trái tim Vô nhiễm nguyên tội Đức Mẹ, còn được gọi là nhà thờ đá vì tất cả mọi thứ ở nhà thờ này đều được làm bằng đá, từ nền, tường, cột, chấn song cửa... Phía trong được chạm nhiều bức phù điêu đẹp, đặc biệt là bức chạm tứ quý: tùng, mai, cúc, trúc, tượng trưng cho thời tiết và vẻ đẹp riêng của bốn mùa trong một năm. Ðường nét khắc họa những con vật như sư tử, phượng sống động đến lạ thường. Các hang đá nhân tạo: ở phía bắc khu nhà thờ Phát Diệm có 3 hang đá cách nhau khoảng 100m được tạo bằng những khối đá lớn nhỏ khác nhau giữ nguyên dáng vẻ tự nhiên. Trong đó, hang Lộ Ðức là đẹp nhất. Trên các hang đá đều có các tượng lớn. Trong khi rất nhiều nhà thờ khác được xây dựng cùng thời với kiến trúc Gothic, vững vàng và hơi khô cứng thì ở đây, ta thấy xuất hiện những đường đao cong vút như các mái đình, chùa Việt Nam.Ngay từ lối vào, cổng ngũ quan của Phương Đình đã làm cho khách thăm quan nhận thấy rõ sự tương đồng với kiến trúc đình chùa Bắc Bộ, tạo cảm giác gần gũi bởi những yếu tố văn hóa bản địa mang lại. Có lẽ vì tất cả những nét đặc biệt đó mà nhà thờ Phát Diệm không chỉ là một công trình tín ngưỡng, điểm tham quan du lịch của du khách gần xa mà còn là đối tượng nghiên cứu của các kỹ sư xây dựng, các kiến trúc sư và các nhà nghiên cứu văn hóa. 2.Tam Cốc – Bích Động: Tam Cốc-Bích Động, còn được biết đến với những cái tên nổi tiếng như "vịnh Hạ Long trên cạn" hay "Nam thiên đệ nhị động" là 1 trong 21 khu du lịch trọng điểm quốc gia Việt Nam. Toàn khu vực bao gồm hệ thống các hang động và các di tích lịch sử nằm chủ yếu trên địa phận xã Ninh Hải huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình.Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động là một quần thể du lịch, một địa danh nổi tiếng từ xa xưa, thuộc địa phận xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình; cách thủ đô Hà Nội 100 km về phía Nam. Nơi đây vẫn giữ được nét nguyên sơ, thiên tạo, với nhiều hang động, di tích lịch sử, văn hóa nổi tiếng trong và ngoài nước như: đền Thái Vi, Tam Cốc, chùa Bích Động, động Tiên, chùa Linh Cốc… a. Tam Cốc: Tam Cốc có nghĩ là Ba hang còn có tên Xuyên Thuỷ động nằm ở xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Xa xưa vùng này là biển cả sóng vỗ qua nhiều thế kỷ bào mòn vào vách đá tạo nên những hình thù kỳ lạ. Du khách đi thăm Tam Cốc chỉ có 1 con đường thuỷ duy nhất vào ra mất khoảng 3 tiếng đồng hồ. Theo nhịp mái thuyền, du khách sẽ được đắm mình trong màu xanh của những cánh đồng lúa trải dài dọc hai bờ sông Ngô Đồng với những dãy núi trùng điệp. Hang Cả là hang lớn nhất và cũng là hang đẹp nhất của Xuyên Thuỷ động, với chiều dài 127m, nằm dưới một quả núi lớn vắt ngang qua hai dãy núi lớn hai bên sông Ngô Đồng. Khi thuyền vào trong hang, du khách sẽ cảm thấy không khí trong lành, mát lạnh của hương đồng gió nội, khi đi sâu vào lòng hang, thạch nhũ từ trần hang rủ xuống lô nhô óng ánh như những khối châu ngọc kỳ ảo.. Hang Cả Tiếp đó đi chừng 1 km nữa sẽ đến hang Hai dài 60 m, rộng 18 m,trần hang có nhiều nhũ đá rủ xuống rất kỳ lạ.Nếu du khách đi đầu tiên vào đây, khi mặt nước chưa bị các mái chèo khua động, nhìn dưới dòng sông, nước in hình những đám mây đá tuyệt đẹp. Du khách có cảm giác rằng trong hang chỉ toàn dành riêng cho nước và mây. Hang Ba, gần hang Hai, dài 50 m, trần hang như một vòm đá, thấp hơn so với hai hang kia b.Bích Động: Bích Động nằm cách bến Tam Cốc 2 km, có nghĩa là "động xanh", là tên do tể tướng Nguyễn Nghiễm, thân phụ của đại thi hào Nguyễn Du đặt cho động năm 1773. Đây là là một trong những thắng cảnh nằm trong nhóm được người xưa gọi là "Nam thiên đệ nhất động", cụ thể Bích Động được mệnh danh là "Nam thiên đệ nhị động" tức động đẹp thứ nhì trời Nam [đứng sau động Hương Tích (Nam thiên đệ nhất động) ở Hương Sơn và đứng trước động Địch Lộng (Nam thiên đệ tam động) ở Kẽm Trống]. Phía trước động là dòng sông Hoàng Long uốn lượn bên sườn núi, bên kia sông là cánh đồng lúa. Chùa Bích Động là một ngôi chùa cổ gắn với núi đá mang đậm phong cách Á Đông. Chùa được dựng từ đầu đời nhà Hậu Lê. Trong chùa có quả chuông lớn đúc từ thời vua Lê Thái Tổ, mộ tháp các vị hòa thượng có công xây dựng chùa. Thời Lê Hiền Tông (1740-1786) chùa được trùng tu mở rộng thêm, bao gồm Chùa Hạ, Chùa Trung, Chùa Thượng, trải ra trên ba tầng núi. Xuyên Thủy động là một động tối và ngập nước nằm dọc theo chiều dài Bích Động. Xuyên Thủy động như 1 đường ống hình bán nguyệt bằng đá dài khoảng 350 m uốn lượn từ phía Đông sang phía Tây. Bình quân bề rộng của Xuyên Thủy động là 6m, chỗ rộng nhất là 15 m. Trần và vách động thường bằng phẳng, tạo hoá như xếp từng phiến đá lớn thành mái vòm cung, bán nguyệt với muôn hình vạn trạng. Lối vào Xuyên thủy động ở phía sau núi, đối diện với đường vào Bích Động. Tại điểm kết thúc hành trình xuyên thủy động, du khách có thể leo núi để tới động và chùa Bích Động. *.Tiềm năng và thế mạnh khai thác của Tam Cốc-Bích Động: - Là điểm đến lý tưởng, Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động ngay trong những ngày Tết Nguyên đán đã đón gần 10 nghìn lượt khách. Thu hút được khách và giữ được thương hiệu một phần do Tam Cốc - Bích Động lưu giữ được những nét đẹp thiên tạo, bởi cảnh sắc thơ mộng, núi sông giao hoà, không khí trong lành, một mặt do văn minh du lịch đã được tạo lập, đi vào nề nếp và hoạt động hiệu quả. - Ban quản lí khu vực này còn bố trí đội vệ sinh môi trường thường xuyên duy trì làm nhiệm vụ trồng, cắt tỉa, chăm sóc cây xanh trên dải phân cách của đường dẫn vào khu trung tâm bến thuyền. Đội an ninh của xã cùng với cán bộ, nhân viên của Ban quản lý đã đảm bảo tốt, khoa học việc điều hành đò, bán vé, làm vệ sinh trên sông. Nhờ đó đã hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan, tình trạng chèo kéo, ép khách mua hàng, chụp ảnh. - Ban quản lý đã kêu gọi các nhà đầu tư khai thác tuyến du lịch trên sông (từ bến thuyền vào Tam Cốc).Theo kế hoạch, sẽ có thác nước nhân tạo ở hang hai, có khu vui chơi ở cuối hang ba để đỡ tạo cảm giác hẫng hụt cho du khách. Tại đây sẽ có các mô hình nuôi cá sấu, ba ba, cá ếch… để du khách tham quan, chụp ảnh và có cả các dịch vụ ăn nhanh phục vụ du khách.Ngay tại bến thuyền, Ban quản lý sẽ cho xây dựng cổng tam quan với bốn mái và điểm nhấn để du khách chụp ảnh lưu niệm, hai bên là dãy nhà chờ.Cổng bến sẽ được xây dựng với mô hình đơn giản nhưng hoà nhập chung với khu núi đá và không xây dựng quá cao để du khách dễ chụp ảnh. - Đặc biệt, tại khu vực này có làng thêu nổi tiếng Văn Lâm, Ban quản lý sẽ kết hợp với Công ty Cổ phần Tam Cốc hỗ trợ làng nghề chuyển Đền Thêu sang một vị trí mới. Nhà tổ của nghề Thêu này sẽ được thi công vào tháng 5 tới. 3.Vườn Quốc Gia Cúc Phương: Cách thủ đô Hà Nội 120km về phía Nam, nằm lọt sâu trong lòng dãy núi Tam Điệp, có một mảnh đất với diện tích 22.200 ha nằm trên địa phận 3 tỉnh Ninh Bình, Thanh Hoá và Hoà Bình đã trở nên vô cùng quen thuộc, thân thương, gợi nên tính hiếu kỳ cho biết bao du khách trong và ngoài nước, đó là Vườn Quốc gia Cúc Phương. VQG Cúc Phương là một địa điểm du lịch nổi tiếng, thu hút khoảng vài trăm nghìn lượt khách hàng năm. Du khách đến đây để khám phá hệ động thực vật phong phú, chiêm ngưỡng cảnh quan thiên nhiên đẹp, tham gia các chương trình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, lửa trại, mạo hiểm, nghiên cứu và văn hóa lịch sử.Động người xưa là một di tích cư trú và mộ táng của người tiền sử, là trang văn hoá độc đáo trong lịch sử phát triển của nhân loại và là một di sản quý giá nằm trong đối tượng bảo vệ của VQG Cúc Phương. Cúc Phương có đặc trưng là rừng mưa nhiệt đới, xanh quanh năm. Bước vào rừng già nguyên thuỷ Cúc Phương, con người cảm thấy sững sờ, nhỏ bé như lạc vào thế giới hoang sơ đậm màu xanh kỳ vĩ trường tồn.Thảm thực vật Cúc Phương với ưu thế là rừng trên núi đá vôi. Rừng có thể hình thành nên nhiều tầng tán đến 5 tầng rõ rệt, trong đó tầng vượt tán đạt đến độ cao trên 40 m. Do địa hình dốc, tầng tán thường không liên tục và đôi khi sự phân tầng không rõ ràng. Nhiều cây rất phát triển hệ rễ bạnh vè để đáp ứng với tầng đất mặt thường mỏng. Vườn quốc gia hiện là nơi có nhiều loài cây gỗ lớn như chò xanh, chò chỉ hay đăng hiện đang được bảo vệ để thu hút du khách thăm quan. Đây cũng là nơi phong phú về các cây gỗ và cây thuốc. Chẳng thua kém thế giới thực vật, hệ động vật Cúc Phương cũng rất đa dạng và phong phú. Theo số liệu điều tra mới nhất, Cúc Phương có 89 loài thú, 307 loài chim, 110 loài bò sát và lưỡng cư, 65 loài cá và gần 2.000 dạng côn trùng.Cúc Phương là nơi cư trú của nhiều loài chim nhiệt đới với nhiều sắc lông, kích cỡ, âm thanh giọng hót. Trong tổng số 307 loài, Cúc Phương có nhiều loài chim quý hiếm chẳng hạn như: gà lôi trắng, chim gõ kiến đầu đỏ, chim phượng hoàng đất, đuôi cụt, bụng vằn... Chính vì vậy, Cúc Phương được chọn là một trong những điểm nghiên cứu về chim lý tưởng của các nhà khoa học và những người có sở thích trong nước và thế giới.Cúc Phương là nơi cư trú của nhiều loài chim nhiệt đới với nhiều sắc lông, kích cỡ, âm thanh giọng hót.Chính vì vậy, Cúc Phương được chọn là một trong những điểm nghiên cứu về chim lý tưởng của các nhà khoa học và những người có sở thích trong nước và thế giới.Thế giới côn trùng Cúc Phương cũng đa dạng muôn hình muôn vẻ. Mùa bướm nở, rừng già như trẻ lại tưng bừng lấp lánh ngàn vàng, bướm nhiều vô kể đủ dạng, đủ màu phơi bày một bức tranh kỳ ảo. *.Các vấn đề về bảo tồn vươn quốc gia Cúc Phương: - Khi thành lập, khu vực Cúc Phương có khoảng 5.000 người sống trong vùng lõi, hiện vẫn còn khoảng 2.000 người sống dọc theo bờ sông Bưởi bên trong vườn. Khoảng trên 50.000 dân sống ở vùng đệm của vườn, phần lớn sống phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên bên trong vườn. Lâm sản bị khai thác mạnh nhất là gỗ và củi. Việc thu hoạch ốc, nấm, măng làm thức ăn cũng như việc đi lấy thân chuối làm thức ăn gia súc diễn ra thường xuyên. Hoạt động săn bắn và bán động vật hoang đã làm suy giảm nghiêm trọng số lượng các loài thú, chim và bò sát trong vườn. Một số loài thú lớn như hổ, vượn đen má trắng đã tuyệt chủng ở Cúc Phương do sức ép từ các hoạt động săn bắn và diện tích của vườn là quá nhỏ không đáp ứng được yêu cầu bảo tồn các loài này. - Về khai thác du lịch, một lượng lớn du khách đến Cúc Phương cũng tạo khó khăn với việc quản lý. Hoạt động của vườn lại quá tập trung vào việc phát triển du lịch cũng làm giảm hiệu quả của công tác bảo tồn đa dạng sinh học. Việc xây dựng các hồ nhân tạo trong vườn cũng dẫn đến một số khoảnh rừng bị phát quang và làm thay đổi chế độ thủy văn của vùng. - Hiệp hội động vật học Frankfuit cùng Bộ Lâm nghiệp Việt Nam đã thành lập Trung tâm cứu hộ Linh trưởng nguy cấp (EPRC) ở Cúc Phương năm 1993 nhằm nuôi nhốt, gây giống và nghiên cứu đối với các loài vượn, cu li và voọc của Việt Nam. EPRC nhận linh trưởng từ các cơ quan nhà nước tịch thu từ những đối tượng buôn bán trái phép động vật hoang dã để chữa trị và chăm sóc tại Trung tâm. Cúc Phương cũng là nơi triển khai dự án sinh sản, sinh thái của loài cầy vằn bắc và chương trình sinh thái học và bảo tồn rùa. Tính đến năm 2004 trại nuôi cầy vằn đã có 28 cá thể, trong số đó 20 con đã ra đời trong trại. Sáu cặp cầy vằn đã được gửi đi Anh để tạo quần thể gây giống và sáu cặp nữa sẽ được gửi sang Mỹ với cùng một dụng ý. - Dự án bảo tồn Cúc Phương (CPCP) đã được Tổ chức Bảo tồn Động Thực vật hoang dã Quốc tế thực hiện từ năm 1996 đến năm 2002. Phối hợp với các tổ chức hữu quan tại Việt Nam, FFI chương trình Việt Nam đã thực hiện dự án do World Bank và GEF tài trợ có tên gọi là “ Dự án bảo tồn cảnh quan núi đá vôi Phù Luôn-Cúc Phương” đã thực hiện trong giai đoạn 2002-2005 nhằm bảo vệ vùng núi đá vôi cũng như các loài hoang dã sống thông qua việc thành lập một khu bảo vệ mới, tăng cường năng lực cho các đơn vị liên quan. Dự án còn tăng cường hiện trạng bảo tồn các loài voọc mông trắng và kêu gọi, xây dựng sự ủng hộ từ cộng đồng trong công tác bảo tồn vùng núi đá vôi. Đến với Cúc Phương ngoài những gì cảm nhận được mà thiên nhiên đã ban tặng, du khách còn được thăm các công trình nghiên cứu, các thành quả của dự án bảo tồn đang thực hiện ở Vườn Quốc gia Cúc Phương. Đây thực sự là nguồn tài nguyên du lịch không chỉ có giá trị về mặt khoa học mà còn có giá trị cao về giáo dục ý thức bảo tồn thiên nhiên, môi trường, như Trung tâm du khách, Trung tâm cứu hộ các loài linh trưởng, Vườn thực vật... Thiên nhiên Cúc Phương thật kỳ thú. Đến với Cúc Phương là hoà nhập với thiên nhiên - một cái nôi sinh của muôn loài. Với hệ thống giao thông khá thuận lợi, nhà nghỉ đa dạng, các dịch vụ ăn uống, hàng hoá lưu niệm và nhiều công trình vui chơi đã và đang được xây dựng, chắc chắn Cúc Phương sẽ là điểm hẹn của du khách yêu thiên nhiên và những giá trị văn hoá. Thiên nhiên và con người Cúc Phương luôn chờ đón các bạn. Các nguồn để hoàn thành bài: www.wikipedia.org www.vietnamopentour.com.vn www.skydoor.net www.toquoc.gov.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực địa Ninh Bình.DOC
Tài liệu liên quan