Bài giảng Bệnh phổi trong thai kỳ

5. ĐIỀU TRỊ

a. Các phương pháp tổng quát:

Mục tiêu chính là duy trì chức năng phổi

mẹ ở mức gần bình thường để cung cấp đủ

oxy cho thai, ngừa bệnh nặng lên và cho

phép bệnh nhân được duy trì các hoạt động

bình thường. Bệnh nhân được phổ biến các

biện pháp nhằm cải thiện việc điều trị và

tiếp tục sau khi sanh xong.5. ĐIỀU TRỊ

a. Các phương pháp tổng quát:

Điều quan trọng là phải tránh các yếu tố thúc

đẩy cơn. Bệnh nhân đang điều trị miễn dịch nên

tiếp tục khi có thai, còn nếu bắt đầu điều trị

miễn dịch khi có thai thì không nên vì nếu có

phản ứng phản vệ xảy ra có thể gây hại cho thai

Tiêm ngừa cúm nên áp dụng cho sản phụ khi có

mùa cúm

Có thể tiêm vaccine ngừa pneumoccus trước khi

có thai. Điều trị tốt các chứng viêm mũi, xoang5. ĐIỀU TRỊ

b. Điều trị thuốc:

Sản phụ nên được thông tin rằng suyển không điều

trị sẽ gây hại thai hơn là tác dụng phụ của thuốc

Suyển cơn thưa:

Không cần dùng thuốc mỗi ngày, khi lên cơn chỉ

cần xịt 2-4 nhát Beta2 đồng vận tác dụng ngắn là

đủ. Các theo dõi cho thấy thuốc không gây hại trên

thai. Nếu cơn hay tái phát có thể dùng Corticoid

đường toàn thân trong một giai đoạn ngắn

 

pdf19 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 419 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bệnh phổi trong thai kỳ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỆNH PHỔI TRONG THAI KỲ BS Nguyễn Anh Danh BỆNH PHỔI TRONG THAI KỲ SUYỄN 1. TẦN SUẤT 2. TÁC ĐỘNG LÊN THAI KỲ 3. PHÂN LOẠI 4. CHẨN ĐOÁN 5. ĐIỀU TRỊ 1. TẦN SUẤT Là biến chứng nội khoa thường gặp nhất trong thai kỳ. Thường gặp hơn ở đô thị do ô nhiễm công nghiệp 2. TÁC ĐỘNG LÊN THAI KỲ  Khi còn nhỏ, suyễn thường gặp ở nhóm nam hơn, nhưng khi trưởng thành lại hay gặp ở nữ hơn, có thể do hormone sinh dục  Suyễn thường không nặng lên khi có thai biến chứng lên mẹ gồm nghén nôn, ối nhiều, viêm phổi (60%), chảy máy, chuyển dạ có biến chứng, mổ lấy thai nhiều lần  Biến chứng thai gồm chậm tăng trưởng, sanh non, thai nhẹ ký, thiếu oxy sơ sinh, tăng tử vong chu sinh 3. PHÂN LOẠI  Nhóm 1: cơn thưa, nhẹ Nhóm 2: cơn kéo dài Nhóm 3: cơn trung bình Nhóm 4: cơn nặng Ở nhóm 1 cơn không quá 2 lần 1 tuần và cơn ban đêm không quá 2 lần 1 tháng Ở nhóm 3 cơn xuất hiện mỗi ngày và cơn ban đêm nhiều hơn 1 tuần 1 lần 4. CHẨN ĐOÁN Thường dựa vào lâm sàng. Hầu hết được chẩn đoán trước khi có thai và có điều trị thích hợp. Các dấu hiệu nghĩ đến suyễn thường là ho, khó thở, tê ngực, thở khò khè, đặc biệt là cơn xuất hiện có chu kỳ. Thăm dò chức năng phổi có thể giúp xác định chẩn đoán. FEV1( Forced Expiratory Volume trong 1 giây). FVC (Forced Vital Capacity)< 70% và tắc nghẽn có thể phục hồi được nếu dùng chế phẩm Beta-agonist tác dụng ngắn. Hiếm gặp tình trạng co thắt phế quản không do suyễn như suy tim cấp, thuyên tắc phổi, viêm phế quản nặng lên, U Carcinoid, tắc nghẽn hô hấp trên, trào ngược dạ dày thực quản, ho do thuốc 5. ĐIỀU TRỊ a. Các phương pháp tổng quát: ♣ Mục tiêu chính là duy trì chức năng phổi mẹ ở mức gần bình thường để cung cấp đủ oxy cho thai, ngừa bệnh nặng lên và cho phép bệnh nhân được duy trì các hoạt động bình thường. Bệnh nhân được phổ biến các biện pháp nhằm cải thiện việc điều trị và tiếp tục sau khi sanh xong. 5. ĐIỀU TRỊ a. Các phương pháp tổng quát: ♣ Điều quan trọng là phải tránh các yếu tố thúc đẩy cơn. Bệnh nhân đang điều trị miễn dịch nên tiếp tục khi có thai, còn nếu bắt đầu điều trị miễn dịch khi có thai thì không nên vì nếu có phản ứng phản vệ xảy ra có thể gây hại cho thai ♣ Tiêm ngừa cúm nên áp dụng cho sản phụ khi có mùa cúm ♣ Có thể tiêm vaccine ngừa pneumoccus trước khi có thai. Điều trị tốt các chứng viêm mũi, xoang 5. ĐIỀU TRỊ b. Điều trị thuốc: Sản phụ nên được thông tin rằng suyển không điều trị sẽ gây hại thai hơn là tác dụng phụ của thuốc ♣ Suyển cơn thưa: Không cần dùng thuốc mỗi ngày, khi lên cơn chỉ cần xịt 2-4 nhát Beta2 đồng vận tác dụng ngắn là đủ. Các theo dõi cho thấy thuốc không gây hại trên thai. Nếu cơn hay tái phát có thể dùng Corticoid đường toàn thân trong một giai đoạn ngắn ĐIỀU TRỊ THUỐC ♣ Cơn suyễn dài trung bình: - Liệu pháp thích hợp là Corticoid hít liều thấp. Có thể dùng Budesonide trong thai kỳ lâu dài mà không gây dị tật bẩm sinh cho thai. Hít Corticoid có thể phòng ngừa viêm hô hấp và khi mới lên cơn suyễn - Liệu pháp xen kẽ có thể dùng muối cromlyn natri, theophylline (liều dưới 12 microg/ml) ĐIỀU TRỊ THUỐC ♣ Cơn vừa: Kết hợp hít Corticoid liều thấp hoặc trung bình và đồng vận Beta2 tác dụng dài ♣ Cơn nặng: Kết hợp hít Corticoid liều cao và đồng vận Beta2 tác dụng dài. Nếu không kiểm soát được cơn phải dùng Corticoid đường toàn thân. Nếu điều trị vẫn thấp bại trong 2-3 tuần thì phải dùng điều trị Corticoid đường toàn thân tác dụng kéo dài và phải giử liều hiệu quả ở mức thấp nhất. lúc này các tác dụng phụ lên mẹ gồm giảm dung nạp đường, tiểu đường, tiền sản giật, chậm tăng trưởng trong tử cung và sanh non lên thai 5. ĐIỀU TRỊ c. Các Phương Pháp Khác: ♣ Trong cơn hen cấp: Nên duy trì Po2ø mẹ ở mức > 70mm Hg và bảo hoà Oxy>90% để đảm bảo cung cấp đầy đủ oxy cho thai, nếu càn có thể đặt nội khí quản và thông khí bằng máy. Các biện pháp khác là trấn an bệnh nhân, tránh dùng an thần, nên dùng kháng sinh nếu có nhiễm khuẩn. Có thể chụp X quang để đánh giá ban đầu tổn thương phổi. Khi truyền dịch nhiều có thể gây ra phù phổi. Thuốc điều trị ban đầu Beta2 đồng vận qua ống hít có định liều, 2-4 xịt mỗi 20 phút. Cần dùng Corticoid toàn thân sớm, thường dùng methylprednisone tĩnh mạch 1-2mmg/kg/ngày, nếu cần có thể tấn công với liều 5-6mg/kg trong 20-30 phút tĩnh mạch c. Các Phương Pháp Khác: ♣ Trong chuyển dạ và sanh: - Các thuốc có thể được tiếp tục trong lúc chuyển dạ. Chuyển dạ có thể gây 10% sản phụ lên cơn suyễn. Đo lưu lượng thở ra định (PEF) nên duy trì điều đặn. Nên bù đủ lượng nước và giảm đau nếu cần (fentanyl) làm giảm đau được chọn lựa. Tránh các giảm đau, thuốc phiện gây phóng thích Histamine có thể gây suy hô hấp và co thắt phế quản. Tránh Prostaglandine F2 vì có thể gây co thắt phế quản. Pg E2 dạng gel và dặt âm đạo an toàn cho sản phụ. Oxytocine cũng an toàn c. Các Phương Pháp Khác: ♣ Trong chuyển dạ và sanh: ● Tê ngoài màng cứng được chọn vì làm giảm tiêu thụ oxy và giảm thông khí. Mê toàn thân có thể gây khởi phát cơ suyển nhưng có thể dự phòng bằng Atropine và Glycopyrrolate ● Tránh Ergotamine vì có thể gây co thắt phế quản. Nếu có băng huyết sau sanh nên dùng oxytocine và Pg E2 c. Các Phương Pháp Khác: ♣ Trong chuyển dạ và sanh:  Aspirin và kháng viêm nonsteroid có thể gây co thắt phế quản nặng và viêm nhãn cầu, mũi, da, tiêu hóa ở 3-8% bệnh nhân suyển  Magnesium an toàn cho suyển nhưnh nên dùng cẩn thận để tránh suy hô hấp c. Các Phương Pháp Khác: ♣ Theo Dõi Thai:  Siêu âm sớm cần để xác định tuổi thai và làm mốc để đánh giá tăng trưởng thai trong tương lai  Siêu âm định kỳ ở sản phụ có cơn vừa và nặng sẽ phát hiện sớm thai suy dinh dưỡng  Thai nên được theo dõi tim thai liên tục lúc chuyển dạ và sanh c. Các Phương Pháp Khác: ♣ Cho con bú: Đồng vận Beta2 hít, muối Cromolyn natri, Steroid hít, ipratropium đều an toàn khi cho con bú. Steroid đường toàn thân uống or tiêm có thể qua sữa nhưng chỉ lượng nhỏ nếu dùng mỗi ngày ít hơn 40mg prednisone HẾT

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_giang_benh_phoi_trong_thai_ky.pdf