Trước tiên, việc tập kết công nhân đến công trường khu vực thi công sẽ kéo theo việc xây dựng các lán trại, khu nhà tạm để làm việc và nghỉ ngơi. Hoạt động sinh hoạt hàng ngày của số cán bộ và công nhân xây dựng tại công trường sẽ phát sinh ra các chất thải sinh hoạt (nước thải, chất thải rắn) có khả năng gây ô nhiễm cục bộ cho môi trường nước. Mức độ ô nhiễm và tác động đến môi trường nước phụ thuộc vào số lượng công nhân làm việc tại công trường và cách thức quản lý chất thải sinh hoạt mà dự án thực hiện. Tổng lượng nước thải sinh hoạt từ khu nhà ở tạm thời của công nhân ước tính khoảng 1 - 2m3/ngày đêm (ước tính có khoảng trên dưới 20 công nhân lao động trên công trường ở thời điểm cao điểm). Tuy lưu lượng nước thải này không cao, nhưng do nước thải sinh hoạt cùng với các chất bài tiết có chứa nhiều loại vi sinh vật gây bệnh, nên để đảm bảo an toàn vệ sinh, chủ dự án sẽ có phương án thu gom và xử lý lượng nước này một cách hợp lý. Cũng giống như nhiều công trình thi công khác, các tác động này nhìn chung là không lớn, không quá phức tạp và hoàn toàn có thể giảm thiểu, khắc phục bằng các biện pháp thích hợp. Các biện pháp này sẽ được trình bày ở chương 4.
63 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 13510 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư chăn nuôi heo nái sinh sản và heo thịt theo mô hình trại lạnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
7%
1,12%
1,02%
1,11%
1,02%
1,47%
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Tây Ninh 2009
2.6.2. Điều kiện kinh tế xã hội vùng dự án
Khu vực Dự án thuộc huyện Tân Châu, Tỉnh Tây Ninh. Đây là huyện gần biên giơí Việt Nam – Campuchia người dân ở đây sinh sống chủ yếu bằng nghề nông, buôn bán nhỏ. Nhìn chung, đời sống người dân trong huyện khá nghèo. Hoạt động của Dự án sẽ tạo ra công ăn việc làm cho nhiều người trong huyện, thúc đẩy kinh tế tỉnh phát triển nói chung từ đó tạo điều kiện nâng cao thu nhập của người dân trong khu vực .
CHƯƠNG III
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG
VÀ KINH TẾ XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN
3.1 TÁC ĐỘNG TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG XÂY DỰNG CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH CƠ SỞ HẠ TẦNG.
3.1.1. Xác định và chỉ danh các tác động
Cũng như bất cứ công trình xây dựng nào, dù lớn hay nhỏ, các hạng mục công trình liên kết: đường nội bộ - hệ thống cấp thoát nước - hệ thống cáp điện v.v… đều phải được tiến hành xen kẽ và kết hợp hoặc song song cùng lúc.
Đối với Dự án này, các tác động đặc trưng và cơ bản nhất như trình bày ở Bảng 3.1. Phạm vi và mức độ của các tác động này sẽ được đề cập kỹ hơn ở các phần sau.
Bảng 14. Các tác động tiềm ẩn trong giai đoạn thi công
Các hoạt động chính yếu
Nguồn tiềm ẩn tác động
Kiểu tác động đặc trưng và cơ bản nhất
Tập kết công nhân
Lán trại tạm và sinh hoạt hàng ngày của công nhân
Các chất thải sinh hoạt của công nhân
Gia tăng mật độ giao thông đi lại trên tuyến đường đến nơi thực hiện Dự án
Tăng nhu cầu thị trường hàng hóa và đồ dùng ở địa phương
An ninh và các vấn đề xã hội khác
Tập kết vật liệu xây dựng và các phương tiện thi công đến hiện trường
Sức hút hàng hóa trên thị trường
Biến động giá cả hàng hóa
Hoạt động của các phương tiện vận chuyển vật liệu và thiết bị
Các chất thải từ các phương tiện vận chuyển
Các sự cố và tai nạn giao thông
Tăng mật độ giao thông
Tiếng ồn, khí thải, bụi từ các phương tiện thi công
Các sự cố thi công tiềm ẩn
Xây dựng các hạng mục công trình chính
Hoạt động của các phương tiện thi công
Chất thải từ xây dựng, chất thải sinh hoạt
Tiếng ồn, khí thải, bụi từ các phương tiện thi công
Các sự cố thi công tiềm ẩn
Khả năng gây cháy nổ
Công tác thi công, xây dựng (bao gồm việc tập kết công nhân, tập kết vật liệu xây dựng đến hiện trường và thi công công trình) sẽ gây ra một số tác động đến các dạng tài nguyên và môi trường sinh thái trong vùng chịu ảnh hưởng của dự án, các đặc trưng cơ bản đó được trình bày trong những phần tiếp sau.
3.1.2. Tác động đến môi trường nước
Trước tiên, việc tập kết công nhân đến công trường khu vực thi công sẽ kéo theo việc xây dựng các lán trại, khu nhà tạm để làm việc và nghỉ ngơi. Hoạt động sinh hoạt hàng ngày của số cán bộ và công nhân xây dựng tại công trường sẽ phát sinh ra các chất thải sinh hoạt (nước thải, chất thải rắn) có khả năng gây ô nhiễm cục bộ cho môi trường nước. Mức độ ô nhiễm và tác động đến môi trường nước phụ thuộc vào số lượng công nhân làm việc tại công trường và cách thức quản lý chất thải sinh hoạt mà dự án thực hiện. Tổng lượng nước thải sinh hoạt từ khu nhà ở tạm thời của công nhân ước tính khoảng 1 - 2m3/ngày đêm (ước tính có khoảng trên dưới 20 công nhân lao động trên công trường ở thời điểm cao điểm). Tuy lưu lượng nước thải này không cao, nhưng do nước thải sinh hoạt cùng với các chất bài tiết có chứa nhiều loại vi sinh vật gây bệnh, nên để đảm bảo an toàn vệ sinh, chủ dự án sẽ có phương án thu gom và xử lý lượng nước này một cách hợp lý. Cũng giống như nhiều công trình thi công khác, các tác động này nhìn chung là không lớn, không quá phức tạp và hoàn toàn có thể giảm thiểu, khắc phục bằng các biện pháp thích hợp. Các biện pháp này sẽ được trình bày ở chương 4.
Với cường độ mưa tương đối cao vào mùa mưa, lượng nước mưa này có thể bị nhiễm bẩn bởi dầu mỡ và vật liệu xây dựng trong thời gian xây dựng nếu không có phương án quản lý tốt.
Việc tập kết đất đắp, vật liệu xây dựng và phương tiện thi công đến hiện trường khu vực dự án sẽ có ảnh hưởng tới ô nhiễm và tác động đến môi trường nước, có thể làm tăng độ đục, độ màu của nước, có thể làm xáo trộn dòng nước ảnh hưởng đến một số loài thủy sinh sống trong nước. Tải lượng ô nhiễm bụi và khí thải khác nhau sẽ tác động đến môi trường không khí ở những mức độ khác nhau.
Các hoạt động đào, đắp đất trong khu vực dự án trong quá trình thi công san lấp mặt bằng có khả năng gây ô nhiễm môi trường nước trong phạm vi công trường và có thể lan truyền ô nhiễm đến khu vực xung quanh, tuy nhiên phạm vi ảnh hưởng của việc lan truyền ô nhiễm ở mức độ thấp.
Tóm lại: Mặc dù có một số tác động tiêu cực nhất định đến môi trường nước trong quá trình thi công xây dựng dự án đầu tư chăn nuôi heo nái sinh sản và heo thịt mô hình trại lạnh như vừa trình bày ở trên, song chúng không phải là các tác động liên tục và xuyên suốt trong quá trình hoạt động của dự án. Các tác động này sẽ không còn nữa sau khi công trình được thi công hoàn tất.
3.1.3. Tác động đến môi trường không khí
Các hoạt động trong quá trình thi công Dự án, nguồn nguyên vật liệu được lấy từ nhiều nơi khác nhau, trong đó: xi măng, sắt thép lấy từ thị trấn, trong thị xã Tỉnh hoặc từ TP. Hồ Chí Minh và được vận chuyển bằng đường bộ; đất đắp lấy tại chỗ hoặc trong phạm vi trong tỉnh. Nhìn chung, qui mô công trình của Dự án là không lớn lắm, các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí và các tác động chính kèm theo đó có thể tóm lược như sau:
Ô nhiễm bụi, khí thải từ quá trình phát quang, đào đất, thi công các hạng mục: Ô nhiễm do bụi đất, đá (chủ yếu từ khâu phát quang, san lấp mặt bằng, đào đất đào móng công trình, hoạt động đào mương rãnh đặt cống thoát nước mưa, cống thoát nước thải và đường ống cấp nước…) có thể gây ra các tác động lên người công nhân trực tiếp thi công và lên môi trường xung quanh (dân cư và hệ động thực vật), đặc biệt vào mùa khô. Hiện tại, nồng độ bụi trong khu vực dự án khá thấp (0,26mg/m3), nhưng trong giai đoạn xây dựng, ở các vị trí đang phát quang, đào đất hoặc thi công các hạng mục theo dự báo nồng độ bụi sẽ tăng lên khoảng từ (5 - 15 mg/m3), lớn hơn nhiều lần tiêu chuẩn quy định giới hạn nồng bụi trong môi trường không khí xung quanh.
Các ô nhiễm về bụi, khí sẽ ảnh hưởng chủ yếu đến sức khoẻ của công nhân trực tiếp xây dựng và khu dân cư lân cận khu vực dự án. Hai tác hại chủ yếu có thể xảy ra đối với sức khoẻ công nhân là: Bệnh bụi phổi và các loại bệnh khác như: bệnh về đường hô hấp (mũi, họng, khí quản, phế quản…), các loại bệnh ngoài da (nhiễm trùng da, làm khô da, viêm da…), các loại bệnh về mắt (bụi bắn vào mắt gây ra kích thích màng tiếp hợp, viêm mi mắt...), các loại bệnh đường tiêu hoá v.v… Đối với cộng đồng dân cư bên ngoài khuôn viên dự án, ô nhiễm bụi do thi công thường chỉ ảnh hưởng đến những khu vực dưới hướng gió chủ đạo. Tính chất tác động cũng giống như trên nhưng mức độ tác động không cao do cự ly phát tán bụi không xa.
Ô nhiễm do khí thải phát sinh từ các phương tiện vận tải: Hoạt động của phương tiện giao thông vận tải sẽ thải ra môi trường một lượng khói thải chứa các chất ô nhiễm không khí. Thành phần khí thải chủ yếu là COx, NOx, SOx, cacburhydro, aldehyd và bụi.
Ô nhiễm về tiếng ồn và chấn động: Bên cạnh nguồn ô nhiễm bụi và khói thải do hoạt động đào đắp đất thì việc vận hành các phương tiện và thiết bị thi công như cần trục, cần cẩu, khoan, xe trộn bêtông, xe lu, xe ủi, máy phát điện… cũng gây ra ô nhiễm tiếng ồn và chấn động khá lớn. Dự báo mức ồn phát sinh từ thiết bị thi công được trình bày trong bảng 15. Đó là chưa kể sự cộng hưởng mức ồn do nhiều thiết bị hoạt động đồng thời.
Bảng 15. Mức ồn các thiết bị thi công
STT
THIẾT BỊ
MỨC ỒN ( dBA )
01
Xe ủi
93,0
02
Xe lu
72,0 – 74,0
03
Xe trộn bê tông
75,0 – 88,0
04
Cần trục (di động)
76,0 – 87,0
05
Búa chèn và khoan
76,0 – 99,0
06
Máy đóng cọc
90,0 – 104,0
07
Máy phát điện
82,0 – 92,0
Loại ô nhiễm này sẽ có mức độ ô nhiễm nặng trong giai đoạn các phương tiện máy móc sử dụng nhiều và hoạt động liên tục. Ô nhiễm tiếng ồn sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu đối với con người và động vật nuôi trong vùng chịu ảnh hưởng của nguồn phát. Nhóm đối tượng chịu tác động của tiếng ồn thi công bao gồm: Công nhân trực tiếp thi công công trình, dân cư và xung quanh khu đất dự án, người đi đường và động vật nuôi.
Mức độ tác động có thể phân chia theo 3 cấp đối với các đối tượng chịu tác động như sau:
Nặng: đối với công nhân trực tiếp thi công và các đối tượng khác ở cự ly gần (trong vùng bán kính chịu ảnh hưởng < 100m);
Trung bình: đối với tất cả các đối tượng chịu tác động ở cự ly xa (từ 100 đến 500m);
Nhẹ: đối với người đi đường và hệ động vật nuôi.
Ô nhiễm nhiệt : Ô nhiễm nhiệt phát sinh từ bức xạ nhiệt mặt trời, từ các quá trình thi công có gia nhiệt (như quá trình đốt nóng chảy bitum để trải nhựa đường, từ các phương tiện vận tải và máy móc thi công nhất là khi trời nóng bức). Các ô nhiễm này chủ yếu sẽ tác động lên người công nhân trực tiếp làm việc tại công trường.
3.1.4. Tác động đến tài nguyên – môi trường đất
Trước tiên, có thể dễ dàng nhận ra rằng, quá trình thi công dự án sẽ gây tác động trực tiếp đến việc thay đổi mục đích sử dụng đất trên vùng quy hoạch (chuyển đổi đất nông nghiệp hiện tại sang mục đích sản xuất công nghiệp). Điều này sẽ làm tăng giá trị sử dụng của tài nguyên đất vùng quy hoạch.
Các loại chất thải rắn sinh hoạt và xây dựng sản sinh ra trong quá trình thi công công trình nếu không có các biện pháp thu gom, phân loại và bố trí nơi tập trung hợp lý cũng sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh cũng như môi trường đất. Theo mức tính trung bình lượng chất thải rắn sinh hoạt của một người lao động trên công trường là 0,5 kg/ngày. Ở thời điểm cao nhất số công nhân xây dựng tập trung ở công trường khoảng 20 người thì lượng rác thải ra khoảng hơn 10 kg rác/ngày.
3.1.5. Tác động đến các dạng tài nguyên sinh vật
Đối với các dạng tài nguyên thủy sinh, thủy sản trong phạm vi dự án: Các dạng tài nguyên thủy sinh, thủy sản hiện có trong phạm vi khu quy hoạch như đã đánh giá ở phần hiện trạng, các hệ sinh thái hiện có ở khu vực này rất nghèo nàn và không có nhiều những loài có giá trị kinh tế cao, hơn nữa do diện tích bị tác động không lớn lắm nên các tác động của việc thi công các hạng mục công trình của dự án đối với các loài thủy sinh là không lớn.
Đối với các dạng tài nguyên sinh vật trên cạn ở khu vực lân cận dự án: Ở giai đoạn xây dựng cơ bản của dự án, do vận chuyển đất đá san lấp sẽ xuất hiện nhiều bụi chủ yếu là bụi vô cơ, che phủ thân lá cây cối, rau quả làm giảm khả năng quang hợp, cản trở sự phát triển của cây xanh. Ngoài ra có thể một số cây cối và thảm thực vật trên khu đất dự án bị mất đi do phải dọn dẹp bố trí mặt bằng các công trình. Hiện tại trên khuôn viên dự án, thảm thực vật gần như chẳng có gì, loài động vật quý hiếm trong khu vực dự án là không có cho nên ảnh hưởng của dự án đối với tài nguyên sinh vật là không đáng kể.
3.1.6. Các tác động khác
Quá trình tập kết công nhân, di chuyển máy móc thiết bị thi công cũng gây ra các ảnh hưởng nhất định tới môi trường xung quanh. Máy móc di chuyển có thể làm ảnh hưởng đến đường sá giao thông, gây ra tiếng ồn, bụi và thậm chí có thể làm hỏng một số con đường đang xuống cấp. Máy móc thiết bị chạy bằng xăng dầu còn tạo ra nguồn ô nhiễm từ các loại khói thải do các phương tiện vận chuyển.
Công nhân di chuyển và tập kết trên công trường cũng gây ra nhiều ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến môi trường tự nhiên và kinh tế xã hội của khu vực. Việc cố định các khu nhà ở tạm của công nhân sẽ kéo theo sự xuất hiện của các hàng quán dịch vụ ở các khu vực lân cận, tệ nạn xã hội nếu không ngăn chặn kịp thời.
Các loại bao bì, phế liệu sản sinh ra trong quá trình thi công, nếu như không có các biện pháp thu gom, phân loại và bố trí nơi tập trung hợp lý cũng sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh. Việc để rơi vãi đinh sét, dây kẽm sét, lưỡi cưa… trên đường nội bộ khu vực dự án dễ làm cho người qua lại dẫm phải và hậu quả của nó, tùy từng mức độ, có thể đưa đến bệnh Uốn Ván - một trong những căn bệnh rất nguy hiểm đối với tính mạng con người.
3.1.7. Tác động đối với các điều kiện kinh tế xã hội khác
Giao thông : Việc bắt đầu tiến hành xây dựng các hạng mục công trình của dự án sẽ làm gia tăng mật độ của các phương tiện giao thông, chuyên chở nguyên vật liệu xây dựng, điều động thêm máy móc thiết bị, tập kết thêm công nhân... nếu không có sự kết hợp hài hòa các công việc cũng như việc quản lý một cách khoa học thì các công đoạn này sẽ gây ra ảnh hưởng lẫn nhau và ít nhiều sẽ gây ra các ảnh hưởng đến môi trường. Lưu lượng xe cộ, container vận tải dẫn đến công trường sẽ tăng lên một cách đáng kể, từ đó sẽ gia tăng thêm bụi bặm, tiếng ồn, các ô nhiễm nhiệt cũng như tai nạn lao động.
Biến động giá cả một số mặt hàng thiết yếu : Việc triển khai dự án đòi hỏi phải tập kết một lượng vật liệu xây dựng khá lớn đến công trường thi công. Nếu nguồn cung cấp vật liệu xây dựng được các đơn vị thi công chọn mua ngay tại địa phương thì rất dễ dẫn đến tình trạng gia tăng đột biến giá cả một số mặt hàng vật liệu xây dựng, không đủ đáp ứng cho các nhu cầu khác của địa phương và gây ra sự mất cân đối giữa cung và cầu.
3.1.8. Tai nạn lao động
Đây là các công tác đặc biệt quan trọng trong suốt thời gian xây dựng các hạng mục công trình mới. Cũng giống như bất cứ một công trường xây dựng nào, công tác an toàn lao động là vấn đề đặc biệt quan tâm từ các nhà thầu đầu tư cho đến người lao động trực tiếp thi công trên công trường. Các vấn đề có khả năng phát sinh ra tai nạn lao động có thể bao gồm:
Các ô nhiễm môi trường có khả năng làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người lao động trên công trường. Một vài ô nhiễm tùy thuộc vào thời gian và mức độ tác dụng có khả năng làm ảnh hưởng nặng đến người lao động, gây choáng váng, mệt mỏi, thậm chí ngất xỉu và cần được cấp cứu kịp thời (thường xảy ra đối với các công nhân nữ hoặc người có sức khỏe yếu);
Công trường thi công sẽ có nhiều phương tiện vận chuyển ra vào có thể dẫn đến các tai nạn giao thông;
Không thực hiện tốt các quy định về an toàn lao động khi làm việc với các loại cần cẩu, thiết bị bốc dỡ, các loại vật liệu xây dựng chất đống cao có thể rơi vỡ...
Việc thi công các công trình trên cao sẽ làm tăng cao khả năng gây ra tai nạn lao động do trượt té trên các dàn dáo, trên các nhà đang xây, từ công tác vận chuyển vật liệu xây dựng (xi măng, cát, sắt thép...) lên cao và nhiều nguyên nhân khác nữa;
Các tai nạn lao động từ các công tác tiếp cận với điện như công tác thi công hệ thống điện, va chạm vào các đường dây điện dẫn ngang qua đường, bão gió gây đứt dây điện...
Khi công trường thi công trong những ngày mưa thì khả năng gây ra tai nạn lao động còn có thể tăng cao: đất trơn dẫn đến sự trượt té cho người lao động và các đống vật liệu xây dựng, các sự cố về điện dễ xảy ra hơn, đất mềm và dễ lún sẽ gây ra các sự cố cho người và các máy móc thiết bị thi công...
Trong quá trình phát quang những khu đất hoang rất dễ bị những động vật bò sát như rắn, bò cọp, kiến, côn trùng… căn và có khả năng gây nguy hiểm đến tính mạng của người bị cắn.
3.1.9. Khả năng cháy nổ
Quá trình thi công xây dựng một công trình lớn sẽ nảy sinh nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến cháy nổ:
Việc sử dụng các công đoạn gia nhiệt trong thi công (ví dụ như việc nấu chảy bitum bằng việc đốt củi) nếu thực hiện gần khu dân cư cũng có khả năng gây ra cháy;
Quá trình thi công xây dựng cũng như dọn dẹp mặt bằng nếu các công nhân làm việc bất cẩn (hút thuốc, đốt lửa, nấu cơm...) thì khả năng gây cháy là hiện thực và đặc biệt trong những ngày trời gió thì lửa có thể lan ra khá nhanh trên khu đất khá khô cằn này.
- Các nguồn nhiên liệu (dầu FO, DO) thường có chứa trong phạm vi công trường là một nguồn gây cháy nổ quan trọng. Đặc biệt là khi các kho (bãi) chứa này nằm gần các nơi có gia nhiệt, hoặc các nơi có nhiều người, xe cộ đi lại;
- Sự cố cháy nổ khác nữa có thể phát sinh là từ các sự cố về điện.
3.2. TÁC ĐỘNG TRONG GIAI ĐOẠN HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TRANG TRẠI
3.2.1. Xác định các nguồn gây ra ô nhiễm
Trên cơ sở phân tích qui trình công nghệ sản xuất của Dự án, có thể xác định các nguồn gây ô nhiễm chính và tính toán tải lượng ô nhiễm khi Dự án đi vào hoạt động ổn định như sau:
Khí thải (mùi hôi từ chuồng trại + từ hệ thống xử lý nước thải)
Nước thải (vệ sinh chuồng trại + sinh hoạt)
Chất thải rắn (phân gia súc + sinh hoạt)
Tiếng ồn (từ các loại xe cơ giới)
3.2.2. Nước thải
Các loại nước thải đáng quan tâm:
Nước thải là nước mưa;
Nước thải sinh hoạt của toàn bộ số người làm việc trong trang trại;
Nước thải sản xuất.
Nước mưa
Loại nước thải là nước mưa được tập trung trên toàn bộ diện tích khu vực Dự án. Nước mưa được thu gom trên các khu vực sân bãi, đường giao thông nội bộ đều được trải nhựa hoặc lót bằng đan bêtông, không để hàng hóa hoặc rác tích tụ lâu ngày trên khu vực sân bãi thì nước mưa khi chảy tràn qua các khu vực này có mức độ ô nhiễm không đáng kể và được xem là nước thải “quy ước sạch” cùng với nước mưa thu gom trên mái của các khu văn phòng, nhà xưởng. Loại nước này được tổ chức thu gom bằng hệ thống thoát nước dành riêng cho nước mưa, sau đó chảy vào hệ thống thoát nước tự nhiên của khu vực.
Nước thải sinh hoạt
Là loại nước sau khi sử dụng cho như cầu sinh hoạt, ăn, uống, tắm rửa, vệ sinh...từ các nhà làm việc, khu vệ sinh, nhà ăn... của công nhân viên hoạt động trong nhà máy. Theo tính toán, lượng nước thải sinh hoạt ước tính khoảng 16,64 m3/ngày.
Chất lượng nước thải sinh hoạt được trình bày trong bảng 16
Bảng 16. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
CHẤT Ô NHIỄM
NỒNG ĐỘ
(mg/l)
QCVN 14 : 2008/BTNMT
LOẠI B
QCVN 24 : 2008/BTNMT
LOẠI B
pH
6÷8
5-9
5.5-9
BOD5
100 ÷ 120
50
50
TSS
200 ÷ 220
100
100
Dầu mỡ động thực vật
40 ÷ 120
20
20
Coliform (MPN/100ml)
105 - 106
5000
5,000
Nguồn: Viện Nghiên Cứu Quy Hoạch và Kiến Trúc Đô Thị, 2008
Chất lượng nước thải này không đạt tiêu chuẩn qui định với nguồn tiếp nhận (QCVN 14 : 2008/BTNMT và QCVN 24 : 2008/BTNMT), do đó cần phải được xử lý cục bộ tại trang trại.
Nước thải sản xuất
Nguồn gốc: nước thải sản xuất chính là nước vệ sinh chuồng trại.
Tính chất nước thải được trình bày trong bảng 17.
Bảng 17. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sản xuất
CHẤT Ô NHIỄM
NỒNG ĐỘ
(mg/l)
TCVN 5945 - 2005
NGUỒN LOẠI B
TCVN 6984 – 2001
Q≤50m3/s, F1
pH
6.5-7.8
5.5 – 9
6-8.5
NH4
100-300
40
-
BOD5
2.000-3.000
50
30
COD
3.000-5.000
80
60
SS
2.000
100
80
Coliform
30.000-60.000
Ngoài ra, nước thải của ngành chăn nuôi còn có các chất hữu cơ là thành phần chính của các loại phân bón cho cây trồng nên nước thải ngành này có thể dùng để tưới cây, nhất là cây ăn trái đang trồng ngay khu đất của dự án.
Theo kinh nghiệm thực tế, lượng nước sử dụng cho các nhu cầu của trại chăn nuôi được tính theo định mức trung bình là 2,66 m3/100 con heo/ngày. Như vậy, tổng lượng nước sử dụng cho nhu cầu chăn nuôi của dự án một ngày là:
(4.800 heo nái + 40.000 heo thịt) x 2,66 m3 : 100 con = 1.191.68 m3/ ngày.
Như vậy, tổng cộng lượng nước thải sử dụng cho nhu cầu sản xuất của dự án được dự tính khoảng 1.200 m3/ngày.
- Nguồn cung cấp nước:
Sử dụng nước giếng khoan trong khu vực dự án. Hiện tại, Công ty đang sử dụng nước phục vụ cho sinh hoạt của công nhân và chăm sóc cây trồng từ nguồn nước giếng khoan trong khu vực (độ sâu khoảng 40 – 50 m) có chất lượng rất tốt, đảm bảo chất lượng cho sinh hoạt và sản xuất. Công ty dự kiến sẽ sữ dụng 01 giếng khoan công nghiệp và 01 hệ thống xử lý nước an toàn cho sinh hoạt và chăn nuôi. Cụ thể, Công ty dự kiến quy mô khai thác khoảng 1.200 – 1.250 m3/ngày đêm.
3.2.3. Các chất ô nhiễm không khí
Các nguồn gây ô nhiễm không khí:
Ô nhiễm không khí chuồng trại: mùi hôi thối;
Ô nhiễm không khí từ hoạt động của hệ thống xử lý nước thải
Khí thải H2 S, CH4, NH3, mecaptan và các chất hữu cơ bay hơi sinh ra từ quá trình phân huỷ hiếm khí.
a. Khí thải từ chuồng trại
Do đặc thù của loại hình chăn nuôi gia súc, hàng ngày một lượng lớn chất thải, phân heo và các loại nguyên liệu phế thải có nguồn gốc hữu cơ bị thải bỏ. Chúng được thu gom hoặc rửa trôi trong quá trình vệ sinh chuồng trại, lượng chất này nhanh chóng bị các loại vi sinh vật yếm khí phân hủy tạo thành các chất khí gây mùi hôi, thối như: Sunfua hydro (H2S), methan (CH4), amonia (NH3), mecaptan, các chất hữu cơ bay hơi (THC),… ảnh hưởng nặng đến môi trường không khí của khu vực nếu không được vệ sinh thường xuyên và lượng nước thải vệ sinh chuồn trại không được xử lý triệt để; trường hợp vệ sinh thường xuyên chuồng trại và nước thải vệ sinh được xử lý triệt để thì mùi hôi từ loại nước thải này sẽ không cao.
Phân gia súc là chất hữu cơ rất dễ bị phân hủy trong môi trường kỵ khí (hầm biogas), sản phẩm khí chính là CH4. Bản thân các khí này thường có mùi khó chịu, và khi chúng hòa trộn với nhau tạo thành hỗn hợp thì nó lại có mùi đặc trưng riêng.
b. Khí thải từ các hoạt động giao thông vận tải
Loại xe thường xuyên ra vào các trang trại là các loại xe tải và xe của cán bộ công nhân viên làm việc trong trang trại. Khi hoạt động như vậy, các phương tiện vận tải với nhiên liệu tiêu thụ chủ yếu là xăng và dầu diezel sẽ thải ra môi trường một lượng khói thải khá lớn chứa các chất ô nhiễm không khí như NO2, CxHy, CO, CO2, SOx, cacburhydro, aldehyd, bụi và quan trọng hơn cả là chì nếu các phương tiện này sử dụng nhiên liệu có pha chì. Nguồn ô nhiễm này phân bố rãi rác và không đáng kể.
c. Khí thải từ các hoạt động khác
Ngoài nguồn khí thải chủ yếu nói trên, các hoạt động khác trong các trang trại cũng thải vào môi trường một lượng các chất ô nhiễm không khí. Có thể liệt kê các nguồn đó bao gồm:
Khí thải từ hệ thống thoát nước và khu xử lý nước thải
Tại khu xử lý nước thải của dự án, các chất ô nhiễm không khí cũng phát sinh từ các công trình xử lý như bể BIOGA, hố ga thu gom nước thải... Thành phần của các chất ô nhiễm không khí rất đa dạng như NH3, H2S, Metal, Mercaptan...
Khí thải từ các sinh hoạt khác của con người
Hoạt động sinh hoạt của con người cũng sản sinh ra nhiều chất thải gây ô nhiễm không khí như sản phẩm cháy do đốt nhiên liệu phục vụ bữa ăn, bụi và khói thải do hoạt động vận tải, khói thuốc do hút thuốc lá, mùi xú uế từ toilet...
3.2.4. Tiếng ồn
Nguồn ô nhiễm tiếng ồn cũng khá quan trọng và có thể gây ra các ảnh hưởng xấu đến môi trường và trước tiên là đến sức khỏe của người công nhân trực tiếp lao động.
Tiếng ồn từ dự án phát sinh từ các nguồn sau đây:
- Tiếng ồn từ các trại nuôi nhốt heo;
- Tiếng ồn công nghiệp còn phát ra từ một bộ phận CBCNV làm việc trong các trang trại;
- Tiếng ồn do các phương tiện giao thông vận tải, các phương tiện máy móc thi công trong phạm vi dự án. Đó là tiếng ồn phát ra từ động cơ và do sự rung động của các bộ phận xe, tiếng ồn từ ống xả khói, tiếng ồn do đóng cửa xe, tiếng rít phanh…
Tuy cường độ ồn không lớn nhưng do trường độ ồn kéo dài nên khả năng gây bệnh điếc mãn tính đối với công nhân làm việc tại các khu vực này là rất cao.
3.2.5. Chất thải rắn
Chất thải rắn trong quá trình hoạt động của các trang trại bao gồm 2 loại chính:
a- Các chất thải từ quá trình chăn nuôi:
Chất thải không độc hại:
- Chất thải rắn sản xuất: Chủ yếu là phân gia súc, rau, cỏ, thức ăn thừa và bùn hoạt tính dư từ hệ thống xử lý nước thải sản xuất… có khối lượng khoảng 40 kg/ngày. Lượng chất thải này được thu gom vào nơi qui định của Công ty, sau đó được xử lý để sử dụng làm phân xanh hữu cơ bón cho cây trồng.
Ngoài ra, còn có các phụ tùng và vật dụng thay thế khi bão dưỡng, thay thế thiết bị, rẻ lau khi sử chữa thiết bị … lượng chất thải này phát sinh không thường xuyên, khối lượng nhỏ và được phân loại tại nguồn, sau đó chúng được tái chế (Nếu có thể), lưu giữ và vận chuyển đến những nơi quy định để xử lý.
Chất thải độc hại:
Bao bì và các loại thùng đựng thức ăn, chất sát trùng (fluosilicat natri), các bì bao thuốc thú y …
Rác thải từ các hoạt động sinh hoạt : gồm 2 dạng chủ yếu:
Chất thải sinh hoạt: Chất thải sinh hoạt ước tính khoảng 0,3kg/người/ngày, tổng chất thải sinh hoạt của dự án là 47,4kg/ngày. Thành phần chủ yếu là rác sinh hoạt có nguồn gốc hữu cơ sẽ được thu gom hàng ngày nên tác động không đáng kể đến môi trường.
- Loại rác thải cứng gồm vỏ đồ hộp, vỏ lon bia, nhựa, thủy tinh...;
- Loại mềm như giấy các loại, thức ăn dư, vỏ trái cây ...
Với số lượng công nhân của toàn dự án là 108 người, thì lượng chất thải rắn sinh hoạt ước tính khoảng hơn 47,4kg/ngày (trung bình khoảng 0.3kg/người.ngày).
Ngoài các loại rác thải trên còn phải kể đến bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải, bùn từ các hố ga…
Các chất thải này nếu không có kế hoạch xử lý tốt cũng sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường, trước tiên là môi trường đất và sau đó là tầng nước ngầm.
3.2.6 Nguy cơ gây cháy nổ
Do quá trình
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2_bao_cao_chinh_6278.doc