Chuyên đề Phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản nước ngọt của tỉnh Hà Tĩnh

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I : SỰ CẦN THIẾT PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 3

I . Khái niệm, đặc điểm và vai trò của ngành thủy sản trong nền kinh tế 3

1. Khái niệm về ngành thủy sản 3

2. Vị trí và vai trò của ngành thủy sản trong nền kinh tế quốc dân 3

2.1 Vị trí của ngành thủy sản 3

2.2 Vai trò của ngành thủy sản 5

2.2.1 Ngành thủy sản là một trong những ngành mũi nhọn của quốc gia 5

2.2.2 Ngành thủy sản trong việc mở rộng quan hệ thương mại quốc tế 6

2.2. 3 Đảm bảo an ninh lương thực quốc gia 6

2.2.4 Góp phần tạo việc làm ,tăng thu nhập và xóa đói giảm nghèo 7

2.2.5 Tạo ra sự tăng trưởng mạnh mẽ và thúc đẩy quá trình CNH-HĐH của đất nước,góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế 8

3. Đặc điểm ngành thủy sản 9

3.1 Lĩnh vực nuôi, trồng các loài động, thực vật thủy sản 9

3.2 Lĩnh vực khai thác thủy sản. 10

3.3 Lĩnh vực chế biến thủy sản 11

3.4 Các lĩnh vực hoạt động khác 12

II. Đặc điểm của ngành nuôi trồng thủy sản 14

1. Khái niệm nuôi trồng thủy sản 14

2. Vai trò của nuôi trồng thủy sản 14

2.1 Thúc đẩy tăng trưởng 14

2.2 Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thủy sản 14

2.3 Cung cấp thực phẩm đáp ứng nhu cầu cho xã hội 15

2.4 Giải quyết việc làm và tăng thu nhập ,xóa đói giảm nghèo 15

2. 5 Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế 15

3. Đặc điểm của hoạt động nuôi trồng thủy sản 16

3.1 Nuôi trồng thủy sản mang tính thời vụ 16

3.2 Nuôi trồng thủy sản mang tính vùng rõ rệt 16

3 .3 Đối tượng hoạt động nuôi trồng thủy sản là các sinh vật thủy sinh 17

4. Các nhân tố ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản 17

4.1 Nhân tố tự nhiên 17

4.2 Nhân tố kinh tế xã hội và khoa học, kỹ thuật 18

III. Tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản của Hà Tĩnh 18

1. Tiềm năng về diện tích nuôi trồng 18

2. Tiềm năng về giống loài thủy sản 21

3. Tiềm năng về lao động 22

IV. Sự cần thiết phải phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững 22

1.Khái niệm về phát triển bền vững 22

2. Quan niệm phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản 23

3. Sự cần thiết phải phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản 26

V. Kinh nghiệm của các địa phương khác và bài học kinh nghiệm với tỉnh 28

CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CỦA TỈNH HÀ TĨNH 32

I. Những đặc điểm điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản ở Hà Tĩnh 32

1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên 32

1.1 Vị trí địa lý 32

1.2 Địa hình 32

1.3 Đặc điểm khí hậu 33

1.3.1 Chế độ nhiệt 33

1.3.2 Chế độ mưa 34

1.3.3 Một số yếu tố khí hậu đặc biệt ảnh hưởng đến thủy sản 34

1.3.4 Đặc điểm thủy văn 35

2. Tài nguyên thiên nhiên 35

2.1 Tài nguyên mặt nước 35

2.2 Tài nguyên nước ngầm 36

2.3 Đất đai và thổ nhưỡng 37

2.4 Tài nguyên sinh vật 37

3 . Đặc điểm môi trường 38

3.1 Đặc điểm thủy lí 38

3.1.1 Nhiệt độ nước 38

3.1.2 Nồng độ muối 38

3.1.3 Hàm lượng oxy hòa tan 38

3.2 Đặc tính thủy sinh vật 39

4. Điều kiện kinh tế xã hội 39

4.1 Dân số lao động ,việc làm 39

4.1.1 Dân số 39

4.1.2 Lao động việc làm 40

4.2 Cơ cấu GDP tỉnh 40

4.3 Cơ sở hạ tầng giao thông thủy lợi 42

4.4 Hiện trạng sử dụng đất 43

5. Đánh giá chung về đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội ảnh hưởng đến hoạt động nuôi trồng thủy sản của tỉnh 43

5.1 Những thuận lợi 43

5.2 Khó khăn 44

II.Tình hình phát triển nuôi trồng thủy sản của tỉnh trong thời gian qua 45

1. Diện tích và sản lượng nuôi trồng 45

2. Về giống loài thủy sản 49

3. Về đối tượng nuôi và hình thức nuôi 49

3.1 Về đối tượng nuôi 49

3.2 Hình thức nuôi 50

4. Công tác sản xuất giống 52

5. Lực lượng tham gia nuôi trồng thủy sản của tỉnh 53

6. Tình hình tổ chức và tiêu thụ sản phẩm 54

III .Đánh giá sự bền vững trong nuôi trồng thủy sản của tỉnh Hà Tĩnh 54

1. Sự bền vững về kinh tế 54

2. Sự bền vững về xã hội 56

3.Sự bền vững về môi trường 57

4. Đánh giá chung về thực trạng phát triển nuôi trồng thủy sản 58

4.1 Những lợi thế trong nuôi trồng thủy sản tỉnh Hà Tĩnh 58

4.2 Hạn chế 60

4.3 Nguyên nhân 61

CHƯƠNG III :PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CỦATỈNH HÀ TĨNH 63

I. Các quan điểm phát triển nuôi trồng thủy sản Hà Tĩnh 63

II. Phương hướng và mục tiêu phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt của tỉnh trong thời gian tới 64

1. Định hướng phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản của tỉnh 64

1.1 Định hướng quy hoạch 64

1.3 Định hướng đối tượng nuôi 65

2. Mục tiêu phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản 67

2.1 Mục tiêu chung 67

2. 2 Mục tiêu cụ thể 67

3. Nhiệm vụ trong thời gian tới 67

III. Giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững của tỉnh 68

1. Cải thiện môi trường nuôi trồng thủy sản của tỉnh 68

2 .Phát triển chất lượng con giống thủy sản 71

3. Ứng dụng khoa học công nghệ vào chăn nuôi 72

4. Phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi trồng thủy sản 73

4. Tăng cường phát triển các dịch vụ hỗ trợ nuôi thủy sản Hà Tĩnh 74

KẾT LUẬN 76

TÊN TÀI LIỆU THAM KHẢO 77

 

 

 

doc83 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4452 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản nước ngọt của tỉnh Hà Tĩnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rồng rong cũng rất phát triển đặc biệt là nuôi tôm hùm lồng. Hiện có 1000 hộ ngư dân nuôi tôm hùm lồng với 14.980 lồng quy mô 190.322 m2 sản lượng đạt 675 tấn Tuy nhiên bên cạnh những thành công đạt được của các tỉnh thì phải thẳng thắn nhận ra rằng ngành thủy sản của Khánh Hòa phát triển còn chưa bền vững. Đây là một hạn chế không chỉ riêng của ngành thủy sản của Khánh Hòa mà hạn chế chung của ngành thủy sản Việt Nam . Đó là việc nuôi trồng thủy sản thiếu đồng bộ gây nên tình trạng phá rừng phòng hộ,kéo theo dịch bệnh thường xuyên xảy ra.Việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ còn hạn chế đặc biệt là con giống. Các dự án đầu tư nuôi trồng thủy sản tốc độ triển khai chậm kết quả không như mong muốn Từ hai tỉnh trên để phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản một bài học kinh nghiệm rút ra cho ngành thủy sản tỉnh Hà Tỉnh cần phải làm tốt công tác quy hoạch, đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng – kỹ thuật vùng nuôi, tăng cường công tác quản lý, bảo đảm an toàn vệ sinh thủy sản từ khâu nuôi trồng, khai thác đến bảo quản, chế biến, giảm dần yếu tố tự phát, làm tốt công tác xúc tiến thương mại CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CỦA TỈNH HÀ TĨNH I. Những đặc điểm điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản ở Hà Tĩnh 1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên 1.1 Vị trí địa lý Hà Tĩnh nằm trong khu vực phát triển kinh tế Bắc Trung Bộ có vị trí địa lý 17053’50” đến 18045’40’’Vĩ độ Bắc và 105005’50’’ đến 16030’20’’ kinh độ Đông. Phía Bắc giáp thành phố Vinh và thị xã Cửa Lò, huyện Nam Đàn ,huyện Hưng Nguyên. Phía nam giáp huyện Tuyên Hóa và huyện Quảng Trạch tỉnh Quảng Bình. Đặc biệt đường hầm Đèo Ngang (dài 0.5km) nối giữa Hà Tĩnh và Quảng Bình tạo thuận lợi cho lưu thông hàng hóa giữa hai tỉnh nói riêng và của cả nước nói chung. Phía tây giáp tỉnh Polykhămxay và tỉnh Khăm Muộn của nước bạn Lào đặc biệt có cửa khẩu cầu treo nơi giao lưu trao đổi hàng hóa giữa hai nước. Ngoài ra còn có vai trò quan trọng trong chu chuyển hàng hóa giữa các nước trong khu vực Bắc Thái Lan. Phía đông giáp với biển đông với tổng chiều dài bờ biển 137 km 1.2 Địa hình Hà Tĩnh nằm ở phía đông của dãy Trường Sơn, có địa hình hẹp và dốc dần từ tây sang đông. Địa hình chủ yếu là đồi núi chiếm 80% diện tích tự nhiên. Mặc dù đồng bằng chiếm diện tích nhỏ thường bị chia cắt bởi các dãy núi nhưng đây được coi là vùng trung tâm phát triển kinh tế của tỉnh. Địa hình tỉnh Hà Tĩnh rất đa dạng nhưng nhìn chung có 4 dạng địa hình chính: Núi trung bình uốn nếp khối nâng lên mạnh, núi thấp uốn nếp nâng lên yếu. Vùng thung lũng, vùng đồng bằng địa hình ven biển Đối với nuôi trồng thủy sản có thể phân ra các vùng chính như Vùng núi gồm các huyện Hương Sơn, Vũ Quang, Hương Khê, một phần của huyện Kỳ Anh, Cẩm Xuyên. Đặc điểm của vùng núi cao, diện tích đồng bằng hẹp cho nên lợi thế của vùng là phát triển nuôi cá hồ chứa, nuôi cá lồng trên sông và nuôi cá nước chảy Vùng bán sơn địa: gồm các huyện Đức Thọ, Can Lộc, Thạch Hà, với đặc trưng ở đây là vùng núi, vừa là đồng bằng nên đã tạo nhiều lợi thế cho phát triển nuôi trồng thủy sản ao hồ nhỏ, hồ chứa, nuôi lồng Vùng đồng bằng ven biển : Bao gồm các huyện Nghi Xuân , Can Lộc , thị xã Hồng Lĩnh, Thạch Hà, Cẩm Xuyên … là vùng sản xuất các hải sản chủ yếu nuôi lồng, nuôi bè, nuôi trang trại, nuôi VAC 1.3 Đặc điểm khí hậu Hà Tĩnh nằm trong khu vực Bắc Trung Bộ mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa tương đối khắc nghiệt. Nhiệt độ cao tập trung vào các tháng 5- 8 đặc biệt do ảnh hưởng của dãy núi Trường Sơn ở phía tây chạy dọc theo chiều dài tỉnh. Do đó trong thời gian từ tháng 5 đến tháng 7 có gió Lào rất khắc nghiệt thời gian này lượng mưa thấp tổng lượng bốc hơi cao và độ ẩm thấp ảnh hưởng lớn đến các hoạt động sản xuất đặc biệt là Nông – Lâm – Ngư nghiệp. Mặc dù trên toàn tỉnh có trên 266 hồ chứa nhưng vào mùa khô nhiều hồ thường bị khô hạn thiếu nước sinh hoạt và sản xuất Trong khi đó thời gian từ tháng 8 – 11 mặc dù nhiệt độ có giảm tổng lượng bốc hơi giảm nhưng lượng mưa lớn ảnh hưởng lớn đến nông nghiệp thủy sản và sinh hoạt của người dân. Ngược lại từ tháng 7 đến tháng 3 năm sau thời tiết thường có nhiệt độ thấp ảnh hưởng lớn đến nuôi trồng thủy sản 1.3.1 Chế độ nhiệt Nhiệt độ không khí: Hà Tĩnh nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa và đặc trưng của khí hậu miền bắc có mùa Đông Lạnh. Hà Tĩnh có một nền nhiệt độ trung bình cao. Tuy nhiên do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc từ lục địa Trung Quốc tràn về bị suy yếu nên mùa Đông đã bớt lạnh hơn và ngắn ngày hơn so với các tỉnh miền bắc. Nhiệt độ được chia làm 2 mùa rõ rệt Mùa lạnh: Từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau nhiệt độ trung bình 20.30 C thường có các đợt gió mùa Đông Bắc gây ra mưa phùn và giá rét ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển động vật thủy sản Mùa nóng: Từ tháng4 đến 10 nhiệt độ không khí trung bình mùa nóng 32,50 C. Tháng nóng nhất từ tháng 6 - 7 kết hợp với gió Nam, Tây Nam khô nóng làm nhiệt độ có khi lên đến 390C – 400C. Lượng nước trong ao hồ bốc hơi rất nhanh nhiệt độ nước trong ao cao 1.3.2 Chế độ mưa Hà Tĩnh có lượng mưa lớn hơn so với các tỉnh phía Bắc trung bình hàng năm đạt 1.889mm – 1.991 mm. Số ngày mưa thấp nhất đạt đạt 120 - 130 ngày /năm. Vùng có lượng mưa nhiều như Kỳ Anh. Lượng mưa không đều giữa các tháng trong năm, chỉ tập trung chủ yếu từ tháng 9 đến trung tuần tháng 11 thời gian này thường gây ra lũ lụt, ảnh hưởng mạnh đến hoạt động sản xuất nhất là vùng núi 1.3.3 Một số yếu tố khí hậu đặc biệt ảnh hưởng đến thủy sản Gió mùa Đông Bắc : Về mùa đông do các đại lục ÂU- Á lạnh giá tạo nên các áp cao lục địa, các áp cao lạnh này di chuyển xuống phía nam hoặc đông Nam lục địa Trung Quốc, rìa phía nam của nó dần xuống miền Bắc nước ta gây nên gió mùa Đông Bắc. Do ảnh hưởng đột ngột làm giảm nhiệt độ từ 40C – 60C so với bình quân nên thường gây thiệt hại xấu đến các đối tượng thủy sản nuôi như cá rô phi, tôm ... Gió tây khô nóng : gió này thường xuất hiện từng đợt khoảng 3 - 7 ngày nhiệt độ thường trên 350C độ ẩm thấp dưới 55% thường bắt đầu từ tháng 3 kết thúc tháng 9 cao điểm tháng 7. Gió tây khô nóng, tốc độ gió to không khí khô – nóng gây hạn hán trên toàn địa bàn, thiếu nước cung cấp sinh hoạt và cho nuôi trồng thủy sản Bão và áp thấp nhiệt đới : Hà Tĩnh là một trong những tỉnh chịu ảnh hưởng trực tiếp của các cơn bão đặc biệt là các vùng nuôi trồng thủy sản ven sông, ven biển. Bão thường vào tháng 9 đến tháng 11 gây nhiều hậu quả đến sản xuất và đời sống nhân dân trong vùng. Do ảnh hưởng của bão thường gây ra mưa lớn, bình quân 1 cơn bão và áp thấp nhiệt đới vì vậy thường dễ gây nên lũ lụt lớn 1.3.4 Đặc điểm thủy văn Hà Tĩnh có hệ thống sông ngòi có chiều dài dòng sông ngắn, độ dốc cao lưu vực nhỏ nên tốc độ dòng chảy lớn đặc biệt về mùa mưa lũ .Mật độ phân bố sông tương đối đều trong địa bàn tỉnh. Do đặc điểm địa hình ở Hà Tĩnh có dãy Trường Sơn chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam và Đèo Ngang lấn ra biển, cùng với dãy Trà Sơn – Hồng Lĩnh và một số ngọn núi chia cắt địa hình mạnh mẽ tạo thành vách núi dài hàng chục km làm cho sông có độ uốn khúc lớn Mùa lũ nước chảy dồn ứ từ các sườn dốc xuống thung lũng hẹp nước sông dâng lên nên rất nhanh gây lũ lớn. Ngược lại về mùa khô nước sông xuống thấp, dòng chảy trong cá tháng rất nhỏ. Sự phân bố dòng chảy đối với các sông suối theo mùa rõ rệt. Hầu hết các con sông chịu ảnh hưởng của mưa lũ thượng nguồn ở hạ lưu chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của chế độ thủy triều. Hệ thống hồ đập khá phong phú với trên 266 hồ đập lớn nhỏ ngoài ra còn các hồ tự nhiên như Hồ Kẻ Gỗ....và có 4 cửa sông chính như của Hội ... 2. Tài nguyên thiên nhiên 2.1 Tài nguyên mặt nước Theo số liệu của chi cục quản lý nước và công trình thủy lợi Hà Tĩnh có 266 hồ chứa dung tích trữ 600 triệu m3, 282 trạm bơm có tổng lưu lượng 338 ngàn m3/s và có 15 đập dâng tổng lưu lượng cơ bản 6,9m3 /s. Với trữ lượng này hiện tại Hà Tĩnh đã chủ động tưới cho 47.737ha/vụ. Tuy lượng nước sông khá lớn nhưng việc sử dụng dịch vụ cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt còn hạn chế do bị khô cạn và nhiễm mặn ở hạ lưu vào mùa khô và lũ lụt lớn vào mùa mưa Hệ thống sông Ngàn Phố, Ngàn Sâu, sông Con và Ngàn Trươi có lưu vực lớn bao gồm toàn bộ các huyện Hương sơn, Hương Khê, Vũ Quang. Nhìn chung các sông suối vùng lưu vực này đều có độ dốc cao, dòng chảy siết bị kẹp giữa các sườn núi và dốc, hàng năm vẫn tiềm ẩn hiện tượng lũ quét vào mùa mưa . Ngoài hệ thống sông Ngàn Sâu, Ngàn Phố còn một loạt hệ thống sông nhỏ trên toàn tỉnh. Các sông này thường dốc ngắn lưu vực nhỏ có lưu lượng lớn về mùa mưa lũ nhưng vào mùa khô lượng nước lại không nhiều. Các hồ đập và sông nhỏ này thường bị cạn vào mùa khô nên hiệu quả sử dụng không cao. Bên cạnh hệ thống sông thì Hà Tĩnh còn có chiều dài đường biển 137 km và vùng đặc quyền kinh tế biển có diện tích 18.000 km2 Nguồn nước mặt ở Hà Tĩnh khá phong phú nhờ hệ thống ao hồ sông ngòi dày đặc. Tuy khối lượng mặt nước cả ngọt,mặn, lợ lớn nhưng việc sử dụng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản còn bị hạn chế, hệ thống kênh cấp nước cho thủy sản còn ít 2.2 Tài nguyên nước ngầm Hà Tĩnh có mỏ nước khoáng Sơn Kim huyện Hương Sơn, vị trí thuận lợi gần đường quốc lộ 8A và gần cửa khẩu quốc tế Cầu Treo. Lợi thế để sử dụng nguồn nước nóng cho ương nuôi và lưu giữ các đối tượng kinh tế có giá trị kinh tế Nước ngầm ở Hà Tĩnh tuy chưa có số liệu điều tra toàn diện nhưng nhìn chung thì vùng ven biển có nước ngầm nông hơn, miền trung du và miền núi có nước ngầm sâu hơn ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như nuôi trồng thủy sản vào mùa khô 2.3 Đất đai và thổ nhưỡng Trầm tích đáy và thổ nhưỡng rất đa dạng và khác nhau giữa các vùng đất: vùng triều hẹp và các dốc lớn được hình thành từ trầm tích của các con sông ngắn dốc Thành phần cơ giới của đất vùng triều chủ yếu là cát và cát pha. Ở các vùng đất khác dự kiến nuôi trồng thủy sản đất thịt pha cát cát bùn rất thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thủy sản mặn lợ. Hàm lượng hữu cơ giao động từ 0.5% - 1% PH đất thấp dao động từ 4.7 - 6. Tổng diện tích tự nhiên 605.574 ha. trong đó diện tích nông nghiệp 102.513 ha, đất lâm nghiệp 188.998 ha. Đất dùng 29.790 ha thổ cư 7.468 ha đất chưa sử dụng 276.626 ha 2.4 Tài nguyên sinh vật Vùng ven biển Hà Tĩnh khá phong phú về thực vật phù du với 17 họ trong đó có nhiều loài làm thức ăn cho các loài tôm cá trong đó tảo silic chiếm 90% tảo giáp chiếm 6.2%. Bên cạnh đó thì động vật phù du có khối lượng khá lớn cũng là nguồn thức ăn lớn cho tôm cá. Thành phần động vật phù du biến động trong ngày cao nhất vào lúc triều cường và thấp nhất vào lúc triều kiệt Theo số liệu của Viện nghiên cứu hải sản thì vùng biển thì vùng biển Hà Tĩnh có khoảng 267 loài trong đó có 60 loài có giá trị đặc biệt và 20 loài tôm mực có giá trị xuất khẩu cao Nguồn lợi thủy sản nước lợ phong phú về cả số lượng và thành phần loài như nguồn lợi tôm sú tôm he tôm rảo tôm gai ... cá nước lợ cũng có nhiều loài có giá trị kinh tế cao như cá đối, cá sú vàng ... Bên cạnh đó có cua ghẹ rong biển, các loài nhiễm thể 3 . Đặc điểm môi trường Nhìn chung NTTS Hà Tĩnh trước đây đều chưa chịu ảnh hưởng ô nhiễm hữu cơ. Nguyên nhân chủ yếu là trước đây nuôi trồng thủy sản thường theo phương thức quảnh canh cải tiến và bán thâm canh ,vùng nuôi không tập trung manh mún. Các đối tượng nuôi chủ yếu là loài thủy sản truyền thống và việc cho ăn, thức ăn còn ít, chưa đủ số lượng và chất lượng nuôi nên không ảnh hưởng đến môi trường nhiều Nhưng Hà Tĩnh trong thời gian gần đây do sự phát triển các khu công nghiệp và đô thị hóa nên diễn biến môi trường ngày càng diễn biến theo chiều hướng xấu. Đặc biệt là hình thức nuôi trồng tôm theo hướng thâm canh nhưng chưa có hướng xử lý nước thải hợp lý 3.1 Đặc điểm thủy lí 3.1.1 Nhiệt độ nước Các thủy vực trong tháng 6,7 dao động từ 28.5 0C đến 34,80C. Trong khi đó nhiệt độ thích hợp cho nuôi trồng thủy sản nằm trong khoảng 200C - 300C . Như vậy một số khu vực, nhiệt đó nước tầng mặt hơi cao 3.1.2 Nồng độ muối Nồng độ muối ở các con sông biến đổi theo mùa, ngoại trừ những tháng có mưa lớn cuối tháng 8 và hết tháng 10. Càng đi sâu cào cửa sông cửa lạch nồng độ muối càng giảm từ tháng 4 đến tháng 8 nồng độ muối ở cửa sông cửa lạch biến động từ 20%- 30%, từ tháng 11 tháng 3 năm sau nồng độ muối biến động từ 10%- 32% thuận lợi cho nuôi các đối tượng trong môi trường nước mặn lợ, tháng 9 đến tháng 10 nồng độ muối biến động từ 6 % - 10% gây khó khăn trong nuôi trồng thủy sản mặn lợ 3.1.3 Hàm lượng oxy hòa tan Dao động khá lớn tại các khu vực nghiên cứu. Hàm lượng oxy yếu tố khá quan trọng biểu thị môi trường nước. Các quá trình sinh học và hóa học xảy ra mạnh tiêu tốn một lượng oxy hòa tan trong nước làm hàm lượng ôxy đó giảm đi. Như vậy trong một thủy vực lượng ôxy hòa tan trong nước thấp hay cao là chỉ số gián tiếp biểu thị lượng vật chất hữu cơ và vô cơ ở đó nhiều hay ít. Hàm lượng oxy hòa tan giao động từ 4,25mg/l tại khu vực mô hình nuôi cá, lúa đến 13,19m/l tại khu vực trang trại nuôi baba , ếch. Đa số các khu vực khảo sát hàm lượng oxy hòa tan nằm trong khoảng từ 5mg/l đến 6mg/l là khoảng thích hợp cho các đối tượng thủy sản sinh trưởng và phát triển 3.2 Đặc tính thủy sinh vật - Thực vật nổi Thực vật nổi trong tháng 6 và tháng 7 được xác định được khoảng 66 loài thực vật nổi thuộc các ngành tảo Silic, tảo lục, tảo lam, tảo mắt trong đó tảo lục đông nhất có khoảng 25 loài. Trong mùa hè thì loài tảo lam tai một số nơi có hiện tượng tảo nở hoa tạo thành váng xanh vàng trên mặt nước gây ra ô nhiễm cho vùng nước đó. Đây là loài hay gây độc cho thủy vực khi mật độ của chúng khá lớn lấn áp các nhóm thực vật nổi khác - Động vật nổi : Xác định được khoảng 18 loài thuộc nhóm yếu trùng bánh xe, râu ngành, các nhóm ấu trùng của côn trùng Thủy sinh vật sinh sống ở Hà Tĩnh rất đa dạng và phong phú thuận lợi cho thức ăn các loài thủy sản,phục vụ nuôi trồng thủy sản 4. Điều kiện kinh tế xã hội 4.1 Dân số lao động ,việc làm 4.1.1 Dân số Theo số liệu thống kê dân số trung bình tỉnh đến năm 2007 là 1.280.549 người phân bố trong 10 huyện và 1 thành phố, 1 thị xã với tổng diện tích 6.026km2. Hà Tĩnh là tỉnh nghèo tỷ lệ tăng dân số tự nhiên thấp (0.74 % năm 2006). Dự đoán năm 2010 dân số của toàn tỉnh sẽ là 1.39 triệu người Mật độ dân số trung bình 213 người /km2 xếp vào loại trung bình trong cả nước. Mật độ dân cư phân bố không đều trên địa bàn toàn tỉnh theo cả hai hướng thành thị - nông thôn và đồng bằng và miền núi .Vùng núi dân cư thưa thớt chẳng hạn như huyện Vũ Quang mật độ dân số thấp nhất tỉnh 51 người /km2 và huyện Hương Khê 84 người/km2, Hương Sơn trong khi đó thành phố Hà Tĩnh cao hơn rất nhiều so với các huyện miền núi khác 1395 người /km2 4.1.2 Lao động việc làm Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế của toàn tỉnh năm 2007 là 625.274 người chiếm khoảng 48,83% dân số trong đó lao động nữ là 319.231 người chiếm hơn 50% số người trong độ tuổi lao động Xét theo khu vực thành thị và nông thôn lao động ở thành thị 61.117 người chiếm 9.94% trong tổng số lao động, con số này ở nông thôn là 553.863 người chiếm 90.06% tổng số lao động. Do vậy các vấn đề xã hội ở nông thôn như lao động, việc làm, xóa đói giảm nghèo...cần được chú trọng nhiều hơn nữa Xét theo ngành kinh tế thì lao động trong các ngành nông lâm ngư nghiệp 435.442 người chiếm 69,6 % số lao động của cả tỉnh. Tốc độ tăng lao động trung bình của tỉnh trong giai đoạn 2002 - 2006 chỉ là 0,81% /năm, khu vực phi nông nghiệp con số đó là 7,7%/năm chứng tỏ sự chuyển đổi ngành nghề nông nghiệp nông thôn có bước phát triển nhanh. Điều này cho thấy Hà Tĩnh là một tỉnh thuần nông do đó để tiến tới đến năm 2020 nước ta trở thành một nước công nghiệp hóa hiện đại hóa thì Hà Tĩnh cần nỗ lực hơn nữa đẩy mạnh công nghiệp,dịch vụ và sự chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế trong đó có ngành thủy sản 4.2 Cơ cấu GDP tỉnh Hà Tĩnh nhiều năm qua nền kinh tế đã có những bước phát triển khá, tương đối toàn diện và liên tục tăng trưởng khá duy trì và đẩy mạnh phát triển một số ngành và lĩnh vực tạo tiền đề cần thiết cho giai đoạn phát triển tiếp theo. Do chuyển dịch cơ cấu kinh tế nên tỷ trọng nông – lâm – nghiệp và thủy sản có xu hướng giảm từ 51.31% năm 2000 xuống còn 43.47% năm 2006 tuy nhiên lại có những bước tăng đáng kể chiếm từ 3.39% lên 4.14% Bảng 2.1 : Tổng sản phẩm GDP trong tỉnh phân theo ngành kinh tế ( giá hiện hành) ĐV: triệu đồng Ngành Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Nông Lâm Ngư 2.020.286 2.200.122 2.440.640 2.524.650 2792464 Công nghiệp- Xây dựng 552.037 738.566 932.874 1.162.533 1312440 Dịch vụ 1.291.915 1.370.831 1.531.540 1.809.490 2003208 Tổng số 4.114.254 4.581.509 5.190.971 5.799.794 6423958 Nguồn : Niêm giám thống kê 2007 Tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh đạt 12 % /năm giai đoạn 2002 – 2006, trong đó, tốc độ tăng trưởng GDP theo ngành thì công nghiệp – xây dựng tăng 22.19 %/năm, dịch vụ 9.89%/năm và nông nghiệp 7.8%/năm Bảng 2.2 : Tỷ trọng GDP theo ngành nghề Ngành Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Nông Lâm Ngư 49.1 48.02 47.02 43.53 43,47 Công nghiệp- Xây dựng 13.42 16.12 17.97 20.04 20,43 Dịch vụ 31.40 29.92 29.50 31.20 31,18 Tổng số 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 Nguồn : Niêm giám thống kê 2007 GDP trên đầu người cũng tăng khá qua các năm .Nếu xét trong khu vực Bắc Trung Bộ giai đoạn 2002 -2006 GDP/người của tỉnh Hà Tĩnh luôn lớn hơn trung bình của cả vùng nhưng nếu xét với cả nước thì còn một khoảng cách tương đối lớn 4.3 Cơ sở hạ tầng giao thông thủy lợi Toàn tỉnh hệ thống công trình tưới tiêu có 517 công trình lớn nhỏ với công suất thiết kế tưới tiêu cho 102.655 ha thực tế tưới tiêu được 86.000 ha đạt 80% công suất. Các công trình gồm có hồ chứa 275 cái, đập dâng và 282 trạm bơm. Hệ thống đê ngăn mặn gồm 26 tuyến dài 287,7 km ngăn mặn cho 6.607ha. Hệ thống đê sông 2 tuyến : Đê La Giang 19,2 km và đê Hội thống 10.2km. Có 175 cống qua đê ngăn mặn làm nhiệm vụ thoát lũ. Mặc dù hệ thống thủy lợi đã được đầu tư xây dựng đáng kể nhưng mức độ đáp ứng còn thấp. Vụ đông xuân mới tưới tiêu được 87,3% còn vụ Hè thu hiện tưới được ít hơn Về hệ thống đường giao thông trên địa bàn tỉnh : Mặc dù với 80% diện tích toàn tỉnh là núi nhưng hệ thống giao thông đường bộ và đường thủy khá thuận lợi góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế tỉnh nhà. Hiện nay tỉnh nhà có các hệ thống đường giao thông quốc lộ gồm đường quốc lộ 1A,đường Hồ Chí Minh ,Quốc lộ 8, quốc lộ 15, đường 22/12 , đường 12 Tuy nhiên với hệ thống nuôi trồng thủy sản của tỉnh chưa tập trung cao do đó xây dựng đường giao thông cho khu nuôi là chưa đẩy mạnh . Hệ thống giao thông còn phụ thuộc vào giao thông phục vụ nông nghiệp là chính, hạ tầng cơ sở đến các vùng nuôi trồng tập trung thì đang khó khăn . Về hệ thống điện cung cấp cho nhân dân : Hà Tĩnh có hệ thống điện quốc gia đi qua có đường dây 500kW 220kV 110kV. Có 1.380 km đường dây các loại đi đến các vùng nông thôn ,miền núi miền biển. 100% số xã có điện về đến tận thôn xóm đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển thủy sản 4.4 Hiện trạng sử dụng đất Theo cục thống kê Hà Tĩnh tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 602.564 ha được chia thành 3 hạng mục trong đó phần đất hữu ích chiếm tỷ trọng lớn nhất là đất nông nghiệp 76.78% tiếp đến phi nông nghiệp 12,67% và đất chưa sử dụng chiếm 110,55 % . Diện tích mặt đất ,mặt nước chưa sử dụng còn chiếm một tỷ trọng khá lớn 33,51% gây ra một sự mất cân đối và lãng phí Bảng 2. 3 : Hiện trạng sử dụng đất Đơn vị :ha Tổng số Cơ cấu Đất nông nghiệp 462701 76,78% Đất phi nông nghiệp 76448 12,67% Đất chưa sử dụng 63415 10,55% Nguồn : Niên giám thống kê Trong khi đó diện tích đất sản xuất cho nông nghiệp chiếm 25.3% đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp chiếm khối lượng khá lớn 73,71%, đất nuôi trồng thủy sản chiếm 0.85% đất nông nghiệp với 3947 ha 5. Đánh giá chung về đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội ảnh hưởng đến hoạt động nuôi trồng thủy sản của tỉnh 5.1 Những thuận lợi Hà Tĩnh có vị trí tương đối quan trọng trong sự phát triển kinh tế nước ta ,là tỉnh có lợi thế về vị trí như có đường quốc lộ 1A đường Hồ Chí Minh, đường 8A ,đường 15 ... Bên cạnh đó tỉnh Hà Tĩnh có một số cửa biển quan trọng tham gia vào vận chuyển hàng hóa qua đường thủy như Cửa Hội huyện Nghi Xuân, cửa Sót huyện Thạch Hà, Cửa Nhượng huyện Cẩm Xuyên và cửa Khẩu huyện Kỳ Anh nơi đây cũng là nơi có lợi thế lớn cho phát triển nuôi trồng thủy sản của tỉnh. Đặc biệt có cửa khẩu Cầu Treo, khu kinh tế Vũng Áng ... đây là lợi thế cho phát triển kinh tế tỉnh nhà nói chung và ngành thủy sản nói riêng - Là tỉnh có nhiều ao hồ, đập, cửa sông, cửa lạch như hệ thống sông có sông Ngàn Trươi, sông Ngàn Sâu, sông Ngàn Phố, sông La, sông Lam, và có tới 266 hồ chứa lớn nhỏ nên tạo ra nhiều diện tích có khả năng phát triển nuôi trồng thủy sản cả nước ngọt lẫn thủy sản mặn lợ - Nguồn lợi giống loài đa dạng về cả số lượng lẫn giống loài trong đó có nhiều loài có giá trị kinh tế cao như tôm sú, tôm he, cua biển, mè, trắm cỏ, cua ,nghao, sò, ốc ...Bên cạnh đó thành phần giống loài sinh vật phù du, loài sinh vật đáy làm thức ăn cũng phong phú và đa dạng như giáp xác, ấu trùng - Nguồn lao động dồi dào, lao động Nông –Lâm – Ngư chiếm gần 70% lực lượng lao động toàn tỉnh. Hiện tại lực lượng lao động này đang thiếu việc làm hàng năm phải ra các tỉnh bạn làm thuê vì vậy đây là một nguồn lao động tốt nếu đào tạo sử dụng tốt thì họ trở thành lao động chính cho nuôi trồng thủy sản - Tỉnh coi phát triển kinh thủy sản là một mũi nhọn có tính đột phá trong chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh nhà cụ thể như ban hành những chính sách khuyến khích phát triển nuôi trồng thủy sản - Tình hình kinh tế xã hội chung của tỉnh trong thời gian qua phát triển khá tốt, GDP trên đầu người tăng khá, tỷ trọng GDP công nghiệp xây dựng và dịch vụ tăng tương đối qua các năm, tỷ trọng nông nghiệp có xu hướng giảm dần 5.2 Khó khăn Khí hậu thời tiết khắc nghiệt, mùa nóng thì lên đến 400C -410C, mùa lạnh có khi nhiệt độ xuống đến 7.50C nằm ngoài khoảng thích ứng của các giống loài thủy sản. Ngoài ra khu vực của tỉnh còn chịu ảnh hưởng của gió Lào gây khô nóng, nước bốc hơi nhanh, làm cho nồng độ muối của các ao hồ tăng nhanh ảnh hưởng tới tốc độ phát triển của các loài, tăng khả năng phát sinh dịch bệnh, thậm chí nhiều khi các loài chết hàng loạt do thời tiết khắc nghiệt quá - Bên cạnh địa bàn Hà Tĩnh là địa bàn chịu nhiều ảnh hưởng của các cơn bão gây thiệt hại lớn cho nghề nuôi trồng thủy sản ở lồng bè - Hệ thống kênh mương thủy lợi phục vụ cho nuôi trồng thủy sản hầu như chưa có, các vùng nuôi được xây dựng theo chương trình 773 nhưng chưa đảm bảo cho nuôi trồng ở hình thức bán thâm canh và thâm canh - Thu thập và mức sống của người dân thấp nên có những tác động không có lợi cho nuôi trồng thủy sản bởi trình độ tiếp thu kỷ thuật, khuyến ngư thấp, khả năng đầu tư vốn để phát triển sản xuất không có, nguồn vốn hỗ trợ đầu tư của nhà nước và địa phương còn hạn hẹp II.Tình hình phát triển nuôi trồng thủy sản của tỉnh trong thời gian qua Diện tích và sản lượng nuôi trồng Đến năm 2007 xác định được tổng diện tích tiềm năng cho nuôi trồng thủy sản của tỉnh là 19390 ha trong đó tổng diện tích có khả năng đưa vào phát triển nuôi trồng 6.724 ha. Thế nhưng trên thực tế tổng diện tích đã được khai thác và đưa vào nuôi trên toàn tỉnh chỉ đạt 4.042ha chiếm 20% so với diện tích tiềm năng và 23% so với diện tích có khả năng và chiếm 4.2% tổng diện tích đất nông nghiệp. Tốc độ tăng trưởng về diện tích chuyển đổi trong 4 năm qua của tỉnh đạt trung bình 44%/năm trong khi tăng diện tích nuôi 22% năm. Nguyên nhân chủ yếu là có chính sách chuyển đổi từ loại hình diện tích kém hiệu quả sang loại hình canh tác hiệu quả hơn ở đây chủ yếu là do chính sách chuyển đổi từ ruộng trũng, ao hồ nhỏ sang nuôi trồng thủy sản theo hình thức bán thâm canh, quảnh canh cải tiến. Diện tích nuôi trồng thủy sản chủ yếu tập trung ở các huyện như Can Lộc, Đức Thọ, Thạch Hà và Hương Sơn Bảng 2 .4 : Diện tích nuôi trồng thủy sản của Hà Tĩnh Đơn vị :ha Tổng số 2002 2003 2004 2005 2006 2007 TP Hà Tĩnh 90 99 286 308 273 305 TX Hồng Lĩnh 50 60 71 97 113 116 Hương Sơn 408 470 481 484 485 479 Đức Thọ 422 395 354 447 505 553 Vũ Quang 80 79 82 88 83 97 Nghi Xuân 467 515 653 550 647 656 Can Lộc 302 492 656 889 1127 820 Hương Khê 129 215 242 247 237 227 Thạch Hà 800 1159 1160 1217 1370 1004 Cẩm Xuyên 180 332 419 512 625 683 Kỳ Anh 589 742 900 1245 1378 1329 Lộc Hà --- --- --- --- --- 455 Tổng 3517 4558 5304 6084 6843 6724 Nguồn : Phòng kế hoạch kinh tế phát triển ngành Qua bảng diễn biến diện tích nuôi trồng thủy sản của tỉnh trong giai đoạn từ 2002 -2007 nhận thấy rằng sự phát triển mạnh về diện tích nuôi Trong giai đoạn 2002 - 2003 diện tích chỉ đạt 16%/năm ,năm 2003 - 2004 là 19% /năm, năm 2004 - 2005 giảm xuống còn 13%/năm và giai đoạn 2005 -2006 tăng lên đến 56%/năm Trong đó huyện đạt tốc độ tăng trưởng mạnh trên 30% /năm bao gồm thị xã Hồng Lĩnh(69%/năm ) thành phố Hà Tĩnh (38%/năm ) và Nghi Xuân (37%/năm) mặc dầu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc9158.doc
Tài liệu liên quan