GV: Khi muốn dừng ở giai đoạn tạo ra anken thì phải dùng loại xúc tác nào? Viêt phương trình phản ứng.
-HS:
Khi muốn dừng lại ở giai đoạn tạo anken, sử dụng xúc tác là Pd/PbCO3, ankin cộng H2 theo tỉ lệ 1:1
GV: Khi ankin cộng với Br2, Cl2, phản ứng xảy ra theo mấy giai đoạn, có cần xúc tác không?
-HS: Ankin cộng Br2,Cl2 theo 2 giai đoạn, phản ứng xảy ra ở điều kiện thường.
7 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 993 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học khối 11 - Bài 32: Ankin, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: CHƯƠNG 6: HIDROCACBON KHÔNG NO
Ngày dạy : Bài 32: ANKIN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Cấu tạo của ankin gồm một liên kết σ bền và hai liên kết π kém bền hơn, nên các ankin dễ tham gia phản ứng cộng với hiđro, brom, clo,
- Các ankin thuộc dãy đồng đẳng ank-1-in có phản ứng thế nguyên tử H (trong C≡ H) bằng nguyên tử kim loại
- Cũng như các hiđrôcacbon khác, ankin cháy trong oxi. Ankin còn bị oxi hóa bởi KMnO4
2. Kĩ năng
- Quan sát được thí nghiệm, nhận xét về cấu tạo và tính chất của ankin
- Dự đoán được tính chất hoá học, kiểm tra và kết luận
- Viết được các phương trình hoá học biểu diễn tính chất hoá học của axetilen
- Phân biệt ank-1-in với anken và các ankin khác bằng phương pháp hoá học
3. Trọng tâm
- Tính chất hóa học của ankin
- Điều chế ankin trong PTN và trong công nghiệp
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Giáo án, phiếu học tập, bảng phụ,
- Các phương tiện thí nghiệm, công nghệ thông tin
2. Học sinh
- Xem lại kiến thức của bài ở tiết 1
- Đọc trước bài tiết 2
3. Phương pháp và phương tiện day học
- Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, thuyết trình
- Phương tiện: máy chiếu, thí nghiệm,.
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1. Ổn định tổ chức:
Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
* Gọi tên (tên th thường và tên thay thế) của các công thức cấu tạo sau:
Tert butyl axetilen iso propyl axetilen propyl axetilen đimetyl axetilen
3,3-metyl but-1-in 3-metyl but-1-in pent-1-in but-2-in
* Lưu ý cho học sinh ( vì tiết trước chưa được học)
Các ankin có liên kết ba đầu mạch (có dạng ) được gọi chung là các
ank-1-in ( R có thể là H hay các nhóm thế H.C)
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN (GV) VÀ HỌC SINH (HS)
NỘI DUNG GHI BẢNG
Hoạt động 1
Vào bài:
GV: Anken và ankin đều là các hiđrocacbon không no, vậy có thể dự đoán được những tính chất hóa học nào của ankin?
HS: Ankin có thể có phản ứng cộng, phản ứng oxi hóa, phản ứng trùng hợp.
GV: Vậy để hiểu biết về toàn bộ tính chất hóa học của ankin, chúng ta cùng đi vào tiết 2 của bài 32 ANKIN.
Bài 32: ANKIN (tiết 2)
Phản ứng cộng
ANKIN
I. Tính chất hóa học
Phản ứng oxi hóa
Phản ứng thế H linh động
GV: Nghiên cứu SGK, ankin có thể cộng với những chất hoặc hợp chất nào?
HS: Đọc SGK, trả lời : ankin có thể cộng H2,Br2, Cl2, HX với X là (OH, Cl, Br, CH3COO)
GV: So với anken chỉ có 1 liên Phản ứng cộng với H2 của ankin qua 2 giai đoạn lien tiếp:
GV: Khi muốn dừng ở giai đoạn tạo ra anken thì phải dùng loại xúc tác nào? Viêt phương trình phản ứng.
-HS:
Khi muốn dừng lại ở giai đoạn tạo anken, sử dụng xúc tác là Pd/PbCO3, ankin cộng H2 theo tỉ lệ 1:1
GV: Khi ankin cộng với Br2, Cl2, phản ứng xảy ra theo mấy giai đoạn, có cần xúc tác không?
-HS: Ankin cộng Br2,Cl2 theo 2 giai đoạn, phản ứng xảy ra ở điều kiện thường.
GV: hướng dẫn học sinh viết 1 giai đoạn phản ứng của pent-2-in với Cl2,yêu cầu học sinh hoàn thành giai đoạn sau và gọi tên các sản phẩm.
* Gợi nhớ cho học sinh về qui tắc cộng Maccopnhicop
GV: yêu cầu học sinh viết phản ứng giữa propin với HCl theo công thức cấu tạo, chú ý đúng qui tắc cộng Maccopnhicop. Gọi tên các sản phẩm.
HS: viết phương trình phản ứng và gọi tên.
GV: Khi sử dụng xúc tác HgCl2, ở nhiệt độ 150-200 oC thì sản phẩm là gì? Viết phương trình phản ứng minh họa
HS: Sản phẩm dừng lại ở tỉ lệ 1:1, tạo ra anken.
*Lưu ý, ANKIN CHỈ CỘNG H2O THEO TỈ LỆ 1:1, XÚC TÁC HgSO4,H2SO4
GV: viết phương trình minh họa
-HS: ghi chú vào vở
Chú ý: Phản ứng cộng HX, H2O vào các ankin trong dãy đồng đẳng của axetilen cũng tuân theo quy tắc Mac–côp–nhi–côp như anken.
-GV: giới thiệu về phản ứng ddime và trime hóa. Đime hóa là phản ứng nhị trùng hợp, trime hóa là phản ứng tam hợp.
ÿYêu cầu học sinh viết phản ứng.
-HS: lên bảng viết PTPƯ
1. Phản ứng cộng
* Hiđro
- Ankin cộng hiđro liên tiếp qua hai giai đoạn, với xúc tác Ni và nhiệt độ cao
- Muốn tạo ra anken,phải dùng xúc tác (Pd/PbCO3) hoặc (Pd/PbSO4)
* cộng Br2, Cl2:
* Cộng HX ( với X có thể là Cl,Br, OH, CH3COO)
- Phản ứng cộng HX của theo hai giai đoạn :
→ Phản ứng cộng tuân theo quy tắc Macopnhicop
- Muốn tạo dẫn xuất mono của anken, dùng HgCl2
- Đối với HX là H2O (H-OH), các ankin chỉ cộng theo tỉ lệ 1:1
Các đồng đẳng của axetilen tham gia phản ứng cộng H2O sinh ra xeton
* Đime và trime hóa
Hai phân tử axetilen cộng hợp với nhau tạo thành vinylaxetilen
Ba phân tử axetilen cộng hợp với nhau tạo thành benzen
GV: Trình diễn các phản ứng oxi hóa hoàn toàn và không hoàn toàn C2H2.
Điều chế C2H2 từ đất đèn. Đốt C2H2 sinh ra ở đầu ống dẫn khí. Sau khi đốt, cắm ống dẫn khí vào ống nghiệm chứa dung dịch chứa KMnO4.
Trong quá trình làm thí nghiệm, gọi HS lên hỗ trợ, chú ý giữ cho cả lớp học tập trung quan sát.
Sau khi trình diễn phản ứng xong thí nghiệm điều chế C2H2, đốt C2H2, và C2H2 sục vào KMnO4.
Đặt ra yêu cầu học sinh nêu hiện tượng quan sát thấy và viết các phương trình oxi hóa C2H2
HS:
-hiện tượng là đầu ống dẫn khí cháy, ngọn lửa màu nhạt, làm mất màu KMnO4,
-lên bảng viết các phương trình
* GV viết phương trình phản ứng của C2H2 với KMnO4 nếu học sinh không viết được.
2. Phản ứng oxi hóa
* Oxi hóa hoàn toàn
* Oxi hóa không hoàn toà n
GV: tiếp tục sử dụng thí nghiệm trên, lấy ống dẫn C2H2 dẫn vào ống nghiệm chứa bạc nitrat trong ammoniac
HS:
-quan sát và nêu hiện tượng, giải thích
-Dựa vào sách giáo khoa, viết phương trình phản ứng
GV kết luận: Các ankin thuộc dãy đồng đẳng ank-1-in cũng đều có phản ứng tương tự, tính chất này đặc trưng cho dãy đồng đẳng ank-1-in, phân biệt với anken và các ankin khác
3. Phản ứng thế với ion kim loại
Nhận xét: Nguyên tử H liên kết trực tiếp với C có kiên kết 3 đầu mạch có tính linh động cao hơn các nguyên tử H khác nên dễ dàng bị thế bằng ion Ag
Bạc axetilua
→ phản ứng đặc trưng của dãy đồng đẳng ank-1-in
R-C ≡ CH + AgNO3 + NH3 → R−C≡C−Ag ↓ + H2O
+2NH3↑
4. Củng cố bài học:
a. So sánh anken và ankin theo bảng sau:
Anken
Ankin
Công thức chung
Đặc điểm cấu tạo
Đồng phân
Tính chất hóa học
In bảng theo mẫu thành phiếu học tập đưa cho các nhóm thảo luận và hoàn thành phiếu học tập trong thời gian 3 phút
Sau khi hoàn thành, cho học sinh dán kết quả lên bảng rồi nhận xết kết quả của 1 nhóm nhanh nhất, đại diện cho cả lớp (có thể cộng điểm cho nhóm nếu chính xác hết ). Sau đó GV dán thêm bảng đáp án đã chuẩn bị cho HS so sánh và ghi nhận.
Anken
Ankin
Công thức chung
CnH2n (n≥2)
CnH2n-2 (n≥2)
Đặc điểm cấu tạo
Có một liên kết đôi C=C
Có một liên kết ba C≡C
Đồng phân
Đồng phân mạch cacbon, đồng phân vị trí liên kết đôi, đồng phân hình học
Đồng phân mạch cacbon, đồng phân vị trí liên kết ba.
Tính chất hóa học đặc trưng
Phản ứng cộng
Phản ứng oxi hóa không hoàn toàn làm mất màu dung dịch KMnO4
Phản ứng cộng
Phản ứng thế của ank-1-in
Phản ứng oxi hóa không hoàn toàn làm mất màu dung dịch KMnO4
Sự chuyển hóa lẫn nhau
Ankin - H2 Anken (xúc tác Pd/PbCO3)
+ H2
b. Làm các bài tập củng cố
Câu 1: Có bao nhiêu đồng phân của ankin C6H10 tạo kết tủa với dung dịch AgNO3 trong NH3
A, 1 B, 4
C, 7 D, 2
Câu 2: Dùng chất nào trong những chất sau để phân biệt but-1-in và but-2-in
A, Ag2O C, Ag2O trong NH3
D, Dung dịch Br2 B, AgNO3 trong NH3
Câu 3: Chọn đáp án sai. Anken giống ankin ở chỗ:
A, Cùng có thể cho phản ứng thế.
B, Cùng có phản ứng trùng hợp.
C, Cùng có đồng phân hình học.
D, Cùng tham gia phản ứng cộng.
Câu 4/trang 145, SGK
Câu 5: Trình bày phương pháp hóa học để nhận biết các chất khí sau: CH4, C2H2, C2H4
c. Dặn dò:
Dặn dò học sinh về nhà học bài, làm bài tập
VI. Rút kinh nghiệm
Phê duyệt của giáo viên hướng dẫn Ngày 05 tháng 03 năm 2018
Sinh viên ký tên
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an hoc ki 2_12305841.docx