Giáo án Lớp 4 Tuần 7 - Trường tiểu học Cát Thành

Tiế1: TẬP ĐỌC

Ở VƯƠNG QUỐC TƯƠNG LAI

I/ Mục đích, yêu cầu :

 1/ Biết đọc trơn, trôi chảy, đúng với một văn bản kịch. Cụ thể:

 - Biết đọc ngắt giọng rõ ràng, đủ để phân biệt tên nhân vật với lời nói của nhân vật.

 - Đọc đúng các từ HS địa phương dễ phát âm sai. Đọc đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi, câu cảm.

 - Biết đọc vở kịch với giọng rõ ràng, hồn nhiên, thể hiện được tâm trạng háo hức, ngạc nhiên, thán phục của Tin-tin và Mi-tin; thái độ tự tin, tự hào của những em bé ở Vương quốc Tương lai. Biết hợp tác, phân vai đọc vở kịch.

 2/ Hiểu ý nghĩa của màn kịch: Ước mơ của các bạn nhỏ về một cuộc sống đầy đủ và hạnh phúc, ở đó trẻ em là những nhà phát minh giàu trí sáng tạo, góp sức mình phục vụ cuộc sống.

II/ Đồ dùng dạy – học:

 - Tranh minh hoạ SGK

 - Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn cần hướng dẫn luyện đọc

III/ Hoạt động dạy –học:

 

docx28 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 627 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 4 Tuần 7 - Trường tiểu học Cát Thành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u được là: 3 + 2 (con cá). - Nêu số con cá của 2 anh em trong từng trường hợp. - 2 Anh em câu được a + b con cá. - HS theo dõi. - Nhận xét. - Nếu a = 3, b = 2 thì a + b = 2 + 3 = 5. - Thay các số vào chữ a, b rồi thực hiện tính giá trị. - Một giá trị của biểu thức a + b. - Nêu. - Biểu thức c + d. a) Nếu c = 10, d = 25 thì giá trị biểu thức của c + d là: c + d = 10 + 25 = 35. - Giá trị biểu thức của c + d là 35. b) Nếu c = 15cm v d = 45cm thì giá trị biểu thức c + d là: c + d = 15cm + 45cm = 60cm - 2HS lên bảng làm. a) Nếu a = 32 và b = 20 thì giá trị biểu thức a - b là: a – b = 32 – 20 = 12. b) Nếu a = 45 v b = 36 thì gi trị biểu thức c + d là: c + d = 45 + 36 = 81 - Tính được giá trị của biểu thức a và b. - Nêu - Nghe giảng. - Các nhóm trình bày bài tập trên bảng. - HS đọc đề bài sau đó 1HS lên bảng làm. - 3-4HS nêu biểu thức mình nghĩ được trước lớp. - Nhắc lại. @ RÚT KINH NGHIỆM: . Tiết 3: KỂ CHUYỆN LỜI ƯỚC DƯỚI TRĂNG I/ Mục đích, yêu cầu: 1/ Rèn kĩ năng nói: - Dựa vào lời thầy kể và tranh minh hoạ, HS kể lại được câu chuyện Lời ước dưới trăng, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt. - Hiểu truyện: Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện: Những điều ước cao đẹp mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cao đẹp cho mọi người. 2/ Rèn kĩ năng nghe: - Chăm chú nghe thầy kể chuyện, nhớ chuyện. - Theo dõi bạn kể chuyện, nhận xét đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời bạn. II/ Đồ dùng dạy –học: - Tranh minh hoạ trong SGK III/ Hoạt động dạy –học: TL HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1’ 5’ 1’ 24’ 4’ A/ Ổn định: B/ Bài cũ: - Gọi 2HS kể một câu chuyện về lòng tự trọng. C. Bài mới: 1/ Giới thiệu: Lời ước dưới trăng 2/ Phát triển bài: a/ GV kể chuyện: 2 lần, lần 2 kết hợp tranh. b/ Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện: - Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc các yêu cầu của BT. - Kể chuyện theo nhóm (mỗi nhóm 4HS), mỗi em kể 1 tranh sau đó kể toàn bộ câu chuyện. Kể xong trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. - Tổ chức cho HS thi kể chuyện: + Cho 2-4 tốp HS thi kể chuyện tiếp nối nhau. + Gọi 2-3HS kể lại toàn bộ câu chuyện. - Sau khi HS kể xong cho HS trả lời câu hỏi 3a, b, c. - Cho cả lớp nhận xét, bình chọn nhóm, cá nhân kể hay nhất. 3/ Củng cố, dặn dò: + Qua câu chuyện em hiểu điều gì? - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về tập kể lại câu chuyện này. Chuẩn bị mỗi em 1-2 câu chuyện đã đọc, đã nghe về ước mơ đẹp hoặc những ước mơ hão huyền, phi lí. - HS bắt bái hát. - 2HS kể. -Theo dõi, quan sát tranh. - Đọc nối tiếp. - HS kể chuyện theo nhóm. - Thi kể chuyện. - Nhận xét, bình chọn nhóm, bạn kể hay. - HS trả lời (Những điều ước cao đẹp mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người nói điều ước, cho tất cả mọi người) @ RÚT KINH NGHIỆM: Tiết 4: KĨ THUẬT KHÂU GHÉP HAI MÉP VẢI BẰNG MŨI KHÂU THƯỜNG (TT) A/ MỤC TIÊU : - HS biết cách khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường . - Khâu ghép được hai mép vải bằng mũi khâu thường. - Có ý thức rèn luyện kĩ năng khâu thường để áp dụng vào cuộc sống. B / CHUẨN BỊ : - Mẫu đường khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường . - Hai mảnh vải sợi bông, kích thước 10 cm x 15 cm - Kim khâu, chỉ - Bút chì, thước kẻ, kéo. C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC : I/ Ôn định tổ chức : 1’ II/ Kiểm tra bài cũ : 3’ Hỏi HS : - Thế nào là khâu thường ? - Em phải thực hiện đường khâu như thế nào cho hợp lí ? III/ Dạy bài mới :28’ 1/- Giới thiệu :1’ : Hôm nay các em thực hành về cách khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường . 2/- Giảng bài : 27’ TG ND-KT- KNCB HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HS 20’ HS biết cách khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường Hoạt động 1 : Thực hành khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường - Gọi 1 HS nhắc lại quy trình khâu ghép hai mép vải - Nhận xét HS và nêu các bước khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường . + Bước 1 : Vạch dấu đường khâu . + Bước 2 : Khâu lược . + Bước 3 : Khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường . - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS và nêu yêu cầu thực hành ,thời gian quy định . -1 HS nêu lại phần ghi nhớ . - Theo dõi nắm lại các bước . - Thực hành khâu ghép hai mảnh vải bằng mũi khâu thường 5’ HS tự đánh giá sản phẩm Hoạt động 2 : Đánh giá kết quả học tập của HS - Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm . - Nêu các tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm : + Khâu ghép được hai mép vải theo cạnh dài của mảnh vải . Đường khâu cách đều mép vải . + Đường khâu ở mặt trái của hai mảnh vải tương đối thẳng . + Các mũi khâu tương đối bằng nhau và cách đều nhau . + Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian quy định . - Tổ chức cho HS tự đánh giá . - Nhận xét kết quả đánh giá của HS - Trưng bày sản phẩm - Nắm các tiêu chuẩn . - Tự đánh giá sản phẩm của mình 3’ IV/ Củng cố – Dặn dò : - Nhắc lại quy trình khâu ghép hai mép vải . - Dặn HS về nhà đọc trước bài mới và chuẩn bị vật liệu , dụng cụ theo SGK để học bài khâu đột thưa . - Nhận xét tiết học : @ RÚT KINH NGHIỆM: . . Thứ tư ngày 19 tháng 10 năm 2016 Tiế1: TẬP ĐỌC Ở VƯƠNG QUỐC TƯƠNG LAI I/ Mục đích, yêu cầu : 1/ Biết đọc trơn, trôi chảy, đúng với một văn bản kịch. Cụ thể: - Biết đọc ngắt giọng rõ ràng, đủ để phân biệt tên nhân vật với lời nói của nhân vật. - Đọc đúng các từ HS địa phương dễ phát âm sai. Đọc đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi, câu cảm. - Biết đọc vở kịch với giọng rõ ràng, hồn nhiên, thể hiện được tâm trạng háo hức, ngạc nhiên, thán phục của Tin-tin và Mi-tin; thái độ tự tin, tự hào của những em bé ở Vương quốc Tương lai. Biết hợp tác, phân vai đọc vở kịch. 2/ Hiểu ý nghĩa của màn kịch: Ước mơ của các bạn nhỏ về một cuộc sống đầy đủ và hạnh phúc, ở đó trẻ em là những nhà phát minh giàu trí sáng tạo, góp sức mình phục vụ cuộc sống. II/ Đồ dùng dạy – học: - Tranh minh hoạ SGK - Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn cần hướng dẫn luyện đọc III/ Hoạt động dạy –học: TL HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1’ 4’ 1’ 13’ 12’ 4’ A/ Ổn định: - Kiểm tra sĩ số và cho cả lớp hát một bài. B/ Bài cũ: Gọi 2HS tiếp nối nhau đọc bài Trung thu độc lập và trả lời câu hỏi 3, 4 SGK. C/ Bài mới: 1/ Giới thiệu: Ở vương quốc Tương Lai 2/ Luyện đọc và tìm hiểu màn 1: “Trong công xưởng xanh”: a/ GV đọc mẫu màn kịch. b/ Cho HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn: -Cho HS quan sát bức tranh minh họa cảnh “ Trong công viên xanh” - Sau lượt 1 GV giúp HS đọc đúng những từ khó: muốn, sáng chế. - Sau lượt đọc thứ hai, GV giúp HS hiểu nghĩa từ chú thích: thuốc trường sinh. - Hướng dẫn HS đọc đúng những câu hỏi, câu cảm. c/ Cho HS luyện đọc theo cặp. d/ Cho 1HS đọc cả màn kịch. e/ Tìm hiểu nội dung màn kịch: - Cho HS đọc thầm đoạn đối thoại và trả lời câu hỏi: + Tin – tin và Mi – tin đến đâu và gặp những ai ? + Vì sao nơi đó có tên là Vương quốc Tương Lai? + Các bạn nhỏ ở công xưởng xanh sáng chế ra những gì? + Các phát minh ấy thể hiện những ước mơ gì của con người? g/ GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm màn kịch theo cách phân vai. - GV đọc mẫu 5 dòng đầu. - Cho 1 tốp 8 em đọc phân vai. - Cho 2 tốp đọc thi đua. 3/ Luyện đọc và tìm hiểu màn 2: “Trong khu vườn kì diệu”: tiến hành như màn 1. - Cho HS đọc và trả lời câu hỏi: + Những trái cây Tin – tin và Mi – tin trông thấy trong khu vườn kì diệu có gì khác thường? Cho HS đọc cả bài tìm ý trả lời câu hỏi: + Em thích những gì ở Vương quốc Tương Lai? 4/ Củng cố, dặn dò: + Vở kịch nói lên điều gì? - GV chốt lại, ghi bảng ý nghĩa như mục I. - Nhắc HS về nhà tập đọc lại bài, chuẩn bị bài sau: Nếu chúng mình có phép lạ. - HS bắt bài hát. - 2HS đọc bài và trả lời câu hỏi. - Nghe. - Theo dõi SGK. - Đọc nối tiếp từng đoạn. + Đoạn 1: Từ đầu hạnh phúc. + Đoạn 2: tiếp theo chiếc lọ xanh. + Đoạn 3: Phần còn lại. - Luyện đọc. - Luyện đọc theo cặp. - Đọc, cả lớp theo dõi SGK. - Theo dõi. - Đến Vương quốc Tương Lai gặp những bạn nhỏ sắp ra đời. - Vì những người sống ở Vương quốc này hiện nay vẫn chưa ra đời, chưa được sinh ra trong thế giới hiện tại của chúng ta. - Các bạn sáng chế ra vật làm cho con người hạnh phúc: ba mươi vị thuốc trường sinh, một loại ánh sáng kì diệu, một cái máy biết bay, một cái máy biết dò tìm kho báu trên mặt trăng. - Ước mơ của con người là được sống hạnh phúc, sống lâu, sống trong môi trường tràn đầy ánh sáng, chinh phục được vũ trụ. - 8HS đọc phân vai. - Đọc thi, nhận xét. - Đọc tiếp nối từng đoạn: + Đoạn 1: Từ đầu chăm bón chúng. + Đoạn 2: Tiếp theo to thế này. + Đoạn 3: Phần còn lại. - HS đọc và trả lời câu hỏi: - Chùm nho có quả to đến nỗi Tin – tin tưởng đó là chùm quả lê phải thốt lên: “Chùm lê đẹp quá”. Những quả dưa to đến nỗi Tin – tin tưởng đó là những quả bí đỏ. - Em hay ăn nho nên rất thích những quả nho to như quả lê ở Vương quốc Tương Lai. - Vở kịch thể hiện ước mơ của các bạn nhỏ về một cuộc sống đầy đủ và hạnh phúc; ở đó trẻ em là những nhà phát minh giàu trí sáng tạo, góp sức mình phục vụ cuộc sống. @ RÚT KINH NGHIỆM: -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Tiết 2: TOÁN TÍNH CHẤT GIAO HOÁN CỦA PHÉP CỘNG I/ Mục tiêu: Giúp HS: - Chính thức nhận biết tính giao hoán của phép cộng. -Bước đầu sử dụng tính giao hoán của phép cộng trong một số trường hợp đơn giản. II/ Đồ dùng: - Kẻ sẵn bảng trong SGK III/ Các hoạt động dạy – học: TL HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1’ 5’ 1’ 10’ 14’ 4’ A/ Ổn định: - Cho cả lớp hát một bài. B/ Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS lên bảng yêu cầu làm BT sau: - Tính gi trị của biểu thức a + b Với a= 153 v b = 48, a = 147 v b = 53. - Chữa bài, nhận xét. C/ Bài mới: 1/ Giới thiệu bài: - Nêu Mục tiêu của tiết học. 2/ Giới thiệu tính giao hoán của phép cộng: - Treo bảng số. - Yêu cầu thực hiện tính giá trị của biểu thức a + b và b + a và điền vào ô trống. - So sánh giá trị biểu thức a + b với giá trị biểu thức b + a khi a = 20 và b = 30. - So sánh giá trị biểu a + b với giá trị biểu thức b + a khi a = 350 và b = 250 - Tương tự với các biểu thức khác. - Vậy giá trị của biểu thức a + b luôn như thế nào với biểu thức b + a? - Ta có thể viết : b + a = a + b. - Nhận xét của em về số hạng trong 2 tổng a + b và b + a ? - Khi đổi chỗ các số hạng của tổng a + b thì ta được tổng nào? - Khi đổi chỗ chúng có thay đổi không? - Yêu cầu HS đọc lại KL trong SGK. 3/ Luyện tập - thực hành: Bài 1 : - Yêu cầu đọc đề bài và nối tiếp nhau nêu kết quả các phép tính cộng trong bài. - Hỏi: Vì sao em khẳng định 379 + 468 = 847 ? Bài 2 : - Yêu cầu bài tập là gì? - Viết lên bảng : 48 +12 = 12 + .... - Hỏi: Em viết gì vào chỗ chấm trên, vì sao? - Yêu cầu HS tiếp tục làm bài. Bài 3 : (Giảm tải, nếu còn thời gian cho HS khá, giỏi làm) - Yêu cầu HS tự làm bài. - Chữa bài và hỏi: Vì sao không phải thực hiện phép cộng mà có thể điền dấu (=) vào chỗ chấm của 2975 + 4017 ... 4017 + 2975? - Vì sao không thực hiện phép tính có thể điền dấu bé hơn vào chỗ chấm của 2975 + 4017 ... 4017 + 3000? - Hỏi các trường hợp khác trong bài. 3/ Củng cố - dặn dò : - Yêu cầu nhắc lại công thức, quy tắc về tính giao hoán của phép cộng. - Tổng kết giờ học. - Nhắc HS về nhà làm bài luyện tập và chuẩn bị bài sau: Biểu thức có chứa ba chữ. - HS bắt bài hát. - 2HS lên bảng làm theo yêu cầu. - Nghe - HS đọc bảng số. - 3HS lên bảng thực hiện, mỗi HS tính ở 1 cột. - Đều bằng 50. - Đều bằng 600. - Luôn bằng nhau. - HS đọc. - HS tự nhận xét. - Thì được tổng b + a. - Không thay đổi. - HS đọc. - Đọc và mỗi HS nêu kết quả 1 phép tính. - Vì chúng ta đã biết 468 + 379 = 847 mà khi đổi chỗ các số hạng trong tổng thì tổng đó không thay đổi. - Nêu : Viết số hoặc chữ vào chỗ chấm thích hợp. - Viết số 48 vì 48 +12 = 12 + 48, vì khi ta đổi chỗ các số hạng của tổng thì tổng vẫn không thay đổi. - 1HS lên bảng làm. - 2HS lên bảng làm. - Tự giải thích. - Tự giải thích. - 2HS nhắc lại trước lớp. @ RÚT KINH NGHIỆM: Tiết 3 : TẬP LÀM VĂN LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN KỂ CHUYỆN I/ Mục đích, yêu cầu: - Dựa trên hiểu biết về đoạn văn, HS tiếp tục luyện tập xây dựng hoàn chỉnh các đoạn văn của một câu chuyện gồm nhiều đoạn (đã cho sẵn cốt truyện). II/ Đồ dùng dạy – học: - Tranh minh hoạ truyện Ba lưỡi rìu - 4 tờ phiếu khổ to – mỗi tờ viết nội dung chưa hoàn chỉnh của một đoạn văn, có chỗ trống ở những đoạn chưa hoàn chỉnh để HS làm bài III/ Hoạt động trên lớp: TL HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1’ 5’ 1’ 24’ 4’ A/ Ổn định: - Cho cả lớp hát một bài. B/ Bài cũ: - Kiểm tra 2HS, mỗi em nhìn 1 tranh minh hoạ truyện Ba lưỡi rìu tiết trước, phát triển ý nêu dưới mỗi tranh thành 1 đoạn văn hoàn chỉnh. - Nhận xét. C/ Bài mới: 1/ Giới thiệu: Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện 2/ Hướng dẫn HS làm BT: BT 1: - Cho 1HS đọc cốt truyện Vào nghề. - GV giới thiệu tranh minh hoạ truyện. - Yêu cầu HS nêu các sự việc chính trong cốt truyện trên. - GV chốt lại : Trong truyện trên, mỗi lần xuống dịng đánh dấu 1 sự việc. 1. Va –li a mơ trở thành diễn viên xiếc biểu diễn tiết mục phi ngựa đánh đàn. 2. Va – li a xin học nghề ở rạp xiếc và được giao việc quét dọn chuồng ngựa. 3. Va – li –a giữ chuồng ngựa sạch sẽ và làm quen với chú ngựa diễn. 4. Sau này Va-li –a trở thành một diễn viên giỏi như em hằng mong ước. BT 2: - Cho HS nêu yêu cầu của bài. - Gọi 4HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn chưa hoàn chỉnh của truyện Vào nghề. - Cho HS đọc thầm lại 4 đoạn văn, tự lựa chọn để hoàn chỉnh 1 đoạn, viết vào vở, GV phát cho 4HS mỗi em làm 1 phiếu ứng với 1 đoạn văn. - Những HS làm trên phiếu dán bài lên bảng lớp, tiếp nối nhau trình bày kết quả theo thứ tự từ đoạn 1 đến đoạn 4. - GV mời thêm những HS khác đọc kết quả bài làm. - GV kết luận những HS hoàn chỉnh đoạn văn hay nhất. 3/ Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Dặn HS về xem lại đoạn văn đã viết trong vở, hoàn chỉnh thêm một đoạn văn nữa. Chuẩn bị bài sau: Luyện tập phát triển câu chuyện - HS bắt bài hát. - 2HS lần lượt nêu miệng. - Lớp nhận xét. - 1HS đọc, cả lớp theo dõi. - HS quan sát tranh. - Nêu sự việc chính. - 4HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn truyện. - HS hoàn chỉnh 1 trong 4 đoạn văn. - HS trình bày kết quả. a) Đoạn 1: Mở đầu: Mùa giáng sinh năm ấy, cô bé Va – li – a 11 tuổi được bố mẹ đưa đi xem xiếc. Diễn biến: Chương trình xiếc hôm ấy tiết mục nào cũng hay, nhưng Va – li –a thích nhất tiết mục cô gái xinh đẹp vừa phi ngựa vừa đánh đàn.Cô gái phi ngựa thật dũng cảm. Cô không nắm cương ngựa mà một tay ôm cây đàn măng – đô – lin, tay kia gảy lên những âm thanh rộn rã. Tiếng đàn của cô mới hấp dẫn lòng người làm sao. Va – li – a vô cùng ngưỡng mộ cô gái tài ba đó. b) Đoạn 2: Diễn biến: Sáng hôm ấy, em đến gặp bác giám đốc rạp xiếc, Bác dẫn em đến chuồng ngựa. Ở đó có 1 chú ngựa bạch tuyệt đẹp. Bác con ngựa và bảo: “Công việc của cháu bây giờ là chăm sóc chú ngựa này, cho ngựa ăn uống và quét dọn chuồng ngựa thật sạch sẽ”. Va- li-a ngạc nhiên vì diễn viên xiếc mà phải đi quét chuồng ngựa. Nhưng em vẫn cầm lấy chổi. c)Đoạn 3: Mở đầu: Thế là từ hôm ấy, ngày ngày Va- li –a đến làm việc trong chuồng ngựa. Kết thúc: Cuối cùng, em quen việc và trở nên thân thiết với chú ngựa, bạn diễn tương lai của em. d) Đoạn 4: Mở đầu: Thế rồi cũng đến ngày Va- li –a trở thành 1 diễn viên thực thụ. Kết thúc: Va-li –a kết thúc tiết mục của mình với nét mặt rạng ngời hạnh phúc. Thế là mơ ước thuở nhỏ của Va – li –a đã trở thành sự thật. @ RÚT KINH NGHIỆM: Tiết 4 : ĐẠO ĐỨC TIẾT KIỆM TIỀN CỦA A/ MỤC TIÊU : Học xong bài này , HS có khả năng : - Nhận thức được : Cần phải tiết kiệm tiền của như thế nào .Vì sao cần tiết kiệm tiền của . - Biết tiết kiệm , giữ gìn sách vở, đồ dùng , đồ chơi,trong sinh hoạt hằng ngày . - Biết được sử dụng tiết kiệm các nguồn năng lượng như: điện, nước, xăng dầu, than đá, gas, chính là tiết kiệm tiền của cho bản thân, gia đình và đất nước. - Biết đồng tình, ủng hộ những hành vi, việc làm sử dụng năng lượng tiết kiệm; không đồng tình với những hành vi ,việc làm lãng phí tiền của và các hành vi sử dụng lãng phí năng lượng. B/ CHUẨN BỊ: - Tranh minh họa SGK ,phiếu học tập ghi sẵn bài tập 2 . - Mỗi HS chuẩn bị 3 tấm bìa với 3 màu xanh , đỏ , trắng C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC : TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1’ 3’ 1’ I/ Ôn định tổ chức : II/ Kiểm tra bài cũ: Cho HS thực hiện trò chơi phóng viên . III/ Dạy bài mới : 1/ Giới thiệu –ghi đề - Hát - Tham gia trò chơi phóng viên : 3 HS - Nghe giới thiệu bài 27’ 3’ 2/ Giảng bài: * Hoạt động 1: Thảo luận nhóm . - Giao việc : + Nhóm 1: Ở Việt Nam hiện nay, nhiều cơ quan có biển thông báo: Ra khỏi phòng, nhớ tắt điện . + Nhóm 2 : Người Đức có thói quen bao giờ cũng ăn hết , không để thừa thức ăn. + Nhóm 3: Người Nhật có thói quen chi tiêu rất tiết kiệm trong sinh hoạt hàng ngày + Nhóm 4: Em nghĩ gì về bức tranh ở trang 11 với thông báo: Lấy nước xong, nhớ khoá vòi . - Cho các nhóm thảo luận rồi trình bày . - Hướng dẫn cả lớp thảo luận , GV kết luận : Tiết kiệm là một thói quen tốt, là biểu hiện của con người văn minh, xã hội văn minh . *GV: Thảo luận ở nhóm 1 là thể hiện sử dụng tiết kiệm năng lượng. - Chia 4 nhóm, từng nhóm nhận nhiệm vụ . - Họp nhóm, thảo luận rồi cử đại diện bày tỏ ý kiến . - Cả lớp tham gia nhận xét. - Thống nhất chung: Đề cao việc tiết kiệm tiền của . * Hoạt động 2 : Bày tỏ ý kiến , thái độ (Bài tập 1 SGK ) - Lần lượt nêu từng ý kiến trong bài tập 1 - Cho HS bày tỏ thái độ thông qua các tấm bìa màu : - Gọi vài HS giải thích về lí do lựa chọn của mình . - Hướng dẫn cả lớp trao đổi, thảo luận . - Kết luận : + Các ý kiến (c) ; (d) là đúng . + Các ý kiến (a) ; (b) là sai. - Bày tỏ ý kiến, thái độ bằng cách : + Nghe GV nêu từng ý kiến. + Chọn phiếu giơ lên biểu lộ thái độ. + Một số HS đứng tại chỗ giải thích lí do lựa chọn của mình. + Cả lớp thảo luận chung. * Hoạt động 3 : Cho HS yêu cầu Bài tâp 3. - GV cho HS làm bài - GV tổng kết những việc nên làm, những việc không nên làm. - HS đọc yêu cầu. - HS làm bài cá nhân Ý : d là đúng. Ý: a, b, c là sai. III/ Củng cố, dặn dò: - Tiền của là gì ? Ta cần phải sử dụng tiền của như thế nào ? - Dặn HS sưu tầm các truyện , tấm gương về tiết kiệm tiền của ( BT6 SGK ) để tiết sau kể cho các bạn nghe . - Nhận xét tiết học : - HS chú ý lắng nghe . @ RÚT KINH NGHIỆM: . Thứ năm ngày 20 tháng 10 năm 2016 Tiết 1: LUYỆN TỪ - CÂU LUYỆN TẬP VIẾT TÊN NGƯỜI, TÊN ĐỊA LÍ VIỆT NAM I/ Mục đích, yêu cầu: Biết vận dụng những hiểu biết về quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam để viết đúng một số tên riêng Việt Nam. II/ Đồ dùng dạy – học: - 3 tờ phiếu khổ to – mỗi tờ ghi 4 dòng của bài ca dao ở BT1 - Bản đồ Địa lí Việt Nam, phiếu khổ to kẻ bảng để HS các nhóm thi làm BT2 III/ Hoạt động dạy –học: TL HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1’ 5’ 1’ 24’ 4’ A/ Ổn định: - Kiểm tra sĩ số và cho cả lớp hát một bài. B/ Bài cũ: - Khi viết tên người, tên địa lí Việt Nam ta cần viết như thế nào? - Gọi 2HS lên viết tên người, tên địa lí Việt Nam. - Nhận xét. C/ Bài mới: 1/ Giới thiệu bài: -Luyện tập viết tên người, tên địa lí Việt Nam 2/ Phát triển bài: Bài 1: - GV nêu yêu cầu của bài: Bài ca dao sau có một số tên riêng viết không đúng quy tắc chính tả. Các em đọc bài, viết lại cho đúng các tên riêng đó. - Cho 1HS đọc nội dung BT1, đọc giải nghĩa. - Cho cả lớp đọc thầm lại bài ca dao, phát hiện những tên riêng viết không đúng sửa lại trong VBT. - GV phát phiếu cho 3HS, mỗi em sẽ sửa chính tả cho một phần của bài ca dao. Bài 2: - Cho HS đọc yêu cầu của bài. - GV treo bản đồ Địa lí Việt Nam lên. - GV phát phiếu cho HS các nhóm thi làm bài. - Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả. - Cho cả lớp và GV nhận xét. 3/ Củng cố, dặn dò: - Cho 1HS nhắc lại cách viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam. - GV nhận xét giờ học. Dặn chuẩn bị bài sau: “Cách viết tên người, tên địa lí nước ngoài”. - HS bắt bài hát. - 1HS trả lời. - 2HS viết. - HS lắng nghe. - 1HS đọc nôi dung bài. - Cả lớp làm vào vở. - 3HS làm vào phiếu. - HS đọc yêu cầu. - Quan sát. - Các nhóm làm bài. - Cử đại diện trình bày. - 1HSG nhắc lại @ RÚT KINH NGHIỆM: . Tiết 2: KHOA HỌC PHÒNG MỘT SỐ BỆNH LÂY QUA ĐƯỜNG TIÊU HÓA I/ Mục tiêu: Sau bài học, HS có thể: - Kể tên một số bệnh lây qua đường tiêu hóa và nhận thức được mối nguy hiểm của các bệnh này. - Nêu nguyên nhân và cách đề phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hóa. - Có ý thức giữ gìn vệ sinh phòng bệnh và vận động mọi người cùng thực hiện. II/ Đồ dùng dạy học: Hình trang 30, 31 SGK III/ Các hoạt động dạy học: TL HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1’ 4’ 28’ 3’ 1/Ổn định tổ chức: 2/ Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS nêu cách phòng bệnh béo phì. - GV nhận xét. 3 Bài mới: 3.1 Giới thiệu bài: GV nêu Mục tiêu bài học. 3.2 Tìm hiểu về một số bệnh lây qua đường tiêu hóa: - GV đặt vấn đề: + Trong lớp có bạn nào đã từng bị đau bụng và tiêu chảy? Khi đó sẽ cảm thấy như thế nào? + Kể tên các bệnh lây qua đường tiêu hóa mà em biết.Ta cần làm gì khi mắc các bệnh đó? - GV giảng về triệu chứng của một số bệnh: tiêu chảy, tả, lị + Như vậy, các bệnh lây qua đường tiêu hóa nguy hiểm như thế nào? + Khi mắc các bệnh lây qua đường tiêu hóa ta cần phải làm gì? 3.3 Thảo luận về nguyên nhân và cách phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa: - GV yêu cầu các nhóm HS quan sát các hình trang 30, 31 SGK và trả lời câu hỏi: + Nêu nguyên nhân và cách phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa. + Việc làm nào của các bạn trong hình có thể đề phòng được các bệnh lây qua đường tiêu hóa? 3.4 Vẽ tranh cổ động: - GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm vẽ tranh có nội dung tuyên truyền cổ động mọi người cùng giữ vệ sinh phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa. - GV đánh giá nhận xét tranh. 4. Củng cố, dặn dò: - Gọi HS nhắc lại mục Bạn cần biết trong SGK. - Nhắc HS về nhà học bài, chuẩn bị bài sau: “Bạn cảm thấy thế nào khi bị bệnh?” - HS bắt bài hát. - 2HS nêu. - HS lắng nghe. - HS trả lời. + lo lắng, khó chịu, mệt, đau,.. + tả, lị, Theo dõi nắm các triệu chứng của các bệnh đó. - Cc bệnh lây qua đường tiêu hóa làm cho cơ thể mệt mỏi, có thể gây chết người và lây sang cộng đồng. - Khi mắc bệnh lây qua đường tiêu hóa cần phải đi khám bác sĩ và điều trị ngay. Đặc biệt, nếu là bệnh lây lan thì phải báo ngay cho cơ quan y tế. - HS thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi. - HS thảo luận vẽ theo nhóm và trưng bày sản phẩm. - 2HS đọc. @ RÚT KINH NGHIỆM: Tiết 3: TOÁN BIỂU THỨC CÓ CHỨA 3 CHỮ I/ Mục tiêu: Giúp HS - Nhận biết được biểu thức có chứa 3 chữ, giá trị của biểu thức có chứa 3 chữ. - Biết cách tính giá trị của biểu thức theo các giá trị cụ thể của chữ. II/ Đồ dùng dạy – học: Bảng phụ kẻ sẵn bảng trong SGK III/ Các hoạt động dạy - học: TL HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1’ 5’ 1’ 12’ 12’ 4’ A/ Ổn định: - Cho cả lớp hát một bài. B/ Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS lên bảng yêu cầu làm bài tập HD luyện tập T33. - Chữa bài, nhận xét. C/ Bài mới: 1/ Giới thiệu bài: Nêu Mục tiêu của tiết học. 2/ Giới thiệu biểu thức có 3 chữ số: a) Biểu thức có chứa 3 chữ: - Yêu cầu HS đọc bài toán VD. - Hỏi: Muốn biết cả ba câu được bao nhiêu con cá ta làm thế nào? - Treo bảng và hỏi: Nếu An câu được 2 con, Bình câu được 3 con, Cường câu được 4 con thì cả 3 bạn câu được bao nhiêu con? - Viết vào bảng. - Làm tương tự với các trường hợp khác. - Nêu vấn đề: Nếu An câu được a con cá, Bình câu được b con cá và Cường câu được c con cá thì cả 3 người câu được bao nhiêu con cá? - Giới thiệu: a + b + c được gọi là biểu thức có chứa 3 chữ. - Yêu cầu HS nhận xét để thấy biểu thức có chứa 3 chữ luôn có dấu tính và 3 chữ. b) Giá trị của biểu thức chứa 3 chữ: - Hỏi và viết lên bảng: Nếu a = 2, b = 3 và c = 4 thì a + b + c bằng bao nhiêu? - GV nêu: Khi đó ta nói 9 là một giá trị của biểu thức a + b + c. - Làm tương tự với các trường hợp còn lại. - Hỏi: Khi biết giá trị cụ thể của a, b, c muốn tính giá trị biểu thức a + b + c ta làm thế nào? - Mỗi lần thay các chữ a, b, c bằng các số ta tính được gì? 3/ Luyện tập: Bài 1: - Yêu cầu bài tập? - Yêu cầu HS đọc biểu thức trong bài sau đó làm bài. - Hỏi lại: nếu a = 5, b = 7, c = 10 thì giá trị biểu thức a + b + c là bao nhiêu? - Tương tự với các giá trị khác. - Nhận xét. Bài 2: - Yêu cầu đọc đề bài và làm bài. - Mọi số nhân với 0 cũng bằng 0. - Hỏi mỗi lần thay các chữ a, b, c bằng các số ta tính được gì? Bài 3 (HS không làm) - Yêu cầu đọc đề bài và làm bài. - Chữa bài . Bài 4: - Yêu cầu HS đọc phần a. - GV: Muốn tính chu vi 1 hình tam giác ta làm thế nào? - Vậy nếu các cạnh của tam giác là a, b, c thì ta tính chu vi như thế nào? - Yêu cầu làm tiếp phần b. - Yêu cầu HS nhận xét bài của bạn. 3 Củng cố, dặn dò: - Ôn lại nội dung bài học. - Tổng kết giờ học. - Nhắc HS về nhà làm bài tập, chuẩn bị bài sau: Tính chất kết hợp của phép cộng. - HS bắt bài hát. - 3HS làm theo yêu cầu. - Nghe - Đọc - Thực hiện tính cộng số con cá của 3 bạn với nhau. - Cả 3 bạn câu được: 2 + 3 + 4 con cá. - Nê

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxGiao an Tuan 7 Lop 4_12442845.docx
Tài liệu liên quan