I. Mục đích yêu -cầu
- Giúp học sinh ôn tập, củng cố tính diện tích, thể tích một số hình.
- Rèn kĩ năng giải toán có nội dung hình học.
- Giáo dục học sinh tính chinh xác, khoa học, cẩn thận.
II. Chuẩn bị:
+ GV : Bảng phụ, hệ thống câu hỏi.
+ HS : VBT, SGK, xem trước bài ở nhà.
III. Các hoạt động dạy -học:
27 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 638 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 5 - Tiểu học Hoàng Hoa Thám - Tuần 34, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần kết thúc : 6 phút
- GV cùng HS hệ thống bài.
- Cho hs tập một số động tác hồi tĩnh
* Trò chơi hồi tĩnh : Làm theo hiệu lệnh.
- GV nhận xét và đánh giá kết quả bài học, giao bài về nhà : Tập đá cầu.
- Tập hợp lớp , lắng nghe nhiệm vụ giờ học.
- Hs chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên theo theo vòng tròng trong sân : 200 m.
-Đi theo vòng tròn, hít thở sâu
- Xoay các khớp cổ chân, khớp gối, hông, vai, cổ tay
-Ôn các động tác tay, chân, vặn mình, toàn thân, thăng bằng và nhảy của bài thể dục phát triển chung Mỗi động tác 2 x 8 nhịp
- Kiểm tra 5 hs
- Chơi trò chơi “Nhảy ô tiếp sức “
- Hs chơi theo 2 đội .
- Chơi trò chơi “Dẫn bóng”
- Nêu lại cách chơi .
- Hs chơi theo 3 tổ, chơi theo sân kẻ sẵn. - HS chơi thi đua theo 3 tổ.
- HS hệ thống bài.
- Hs tập một số động tác hồi tĩnh
- Trò chơi hồi tĩnh : Làm theo hiệu lệnh.
....
Thứ ba ngày 3 tháng 5 năm 2016
CHÍNH TẢ:
SANG NĂM CON LÊN BẢY
I. Mục đích yêu cầu:
- Nhớ các khổ thơ 2, 3của bài Sang năm con lên bảy.
- Làm đúng các bài tập chính tả, viết đúng, trình bày đúng các khổ thơ.
- Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ, giữ vở.
II. Chuẩn bị:
+ GV: Bảng nhóm, bút dạ.
+ HS: SGK, vở.
III. Các hoạt động dạy-học:
GV
HS
1. KT bài cũ:
Giáo viên đọc tên các cơ quan, tổ chức.
2. Bài mới :
Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh nhớ – viết.
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề.
- Hướng dẫn hs viết đúng một số tiếng các em hay viết sai.
- Giáo viên nhắc học sinh chú ý 1 số điều về cách trình bày các khổ thơ,khoảng cách giữa các khổ, lỗi chính tả dễ sai khi viết.
v Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài 2. Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề.
Giáo viên nhắc học sinh thực hiện lần lượt 2 yêu cầu : Đầu tiên, tìm tên cơ quan và tổ chức. Sau đó viết lại các tên ấy cho đúng chính tả.
Giáo viên nhận xét chốt lời giải đúng.
- 2, 3 học sinh ghi bảng.
- 1 học sinh đọc yêu cầu bài.
1 học sinh đọc thuộc lòng bài thơ.
Lớp nhìn bài ở SGK, theo dõi bạn đọc.
1 học sinh đọc thuộc lòng các khổ thơ 2, 3 của bài.
- Luyện viết đúng : sang năm, tới trường, lon ton, chạy nhảy,
* Học sinh nhớ lại, viết.
Học sinh đổi vở, soát lỗi.
1 học sinh đọc đề.
Lớp đọc thầm.
Học sinh làm bài.
Tên viết chưa đúng
Tên viết đúng
- Ủy ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam
- Ủy ban/ Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt Nam
- Bộ / y tế
- Bộ/ giáo dục và Đào tạo
- Bộ/ lao động - Thương binh và Xã hội
- Hội/ liên hiệp phụ nữ Việt Nam
Bài 3
Yêu cầu học sinh đọc đề.
Giáo viên nhận xét, chốt lời giải đúng.
3. Củng cố.
- Thi tiếp sức.
- Tìm và viết hoa tên các đơn vị, cơ quan tổ chức.
4. Dặn dò:
- Chuẩn bị : Ôn thi.
- Ủy ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt Nam
- Ủy ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt Nam
- Bộ Y tế
- Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam
* Giải thích : tên các tổ chức viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó.
-1 học sinh đọc đề.
-1 học sinh phân tích các chữ: Công ti Giày da Phú Xuân. (tên riêng gồm ba bộ phận tạo thành là : Công ti / Giày da/ Phú Xuân. Chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành cái tên đó là : Công, Giày được viết hoa ; riêng Phú Xuân là tên địa lí, cần viết hoa cả hai chữ cái đầu tạo thành cái tên đó là Phú và Xuân.
Học sinh làm bài.
Đại diện nhóm trình bày.
Học sinh sửa + nhận xét.
VD: Công ti May mặc Thành phố Hồ Chí Minh, Công ti Xuất nhập khẩu bánh kẹo Gia Lai.
- Học sinh thi đua 2 dãy.
......................................................................................
TOÁN:
LUYỆN TẬP.
I. Mục đích yêu -cầu
- Giúp học sinh ôn tập, củng cố tính diện tích, thể tích một số hình.
- Rèn kĩ năng giải toán có nội dung hình học.
- Giáo dục học sinh tính chinh xác, khoa học, cẩn thận.
II. Chuẩn bị:
+ GV : Bảng phụ, hệ thống câu hỏi.
+ HS : VBT, SGK, xem trước bài ở nhà.
III. Các hoạt động dạy -học:
GV
HS
1. KTbài cũ : Luyện tập.
- Gọi hs lên bảng làm lại bài 3 tiết trước.
- Nhận xét.
2. Bài mới : “Luyện tập”
v Hoạt động 1 : Ôn kiến thức.
Nhắc lại các công thức, qui tắc tính diện tích, thể tích một số hình.
Lưu ý học sinh trường hợp không cùng một đơn vị đo phải đổi đưa về cùng đơn vị ở một số bài toán.
v Hoạt động 2 : Luyện tập.
Bài 1. Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề.
- Đề toán hỏi gì?
- Nêu cách tìm số tiền lát nên nhà?
- Muốn tìm số viên gạch?
- Gọi 1 hs làm vào bảng phụ
- Nhận xét.
Bài 2: Yêu cầu học sinh đọc đề.
- Nêu dạng toán.
- Nêu công thức tính.
- Gọi 1 hs làm vào bảng phụ
-Nhận xét.
Bài 3: Yêu cầu học sinh đọc đề.
- Đề hỏi gì?
- Nêu công thức tính chu vi hình chữ nhật, diện tích hình thang, tam giác.
* Gợi ý : Phần a và b dựa vào công thức tính chu vi hình chữ nhật và diện tích hình thang để làm bài.
- Phần c, trước hết tính diện tích các hình tam giác vuông EBM và MDC (theo hai cạnh của mỗi tam giác đó, sau đó lấy diện tích hình thang EBCD trừ đi tổng diện tích hai hình tam giác EBM và MDC ta được diện tích hình tam giác EDM.
- Gọi 1 hs làm vào bảng .
- Nhận xét.
3. Củng cố.
Nhắc lại nội dung vừa ôn.
4. Dặn dò:
Làm bài ở vở bài tập toán.
Chuẩn bị: Ôn tập về biểu đồ
- Học sinh nhắc lại.
Bài 1. Học sinh đọc đề.
- Lát hết nền nhà hết bao nhiêu tiền.
- Lấy số gạch cần lát nhân số tiền 1 viên gạch.
- Lấy diện tích nền chia diện tích viên gạch.
- Học sinh làm vở.
Giải:
Chiều rộng nền nhà.
8 ´ = 6 (m)
Diện tích nền nhà:
8 ´ 6 = 48 (m2) hay 4800 (dm2)
Diện tích 1 viên gạch:
4 ´ 4= 16 (dm2)
Số gạch cần lát:
4800 : 16 = 300 (viên)
Số tiền mua gạch là:
20000 ´ 300 = 6 000 000 (đồng)
Đáp số: 6 000 000 đồng.
Bài 2: Học sinh đọc đề.
- Tổng – hiệu.
- Học sinh nêu.
- Học sinh làm vở.
Giải:
a) Cạnh mảnh đất hình vuông.
96 : 4 = 24 (m)
Diện tích mảnh đất hình vuông hay diện tích mảnh đát hình thang la:
24 ´ 24 = 576 (m2)
Chiều cao hình thang.
576 ´ 36 = 16 (m)
b) Tổng độ dài 2 đáy hình thang là:
36 ´ 2 = 72 (m)
Đáy lớn hình than:
(72 + 10) : 2 = 41 (m)
Đáy bé hình thang:
72 – 41 = 31 (m)
Đáp số: a) chiều cao : 16 m
b) đáy lớn : 41 m ; đáy bé : 31 m ;
Bài 3: Học sinh đọc đề.
- Chu vi hình chữ nhật, diện tích hình thang, tam giác.
P = (a + b) ´ 2
S = (a + b) ´ h : 2
S = a ´ h : 2
Học sinh giải vào vở
Giải:
a) Chu vi hình chữ nhật ABCD là:
(28+ 84) ´ 2 = 224 (cm)
b) Diện tích hình thang EBCD là:
(84 + 28) ´ 28 : 2 = 1568 (cm2)
c) BM = MC = 28 cm : 2 = 14 cm
Diện tích tam giác EBM la:
28 ´ 14 : 2 = 196 (cm2)
Diện tích tam giác DMC là:
84 ´ 14 : 2 = 588 (cm2)
Diện tích hình tam giác EDM là:
1568 – (196 + 588) = 784 (cm2)
Đáp số: a)224 cm
b)1568 cm2
c)784 cm2
......................................................................................
LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
LUYỆN TẬP: MỞ RỘNG VỐN TỪ : TRẺ EM
I. Mục đích yêu cầu :
- Biết và hiểu thêm một số từ ngữ về trẻ em (BT 1, 2).
- Tìm được hình ảnh đẹp so sánh trẻ em (BT 3)
- Hiểu nghĩa của một số thành ngữ, tục ngữ về trẻ em (BT 4)
- Giáo dục Hs yêu quý tiếng Việt.
II. Đồ dùng dạy học :
- Bảng phụ, kẻ bảng nội dung BT4.
III. Các hoạt động dạy - học :
GV
HS
1. Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 2HS nêu tác dụng của dấu hai chấm và làm bài tập 2.
-Gv nhận xét .
2. Bài mới :
- GV giới thiệu
- Ghi bảng đề bài:
Hướng dẫn HS làm bài tập :
Bài 1: Gọi hs đọc đề, nêu yêu cầu
- Gv Hướng dẫn HS làm Bt1 vào VBT, gọi vài hs trả lời cho lớp nhận xét.
- Gv nhận xét chốt lại câu trả lời đúng.
Bài 2 : Gọi hs đọc yêu cầu bài tập
-Gv Hướng dẫn HS làm Bt2:
-Gv phát bút dạ cho HS làm nhóm và thi làm bài.
-GV chốt lại ý kiến đúng.
*Bài 3 : Cho hs đọc yêu cầu
-Gv Hướng dẫn HSlàm Bt3.
-Gv gợi ý để HS tìm ra, tạo được những hình ảnh so sánh đúng và đẹp về trẻ em.
- Cho hs thảo luận nhóm 4, gọi đại diện 1nhóm lên bảng trình bày, các nhóm dưới đối chiếu kết quả.
-GV chốt lại ý kiến đúng, bình chọn nhóm lam hay
Bài tập 4: Gọi hs đọc đề, nêu yêu cầu
-Gv Hướng dẫn HS làm vào VBT
- Gọi hs lần lượt lên bảng làm, cho lớp nhận xét.
-GV chốt lại ý kiến đúng.
3. Củng cố
-GV hướng dẫn HS nêu nội dung bài + ghi bảng.
-Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện sử dụng vốn từ.
4. Dặn dò.
-Chuẩn bị tiết sau: Ôn tập về dấu ngoặc kép.
-1Hs nêu 2 tác dụng của dấu hai chấm, nêu ví dụ minh hoạ.
-1HS làm lại Bt2 tiết trước.
-Lớp nhận xét.
-HS lắng nghe.
Bài 1: HS đọc yêu cầu BT 1, suy nghĩ trả lời, giải thích vì sao em xem đó là câu trả lời đúng.
- Ý c- Người dưới 16 tuổi được xem là trẻ em . Còn ý d không đúng , vì người dưới 18 tuổi( 17,18 tuổi)- đã là thanh niên.
-Lớp nhận xét.
Bài 2 : HS đọc yêu cầu Bt2, suy nghĩ trả lời, trao đổi và thi làm theo nhóm, ghi vào bảng phụ, sau đó đạt câu đặt câu với từ vừa tìm được.
Lời giải:
Các từ đồng nghĩa với trẻ em : trẻ, trẻ con, con trẻ,[ không có sắc thái nghĩa coi thường hay coi trọng], trẻ thơ, thiếu nhi, nhi đồng, thiếu niên,[có sắc thái coi trọng], con nít, trẻ ranh, ranh con, nhãi ranh, nhóc con[có sắc thái coi thường].
- Đặt câu, VD :
Trẻ con thời nay rất thông minh.
Thiếu nhi là măng non của đất nước.
Bài 3: HS đọc yêu cầu Bt3.
- Trao đổi cặp để tìm các hình ảnh đúng ghi vào bảng phụ, đại diện 1 nhóm lên bảng trình bày.
Ví dụ :
Trẻ em như tờ giấy trắng.® So sánh để làm nổi bật vẻ ngây thơ, trong trắng.
Trẻ em như nụ hoa mới nở. Đứa trẻ đẹp như bông hồng buổi sớm. ® So sánh để làm nổi bật hình dáng đẹp.
Lũ trẻ ríu rít như bầy chim non.® So sánh để làm nổi bật tính vui vẻ, hồn nhiên.
Cô bé trông giống hệt bà cụ non.® So sánh để làm rõ vẻ đáng yêu của đứa trẻ thích học làm người lớn.
Trẻ em là tương lai của đất nước. Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai® So sánh để làm rõ vai trò của trẻ em trong xã hội.
Bài tập 4: hs đọc đề, nêu yêu cầu
- HS làm vào VBT
- Một số hs lần lượt lên bảng làm, lớp nhận xét.
Lời giải:
Bài a)Tre già măng mọc: Lớp trước già đi, có lớp sau thay thế thế.
Bài b) Tre non dễ uốn: Dạy trẻ từ lúc con nhỏ dễ hơn.
Bài c) Trẻ người non dạ : Con ngây thơ, dại dột chua biết suy nghĩ chín chắn.
Bài d) Trẻ lên ba, cả nhà học nói : Trẻ lên ba đang học nói, khiến cả nhà vui vẻ nói theo.
......................................................................................
THỂ DỤC:
TRÒ CHƠI “NHẢY ĐÚNG ,NHẢY NHANH” VÀ “ AI KÉO KHOẺ”
I . Mục đích, yêu cầu:
- Chơi hai trò chơi”Nhảy đúng, nhảy nhanh “, và “Ai kéo khoẻ “
- Yêu cầu thực hiện tương đối đúng động tác và tích cực.
II. Địa điểm, phương tiện
- Địa điểm : Trên sân trường .Vệ sinh nơi tập , đảm bảo an toàn tập luyện.
- Phương tiện : kẻ sân và chuẩn bị thiết bị để tổ chức trò chơi.
III.Nội dung và phương pháp lên lớp :
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
A. MỞ ĐẦU
6 phút
1. nhận lớp
*
2. phổ biến nhiệm vụ yêu cầu bài học
2phút
********
********
3. khởi động:
3 phút
đội hình nhận lớp
- học sinh chạy nhẹ nhàng từ hàng dọc thành vòng tròn, thực hiện các động tác xoay khớp cổ tay, cổ chân, hông, vai , gối,
- kiểm tra bài cũ
2x8 nhịp
đội hình khởi động
cả lớp khởi động dưới sự điều khiển của cán sự
B.Phần Cơ bản
1. Trò chơi “Nhảy đúng nhảy nhanh”
10 phút
GV hướng dẫn động tác HS quan sát và thực hiện
*
**********
**********
2. Chơi trò chơi “Ai kéo khoẻ”
3. Củng cố:
- hai trò chơi
5-6 phút
GV hướng dẫn điều khiển trò chơi yêu cầu các em chơi nhiệt tình, vui vẻ, đoàn kết
các tổ thi đua với nhau GV quan sát biểu dương đội làm tốt động tác
GV và h /s hệ thống lại kiến thức
C. Kết thúc.
- Tập chung lớp thả lỏng.
- Nhận xét đánh giá buổi tập
- Hướng dẫn học sinh tập luyện ở nhà.
5-7 phút
*
*********
*********
..
Thứ tư ngày 4 tháng 5 năm 2016
TOÁN:
ÔN TẬP BIỂU ĐỒ.
I. Mục đích yêu cầu:
- Giúp học sinh củng cố kĩ năng đọc số liệu trên biểu đo, bổ sung tư liệu trong một bảng thống kê số liệu
- Rèn kĩ năng đọc biểu đồ, vẽ biểu đồ.
- Giáo dục học sinh tính chính xác, cẩn thận, khoa học.
II. Chuẩn bị:
+ GV : Bảng phụ, hệ thống câu hỏi.
+ HS : SGK, VBT, xem trước bài.
III. Các hoạt động dạy-học:
GV
HS
1.KT bài cũ: Luyện tập.
-Gọi hs làm lại bài 3 tiết trước.
2.Bài mới: Ôn tập về biểu đồ.
* Hướng dẫn hs làm bài tập.
Bài 1: Yêu cầu học sinh nêu các số trong bảng theo cột dọc của biểu đồ chỉ gì?
- Các tên ở hàng ngang chỉ gì?
- Gọi hs lần lượt trả lời câu hỏi.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài 2. Gọi hs nêu yêu cầu đề.
Lưu ý : câu b học sinh phải chuyển sang vẽ trên biểu đồ cột cần lưu ý cách chia số lượng và vẽ cho chính xác theo số liệu trong bảng nêu ở câu a.
- Gv vẽ lên bảng cho hs tự lên chỉ.
-Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài 3 : Gọi học sinh đọc yêu cầu đề.
- Cho học sinh tự làm bài rồi sửa.
- Yêu cầu học sinh giải thích vì sao khoanh câu C.
- Giáo viên chốt. Một nửa diện tích hình tròn biểu thị là 20 học sinh, phần hình tròn chỉ số lượng học sinh thích đá bóng lớn hơn một nửa hình tròn nên khoanh C là hợp lí.
3. Củng cố.
- Nhắc lại nội dung ôn.
- Thi đua vẽ nhanh biểu đồ theo số liệu cho sẵn.
4. Dặn dò:
- Xem lại bài. Chuẩn bị tiết : Luyện tập chung.
Bài 1
+ Chỉ số cây do học sinh trồng được.
+ Chỉ tên của từng học sinh trong nhóm cây xanh.
Học sinh làm bài.
Chữa bài.
a. 5 học sinh (Lan, Hoà, Liên, Mai, Dũng).
Lan : 3 cây, Hoà: 2 cây, Liên : 5 cây, Mai : 8 cây, Dũng : 4 cây.
b. Trồng ít cây nhất là Hoà: 2 cây
c. Trồng được nhiều cây nhất là Mai : 8 cây
d. Những bạn trồng được nhiều cây hơn bạn Dũng là : Mai, Liên.
e. Những bạn trồng được ít cây hơn bạn Liên là Dũng, Hòa, Lan.
Bài 2.
a) Điền tiếp vào ô trống.
Loại quả
Cách ghi số HS trong khi điều tra
Số HS
Cam
5
Táo
8
Nhãn
3
Chuối
16
Xoài
6
b) Một HS lên bảng vẽ
-Học sinh dựa vào số liệu để vẽ tiếp vào các ô còn trống.
Bài 3. Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
-Học sinh làm bài.
Sửa bài.
Khoanh C. 25 học sinh.
- Học sinh thi vẽ tiếp sức.
......................................................................................
TẬP LÀM VĂN:
TRẢ BÀI VĂN TẢ CẢNH.
I. Mục đích-yêu cầu:
- Nắm được yêu cầu của bài văn tả cảnh theo đề đã cho: bố cục, trình tự, cách diễn đạt.
- Nhận thức được ưu, khuyết điểm của mình và của bạn khi được thầy (cô) chỉ rõ; biết tham gia sửa lỗi chung; biết tự sửa lỗi thầy (cô) yêu cầu; tự viết lại một đoạn (hoặc cả bài) cho hay hơn.
- Giáo dục học sinh yêu thích cảnh vật xung quanh và say mê sáng tạo.
II. Chuẩn bị:
+ GV: Bảng phụ ghi các đề bài của tiết Viết bài văn tả cảnh (tuần 32, tr.175) ; một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu, đoạn, ý cần chữa chung trước lớp. Phấn màu.
+ HS: Vở bài tập
III. Các hoạt động dạy học:
GV
HS
1. Giới thiệu bài:
- Giáo viên nêu mục đích, yêu cầu cần đạt của tiết Trả bài văn tả cảnh
Hoạt động 1 : Giáo viên nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp.
a) Giáo viên treo bảng phụ đã viết sẵn các đề bài của tiết Viết bài văn tả cảnh (tuần 32) ; một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu, ý
b) Nhận xét về kết quả làm bài:
* Những ưu điểm chính:
- Xác định đề: đúng nội dung, yêu cầânTr một ngày mới bắt đầu ở quê em; một khu vui chơi, giải trí mà em thích; Tả một đêm trăng đêm trăng đẹp; Tả trường em trước buổi học).
- Bố cục (đầy đủ, hợp lí), ý (đủ, phong phú, mới, lạ), diễn đạt (mạch lạc, trong sáng).
* Nêu một số bài tiêu biểu.
* Những thiếu sót, hạn chế.
- Một số em còn dùng từ chưa chính xác, chữ viết sai nhiều lỗi chính tả, chữ viết cẩu thả
c) Số điểm đạt được cụ thể : điểm giỏi; điểm khá; điểm trung bình; yếu
* Một số em làm bài chưa đạt về nhà làm lại tiết sau chấm, kiểm tra.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh chữa bài.
* Giáo viên hướng dẫn cho từng học sinh.
a) Hướng dẫn học sinh tự đánh giá bài làm của mình.
- Mời học sinh đọc mục 1, tự đánh giá bài.
b) Hướng dẫn chữa lỗi chung.
- Giáo viên treo bảng phụ, chỉ các lỗi cần chữa đã viết sẵn trên bảng phụ.
*Lỗi dùng từ
*Lỗi chính tả
- Giáo viên chữa lại cho đúng bằng phấn màu (nếu sai). YC học sinh chép bài chữa vào vở.
c) Hướng dẫn chữa lỗi trong bài.
- Giáo viên theo dõi, kiểm tra học sinh làm việc.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học tập những đoạn văn, bài văn hay.
- Mời 1 HS đọc thành tiếng mục 3.
- Giáo viên đọc những đoạn văn, bài văn hay có ý riêng, sáng tạo của một số học sinh.
- YC học sinh viết lại 1 đoạn.
3. Củng cố
- Giáo viên nhận tiết học, biểu dương những học sinh viết bài đạt điểm cao và những học sinh đã tham gia chữa bài tốt.
4. Dặn dò.
- Yêu cầu những học sinh viết bài chưa đạt về nhà viết lại bài văn để nhận đánh giá tốt hơn.
Nhắc học sinh về nhà luyện đọc lại các bài tập đọc; đọc lại bài Cấu tạo của Tiếng. (Tiếng Việt 4, tập một, tr.6, 7, 11, 12) để chuẩn bị học tốt tiết 1, tuần 35, Ôn tập và kiểm tra cuối bậc Tiểu học.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- 1 học sinh đọc thành tiếng mục 1 trong SGK - “Tự đánh giá bài làm của em”. Cả lớp đọc thầm lại.
- Học sinh xem lại bài viết của mình, tự đánh giá ưu, khuyết điểm của bài dựa theo hướng dẫn.
- Một số học sinh lên bảng chữa lần lượt từng lỗi. Cả lớp tự chữa trên giấy nháp.
Học sinh cả lớp trao đổi về bài chữa trên bảng.
*Sửa lỗi.
- Đọc lời nhận xét của thầy (cô) giáo, đọc những chỗ thầy (cô) chỉ lỗi trong bài, sửa lỗi vào lề vở hoặc dưới bài viết.
- Đổi bài làm cho bạn bên cạnh để soát lỗi còn sót, soát lại việc sửa lỗi.
- 1 học sinh đọc thành tiếng mục 3 trong SGK (Học tập những đoạn văn, bài văn hay).
- Học sinh trao đổi, thảo luận dưới sự hướng dẫn của giáo viên để tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn, rút kinh nghiệm cho mình.
- Mỗi học sinh chọn một đoạn trong bài của mình viết lại theo cách hay hơn. Khi viết, tránh những lỗi diễn đạt đã phạm phải.
......................................................................................
KĨ THUẬT:
LẮP GHÉP MÔ HÌNH TỰ CHỌN
(tiết 2)
I. Mục đích yêu cầu : HS cần phải:
- Lắp được mô hình đã chọn
- Tự hào về mô hình đã lắp được.
II.CHUẨN BỊ:
- Lắp sẵn một, hai mô hình đã gợi ý trong sgk (máy bừa, băng chuyền)
- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III.Các hoạt động dạy-học:
1.KT bài cũ
- GV kiểm tra đồ dùng của HS
2. Bi mới:
GT bài: GV giới thiệu bài và nêu mục đích bài học.
GV
HS
HĐ1: Hướng dẫn hs lắp ghép mô hình đã chọn.
-Gọi hs nêu các bước lắp ghép mô hình các em đã chọn.
-Cho các nhóm tự chọn mô hình lắp ghép theo gợi ý trong sgk hoặc tự sưu tầm.
-Yêu cầu hs quan sát và nghiên cứu kĩ mô hình và hình vẽ trong sgk hoặc hình vẽ tự sưu tầm
-Quan sát, hướng dẫn thêm.
HĐ2. Cho hs trưng bày sản phẩm
-Gọi 1 em nêu tiêu chuẩn đánh giá ở sgk
-Những nhóm đạt điểm A cần đạt được yêu cầu sau:
+Lắp được mô hình tự chọn đúng thời gian quy định.
+ Lắp đúng quy trình kĩ thuật.
+ Mô hình được lắp chắc chắn, không xộc xệch.
-Những nhóm đạt được những yêu cầu trên nhưng xong thời gian sớm hơn đạt A+
-Những nhóm làm chậm, lắp sai chi tiết cho hs tiết sau chấm tiếp.
3.Củng cố.
-Gọi hs nêu các bước lắp mô hình tự chọn.
4.Dặn dò.
-Nhắc hs chuẩn bị đồ dùng để tiết sau học tiếp.
-Nhận xét tiết học.
-Hs nêu
-HS chọn mô hình lắp ghép.
- Các nhóm tự chọn mô hình lắp ghép theo gợi ý trong sgk hoặc tự sưu tầm.
-Hs quan sát và nghiên cứu kĩ mô hình và hình vẽ trong sgk hoặc hình vẽ tự sưu tầm
-Ví dụ : Lắp máy bừa.
a) Lắp từng bộ phận.
b) Lắp ráp mô hình.
-Tấm lớn:1 ; -Tấm hai lỗ: 1
-Thanh thẳng 11 lỗ :1
-Thanh thẳng 9 lỗ : 2
-Thanh thẳng 6 lỗ : 2
-Thanh thẳng 3 lỗ : 3
-Thanh chữ U dài : 3
-Thanh chữ U ngắn : 2
-Thanh chữ L dài : 6
-Vành bánh xe : 1 ; -Bánh xe : 2
-Bánh đai : 5 ; -Trục dài : 3
-Trục ngắn 2 : 1 ; -Ốc và vít : 21 bộ
-Ốc và vít dài : 1 bộ ; - Tua- vít : 1
- Vòng hãm : 16 ; - Cờ- lê : 1
*Lắp răng bừa :
- Lấy 1 thanh thẳng 11 lỗ lắp vào 3 thanh thẳng 3 lỗ và 6 thanh chữ L dài ta được răng bừa.
*Lắp trục bánh xe.
-Chọn 3 thanh thẳng 6 lỗ lắp vào trục dài gắn với hai bánh xe (như hình sgk)
*Lắp thùng (móc máy bừa)
*Lắp hoàn chỉnh máy bừa.
-Trưng bày sản phẩm theo nhóm.
-HS nêu.
......................................................................................
TIẾNG ANH:
(G.V chuyên trách )
..
Thứ năm ngày 5 tháng 5 năm 2016
TOÁN:
LUYỆN TẬP CHUNG.
I. Mục đích yêu -cầu
- Giúp học sinh tiếp tục củng cố các kĩ năng thực hành tính cộng, trừ ; vận dụng để tính giá trị của biểu thức số, tìm thành phần chưa biết của phép tính và giải bài toán về chuyển động cùng chiều.
- Làm thành thạo các dạng toán trên.
- Giáo dục học sinh tính chính xác, khoa học, cẩn thận.
II. Chuẩn bị:
+ GV : Bảng phụ, hệ thống câu hỏi.
+ HS : SGK, xem trước bài ở nhà.
III. Các hoạt động dạy -học:
GV
HS
1. KTbài cũ: Luyện tập.
- Gọi hs lên bảng làm lại bài 3 tiết trước.
2. Bài mới: “Luyện tập chung”
Hướng dẫn hs làm bài tập.
Bài 1. Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề.
- Gọi 3 hs làm vào bảng phụ
- Nhận xét.
Bài 2 : Yêu cầu học sinh đọc đề.
Nêu dạng toán, cách làm.
Nêu công thức tính.
- Gọi 2 hs làm vào bảng phụ
- Nhận xét.
Bài 3 : Yêu cầu học sinh đọc đề.
- Đề bài cho biết gì ?
- Đề hỏi gì?
- Nêu công thức tính diện tích hình thang.
- Gọi 1 hs làm vào bảng phụ
- Nhận xét.
Bài 4. Yêu cầu học sinh đọc đề.
- Đề bài cho biết gì ?
-Đề hỏi gì?
-Gọi 1 hs làm vào bảng phụ
-Nhận xét.
Bài 5. Yêu cầu học sinh đọc đề.
- Đề bài cho biết gì ?
-Nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
3.Củng cố.
Nhắc lại nội dung vừa ôn.
4. Dặn dò:
Làm bài ở vở bài tập toán.
Chuẩn bị: Luyện tập chung.
Bài 1. Tính:
-Học sinh làm vở.
a) 85793 - 36 841 + 3826 = 52 778
b)
c) 325,97 + 86,54 + 103,46 = 515,97
Bài 2 : Tìm x:
- Học sinh nêu.
Học sinh làm vở.
a) x + 3,5 = 4,72 + 2,28
x + 3,5 = 7,6
x =7,6 - 3,5
x = 4,1
b) x - 7,2 = 3,9 + 2,5
x - 7,2 = 6,4
x = 6,4 + 7,2
x = 13,6
Bài 3 : Học sinh đọc đề.
Mảnh đất hình thang có đáy bé là : 150m
Đáy lớn bằng 5/3 đáy bé
Chiều cao bằng 2/5 đáy lớn
- S : m2 ha ?
S = (a + b) ´ h : 2
-Học sinh giải vào vở
Giải:
Độ dài đáy lớn mảnh đất hình thang là:
150 ´ = 250 (m)
Chiều cao của mảnh đất hình thang là:
250 ´ = 100 (m)
Diện tích mảnh đất hình thang là:
( 150 + 250) ´ 100 : 2 = 20 000 (m2)
20 000 m2 = 2 ha
Đáp số : 20 000 m2; 2 ha
Bài 4.
- Lúc 6 giờ một ô tô đi từ A với v : 40km/ giờ
Đến 8 giờ . v : 60km/ giờ
- Ô tô du lịch đuổi kịp ô tô chở hàng lúc : giờ ?
-Học sinh giải vào vở
Giải:
T. gian ô tô chở hàng đi trước ô tô du lịch là:
8 - 6= 2 (giờ)
Q. đường ô tô chở hàng đi trong 2 giờ là:
45 ´ 2= 90 (km)
Mỗi giờ ô tô du lịch đến gần ô tô chở hàng là:
60 - 45 = 15 (km)
Thời gian ô to du lich đi để đuổi kịp ô tô chở hàng là:
90 : 15 = 6 (giờ)
Ô tô du lịch đuổi kịp ô tô chở hàng lúc:
8 + 6 = 14 (giờ)
Đáp số: 14 giờ hay 2 giờ chiều
Bài 5. Tìm số tự nhiên thích hợp với x.
Thảo luận nhóm đôi, nêu kết quả.
; tức là
......................................................................................
TẬP ĐỌC:
NẾU TRÁI ĐẤT THIẾU TRẺ CON
I. Mục đích-yêu cầu :
- Đọc trôi chảy bài thơ thể tự do.
- Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng vui, hồn nhiên, cảm hứng ca ngợi trẻ em; lời của phi công vũ trụ Pô-pốp đọc với giọng ngạc nhiên, vui sướng; đọc trầm, nhịp chậm lại ở 3 dòng cuối.
- Tình cảm yêu mến và trân trọng của người lớn đối với thế giới tâm hồn ngộ nghĩnh của trẻ em.
II. Chuẩn bị:
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- Bảng phụ viết những câu văn cần hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm.
III. Các hoạt động dạy-học:
GV
HS
1.KT bài cũ:
- Giáo viên kiểm tra 2 học sinh đọc bài Lớp học trên đường, trả lời các câu hỏi.
2. Bài mới:
-Giới thiệu bài: Hôm nay, các em sẽ học bài thơ “Nếu trái đất thiếu trẻ em”. Với bài thơ này, các em sẽ hiểu trẻ em thông minh, ngộ nghĩnh, đáng yêu như thế nào, trẻ em quan trọng như thế nào đối với người lớn, đối với sự tồn tại của trái đất.
Hoạt động 1 : Hướng dẫn hs luyện đọc.
- Gọi hs khá đọc bài thơ.
- Mời 2 nhóm, mỗi nhóm 3 học sinh tiếp nối nhau đọc 3 khổ thơ.
- Hướng dẫn hs luyện đọc đúng, giới thiệu Pô- pốp.
- Yêu cầu học sinh đọc phần chú giải từ mới.
- YC học sinh luyện đọc theo cặp.
- Mời 1 học sinh đọc toàn bài.
- GV hướng dẫn đọc và đọc diễn cảm bài thơ : giọng vui, hồn nhiên cảm hứng ca ngợi trẻ em; thể hiện đúng lời của phi công vũ trụ Pô-pốp (ngạc nhiên, vui sướng lúc ngắm những bức tranh của các em vẽ mình, trầm lắng ở câu kết- bình luận về tầm quan trọng của trẻ em). Chú ý đọc vắt dòng, liền mạch ở một số dòng thơ : dòng 1; 2; 3, dòng 6; 7; 8, dòng 9; 10; 11; 12
Tôi và anh vào Cung thiếu nhi
Gặp các em
Và xem tranh vẽ//
Thành phồ HCM rất nhiều gươn mặt trẻ
Trẻ nhất / là các em //
Pô-pốp bảo tôi:
“- Anh hãy nhìn xem:
Có ở đâu đầu tôi to được thế? //
Anh hãy nhìn xem!
Và thế này thì “ghê gớm” thật :
Trong đôi mắt chiếm nửa già khuôn mặt
Các em tô lên một nửa số sao trời!” //
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài.
- Yêu cầu 1 học sinh đọc thành tiếng các khổ thơ 1, 2.
+ Nhân vật “tôi” trong bài thơ là ai? Nhân vật “Anh” là ai? Vì sao viết hoa chữ “Anh”.
+ Nhà thơ và anh hùng Pô-pốp đi đâu?
+ Cảm giác thích thú của vị khách về phòng tranh được bộc lộ qua những chi tiết nào?
- YC học sinh đọc thầm khổ 2.
+ Tranh vẽ của các bạn nhỏ có gì ngộ nghĩnh?
+ Nét vẽ ngộ nghĩnh của các bạn chứa đựng những điều gì sâu sắc? (Mở rộng)
-Ý 1 khổ thơ này nói lên điều gì?
-Yêu cầu 1 học sinh đọc thành tiếng khổ thơ cuối.
+ Ba dòng thơ cuối là lời nói của ai?
+ Em hiểu ba dòng thơ này như thế nào?
-Ý khổ thơ cuối nói lên đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tuần 34.doc