Giáo án Ngữ văn 10 kỳ I

Tiết ppct: 37

 TỎ LÒNG

 Phạm ngũ lão

A Mục tiêu bài học

1.Kiến thức

 Giúp hs

 Cảm nhận được vẻ đẹp đẹp của con người thời Trần qua hình tượng trang nam nhi với lí tưởng và nhân cách cao cả.Cảm nhận được vẻ đẹp thời đại qua hình tượng ba quân với sức mạnh và khí thế hào hùng.Vẻ đẹp con người và vẻ đẹp thời đại hoà quyện vào nhau.

2.Kĩ năng

 Vận dụng những kiến thức đã học về thơ Đường luật để cảm nhận và phân tích được thành công nghệ thuật của bài thơ:Thiên về gợi,bao quát gây ấn tượng,dồn nén cảm xúc,hình ảnh hoành tráng,đạt tới độ xúc tích cao,có sức biểu cảm mạnh mẽ

3.Thái độ

 Bồi dưỡng nhân cách ,sống có lí tưởng,quyết tâm thực hiện lí tưởng

B.Chuẩn bị của Gv và Hs

- Gv: sgv, sgk, bài soạn

- Hs: đọc văn bản, soạn bài theo câu hỏi sgk

C. Tiến trình tổ chức dạy học

 1.Kiểm tra sĩ số(2’)

 2.Kiểm tra bài cũ :(5’)Thế nào là phong cách ngôn ngữ sinh hoạt?Các dạng biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt?

 3.Giới thiệu bài mới.

 

doc178 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 626 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 kỳ I, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
máy móc,tội vạ - c.Sử dụng ngôn ngữ nói:thì như,thì cả + Sử dụng từ không có hệ thống để chỉ loài vật + Sử dụng từ không đúng:ai + Sử dụng từ địa phương:sất Sửa lại:Cá,rùa,ba ba,tôm,cua,ốc sống ở dưới nước đến các loài chim,vạc,cò,gia cầm như vịt,ngỗng chúng chẳng chừa một loài nào. * Rút kinh nghiệm . Ngày soạn: 22/10/2009 Tiết:29- 30 CA DAO HÀI HƯỚC Ngày kí duyệt 24/10/2011 A.Mục tiêu bài học Giúp học sinh: 1.Kiến thức - Cảm nhận được tiếng cười lạc quan trong ca dao qua nghệ thuật trào lộng thông minh hóm hỉnhcủa người bình dân cho dù cuộc sống của họ còn nhiều vất vả lo toan 2.Kỹ năng - Tiếp tục rèn kĩ năng tiếp cận và phân tích ca dao qua tiếng cười của ca dao hài hước 3.Thái độ - Trân trọng tâm hồn lạc quan yêu đời của người lao động và yêu quý tiếng cười của họ trong ca dao. B.Chuẩn bị của GV-HS - GV:SGV,SGK, Thiết kế bài học,Tuyển tập văn học dân gian - HS:đọc trước văn bản ,soạn bài theo câu hỏi C.Tiến trình dạy học 1.Kiểm tra sĩ số 2.Kiểm tra bài cũ 3.Bài mới TG Hoạt động của gv và hs Yêu cầu cần đạt (Hs đọc,giải nghĩa các từ khó) - Việc dẫn cưới có gì khác thường?Cách nói của chàng trai cô gái có gì đặc biệt,từ đó anh chị nêu cảm nhận của mình về tiếng cười của người lao động trong cảnh nghèo khổ?. 2.Bài 2-3-4 - Tiếng cười này có gì khác với bài 1? - TG dân gian cười những con người nào trong xã hội,nhằm mục đích gì với thái độ ra sao?Trong nét chung đó mỗi bài lại có nét riêng thể hiện nghệ thuật trào lộng sắc sảo của người bình dân.Hãy phân tích làm rõ vẻ đẹp riêng của mỗi bài? *Lỗ mũi><tơ hồng *Ngáy o o><cho vui nhà *Hay ăn quà><về nhà đỡ cơm *Đầu..><hoa.. II.Củng cố I.Đọc-hiểu 1.Bài 1 - Bài ca được đặt trong thể đối lập của chàng trai và cô gái.cả hai đều nói đùa,nói vui.Nhưng cách nói lại giàu ý nghĩa cuộc sống.trong cuộc sông,trai gái lấy nhau,hai gia đình ưng thuận thường có chuyện thách cưới và dẫn cưới.Trong bài ca dao này dẫn cưới và thách cưới có gì không bình thường. Đây là dẫn cưới: “Cưới nàng anh ... mời dân mời làng” Cách nói giả định:Toan dẫn voi,dẫn trâu,dẫn bòSang quá và to tát quá.Nhưng chàng trai thật hóm hỉnh đưa ra lí do: Dẫn voi thì sợ quốc cấm Dẫn trâu thì sợ máu hàn Dẫn bò:ăn vào co gân Lí do ấy chắc hẳn bên đối tác chẳng nói vào đâu được.Thế thì dẫn bằng thứ gì?Tiếng cười bật ra ở hai câu “Miễn là... làng” Dẫn cưới bằng con chuột thì xưa nay chưa hề có bao giờ.Tiếng cười làm vơi nhẹ sự vất vả của cuộc sống thưòng nhật. - Nhà gái xưa nay vẫn thách cưới.Thách là thách tiền lễ vật.Thường thì nhà gái thách cao,trong bài ca dao này nhà gái thách: “Người ta ... nó ăn” Thách như thế có gì cao sang đâu.Thách như thế thật phi lí.Vì xưa nay chưa từng có bao giờ.Tiếng cười lại một lần nữa bật lên.Đằng sau tiếng cười đó là sự phê phán sự thách cưới nặng nề ngày xưa. - Tiếng cười trào lộng khác hẳn những bài ca dao trên.Nếu bài 1 là tiếng cười vui cửa vui nhà thì tiếng cười này là tiếng cười phê phán. - TG dân gian cười vào từng đối tượng cụ thể.Đó là những kẻ làm trai,những đức ông chồng vô công rồi nghề,những người phụ nữ đỏng đảnh,vô duyên. - Mục đích la là phê phán với thái độ châm biếm.Chúng ta lần lượt đi phân tích từng bài: +Bài2:đối tượng châm biếm là loại đàn ông yếu đuối,không đáng sức trai,không đáng nên trai trai. Thủ pháp nghệ thuật của bài ca dao này là là cách nói đối lập và ngoa dụ(phóng đại) Đối lập:làm trai,sức trai ><khom lưng chống gối Ví dụ thêm: Làm trai cho đáng nên trai Một trăm đám cỗ chẳng sai đám nào. + Bài 3-:Đối tượng châm biếm là đức ông chồng vô tích sự lười nhác và không có chí lớn.Biện pháp nghệ thuật là tương phản. - TG dân gian đã tóm tắt đúng thần thái nhân vật trong một chi tiết thật đắt lại có giá trị khái quát cao cho một loại đàn ông èo uột,lười nhác ăn bám vợ,suốt ngày ru rú xó bếp sờ đuôi con mèo.Chi tiết này gây cười nhưng cũng hàm ý sâu xa:anh ta không khác gì con mèoĐó là loại đàn ông không còn phong độ nam nhi.Loại đàn ông này không phải không còn trong xh,nó trở thành đề tài châm biếm chế giễu của ca dao: - Chồng người bể Sở sông Ngô Chồng em ngồi bếp rang ngô cháy quần - Làm trai cho đáng nên trai Ăn cơm với vợ lại naì vét niêu Ăn no rồi lại nằm khoèo Nghe giục trống chèo bế bụng đi xem - Bài 4:chế giễu những loại phụ nữ đỏng đảnh vô duyên.những câu ca dao này đọc lên đã buồn cười vì nghệ thuật phóng đại kết hợp trí tưởng tượng phong phú của người bình dân Bài ca dao hài hước này trước hết là để mua vui,giải trí nhưng đằng sau vẫn ngầm chứa một ý nghĩa phê phán châm biếm nhẹ nhàng đối với loại phụ nữ này trong xXH 3. Những biện pháp nghệ thuật nào thường được sử dụng trong ca dao hài hước? - Hư cấu dựng cảnh tài tình,khắc hoạ nhân vật bằng những nét điển hình với những chi tiết khái quát cao - Cường điệu phóng đại tương phản đối lập - Dùng ngôn ngữ đời thường mà hàm ý sâu xa - Tham khảo phần ghi nhớ SGK Đọc thêm Lời tiễn dặn (Trích truyện thơ Tiễn dặn người yêu) Dân tộc Thái A.Mục tiêu cần đạt 1.Kiến thức Giúp học sinh Hiểu được tình yêu tha thiết,thủ chung và khát vọng tự do yêu đương của các chàng trai cô gái Thái:cảm thông với nỗi đau khổ của họ 2.Kĩ năng - Thấy được đặc điểm nghệ thuật của truyện thơ dân tộc Thái thể hiện trong đoạn trích - Rèn luyện kĩ năng đọc- kể truyện thơ,phân tích nhân vật trữ tình tự sự trong đoạn trích 3.Thái độ Qua đó có thái độ yêu quý và trân trọng cuộc sống mới. B.Chuẩn bị của gv và hs - SGV,SGK,thiết kế bài soạn - Đọc văn bản,soạn bài theo câu hỏi sgk C.Tiến trình dạy học 1.Kiểm tra sĩ số 2.Bài mới Tg Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Giáo viên gọi học sinh đọc phần tiểu dẫn, và nêu những nội dung được trình bày ở phần tiểu dẫn ? - Giáo viên gọi học sinh đọc đoạn trích và những chú giải từ ngữ trong trích đoạn. - Phân tích diễn biến tâm trạng của chàng trai trên đường tiễn người yêu về nhà chồng ? - Phân tích những câu thơ mô tả hành động, tâm trạng của cô gái trên đường trở về nhà chồng? - Phân tích những câu thơ miêu tả tâm trạng của chàng trai trên đường tiễn người yêu về nhà chồng ? - Phân tích những câu thơ, những chi tiết thể hiện thái độ cử chỉ ân cần của chàng trai với cô gái, lúc ở nhà chồng của cô gái ? - Đoạn trích sử dụng nhiều câu thơ có dùng phép điệp ngữ, kểu câu cùng một cấu trúc. Hãy tìm và nêu giá trị biểu cảm của những câu thơ đó ? - Nêu những nét đặc sắc về mặt nghệ thuật của trích đoạn? * Củng cố: Học sinh cần nắm được * Nhắc nhở: - Chuẩn bị bài mới: Luyện tập viết đoạn văn tự sự, theo hướng dẫn chuẩn bị bài trong sách giáo khoa. I. Đọc hiểu phần tiểu dẫn: 1. Giới thiệu khái quát về truyện thơ “Tiễn dặn người yêu” “Tiễn dặn người yêu” “Xống chu xôn xao” là truyện thơ của dân tộc Thái. Truyện thơ có 1846 câu thơ. 2- Nội dung truyện thơ : SGK 3- Vị trí trích đoạn “ Lời tiễn dặn”. Đoạn trích miêu tả tâm trạng của chàng trai trên đường tiễn cô gái về nhà chồng và phải chứng kiến cảnh cô bị người chồng đánh đập II. Đọc hiểu đọan trích: 1. Tâm trạng của chàng trai trên đường tiễn dặn. - Chàng trai gọi cô gái là “người đẹp anh yêu” tình cảm này khẳng định tình yêu của chàng trai dành cho cô gái vẫn còn thắm thiết. Nhưng tình cảm chủ quan đó lại mâu thuẫn với sự thực là cô gái đang cất bước theo chồng - Trên đường tiễn dặn chàng trai như cảm nhận được tâm trạng của cô gái như muốn níu kéo cho dài ra những giây phút còn được ở bên chàng trai. Chân bước đi mà đầu còn “ngoảnh lại” mắt còn “ngoái trông” chân càng bước xa thì lòng cô gái “càng đau nhớ” . Vì lẽ đó cứ mỗi cánh rừng đi qua cô gái đều coi là cái cớ để dừng lại chờ chàng trai lòng đầy khắc khoải. - Chàng trai có những cử chỉ hành động như muốn níu kéo cho dài ra giây phút còn được ở bên cô gái trên đường tiễn dặn. Phải được như, được dặn cô gái đôi câu chàng trai mới có thể “đành lòng” quay về. Chàng muốn ngồi lại bên cô gái âu yếm cô để “ủ lấy hương người” cho mai sau (khi chết) lửa xác (mình) vẫn đượm hơi người thân yêu ngày hôm nay. Chàng trai âu yếm con của cô gái mà như âu yếm chính đứa con của mình - Phần một của đoạn thơ được kết lại với ý chí quyết sẽ đoàn tụ với nhau ( đó là ý của chàng trai, nhưng cũng là quyết tâm của hai người”. “Không lấy nhau được thời trẻ, ta sẽ lấy nhau khi goá bụa về già” 2. Cử chỉ và hành động của chàng trai lúc ở nhà chồng của cô gái: - Cử chỉ hành động của chàng trai bộc lộ niềm xót xa thương cảm với người yêu. - Về an ủi cô gái lúc bị nhà chồng đánh đập, hắt hủi. Làm thuốc cho cô gái uống - Sau nỗi xót xa thương cảm cho nỗi thống khổ của cô gái, đoạn cuối của trích đoạn bộc lộ ý chí quyết tâm của chàng trai sẽ bằng mọi cách đón cô gái về đoàn tụ với mình. - Nhiều hình ảnh so sánh ẩn dụ được sử dụng dồn dập biện pháp điệp ngữ. Những câu thơ được viết theo cùng một mô hình cấu trúc đã diễn tả ý chí mãnh liệt của chàng trai nhất quyết sẽ giành lại tình yêu để đoàn tụ cùng cô gái. 3. Những đặc sắc về mặt nghệ thuật của đoạn trích: Sự kết hợp nghệ thuật nữ tính (mô tả cảm xúc, tâm trạng, với nghệ thuật tự sự ( kể sự việc, hành động). - Sử dụng một cách nghệ thuật lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân. - Tình yêu tha thiết thuỷ chung và khát vọng tự do yêu đương của chàng trai, cô gái Thái. - Những nét đặc sắc về nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật. *Rút kinh nghiệm Ngày soạn:29/10/2011 Tiết:31 ÔN TẬP VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM Ngày kí duyệt 31/10/2011 A.Mục tiêu bài học 1.Kiến thức Giúp học sinh - Củng cố và hệ thống các tri thức về văn học dân gain dã học,kiến thức chung,kiến thức cụ thểvề thể loại và tác phẩm hoặc đoạn trích 2.Kĩ năng - Rèn kĩ năng hệ thống hoá,so sánh,vận dụng kiến thức lí luận vào thực tế - Biết vận dụng đặc trưng các thể loại của văn học dân gian để phân tích các tác phẩm cụ thể 3.Thái độ Bồi dưỡng tình cảm trân trọng tự hào về văn học dân gian Việt Nam B.Chuẩn bị của GV và HS - SGV,SGK,thiết kế bài dạy - Đọc văn bản, soạn bài theo câu hỏi SGK C.Tiến trình dạy học 1.Kiểm tra sĩ số 2.Kiểm tra bài cũ - Nêu cảm nhận của mình về bài ca dao hài hước số 1 - Nêu cảm nhận của mình về bài ca dao hài hước số 2, 3, 4 3.Bài mới Tg Hoạt động của Gv và Hs Yêu cầu cần đạt - Giáo viên yêu cầu học sinh nhớ lại những kiến thức đã học và trả lời câu hỏi 1 theo sgk? -Gv hỏi,hs liệt kê những thể loại văn học dân gian theo bảng hệ thống - Ca dao than thân thường là lời của ai ? Vì sao ? Thân phận của những con người ấy hiện lên như thế nào bằng những so sánh ẩn dụ gì ? - Ca dao yêu thương tình nghĩa đề cập đến những tình cảm phẩm chất gì của người lao động. Vì sao họ hay nhắc đến các biểu tượng cái khăn, cái cầu để bộc lộ tình yêu ? - Vẻ đẹp tâm hồn của người dân lao động được bộc lộ qua ca dao hài hước - Nêu những biện pháp nghệ thuật thường được sử dụng trong ca dao Câu 1: ( Học sinh xem lại những kiến thức đã học) Câu 2: Văn học dân gian gồm có các thể loại: Truyện dân gian Câu nói dân gian Thơ ca dân gian Sân khấu dân gian Thần thoại Sử thi Truyền thuyết Truyện cổ tích Ngụ ngôn Truyện cười Truyện thơ Tục ngữ Câu đố Ca dao Vè Chèo Tuồng dân gian Câu 4: a. Về nội dung: Có ca dao than thân và ca dao yêu thương tình nghĩa. - Ca dao than thân thường là lỗi của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Thân phận của họ bị phụ thuộc vào những người khác trong xã hội, giá trị của họ không được ai biết đến. Thân phận của họ thường được nói lên bằng những hình ảnh so sánh ẩn dụ như “ Tấm lụa đào” “ củ ấu gai” - Ca dao yêu thương tình nghĩa đề cập đến những tình cảm, phẩm chất của người lao động như tình bạn cao đẹp, tình yêu tha thiết mặn nồng với những nỗi thương da diết mãnh liệt, tình yêu tha thiết của con người trong cuộc sống...thường được nói lên bằng những biểu tượng như: Tấm khăn, ngọn đèn, cái cầu, con thuyền, bến nước, gừng cay muối mặn.... - Ca dao hài hước nói lên tâm hồn lạc quan của người lao động trong cuộc sống còn nhiều vất vả lo toan. b. Về nghệ thuật: - Ca dao sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật mang tính truyền thống của sáng tác dân gian. Câu 3 Bảng so sánh tổng hợp các thể loại truyện dân gian đã học Thể loại Mục đích sáng tác Hình thức lưu truyền Nội dung phản ánh Kiểu nhân vật chính Đặc điểm nghệ thuật Sử thi anh hùng Ghi lại cuộc sống và ước mơ phát triển cộng đồng của người dân Tây Nguyên xưa Hát kể Xã hội Tây Nguyên cổ đại đang ở thời kì công xã thị tộc Người anh hùng sử thi cao đẹp kì vĩ (Đăm Săn) Sử dụng biện pháp so sánh phóng đại, trùng điệp tạo nên những hình tượng nghệ thuật hoành tráng hào hùng. Truyền thuyết Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử Kể diễn xướng Kể về các sự kiện lịch sử và các nhân vật lịch sử có thật nhưng đã được khúc xạ qua một cốt truyện hư cấu Nhân vật lịch sử được truyền thuyết hoá (An Dương Vương, Mỵ Châu, Trọng Thủy) Từ “cái lõi là sự thật lịch sử” hư cấu thành câu chuyện mang những yếu tố hoang tưởng kì ảo. Truyện cổ tích Thể hiện nguyện vọng ước mơ của nhân dân trong xã hội có giai cấp: chính nghĩa thắng gian tà kể Xung đột xã hội, cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, chính nghĩa và gian tà Người con riêng (Tấm) người con út, người lao động nghèo khổ bất hạnh, người lao động tài giỏi Truyện hoàn toàn hư cấu không có thật. Kết cấu theo đường thẳng, nhân vật chính phải trải qua ba chặng trong cuộc đời Truyện cười Mua vui, giải trí, châm biếm, phê phán xã hội (giáo dục trong nội bộ nhân dân và lên án, tố cáo giai cấp thống trị kể Những điều trái tự nhiên những thói hư tật xấu đáng cười trong xã hội Kiểu nhân vật có thói hư tật xấu (anh học trò giấu dốt, thầy lí tham tiền Truyện ngắn gọn, tạo tình huống bất ngờ, mâu thuẫn, phát triển nhanh, kết thúc đột ngột để gây cười *Rút kinh nghiệm Ngày soạn: 29/10/2011 Tiết 32 TRẢ BÀI SỐ 2 (Bài làm trên lớp) Ngày kí duyệt 31/10/2011 A.Mục tiêu bài học 1.Kiến thức Giúp học sinh; - Nhận thức rõ những ưu điểm và nhược điểm về nội dung và hình thức của bài viết nhất là khả năng chọn sự việc chi tiết tiêu biểu, kết hợp các yếu tố miêu tả biểu cảm 2.Kĩ năng Tích luỹ kinh nghiệm viết văn tự sự để phục vụ cho những bài viết tiếp thep nói riêng và phục vụ cho hoạt động giao tiếp xã hội trong cuộc sống hằng ngày nói chung 3.Thái độ - Rút ra bài học kinh nghiệm và có ý thức bồi dưỡng thêm năng lực viết văn tự sự để chuẩn bị tốt cho bài viết sau B.Chuẩn bị của GV và HS - SGV,SGK, bài kiểm tra của học sinh - Xem lại đề bài C.Các bước lên lớp 1.Kiểm tra sĩ số 2.Đọc lại đề *Đề bài Sau khi tự tử ở giếng loa thành,xuống thuỷ cung,Trọng Thuỷ đã tìm gặp Mị Châu.Hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyện đó. Tg Hoạt động của thầy và trò Yêu cầu cần đạt - Hãy nhắc lại những yêu cầu của bài viết này? - Trong quá trình viết,em đã vận dụng những kiến thức và kĩ năng nào?Có gì thuận lợi và khó khăn? - Gv nhận xét,đánh giá chung bài làm của học sinh - Sau khi học sinh đọc xong,gv hướng dẫn học sinh nhận xét đánh giá GV trả bài và yêu cầu - Xem lại bài và đọc kĩ lời phê của giáo viên - Tự sửa các lỗi về dùng từ,đặt câu ,bố cục ,liên kết - Trao đổi bài cho bạn để cùng nhau rút kinh nghiệm -Dặn học sinh chuẩn bị cho bài viết sau I.Yêu cầu bài viết số 2 - Đây là bài văn viết theo hình thức một bài văn tự sự.kể lại một câu chuyện theo trí tưởng tượng của mình về kết thúc một câu chuyện.dựa vào các kiến thức đã học về kiểu bài văn tự sự ,hs viết về câu chuyện theo 3 kết thúc của đề bài đã cho. + Chọn đề tài +Chọn sự việc,nhân vật,chi tiết +Xây dựng bố cục - Phải vận dụng những kiến thức và kĩ năng +Tóm tắt văn bản tự sự +Chọn sự việc chi tiết tiêu biểu +Kết hợp các yếu tố miêu tả,biểu cảm +Xác định ngôi kể + Vận dụng kĩ năng kể chuyện tưởng tượng - Thuận lợi khó khăn +Kiểu văn bản quen thuộc và thông dụng +Tự do lựa chọn đề tài,cốt truyện sự việc chi tiết,ngôi kể. - Khó khăn + Vốn sống trí tưởng tượng hạn chế +Vốn từ ngữ có hạn II.Nhận xét,đánh giá bài làm của học sinh 1. Căn cứ vào yêu cầu vào yêu cầu của bài viết để đánh giá 2. Căn cứ vào kết quả cụ thể của học sinh để đánh giá 3. Cho học sinh đọc 3 bài làm tốt-trung bình-yếu - Nhận xét những bài làm tốt - Nhận xét những bài làm chưa đạt III.Trả bài - tổng kết *Rút kinh nghiệm .. VIẾT BÀI LÀM VĂN SỐ 3 VĂN TỰ SỰ (bài làm ở nhà) I.MỤC TIÊU BÀI HỌC Giúp học sinh; - Đánh giá việc hiểu đặc điểm một thể loại VHDG (cổ tích) và nhất là đánh giá việc đọc và tìm hiểu tác phẩm(Tấm Cám) - Viết được bài văn tự sự với những sự việc,chi tiết tiêu biểu kết hợp với các yếu tố miêu tả và biểu cảm - Bồi dưỡng ý thức và tình cảm lành mạnh đúng đắn đối với con người và cuộc sống. II .CHUẨN BỊ CỦA GV-HS - SGV,SGK, đề bài viết số 3 - Xem lại giới hạn ôn tập III. HÌNH THỨC KIỂM TRA: Tự luận III. THIẾT LẬP MA TRẬN: MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA BÀI VIẾT SỐ 3 MÔN NGỮ VĂN 10 ội dung Mức độ nhận biết Mức độ thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Tổng số điểm Ghi chú Nghị luận VH ( VHDG) Biết cách dẫn dắt vấn đề, thuộc, nắm được nội dung , nghệ thuật tác phẩm1đ’ Chỉ ra được nội dung và nghệ thuật tác phẩm. 4 đ’ Biết cách và phân tích được các giá trị nội dung và nghệ thuật3đ’ Cảm nhận , đánh giá được cái hay , cái đẹp của tác phẩm 2đ’ 10 đ IV. BIÊN SOẠN CÂU HỎI THEO MA TRẬN Phân tích truyện cổ tích Tấm Cám để thấy được ước mơ khát vọng của nhân dân lao động và qua đó, bày tỏ suy nghĩ của bản thân mình Ngày soạn:29/10/2011 Tiết: 33- 34 -35 KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ X ĐẾN HẾT THẾ KỈ XIX Ngày kí duyệt 31/10/2011 A.Mục tiêu bài học 1.Kiến thức Giúp học sinh - Hiểu được một cách khái quát những kiến thức cơ bản về các thành phần văn học chủ yếu,các giai đoạn văn học,những đặc điểm lớn về nội dung và nghệ thuật của văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX 2.Kĩ năng - Rèn kĩ năng phân tích ,tổng hợp phát hiện và chứng minh các luận điểm văn học sử một cách hệ thống ,kĩ năng sử dụng SGK kết hợp với lời giải thiích phân tích của giáo viên. 3.Thái độ - Bồi dưỡng lòng yêu mến giữ gìn và phát huy di sản văn hoá dân tộc B.Chuẩn bị của thầy và trò - Ngữ văn lớp 9- tập 2 - Tuyển tập văn học việt nam C.Tiến trình dạy học 1.Kiểm tra sĩ số 2.Kiểm tra bài cũ 3.Bài mới Tg Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt - GV đặt câu hỏi củng cố một số khái niệm - Hs đọc 3 dòng đầu trong SGK tự giải thích khái niệm +Văn học trung đại VN + Văn học phong kiến VN + Văn học phong kiến trung đại VN - GV định hướng:Là khái niệm chỉ thời kì văn học VN từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XI X ,tồn tại và phát triển trong xã hội phong kiến VN Gv yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi H: VHTĐ Việt Nam có các thành phần cơ bản nào? - Thành phần VH chữ Hán được biểu hiện cụ thể như thế nào? + Khái niệm + Thể loại - Thành phần văn học chữ nôm biểu hiện cụ thể như thế nào? H:Văn học trung đại VN phát triển qua mấy giai đoạn: - Phát triển qua 4 giai đoạn -Nêu những nét cơ bản của thời kì văn học này ? + Hoàn cảnh, + Thành phần:Tại sao nói đến giai đoạn này văn học VN tạo ra một bước ngoặt lớn? + Nội dung (Nêu tên một số tác phẩm tiêu biểu đã học ?Chủ đề,âm hưởng,cảm hứng chủ đạo của tác phẩm ấy là gì?Giải thích khái niệm hào khí Đông a) - Các tp tiêu biểu:Thiên đô chiếu(Lí Công Uốn) Quốc tộ(Vận nước) của Đỗ Pháp Thuận,Nam quốc sơn hà,Tụng giá hoàn kinh sư (Trần Quang Khải) + Nghệ thuật) Diện mạo văn học thời kì này? + Hoàn cảnh, + Thành phần + Nội dung + Nghệ thuật) - Nội dung chủ đề, cảm hứng của văn học giai đoạn này có gì khác,có gì tiếp tục so với giai đoạn văn học trước đó? Thành tựu + Văn chính luận:Đại cáo bình ngô,quân trung từ mệnh tập + Văn xuôi tự sự: Thánh tông di thảo,Truyền kì mạn lục + Thơ nôm của Nguyễn Trãi,Nguyễn Bỉnh khiêm,Lê Thánh Tông - Diện mạo văn học thời kì này? + Hoàn cảnh, + Thành phần + Nội dung + Nghệ thuật - Các tác phẩm tiêu biểu:Chinh phụ ngâm,Cung oán ngâm khúc,Hoàn lê nhất thống chí,truyện KiềuThơ Cao Bá Quát,Nguyễn Công Trứ - Diện mạo văn học được thể hiện như thế nào? - Nguyễn Đình Chiểu(Truyện Lục Vân Tiên,Văn tế nghĩa sĩ cần giuộc..) - Thơ văn trào phúng trữ tình của nguyễn Trãi I.Các thành phần VH từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX - Hai thành phần chủ yếu của VHTĐ Việt Nam là thành phần chữ Hán và chữ Nôm.Giai đoạn cuối chữ Quốc Ngữ xuất hiện nhưng chưa có thành tựu nổi bật 1.Văn học chữ Hán - Bao gồm các sáng tác chữ Hán của nguời Việt.Xuất hiện rất sớm tồn tại trong suốt thời kì hình thành và phát triển của văn học trung đại cả thơ và văn xuôi. - Thể loại gồm chiếu biểu,hịch cáo,truyện truyền kì,kí sự,tiểu thuyết chương hồi,phú,thơ cổ phong,thơ đường luật 2.Văn học chữ Nôm - Cuối thế kỉ XIII văn học sáng tác bằng chữ Nôm mới xuất hiện.Nó tồn tại và phát triển đến hết thời kì văn học trung đại. - Chủ yếu là thơ rất ít tác phẩm văn xuôi, một số thể loại tiếp thu từ văn học Trung Quốc:phú,văn tế,chủ yếu là sáng tác theo thể thơ tự do.Ngoài ra còn một số ít thể loại văn học Trung Quốc đã được dân tộc hoá như thơ Nôm đường luật,đường luật thất ngôn xen lẫn lục ngôn. II.Các giai đoạn phát triển 1.Giai đoạn từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIV - Hoàn cảnh: + Hai lần chiến thắng chống quân Tống +Ba lần chiến thắng chống quân Nguyên Mông. +Hai mươi năm chiến đấu và thắng quân Minh + Xây dựng đất nước hoà bình vững mạnh ,chế độ phong kiễn Việt Nam phát triển - Thành phần + Văn học viết hình thành(Văn học chữ hán và văn học chữ nôm) + Văn học dân gian tiếp tục song song cùng tồn tại và phát triển - Nội dung yêu nước chống xâm lăng và tự hào dân tộ - Nghệ thuật: + Đạt được những thành tựu như văn chính luận,văn xuôi viết về đề tài lịch sử văn hoá. + Thơ phú đều phát triển - Tácphẩm tác giả(SGK) 2.Từ thế kỉ XV đến hết thế kỉ XVII -Hoàn cảnh + Chiến thắng giặc minh,triều Hậu Lê thành lập chế độ phong kiến cực thịnh ở cuối thế kỉ XV. + Nội chiến (Mạc-Lê,Trịnh – Nguyễn)chia cắt đất nước(TK XVI –XVII) nhưng nhìn chung xã hội vẫn ổn định -Bộ phận Văn học: +Hai bộ phận văn học chính của văn học viết là văn học chữ hán và văn học chữ nôm đều phát triển đạt được nhiều thành tựu + Hiện tựợng văn –sử – triết bất phân nhạt dần bằng sự xuất hiện càng nhiều tác phẩm văn chương hình tượng - Nội dung: + Tiếp tục phát triển chủ đề yêu nước và cảm hứng hào hùng của giai đoạn trước trong thơ văn Nguyễn Trãi,Lê Thánh Tông.. + Đã xuất hiện chủ đề phê phán tệ lậu xã hội ,suy thoái đạo đức ,phản ánh xã hội đương thời(Nguyễn dữ,Nguyễn Bỉnh Khiêm..) - Nghệ thuật: VH Chữ Hán phát triển với nhiều thể loại.Thành tựu chủ yếu là văn chính luận. 3.Từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX. - Hoàn cảnh +Nội chiến phong kiến tiếp tục gay gắt ,kéo dài + Phong trào nông dân khởi nghĩa sôi sục ,đỉnh cao là khởi nghĩa Tây Sơn ,diệt Trịnh - Nguyễn ,diệt Xiêm- Thanh ,thống nhất đất nước. + Tây Sơn thất bại ,nhà nguyễn khôI phục triều đại phong kiến chuyên chế + Đất nước đứng trước hiểm hoạ xâm lược của thực dân Pháp - Nội dung: Xuất hiện trào lưu nhân đạo chủ nghĩa.Đó là tiếng nói đòi quyền tự do,quyền sống cho con người.trong đó có con người cá nhân. - Tác phẩm - Nghệ thuật : VH phát triển mạnh mẽ ở phương diện văn xuôi và văn vần,cả chữ Hán và chữ Nôm,khúc ngâm và thể hát nói.(VD:SGK) 4.Giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX -Hoàn cảnh: + Pháp xâm lược VN – kẻ thù mới đã xuất hiện,cả dân tộc đứng lên chống ngoại xâm. + XHVN chuyển từ phong kiến sang thực dân nửa phong kiến. + Văn hoá phương tây bắt đầu ảnh hưởng tới đời sống xã hội - Văn học VH phát triển phong phú chủ đề yêu nước,chống xâm lăng,cảm hứng bi tráng (Ghi lại một thời khổ nhục nhưng vĩ đại thất bại nhưng vẫn hiên ngang ) - Về nghệ thuật: + Thơ vẫn sáng tác theo thể loại và thi pháp truyền thống. + Đã xuất hiện một số tác phẩm văn xuôi viết bằng chữ quốc ngữ.bước đầu đem đến cho văn học những đổi mới theo hướng hiện đại hoá Tiết 35 H:Nội dung văn học thời kì này do những yếu tố nào tác động? - Chủ nghĩa yêu nước được thể hiện như thế nào? - Chủ nghĩa nhân đạo được thể hiện như thế nào trong văn học? - Thế nào là thế sự? - Nội dung cảm hứng thế sự biểu hiện như thế nào? - Tính quy phạm được thể hiện như thế nào? - Quá trình tiếp thu và ảnh hưởng văn hoá nước ngoài như thế nào? Đọc thuộc ghi nhớ Làm bài tập 2:lập bảng hệ thống về tình hình phát triển của văn học từ TK X đến hết TK XI X Soạn bài mới III.Những đặc điểm lớn về nội dung - Do 3 yếu tố tác động +Tinh thần dân tộc(truyền thống) +Tinh thần thời đại +Anh hưởng từ nước ngoài VH giai đoạn này có những đặc điểm lớn về nội dung(yêu nước,nhân đạo,cảm hứng thế sự) 1.Chủ nghĩa yêu nước Biểu hiện: + Gắn liền với tư tưởng trung quân ái quốc +Tinh thần quyết chiến quyết thắng chống ngoại xâm,ý thức độc lập tự do,tự cường,tự hào dân tôc) +Xót xa trước cảnh nước mất nhà tan +thái độ trách nhiệm khi xây dựng đất nước trong thời bình +Ca ngợi những người hi sinh vì đất nước +Yêu thiên nhiên đất nước 2.Chủ nghĩa nhân đạo - Bắt nguồn từ truyền thống dân tộc,từ văn học dân gian,ảnh hưởng từ tư tưởng nhân văn tích cực của Đạo phật,Nho giáo,Đạo giáo. - Biểu hiện cụ thể + Thương người như thể thương thân +Nguyên tắc đạo lí và thái độ ứng xử +Phật giáo là từ bi bác

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an hoc ki 1_12403993.doc
Tài liệu liên quan