Mở đầu . 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN 8
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến luận án . 8
1.1.1. Các công trình nghiên cứu của các học giả nước ngoài . 8
1.1.2. Các công trình nghiên cứu của các học giả trong nước . 14
1.2. Kết quả nghiên cứu của các công trình đã được công bố và những vấn đề
luận án cần nghiên cứu, giải quyết. 26
1.2.1. Một số nhận xét, đánh giá về các công trình nghiên cứu có liên quan . 26
1.2.2. Một số vấn đề đặt ra mà luận án cần nghiên cứu, giải quyết . 27
1.2.3. Một số khái niệm có liên quan được sử dụng trong luận án . 28
Chương 2: CHÍNH SÁCH DÂN TỘC CỦA NHÀ NƯỚC Ở VÙNG TÂY
BẮC TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2005 . 32
2.1. Khái quát về đặc điểm kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc . 32
2.1.1. Về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên . 33
2.1.2. Các đặc điểm cơ bản về dân cư, kinh tế, văn hóa, xã hội . 35
2.1.3. Khái lược về chính sách dân tộc của Nhà nước ở vùng Tây Bắc trước
năm 2001 38
2.2. Nội dung các chính sách dân tộc của Nhà nước ở vùng Tây Bắc từ năm
2001 đến năm 2005 . 42
2.2.1. Nguyên tắc, mục tiêu, nhiệm vụ của chính sách dân tộc . 42
2.2.2. Những nội dung cụ thể của chính sách dân tộc . 48
2.3. Quá trình thực hiện, kết quả cơ bản và những vấn đề còn tồn đọng . 62
2.3.1. Quá trình tổ chức thực hiện chính sách . 62
2.3.2. Một số kết quả cơ bản của chính sách . 67
2.3.3. Một số vấn đề còn tồn đọng . 74
Chương 3: QUÁ TRÌNH BỔ SUNG CHÍNH SÁCH DÂN TỘC CỦA NHÀ
NƯỚC Ở VÙNG TÂY BẮC TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2011 . 77
3.1. Cơ hội và thách thức mới đối với sự phát triển của các dân tộc Tây Bắc 77
3.1.1. Những cơ hội mới cho sự phát triển của các dân tộc Tây Bắc. 77
278 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 339 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Chính sách dân tộc của nhà nước Việt Nam đối với vùng tây bắc từ năm 2001 đến năm 2011, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tư tưởng dân tộc lớn, dân tộc hẹp hòi
và sự tự ti dân tộc thì việc thực hiện nguyên tắc “tôn trọng” lẫn nhau trong quan hệ
dân tộc và hoạch định, thực thi chính sách dân tộc là điều hết sức quan trọng và cần
thiết. Nguyên tắc này chẳng những đảm bảo cho sự bình đẳng giữa các dân tộc mà
còn là nền tảng để thực hiện xay dựng khối đại đoàn kết dân tộc. Nước ta nói chung
và vùng Tây Bắc nói riêng đều mang đặc tính chung đó là đa tộc người, các dân tộc
tụ cư xen kẽ và đều có công lớn trong việc dựng nước và giữ nước. Do đó, các dân
tộc đều phải được đối xử bình đẳng như nhau, tôn trọng như nhau trong quá trình
phát triển để tránh những sự kỳ thị, phân biệt trong quan hệ và đối thoại tộc người.
125
Sáu là, xu hướng luật hóa và xã hội hóa chính sách dân tộc ngày càng trở
thành phổ biến. Căn cứ vào nội dung của chính sách và quá trình thực hiện chính
sách có thể thấy rằng, xu hướng luật hóa và xã hội hóa chính sách đã được hình
thành và ngày càng rõ nét, góp phần làm cho kết quả thực thiện chính sách ngày
càng cao hơn và mang tính toàn diện hơn.
Về xu hướng luật hóa các chính sách dân tộc, dù rằng cho đến thời điểm hiện
tại vẫn chưa có được một bộ luật riêng cho vấn đề dân tộc, song qua thống kê các
văn bản chính sách và hình thức tồn tại thì có thể thấy, các chính sách đã được hiện
thực hóa một phần thông qua hệ thống pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là những
chính sách liên quan đến vấn đề bảo đảm nguyên tắc bình đẳng, đoàn kết và tôn
trọng trong quan hệ tộc người. Thống kê của NCS cho thấy từ năm 2001 đến 2011,
đã có 37 văn bản luật và dưới luật được sửa đổi, bổ sung và ban hành mới có quy
định những điều khoản liên quan đến chính sách dân tộc, chủ yếu là các vấn đề về
quyền công dân, quyền các dân tộc, chế độ chính sách cho cộng đồng các dân tộc
yếu thế, khó khăn về điều kiện sống,... Để đảm bảo cho nguyên tắc bình đẳng, đoàn
kết và tôn trọng nhau trong việc thể hiện quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm công dân,
Quốc hội 11 đã ban hành các văn bản luật và dưới luật như: Pháp lệnh số 11/2003/PL-
UBTVQH11 ngày 29 tháng 4 năm 2003 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về việc sửa
đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh cán bộ, công chức; Luật số 11/2003/QH11
ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội, Luật về tổ chức Hội đồng nhân dân và uỷ
ban nhân dân; Luật số 12/2003/QH11, ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội, Luật
về bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân; Luật số 69/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm
2006 của Quốc hội Luật trợ giúp pháp lý; Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 ngày
20 tháng 4 năm 2007 của Quốc hội, Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị
trấn;... Tiếp đó, Quốc hội khóa 12 cũng tiếp tục ban hành một số văn bản luật và dưới
luật về vấn đề này như: Luật số 22/2008/QH 12, ngày 13 tháng 11 năm 2008 của Quốc
hội, Luật cán bộ, công chức; Luật số 24/2008/QH 12, ngày 13 tháng 11 năm 2008 của
Quốc hội, Luật Quốc tịch; Luật số: 58/2010/QH12 ngày 15 tháng 11 năm 2010 của
Quốc hội, Luật Viên chức; Luật số 63/2010/QH12 ngày 24 tháng 11 năm 2010, của
Quốc hội khoá 12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và
Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp;... Có thể nói, ngoài Hiếp pháp thì
đây là những khung pháp lý cao nhất quy định các chế độ, chính sách về quyền con
người, quyền dân tộc, quyền công dân của Nhà nước đối với cộng đồng các dân tộc
Việt Nam, trong đó có cộng đồng các dân tộc Tây Bắc.
126
Về phát triển kinh tế - xã hội, Nhà nước cũng đã có quy định về các chế độ,
chính sách hỗ trợ cho đồng bào các dân tộc vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó
khăn, vùng ĐBDTTS,... trong các văn bản luật và dưới luật như: Nghị quyết số
15/2003/NQ/QH11 ngày 17 tháng 6 năm 2003 của Quốc hội về miễn, giảm thuế sử
dụng đất nông nghiệp; Luật số 09/2003/QH11, ngay 17 tháng 6 năm 2003 của Quốc
hội, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp; Luật số 18/2003/QH11, ngày 26 tháng 11
năm 2003 của Quốc hội về Hợp tác xã; Pháp lệnh số 21/2004/PL-UBTVQH11,
ngày 18 tháng 6 năm 2004 của UBTVQH về tín ngưỡng, tôn giáo; Luật số
36/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 của Quốc hội, Luật Thương mại; Luật số
45/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 của Quốc hội, Luật thuế xuất khẩu, thuế
nhập khẩu; Luật số 14/2008/QH12, ngày 3 tháng 6 năm 2008 của Quốc hội, Luật thuế
thu nhập doanh nghiệp; Nghị quyết số 55/2010/QH12, ngày 24 tháng 11 năm 2010
của Quốc hội về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp; Luật số 32/2009/QH12
ngày 18 tháng 6 năm 2009 của Quốc hội, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Di sản văn hoá; Nghị quyết số 18/2008/QH12 ngày 03 tháng 6 năm 2008 của Quốc
hội khoá 12 về việc đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật xã hội hoá để nâng cao
chất lượng chăm sóc sức khoẻ nhân dân; Luật số 25/2008/QH12 ngày 14 tháng 11
năm 2008 của Quốc hội khoá 12, Luật Bảo hiểm Y tế;...
Bên cạnh đó, các vấn đề về an ninh-quốc phòng cũng được quy định cụ thể trong
các văn bản như: Luật số 23/2000/QH10 ngày 09 tháng 12 năm 2000 của Quốc hội -
Luật về phòng, chống ma tuý; Luật số 06/2003/QH11, ngày 17 tháng 6 năm 2003 của
Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về Luật Biên giới Quốc gia; Luật
số 32/2004/QH11, ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam ban hành về An ninh Quốc gia; Luật số 39/2005/QH11 ngày 14
tháng 6 năm 2005 của Quốc hội Luật Quốc phòng; Luật số 16/2008/QH12, ngày 03
tháng 06 năm 2008 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống
ma túy; Luật số 43/2009/QH12 ngày 23 tháng 11 năm 2009 của Quốc hội - Luật dân
quân tự vệ; Pháp lệnh số 06/2008/PL-UBTVQH12, ngày 21 tháng 11 năm 2008 của
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Pháp lệnh Công an xã; Luật số 66/2011/QH12 ngày 29
tháng 03 năm 2011 của Quốc hội về phòng, chống mua bán người;...
Như vậy, có thể thấy các văn bản pháp luật có đề cập đến chính sách dân tộc
của Nhà nước giai đoạn 2001-2011 là tương đối đa dạng và có sự toàn diện nhất
định, bao quát được các vấn đề cơ bản của đời sống xã hội cộng đồng các dân tộc
Việt Nam. Các văn bản này đều có những quy định về chế độ, chính sách ưu đãi
127
dành riêng cho cộng đồng các dân tộc yếu thế, sinh sống ở những vùng khó khăn,
vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo và các DTTS, trong đó có cộng đồng các
dân tộc đang sinh sống ở vùng Tây Bắc. Dù rằng, số lượng văn bản luật và dưới luật
về vấn đề chính sách dân tộc, vấn đề dân tộc hay có liên quan đến các vấn đề này còn
tương đối ít mới chỉ chiếm trên 9,11% tổng số các văn bản chính sách dân tộc của Nhà
nước được áp dụng ở vùng Tây Bắc (37/406 văn bản), song nó cũng cho thấy việc luật
hóa các chính sách dân tộc đã và đang trở thành xu thế trong hoạch định và ban hành
chính sách dân tộc. Đây là một xu thế đúng để hình thành một thể chế chính sách dân
tộc hoàn chỉnh, tạo khung pháp lý để việc thực hiện chính sách đạt được hiệu quả cao
hơn, mang tính bền vững hơn, đồng thời đảm bảo cho việc thực hiện triệt để các
nguyên tắc của chính sách dân tộc cần phải được phát huy tối đa tỏng giai đoạn sau.
Về xu hướng xã hội hóa chính sách, có thể thấy hầu hết các văn bản chính
sách đều có đề cập đến điều này. Quyết định 186/2001/QĐ-TTg về phát triển kinh
tế 6 tỉnh ĐBKK phía Bắc nêu rõ: “Khuyến kích các hình thức huy động vốn trong
dân, vốn của các nhà đầu tư trong nước để đầu tư tăng năng lực sản xuất, phát triển
các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hợp tác xã, các trang trại và hộ gia đình”[30, tr. 9]
và “Khuyến khích các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế thực hiện hình thức ký
hợp đồng với nông dân tiêu thụ nông sản phẩm và làm dịch vụ vốn, vật tư phục vụ
cho sản xuất, trước hết các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh dựa
vào vùng nguyên liệu của dân để chế biến nông, lâm sản. Phải xây dựng phương
thức tổ chức sản xuất nhằm nhất thể hoá sản xuất-chế biến-tiêu thụ trong quá trình
sản xuất hàng hoá trong cơ chế thị trường” [30, tr. 11]. Hay như Quyết định
31/2003/QĐ-TTg về bổ sung dự án xấy dựng một số làng, bản, buôn,... văn hóa,
cũng nêu rõ: Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có đơn vị
tham gia thực hiện dự án cần chủ động lồng ghép các hoạt động của dự án với các
chương trình, dự án kinh tế - xã hội khác trên địa bàn; huy động các nguồn vốn khác
bổ sung để nâng cao hiệu quả của dự án. Quyết định 07/2006/QĐ-TTg về chương
trình phát triển kinh tế - xã hội các xã ĐBKK năm 2006 cũng nêu rõ: “Huy động
đóng góp tự nguyện bằng nhiều hình thức của các doanh nghiệp thuộc mọi thành
phần kinh tế, các tổ chức quốc tế, tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước” [66, tr.
2] và “Các cơ quan thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương có nhiệm vụ
tuyên truyền rộng rãi để toàn xã hội cùng tham gia hưởng ứng, kiểm tra, giám sát
việc thực hiện Chương trình” [66, tr. 4]. Nghị quyết 30a về chương trình giảm
nghèo cũng quy định: “Nguồn vốn của Chương trình gồm vốn ngân sách nhà nước,
128
vốn ODA, trái phiếu Chính phủ, vốn tín dụng đầu tư, vốn đóng góp của doanh
nghiệp và dân cư, vốn thực hiện các chương trình, dự án hiện hành được ghi trong
kế hoạch hàng năm và 5 năm” [92, tr.10-11] và “Phòng Thương mại và Công
nghiệp Việt Nam, các hiệp hội ngành nghề chủ trì tổ chức vận động các thành viên
tham gia các phong trào nhận đỡ đầu, kết nghĩa hỗ trợ các huyện nghèo về phát
triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, đời sống nhân dân, hỗ trợ chế biến, tiêu thụ
sản phẩm, dạy nghề, tạo việc làm... Khuyến khích các Tập đoàn kinh tế, các Tổng
công ty nhà nước, mỗi đơn vị nhận hỗ trợ, giúp đỡ ít nhất 01 huyện nghèo để đầu tư
cơ sở hạ tầng; hỗ trợ sản xuất, chuyển giao kỹ thuật; đào tạo nghề miễn phí và nhận
lao động vào làm việc để tăng thu nhập cho hộ dân, góp phần giảm nghèo nhanh và
bền vững” [92, tr. 15]. Ngoài ra, các điều khoản quy định về vấn đề xã hội hóa
chính sách còn được quy định trong nhiều văn bản khác nữa. Như vậy có thể thấy,
cơ chế nhà nước và nhân dân cùng làm để thực hiện chính sách, đưa chính sách vào
trong đời sống thực tiễn đã ngày càng hình thành rõ nét. Điều này đã tạo điều kiện
để đồng bào các dân tộc thiểu số được hưởng lợi nhiều hơn từ chính sách, đồng thời
cũng tạo thói quen chủ động và hợp tác của đồng bào trong việc tiếp cận, triển khai
chính sách, từ đó làm cho chính sách đi vào đời sống nhanh hơn, mang tính thực
tiễn cao hơn, đạt hiệu quả cao hơn. Đồng thời, việc xã hội hoá thực thi chính sách
dân tộc cũng đã góp phần giảm bớt gánh nặng về ngân sách cho Nhà nước và các
địa phương. Việc xã hội hoá chính sách cũng là một biện pháp để đảm bảo nguyên
tắc tôn trọng và tương trợ lẫn nhau giữa cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Việc làm
này được thể hiện trong nhiều chương trình, dự án như xây dựng trường học, bệnh
xá, chương trình hỗ trợ về nhà ở, nước sạch, điện, đường, nhà văn hoá, cung cấp
lương thực, thực phẩm, qua đó góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc
sống cho cộng đồng các dân tộc Tây Bắc.
Bảy là, các chính sách đã nhận được sự ủng hộ, tiếp nhận của người dân. Đây
là một điều vô cùng quan trọng trong việc ban hành và triển khai hệ thống chính
sách dân tộc của Nhà nước ở vùng Tây Bắc trong giai đoạn 2001-2011. Trong quá
trình thực hiện luận án, NCS đã tiến hành việc phát phiếu điều tra và phỏng vấn sâu
để thu thập các ý kiến đánh giá của các đối tượng thụ hưởng về chính sách dân tộc
mà Nhà nước đã triển khai ở vùng Tây Bắc từ năm 2001 đến năm 2011. NCS và các
cộng sự đã tiến hành phát 1.500 phiếu điều tra trên địa bàn vùng Tây Bắc. Tuy
nhiên, do địa bàn của vùng bao gồm 6 tỉnh, cho nên NCS đã lựa chọn 3 tỉnh là Sơn
La, Điện Biên và Lào Cai làm mẫu khảo sát bởi đây là những địa bàn có đầy đủ
129
nhất các đặc trưng của vùng Tây Bắc. Ở mỗi tỉnh này, NCS đã chọn ra 2 huyện, mỗi
huyện 2 xã để tiến hành phát phiếu điều tra, cũng như là phỏng vấn sâu. Về tiêu chí,
đối tượng chọn mẫu khảo sát của NCS là những địa bàn có nhiều sự biến động về
dân cư, điều kiện sống và đồng thời là nơi có nhiều chính sách dân tộc được triển
khai. Đồng thời, đối tượng khảo sát cụ thể của mỗi địa phương cũng được chia
thành hai loại: một địa bàn là thị trấn, thị xã và một địa bàn là huyện, xã bình
thường. Theo đó: Ở Sơn La, tác giả chọn hai huyện Mường La (hai xã Chiềng Lao
và Nậm Giôn) và Mai Sơn (Xã Mường Bon và Thị trấn Hát Lót); Ở Điện Biên,
NCS chọn khảo sát ở huyện Điện Biên (xã Nà Ư và Mường Phăng) và Thị xã
Mường Lay (Phường Na Lay và Phường Sông Đà); Ở Lào Cai, NCS đã chọn hai
huyện Sa Pa (Thị trấn Sa Pa và xã Tả Van) và huyện Văn Bàn (Thị trấn Khánh Yên
và xã Khánh Yên Hạ) để tiến hành khảo sát. Bên cạnh đó, các cuộc phỏng vấn sâu
cũng được NCS tiến hành trên một số địa bàn còn lại của vùng Tây Bắc như Yên
Bái, Hòa Bình và Lai Châu.
Theo kết quả điều tra xã hội học và phỏng vấn sâu của tác giả luận án có thể
thấy, hệ thống chính sách dân tộc của Nhà nước đã nhận được sự ủng hộ gần như
tuyệt đối của đồng bào các dân tộc Tây Bắc. Trả lời câu hỏi số 15 của phiếu điều
tra: “Ông (bà) có hài lòng với các chính sách mình được hưởng thụ hay không?” có
22,8% tổng số người được hỏi cho rằng rất hài lòng, 57,2% cho rằng họ hài lòng,
20% cho rằng chưa hài lòng. Như vậy, có thể nói là độ hài lòng với chính sách vẫn
chiếm tỉ lệ cao. Cũng tương tự như vậy, khi trả lời câu hỏi số 20 của phiếu điều tra
rằng: “Ông (bà) có muốn được hưởng những chính sách này nữa hay không thì
100% phần số người trả lời phiếu đều cho rằng họ cần có chính sách hỗ trợ của Nhà
nước [Phụ lục 19, 20, tr.214-218]. Điều này cho thấy chính sách đã nhận được sự
ủng hộ và tiếp nhận từ phía các đối tượng thụ hưởng. Bên cạnh đó, kết quả phỏng
vấn sâu cũng đã cho thấy những điều tương tự. Trả lời phỏng vấn của chúng tôi,
ông Nùng V.T - Trưởng bản Mai Quỳnh, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La cho rằng:
“Chính sách dân tộc của Nhà nước đối với đồng bào Thái di dân, tái định
cư dự án Hồ thủy điện Sơn Là là cần thiết, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ về
giống, vốn và bao tiêu sản phẩm. Bản chúng tôi hiện nay đang trồng cà phê, cao
su và sắn, một số hộ gia đình như nhà tôi chẳng hạn thì chăn nuôi cả bò và lợn
nữa. Nếu không có chính sách hỗ trợ cây và con giống, hỗ trợ vốn thì chúng tôi
không thể tiến hành sản xuất được, vì không biết mua giống ở đâu và cũng không
biết loại nào tốt, tiền vốn cũng chẳng có mà mua. Việc tiêu thụ sản phẩm cũng
thế, nếu không có sự hỗ trợ của chính quyền trong việc liên hệ với các công ty
chế biến thì chúng tôi cũng không biết sẽ bán cho ai” - [Nguồn: Tác giả phỏng
vấn và gỡ băng ngày 24 tháng 7 năm 2014].
130
Cũng tương tự như vậy, trả lời phỏng vấn của tác giả luận án, một cư dân
người dân tộc Mông ở xã Tả Van, Sa Pa, Lào Cai cho rằng:
“Đa phần người dân trong xã đều hồ hởi, ủng hộ các chính sách của Nhà
nước thôi. Các chính sách này đã giúp cho người dân trong bản có thêm thu nhập
nên ủng hộ thôi mà” - [Nguồn: Tác giả phỏng vấn và gỡ băng ngày 12 tháng 6 năm
2015].
Cũng tương tự, trả lời phỏng vấn của chúng tôi, cô giáo Lại Thị Thu Th - giáo
viên Trường Trung học phổng thông Văn Bàn 2 (xã Võ Lao, huyện Văn Bàn, Lào
Cai) cho rằng:
“Chính sách hỗ trợ à, cần chứ không anh ơi. Em là một giáo viên từ tỉnh
khác đến, nếu không có chính sách hỗ trợ của Nhà nước và địa phương thì thực sự
chúng em cũng khó trụ lại ở địa bàn. Anh thấy đấy, Văn Bàn là một huyện nghèo
của Lào Cai, học sinh chủ yếu là người dân tộc thiểu số, đời sống cũng rất khó
khăn nên hiện tượng bỏ học giữa chừng cũng nhiều, nhiều khi phải đi tìm, động
viên học sinh đến học. Nếu không có chính sách hỗ trợ các em ấy thì sao các em
ấy theo học được?” -[ Nguồn: Tác giả phỏng vấn và gỡ băng ghi âm ngày 5 tháng
6 năm 2017].
Như vậy có thể thấy, rõ ràng là chính sách dân tộc của Nhà nước đã được đồng
bào các dân tộc Tây Bắc đón nhận và ủng hộ. Đây là một điều hết sức thuận lợi cho
việc triển khai chính sách trong thực tiễn, đồng thời góp phần khẳng định hệ thống
chính sách của Nhà nước đã có sự phù hợp nhất định với thực tiễn mà cụ thể là phù
hợp với nguyện vọng của quần chúng nhân dân.
4.2. Hạn chế và nguyên nhân
4.2.1. Hạn chế của chính sách
Nhìn nhận và đánh giá cao những ưu điểm trên đây của hệ thống chính sách
dân tộc mà Nhà nước đã ban hành và triển khai thực hiện ở vùng Tây Bắc từ năm
2001 đến năm 2011. Song, việc nghiên cứu, hệ thống hóa lại hệ thống chính sách
này cũng như là tìm hiểu về quá trình thực hiện chính sách cũng đã cho thấy còn
nhiều vấn đề bất cập và hạn chế của chính sách dân tộc ở thời kỳ này, được thể hiện
trên mấy khía cạnh cơ bản dưới đây:
Trước hết, chính sách ban hành nhiều nhưng hiệu quả của chính sách lại chưa
cao. Điều này thể hiện ở một số lĩnh vực cụ thể như tỉ lệ nghèo của vùng vẫn luôn
“dẫn đầu” cả nước, dù thu nhập bình quân đầu người đã có sự gia tăng. Theo số liệu
của Tổng cục Thống kê thì năm 2002, tỉ lệ nghèo của vùng là 68,0%, trong đó tỷ lệ
nghèo lương thực, thực phẩm là 28,1%. Đây là vùng có tỉ lệ nghèo cao nhất cả nước
ở thời điểm đó (Tỉ lệ nghèo cả nước ở thời điểm đó là: 28,9%; đồng bằng sông
Hồng: 22,4%; Đông Bắc: 38,4%; Bắc Trung Bộ: 43,9%; Duyên hải Nam Trung Bộ:
131
25,2%; Tây Nguyên: 51,8%; Đông Nam Bộ: 10,6% và Tây Nam Bộ: 23,4%) [207,
tr.583] và đến năm 2010, Tây Bắc cũng vẫn là vùng có tỉ lệ hộ nghèo cao nhất
39,38% (Trong đó, cả nước: 14,2%; Đồng bằng sông Hồng: 8,3%; Trung du miền
núi phía Bắc (bao gồm cả Tây Bắc): 29,4%; Bắc Trung Bộ và duyên hải miền
Trung: 20,4%; Tây Nguyên: 22,2%; Đông Nam Bộ: 2,3%; Đồng Bằng sông Cửu
Long: 12,6%) [211, tr. 694, 695]. Cũng theo số liệu của Tổng cục Thống kê thì tỉ lệ
hộ nghèo của vùng trong giai đoạn 2006 - 2010 không những đã không giảm mà
còn có sự gia tăng. Tỉ lệ hộ nghèo toàn vùng Trung du và miền núi phía Bắc nói
chung và của Tây Bắc nói riêng giai đoạn 2006 - 2010 như sau:
Bảng 4.1: Tỉ lệ hộ nghèo vùng Tây Bắc 2006 - 2010 (Đơn vị %)
2006 2008 2010
Trung du miền núi phía Bắc 27,5 25,1 29,4
Tây Bắc 38,38 35,25 39,38
(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2010, tác giả tự tổng hợp, [211 tr. 694]).
Thống kê trên đây cho thấy, mục tiêu giảm tỉ lệ hộ nghèo xuống dưới 17% năm
2001 tại Quyết định 186/2001/QĐ-TTg đã bị phá vỡ. Bên cạnh đó, các chỉ số về giáo
dục và đào tạo cũng cho thấy rằng các chính sách hỗ trợ lĩnh vực này chưa đạt được
hiệu quả như mong muốn. Điều này thể hiện ở tỉ lệ học sinh đã có sự giảm sút. Theo
số liệu thống kê được của Tổng cục Thống kê thì số lượng học sinh phổ thông thuộc
các dân tộc ít người toàn vùng năm 2004 là 653.766 học sinh các bậc phổ thông thì
đến năm 2011 con số này rút xuống còn 606.258 học sinh, giảm 47.508 học sinh.
Bảng 4.2. Thống kê số lượng học sinh phổ thông các dân tộc ít người vùng
Tây Bắc năm 2004 và 2011 (Đơn vị tính: học sinh)
2004 2011
Tổng số Tiểu học
Trung
học cơ sở
Trung học
phổ thông Tổng số Tiểu học
Trung học
cơ sở
Trung học
phổ thông
Lào Cai 97.382 54.493 37.716 5.173 87.456 46.812 32.289 8.355
Yên Bái 93.734 49.042 34.283 10.409 77.063 42.230 26.597 8.236
Điện Biên 85.737 55.574 23.419 6.744 96.543 53.307 31.579 11.657
Lai Châu 53.075 38.091 13.194 1.790 70.461 41.832 24.115 4.514
Sơn La 194.277 113.332 64.077 16.868 183.015 100.599 59.643 22.773
Hoà Bình 129.561 55.305 56.184 18.072 91.720 45.118 29.666 16.936
Toàn vùng 653.766 365.837 228.873 59.056 606.258 329.898 203.889 72.471
(Nguồn: https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=722. Tác giả tự tổng hợp)
Bảng thống kê này cho thấy, số lượng học sinh của các bậc tiểu học và trung
học cơ sở năm 2011 so với năm 2004 đều có sự giảm sút, trong đó, bậc tiểu học
năm 2011 giảm 35.939 em, bậc trung học cơ sở giảm 24.984 em, chỉ có bậc trung
học phổ thông là học sinh người dân tộc ít người theo học có sự gia tăng, theo đó
132
năm 2011 đã tăng lên 13.415 em so với năm 2004. Như vậy, rõ ràng là các chính
sách về hỗ trợ phát triển giáo dục và đào tạo đã chưa phát huy được hết vai trò của
nó trong việc thu hút người học, điều này là một trong nhiều nguyên nhân dẫn đến
tình trạng suy giảm chất lượng nguồn nhân lực trong vùng. Đây cũng là nguyên
nhân dẫn đến tình trạng mù chữ và tái mù chữ của vùng còn cao, ở độ tuổi 36, số
liệu thống kê năm 2008 cho thấy: Lai Châu có 31,17% dân số mù chữ; Sơn La có
trên 10% dân số mù chữ [155]. Còn theo thống kê của Trần Trí Dõi thì năm 2014,
chỉ riêng tỉnh Điện Biên vẫn còn trên 30,36% dân số các dân tộc Kháng, Khơ Mú,
Mông, Hà Nhì, Thái, Tày, Mường, Nùng, Dao mù chữ. Cá biệt có tình trạng 100%
dân số mù chữ như người Dao [115, tr. 3].
Ngoài ra, các vấn đề về y tế, chăm sóc sức khỏe người dân cũng vẫn chưa đạt
được hiệu quả như mong muốn. Theo thống kê, toàn vùng có 970 xã, phường, thị
trấn thì năm 2005 đã có 936 xã, phường, thị trấn có trạm y tế, đạt 96,49% và năm
2011 tăng lên 966 xã, phường, thị trấn có trạm y tế, chiếm tỉ lệ 99,58% [217]. Và
như vậy, nếu so với mục tiêu được đặt ra tại Quyết định số 186/2001/QĐ-TTg là
đến năm 2005, 100% số xã, phường, thị trấn trong vùng có trạm y tế [30, tr. 1] thì rõ
ràng mục tiêu này chưa đạt được vào năm 2011. Bên cạnh đó, tỉ lệ hộ gia đình có
nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh mới đạt 80,2% [217], đây là một tỉ lệ không cao
và tình trạng khan hiếm nguồn nước sinh hoạt cũng ngày càng diễn biến phức tạp
hơn do những tai biến môi trường và nhân tạo. Thêm vào đó là tình trạng xuống cấp
và mai một về văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng, đặc biệt là sự phục hồi lại một số tín
ngưỡng lạc hậu, mang tính chất mê tín, dị đoạn, vấn nạn truyền đạo trái phép, buôn
bán và sử dụng trái phép chất ma túy, buôn lậu phụ nữ và trẻ em qua biên giới cũng
diễn biến ngày càng phức tạp. Ngoài ra, vấn đề li khai tộc người cũng đã ngày càng
trở nên phức tạp mà việc nổi loạn của một nhóm hơn 7000 người dân tộc Mông ở
Mường Nhé, Điện Biên năm 2011, đòi thành lập “Vương quốc Mông” là một ví dụ
[221]. Nó cho thấy chính sách dân tộc vẫn thực sự chưa phát huy được hiệu quả
trong việc thực hiện mục tiêu và nguyên tắc đoàn kết tộc người, đoàn kết quốc gia
dân tộc. Điều đó cho thấy, dù đã đạt được những kết quả nhất định, song chính sách
dân tộc của Đảng và Nhà nước ở vùng Tây Bắc vẫn còn nhiều lĩnh vực chưa đạt
được hiệu quả như mong muốn, cần phải được khắc phục trong giai đoạn sau.
Hai là, các chính sách dân tộc dành riêng cho vùng Tây Bắc là chưa nhiều,
còn mang tính sự vụ, chưa mang đặc tính vùng và chưa mang tính bền vững. Điều
này được thể hiện trước hết ở số lượng và tỉ lệ chính sách dân tộc dành riêng cho
133
vùng Tây Bắc của Đảng và Nhà nước từ năm 2001 đến năm 2011. Kết quả khảo sát,
thống kê cho thấy, trong giai đoạn này, Đảng và Nhà nước đã ban hành 406 văn bản
chính sách dân tộc ở vùng Tây Bắc, tuy nhiên mới chỉ có 36 văn bản chính sách
dành riêng cho vùng Tây Bắc, chiếm tỉ lệ 8,86% tổng số các văn bản chính sách.
Như vậy, dù thống kê này của tác giả luận án chỉ mang tính ước lệ, điểm danh chính
sách song nó cũng cho thấy về mặt số lượng thì tỉ lệ chính sách dân tộc dành riêng
cho vùng là không nhiều, mà chủ yếu vẫn là những chính sách chung cho cả cộng
đồng các dân tộc Việt Nam được áp dụng, thực thi ở Tây Bắc. Điều này đã làm
giảm bớt tính thực tiễn của hệ thống chính sách, đồng thời cho thấy, tính đặc thù
của vùng Tây Bắc vẫn chưa được coi trọng trong việc hoạch định, ban hành chính
sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, việc phân vùng do đó cũng chỉ mang tính ước
lệ. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng, điểm danh chính sách thì
nhiều nhưng hiệu quả của chính sách lại chưa cao, bởi sự thiếu hụt những chính
sách đặc thù phù hợp với bối cảnh của từng vùng. Mặt khác, từ nội dung chính sách
có thể thấy, hệ thống chính sách dân tộc ở vùng Tây Bắc thời kỳ này còn mang tính
sự vụ mà chưa mang tính bền vững. Điều này được thể hiện ở trong định hướng chủ
trương về chính sách dân tộc cũng như là các quyết sách cụ thể của chính sách. Về
định hướng chủ trương chính sách dân tộc, để giải quyết những vấn đề “nóng” về
vấn đề dân tộc của vùng Tây Bắc, Đảng đã có những văn kiện về vấn đề này như
việc ban hành Quyết định số 117-QĐ/TW, ngày 24 tháng 8 năm 2004 của Bộ Chính
trị Về việc thành lập Ban Chỉ đạo Tây Bắc và Quyết định số 118-QĐ/TW, ngày 25
tháng 8 năm 2004 của Ban Bí thư Về việc ban hành Quy chế làm việc của Ban Chỉ
đạo Tây Bắc, bởi lẽ các văn bản này đều được ban hành khi mà các vấn đề về ly
khai dân tộc, truyền đạo trái phép đã nảy sinh và trở thành vấn đề nóng ở vùng Tây
Bắc. Tuy nhiên, các nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo Tây Bắc chỉ là: "- Kiểm tra, đôn đốc
các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện nghị quyết, chỉ thị, quyết định của
Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an
ninh, quốc phòng trong vùng; - Nghiên cứu đề xuất với Đảng, Chính phủ về cơ chế,
chính sách, những vấn đề cần chỉ đạo để thực hiện có hiệu quả việc phát triển kinh
tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng trong v
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_chinh_sach_dan_toc_cua_nha_nuoc_viet_nam_doi_voi_vun.pdf