MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN . i
LỜI CAM ĐOAN . ii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT . vii
DANH MỤC BẢNG . viii
DANH MỤC HÌNH . xi
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI . 1
2. Mục tiêu của đề tài . 3
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài . 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài . 4
5. Những đóng góp mới của đề tài . 4
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC . 6
1.1. Tổng quan sản xuất ngô trên thế giới và ở Việt Nam . 6
1.1.1. Tình hình sản xuất và sử dụng giống ngô trên thế giới . 6
1.1.2. Tình hình sản xuất và sử dụng giống ngô ở Việt Nam . 8
1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội và tình hình sản xuất ngô ở các tỉnh miền núi
phía Bắc . 12
1.2.1. Đặc điểm tự nhiên xã hội vùng miền núi phía Bắc . 12
1.2.2. Tình hình sản xuất ngô ở các tỉnh miền núi phía Bắc. 17
1.2.3. Mục đích yêu cầu của chuyển đổi cơ cấu cây trồng có ngô ở các
tỉnh Miền núi phía Bắc . 19
1.3. Tình hình nghiên cứu chọn tạo và sử dụng giống ngô lai chịu hạn. . 21
1.3.1. Cơ sở sinh lý, di truyền của tính chịu hạn ở cây ngô. 21
1.3.2. Ảnh hưởng của hạn tới sinh trưởng phát triển và năng suất của cây
ngô . 25
1.3.3. Một số quan điểm về chọn tạo giống ngô chịu hạn . 28
iv
1.3.4. Nguồn vật liệu và phương pháp đánh giá lựa chọn ngô chịu hạn . 31
1.3.5. Một số tính trạng hữu ích trong việc nghiên cứu giống ngô chịu hạn
.33
1.3.6. Tình hình nghiên cứu, sử dụng giống ngô lai chịu hạn trên thế giới
.35
1.3.7. Tình hình nghiên cứu, sử dụng giống ngô lai chịu hạn ở Việt Nam .
.37
1.4. Dòng thuần và một số phương pháp chọn tạo dòng thuần. 39
1.4.1. Khái niệm dòng thuần . 39
1.4.2. Một số phương pháp chọn tạo dòng thuần . 40
1.5. Khả năng kết hợp và phương pháp đánh giá khả năng kết hợp ngô . 42
1.5.1. Khả năng kết hợp . 42
1.5.2. Phương pháp đánh giá khả năng kết hợp . 43
1.6. Đa dạng di truyền và ứng dụng trong chọn tạo giống ngô . 46
230 trang |
Chia sẻ: minhanh6 | Ngày: 13/05/2023 | Lượt xem: 942 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Chọn tạo giống ngô chịu hạn phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho một số tỉnh miền núi phía Bắc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
alen/locus. Số lượng trung bình các alen được tìm thấy trên mỗi locus
trong các nghiên cứu này khác nhau có thể do khác nhau về số lượng, loại
marker sử dụng và nguồn vật liệu.
Hình 3.4 Kết quả điện di 30 dòng tại locus bnlg1092 trên nhiễm sắc thể số 2
88
Hình 3.5 Kết quả điện di 30 dòng tại locus umc1222 trên nhiễm sắc thể số 1
* Tỷ lệ khuyết số liệu (M) và tỷ lệ dị hợp tử (H) của các dòng ngô
Tỷ lệ dị hợp tử (H) và tỷ lệ số liệu khuyết (M) của các dòng ngô
nghiên cứu dựa trên kết quả phân tích với 23 marker SSR được trình bày ở
bảng 3.12.
Bảng 3.12: Tỷ lệ khuyết số liệu (M) và tỷ lệ dị hợp tử (H) của các dòng
Ký hiệu M (%) H (%) Ký hiệu M (%) H (%)
H1 4,35 3,45 H17 0,00 10,0
H2 0,00 0,00 H18 0,00 3,33
H3 0,00 0,00 H19 0,00 0,00
H4 0,00 0,00 H20 0,00 0,00
H5 0,00 0,00 H21 0,00 0,00
H6 0,00 3,33 H22 4,35 3,33
H7 8,70 3,33 H23 0,00 0,00
H8 0,00 0,00 H24 0,00 0,00
H9 0,00 0,00 H25 0,00 3,33
H10 0,00 0,00 H26 0,00 0,00
H11 4,35 3,33 H27 0,00 0,00
H12 0,00 6,90 H28 0,00 0,00
H13 0,00 6,67 H29 0,00 0,00
H14 0,00 3,33 H30 4,35 0,00
H15 0,00 0.00 Trung bình 1,02 1,79
H16 4,35 3,45
89
Số liệu ở bảng 3.12 cho thấy: Tỷ lệ khuyết số liệu (M%) của dòng
H7 cao nhất (khuyết số liệu 2 trong tổng số 23 cặp mồi nghiên cứu
8,70%). 5 dòng H1, H11, H16, H22 và H30 khuyết số liệu ở 1 cặp mồi
ương ứng với tỷ lệ 4,35%. Và các dòng còn lại không bị khuyết số liệu. Tỉ
lệ khuyết số liệu trung bình của 30 dòng là 1,02; không có dòng nào có tỉ lệ
khuyết số liệu lớn hơn 15%. Như vậy, cả 30 dòng nghiên cứu đều có ý
nghĩa phân tích thống kê.
Tỷ lệ dị hợp tử (H%) cao nhất ở dòng H17 là 10,0%, tiếp đến là dòng
H12 (6,90%), H13 (6,67%). Hai dòng H1 và H16 có tỷ lệ dị hợp là 3,45%.
7 dòng có tỷ lệ dị hợp là 3,33%. Các dòng còn lại có tỉ lệ dị hợp tử 0%
(đồng hợp ở cả 23 locus nghiên cứu). Tỉ lệ dị hợp tử trung bình của 30
dòng nghiên cứu là 1,79. Như vậy, tất cả 30 dòng nghiên cứu có độ thuần
di truyền cao, thoả mãn yêu cầu trong nghiên cứu đa dạng di truyền. Bước
tiếp theo chúng tôi sử dụng phần mềm NTSYS để xử lý số liệu và thông
qua đó phân tích mối quan hệ di truyền giữa các dòng nghiên cứu. Từ đó
thiết lập được bảng hệ số tương đồng di truyền (phụ lục 3) và sơ đồ hình
cây về mối quan hệ di truyền giữa các giống ngô chịu hạn (hình 3.5).
Phụ lục 3 và hình 3.5 cho thấy: Hệ số di truyền của 30 dòng ngô
nghiên cứu dao động từ 0,30 đến 0,83, ở hệ số tương đồng di truyền 0,3 các
dòng ngô chia làm 4 nhóm:
Nhóm I bao gồm 17 dòng: H1, H2, H5, H22, H7, H8, H30, H4, H11,
H13, H12, H10, H16, H9, H19, H27, H20.
Nhóm II bao gồm 7 dòng: H23, H6, H14, H17, H18, H21 và 26.
Nhóm III gồm 1 dòng: H24
Nhóm IV gồm 5 dòng: H25, H15, H28, H3 và H29.
Nhiều công trình nghiên cứu khoa học trên thế giới cũng như trong
nước đã chứng minh rằng các dòng bố mẹ ngô càng xa nhau về vật chất di
90
truyền thì khả năng lai tạo cho ưu thế lai càng cao. Vì thế việc phân nhóm
dòng dựa trên khoảng cách di truyền được xác định bằng chỉ thị phân tử sẽ
là một trong những cơ sở quan trọng trong sử dụng, khai thác các dòng mới
tạo cũng như trong định hướng cho công tác lai tạo. Xác suất thành công
với những tổ hợp có ưu thế lai cao từ việc lai giữa các dòng khác nhóm sẽ
cao hơn so với việc lai giữa các dòng trong cùng nhóm.
Hình 3.6. Sơ đồ hình cây về mối quan hệ di truyền của 30 dòng ngô nghiên
cứu dựa trên 23 mồi SSR
91
Dựa trên thời gian, phạm vi và qui mô cho phép của đề tài, căn cứ
vào kết quả phân tích đa dạng di truyền và phân nhóm cách biệt di truyền
của các dòng nghiên cứu dựa vào 23 locus SSR kết hợp với những đánh giá
ngoài đồng ruộng về thời gian sinh trưởng, đặc điểm hình thái cây, hình
thái bắp, màu dạng hạt, khả năng chống chịu và đặc biệt là định hướng về
tính chịu hạn, đề tài lựa chọn 14 dòng (H4, H5, H7, H11, H13, H17, H18,
H19, H21, H24, H25, H27, H28 và H29) để tiếp tục đánh giá khả năng kết
hợp chung, khả năng kết hợp riêng thông qua các thí nghiệm lai đỉnh
(topcross) và lai luân phiên (Diallel cross)
3.4. Đánh giá khả năng kết hợp của các dòng
3.4.1. Đánh giá KNKH chung của các dòng bằng phương pháp lai đỉnh
Hiệu quả của chọn tạo dòng ngô (maize inbred line) chính là có được
các dòng với khả năng kết hợp cao. Việc này được thực hiện thông qua các
phép lai thử (lai đỉnh và lai luân phiên). Khi số lượng dòng đang còn nhiều,
phép lai đỉnh (topcross) sẽ được thực hiện để giảm số lượng dòng được chọn
trước khi lai luân phiên.
14 dòng được chọn ở trên lai với 2 cây thử là dòng IL6 và D6 (là dòng
bố và mẹ của giống ngô lai chịu hạn VN8960 đang được trồng phổ biến ở các
tỉnh miền núi phía Bắc), đồng thời đánh giá ưu thế lai của con lai.
* Thời gian sinh trưởng của các tổ hợp lai đỉnh
Thời gian sinh trưởng và các giai đoạn phát dục của giống ngô có ý
nghĩa quan trọng trong sản xuất ngô, đây là cơ sở để bố trí thời vụ và luân
canh cây trồng hợp lý, vì vậy thời gian sinh trưởng là chỉ tiêu được các nhà
chọn giống và người sản xuất ngô quan tâm. Thí nghiệm khảo sát tổ hợp
lai được bố trí theo khối mẫu nhiên hoàn chỉnh gồm 28 tổ hợp lai và giống
VN8960 được chọn làm đối chứng.
92
Bảng 3.13. Thời gian sinh trưởng của các tổ hợp lai đỉnh tại Đan Phượng
TT THL
Vụ Xuân 2015 Vụ Đông 2015
Gieo-
Tung
phấn
Gieo-
Phun
râu
ASI TGST
Gieo-
Tung
phấn
Gieo-
Phun
râu
ASI TGST
1 H4 x IL6 65 69 4 111 61 62 1 110
2 H5 x IL6 64 67 3 107 60 62 2 105
3 H7 x IL6 65 67 2 106 61 63 2 104
4 H11 x IL6 64 66 2 107 59 62 3 106
5 H13 x IL6 65 67 2 108 60 61 1 107
6 H17 x IL6 64 67 3 106 60 60 0 104
7 H18 x IL6 65 65 2 104 62 62 1 102
8 H19 x IL6 65 67 2 104 60 61 1 103
9 H21 x IL6 63 65 2 105 62 62 0 103
10 H24 x IL6 65 66 1 105 61 62 1 103
11 H25 x IL6 65 66 1 106 61 61 0 105
12 H27 x IL6 68 68 0 107 61 61 0 105
13 H28 x IL6 66 67 1 106 64 63 -1 105
14 H29 x IL6 68 69 1 106 62 63 1 104
15 H4 x D6 66 68 2 112 60 61 1 111
16 H5 x D6 65 68 3 110 61 62 1 109
17 H7 x D6 66 67 1 111 60 60 0 110
18 H11 x D6 65 66 1 112 64 64 0 111
19 H13 x D6 68 70 2 111 61 63 2 110
20 H17 x D6 66 68 2 110 61 63 2 109
21 H18 x D6 64 67 3 108 61 63 2 107
22 H19 x D6 64 65 1 111 62 64 2 109
23 H21 x D6 66 67 1 106 60 62 2 105
24 H24 x D6 64 65 1 108 60 62 2 107
25 H25 x D6 64 65 1 111 61 63 2 110
26 H27 x D6 66 67 1 113 61 62 1 112
27 H28 x D6 69 67 -2 110 62 64 2 109
28 H29 x D6 70 70 0 112 62 64 2 111
29 VN8960(đc) 68 69 1 106 59 60 1 105
93
Số liệu bảng 3.13 cho thấy: Thời gian sinh trưởng của các tổ hợp lai
khác nhau khá nhiều giữa các tổ hợp lai, từ 104 ngày đến 113 ngày trong
vụ Xuân và từ 102 ngày đến 112 ngày trong vụ Đông. Vụ Xuân chỉ có 4 tổ
hợp lai có thời gian sinh trưởng ngắn hơn đối chứng VN8960, nhưng vụ
Đông có 6 tổ hợp lai ngắn ngày hơn đối chứng VN8960 tương ứng với ưu
thế lai chuẩn của các tổ hợp lai. Thời gian sinh trưởng trung bình của các
tổ hợp lai với dòng IL6 vụ Xuân là 106 ngày và vụ Đông là 105 ngày còn
trung bình thời gian sinh trưởng của các tổ hợp lai với dòng D6 vụ Xuân là
110 ngày và vụ Đông là 109 ngày. Như vậy, ảnh hưởng của thời gian sinh
trưởng của cây thử đến thời gian sinh trưởng của các tổ hợp lai là rất rõ rệt
do dòng IL6 ngắn ngày hơn dòng D6.
* Đặc điểm hình thái của các tổ hợp lai đỉnh
Chỉ tiêu về chiều cao cây, chiều cao đóng bắp của ngô chịu ảnh
hưởng nhiều bởi các điều kiện ngoại cảnh như ánh sáng, nhiệt độ,... và chế
độ chăm sóc cho ngô trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển [5]. Số
liệu theo dõi ở bảng 3.14.
- Chiều cao cây: Qua theo dõi cho thấy, chiều cao cây của các tổ hợp
lai có sự biến động lớn, từ 165,3 cm (H4 x IL6) đến 200,3 cm (H29 x D6)
trong vụ Xuân; từ 164,7 cm (H18 x IL6) đến 203,7 cm (H27 x D6) vụ Đông. So
với đối chứng VN8960 (217 cm), thì 13/28 tổ hợp lai có chiều cao cây thấp
hơn trong vụ Xuân và 10/28 tổ hợp lai có chiều cao cây thấp hơn trong vụ
Đông.
- Chiều cao đóng bắp: Chiều cao đóng bắp của các tổ hợp lai ở hai
vụ thí nghiệm có sự chênh lệch không lớn. Tổ hợp lai có chiều cao đóng
bắp thấp nhất là H28 x IL6 (Vụ Xuân là 82 cm, vụ Đông là 84 cm) và cao
nhất là H27 x D6 (Vụ Xuân là 108,0 cm, vụ Đông là 111,3 cm).
94
Bảng 3.14. Đặc điểm hình thái của các tổ hợp lai đỉnh tại Đan Phượng
TT THL
Chiều cao cây (cm)
Chiều cao đóng bắp
(cm)
Số lá
Xuân 2015 Đông 2015 Xuân 2015 Đông 2015
X Đ TB
(cm)
CV
(%)
TB
(cm)
CV
(%)
TB
(cm)
CV
(%)
TB
(cm)
CV
(%)
1 H4 x IL6 165,3 3,3 167,7 5,7 84,7 10,0 89,0 10,3 16,3 16,0
2 H5 x IL6 182,3 5,5 181,7 3,1 87,7 5,4 89,0 6,8 16,3 15,7
3 H7 x IL6 176,0 3,2 181,0 4,3 94,3 6,5 88,3 4,3 15,7 15,3
4 H11 x IL6 174,3 3,8 173,0 6,0 89,0 9,7 91,7 9,3 16,3 16,0
5 H13 x IL6 170,7 3,5 168,0 5,2 89,7 9,6 92,3 9,2 16,3 16,0
6 H17 x IL6 169,3 4,9 166,3 3,7 87,0 7,5 84,3 6,5 16,3 15,7
7 H18 x IL6 166,3 3,3 164,7 3,1 87,3 8,1 85,3 6,9 15,7 15,3
8 H19 x IL6 169,0 4,7 175,3 5,3 94,7 9,6 96,7 9,0 16,7 16,3
9 H21 x IL6 169,7 4,3 168,0 3,1 80,7 6,4 82,0 5,6 15,3 15,0
10 H24 x IL6 176,3 5,0 181,3 5,8 92,3 9,8 99,7 9,7 16,3 15,7
11 H25 x IL6 178,3 3,4 174,0 3,4 94,7 6,2 91,7 5,4 16,7 16,7
12 H27 x IL6 180,0 6,3 181,3 5,6 102,0 9,7 100,7 8,4 17,0 16,7
13 H28 x IL6 170,7 3,3 172,0 4,2 82,0 7,4 84,0 6,6 16,3 16,7
14 H29 x IL6 169,0 6,4 176,7 6,0 84,7 9,8 94,0 9,1 17,7 17,7
15 H4 x D6 174,3 4,7 181,0 6,4 93,7 9,7 95,0 9,6 17,7 18,0
16 H5 x D6 188,0 3,7 185,0 3,3 99,3 5,5 95,7 5,8 17,0 17,3
17 H7 x D6 186,0 3,9 183,7 4,2 98,7 6,5 94,0 5,3 17,0 17,3
18 H11 x D6 187,0 3,0 190,3 5,8 101,0 9,4 105,0 9,1 17,7 17,7
19 H13 x D6 185,0 6,1 191,3 6,3 97,7 9,8 103,7 9,9 18,0 17,7
20 H17 x D6 192,0 3,6 188,7 3,4 93,3 7,1 93,0 7,5 17,7 17,7
21 H18 x D6 188,0 3,5 186,3 3,5 94,3 7,7 91,7 7,4 18,3 17,3
22 H19 x D6 187,7 3,7 194,3 5,6 101,0 8,1 106,0 9,8 17,7 17,7
23 H21 x D6 184,7 4,5 187,0 3,7 88,7 5,6 86,0 5,8 16,7 16,3
24 H24 x D6 189,7 6,4 196,7 6,4 100,0 9,5 110,0 8,8 17,7 17,3
25 H25 x D6 195,3 3,1 193,7 3,2 101,3 7,7 95,3 6,0 17,7 18,0
26 H27 x D6 197,3 6,4 203,7 5,8 108,0 9,7 111,3 9,6 17,7 18,3
27 H28 x D6 197,0 3,2 192,7 3,0 95,0 7,4 96,7 7,0 17,3 17,7
28 H29 x D6 200,3 6,0 201,7 5,6 109,0 9,9 107,7 8,6 18,3 17,7
29 VN8960(đc) 179,3 3,4 180,7 4,2 84,3 7,1 84,3 7,1 17,3 17,3
95
- Số lá: là yếu tố đặc trưng của các giống, mỗi giống có một số lá
nhất định và ít bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết khí hậu cũng như các
biện pháp canh tác. Qua theo dõi cho thấy, số lá của các tổ hợp lai không
có sự thay đổi lớn trong hai vụ thí nghiệm.
* Khả năng chống chịu
Việt Nam có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, nên cây ngô thường bị nhiều
loại sâu bệnh tấn công gây hại. Sâu bệnh hại và điều kiện môi trường là
một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn dẫn đến cây trồng làm giảm năng
suất và chất lượng của ngô. Do vậy, công tác chọn tạo giống ngô trong thời
gian vừa qua theo hướng chọn giống có khả năng chống chịu sâu bệnh,
chống đổ và chịu hạn được các nhà chọn tạo giống rất quan tâm, đặc biệt là
cho các vùng có điều kiện canh tác ngô chủ yếu phụ thuộc vào điều kiện tự
nhiên như vùng miền núi phía Bắc [26]. Kết quả theo dõi tình hình nhiễm
một số loại sâu, bệnh và khả năng chống đổ trên đồng ruộng trình bày ở
Bảng 3.15.
Mức độ gây hại của sâu đục thân rất khác nhau giữa các tổ hợp lai,
dao động trong vụ Xuân từ 2,0% (H18 x D6 và VN8960) đến 15,3% (H19 x
IL6) và trong vụ Đông từ 2,4% (H29 x D6) - 15,7% (H13 x IL6).
Mức độ nhiễm bệnh khô vằn, đốm lá và gỉ sắt cũng có sự sai khác
đáng kể giữa các tổ hợp lai, dao động từ điểm 1,0 đến điểm 3,0. Tổ hợp lai
H18 x IL6 và H29 x D6 có mức động nhiễm bệnh thấp nhất, các tổ hợp lai
H7 x IL6, H19 x IL6 và H7 x D6 có mức độ nhiễm nặng nhất.
Về khả năng chống đổ, sơ bộ đánh giá cho thấy có sự sai khác đáng
kể về khả năng chống đổ giữa các tổ hợp lai. Tổ hợp lai H18 x IL6, H29 x
IL6, H18 x D6 và H29 x D6 có khả năng chống đổ tốt nhất, tuy nhiên H13 x
IL6 có khả năng chống đổ kém nhất.
96
Bảng 3.15. Khả năng chống chịu của các tổ hợp lai đỉnh tại Đan Phượng
TT THL
Sâu đục
thân (%)
Mức độ nhiễm bệnh (điểm 1-5)
Đổ (%)
Khô vằn Đốm lá Gỉ sắt
X Đ X Đ X Đ X Đ X Đ
1 H4 x IL6 8,0 5,7 1,7 2,0 2,3 1,7 2,7 3 4,0 5,7
2 H5 x IL6 3,3 11,3 2,3 2,7 2,7 2,3 1,3 1,3 8,0 7,1
3 H7 x IL6 6,7 11,7 2,7 3,0 2,7 2,7 1,7 2 9,3 11,3
4 H11 x IL6 4,0 6,7 2,0 1,3 1,3 2,0 2,7 2,7 2,3 2,7
5 H13 x IL6 14,0 11,9 2,3 2,7 2,3 2,3 3 2,7 11,3 11,7
6 H17 x IL6 11,3 9,0 1,7 2,0 1,7 1,7 1 1,3 12,0 9,0
7 H18 x IL6 2,3 2,3 1,3 1,3 1,7 1,3 1,3 1,7 2,7 2,3
8 H19 x IL6 14,3 8 2,7 3,0 2,7 2,7 2,3 2,7 11,3 5,3
9 H21 x IL6 6,3 2,3 2,0 1,7 1,7 2,0 1 1 5,7 6,7
10 H24 x IL6 8,7 11,3 1,3 2,0 1,7 1,3 2,3 2,7 3,3 4
11 H25 x IL6 4,8 12,0 2,3 2,7 2,3 2,3 1,7 2 12,0 9,3
12 H27 x IL6 4,7 5,7 1,7 1,7 1,7 1,7 2,3 2,7 4,7 5,3
13 H28 x IL6 6,3 9,3 2,3 2,3 2,0 2,3 1,3 1,7 11,7 6,7
14 H29 x IL6 3,0 2,7 1,7 1,3 1,7 1,7 1 1,3 2,7 2
15 H4 x D6 5,3 4 1,7 1,7 2,0 1,7 2,7 2 5,3 2,3
16 H5 x D6 5,7 9,0 2,3 2,7 2,7 2,3 1,3 2 12,0 8,0
17 H7 x D6 4,7 9,3 3,0 3,0 3,0 3,0 1,7 2,7 9,0 11,3
18 H11 x D6 5,3 3,0 2,0 1,7 1,7 2,0 2,3 2 5,7 4,7
19 H13 x D6 12,3 4,7 2,3 2,3 2,0 2,3 2,7 2 12,3 10,0
20 H17 x D6 9,3 5,7 2,3 2,7 3,0 2,3 2,3 2,7 9,3 6,7
21 H18 x D6 2 2,3 1,3 1,3 1,3 1,3 1 1,7 2,3 2,3
22 H19 x D6 6,7 11,3 2,7 2,3 2,0 2,7 2,7 2 6,7 12,7
23 H21 x D6 8 5,3 1,3 1,7 2,0 1,3 1 1,7 3,0 4,7
24 H24 x D6 4,7 5,7 1,7 1,7 1,7 1,7 2 1,3 4,7 4
25 H25 x D6 6,7 9,0 2,3 3,0 2,7 2,3 1,7 2,7 12,7 6,7
26 H27 x D6 4,0 5,3 1,7 1,7 1,7 1,7 2 2,3 4,0 5,7
27 H28 x D6 14,3 4 2,3 2,7 3,0 2,3 2,3 2 9,3 4,7
28 H29 x D6 4,0 2 1,3 1,3 1,3 1,3 1 1 2,7 2,3
29
VN8960
(đc)
2,7 2,3 1,7 1,3 2,0 1,7 1,7 1,3 2,3 3,0
97
* Năng suất của tổ hợp lai
Số liệu bảng 3.16 cho thấy: Năng suất của các tổ hợp lai đỉnh trong
vụ Xuân với dòng IL6 biến động không nhiều, từ 60,06 tạ/ha (H5 x IL6)
đến 74,03 tạ/ha (H18 x IL6) trung bình đạt 66,44 tạ/ha, còn với dòng D6
năng suất dao động từ 58,21 tạ/ha (H25 x D6) đến 70,83 tạ/ha (H29 x D6)
trung bình năng suất đạt 63,95 tạ/ha. Năng suất của các tổ hợp lai trong vụ
Đông không khác nhiều so với vụ Xuân thể hiện tính ổn định của các tổ
hợp lai trong các điều kiện thời tiết khác nhau.
Trong số các tổ hợp lai đỉnh có tổ hợp lai H18 x IL6 (74,03 tạ/ha vụ
Xuân và 70,34 tạ/ha vụ Đông) và H29 x D6 (70,83tạ/ha vụ Xuân và 68,98
tạ/ha vụ Đông) cho năng suất tương đương và cao hơn đối chứng VN8960
(68,29 tạ/ha vụ Xuân và 65,17 tạ/ha vụ Đông), như vậy IL6, D6 và H29
thuộc 3 nhóm ưu thế lai khác nhau và là 3 cây thử rất tốt.
Dựa trên năng suất của các tổ hợp lai đỉnh chúng tôi tiến hành phân
tích khả năng kết hợp của các dòng. Khả năng kết hợp chung (KNKHC),
riêng (KNKHR) và phương sai khả năng kết hợp riêng (σ2si) của 14 dòng
với 2 cây thử được thể hiện trong Bảng 3.17.
Khả năng kết hợp chung của các dòng thí nghiệm trong vụ Xuân dao
động từ -4,307 (H13) đến 5,027 (H24) và từ -5,605 (H13) đến 7,005 (H24)
trong vụ Đông. Trong cả 2 vụ dòng H24 đều có khả năng kết hợp chung
cao nhất (vụ xuân 5,027; vụ Đông là 7,005), tiếp đến là dòng H29 (vụ xuân
4,403; vụ Đông là 5,731), H18 (vụ Xuân 3,375; vụ Đông 5,915), H21
(2,578 vụ Đông; 3,765 vụ Đông). Khả năng kết hợp chung của các dòng có
sự biến động khá lớn giữa các vật liệu và cả trong cùng một vật liệu. Ở vật
liệu PA33, dòng H4 có khả năng kết hợp chung cao hơn dòng H5 và H7,
tương tự với những vật liệu CP999, NK67, NK66, B9698 và 30Y87 thì các
98
dòng H11, H18, H21, H24, H27 và H29 có khả năng kết hợp cao hơn các
dòng còn lại trong cùng vật liệu.
Bảng 3.16. Năng suất thực thu và ưu thế lai của các tổ hợp lai đỉnh tại Đan Phượng
TT THL
Vụ Xuân 2015 Vụ Đông 2015
NS
(tạ/ha)
Hmp
(%)
Hbp
(%)
Hs
(%)
NS
(tạ/ha)
Hmp
(%)
Hbp
(%)
Hs
(%)
1 H4 x IL6 68,42 155,63 133,26 0,39 64,40 155,32 143,11 -3,65
2 H5 x IL6 60,06 131,43 116,81 -11,89 57,60 131,40 123,04 -13,83
3 H7 x IL6 62,87 133,15 111,46 -7,76 60,84 137,43 122,93 -8,98
4 H11 x IL6 67,41 157,29 139,04 -1,10 63,65 164,02 162,39 -4,78
5 H13 x IL6 65,54 163,21 156,02 -3,84 60,96 154,09 153,74 -8,80
6 H17 x IL6 67,37 173,68 169,12 -1,16 61,87 139,89 123,97 -7,44
7 H18 x IL6 74,03 153,25 116,05 8,62 70,34 155,09 125,51 5,23
8 H19 x IL6 65,64 174,07 171,24 -3,70 60,89 158,65 154,15 -8,91
9 H21 x IL6 71,05 172,93 154,98 4,24 64,22 156,47 145,83 -3,92
10 H24 x IL6 65,57 154,49 139,90 -3,79 62,24 150,23 141,33 -6,88
11 H25 x IL6 64,70 147,88 131,06 -5,08 60,36 135,87 121,72 -9,69
12 H27 x IL6 65,72 157,54 144,91 -3,58 63,21 154,63 146,04 -5,44
13 H28 x IL6 64,84 142,56 121,56 -4,87 62,20 158,03 156,44 -6,94
14 H29 x IL6 66,88 119,87 82,56 -1,88 64,65 116,05 80,13 -3,28
15 H4 x D6 66,22 111,89 99,65 -2,85 66,35 130,06 112,73 -0,73
16 H5 x D6 61,73 102,84 122,85 -9,43 62,12 117,91 99,17 -7,06
17 H7 x D6 62,99 100,28 89,91 -7,59 63,77 118,10 104,47 -4,59
18 H11 x D6 65,27 112,72 96,79 -4,24 64,44 132,45 106,62 -3,59
19 H13 x D6 62,69 113,36 89,03 -8,02 61,45 122,60 97,03 -8,06
20 H17 x D6 62,00 113,07 86,94 -9,03 66,21 125,16 112,29 -0,94
21 H18 x D6 66,56 97,40 100,67 -2,35 63,87 104,78 104,78 -4,44
22 H19 x D6 61,68 116,94 85,98 -9,50 55,75 105,29 78,74 -16,59
23 H21 x D6 66,94 119,36 101,83 -1,79 66,23 131,12 112,34 -0,91
24 H24 x D6 63,76 110,78 92,24 -6,46 57,68 102,47 84,94 -13,70
25 H25 x D6 58,21 90,33 75,51 -14,60 57,19 95,81 83,36 -14,44
26 H27 x D6 64,24 114,14 93,70 -5,75 61,65 116,78 97,67 -7,76
27 H28 x D6 62,23 99,35 112,63 -8,70 64,12 131,29 164,34 -4,07
28 H29 x D6 70,83 102,94 113,55 3,91 68,98 105,66 121,16 3,20
29 VN8960(đc) 68,42 155,63 133,26 0,39 66,84 142,41 114,30 0,00
CV (%) 2,0 1,2
LSD 0,05 5,7 3,5
99
* Giá trị khả năng kết hợp của các dòng
Bảng 3.17. Giá trị khả năng kết hợp chung, riêng ở tính trạng năng suất hạt
của 14 dòng và 2 cây thử trong thí nghiệm lai đỉnh
TT Dòng
KNKHC
KNKHR Dòng * cây thử
IL6 D6 σ2si
X Đ X Đ X Đ X Đ
1 H4 0,322 1,513 -0,217 -0,314 0,217 0,314 0,102 0,214
2 H5 1,003 -2,847 -1,852 -0,963 1,852 0,963 5,732 1,926
3 H7 -0,543 -2,925 0,437 0,925 -0,437 -0,925 0,46 1,728
4 H11 -0,575 1,433 0,752 2,163 -0,752 -2,163 1,105 8,683
5 H13 -4,307 -5,257 0,142 -0,011 -0,142 0,011 0,031 0,001
6 H17 -2,897 -2,155 -0,245 0,062 0,245 -0,062 0,248 0,023
7 H18 3,357 5,915 0,152 -0,358 -0,152 0,358 0,015 0,827
8 H19 -1,18 -2,713 0,624 -0,644 -0,624 0, 644 0,989 0,328
9 H21 2,578 3,765 1,293 -0,142 -1,293 0,142 3,298 0,048
10 H24 5,027 7,005 0,068 -1,422 -0,068 1,422 0,016 4,254
11 H25 -3,327 -4,85 0,431 0,654 -0,431 -0,654 0,429 0,956
12 H27 -0,198 1,927 0,312 1,466 -0,312 -1,466 0,192 4,968
13 H28 -3,663 -6,542 0,231 -0,312 -0,231 0,312 0,095 0,188
14 H29 4,403 5,731 -2,128 -1,104 2,128 1,104 9,092 2,285
(Phụ lục 4 và phụ lục 5)
100
Để tránh trùng lặp các dòng trong thí nghiệm lai luân phiên có cùng
nguồn gốc, hiệu quả chọn tạo giống sẽ không cao nên 7 dòng đã được chọn
đưa vào thí nghiệm lai luân phiên là: H4 (PA33, Pioneer), H11 (CP999,
CP), H18 (NK67, Syngenta), H21 (NK66, Syngenta); H24 (B9698,
Bioseed); H27, H29 (30Y87, Pioneer).
Hình 3.7. Hình ảnh của 7 dòng tham gia thí nghiệm lai luân phiên
101
3.4.2. Đánh giá KNKH riêng của các dòng và ƯTL của các THL bằng
phương pháp lai luân phiên
Từ 7 dòng có khả năng kết hợp chung cao và chống chịu tốt được
chọn qua thí nghiệm lai đỉnh được tham gia thí nghiệm lai luân phiên theo
sơ đồ Griffing - 4 và thu được 21 tổ hợp. Các tổ hợp lai được đánh giá, so
sánh trong 2 vụ (vụ Xuân và vụ Đông 2016).
* Một số đặc điểm hình thái của các tổ hợp lai luân phiên.
Đặc điểm hình thái là chỉ tiêu quan trọng trong đánh giá, chọn tạo
giống. Các đặc tính này phản ánh khả năng sinh trưởng, phát triển, chống
chịu ở điều kiện bất thuận và năng suất của giống. Qua theo dõi, đánh giá
các chỉ tiêu về đặc điểm hình thái của các tổ hợp lai luân phiên trong vụ
Xuân và Đông 2015 tại Đan Phượng, Hà Nội, thu được kết quả ở bảng 3.18
Số liệu bảng 3.18 cho thấy, chiều cao cây của các tổ hợp lai biến
động từ 161,3 cm (H21 x H24) đến 201,7 cm (H18 x H29) trong vụ Xuân
và 159,7 cm (H21 x H24) – 200,0 cm (H18 x H29) trong vụ Đông.
Trong số 21 tổ hợp lai thí nghiệm, trong vụ Xuân và Đông có 10 tổ
hợp lai cho chiều cao đóng bắp cao hơn đối chứng VN8960. Chiều cao
đóng bắp của các tổ hợp lai dao động từ 76,0cm (H24 x H27) đến 106,7 cm
(H4 x H27) trong vụ Xuân và 74,3cm (H4 x H24) đến 106,3cm (H27 x
H29) trong vụ Đông.
Số lá của các tổ hợp lai khác nhau khá nhiều, dao động từ 15,3 –
19,0 lá và không có sự sai khác đáng kể giữa vụ Xuân và vụ Đông. Kết quả
này cũng phù hợp với nhận xét của Nguyễn Thị Lưu (1999), cho rằng số lá
tương quan chặt với thời gian sinh trưởng, mỗi giống có một số lá nhất định,
tính trạng này ít biến động dưới tác động của điều kiện ngoại cảnh [12].
102
Bảng 3.18. Một số đặc điểm hình thái của các THL tại Đan Phượng
TT THL
Chiều cao cây (cm) Chiều cao đóng bắp (cm) Số lá
Xuân 2016 Đông 2016 Xuân 2016 Đông 2016
Xuân
2016
Đông
2016 TB
(cm)
CV
(%)
TB
(cm)
CV
(%)
TB
(cm)
CV
(%)
TB
(cm)
CV
(%)
1 H4 x H11 178,0 2,6 176,0 2,8 87,7 3,5 85,3 3,8 17,7 17,3
2 H4 x H18 178,3 2,8 181,7 6,7 92,3 2,7 91,0 3,8 18,3 18,0
3 H4 x H21 169,0 5,8 166,7 4,8 83,0 2,4 83,0 4,3 17,0 16,7
4 H4 x H24 167,7 3,8 167,3 2,5 77,3 6,5 74,3 3,4 16,7 16,3
5 H4 x H27 199,7 4,1 199,3 4,7 106,7 8,1 101,7 4,4 18,7 19,0
6 H4 x H29 175,7 5,0 187,7 4,6 88,0 2,0 82,3 3,1 17,0 17,3
7 H11 x H18 172,0 4,7 177,7 5,3 93,3 7,9 94,3 8,5 17,3 16,3
8 H11 x H21 166,7 4,5 169,0 4,8 91,3 6,2 89,3 6,4 16,7 17,0
9 H11 x H24 168,3 2,9 169,3 3,0 84,7 3,0 87,7 4,0 16,7 16,3
10 H11 x H27 180,0 4,4 190,0 4,6 102,7 3,4 100,3 4,1 18,7 19,0
11 H11 x H29 174,3 4,2 179,7 6,0 95,3 6,8 89,0 4,9 17,3 17,0
12 H18 x H21 163,7 4,7 172,3 4,2 86,7 7,9 86,3 5,7 16,0 16,7
13 H18 x H24 162,0 4,5 168,0 4,5 83,3 3,9 81,0 4,3 16,7 16,3
14 H18 x H27 197,0 3,2 165,0 31,6 105,0 9,7 102,7 7,8 18,3 18,7
15 H18 x H29 201,7 1,7 200,0 7,0 106,0 6,2 106,0 6,8 18,0 18,3
16 H21 x H24 161,3 5,0 159,7 4,1 77,7 9,0 76,0 6,0 15,7 16,0
17 H21 x H27 173,7 6,9 174,7 6,3 85,7 8,3 86,3 8,7 17,0 17,3
18 H21 x H29 165,7 3,8 163,7 3,7 89,0 8,5 85,7 6,4 16,7 17,0
19 H24 x H27 167,7 4,2 167,3 3,4 76,0 9,5 80,7 5,0 17,0 17,3
20 H24 x H29 163,3 2,9 166,0 4,0 76,3 7,7 75,7 4,0 15,3 15,3
21 H27 x H29 192,0 4,5 200,3 6,8 104,7 2,9 106,3 8,0 18,7 19,0
VN8960 (đc) 175,3 3,5 176,7 3,1 88,3 3,6 87,3 3,5 16,7 16,3
103
* Khả năng chống chịu của các tổ hợp lai
Bảng 3.19. Khả năng chống chịu của các THL tại Đan Phượng
TT THL
Sâu đục
thân (%)
Mức độ nhiễm bệnh (điểm 1-5)
Đổ (%) Khô vằn Đốm lá Gỉ sắt
X Đ X Đ X Đ X Đ X Đ
1 H4 x H11 5,6 5,6 2,0 2,3 2,0 2,7 2,0 2,3 4,0 4,8
2 H4 x H18 7,9 6,3 2,7 2,3 2,7 2,3 2,3 2,7 4,0 5,6
3 H4 x H21 7,9 6,3 2,3 2,3 2,3 2,7 2,3 2,7 6,3 6,3
4 H4 x H24 7,6 7,1 2,0 2,0 2,0 2,0 2,0 2,0 4,8 4,0
5 H4 x H27 9,5 6,3 3,0 3,3 3,0 2,7 3,0 2,7 11,2 8,7
6 H4 x H29 5,6 4,8 2,3 2,7 2,3 2,3 2,3 2,7 3,2 4,0
7 H11 x H18 12,7 7,9 2,0 2,3 3,0 3,3 3,0 2,7 5,6 8,7
8 H11 x H21 9,5 6,3 3,0 3,0 2,7 3,0 2,7 3,0 5,6 6,3
9 H11 x H24 4,8 7,1 2,0 2,3 1,7 2,3 2,0 2,0 7,9 5,6
10 H11 x H27 12,7 8,7 3,0 2,3 2,7 3,0 2,7 3,0 10,3 7,1
11 H11 x H29 5,6 7,1 2,0 2,7 2,0 2,3 2,3 2,3 7,9 6,3
12 H18 x H21 15,1 8,7 2,7 3,0 3,0 2,7 3,0 2,7 4,0 5,6
13 H18 x H24 5,6 7,1 2,0 2,0 2,0 2,0 2,0 2,0 3,2 2,4
14 H18 x H27 15,9 9,5 2,7 3,0 2,7 2,7 2,7 3,0 4,8 6,3
15 H18 x H29 3,2 3,2 2,0 2,0 2,0 2,0 2,0 2,0 0,8 1,6
16 H21 x H24 4,8 5,6 2,0 2,7 2,3 2,3 2,0 2,3 10,3 4,0
17 H21 x H27 11,5 7,9 3,0 2,7 2,7 3,3 3,0 2,7 14,3 10,3
18 H21 x H29 5,6 4,8 2,3 2,3 2,3 2,7 2,3 2,7 5,6 5,6
19 H24 x H27 5,8 5,6 2,0 2,3 2,0 2,3 2,3 2,3 6,3 10,3
20 H24 x H29 6,2 7,9 2,7 2,7 2,7 2,7 2,3 2,3 6,3 5,6
21 H27 x H29 9,5 7,9 2,0 2,3 3,0 3,0 2,3 2,3 10,2 7,9
22 VN8960 (đc) 6,8 5,6 2,0 2,0 2,0 2,0 2,0 2,0 3,2 2,4
Điểm 1 - 5: Điểm 1 - chống chịu tốt; điểm 5 - chống chịu kém
104
Kết quả Bảng 3.19 cho thấy hầu hết các tổ hợp lai đều nhiễm các loại
sâu bệnh hại, tuy nhiên mức độ nhiễm nhẹ. Đối với bệnh khô vằn, trong vụ
Xuân có 4 tổ hợp nhiễm khô vằn điểm 3,0 là các tổ hợp H4 x H27, H11 x
H21, H11 x H27, H21 x H27 và ở vụ Đông là 6 tổ hợp gồm H4 x H18, H4
x H27, H11 x H21, H11 x H29, H21 x H24 và H24 x H27. Có 5 tổ hợp
nhiễm bệnh khô vằn nhẹ (điểm 2) tương đương đối chứng VN8960 là H4 x
H24, H18 x H24, H18 x H29, H18 x H24 và H21 x H29. Các tổ hợp lai có
dòng bố/mẹ là H18 có tỷ lệ nhiễm khô vằn rất nhẹ.
Với bệnh đốm lá và gỉ sắt thì các tổ hợp lai nhiễm nhẹ từ điểm 1,7-3.
Tổ hợp lai H11 x H24 có tỉ lệ nhiễm đốm lá nhẹ nhất điểm 1,7 vụ Xuân và
điểm 2 trong vụ Đông. Tổ hợp lai H21 x H27 nhiễm đốm lá nặng nhất
trong cả 2 vụ ở điểm 3.
Về mức độ gây hại của sâu đụ