Luận án Giải pháp tài chính phát triển bền vững các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc

MỤC LỤC i

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv

DANH MỤC BẢNG v

DANH MỤC HÌNH VẼ vii

MỞ ĐẦU 1

1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu 1

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu về đề tài 2

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 12

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 12

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu 13

6. Phương pháp nghiên cứu 13

7. Kết cấu của luận án 16

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM VỀ GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KHU CÔNG NGHIỆP 17

1.1. KHU CÔNG NGHIỆP VÀ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP 17

1.1.1. Bản chất và vai trò của các khu công nghiệp 17

1.1.2. Phát triển bền vững khu công nghiệp 20

1.2. GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP 34

1.2.1. Khái niệm giải pháp tài chính phát triển bền vững các khu công nghiệp 34

1.2.2. Vai trò của các giải pháp tài chính đến sự phát triển bền vững các khu công nghiệp 35

1.2.3. Nội dung các giải pháp tài chính phát triển bền vững các khu công nghiệp 36

1.2.4. Những nhân tố ảnh hưởng tới các giải pháp tài chính phát triển bền vững các khu công nghiệp 50

1.3. KINH NGHIỆM VỀ GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TẠI MỘT SỐ TỈNH Ở VIỆT NAM 55

1.3.1. Kinh nghiệm ở Hưng Yên 55

1.3.2. Kinh nghiệm ở Bắc Giang 57

1.3.3. Kinh nghiệm ở Hải Phòng 58

1.3.4. Kinh nghiệm ở Bình Dương 60

1.3.5. Một số bài học về giải pháp tài chính phát triển bền vững khu công nghiệp rút ra cho tỉnh Vĩnh Phúc 61

 

doc199 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 09/03/2022 | Lượt xem: 286 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Giải pháp tài chính phát triển bền vững các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng lĩnh vực tài chính [xem 58, 59b, 64b] được cụ thể hóa và vận dụng cho các DN hoạt động trong các KCN Vĩnh Phúc như sau: Thứ nhất, miễn thuế nhập khẩu các loại hàng hóa sau: - Hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án đầu tư được miễn thuế nhập khẩu, bao gồm: + Thiết bị, máy móc; phương tiện vận tải chuyên dùng cho dây chuyền công nghệ trong nước chưa sản xuất được; phương tiện vận chuyển đưa đón công nhân gồm xe ô tô từ 24 chỗ ngồi trở lên và phương tiện thủy; + Linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng, gá lắp, khuôn mẫu, phụ kiện đi kèm để lắp ráp đồng bộ với thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dung theo quy định tại các văn bản của các cơ quan có thẩm quyền; + Nguyên liệu, vật tư trong nước chưa sản xuất được dùng để chế tạo thiết bị, máy móc nằm trong dây chuyền công nghệ hoặc để chế tạo linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng, gá lắp, khuôn mẫu, phụ kiện đi kèm để lắp ráp đồng bộ với thiết bị, máy móc theo quy định của Nhà nước; + Vật tư xây dựng trong nước chưa sản xuất được. - Miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu, vật tư phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm mà trong nước chưa sản xuất được. - Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để sử dụng trực tiếp vào hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, bao gồm: máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư, phương tiện vận tải trong nước chưa sản xuất được, công nghệ trong nước chưa tạo ra được; tài liệu, sách, báo, tạp chí khoa học và các nguồn tin điện tử về khoa học và công nghệ. * Ưu đãi đối với dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN tại tỉnh Vĩnh Phúc Các dự án xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN, ngoài việc được ưu đãi về thuế thu nhập DN, thuế nhập khẩu khi đáp ứng được các điều kiện theo quy định, còn được miễn giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước. Cụ thể là: - Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước cho cả thời hạn thuê đối với đất xây dựng kết cấu hạ tầng sử dụng chung trong KCN theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật. - Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước trong thời gian xây dựng cơ bản theo dự án do cấp có thẩm quyền phê duyệt, tối đa không quá 03 năm kể từ ngày có quyết định cho thuê đất, thuê mặt nước theo quy định của pháp luật. - Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước 11 năm sau thời gian được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước của thời gian xây dựng cơ bản nêu trên. Nhằm tạo ra và duy trì sự ưu đãi đối với các công ty hạ tầng công nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc, Tỉnh đã và đang áp dụng các chính sách về miễn giảm tiền thuê đất và thuê mặt nước đối với các nhà đầu tư hạ tầng công nghiệp. Chính sách này ở tỉnh Vĩnh Phúc được ban hành và thực thi trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của các tỉnh phát triển KCN thành công hơn kết hợp với điều kiện thực tế của Tỉnh và được các nhà đầu tư vào các KCN của Tỉnh đánh giá khá cao, coi là khá hấp dẫn so với các địa phương lân cận. Hơn nữa, việc thực hiện các chính sách này cũng được coi là thuận lợi do các thủ tục đơn giản hơn, thời gian hoàn thành thủ tục/yêu cầu để được hưởng ưu đãi cũng ngắn hơn. Như vậy, đối với chính sách thuế, ngoài việc thực hiện đúng tinh thần của các Thông tư, Nghị định và văn bản quy định của Chính phủ, tỉnh Vĩnh Phúc đã có những hướng dẫn cụ thể, chi tiết nhằm tác động trực tiếp vào cả hai nhóm đối tượng có liên quan tới sự hình thành và hoạt động của các KCN: Các nhà đầu tư thứ cấp và nhà đầu tư sơ cấp. Theo kết quả khảo sát các doanh nghiệp và các tổ chức có liên quan về chính sách thuế, đã thu được những kết quả như trong bảng 2.10. Bảng 2.10. Đánh giá của các doanh nghiệp & tổ chức về chính sách thuế STT Quan điểm của các tổ chức và cá nhân Số lượng tổ chức, cá nhân Tỷ lệ % 1 Rất hợp lý 17 16,19 2 Về cơ bản là hợp lý 68 64,76 3 Tạm được 20 19,05 4 Bất hợp lý 0 0 Nguồn: Kết quả tổng hợp của NCS Theo số liệu ở bảng 2.10, tất cả các tổ chức, cá nhân (là cán bộ quản lý tại các DN hoạt động trong các KCN Vĩnh Phúc) đánh giá về chính sách thuế đối với các KCN là tích cực, trong đó 16,19% số đối tượng được hỏi đánh giá chính sách thuế hiện nay là rất hợp lý, 64,76% cho rằng hợp lý, còn lại 19,05% đánh giá ở mức tạm được, không có ý kiến nào cho rằng chính sách thuế là bất hợp lý. Những ý kiến này cho thấy, chính sách ưu đãi về thuế đối với các nhà đầu tư vào các KCN tại Vĩnh Phúc hiện nay đã khá phù hợp. Đối với từng loại thuế cụ thể, do xuất phát từ đặc thù kinh doanh khác nhau nên tính hấp dẫn hay động lực thúc đẩy được hình thành từ chính sách cũng khác nhau. Trong đó, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu là những sắc thuế được các doanh nghiệp và cá nhân quan tâm nhiều nhất. Khi được hỏi về mức độ ưu tiên về việc bổ sung, thay đổi chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp so với các chính sách thuế khác, hầu hết các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân cho rằng cần phải sửa đổi (xem hình 2.4). Hình 2.4. Mức độ ưu tiên sửa đổi chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp Nguồn: Kết quả khảo sát của NCS Hình 2.4 cho thấy, có đến 59 tổ chức, cá nhân (chiếm tỷ lệ 56,19%) cho rằng việc sửa đổi, bổ sung chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành là ưu tiên hàng đầu. Quá trình hoạt động của các doanh nghiệp thứ cấp trong KCN có liên quan mật thiết với hoạt động xuất nhập khẩu, do đó chính sách thuế xuất nhập khẩu rất được quan tâm nghiên cứu. Cũng như thuế thu nhập doanh nghiệp, chính sách thuế xuất nhập khẩu đã được Chính phủ và được Vĩnh Phúc vận dụng phù hợp điều kiện thực tế như phần trên đã đề cập. Tuy nhiên, đối với các DN cũng như các nhà quản lý thì mức thuế xuất và hàng hóa sản phẩm chịu thuế cũng cần có sự sửa đổi bổ sung theo hướng giảm bớt khó khăn cho các DN trong giai đoạn mới đầu tư tại các KCN (xem bảng 2.11). Bảng 2.11. Mức độ ưu tiên sửa đổi chính sách thuế xuất nhập khẩu STT  Mức độ ưu tiên& Số DN&tổ chức Tỷ lệ % 1 Không cần ưu tiên 45 42,86 2 Ưu tiên thứ nhất 30 28,57 3 Ưu tiên thứ hai 12 11,43 4 Ưu tiên thứ ba 6 5,71 5 Ưu tiên thứ tư 2 1,9 6 Không nêu ý kiến 10 9,52 Nguồn: Kết quả khảo sát của NCS Bảng phân tích trên chỉ ra rằng 28,57% số các tổ chức và cá nhân cho rằng việc sửa đổi, bổ sung chính sách thuế xuất nhập khẩu là cần thiết và cần được ưu tiên hàng đầu, trong khi có tới 42,86% số các ý kiến cho rằng không cần thiết phải sửa đổi, bổ sung. So với thuế suất cho thuế thu nhập DN thì thuế xuất nhập khẩu có mức độ đòi hỏi bổ sung sửa đổi thấp hơn, qua đó cho thấy chính sách thuế xuất nhập khẩu đã và đang được các cơ quan chức năng thực thi tương đối sát thực và phù hợp với yêu cầu của các DN. Tuy vậy, để khuyến khích các DN đầu tư sản xuất kinh doanh tại các KCN phát triển nhanh hơn nữa, nhập khẩu nhiều hơn để có thể xuất khẩu nhiều hơn so với hiện nay, các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương cần sớm nghiên cứu điều chỉnh các chính sách thuế cho phù hợp hơn nữa (trong đó có cả điều chỉnh tăng đối với một số mặt hàng, ngành hàng). Hình 2.5 mô tả đánh giá của các đối tượng được khảo sát về mức độ ưu tiên sửa đổi, bổ sung giữa các chính sách thuế hiện hành mà tỉnh Vĩnh Phúc đang áp dụng dựa trên kết quả khảo sát của NCS. Số liệu trên biểu đồ thể hiện tỷ lệ % các tổ chức, cá nhân đánh giá cần ưu tiên hàng đầu trong việc sửa đổi với mỗi loại chính sách thuế. Theo đó, có thể thấy các tổ chức, doanh nghiệp được khảo sát đã cho rằng chính sách thuế TNDN cần được ưu tiên sửa đổi, bổ sung nhất (với tỷ lệ 56,19%). Mức độ ưu tiên sửa đổi, bổ sung giảm dần lần lượt với chính sách thuế XNK (28,57%), chính sách thuế môi trường (22,86%), chính sách thuế tài nguyên (20%), còn chính sách thuế GTGT (11,43%) . Hình 2.5. So sánh mức độ ưu tiên sửa đổi, bổ sung các chính sách thuế tỉnh Vĩnh Phúc đang áp dụng (dựa trên tỷ lệ % đánh giá là ưu tiên hàng đầu cần sửa đổi) Nguồn: Kết quả khảo sát của NCS Về chính sách thuế, các khuyến khích đầu tư phát triển công nghiệp tại Vĩnh Phúc đang nằm trong quy định chung của Chính phủ đối với các địa phương có điều kiện giống nhau, chưa có điểm nào nổi bật để lôi kéo các nhà đầu tư. Bản thân tỉnh Vĩnh Phúc cũng không thể ban hành chính sách riêng về thuế, nếu có chỉ có thể xin cơ chế của Chính phủ để nhằm tạo động lực phát triển công nghiệp địa phương đối với một số lĩnh vực, trường hợp đặc biệt. Các lĩnh vực và trường hợp đặc biệt, xin cơ chế có thể áp dụng như các địa phương vùng khó khăn, các điều chỉnh liên quan đến các sắc thuế đó là thời gian miễn giảm, đối tượng miễn giảm. Để có được những đề xuất này, tỉnh Vĩnh Phúc cần rà soát, nghiên cứu cẩn trọng thực trạng đầu tư, hướng ưu tiên cụ thể cũng như nhu cầu, ý kiến của các chuyên gia, nhà quản lý và cộng đồng các doanh nghiệp. Giải pháp về phí, lệ phí Trong cơ cấu chi của các chủ thể kinh doanh, các khoản phí, lệ phí nộp cho các cơ quan Nhà nước chiếm tỷ lệ không lớn bằng các khoản chi khác. Tuy vậy, việc ưu đãi về phí, lệ phí sẽ thể hiện rõ chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư của chính quyền các địa phương đối với các nhà đầu tư. Tại các KCN tỉnh Vĩnh Phúc, các khoản phí phát sinh bao gồm: Phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường; phí thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Lệ phí cấp phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam; Lệ phí cấp phép xây dựng; Lệ phí đăng ký kinh doanh; Phí thẩm định đầu tư, dự án đầu tư; Phí thẩm định điều kiện, tiêu chuẩn ngành nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp, thương mại, xây dựng; Phí chứng nhận xuất xứ hàng hóa; Phí phòng cháy, chữa cháy; Phí bảo vệ môi trường,. Về quy trình đã được cải tiến, nhà đầu tư chỉ đến bộ phận một cửa của các cơ quan để nhận kết quả nhưng vẫn phải nộp phí theo quy định. Con số thu thực sự không lớn nhưng nó thể hiện mức hấp dẫn của môi trường đầu tư tại địa phương. Về quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng các khoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền, trong giai đoạn 2010-2019, Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã ban các Nghị quyết 158/2014/NQ-HĐND ngày 22/12/2014 (thay thế Nghị quyết 13/2007/NQ-HĐND); Nghị quyết 56/2016/NQ-HĐND ngày 12/12/2016 (thay thế Nghị quyết 158/2014/NQ-HĐND), Nghị quyết 45/2017/NQ-HĐND ngày 18/12/2017 (sửa đổi, bổ sung Nghị quyết 56/2016/NQ-HĐND). Các Nghị quyết này không quy định miễn giảm phí, lệ phí cho các doanh nghiệp hoạt động trong KCN. Tuy nhiên, từ năm 2012, Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã có Nghị quyết 56/2012/NQ-HĐND ngày 19/7/2012 Về việc ban hành cơ chế hỗ trợ cho các dự án thuộc ngành công nghiệp hỗ trợ đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh, theo đó đối với các doanh nghiệp đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh để sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho các ngành cơ khí chế tạo, điện tử, tin học, công nghệ cao, sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy, tỉnh sẽ hỗ trợ 100% số tiền doanh nghiệp đã nộp các khoản phí, lệ phí liên quan đến chi phí ban đầu của dự án. Các khoản phí hành chính này được miễn cho các nhà đầu tư đã thể hiện tính khuyến khích đầu tư cao hơn của Tỉnh. Ngoài những chi phí này, các nhà đầu tư còn có thể chi các khoản khác như phí tư vấn, phí dịch vụ cho các tổ chức cung cấp dịch vụ. Đối với phí dịch vụ phi hành chính, chính quyền chỉ có thể can thiệp gián tiếp để các chủ thể cung cấp giảm phí đối với nhà đầu tư tại các KCN. 2.2.1.3. Giải pháp về chi ngân sách Nhà nước 2.2.1.3.1. Chi ngân sách để hỗ trợ chung cho các KCN Trên cơ sở các quy định của Nhà nước và chiến lược, định hướng phát triển của tỉnh Vĩnh Phúc, UBND tỉnh hỗ trợ cho các doanh nghiệp thực hiện dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ khi đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc bằng những giải pháp cụ thể như: Hỗ trợ kinh phí đến 200 triệu đồng lập hồ sơ dự án đề nghị cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư từ ngân sách tỉnh; hỗ trợ kinh phí bố cáo thành lập doanh nghiệp, quảng bá sản phẩm; Hỗ trợ 100% số tiền doanh nghiệp đã nộp các khoản phí, lệ phí. Ưu tiên cung ứng lao động và hỗ trợ tiền đào tạo nghề theo yêu cầu từng loại lao động của dự án, phù hợp với quy định của tỉnh với mức hỗ trợ 400.000 VNĐ/người (theo quy định tại Nghị quyết số 37/2011/NQ-HĐND; Quyết định số 19/2012/QĐ-UBND và Quyết định số 24/2012/QĐ-UBND của UBND tỉnh). Tỉnh xây dựng cơ sở hạ tầng đến hàng rào KCN và áp dụng giá thuê đất ở mức thấp nhất trong khung quy định của Nhà nước. Đối với nhà đầu tư hạ tầng khi thực hiện hoạt động đầu tư xây dựng, kinh doanh, khai thác hạ tầng cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh (HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 12/2010/NQ-HĐND và được UBND tỉnh cụ thể hóa bằng Quyết định số 28/2010/QĐ-UBND) mức hỗ trợ như sau: Hỗ trợ 100% kinh phí: Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp; lập quy hoạch tỷ lệ 1/500 cụm công nghiệp; rà, phá bom, mìn trong cụm công nghiệp; Hỗ trợ những hạng mục kỹ thuật trong hàng rào gồm: Hệ thống thu gom rác thải, xử lý nước thải tập trung, đảm bảo theo tiêu chuẩn quy định, mức cụ thể theo quy mô diện tích cụm công nghiệp: 5 tỷ đồng với diện tích nhỏ hơn 10ha; 7 tỷ đồng với diện tích từ 10 đến 20ha; 10 tỷ đồng với diện tích trên 20ha đến 75ha; Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh khi thực hiện hoạt động đầu tư sản xuất, kinh doanh trong cụm công nghiệp, được hỗ trợ kinh phí một lần để đào tạo nghề là 700.000 đồng/người. Vĩnh Phúc đã có những hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp phụ trợ khi đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp. Trên cơ sở Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg, Quyết định số 1483/QĐ-TTg, HĐND tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành Nghị quyết số 56/2012/NQ-HĐND và được cụ thể hóa bằng Quyết định số 47/2012/QĐ-UBND của UBND tỉnh hỗ trợ cho các doanh nghiệp thực hiện dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ khi đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, cụ thể như: Hỗ trợ kinh phí đến 200 triệu đồng lập hồ sơ dự án đề nghị cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư từ ngân sách tỉnh; hỗ trợ kinh phí bố cáo thành lập doanh nghiệp, quảng bá sản phẩm; Hỗ trợ 100% số tiền doanh nghiệp đã nộp các khoản phí, lệ phí. Tuy nhiên, với điều kiện phát triển công nghiệp khá thuận lợi so với các tỉnh khác nhưng để đạt được các mục tiêu bền vững trong phát triển các KCN thì những ưu đãi trên là chưa đủ để hấp dẫn doanh nghiệp. Vĩnh Phúc cần xây dựng những chính sách ưu đãi hơn nữa dựa trên nền tảng chính sách của trung ương. Nhưng ưu đãi cần phải thiết thực nhiều hơn để thể hiện quan điểm của tỉnh trong chiến lược, chính sách thu hút đầu tư. Tỉnh cần có chính sách bàn giao mặt bằng sạch cho các dự án mang tính ưu tiên khuyến khích đầu tư gồm: Dự án Giáo dục - đào tạo, dạy nghề; Y tế; Thể thao; Xử lý môi trường; Dự án trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ ô tô, xe máy, linh kiện điện tử. Đối với dự án lớn, tùy theo từng dự án cụ thể, tỉnh có thể xem xét, quyết định các chính sách ưu đãi đầu tư phù hợp. Điều đó được thể hiện rõ thông qua quan điểm của lãnh đạo Vĩnh Phúc “Các nhà đầu tư ở Vĩnh Phúc là công dân của Vĩnh Phúc, thành công của doanh nghiệp chính là thành công của tỉnh”. Để cho các chủ đầu tư mới thấy rõ được những ưu đãi của tỉnh dành cho các nhà đầu tư, để họ có cơ sở so sánh và lựa chọn cơ hội đầu tư. Trong 2 năm 2018 và 2019, kế hoạch đầu tư công đã bố trí cho các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị (trong đó bao gồm cả hỗ trợ cho khu vực lân cận và liên quan tới các KCN) 5.203 tỷ đồng (năm 2018 bố trí 2.905 tỷ đồng, tương đương 48% tổng chi đầu tư phát triển và năm 2019 bố trí 2.298 tỷ đồng, tương đương 37,6% tổng chi đầu tư phát triển). Trong giai đoạn 2016- 2020, riêng mục dự phòng cho các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng trên địa bàn, Tỉnh đã bố trí một lượng vốn lên tới 1.149 tỷ đồng UBND tỉnh Vĩnh Phúc (2019), Báo cáo số 264/BC-UBND, Tài liệu đã dẫn. . 2.2.1.3.2. Chi ngân sách hỗ trợ xây dựng một số hạng mục KCN Việc chi ngân sách để hỗ trợ xây dựng một số hạng mục của các KCN là rất hạn chế bởi lẽ các hạng mục đầu tư của KCN đều cần đến lượng vốn rất lớn mà NSNN không thể cáng đáng được cho tất cả các KCN thuộc những địa phương như Vĩnh Phúc. Cũng về vấn đề này, khi khảo sát các doanh nghiệp, các tổ chức và các nhà quản lý số đông các ý kiến đều cho rằng Chính phủ và chính quyền địa phương cần hỗ trợ một phần kinh phí để xây dựng một số hạng mục như chi phí GPMB trong việc xây dựng các KCN (xem hình 2.6). Hình 2.6. Quan điểm về sử dụng NSNN để hỗ trợ GPMB Nguồn: Kết quả khảo sát của NCS Theo kết quả khảo sát, có 47 tổ chức, cá nhân (chiếm tỷ lệ 44,76%) cho rằng nhà nước nên dùng tiền NSNN để hỗ trợ một phần chi phí GPMB cho các KCN trong tỉnh theo tỷ lệ nhất định với tất cả các KCN hoặc chỉ nên hỗ trợ các KCN thuộc vùng khó khăn. Cũng có ý kiến khác cho rằng nên hỗ trợ phù hợp tùy theo điều kiện của mỗi địa phương và KCN (1%), trong khi đó có 7,62% cho rằng nhà nước không cần hỗ trợ mà để các chủ đầu tư tự lo liệu. Nhằm khuyến khích đầu tư phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh HĐND tỉnh đã ra một nghị quyết riêng về một số biện pháp đặc thù thu hút đầu tư và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp/ địa bàn Vĩnh Phúc [43]. Theo đó, Tỉnh sẽ hỗ trợ giải phóng mặt bằng không quá 15 % kinh phí giải phóng mặt bằng cho các trường hợp bình thường (thực hiện theo phương án bồi thường), 100% kinh phí giải phóng mặt bằng và bảo vệ thi công cho các trường hợp phải cưỡng chế. Đối với các dự án FDI vào lĩnh vực xã hội như Giáo dục, y tế, văn hóa, NSNN hỗ trợ giải phóng mặt bằng như các dự án đầu tư trong nước (sau khi có ý kiến chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ). Dựa trên Nghị quyết số 57/2016/ NQ-HĐND, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành những quy định cụ thể về việc thực hiện hỗ trợ chi phí lập hồ sơ đề xuất dự án đầu tư trực tiếp thuộc lĩnh vực khuyến khích đầu tư trên địa bàn tỉnh [84]. Quyết định này nhằm vào đối tượng là các nhà đầu tư thực hiện các dự án đầu tư trực tiếp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, quyết định danh nục các dự án thuộc lĩnh vực khuyến khích trên địa bàn tỉnh bao gồm (1) Dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ cho các ngành sản xuất oto, xe máy, điện tử, viến thông; (2) Dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; (3) Dự án đầu tư kinh doanh du lịch với các loại hình sinh thái, văn hóa, nghỉ dưỡng chất lượng cao theo quy hoạch của tỉnh; (4) Các dự án thuộc lĩnh vực xã hội hóa cụ thể như giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường. Theo Quyết định này, Tỉnh chỉ hỗ trợ một phần chi phí mà nhà đầu tư đã bỏ ra để lập hồ sơ đề nghị được chấp thuận hoặc cấp giấy CNĐT, việc thực hiện hỗ trợ chỉ thực hiện một lần và áp dụng đối với các dự án đã chính thức đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Về mức hỗ trợ, Tỉnh chia thành 4 mức: Các dự án trên 2.300 tỷ VND được hỗ trợ 350 triệu VND; các dự án từ 800- 2300 tỷ được hỗ trợ từ 100-350 triệu VND; các dự án từ 45-800 tỷ VND được hỗ trợ từ 60 đến 100 triệu VND và dự án dưới 45 tỷ được hỗ trợ 30 triệu VND. Khoản kinh phí hỗ trợ này được bố trí từ nguồn chi sự nghiệp kinh tế hàng năm. 2.2.1.3.3. Chi ngân sách để giải quyết nhà ở cho công nhân KCN Việc xây dựng nhà ở cho công nhân cần một lượng vốn lớn và là khó khăn, thách thức khó vượt qua đối với các chủ đầu tư hạ tầng và các công ty thứ cấp hiện nay. Hiện nay, đối với những công nhân và cán bộ quản lý làm việc trong các KCN, những hình thức giải quyết phổ biến là: 1) Ở tại gia đình, đi làm việc bằng phương tiện cá nhân, phương tiện giao thông công cộng hoặc phương tiện vận chuyển của doanh nghiệp sử dụng lao động; 2) Thuê nhà trọ trong các khu dân cư cạnh KCN; 3) Ở tại các khu chung cư, nhà ở trong khu vực dịch vụ của KCN; 4) Ở tại các chung cư, nhà ở do DN sử dụng lao động xây dựng ngoài KCN cho lao động và cán bộ quản lý của mình. Ở Việt Nam hiện nay, chỉ có những KCN có quy mô lớn, chủ đầu tư có tiềm lực tài chính đủ mạnh mới có thể đầu tư xây dựng nhà ở, đáp ứng một phần nhu cầu của công nhân. Các KCN khác, cơ bản công nhân tự xoay sở chỗ ở dưới các hình thức ở nhờ, thuê trọ ở gần KCN. Đây cũng là hình thức giải quyết nhu cầu chỗ ở cơ bản của người lao động trong các KCN Việt Nam hiện nay (xem hình 2.7). Hình 2.7. Hình thức phổ biến đáp ứng nhu cầu về nhà ở của công nhân các KCN Vĩnh Phúc Nguồn: Kết quả điều tra của NCS Để hỗ trợ về nhà ở cho người lao động trong các KCN trên địa bàn Tỉnh, Hội đồng nhân dân Tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 56/2012/NQ-HĐND (ngày 19 tháng 7 năm 2012) ban hành cơ chế hỗ trợ cho các dự án thuộc ngành công nghiệp hỗ trợ đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh, Nghị quyết 159/2014/NQ-HĐND (ngày 22 tháng 12 năm 2014) về việc hỗ trợ dự án nhà ở xã hội cho công nhân và người có thu nhập thấp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc và Nghị quyết số 157/ 2017- NQ- HĐND (ngày 12/ 12/ 2016) về một số biện pháp đặc thù thu hút đầu tư và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp trên địa bàn Vĩnh Phúc. Theo kết quả khảo sát năm 2017, có đến 66,67% ý kiến cho rằng hình thức phổ biến hiện nay vẫn là công nhân tự đi thuê nhà gần các KCN, hình thức phổ biến tiếp theo là ở cùng gia đình gần các KCN (chiếm tỷ lệ 24,44%). Hình thức nhà ở do các doanh nghiệp tự đầu tư hoặc có chỗ ở trong khu dịch vụ của các KCN chỉ chiếm tỷ lệ rất thấp, lần lượt là 6,67% và 2,22%. Các KCN của tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay cũng rất khó khăn về vấn đề nhà ở cho công nhân. Mặc dù nhận thức rõ vai trò tác dụng của chúng nhưng do nhu cầu ngân sách lớn, tỉnh còn nhiều khó khó khăn nên thời gian qua, các KCN chưa có can thiệp hoặc hỗ trợ cụ thể nào để giải quyết vấn đề này. Theo kết quả khảo sát, chỉ có 1/3 số đơn vị được khảo sát cho rằng chính quyền địa phương của tỉnh Vĩnh Phúc đã có chủ trương, chính sách cụ thể để giải quyết vấn đề nhà ở và phương tiện đi lại cho công nhân làm việc trong các KCN của tỉnh, số còn lại cho rằng Tỉnh chưa có chính sách, chủ trương cụ thể. Trong số các ý kiến cho rằng tỉnh đã có chính sách, chủ trương cụ thể thì có tới 65,71% số người được khảo sát cho rằng các chính sách, chủ trương đó dù đã phù hợp nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu; thậm chí còn có 8,57% mẫu khảo sát cho rằng những chính sách, chủ trương đó còn chưa hợp lý (xem hình 2.8). Hình 2.8. Đánh giá về chính sách, chủ trương của chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc trong vấn đề nhà ở cho công nhân ở các KCN Nguồn: Kết quả khảo sát của NCS Cũng theo kết quả khảo sát, có đến 95,24% các doanh nghiệp, cơ quan, cá nhân được khảo sát cho rằng chính quyền tỉnh nên đầu tư từ nguồn ngân sách để giải quyết khó khăn nhà ở cho công nhân các KCN (xem bảng 2.12). Bảng 2.12. Quan điểm về việc chính quyền đầu tư ngân sách xây dựng nhà ở cho công nhân các KCN ở Vĩnh Phúc STT Số tổ chức, cá nhân Tỷ lệ % 1 Rất cần thiết 57 54,29 2 Cần thiết 43 40,95 3 Không cần thiết 5 4,76 Nguồn: Kết quả điều tra của NCS Việc ổn định chỗ ở cho lực lượng công nhân làm việc trong KCN là cần thiết, có tác động trực tiếp và tích cực đối với các DN thứ cấp, thực sự là một nhân tố tạo thành sự phát triển bền vững cho các KCN. Hiện nay, tỉnh Vĩnh Phúc đã quy hoạch các dự án xây dựng nhà ở cho công nhân KCN: Dự án khu nhà ở công nhân tại xã Bá Hiến có quy mô 34,5ha, tổng vốn đầu tư 4.323 tỷ đồng do Công ty CP Đầu tư và Phát triển Vĩnh Yên làm chủ đầu tư. Dự án có tổng số 5.115 căn hộ, được xây dựng nằm trong 30 Blocks nhà 11 tầng cho CNLĐ, chuyên gia. Dự án khu nhà ở công nhân công ty Honda Việt Nam với 300 căn hộ; Dự án nhà ở của Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Bảo Quân (TP. Vĩnh Yên) đã đưa vào sử dụng tòa nhà A4, A5 cho công nhân; nhà chung cư thu nhập thấp B1 cao 15 tầng với tổng số hơn 400 căn hộ. UBND tỉnh đã phê duyệt quy hoạch 5,38 ha làm nhà ở cho công nhân tại Khu đô thị Việt Đức Legend City. Hiện, một số dự án về nhà ở cho công nhân đang chuẩn bị đầu tư như: Khu nhà ở công nhân của Công ty FuChuan; khu nhà ở cho công nhân KCN Tam Dư. 2.2.1.3.4. Chi ngân sách để phát triển hệ thống dịch vụ hỗ trợ KCN Bên cạnh giải pháp chi ngân sách để xây dựng KCN, chi hỗ trợ xây dựng một số hạng mục hạ tầng kỹ thuật, việc định hướng phát triển hệ thống dịch vụ hỗ trợ các DN trong KCN cũng rất cần thiết. Để các DN hoạt động bình thường, một KCN có thể cần đến hàng trăm loại dịch vụ hỗ trợ khác nhau cần được đáp ứng. Khả năng đáp ứng các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh cho các KCN cũng là một nhân tố tác động đến sự phát triển bền vững của các KCN. Hình thành một hệ thống các dịch vụ hỗ trợ đòi hỏi trình độ phát triển kinh tế cao và nhu cầu trong các KCN phải đủ lớn. Hiện nay dịch vụ hỗ trợ đang được đáp ứng theo hai cách (1) Các DN tự đáp ứng, (2) cung cấp dịch vụ từ các địa phương lân cận với chi phí cao, tính phụ thuộc lớn. Trong điều kiện này, việc nhận dạng những dịch vụ hỗ trợ cơ bản để hình thành và phát triển chúng bằng vốn ngân sách cũng là một giải pháp tài chính quan trọng. Bảng 2.13. Quan điểm về việc tỉnh đầu tư NSNN để xây dựng KCN và phát triể

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_giai_phap_tai_chinh_phat_trien_ben_vung_cac_khu_cong.doc
Tài liệu liên quan