Luận án Giáo dục ý thức dân tộc cho sinh viên các trường đại học tại thành phố Hà Nội hiện nay

MỞ ĐẦU . 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

ĐỀ TÀI.8

1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến giáo dục ý thức dân tộc cho sinh

viên các trường đại học ở thành phố Hà Nội hiện nay .8

1.1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến ý thức dân tộc và giáo

dục ý thức dân tộc. 8

1.1.2. Những công trình nghiên cứu liên quan đến thực trạng giáo dục ý thức

dân tộc cho sinh viên các trường đại học ở thành phố Hà Nội hiện nay . 16

1.1.3. Những công trình nghiên cứu liên quan đến phương hướng và giải

pháp giáo dục ý thức dân tộc cho sinh viên các trường đại học ở thành

phố Hà Nội hiện nay. 21

1.2. Những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án - giá trị và vấn đề

cần tiếp tục nghiên cứu .26

1.2.1. Giá trị của các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án . 26

1.2.2. Những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải quyết. 29

Chương 2: GIÁO DỤC Ý THỨC DÂN TỘC CHO SINH VIÊN CÁC

TRưỜNG ĐẠI HỌC Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY - MỘT SỐ

VẤN ĐỀ LÝ LUẬN. 32

2.1. Ý thức dân tộc Việt Nam .32

2.1.1. Ý thức dân tộc . 32

2.1.2. Ý thức dân tộc Việt Nam: Tri thức, tình cảm, ý chí. 43

2.2. Giáo dục ý thức dân tộc cho sinh viên các trường đại học ở thành phố Hà

Nội hiện nay - tầm quan trọng, chủ thể, nội dung, phương thức và các nhân tố

tác động .52

2.2.1. Tầm quan trọng của giáo dục ý thức dân tộc cho sinh viên các

trường đại học ở thành phố Hà Nội hiện nay . 52

pdf206 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 14/03/2022 | Lượt xem: 329 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Giáo dục ý thức dân tộc cho sinh viên các trường đại học tại thành phố Hà Nội hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ơng pháp đấu tranh giữ vững chủ quyền biển đảo; Tình hình thời sự, kinh tế chính trị, xã hội, an ninh trật tự địa bàn Hà Nội, trong nước và quốc tế; 90 Nhiệm vụ, giải pháp tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, SV giai đoạn 2015 - 2020. Qua các bản thu hoạch của SV đã thấy được ý thức trách nhiệm và mong muốn phấn đấu của SV các trường đại học ở thành phố Hà Nội đối với dân tộc. Tại các trường đại học Hà Nội, nội dung GDYTDT còn được thực hiện thông qua giảng dạy các môn Lý luận chính trị như: Những Nguyên lý của Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nội dung các môn học trên, ngoài việc cung cấp một hệ thống thế giới quan và phương pháp luận khoa học, còn giúp SV các trường đại học ở thành phố Hà Nội có cái nhìn toàn diện về lịch sử, văn hóa dân tộc và con người Việt Nam, củng cố lòng tự hào, tự tôn dân tộc và hình thành ý chí phấn đấu vì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Thực hiện sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đảng ủy khối các trường Đại học Hà Nội về đề án “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015 - 2020”. Hầu hết các trường đại học Hà Nội đã tổ chức nhiều phong trào thi đua như: “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương sáng về đạo đức, tự học và sáng tạo”; Tổ chức đợt sinh hoạt chính trị “Tự hào tiến bước dưới cờ Đoàn”, các chương trình vinh danh, tuyên dương, khen thưởng các tấm gương SV tiêu biểu trong học tập, rèn luyện và công tác xã hội; Tổ chức các diễn đàn tuyên truyền về chủ quyền biển đảo, toàn vẹn lãnh thổ, đấu tranh phòng chống “Diễn biến hòa bình”, phản bác các luận điệu thông tin sai trái của các thế lực thù địch. Các phong trào này được đông đảo SV các trường đại học ở thành phố Hà Nội tham gia sôi nổi, những tấm gương điển hình từ các bạn SV được tuyên dương, từ những cống hiến của các thầy cô, đã tạo cho SV các trường đại học ở thành phố Hà Nội động lực phấn đấu học tập và rèn luyện. 91 Như vậy, công tác GDYTDT được các trường đại học ở Hà Nội tiến hành bằng nhiều hình thức, phương thức khác nhau đã tác động mạnh mẽ đến việc ngăn chặn và đẩy lùi các tệ nạn xã hội, các âm mưu chống phá của các thế lực thù địch với SV các trường đại học ở thành phố Hà Nội, truyền lửa cho SV trong học tập, rèn luyện để ngày mai lập nghiệp. Góp phần xây dựng thế hệ đoàn viên, thanh niên Hà Nội giàu lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, có kiến thức, kỹ năng, bản lĩnh chính trị vững vàng, ý thức chấp hành pháp luật, có lối sống đẹp, đóng góp cho công cuộc xây dựng Thủ đô, đất nước văn hiến, văn minh, hiện đại. Thứ hai, những thành tựu đạt được của Đoàn Thanh niên và Hội Sinh viên các trường đại học ở thành phố Hà Nội Đoàn Thanh niên và Hội Sinh viên các đại học Hà Nội luôn là những cánh tay đắc lực, phát huy tốt vai trò của mình trong việc tập hợp sức mạnh của đoàn viên SV, bồi dưỡng giáo dục chính trị tư tưởng cho SV. Cùng với nhà trường, Đoàn Thanh niên và Hội Sinh viên đã làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị cho SV trong nhà trường, lồng ghép phổ biến nội dung các nghị quyết, chỉ thị của Đoàn cấp trên thông qua những hoạt động đoàn thể bổ ích. Tổ chức giáo dục truyền thống cách mạng lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc cho SV thông qua các hoạt động giao lưu, gặp gỡ các nhân chứng lịch sử trong các ngày lễ lớn của đất nước như chuỗi các hoạt động kỷ niệm Ngày Toàn quốc kháng chiến (19/12/1946), chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” (12/1972), giao lưu nhân chứng lịch sử với chủ đề “Mùa xuân đại thắng”... Các trường đại học ở thành phố Hà Nội đã tổ chức tọa đàm tuyên truyền về chiến thắng, gặp gỡ trao đổi với nhân chứng lịch sử là các anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Với các hoạt động thiết thực của Đoàn và Hội Sinh viên hình thành niềm tin bất diệt về sức mạnh chính nghĩa, lòng yêu nước, tinh thần và ý chí tự lập tự cường, quyết tâm giành độc lập thống nhất đất nước trong thời đại mới. 92 Tổ chức cho SV tham gia các cuộc thi “Olympic các môn khoa học Mác- Lênin”, “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Tôi yêu Hà Nội”, “Tự hào Việt Nam”, “Xung kích phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô”, “Đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp”, “Công ước Luật biển 1982 - Hành trình 35 năm”, “Tuổi trẻ Thủ đô đồng hành với các chiến sĩ nơi biên giới, hải đảo”. Các cuộc thi này là sân chơi trí tuệ, sáng tạo để SV các trường đại học ở thành phố Hà Nội giao lưu, học hỏi kiến thức, rèn luyện kỹ năng, góp phần nâng cao chất lượng học tập nói chung, đồng thời, đây cũng là hoạt động thiết thực góp phần khơi dậy lòng yêu quê hương, đất nước, yêu biển, đảo Việt Nam, nâng cao ý thức trách nhiệm và tinh thần bảo vệ chủ quyền đất nước trong SV các trường đại học ở thành phố Hà Nội. GDYTDT cho SV các trường đại học ở thành phố Hà Nội còn thông qua các phong trào chính trị - xã hội của SV. Tiếp nối truyền thống của các thế hệ sinh vên đi trước, phong trào “Sinh viên tình nguyện” của SV các trường đại học ở thành phố Hà Nội được diễn ra sôi nổi, có sức lan tỏa và thu hút sự tham gia của hàng chục triệu SV. Các phong trào tình nguyện: “Tiếp sức mùa thi”, “Chủ nhật đỏ”, “Đền ơn đáp nghĩa”, “Áo ấm cho em”, "Hỗ trợ du lịch Thăng Long - Hà Nội", “Mùa hè xanh”, “Đông ấm Đồng Văn” là nơi để SV các trường đại học ở thành phố Hà Nội trải nghiệm thực tiễn, rèn luyện bản lĩnh, ý thức đoàn kết, trách nhiệm vì cộng đồng dân tộc, học hỏi được nhiều kỹ năng mới phục vụ cuộc sống, qua đó tìm chọn ra những cá nhân xuất sắc giới thiệu vào Đảng, làm nguồn phát triển vững mạnh cho tổ chức Đoàn. Tự hào tiến bước dưới cờ Đảng - là chủ đề công tác SV các trường đại học ở thành phố Hà Nội với nhiều hoạt động như: Thực hiện công trình SV gắn với các ngày lễ lớn của đất nước; Xây dựng văn minh đô thị, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; Tiên phong tham gia các hoạt động giữ gìn trật tự an toàn giao thông, phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội. Các hoạt động này có tính giáo dục cao, tạo khí thế sôi nổi và sức lan tỏa nhanh, 93 được xã hội thừa nhận. Nội dung các hoạt động đã thể hiện tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý thức đấu tranh bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc; thể hiện truyền thống hào hùng của các thế hệ thanh niên sẵn sàng chiến đấu, hy sinh trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Với mục đích xây dựng môi trường, động lực cho SV các trường đại học ở thành phố Hà Nội rèn luyện, phấn đấu toàn diện trên các mặt học tập, đạo đức, thể lực, tình nguyện, hội nhập. Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam phát động phong trào “Sinh viên 5 tốt” đã được SV các trường đại học ở thành phố Hà Nội tích cực hưởng ứng, coi đó là tiêu chí phấn đấu, tự giáo dục, rèn luyện, phát triển toàn diện bản thân. Đạt được danh hiệu “Sinh viên 5 tốt” đòi hỏi SV các trường đại học ở thành phố Hà Nội không ngừng rèn luyện, trau dồi đạo đức, lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, phải có tinh thần đoàn kết tương thân, tương ái, tinh thần lao động sáng tạo, sống có trách nhiệm với cộng đồng dân tộc, phải không ngừng học hỏi tiếp cận các tri thức khoa học của thời đại để hội nhập, trở thành công dân toàn cầu. Danh hiệu “Sinh viên 5 tốt” đã khơi dậy SV thủ đô động lực phấn đấu, tạo ra giá trị mới đó là sự kết hợp các giá trị dân tộc và thời đại trong mỗi SV. Đây là một danh hiệu có uy tín, là minh chứng cho sự nỗ lực, cố gắng trong mỗi cá nhân SV, là cơ hội, thước đo tiêu chuẩn của thế hệ SV thời đại mới. Thành tựu của SV các trường đại học ở thành phố Hà Nội trong học tập và tham gia các hoạt động chính trị - xã hội đã được khẳng định trong Báo cáo của Đại hội Hội Sinh viên Thành phố Hà Nội lần thứ VI, nhiệm kỳ 2013- 2018: Gần 26.000 SV đạt giải thưởng SV nghiên cứu khoa học các cấp, 10.000 SV tham gia các cuộc thi Olympic. Có 3.200 đội hình SV tình nguyện được thành lập với sự tham gia của 56.000 tình nguyện viên. Hỗ trợ cho hơn 1.560.000 lượt thí sinh, người nhà thí sinh; Tìm kiếm, hỗ trợ hơn 35.000 chỗ trọ miễn phí; Có 66.500 lượt SV tham gia hiến máu được 28.520 đơn vị máu. Có 305.700 SV đăng ký danh hiệu “Sinh viên 5 tốt” các cấp. Trong đó, có 78 94 SV đạt danh hiệu cấp Trung ương, 503 SV nhận danh hiệu “Sinh viên thủ đô thời đại mới”. Có 5.285 SV được biểu dương là gương điển hình học tập và làm theo lời Bác. Thứ ba, thành tựu đạt được của gia đình trong giáo dục ý thức dân tộc cho sinh viên các trường đại học ở thành phố Hà Nội Gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên, có tầm quan trọng đến việc hình thành nhân cách của SV, nơi mà mỗi SV được sinh ra và lớn lên, được chăm sóc, giáo dục cả về mặt tinh thần và thể chất. Điểm nổi bật của SV các trường đại học ở thành phố Hà Nội chủ yếu đến từ các gia đình sinh sống tại các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng và khu vực Trung bộ - nơi có trình độ phát triển khá cao, nơi hội tụ và kết tinh các giá trị văn hóa lớn của cả nước, nên hầu hết các gia đình đều kế thừa truyền thống hiếu học tốt đẹp của dân tộc, coi trọng việc giáo dục, nuôi dưỡng con cái trưởng thành. Với việc coi trọng gia phong, truyền thống dân tộc, các SV được gia đình nuôi dưỡng, quan tâm giáo dục từ nhỏ, được bồi đắp tình cảm, tình thương yêu bố mẹ, anh chị, ông bà trong gia đình, được truyền thụ các truyền thống tốt đẹp của gia đình, làng xóm và dân tộc mình. Từ đó, hình thành nên khát vọng ý chí trong học tập và lập nghiệp. Để trở thành SV các trường đại học hàng đầu cả nước như: Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Y Hà Nội, Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Sư phạm Hà Nội, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Đại học Kiến trúc Hà Nội SV phải có sự nỗ lực lớn lao, phải có quá trình học tập chăm chỉ, phải được luyện rèn trong một thời gian dài trong quá trình học phổ thông trung học. Để thực hiện sự luyện rèn và phấn đấu này, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân SV, vai trò của các gia đình SV đóng một vai trò quan trọng. Gia đình đã đồng hành trong quá trình học tập để họ có thể phấn đấu trở thành SV các trường đại học ở thành phố Hà Nội. Khi là SV, gia đình là nguồn cung cấp vật chất và tinh thần để SV hoàn thiện quá trình học tập của mình trong các trường đại học. 95 Thông qua gia đình, SV các trường đại học ở thành phố Hà Nội có cơ sở để tiếp nhận những giá trị, những chuẩn mực xã hội, vững tin bước sang một môi trường xã hội hoá cao hơn. Xác định vai trò quan trọng đặc biệt của gia đình trong giáo dục và phát triển YTDT SV, những năm qua, các trường đại học đã có nhiều hoạt động phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong GDYTDT cho SV. Những trao đổi của gia đình SV và nhà trường đã kịp thời uốn nắn những hành vi lệch lạc do bạn xấu lôi kéo, đến sự phát triển năng khiếu, định hướng việc lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực của SV. Gia đình đã phát huy truyền thống “tôn sư trọng đạo”, bảo vệ uy tín thầy cô giáo, tránh các hành vi thiếu tôn trọng thầy cô giáo trước mặt SV, điều này củng cố thêm niềm tin của SV đối với nhà trường và nghề nghiệp của mình. Đây là một trong những thành công lớn của gia đình trong sự nghiệp giáo dục SV. Phong trào xây dựng “Gia đình văn hóa” đã có từ những năm 60 của thế kỷ 20, đến nay đã lan rộng khắp cả nước. Theo thống kê năm 2015, cả nước có gần 19 triệu gia đình đạt danh hiệu "Gia đình văn hóa" trong tổng số hơn 22 triệu gia đình, đạt 85,03%. Tại Hà Nội, sau 15 năm triển khai thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, Hà Nội là một trong những địa phương đầu tiên hưởng ứng và triển khai thực hiện phong trào, đến nay đã thu được nhiều kết quả tích cực. Trong đó, việc nâng cao chất lượng công tác xây dựng gia đình văn hóa luôn được đặt lên hàng đầu. Tỷ lệ hộ gia đình đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa” của thành phố Hà Nội trung bình hằng năm đạt trên 85% trên tổng số hộ dân. Năm 2016, có 86% số hộ gia đình đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa”. Phần lớn gia đình Việt Nam hiện nay có cuộc sống vật chất no đủ hơn, đời sống văn hóa tinh thần phong phú hơn. Kinh tế hộ gia đình được chú trọng phát triển. Hạnh phúc gia đình được quan tâm chăm lo ngày càng tốt hơn. Những thành tựu này là cơ sở để các thế hệ SV các trường đại học ở thành phố Hà Nội có được điều kiện giáo dục, nuôi dưỡng tốt hơn, 96 các giá trị truyền thống của dân tộc được lưu truyền và phát huy, hình thành tình yêu gia đình, quê hương, đất nước và phấn đấu xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh. Như vậy, với vai trò là ngôi trường đầu tiên của mỗi SV, gia đình có vai trò to lớn trong việc tham gia vào GDYTDT cho thế hệ trẻ hôm nay; sự ảnh hưởng của giáo dục gia đình tới việc hình thành nhân cách của SV là rất lớn. Nhờ có giáo dục gia đình mà con người sinh học trở thành con người xã hội. Cùng với sự phát triển của xã hội hiện đại, các bậc phụ huynh muốn là nhà giáo dục đặc biệt quan trọng thì bên cạnh nhiệm vụ xây dựng kinh tế gia đình, các bậc phụ huynh cần phải tự mình học hỏi, trau dồi kiến thức mọi mặt, tạo lập môi trường sống lành mạnh cho con em mình. Bản thân ông bà, cha mẹ phải là tấm gương sáng về đạo đức cho con cháu noi theo. 3.1.1.2. Những thành tựu đạt được từ phía sinh viên các trường đại học ở thành phố Hà Nội - đối tượng giáo dục ý thức dân tộc hiện nay Trên cơ sở phân tích kết quả khảo sát của 1.200 SV các trường đại học ở thành phố Hà Nội; kết hợp với phỏng vấn sâu một số SV; thông qua các báo cáo của Thành Đoàn, Hội Sinh viên thành phố Hà Nội và các nghiên cứu khoa học về SV các trường đại học ở thành phố Hà Nội. Có thể khẳng định rằng công tác GDYTDT cho SV các trường đại học ở thành phố Hà Nội thu được những kết quả tích cực từ phía SV. Thứ nhất, hầu hết SV các trường đại học ở thành phố Hà Nội đã giữ vững và phát huy tinh thần yêu nước, giàu lòng tự hào, tự tôn dân tộc. GDYTDT cho SV các trường đại học ở thành phố Hà Nội luôn được Đảng, Nhà nước, gia đình, nhà trường và toàn xã hội quan tâm. Công tác giáo dục Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, đạo đức, lối sống cho SV các trường đại học ở thành phố Hà Nội không ngừng được tăng cường và đổi mới. Thông qua các hoạt động giáo dục, các cuộc vận động, phong trào thi đua đã hình thành một 97 thế hệ SV các trường đại học ở thành phố Hà Nội giàu lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng điều này được thể hiện: Phong trào phấn đấu trở thành Đảng viên của SV các trường đại học ở thành phố Hà Nội ngày càng phát triển, số lượng SV các trường đại học ở thành phố Hà Nội được kết nạp vào Đảng ngày càng cao. Điều này được minh chứng qua bảng số liệu Báo cáo của Hội Sinh viên Hà Nội. Trong 5 năm 2008-2013, tại 83 trường đại học và học viện, đã kết nạp được 3.568 SV vào Đảng (chiếm 0,37% số lượng SV). Kết quả khảo sát về nguyện vọng vào Đoàn, Đảng của SV các trường đại học ở thành phố Hà Nội hiện nay, có 24,5% SV được hỏi rất tha thiết vào Đoàn, Đảng; 25% là tha thiết vào Đảng; 45% là bình thường; 5,5% là không có nguyện vọng. Tiêu chí SV muốn trở thành Đảng viên, trước hết bản thân SV phải có động cơ, lý tưởng đúng đắn, học tập thật tốt và tham gia tích cực các phong trào vì cộng đồng. Số lượng SV các trường đại học ở thành phố Hà Nội phấn đấu vào Đảng ngày càng nhiều là một minh chứng cho tinh thần yêu nước, sẵn sàng cống hiến cho dân tộc. Kết quả nghiên cứu của đề tài trọng điểm cấp Đại học Quốc gia Hà Nội, mã số: QGTĐ 13.19 khảo sát trên 410 SV của 10 trường đại học lớn Hà Nội (2014-2015) về các giá trị chính trị - xã hội như: Độc lập dân tộc; Yêu nước, dân chủ bình đẳng; Tôn trọng pháp luật; Tự hào dân tộc; Trung thành với tổ quốc; Có trách nhiệm công dân; Tin vào sự lãnh đạo của Đảng; Hợp tác giữa các dân tộc và lý tưởng xã hội chủ nghĩa. Kết quả tổng hợp cho thấy tất cả các giá trị chính trị - xã hội đều được nhận thức ở mức quan trọng và rất quan trọng chiếm từ 72,1% đến 91,9%. Với kết quả trên đây cho thấy mức độ nhận thức, sự quan tâm, trách nhiệm của SV trước các vấn đề của đất nước, của xã hội, đặc biệt là trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Về lòng tự hào, tự tôn dân tộc. Theo kết quả khảo sát SV các trường đại học ở thành phố Hà Nội về lòng “Tự hào là người Việt Nam” thì 57,5% SV 98 đều khẳng định là rất tự hào là người Việt Nam, 38,5% khẳng định là tự hào, và không tự hào lắm là 4%. Khi được hỏi SV tự hào về những nội dung gì của Việt Nam. Phần lớn (74,5%) các câu trả lời của SV tập trung vào các nội dung: Tự hào về lịch sử, truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm; Tự hào về các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc; Tự hào về con người và danh lam thắng cảnh Việt Nam. Có thể nói đối với dân tộc Việt Nam, lòng yêu nước, tự hào dân tộc là một tình cảm tự nhiên, là sản phẩm của lịch sử được hun đúc từ mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Điều này đã ngấm sâu vào tình cảm, vào tư tưởng của mỗi SV các trường đại học ở thành phố Hà Nội, để hôm nay, mỗi SV đã mang trong mình niềm tự hào và ý thức trách nhiệm bảo vệ và xây dựng đất nước to đẹp và giàu mạnh. Tình yêu nước, tự hào dân tộc của SV các trường đại học ở thành phố Hà Nội còn được thể hiện khi đất nước có các sự kiện lớn, hầu hết SV đều rất quan tâm và mong muốn đóng góp phần nhỏ của mình trong đó. Các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn “1.000 năm Thăng Long - Hà Nội”, Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”, kỷ niệm “Ngày Giải phóng Thủ đô 10/10/1954”... với mục đích tuyên truyền về truyền thống đấu tranh dựng nước, giữ nước của dân tộc đã được đông đảo SV các trường đại học ở thành phố Hà Nội tham gia, qua đó khơi dậy truyền thống yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, phát huy tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ tổ quốc và hội nhập quốc tế. Sự kiện đội tuyển bóng đá U23 Việt Nam chiến thắng Iraq và Qatar đi đến chung kết AFC Cup 2018 khiến hàng triệu người Việt Nam vui sướng. Chiến thắng đã khơi dậy niềm tự hào và tinh thần đoàn kết của toàn dân ta. Hàng triệu người dân trong đó có SV các trường đại học ở thành phố Hà Nội đã vô cùng phấn khởi và tự hào về những chiến thắng của đội tuyển. Các chương trình "Tiếp lửa cho U23", “Cháy hết mình với U23” được nhuộm đỏ bởi cờ hoa và băng rôn đã được SV các trường đại học ở thành phố Hà Nội 99 hưởng ứng nhiệt tình. Tất cả các hành động cổ vũ cho đội tuyển rất văn minh và có kỷ luật, không có sự kích động a dua theo những thói xấu. Hoạt động của SV các trường đại học ở thành phố Hà Nội đã minh chứng cho tình cảm, lòng tự hào và trách nhiệm đối với dân tộc. Có thể khẳng định tinh thần yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc vẫn được kế thừa và phát huy trong mỗi SV các trường đại học ở thành phố Hà Nội, được biểu hiện một cách đa dạng trên nhiều bình diện. Đó là sự tiếp nối các thế hệ cha anh luôn nỗ lực cống hiến để bảo vệ và xây dựng đất nước, sánh vai với các cường quốc năm châu. Thứ hai, hầu hết SV các trường đại học ở thành phố Hà Nội đã chủ động, tích cực, sáng tạo, tự giác học tập, rèn luyện, hình thành khát vọng, ý chí thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh” của dân tộc. Về mục tưởng tiêu lý tưởng cách mạng của SV các trường đại học ở thành phố Hà Nội, theo kết quả khảo sát, hầu hết SV các trường đại học ở thành phố Hà Nội xác định lý tưởng cách mạng của mình là phấn đấu vì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội (37%), dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh (51,5%). Lý tưởng này về mặt định hướng là thống nhất với lý tưởng của các thế hệ cha ông ta, tuy nhiên, thực hiện cụ thể của SV các trường đại học ở thành phố Hà Nội đã có sự thay đổi. Trước đây, lý tưởng của các thế hệ SV trước là học tập, phấn đấu vì độc lập dân tộc và thống nhất đất nước. Thế hệ SV các trường đại học ở thành phố Hà Nội ngày nay được sống trong hòa bình, mục tiêu của họ là học tập rèn luyện để làm giàu cho mình, cho đất nước, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Theo Số liệu báo cáo của Hội Sinh viên thành phố Hà Nội trong nhiệm kỳ 2008-2013: Gần 26.000 SV đạt giải thưởng SV nghiên cứu khoa học các cấp, 10.000 SV tham gia các cuộc thi Olympic. Có 598 SV thủ khoa xuất sắc của các trường đại học, học viện trên địa bàn thành 100 phố được tuyên dương. Thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo giải thưởng “SV nghiên cứu khoa học” cấp Bộ, số lượng đề tài nghiên cứu khoa học của SV các trường đại học ở thành phố Hà Nội đạt giải thưởng năm 2016 là 67/145 chiếm 46% cả nước; Năm 2017 là 59/143 đề tài, chiếm 41%. Thành tích học tập và nghiên cứu khoa học của SV các trường đại học ở thành phố Hà Nội đã minh chứng cho tinh thần chủ động, tích cực học tập vì ngày mai lập nghiệp. Kết quả khảo sát tình hình SV các trường đại học ở thành phố Hà Nội về thời sự đất nước. Với câu hỏi “Anh (chị) quan tâm đến các vấn đề thời sự đất nước” cho thấy, 25,5% SV cho rằng rất quan tâm, 34% quan tâm và 27,5% là ít quan tâm đến vấn đề thời sự đất nước. Khi phỏng vấn sâu SV Đặng Phương Anh, lớp Môi trường 2, K60 Trường Đại học Bách khoa Hà Nội về sự quan tâm đến các vấn đề thời sự trong nước và quốc tế, SV cho rằng: “Bản thân mình cũng như các bạn trong lớp đều rất quan tâm đến tình hình thời sự trong nước và thế giới, rất quan tâm đến sự phát triển của đất nước trên các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực đối ngoại xem có thay đổi gì để bản thân chuẩn bị hội nhập tốt hơn, góp phần phát triển đất nước”. Về ý thức bảo vệ tổ quốc. Kết quả khảo sát câu hỏi “Giả định khi đất nước có chiến tranh, Anh (chị) có sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc hay không?”. Phần lớn SV các trường đại học ở thành phố Hà Nội rất sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc (67,5%), số còn lại sẽ tham gia bảo vệ đất nước khi có yêu cầu (30,5%). Là SV phải có trách nhiệm làm cho đất nước giàu mạnh (57,5%). “Nhiệm vụ quan trọng của SV để thực hiện mục tiêu, lý tưởng hiện nay ?”, 87% SV các trường đại học ở thành phố Hà Nội cho rằng cần phải tích cực học tập, trau rồi kỹ năng, rèn luyện sức khỏe. Có thể nói, đại bộ phận SV các trường đại học ở thành phố Hà Nội ý thức rõ trách nhiệm của mình đối với Tổ quốc và nhân dân, chủ động, tích cực học tập, rèn luyện, hình thành 101 khát vọng, ý chí thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh” của dân tộc. Thứ ba, SV các trường đại học ở thành phố Hà Nội đã có tinh thần trách nhiệm, tính tích cực chính trị - xã hội, sẵn sàng cống hiến sức trẻ cho cộng đồng và dân tộc. Tinh thần trách nhiệm, sẵn sàng cống hiến sức trẻ cho cộng đồng và dân tộc của SV các trường đại học ở thành phố Hà Nội được thể hiện trong nhiều hoạt động của SV. Theo báo cáo Hội Sinh viên Hà Nội (năm học 2016-2017), các phong trào của SV các trường đại học ở thành phố Hà Nội và thanh niên đã thu hút đông đảo SV tham gia. Chương trình "Tiếp sức mùa thi" đã có 3.000 SV tham gia; Chương trình "Tiếp sức đến trường" có 5.000 sinh viêm tham gia; Chiến dịch "Mùa hè xanh" thu hút 2.500 SV các trường đại học ở thành phố Hà Nội tham gia, “Hiến máu tình nguyện” có 38.980 tình nguyện viên SV tham gia thu được 40.900 đơn vị máu. Một trong những hoạt động thể hiện tính tích cực chính trị - xã hội cao của SV các trường đại học ở thành phố Hà Nội trong việc tham gia giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội là tham gia mô hình “Cổng trường an toàn giao thông” với 32 mô hình và thu hút 2.800 lượt tham gia của SV các trường đại học ở thành phố Hà Nội; Tham gia các hoạt động môi trường như: “Tham gia bảo vệ dòng sông quê hương”, “Giảng đường xanh - Ký túc xanh”, nhóm “Sen trong phố” với “Biến bãi rác thành vườn hoa”, “Đổi giấy lấy cây” các hoạt động môi trường này đã thu hút 5.490 SV các trường đại học ở thành phố Hà Nội tham gia; Tham gia hỗ trợ du lịch Thăng Long - Hà Nội, bên cạnh việc hướng dẫn, hỗ trợ, tuyên truyền văn hóa lịch sử Thăng Long - Hà Nội cho du khách quốc tế, các bạn SV các trường đại học ở thành phố Hà Nội còn làm vệ sinh môi trường tại tuyến phố đi bộ khu vực Hồ Gươm và các vùng phụ cận. Đây là những minh chứng cho tính tích cực chính trị - xã hội cao của SV các trường đại học ở thành phố Hà Nội. Theo bà Chu Hồng Minh, Phó 102 Chủ tịch thường trực Hội Sinh viên Việt Nam thành phố Hà Nội: Sinh viên Thủ đô đã luôn chủ động, tham gia tích cực giữ gìn vệ sinh môi trường trên địa bàn. Sáng tạo đưa ra các mô hình, giải pháp và đến nay đã thu được kết quả tích cực trong việc góp phần giảm ô nhiễm môi trường làm đẹp cảnh quan thành phố, hành động và ứng xử một cách có trách nhiệm trong việc giữ gìn vệ sinh nơi công cộng, nơi học tập, sinh sống. Số liệu các phong trào hoạt động của SV các trường đại học ở thành phố Hà Nội là một cho những minh chứng cho tinh thần trách nhiệm, sẵn sàng cống hiến sức trẻ cho cộng đồng và dân tộc Thứ tư

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_giao_duc_y_thuc_dan_toc_cho_sinh_vien_cac_truong_dai.pdf
Tài liệu liên quan