Luận án Quản trị trường đại học tư thục theo hướng không vì lợi nhuận tại Việt Nam hiện nay

LỜI CAM ĐOAN.i

LỜI CẢM ƠN.ii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.iii

MỤC LỤC .iv

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .vii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ.vii

DANH MỤC CÁC HỘP.viii

DANH MỤC CÁC HÌNH.viii

MỞ ĐẦU.1

1. Tính cấp thiết của đề tài .1

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài .3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.3

4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu .4

5. Đóng góp mới của luận án .7

6. Những kết quả mới đạt được của luận án.8

7. Kết cấu của Luận án.8

Chương 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN TRỊ TRƯỜNG ĐẠI HỌC

TƯ THỤC THEO HƯỚNG KHÔNG VÌ LỢI NHUẬN .9

1.1. Những nghiên cứu về mô hình các trường đại học tư thục.9

1.2. Những nghiên cứu về chính sách của Nhà nước cho phát triển đại học tư

thục, đại học tư thục không vì lợi nhuận .15

1.3. Các nghiên cứu hình thức tư nhân hóa và cơ chế tài trợ cho đại học tư

thục .19

1.4. Một số vấn đề kết luận và hướng nghiên cứu của luận án .22

Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TƯ THỤC

THEO HƯỚNG KHÔNG VÌ LỢI NHUẬN.24

2.1. Lý luận cơ bản về trường đại học tư thục không vì lợi nhuận.24

2.1.1. Một số khái niệm có liên quan .24

2.1.2. Phân loại mô hình trường đại học tư thục .25

2.1.3. Trường đại học không vì lợi nhuận và Trường đại học vì lợi nhuận .26

2.1.4. Vai trò của các trường đại học tư thục .31

2.2. Nội dung quản trị trường đại học tư thục theo hướng không vì lợi nhuận .36

2.2.1. Hệ thống thể chế quản trị về cấu trúc quản lý trường đại học tư thục theo

hướng không vì lợi nhuận.36

2.2.2. Quản trị về tổ chức và quản lý nhân sự của trường đại học theo hướng

không vì lợi nhuận.43

pdf191 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 379 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản trị trường đại học tư thục theo hướng không vì lợi nhuận tại Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạnh những chính sách 76 về khuyến khích XHH giáo dục và hạn chế mở trường công, kinh tế phát triển mạnh, đặc biệt trong giai đoạn 2006-2007, cũng là một trong những lí do thúc đẩy nhiều cá nhân, tổ chức đầu tư vào giáo dục trong đó có GDĐH. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2006 đạt 8,23%, năm 2007 đạt 8,46%. Nếu không có thiên tai, dịch bệnh lớn, tốc độ tăng GDP chắc chắn còn cao hơn 8,5%. Cơ cấu kinh tế theo giá thực tế chuyển dich theo hướng tích cực. Tăng trưởng GDP của năm 2007 đạt mức cao nhất so với 11 năm trở về trước. Nhiều dấu mốc lịch sử về hội nhập thế giới của Việt Nam cũng xuất hiện trong thời gian này. Tiêu biểu nhất là Hội nghị cấp cao APEC 2006 và sự kiện Việt Nam chính thức trở thành thành viên chính thức của WTO. Điều này tạo nhiều cơ hội phát triển ở cả kinh tế, văn hóa, xã hội Việt Nam trong đó có lĩnh vực giáo dục và cụ thể hơn là giáo dục đại học. Mở cửa hội nhập là điều kiện cơ bản cho việc hội nhập với giáo dục thế giới hay phát triển các chương trình liên kết, hợp tác với quốc tế. 3.1.3.4. Giai đoạn từ 2009 đến nay Giai đoạn này với sự ra đời của nhiều chính sách quan trọng liên quan đến nguyên tắc, đến cơ chế tổ chức và hoạt động của trường đại học tư thục, đến việc đảm bảo quyền và nghĩa vụ của các đối tượng tham gia vào quá trình phát triển các trường ĐHTT đã làm cho hệ thống trường ĐHTT dần dần đi vào ổn định và phát triển. Quyết định số 61/2009/QĐ-TTg ngày 17/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học tư thục thay thế quyết định 14 năm 2005. Trong quy chế này đã đưa ra khái niệm sở hữu chung và tài sản tăng thêm nhờ kết quả hoạt động của trường thuộc sở hữu chung. Quyết định 63/2011/QĐ-TTg ngày 10/11/2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 61, các văn bản này đã quy định cụ thể hơn về cơ chế tài chính, sở hữu tài sản của trường đại học tư thục. Đặc biệt, Luật Giáo dục sửa đổi 2009 đều khẳng định “cấm lợi dụng các hoạt động giáo dục vì mục đích vụ lợi”. Luật Giáo dục Đại học ban hành năm 2012 và nghị định số 141/2013/NĐ-CP, ngày 24 tháng 10 năm 2013 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục đại học, đã quy định: Cơ sở giáo dục đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận là cơ sở GDĐH mà phần lợi nhuận tích lũy hằng năm là tài sản chung không chia, để tái đầu tư phát triển cơ sở GDĐH; các cổ đông hoặc các thành viên góp vốn không hưởng lợi tức 77 hoặc hưởng lợi tức hằng năm không vượt quá lãi suất trái phiếu Chính phủ (Khoản 7- Điều 4). Do đó các trường đại học tư thục hay ĐH NCL, đặc biệt là Hội đồng quản trị phải xem đây là nguyên tắc cơ bản để tổ chức và quản lý các hoạt động của cơ sở mình. Trên đây là những khái quát về quá trình hình thành và phát triển các trường ĐH NCL, các cơ sở pháp lý Nhà nước ban hành trong từng giai đoạn nhằm phát triển loại hình ĐHTT phù hợp với nhu cầu học tập của nhân dân, cũng như trình độ phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia và yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới. Đến nay cả nước mới có 60 trường ĐHTT nhưng các trường này cũng đã góp phần vào sự phát triển hệ thống GDĐH Việt Nam, tạo nên đội ngũ nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ mục tiêu phát triển đất nước. 3.2. Phân tích thực trạng hoạt động của đại học tư thục theo hướng không vì lợi nhuận ở Việt Nam 3.2.1. Về qui mô số lượng trường, sinh viên Số lượng các trường ĐHTT ở Việt Nam nhìn chung tăng theo thời gian. Theo kết quả nghiên cứu của Đặng Thị Minh (2014) cho thấy các trường ĐHTT có xu hướng tăng dần theo thời gian trong khoảng 2000 -2017. Biểu đồ 3.1: Số lượng trường đại học qua các năm (Nguồn: Đặng Thị Minh (2014)6 và thống kê của Bộ giáo dục và đào tạo) Các trường ĐHTT thành lập từ năm 2012 đến tháng 3/2017 có 1 trường ở đồng Bằng sông Hồng, 1 trường ở Đông Nam Bộ, 1 trường ở Bắc Trung Bộ, 1 6 Thống kê số liệu trường đại học tư thục 74 93 139 169 188 204 214 219 223 235 57 71 109 124 138 149 156 159 163 170 17 22 30 45 50 55 58 60 60 65 0 50 100 150 200 250 Tổng Công lập Ngoài công lập 78 trường ở đồng bằng sông Cửu Long và 1 trường ở Tây Nguyên. Như vậy, tính đến hết tháng 3/2017, đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ là 2 khu vực có nhiều trường đại học nhất ở Việt Nam, về cả trường đại học công lập và NCL. Khu vực có ít trường ĐH nhất là Tây Nguyên và Bắc Trung Bộ. Mạng lưới các trường ĐH nói chung và ĐHTT nói riêng gần như phủ kín toàn quốc, trong đó mạng lưới các trường ĐHTT đã phát triển ở 29/63 tỉnh/thành. Hầu hết các trường ĐHTT tập trung tại các thành phố lớn và các khu kinh tế trọng điểm: Hà Nội (13); Thành phố Hồ Chí Minh (12); Đà Nẵng (4); Đồng Nai (3); Bình dương (3); Bắc Ninh (3); Cần Thơ (2); Vinh (2); Long An (2). Các tỉnh Hậu Giang, Vĩnh Long, Bình Thuận, Đăk Lắk, Đà Lạt, Nha Trang, Bình Định, Quảng Nam, Huế, Nam Đinh, Hà Nam, Hải Phòng, Hưng Yên, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên mỗi tỉnh có 1 trường ĐHTT. 3/5 trường nhiều sinh viên nhất nằm tại Tp. Hồ Chí Minh, 1 trường ở Hà Nội và 1 trường ở Đà Nẵng. Quy mô của các trường lớn nhất đều tập trung ở những thành phố trực thuộc trung ương lớn nhất của Việt Nam. Trong số 10 trường có ít sinh viên nhất, có đến 6 trường không nằm ở 5 thành phố lớn trực thuộc trung ương7 của Việt Nam. Theo báo cáo Báo cáo kết quả nghiên cứu mới đây của Bộ GD&ĐT (Phạm Thị Huyền và cộng sự, 2017) cho thấy: Cả nước có 60 trường ĐHTT chiếm 25,5% tổng số trường đại học, phân bố ở 29/63 tỉnh/thành. Trong đó những thành phố lớn có nhiều trường là Hà Nội (13 trường) và Thành phố Hồ Chí Minh (12 trường); Các trường ĐHTT được thành lập chủ yếu tập trung ở các thành phố trực thuộc trung ương. Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh dẫn đầu về tốc độ phát triển số lượng trường ĐHTT. Phụ lục 2 (Số lượng các trường ĐHTT theo vùng miền) Số lượng trường tăng nhưng tỷ lệ trường ĐH TT trong số các trường ĐH ở Việt Nam thì nhìn chung tương đối ổn định. Tỷ lệ số trường ĐHTT luôn trên 20%, trong những năm gần đây duy trì trong khoang 27-28%, chiếm hơn 1/4 tổng số trường ĐH ở Việt Nam. 7 Gồm Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, tp. Hồ Chí Minh và Cần Thơ 79 Biểu đồ 3.2: Tỷ trọng số trường công lập và ngoài công lập qua các năm (Nguồn: Đặng Thị Minh (2014)8 và thống kê của Bộ giáo dục và đào tạo) Quy mô sinh viên đại học nhìn chung tăng qua các năm. Theo số lượng trường tăng lên và sự phát triển của các trường, sinh viên ở các trường ĐHTT cũng tăng lên (xu hướng) theo thời gian. Biểu đồ 3.3: Số lượng sinh viên trường ĐHTT qua các năm (Nguồn: Đặng Thị Minh (2014)9 và thống kê của Bộ giáo dục và đào tạo) Nếu như trong năm học 2000-2001, số trường ĐHTT chỉ có 17 trường với quy mô 89.464 sinh viên (trung bình hơn 5.000 sinh viên/trường) thì đến năm học 2016-2017, số sinh viên của các trường đạt 243.975 sinh viên, số trường đại học 8 Thống kê số liệu trường đại học tư thục 9 Thống kê số liệu trường đại học tư thục 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Ngoài công lập Công lập 2000- 2001 2004- 2005 2006- 2007 2008- 2009 2010- 2011 2011- 2012 2013- 2014 2014- 2015 2015- 2016 2016- 2017 Series1 89464 112939 157170 151352 189531 189236 176669 227574 232367 243975 0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 80 tăng hơn gấp 3 lần và số sinh viên cũng tăng gần 3 lần so với năm 2000-2001. Theo thống kê năm học 2016-2017, 60 trường ĐHTT đang hoạt động hiện tại, có 263.368 sinh viên đang theo học tại các trường ĐHTT, số sinh viên dù tăng lên nhưng quy mô sinh viên trung bình/trường lại giảm đi, chỉ còn hơn 4.300 sinh viên/trường. Các trường đại học có nhiều sinh viên nhất là ĐH Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh; trường ĐH Nguyễn Tất Thành, trường ĐH Duy Tân, trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội; và trường ĐH Văn Lang, bên cạnh đó có những trường rất ít sinh viên, thậm chí không có sinh viên là trường ĐH Hà Hoa Tiên (0 sinh viên); Biểu đồ 3.4: Tỷ lệ sinh viên trường ĐHTT qua các năm (Nguồn: Thống kê của Bộ giáo dục và đào tạo) Số lượng giảng viên Đội ngũ giảng viên cũng tăng lên theo số lượng trường và quy mô phát triển của các trường ĐHTT. Trong năm học 2000-2001 có 4.037 giảng viên ĐHTT thì đến năm 2017-2018, số lượng là 15.282 giảng viên. Cả số lượng giảng viên trường ĐH công lập và ĐHTT đều có xu hướng tăng lên. Tỷ lệ giảng viên trường ĐHTT trong gần 20 năm hầu như duy trì ở mức trên 15% trong tổng số giảng viên các trường ĐH, ngoại trừ năm 2008-2009 và 2010- 2011, tỷ lệ này là 9,7% và 14,8%. Giai đoạn 2000-2011, tỷ lệ giảng viên trường ĐHTT có nhiều biến động nhưng từ năm 2012 đến nay, tỷ lệ này khá ổn định, ở khoảng trên dưới 20%. Sự biến động của giảng viên không giống với sự biến động của sinh viên. 1493354 1596754 1520807 1523904 176669 227574 232367 243975 2013-2014 2014-2015 2015-2016 2016-2017 Công lập Ngoài công lập 81 Biểu đồ 3.5: Tỷ lệ giảng viên trường ĐHTT qua các năm (Nguồn: Đặng Thị Minh (2014)10 và thống kê của Bộ giáo dục và đào tạo) Sự sụt giảm đáng kể về số lượng và tỷ lệ giảng viên trường ĐHTT năm 2008-2009 do nhiều nguyên nhân. Hai nguyên nhân cơ bản là khủng hoảng kinh tế toàn cầu và chính sách của các trường. Khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008-2009 cũng ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam. Các ĐHTT trong đó có ĐH - vốn có hoạt động như doanh nghiệp - cũng bị tác động đáng kể. Tuy nhiên, việc suy giảm giáo viên trường ĐHTT không phải chỉ xuất phát từ bản thân sự cắt giảm của trường mà còn ở chính giảng viên. Giảng viên ở trường ĐHTT có thể coi là những ‘người làm thuê’ trong doanh nghiệp, khi chính sách của trường không còn thỏa đáng thì khó giữ được giảng viên. Giảng viên cơ hữu của một số trường ĐHTT có thể chỉ là danh nghĩa. Khi các quy định về giáo dục và cả thị trường siết chặt hơn, số lượng giảng viên giảm đáng kể. 3.2.2. Ngành, hình thức đào tạo chủ yếu Hầu hết trường ĐHTT đều định hướng đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, nhân lực chất lượng cao. Các trường đa phần đều đa dạng hóa CTĐT: chính quy, tại chức, liên thông, cao học. Một số trường muốn trở thành trường tiên tiến trong khu vực và thế giới. 10 Thống kê số liệu trường đại học tư thục 0.0% 5.0% 10.0% 15.0% 20.0% 25.0% 82 Các nhóm ngành phổ biến là Kinh tế, Quản trị kinh doanh, Công nghệ thông tin và Kiến trúc. Ngoài ra, phần lớn các trường đều phát triển theo định hướng ứng dụng, thực hành. Họ đào tạo theo yêu cầu xã hội, gắn với các doanh nghiệp, cơ sở sử dụng lao động; hướng tới việc cung cấp nhân lực cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn, có góp vốn xây dựng và phát triển trường. Nhiều trường ĐHTT có hệ thống quản lý sinh viên chặt chẽ, mối quan hệ với gia đình sinh viên liên lạc thường xuyên có cố vấn học tập, có giảng viên chủ nhiệm lớp. CTĐT đạt chuẩn cộng với sự khác biệt theo hướng chuyên ngành hoặc đa ngành. CTĐT thay đổi cách thức xếp thứ tự môn học như ngoại ngữ, kỹ năng, những môn hấp dẫn đưa ngay từ học kỳ 1 năm thứ nhất (ngoại ngữ, quân sự, kỹ năng thuyết trình), những môn khó tiếp thu với tân sinh viên như Triết học, Lý luận Chính trị được đưa xuống năm thứ 4. Sinh viên và giảng viên được khuyến khích đăng ký đề tài nghiên cứu khoa học và nhà trường có hội đồng thẩm định, đánh giá, xét duyệt. Trong nhiều biện pháp nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo, nhóm lãnh đạo trường đặc biệt nhấn mạnh phòng tránh, xử lý tiêu cực học đường cả từ phía sinh viên và giảng viên theo quy định chặt chẽ. Giảng viên thỉnh giảng và giảng viên cơ hữu luôn có hệ số thay thế. Tổ chức đối thoại giữa Ban giám hiệu, Hội đồng quản trị và giảng viên, cán bộ nhân viên được làm định kỳ để xóa bỏ ngăn cách với nhà đầu tư (có thể chưa hiểu rõ về giáo dục ĐH, hoặc thiếu tầm nhìn dài hạn) vì vậy ngay từ đầu cơ chế tư thục đã được xác lập một cách thống nhất trong nội bộ nhà trường. Việc đào tạo chuyên sâu, chuyên ngành cho phép nhà trường tập trung vào mối quan hệ giữa nhà trường và doanh nghiệp theo phương châm thực học-thực hành- thực nghiệp cho sinh viên thực tập, tuyển dụng chuẩn đầu ra ngoại ngữ theo hướng quốc tế, ví dụ: chuẩn đầu ra Toeic 450 điểm, bao giờ sinh viên thi đạt thì cấp bằng, có sinh viên thi lại 9 lần. Về việc vận hành hoạt động đào tạo, các trường tập trung vào hướng ký kết với các doanh nghiệp để đào tạo nhân lực cho chính họ. Ngoài ra, nhiều trường có định hướng thực hành, cho phép sinh viên được đào tạo ngay tại chính doanh nghiệp. 83 Việc liên kết quốc tế đào tạo sau ĐH, theo quy định vẫn yêu cầu trường ĐHTT phải có đủ điều kiện về thạc sỹ và tiến sỹ, nhưng thực tế cần có quan điểm “mở”. Lý do vì trường đối tác nước ngoài sẽ xuất khẩu CTĐT và công nghệ đào tạo, còn trường trong nước sẽ nhập khẩu để nâng tầm quốc tế cũng như góp phần bồi dưỡng giảng viên qua hoạt động liên danh liên kết quốc tế. Các trường ĐHTT cũng đầu tư vào các đề tài NCKH, tham gia vào các đề tài địa phương để xác lập thương hiệu; tự chủ xây dựng giáo trình, bài giảng và tài liệu gốc. Có trường đã và đang tính tới phương án liên kết quốc tế với các trường danh tiếng trọng tâm đào tạo 2 +2 hoặc 3+1. Hầu hết các trường đều đang đào tạo đa ngành, trong đó rất nhiều người đào tạo các ngành liên quan đến kinh tế (Quản trị kinh doanh, Kế toán, Tài chính ngân hàng). Đào tạo liên quan đến công nghệ và kỹ thuật nhiều thứ hai. Những năm gần đây, các trường mở rộng nhiều về mảng y dược, chăm sóc sức khỏe, điều dưỡng. Số ít trường có ít ngành đào tạo như Buôn Ma Thuột - 2 ngành do mới thành lập, Mỹ thuật Á Châu chuyên về thiết kế đồ họa, thời trang, xây dựng, mỹ thuật - tuyển sinh được ít sinh viên. Có thể thấy, đa phần các trường tập trung vào các ngành đào tạo đòi hỏi đầu tư ban đầu thấp, thu hút người học như các ngành kinh tế, quản trị kinh doanh, du lịch, luật, công nghệ thông tin. Một số ngành lĩnh vực cũng khá thu hút người học nhưng đòi hỏi đầu tư lâu dài là các ngành lĩnh vực y dược, chăm sóc sức khỏe, kỹ thuật ô tô cũng được một số trường quan tâm mở ngành. Tuy nhiên, những điều kiện mở ngành cũng được xem là rào cản để các trường phát triển do cơ hội thu hút người học cũng như yêu cầu về cán bộ giảng viên tham gia giảng dạy chuyên ngành. Các ngành đào tạo ngôn ngữ như Anh văn, Nhật ngữ hay Hàn ngữ trong những năm gần đây cũng được một số trường ĐHTT quan tâm bởi nhu cầu nhân lực về các lĩnh vực này ở các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam ngày càng rõ nét và cơ hội thu nhập cao. 84 3.3. Thực trạng quản trị trường đại học tư thục theo hướng không vì lợi nhuận ở Việt Nam 3.3.1. Thực trạng về thể chế quản trị đại học tư thục theo hướng không vì lợi nhuận ở Việt Nam 3.3.1.1 Về tổ chức bộ máy quản lý Tổ chức bộ máy quản lý của các trường ĐHTT KVLN tương đối giống nhau và có thể chia làm 3 cấp quản lý điều hành: • Quản lý cấp cao (Cấp hoạch định, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra) gồm: HĐQT, Ban giám hiệu, các hội đồng... • Quản lý cấp trung (Cấp điều hành cụ thể): các trưởng, phó phòng, ban, khoa, Giám đốc các trung tâm... • Quản lý cấp thấp (Cấp điều hành chi tiết): tổ trưởng, nhóm trưởng... Hiệu trưởng trường ĐHTT KVLN được cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước công nhận sau khi được bầu. Hiện nay việc điều hành chủ yếu dựa trên kinh nghiệm của người đứng đầu. Hoạt động trường ĐHTT theo mô hình của một công ty cổ phần. Tất cả mọi hoạt động của trường đều được quyết định từ đại hội đồng cổ đông. Đại hội này bầu ra HĐQT đại diện cho nhà trường và có những quyền hạn rất lớn quyết định mọi đường hướng phát triển của trường. Thông qua đại hội cổ đông, những người càng có nhiều tiền sẽ càng có quyền quyết định những vấn đề của trường vì quy chế quy định “số phiếu biểu quyết tương ứng với số cổ phần đang sở hữu”. Cũng theo quy chế đó, các nhà giáo dục, khoa học và quản lý chỉ giữ vai trò thụ động và luôn chịu sự áp đặt quyền lực của những người góp vốn. Quy chế quy định HĐQT chỉ bao gồm “những người góp vốn xây dựng trường”, không nhắc đến các thành phần đại diện cho cộng đồng xã hội và đại diện cho sinh viên. Như vậy, những nhà đầu tư có nhiều tiền sẽ có quyền quyết định những vấn đề của trường, còn các nhà giáo dục dù có đóng góp nhiều trí tuệ nhưng số vốn ít ỏi thì tiếng nói sẽ không mấy giá trị. HĐQT trường ĐHTT có quyền rất lớn, quyết định rất nhiều vấn đề về tổ chức, nhân sự, tài chính, tài sản, quy hoạch, kế hoạch và phương hướng đầu tư phát triển trường... như vậy, nhiều trường hợp nhà đầu tư can thiệp sâu vào công tác chuyên môn. 85 Hiện nay, các trường ĐHTT tuân theo quy định thành viên HĐQT phải có đại diện chính quyền địa phương, điều này chưa hợp lý vì theo các nhà lãnh đạo của các trường ĐHTT thì các thành viên đại diện này đã can thiệp quá sâu vào nội bộ của trường, sẽ gây nhiều rối loạn vì người này có thể không hiểu về các hoạt động của nhà trường để tham gia biểu quyết những vấn đề quan trọng để phát triển của trường. Hội đồng trường chưa có thực quyền trong quyết định nhân sự hiệu trưởng và các vấn đề quan trọng của trường Mặt khác khung khổ pháp lý của Nhà nước còn nhiều bất cập. Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chưa thực sự quan tâm tháo gỡ và giải quyết những khó khăn, vướng mắc của các trường ĐHTT như về đất đai, tài chính, xây dựng cơ sở vật chất, quản trị... Nhiều quy định cần thiết về việc giao đất, miễn giảm thuế doanh nghiệp phù hợp với từng loại hình trường, về xử lý tài sản khi chuyển đổi mô hình hoạt động từ ĐHDL sang ĐHTT, ĐHTT sang ĐH TTKVLN. Các trường đại học bị chi phối bởi hàng loạt quy chế, chính sách quản lý mà trong đó không ít chủ trương bất hợp lý gây khó khăn khi thực hiện. Chẳng hạn quy định về quyền sở hữu tài sản khi chuyển đổi ĐHDL sang ĐHTT đã làm cho nhiều trường sau khi chuyển đổi, liên tiếp xảy ra mâu thuẫn nội bộ, một thời gian dài mới bầu được HĐQT, thậm chí có trường đến nay mâu thuẫn nội bộ vẫn âm ỉ, kìm hãm sự phát triển của trường. Thêm nữa, từ trước đến nay chính sách ưu đãi chưa đến được với trường: chưa được cấp đất sạch như trường công, vẫn phải thực hiện nghĩa vụ thuế như doanh nghiệp đến khi có Quyết định 693/2013/QĐ-TTg thay cho Quyết định 1466/2008/QĐ-TTg nhưng các chính sách mới này vẫn chưa đi vào thực tiễn. Vì vậy việc xây dựng và phát triển loại hình trường ĐHTT, đặc biệt là trường ĐH TTKVLN là tất yếu, muốn được như vậy thì các trường cần: được trao quyền tự chủ đầy đủ; có môi trường bình đẳng để cạnh tranh lành mạnh giữa trường công và trường tư; được hưởng chính sách về thuê mướn đất đai làm trường; được hỗ trợ học phí, học bổng, cho vay tiền dài hạn cho sinh viên (công bằng giữa trường công và trường tư). 3.3.1.2 Thực trạng về trách nhiệm chính trị xã hội Trong quản lý giáo dục, trách nhiệm chính trị xã hội là nghĩa vụ báo cáo mang tính đạo đức và quản lý về những hoạt động và kết quả thu được, giải thích 86 kết quả thực hiện và thừa nhận trách nhiệm đối với cả những kết quả không mong đợi của trường đại học nói chung và các trường ĐHTT KVLN cho các bên liên quan. Nói chung, trách nhiệm chính trị xã hội gắn với trách nhiệm báo cáo hay giải thích kết quả hoạt động một cách chính trực và trung thực cho các bên liên quan trong việc cung cấp dịch vụ giáo dục và sử dụng nguồn lực. Trách nhiệm chính trị xã hội liên quan trước hết tới những người có thẩm quyền và quy định phạm vi quyền hạn và trách nhiệm của họ, những người được giao quyền lực phải chịu trách nhiệm trước một cá nhân hoặc tập thể nào đó, tính công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình, sẵn sàng giải thích các quyết định có kèm theo minh chứng khi được hỏi và có trách nhiệm làm rõ những vấn đề xã hội đặc biệt được quan tâm như: chất lượng giáo dục và kết quả học tập của học sinh, sinh viên, tài chính và huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, kết quả trong việc đạt được các mục tiêu. Trách nhiệm chính trị xã hội bao gồm trách nhiệm bên trong và trách nhiệm bên ngoài, tức là trách nhiệm đối với chính nhà trường và trách nhiệm đối với cả xã hội nói chung. Trách nhiệm bên trong cơ sở đào tạo là trách nhiệm với khách hàng bên trong cơ sở giáo dục bao gồm: cán bộ, nhân viên, giáo viên, học sinh, trách nhiệm bên ngoài cơ sở giáo dục là trách nhiệm với khách hàng bên ngoài như Bộ, địa phương, cộng đồng, doanh nghiệp, Nghiên cứu định tính, phóng vấn sâu đối tượng là cán bộ giảng viên, công nhân viên, và sinh viên, tác giả có thể khái quát tình hình thực trạng trách nhiệm chính trị xã hội của các trường ĐHTT KVLN như sau: - Mở rộng quy mô phát triển trường ĐHTT KVLN nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của người dân, góp phần hoàn thành mục tiêu của Đảng và Nhà nước đã đề ra là nâng tổng số sinh viên đạt 200 sinh viên/1 vạn dân vào cuối năm 2010. Trong đó số sinh viên do các trường NCL đào tạo chiếm khoảng 15 % số sinh viên cả nước. Mục tiêu đề ra đối với các trường NCL phấn đấu đến năm 2020 các trường ngoài công lập đào tạo chiếm 40% số sinh viên cả nước. - Mục tiêu phát triển của các trường ĐHTT KVLN nhằm tìm kiếm giải pháp và mô hình ĐH TTKVLN năng động, hiệu quả, có sức sống nội lực mạnh mẽ đồng thời để tự khẳng định mình và khẳng định sự đúng đắn của chủ trương phát triển mạng lưới trường ĐH ngoài công lập của Đảng và Nhà nước. 87 - Trong tương lai khi hệ thống giáo dục đào tạo phát triển đúng quy luật, cạnh tranh bình đẳng, các trường ĐH TTKVLN sẽ phát triển mạnh và có những trường là mô hình đối chứng về tổ chức quản lý, về hiệu quả đào tạo trong việc quản lý, sử dụng, phát huy tài sản nhân lực vật lực trong giáo dục đào tạo. Đây chính là động cơ để các trường công lập, ĐHTT và ĐH TTKVLN có sự cạnh tranh lành mạnh để tiến tới bình đẳng, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp CNH và HĐH của đất nước. Mặc dù vậy, việc phát triển các trường ĐHTT KVL vẫn còn nhiều những rào cản và khó có thể đảm đương được trách nhiệm chính trị xã hội của mình. Hộp 3.1: Những rào cản trong thực hiện trách nhiệm xã hội của các trường ĐHTT theo hướng KVLN Văn hóa xã hội ở ta cũng không mặn mà gì với giáo dục ngoài công lập. Tư nhân, nói chung vẫn bị phân biệt đối xử với nhà nước. Mà tâm lý người dân nói chung, sau mấy chục năm bao cấp, cũng thích bám vào nhà nước hơn. Việc chỉ chăm chăm chạy vào biên chế, bất chấp lương thấp, không phát huy được hết khả năng là một ví dụ Nhưng đáng ngại nhất là động cơ của việc mở trường đại học. Vẫn có những động cơ trong sáng, vô vị lợi. Nhưng phần lớn mở trường không phải để giảng dạy, mà để... chiếm đất. Được cấp đất rồi, chỉ cần một tờ trình chuyển đổi mục đích sử dụng là sẽ thành dự án khác ngay tắp lự. Tức mở trường chỉ là một cái cớ, để hợp lý hóa các dự án bất động sản đã được ủ sẵn. Vì thế, khi thị trường bất động sản chùng xuống thì cũng chẳng ai còn hứng thú gì với việc mở trường nữa. (Nguồn: Nguyễn Vạn Phú (2014)https://fsppm.fuv.edu.vn/vn/tin-tuc-su- kien/giang-vien-fetp-tren-bao-chi/dai-hoc-tu-thuc-phi-loi-nhuan-vi-sao-ho-lam- duoc-con-chung-ta-thi-chua/) 3.3.2 Thực trạng quản trị về tổ chức nhân sự trường đại học tư thục theo hướng không vì lợi nhuận Giảng viên của các đại học tư thục cũng được tuyển chọn theo chuẩn của Bộ Giáo dục. Các trường đại học được khảo sát đều tuân thủ việc sử dụng giảng viên thực hiện đúng nhiệm vụ và quyền của giảng viên được quy định trong Luật giáo dục đại học. Cụ thể các giảng viên đều thực hiện các quyền và nhiệm vụ như sau: - Chấp hành các quy chế, nội quy, quy định của nhà trường - Thực hiện quy định về chế độ làm việc đối với chức danh giảng viên do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành 88 - Được bảo đảm trang thiết bị, phương tiện, điều kiện làm việc để thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật; được cung cấp thông tin liên quan đến nhiệm vụ và quyền hạn được giao. - Được hưởng lương, phụ cấp, trợ cấp và các chính sách khác theo quy định của pháp luật; giảng viên trong các trường đại học công lập làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi theo quy định của Chính phủ - Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo kế hoạch và điều kiện của nhà trường; được tham gia vào việc quản lý và quản trị nhà trường; được tham gia các hoạt động xã hội theo quy định của pháp luật - Giảng viên tham gia hoạt động khoa học và công nghệ được hưởng quyền theo quy định tại Luật Khoa học và công nghệ; giảng viên làm công tác quản lý trong trường đại học nếu tham gia giảng dạy thì được hưởng các chế độ đối với giảng viên theo quy định của pháp luật và quy định hợp pháp của trường - Tham gia quản lý người học và đóng góp trách nhiệm với cộng đồng. Tuy nhiên, giảng viên trong các trường ĐHTT theo hướng KVLN đều được tuyển lựa từ các trường công lập, từ các sinh viên mới ra trường và những người đã về hưu nhưng có kinh nghiệm giảng dạy. Hầu hết giảng viên làm việc ở ĐHTT theo hư

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_quan_tri_truong_dai_hoc_tu_thuc_theo_huong_khong_vi.pdf
Tài liệu liên quan