Lời cam đoan .i
Lời cảm ơn .ii
Mục lục . iii
Danh mục chữ viết tắt.iv
Danh mục các bảng.v
Danh mục các hình .vi
MỞ ĐẦU.1
1. Lý do chọn đề tài .1
2. Lịch sử nghiên cứu.2
3. Mục tiêu, nhiệm vụ, giới hạn nghiên cứu .2
4. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu.5
5. Đóng góp chủ yếu của đề tài.7
6. Cấu trúc luận văn .7
NỘI DUNG.8
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG CUỘC
SỐNG DÂN CƯ .8
1.1. Cơ sở lý luận.8
1.1.1. Các quan niệm về chất lượng cuộc sống .8
1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến CLCS .9
1.1.3. Các tiêu chí đánh giá chất lượng cuộc sống dân cư.11
1.2. Cơ sở thực tiễn.15
1.2.1. Chất lượng cuộc sống dân cư ở Việt Nam.15
1.2.2. Chất lượng cuộc sống dân cư vùng Đồng Bằng Sông Hồng .15
Tiểu kết chương 1 .23
Chương 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG DÂN CƯ TỈNH
BẮC NINH.24
2.1. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Bắc Ninh .24
2.1.1. Các nhân tố kinh tế - xã hội .24
108 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 26/02/2022 | Lượt xem: 376 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2006 - 2016, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ếp hạng. Có 194 di tích được xếp hạng cấp Quốc gia, 301 di
tích xếp hạng cấp tỉnh.
Hàng năm trên toàn tỉnh Bắc Ninh có khoảng 300 lễ hội lớn nhỏ khác nhau
được tổ chức. Một số lễ hội được biết đến khắp cả nước thu hút hàng triệu lượt khách
như: Hội Lim, Hội Đền Đô, Hội Phù Đổng.Hội Lim được tổ chức từ 13 đến 15 tháng
Giêng, âm lịch. Hội Đền Đô được tổ chức vào ngày 15 tháng 3 âm lịch để kỷ niệm
ngày đăng quan của vua Lý Thái Tổ và các vị vua nhà Lý. Hội Phù Đổng tổ chức vào
ngày 9 tháng 4 để tưởng nhớ vị anh hùng dân tộc Phù Đổng Thiên Vương.
Ngoài ra còn nhiều lễ hội khác cũng được biết đến rộng rãi như: Lễ hội làng
Tam Tảo được tổ chức ngày 10 tháng 2; Lễ Hội làng Kim Chân ngày 26-28 tháng 2;
Lễ hội Thập Đình; Lễ hội Cao Lỗ Vương; Lễ hội Đồng Kỵ; Lễ hội Chùa Dâu.
35
Nói đến Bắc Ninh là nói đến làn điệu quan họ mượt mà, thắm thiết, say đắm
lòng người. Quan họ truyền thống chỉ tồn tại ở 49 làng quan họ gốc xứ Kinh Bắc xưa
kia gồm Bắc Ninh và Bắc Giang. Tháng 9 năm 2009, Quan họ Bắc Ninh đã đem lại
niềm tự hào cho Việt Nam khi được Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của
Liên hiệp quốc Unesco công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể địa diện của nhân
loại. Do vậy rất thuận lợi cho loại hình dịch vụ du lịch, thăm quan phát triển, tạo công
ăn việc làm tăng thu nhập ổn định cuộc sống cho người dân ở khu vực này.
2.1.2. Vị trí địa lý và lãnh thổ
Nhìn từ ảnh vệ thì Bắc Ninh nằm ở phía Bắc của vùng ĐBSH với giới hạn vĩ
độ địa lí từ 20o58' Bắc đến 21o16’ Bắc và kinh độ từ 105o 54’ đến 106o19’ Đông, có vị
trí tiếp giáp với các tỉnh như sau:
- Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang
- Phía Đông và Đông Nam giáp với tỉnh Hải Dương
- Phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên
- Phía Tây và Tây Nam giáp thủ đô Hà Nội
So với các tỉnh khác trong vùng thì Bắc Ninh được coi là tỉnh có vị trí địa kinh
tế rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội.
Bắc Ninh là một trong 8 tỉnh thuộc vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và nằm
trong tam giác trọng điểm kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Nimh. Nơi đây tập
trung rất nhiều tiềm lực khoa học kỹ thuật của cả nước (với hệ thống các trường đại
học, cao đẳng viện ngiên cứu của Trung ương), khu vực có mức tăng trưởng kinh tế
cao, giao lưu kinh tế mạnh của Việt Nam.Vì vậy đã tạo cho Bắc Ninh nhiều cơ hội
thuận lợi để phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH. Bắc
Ninh còn là cửa ngõ phía Đông Bắc, là cầu nối giữa Hà Nội với các tỉnh TDMNBB,
trên hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long và có
vị trí quan trọng về an ninh và quốc phòng.
Thành phố Bắc Ninh chỉ cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 30 km, cách sân bay
Quốc tế Nội Bài 45 km, cách Hải Phòng 110 km. Tỉnh có vị trí địa kinh tế liền kề với
thủ đô Hà Nội - Một trung tâm kinh tế lớn, một thị trường rộng lớn thứ hai sau thành
phố Hồ Chí Minh của nước ta. Hà Nội có sức cuốn hút toàn diện về các mặt chính trị,
kinh tế, xã hội, giá trị lịch sử văn hoá, đồng thời là nơi cung cấp thông tin, chuyển
giao công nghệ và tiếp thị thuận lợi đối với mọi miền đất nước. Và sẽ là thị trường
tiêu thụ trực tiếp các mặt hàng của Bắc Ninh về N - L- TS, vật liệu xây dựng, hàng
tiêu dùng, hàng thủ công mỹ nghệ. Mặt khác tỉnh cũng là địa bàn mở rộng của Hà
Nội qua xây dựng các thành phố vệ tinh, là mạng lưới gia công cho các xí nghiệp của
thủ đô trong quá trình CNH - HĐH.
36
Nguồn: Niên giám thống kê, Bắc Ninh Người thành lập: Nguyễn Thị Quý
Hình 2.2. Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Ninh
37
Xét trên khía cạnh cấu trúc hệ thống đô thị và các điểm dân cư của tỉnh thì các
đô thị Bắc Ninh sẽ dễ trở thành một hệ thống hoà nhập trong vùng ảnh hưởng của thủ
đô Hà Nội và có vị trí tương tác nhất định với hệ thống đô thị chung toàn vùng kinh
tế trọng điểm Bắc Bộ. Để đến 2022 Bắc Ninh trở thành đô thị loại 1 theo định hướng
và chiến lược đề ra, hướng tới là một trong những thành phố sáng tạo nhất Châu Á.
Bắc Ninh là một trong 13 tỉnh được vua Minh Mạng thành lập đầu tiên ở Bắc
Kỳ vào năm 1831, nguyên là xứ Kinh Bắc năm Hồng Đức 21 (1490), đổi thành Kinh
Bắc thời trấn thời vua Gia Long 1802-1819, rồi trở thành Bắc Ninh trấn năm 1822.
Tháng 10 năm 1962 tỉnh Bắc Ninh được sát nhập với tỉnh Bắc Giang thành
tỉnh Hà Bắc. Ngày 06 tháng 11 năm 1996 tỉnh Bắc Ninh được tái theo nghị quyết của
Quốc hội khóa IX kì họp thứ 10.
Hiện nay, tỉnh Bắc Ninh có diện tích tự nhiên 822,71km2, dân số 1.178.000
người năm 2016. Về mặt hành chính, tỉnh có 6 đơn vị hành chính cấp huyện, 1 thành
phố, 1 thị xã; 126 đơn vị hành chính cấp xã, và 23 phường, 6 thị trấn, 97 xã.
2.1.3. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
2.1.3.1. Địa hình
Với vị trí nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ nên địa hình của tỉnh Bắc Ninh
khá bằng phẳng, có hướng dốc chủ yếu từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông,
được thể hiện qua các dòng chảy nước mặt đổ về sông Cầu, sông Đuống và sông Thái
Bình.. Vùng đồng bằng chiếm phần lớn diện tích toàn tỉnh có độ cao phổ biến từ 3 -
7m so với mực nước biển và một số vùng thấp trũng ven đê thuộc các huyện Gia
Bình, Lương Tài, Quế Võ.
Địa hình trung du đồi núi chiếm tỷ lệ rất nhỏ khoảng (0,53%) so với tổng diện
tích tự nhiên toàn tỉnh được phân bố rải rác thuộc thành phố Bắc Ninh, Thị xã Từ
Sơn, huyện Quế Võ, các đỉnh núi có độ cao phổ biến từ 60 - 100m, đỉnh cao nhất là
núi Bàn Cờ (thành phố Bắc Ninh) cao 171m.
Với đặc điểm địa hình như trên rất thuận lợi cho Bắc thành phố Bắc Ninh mở
rộng phạm vi và xây dựng các khu công nghiệp, các công trình giao thông.
2.1.3.2. Thủy văn
Bắc Ninh có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc, mật độ khá cao từ 1,0 - 1,2
km/km với 3 hệ thống sông lớn chảy qua gồm sông Đuống (67 km), sông Cầu (289
km), sông Thái Bình thuộc hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình và các sông khác
như Cà Lồ, sông Ngũ Huyện Khê, sông Dâu, sông Bội, sông Tào Khê, sông Đồng
Khởi, sông Đại Quảng Bình
38
Với hệ thống sông ngòi khá dày đặc và có lưu lượng nước mặt dồi dào, thủy
văn của tỉnh Bắc Ninh đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác tưới và tiêu
thoát nước trên địa bàn toàn tỉnh nhất là vào mùa mưa lũ. Và cung cấp lượng phù sa
bồi đắp hàng năm giàu dinh dưỡng giúp tăng năng suất cây trồng cho các cây trồng
vụ đông ngoài đê như cà rốt, dưa, ngô, khoai tây đem lại giá trị kinh tế cao cho nhân
dân góp phần tăng thu nhập để nâng cao CLCS. Bên cạnh đó tạo thuận lợi cho hệ
thống giao thông đường thủy hoạt động khá tấp lập trên các tuyến sông như trở cát,
sỏi, than...vv
2.1.3.3. Khí hậu
- Nhiệt độ, độ ẩm:
Bắc Ninh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với bốn mùa khá rõ rệt,
có mùa đông lạnh, mùa hè nóng nực. Trong khoảng 12 năm trở lại đây, nhiệt độ trung
bình năm là 24,0oC, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 29,4oC (tháng 7), nhiệt độ
trung bình thấp nhất là 17,4oC (tháng 1). Sự chênh lệch nhiệt độ giữa tháng cao nhất
và tháng thấp nhất là 12,0oC.
Độ ẩm tương đối trung bình của Bắc Ninh khoảng 81%, độ chênh lệch về độ
ẩm giữa các tháng không lớn, độ ẩm tương đối trung bình thấp nhất từ 72% đến 75%
thường xảy ra từ tháng 10 đến tháng 12 trong năm.
- Lượng mưa
Lượng mưa trung bình hàng năm tại Bắc Ninh khoảng 1500 mm nhưng phân
bổ không đều trong năm. Mùa mưa chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 80% tổng
lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau chỉ chiếm 20% tổng
lượng mưa trong năm. Khu vực có lượng mưa trung bình lớn nhất thuộc thị xã Từ
Sơn, huyện Yên Phong, huyện Tiên Du, còn khu vực có lượng mưa trung bình nhỏ
nhất thuộc huyện Quế Võ.
- Số giờ nắng, gió
Khoảng 12 năm trở lại đây, tổng số giờ nắng trung bình là 1.417 giờ, trong đó
tháng có giờ nắng trung bình lớn nhất là tháng 7 với 168 giờ, tháng có giờ nắng trung
bình ít nhất là tháng 1 với 64 giờ. Hàng năm có hai mùa gió chính: gió mùa Đông Bắc
và gió mùa Đông Nam.
Với điều kiện nhiệt ẩm và chế độ gió mùa của tỉnh đã tạo thuận lợi cho cây
trồng lương thực,thực phẩm, cây vụ đông sinh trưởng và phát triển quanh năm, góp
phần tăng vụ, thay đổi cơ cấu cây trồng và đem lại lợi ích kinh tế lớn cho bà con nhân
dân góp phần ổn định cuộc sống và ít chịu ảnh hưởng của thiên tai hơn so với các tỉnh
khác trong cả nước.
39
2.1.3.4. Tài nguyên đất
Theo TCTK đất năm 2016 thì tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh Bắc Ninh là
822,71 km trong đó diện tích lớn nhất là đất nông nghiệp chiếm 65,85%, đất phi nông
nghiệp chiếm 33,31% (trong đó đất ở chiếm 12,83%) diện tích đất chưa sử dụng
chiếm 0,84%. Tiềm năng đất không còn nhiều, đất nông nghiệp có xu hướng giảm
nhanh do quá trình công nghiệp hóa. Gồm có hai loại đất, đất trong đê và đất ngoài
đê, đất ngoài đê hàng năm được phù sa sông bồi đắp rất màu mỡ.
2.1.3.5. Địa chất, khoáng sản
- Địa chất:
Đặc điểm địa chất lãnh thổ Bắc Ninh mang những nét đặc trưng của cấu trúc
địa chất thuộc vùng trũng sông Hồng, có bề dày trầm tích đệ tứ chịu ảnh hưởng rõ rệt
của cấu trúc mỏng. Tuy nhiên nằm trong miền kiến tạo Đông Bắc - Bắc Bộ nên cấu
trúc địa chất lãnh thổ Bắc Ninh có những nét còn mang tính chất của vòng cung Đông
Triều vùng Đông Bắc. Trên lãnh thổ có mặt loại đất đá có tuổi từ Pecmi, Trias đến Đệ
tứ, song chủ yếu là thành tạo Đệ tứ bao phủ gần như toàn tỉnh. Các thành tạo Trias
muộn và giữa phân bố hầu hết ở trên các núi và dãy núi, thành phần thạch học chủ
yếu là cát kết, sạn kết và bột kết. Bề dày các thành tạo khoảng từ 200m đến 300m.
Với đặc điểm này địa chất của tỉnh Bắc Ninh có tính ổn định hơn so với Hà Nội và
các đô thị vùng đồng bằng Bắc Bộ khác trong việc xây dựng công trình.
- Khoáng sản:
Bắc Ninh là tỉnh nghèo về tài nguyên khoáng sản, chủ yếu thiên về vật liệu xây
dựng với các loại khoáng sản sau: đất sét, cát xây dựng và than bùn. Ngoài ra có đá sa
thạch có trữ lượng khoảng 300 nghìn m3, than bùn với trữ lượng 60.000 - 200.000
tấn. Tuy không có nhiều tài nguyên khoáng sản như địa phương khác nhưng Bắc
Ninh đã tận dụng và khai thác có hiệu quả các loại vốn có góp phần thúc đẩy nền KT
- XH của tỉnh trong những năm qua.
Tóm lại, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên có những thuận lợi nhất
định để Bắc Ninh phát triển một nền kinh tế với cơ cấu khá đa dạng các ngành nghề.
Đặc biệt điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển một nền nông nghiệp với cơ cấu
cây trồng vật nuôi đa dạng "mùa nào thức ấy", góp phần tạo công ăn việc làm, tăng
thu nhập, ổn định cuộc sống cho người dân vùng nông thôn và vùng ngoại thành.
40
Tuy nhiên, điều kiện tự nhiên của tỉnh cũng có một số bất lợi ảnh hưởng đến
việc nâng cao CLCS như ảnh hưởng của các cơn bão làm thiệt hại nhà cửa, mùa
màng. Ngoài ra hiện tượng rét đậm, rét hại, hạn hán, sâu bệnh hay dịch cúm gia cầm
đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt và quá trình sản xuất của người
dân.Vì vậy vấn đề đặt ra là khai thác đi đôi với sử dụng hợp lý các điều kiện tự nhiên
và tài nguyên thiên nhiên, tỉnh cần có các biện pháp phòng chống thiên tai, bảo vệ
môi trường trong sạch nhằm đảm bảo phát triển bền vững.
2.2. Thực trạng chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Bắc Ninh
2.2.1. Chỉ số phát triển con người
2.2.1.1. GRDP và GRDP bình quân trên đầu người
GRDP và GRDP bình quân đầu người là chỉ tiêu cơ bản để đánh giá trình độ
phát triển kinh tế, đồng thời nó cũng là chỉ tiêu quan trọng hàng đầu để đánh giá mức
sống dân cư của một nước hay một địa phương. Cùng với sự chuyển biến mạnh mẽ
của nền kinh tế đất nước, sau hơn 20 năm tái lập tỉnh, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ
tỉnh, sự nỗ lực và đoàn kết của các dân tộc trong tỉnh, nền kinh tế Bắc Ninh đã có
những bước phát triển “vươn mình” làm cho đời sống vật chất, tinh thần nhân dân
trong tỉnh được nâng cao rõ rệt. Năm 2016 theo giá hiện hành, GRDP của Bắc Ninh
đạt 125.460,8 tỷ đồng, so với năm 2006 tăng gấp 11,4 lần, GRDP bình quân đầu
người tăng từ 8.333 nghìn đồng năm 2016 lên 106.500 nghìn đồng năm 2016 (tăng
gấp 12,7 lần so với năm 2006).
GRDP và GRDP bình quân đầu người của tỉnh tăng nhanh qua các năm đã góp
phần cải thiện rõ rệt đời sống dân cư của tỉnh.
Bảng 2.9. Tổng sản phẩm trên địa bàn và tổng sản phẩm bình quân đầu người
giai đoạn 2006 - 2016
Tiêu chí 2006 2008 2010 2012 2014 2016
GRDP
(tỷ đồng)
10.504,2 22.080,8 45.716,1 76.741,4 108.755,7 125.460,8
GRDP/ người
(Nghìn đồng)
8.333 21.687 43.780 70.678 96.054 106.500
[11]
41
0
20000
40000
60000
80000
100000
120000
0
20000
40000
60000
80000
100000
120000
140000
2006 2008 2010 2012 2014 2016
GRDP GRDP/người
Năm
Hình 2.3. Biểu đồ thể hiện GRDP và GRDP/ người/ tháng tỉnh Bắc Ninh
giai đoạn 2006 - 2016
31.6
42.1
49.3
47
33.8 33
28 29
0
10
20
30
40
50
60
Triệu đồng
Hình 2.4. Biểu đồ bình quân thu nhập đầu người tỉnh Bắc Ninh so với cả nước
và một số tỉnh, thành phố vùng ĐBSH năm 2014 [24]
Nghìn đồng Tỷ đồng
42
Qua biểu đồ ta thấy rằng Bắc Ninh là tỉnh có mức thu nhập bình quân đầu
người trên tháng thuộc vào loại cao của ĐBSH, đứng ở vị trí thứ 3 sau Hà Nội và Hải
Phòng, nhưng cao gấp 1,33 lần cả nước. Năm 2016 bình quân tổng sản phẩm/ người
đứng số 1 ở vùng ĐBSH.
Kết quả khảo sát mức sống dân cư tỉnh Bắc Ninh giai đoạn từ 2006 - 2016
[phụ lục 4] cho thấy thu nhập bình quân một nhân khẩu 1 tháng của Bắc Ninh liên tục
tăng qua các năm. Tăng từ 669 nghìn đồng năm 2006 lên 4.346 nghìn đồng năm
2016, như vậy tăng gấp 6,5 lần. Trong cơ cấu thu nhập của dân cư Bắc Ninh thì tỷ
trọng thu nhập cao nhất là từ nguồn phi nông lâm, thủy sản và khá ổn định. Thứ 2 là
từ nguồn tiền công, tiền lương và có xu hướng tăng, tăng từ 26% năm 2006 lên đến
39% năm 2016. Trong khi đó tỷ trọng từ nguồn thu nông, lâm nghiệp và thuỷ sản có
xu hướng giảm, giảm từ 18,7% năm 2006 xuống còn 7,6% năm 2016. Như vậy, cơ
cấu nguồn thu nhập có xu hướng chuyển dịch tương ứng với chuyển dịch cơ cấu
trong GDP và lao động. Đó là tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ và giảm tỷ
trọng ngành nông nghiệp. Đây là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực
cần duy trì và thúc đẩy nhanh hơn trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tuy
nhiên với một tỉnh công nghiệp, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao như Bắc Ninh thì
cần đẩy mạnh nguồn thu từ ngành phi nông, lâm, thủy sản tăng lên cao hơn nữa trong
thời gian tới.
Tuy nhiên thu nhập bình quân đầu người trong tỉnh có sự phân hóa rõ rệt giữa
nông thôn và thành thị, giữa các nhóm thu nhập và các huyện với nhau.
1166.4
1866.1
2279.3
3206.2
3961
5139.3
620.5
943.2
2692.2
2297.9
2664
3467.4
0
1000
2000
3000
4000
5000
6000
2006 2008 2010 2012 2014 2016
Thành thị Nông thôn
Năm
Hình 2.5. Biểu đồ thể hiện sự phân hóa về thu nhập bình quân đầu người/ tháng theo
giá hiện hành ở nông thôn và thành thị của Bắc Ninh giai đoạn 2006 - 2016
Nghìn đồng
43
Qua biểu đồ trên ta thấy rằng mức thu nhập của người dân thành thị và nông
thôn ở Bắc Ninh có sự chênh lệch nhưng thấp hơn so với sự chênh lệch của cả nước:
Cụ thể năm 2016 thu nhập ở thành thị gấp 1,5 lần thu nhập ở nông thôn, trong khi đó
cả nước khoảng cách này là 1,8 lần. Tuy nhiên khoảng cách này ngày càng được rút
ngắn (năm 2006 chênh lệch là 1,9 lần). Điều này phản ánh đời sống của người dân
nông thôn ngày càng được nâng cao hơn và dần xích lại thành thị do tác động của quá
trình đô thị hóa.
Thu nhập bình quân một nhân khẩu 1 tháng cũng có sự chênh lệch giữa các
nhóm thu nhập, đặc biệt giữa nhóm có thu nhập cao nhất (nhóm 5) và nhóm có thu
nhập thấp nhất (nhóm 1).
Bảng 2.10. Thu nhập bình quân một nhân khẩu/ tháng của nhóm thu nhập
thấp nhất và nhóm thu nhập cao nhất của tỉnh Bắc Ninh 2010 - 2016
Đơn vị: Nghìn đồng
Năm
Nhóm thu nhập
thấp nhất
Nhóm thu nhập
cao nhất
Chênh lệch giữa nhóm cao
nhất và thấp nhất (lần)
2010 534 3.899 7,3
2012 805 5.831 7,2
2014 1.255 8.160 6,5
2016 1.553 10.092 6,5
[24]
Qua bảng số liệu có thể thấy rõ thu nhập một nhân khẩu một tháng của nhóm
thu nhập cao nhất và thấp nhất đều tăng qua các năm. Nhóm thu nhập thấp nhất năm
2016 tăng so với 2010 là 2,9 lần, nhóm thu nhập cao tăng 2,5 lần. Giữa hai nhóm này
có sự chênh lệch nhau rõ rệt. Năm 2010, nhóm thu nhập thấp nhất chỉ có 534 nghìn
đồng/ người/ tháng trong khi đó nhóm thu nhập cao nhất lại được 3.899 nghìn đồng/
người/ tháng, cao gấp 7,3 lần. Tuy nhiên khoảng cách này ngày càng có xu hướng giảm
đi, năm 2016 giảm xuống còn 6,5 lần. Nguyên nhân do các hộ (nhóm 1) có nhiều nhân
khẩu tham gia làm trong các KCN với mức lương khá cao so với lao động phổ thông,
mặt khác do tỉnh đẩy mạnh phát triển kinh tế nông thôn để hướng tới mục tiêu trở thành
tỉnh công nghiệp và thành phố trực thuộc Trung ương. Bên cạnh đó nhiều hộ gia đình
làm nông nghiệp có thu nhập cao từ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng vụ với các cây
như khoai tây, cà rốt, dưa hấu hay nuôi cá, tôm, trồng cây ăn quả với quy mô lớn và có
sự hỗ trợ về giống, kỹ thuật đã cho năng suất cao, đầu ra thuận lợi.
44
Chính sự phân hóa giữa các nhóm thu nhập đã dẫn đến chi tiêu đời sống bình quân
một nhân khẩu một tháng theo 5 nhóm thu nhập của Bắc Ninh cũng có sự khác biệt mặc
dù mức độ chênh lệch giữa nhóm cao và thấp không chênh lệch nhiều như thu nhập.
Bảng 2.11. Bình quân thu nhập một nhân khẩu 1 tháng chia theo 5 nhóm của
Bắc Ninh so với cả nước và ĐBSH năm 2014
Đơn vị: nghìn đồng
Khu vực
Nhóm 1
(thấp nhất)
Nhóm 2
(dưới TB)
Nhóm 3
(Trung
bình)
Nhóm 4
(Khá)
Nhóm 5
(Cao nhất)
Cả nước 791 1.535 2.322 3.356 7.755
ĐBSH 1216 2.124 2.901 4.039 9.561
Bắc Ninh 1553 2.530 3.282 4.314 10.092
[24]
Ta thấy mức thu nhập của người dân Bắc Ninh ở 5 nhóm đều cao hơn so với
trung bình cả nước và ĐBSH cụ thể như sau: Ở nhóm 1 Bắc Ninh cao hơn cả nước là
1,9 lần và cao hơn trong vùng ĐBSH là 1,3 lần. Ở nhóm 5 cũng cao hơn cả nước 1,3
lần và 1 lần đối với ĐBSH. Điều này chứng tỏ đời sống của nhân dân trong tỉnh cao
hơn mức trung bình của cả nước và ĐBSH nhưng có sự chênh lệch về thu nhập giữa
các nhóm khá nhiều. Tỉnh cần có giải pháp thiết thực để rút ngắn khoảng cách này
hơn nữa nhằm đảm bảo CLCS cho người có thu nhập thấp.
Bảng 2.12. Bình quân chi tiêu một nhân khẩu một tháng chia theo năm nhóm
thu nhập ở Bắc Ninh giai đoạn 2002 - 2010
Đơn vị: nghìn đồng
Năm Chung Nhóm1 Nhóm2 Nhóm 3 Nhóm4 Nhóm 5
2002 266 180 224 256 326 443
2004 440 266 358 375 524 671
2006 520 282 411 428 558 915
2008 966 572 602 865 111 1.675
2010 1.431 838 1.108 1.262 1.956 1.983
[16]
Sự tăng lên về thu nhập là nguyên nhân dẫn đến sự tăng lên về chi tiêu của
người dân trong tỉnh và sự phân hóa chi tiêu giữa các nhóm. Chi tiêu theo giá hiện
hành năm 2010 bình quân 1 người 1 tháng đạt 1.431,4 nghìn đồng, tăng 48,2% so với
năm 2008, bình quân mỗi năm tăng 21,8%/ năm và cả thời kỳ (2002 - 2010) là
23,4%/ năm. Chi tiêu thực tế (chi tiêu sau khi loại trừ yếu tố tăng giá) thời kỳ 2008 -
45
2010 tăng 12,1% mỗi năm, cao hơn so 11,5% bình quân mỗi năm của thời kỳ
2002 - 2010. Như vậy, mức tăng chi tiêu thời kỳ 2002 - 2010 cao hơn 0,9% so với
tốc độ tăng thu nhập (10,6%) cùng thời kỳ; đồng nghĩa với số tiền tích luỹ hoặc để
dành kỳ sau thấp hơn kỳ trước về số tương đối, song về số tuyệt đối vẫn tăng khá.
Mức thu nhập của hộ càng cao thì mức chi tiêu của hộ cũng càng cao, hộ có
chủ hộ với trình độ cao chi tiêu cao hơn hộ có chủ hộ với trình độ thấp và nhóm hộ
khu vực thành thị chi cao hơn khu vực nông thôn. Năm 2010 nhóm có thu nhập cao
nhất chi tiêu bình quân 1 người 1 tháng là 1.983,4 ngàn đồng, gấp 2,4 lần nhóm có
thu nhập thấp nhất. Hộ khu vực thành thị chi 1.605,9 ngàn đồng/ người/ tháng gấp 1,7
lần nhóm hộ khu vực nông thôn.
Trong cơ cấu chi tiêu của người dân thì chi cho đời sống là phần chủ yếu
(chiếm khoảng 90%), chi tiêu khác ngoài đời sống không lớn (thông thường khoảng
10% tổng chi tiêu của dân cư). Chi cho đời sống của dân cư Bắc Ninh từ kết quả điều
tra cho thấy: Mức chênh lệch giữa thành thị với nông thôn; giữa nhóm hộ giàu với
nhóm hộ nghèo có xu hướng ngày càng thu hẹp lại. Năm 2010 chi tiêu cho đời sống
bình quân đầu người 1 tháng ở khu vực thành thị là 1.466,6 nghìn đồng, tăng 32,2%
so với năm 2008; khu vực nông thôn là 1.274,4 nghìn đồng, tăng 81,1% so năm 2008.
Mức chênh lệch chi tiêu cho đời sống ở khu vực thành thị so với khu vực nông thôn
là 1,2 lần (hệ số này năm 2008 là 1,6 lần; năm 2006 là 1,8 lần). Chi tiêu cho đời sống
năm 2010 của nhóm hộ nghèo nhất tăng 47,1%; của nhóm hộ giàu nhất tăng 10,1% so
với năm 2008. Chi tiêu cho đời sống của nhóm hộ giàu nhất cao gấp 2,3 lần của nhóm
hộ nghèo nhất (hệ số này năm 2008 là 3,1 lần, 2006 là 2,8 lần).
Cơ cấu chi tiêu cho đời sống cũng có sự thay đổi qua các năm. Nếu như các
năm trước, sản xuất mới tạm đủ để tiêu dùng, mức tích luỹ thấp, thì chi tiêu cho đời
sống chủ yếu dành cho ăn uống, còn chi tiêu ngoài ăn uống ít hơn nhất là nhóm hộ có
thu nhập thấp. Khi thu nhập của người dân tăng cao, mức sống được cải thiện thì chi
tiêu cho nhu cầu ăn uống tiếp tục tăng về số tuyệt đối, nhưng tỷ trọng giá trị trong
tổng chi tiêu cho đời sống giảm dần. Tỷ trọng chi ăn uống trong chi tiêu đời sống là
một chỉ tiêu đánh giá mức sống cao hay thấp. Tỷ trọng này càng cao thì mức sống
càng thấp và ngược lại. Tỷ trọng này ở Bắc Ninh còn cao, nhưng đã có xu hướng
giảm khá nhanh, từ 57,9% năm 2002, 52,9% năm 2006, 50,6% năm 2008 và năm
2010 giảm còn 47,9%.
46
}
Hình 2.6. Biểu đồ thể hiện chi ăn, hút, và chi tiêu khác của 01 người dân trong
tỉnh Bắc Ninh giai đoạn (2002 - 2010) [16]
Tuy nhiên trong nội bộ tỉnh còn có sự chênh về thu nhập theo không gian lãnh
thổ giữa các huyện, thành phố với nhau.
Bảng 2.13. Thu nhập bình quân đầu người/ tháng các huyện,
thành phố tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2006 - 2016
Đơn vị: Nghìn đồng
Huyện, thành phố Năm 2016
Toàn tỉnh 3.971
TP. Bắc Ninh 5.139
TX. Từ Sơn 5.026
Huyện Yên Phong 4.768
Huyện Tiên Du 3.346
Huyện Thuận Thành 3.208
Huyện Quế Võ 4.625
Huyện Lương tài 3.011
Huyện Gia Bình 2.956
[11]
47
Như vậy thu nhập bình quân đầu người của tỉnh có sự phân hóa rõ giữa trung
tâm thành phố, thị xã và các huyện nhiều KCN với huyên bên kia sông, cách xa thành
phố, ít các ngành công nghiệp, các hoạt động thương mại. Điều này gây ảnh hưởng
lớn đến CLCS của người dân về mọi mặt. Thu nhập cao nhất là địa bàn dân ở thành
phố Băc Ninh, cao gấp 1,73 lần huyện thu nhập thấp nhất (Gia Bình). Cao thứ 2 là
người dân ở thị xã Từ Sơn.
Mặc dù thu nhập bình quân theo đầu người mỗi năm của Bắc Ninh tăng khá
nhưng trên thực tế thu nhập này lại có sự phân hóa không đều đã tạo nên sự phân hóa
giàu, nghèo trong xã hội. Chính vì vậy công tác xóa đói giảm nghèo được xác định là
một trong những nhiệm vụ quan trọng của Đảng bộ chính quyền các cấp nhằm giảm
khoảng cách giàu nghèo trong tỉnh, nâng cao thêm mức thu nhập cho người nghèo.
Nhờ sự nỗ lực này và sự phấn đấu không ngừng của người dân, tỷ lệ hộ nghèo của
tỉnh Bắc Ninh được giảm đi đáng kể. Năm 2006, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh 11,3%, năm
2016 giảm xuốn còn 2,59%, thấp hơn trung bình cả nước là 3,21%.
Bảng 2.14. Tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Bắc Ninh phân theo các huyện, thành phố
giai đoạn 2006 - 2016
Đơn vị: %
Huyện, thành phố
Năm
2006
Năm
2008
Năm
2010
Năm
2012
Năm
2016
Toàn tỉnh 11,33 7,72 7,27 4,27 2,59
TP Bắc Ninh 5,37 3,84 4,08 2,67 2,21
Huyện Yên Phong 12,7 7,81 6,98 4,76 2,67
Huyện Quế Võ 13,56 8,45 9,83 5,1 2,8
Hyện Tiên Du 13,98 9,0 6,72 3,35 2,53
Thị xã Từ Sơn 2,55 1,83 2,19 1,24 1,40
Huyện Thuận Thành 10,49 7,32 6,79 3,52 2,3
Huyện Gia Bình 19,09 13,59 12,78 5,16 3,84
Huyện Lương Tài 15,94 12,04 11,43 5,06 3,31
[11]
48
Hình 2.7. Biểu đồ tỷ lệ hộ nghèo của Bắc Ninh phân theo các huyện, thành phố
năm 2016 [11]
Qua biểu đồ trên ta thấy tỷ lệ hộ nghèo có sự khác nhau giữa các huyện và có
xu hướng giảm nhanh chóng đặc biệt là những huyện xa trung tâm như Gia Bình
giảm tới 16,06%, thứ hai là Lương Tài giảm 12,63% trong vòng 10 năm. Hai huyện
này đồng thời cũng là huyện có tỷ lệ nghèo cao nhất tỉnh vì những huyện này đều xa
trung tâm thành phố, giao thông đi lại còn khó khăn nhất là các xã như Vạn Ninh,
Minh Tân, Quỳnh Phú. Hoạt động công nghiệp, dịch vụ thương mại chưa có điều
kiện phát triển mạnh mới ở giai đoạn bắt đầu. Do vậy dân cư sinh sống chủ yếu bằng
sản xuất nông nghiệp mà bản thân ngành này lại là ngành có thu nhập thấp, tỷ lệ rủi
ro trong sản xuất cao. Đây là nguyên nhân dẫn đến thu nhập của người dân ở đây thấp
và bấp bênh và tỷ lệ hộ nghèo còn ở mức trên 3% cao trội so với trung bình tỉnh tuy
thấp hơn mức trung bình của cả nước (5,8% năm 2016) nhưng cao hơn mức chung
của vùng ĐBSH (2,4% năm 2016). Đơn vị có tỷ lệ thấp nhất là thị xã Từ Sơn, tại thời
điểm 2006 tỷ lệ này thấp hơn mức chung của tỉnh rất nhiều (thấp hơn 8,78%).
49
Nguồn: Niên giám thống kê, Bắc Ninh Người thành lập: Nguyễn Thị Quý
Hình 2.8.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_chat_luong_cuoc_song_dan_cu_tinh_bac_ninh_giai_doan.pdf