Luận văn Đánh giá mô hình can thiệp cho trẻ tự kỷ tại trường mầm non chuyên biệt biển dương – TP Vinh – Nghệ An

MỞ ĐẦU.1

1. Lý do chọn đề tài . 1

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận văn. . 2

2.1 Nghiên cứu ngoài nước. 2

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu . 6

4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu. 7

5. Câu hỏi nghiên cứu . 7

6. Giả thuyết nghiên cứu: . 7

7. Phương pháp nghiên cứu:. 8

8. Những đóng góp mới của luận văn. . 9

9. Ý nghĩa của nghiên cứu. . 10

10. Kết cấu luận văn

.10

NỘI DUNG CHÍNH. 11

Chương 1. Cơ sở lý luận về mô hình can thiệp trẻ tự kỷ.11

1.1 Khái niệm công cụ. 11

1.1.1 Trẻ tự kỷ.11

1.1.2 Rối loạn tự kỷ. . 12

1.1.3 CTXH . 12

1.1.4 Mô hình và mô hình CTS. 14

1.2 Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu. 14

1.3 Khái quát chung về can thiệp sớm và tự kỷ. .19

1.3.1.Một vài đặc điểm về can thiệp sớm

.19

1.3.2 Khái quát và phân loại tự kỷ. 22

1.3.3 Đặc điểm trẻ Tự kỷ. 23

1.3.4 Dấu hiệu nhận biết sớm tự kỷ .

1.3.5 Tiêu chuẩn đánh giá tự kỷ .

Chương 2. Thực trạng hoạt động can thiệp cho trẻ tự kỷ tại Trường mầm non

chuyên biệt Biển Dương .

pdf34 trang | Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 1517 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá mô hình can thiệp cho trẻ tự kỷ tại trường mầm non chuyên biệt biển dương – TP Vinh – Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thực hiện tại Viện Khoa Học xã hội Việt Nam vào tháng 4/2009. Trong nghiên cứu của mình, nhóm tác giả đã đề cập đến quá trình phát triển ngôn ngữ trẻ nhỏ (từ sơ sinh đến 6 tuổi). Những vấn đề cơ bản về khuyết tật ngôn ngữ. Các cơ sở lý luận về phương pháp sửa tật ngôn ngữ và phát hiện sớm – can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật ngôn ngữ. Tuy nhiên đề tài chủ yếu tập trung vào bài tập và cách thức triển khai, những yếu tố như vai trò cán bộ hướng dẫn, giáo viên giáo dục đặc biệt, nhân viên CTXH trong việc thực hiện bài tập vẫn chưa được chú ý phân tích nhiều[15]. Ngoài các nghiên cứu lý luận, luận văn còn tham khảo luận án của Lê Văn Tạc về “Xây dựng mô hình Trường hỗ trợ phát triển giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật”. Thực hiện nghiên cứu trên cơ sở phân tích pháp lý của các văn bản pháp luật và dưới luật của nhà nước đến các văn bản quốc tế cùng thực tiễn hỗ trợ hòa nhập cho nhóm trẻ khuyết tật. Nhóm nghiên cứu đã tiến hành phân tích tại 3 huyện, đại diện cho 3 vùng miền, cho thấy nhu cầu trực tiếp hỗ trợ giáo viên dạy hòa nhập là vấn đề cấp bách. Như vậy thông qua mô hình nghiên cứu của nhóm đã có nhiều đóng góp vào phát triển thực hành ứng dụng trong hỗ trợ hòa nhập cộng đồng cho nhóm trẻ khuyết tật[29]. Với đề tài nghiên cứu "Một số đặc điểm lâm sàng của trẻ tự kỷ từ 18 tháng đến 36 tháng tuổi" của tác giả Nguyễn Thị Hương Giang- Bệnh viện Nhi Trung ương. Nghiên cứu thực hiện khảo sát trên 251 trẻ tự kỷ tuổi 18 đến 36 tháng. Thông qua quá trình điều tra, nghiên cứu đã đưa ra kết quả cụ thể nam bị tự kỷ nhiều hơn nữ, tỷ lệ trẻ tự kỷ ở mức độ nặng cao (85,7%)[9, tr.58]. Những kết quả thu được từ nghiên cứu đã 6 mang lại cách nhìn tổng quát về trẻ tự kỷ, cung cấp kiến thức nền tảng về trẻ tự kỷ. Nghiên cứu trở thành tài liệu đáng tin cậy cho những người quan tâm và hoạt động trong lĩnh vực này. Trong các công trình nghiên cứu về trẻ tự kỷ, “ Nghiên cứu nhận thức của trẻ tự kỷ tại Thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Ngô Xuân Diệp tiến hành được đánh giá là có nhiều đóng góp với công tác hỗ trợ, giúp đỡ trẻ tự kỷ tại nước ta. Ngoài ra tác giả Nguyễn Minh Đức với “Những khoảnh khắc lóe sáng trong tương tác mẹ con của trẻ có nét tự kỷ ở Việt Nam” đã góp phần rất lớn về mặt lý luận cũng như đề xuất các phương pháp trị liệu đối với các trẻ tự kỷ tại nước ta. Những nghiên cứu của các tác giả này đã được tìm hiểu và ứng dụng vào các trường chuyên biệt dành cho trẻ tự kỷ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh[9]. Ngoài ra trong cuốn “Tự kỷ cảm thông và yêu thương” của tác giả Lê Hưng và các cộng sự. Nhà xuất bản tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh năm 2014 đã giúp tôi có thêm nhiều kiến thức nền tảng cho nghiên cứu này. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu: Nhằm tìm hiểu, phân tích, đánh giá thực trạng mô hình can thiệp cho trẻ tự kỷ tại Trường Mầm non Biển Dương. Đánh giá kết quả đã đạt được trong quá trình triển khai các chương trình hoạt động. Tìm hiểu vai trò của nhân viên công tác xã hội trong mô hình can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ tại Trường mầm non chuyên biệt Biển Dương. 3.2 Nhiệm vụ: Xây dựng cơ sở lý luận và hoàn thiện bộ công cụ đánh giá mô hình CTS cho Trẻ Tự kỷ Mô tả thực hiện hoạt động can thiệp trẻ tự kỷ của nhân viên công tác xã hội bán chuyên tại Trường Mầm non chuyên biệt Biển Dương (đối tượng, mục tiêu của CTS, các hoạt động chính của mô hình) Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động mô hình CTS cho Trẻ Tự kỷ tại Trường Mầm Non Biển Dương. 7 Chỉ ra vai trò của nhân viên công tác xã hội trong thực hiện hoạt động can thiệp cho trẻ tự kỷ tại TMNBD 4. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Mô hình can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ tại Trường Mầm Non Chuyên Biệt Biển Dương. Khách thể: Trẻ Tự Kỷ Cán bộ nhân viên công tác xã hội bán chuyên trong TMNCB Biển Dương Gia đình trẻ tự kỷ Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu mô hình can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ tại Trường Mầm Non Chuyên Biệt Biển Dương. Thời gian nghiên cứu: từ 4/2016 -10/2016 Không gian: Trường Mầm Non Chuyên Biệt Biển Dương – số 72 Phường Hà Huy Tập – TP Vinh – Nghệ An. 5. Câu hỏi nghiên cứu Các hoạt động can thiệp cho trẻ tự kỷ của nhân viên công tác xã hội bán chuyên tại Trường Mầm non chuyên biệt Biển Dương được triển khai như thế nào? Kết quả thực hiện hoạt động can thiệp cho trẻ tự kỷ của nhân viên công tác xã hội bán chuyên tại Trường Mầm non chuyên biệt Biển Dương có những ưu điểm và hạn chế gì? 6. Giả thuyết nghiên cứu: Giả thuyết 1: Các hoạt động can thiệp hỗ trợ trẻ tự kỷ của nhân viên công tác xã hội bán chuyên được thực hiện theo chu trình can thiệp sớm gồm ba giai đoạn: hoạt động phát hiện, chẩn đoán sớm; hoạt động đánh giá phát triển và lập kế hoạch cá nhân; hoạt động thực hiện kế hoạch; hoạt động đánh giá lại và chuyển sang chương trình mới. Trong quá trình can thiệp nhân viên công tác xã hội bán chuyên cùng ban giám hiệu tiến hành Những hoạt động này được thực hiện một cách tuần tự, khép kín, đôi khi có hai 8 hoạt động được thực hiện song song như có thể vừa thực hiện hoạt động vừa đánh giá xem chương trình có phù hợp và hiệu quả không để có những điều chỉnh, bổ sung phù hợp. Giả thuyết 2: Trong hoạt động can thiệp hỗ trợ trẻ tự kỷ tại Trường Mầm Non Biển Dương thực hiện và đã đạt được nhiều thành công trong việc trị liệu cho trẻ tạo cho trẻ có nhiều cơ hội phát triển và hòa nhập xã hội. Tuy nhiên, mô hình còn tồn tại một số hạn chế như: chưa thực hiện tốt công tác phát hiện sớm, chưa huy động được tối đa sự tham gia của gia đình, chưa có sự kết nối chặt chẽ với các dịch vụ khác.... Chưa phát huy được khả năng của nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp 7. Phƣơng pháp nghiên cứu: 7.1 Phương pháp chung Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử là phương pháp luận khoa học để nhận thức và lí giải các hiện tượng xã hội. Nó khẳng định mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa các quá trình xã hội, có tính kế thừa và phát triển trong suốt quá trình. Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng,mỗi kết cấu vật chất có muôn vàn mối liên hệ qua lại với các sự vật và hiện tượng, quá trình khác của hiện thực , không có một sự vật hiện tượng nào trong thế giới khách quan tồn tại riêng rẽ, tách rời mà có mối liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau. Khi xem xét, mô tả dự án cần chú ý đến bối cảnh xã hội, bối cảnh nghề công tác xã hội Việt Nam và nhiều yếu tố khác mà nó có liên hệ. Mặt khác chủ nghĩa duy vật biện chứng còn cho rằng các sự vật hiện tượng quá trình cũng như sự phản ánh của chúng luôn biến đổi phát triển không ngừng ngừng. Vì thế phải đánh giá mô hình theo quá trình vận động và phát triển của nó. Quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử xem xét các sự vật hiện tượng, các vấn đề xã hội có tính lịch sử của nó. 7.2 Phương pháp chuyên ngành. 7.2.1 Phân tích tài liệu. Để thực hiện nghiên cứu tôi đã tiến hành phân tích tài liệu về hoạt động mô hình can thiệp sớm tại cơ sở và từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau từ Sách/báo/nghiên cứu, Web, 9 7.2.2 Quan sát Quan sát, theo dõi và ghi chép các biểu hiện giao tiếp của TTK với các bạn trong lớp, với cô giáo để đánh giá khả năng giao tiếp của TTK. Quan sát quá trình tổ chức các hoạt động chăm sóc và giáo dục hằng ngày của giáo viên để có cơ sở đánh giá thực trạng can thiệp tại TMNCBBD. (Xem phụ lục 3: Đề cương quan sát và nội dung quan sát, ) 7.2.3 Phương pháp thảo luận nhóm Mục đích của thảo luận nhóm nhằm đánh giá những kết quả đạt được và hạn chế của mô hình can thiệp cho TTK của Trường Mầm non chuyên biệt Biển Dương, từ đó đưa ra biện pháp khắc phục. Số lượng nhóm: 02 nhóm giáo viên và phụ huynh (4-5 người/nhóm) Các loại nhóm: nhóm giáo viên, nhóm phụ huynh (Xem phụ lục 4: Đề cương thảo luận nhóm) 7.2.4 Phỏng vấn sâu. Trong quá trình thực hiện đề tài nhà nghiên cứu thực hiện phương pháp phỏng vấn sâu nhằm thu thập những thông tin về mô hình can thiệp cho TTK, thực trạng của can thiệp cho TTK, từ đó xác định được vai trò của nhân viên công tác xã hội khi hỗ trợ can thiệp cho trẻ tự kỷ là như thế nào. Số lượng phỏng vấn sâu được thực hiện với 21 người cụ thể: 1 lãnh đạo nhà trường. 08 giáo viên đang giảng dạy tại trường và 12 phụ huynh đang có con học tại trường 8. Những đóng góp mới của luận văn. Làm sáng tỏ khái niệm và đặc trưng của quá trình can thiệp trẻ tự kỷ. Xác định những tác động của nhà trường, gia đình trong môi trường giáo dục hòa nhập. Tổng kết những nghiên cứu lý luận về can thiệp cho trẻ tự kỷ. Trên cơ sở điều tra, khảo sát luận văn đã đánh giá một cách toàn diện về thực trạng thực hiện hoạt động can thiệp trẻ tự kỷ. Đánh giá hoạt động can thiệp trẻ tự kỷ tại Trường mầm non chuyên biệt Biển Dương, qua đó nhấn mạnh những hoạt động công tác xã hội đã được triển khai. Vai trò 10 của nhân viên công tác xã hội trong quá trình thực hiện hoạt động can thiệp hỗ trợ hòa nhập cho trẻ tự kỷ. 9. Ý nghĩa của nghiên cứu. 9.1 Ý nghĩa lý luận Thông qua thực hiện nghiên cứu nhằm kiểm chứng tính ứng dụng của các lý thuyết vào quá trình tìm hiểu mô hình can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ. Đồng thời tạo cơ hội giúp củng cố kiến thức chuyên ngành cho người nghiên cứu. Nghiên cứu mở rộng tìm hiểu về lĩnh vực đánh giá mô hình can thiệp cho trẻ tự kỷ và có thể là nguồn tài liệu phong phú về thực hành CTXH cho các sinh viên chuyên ngành hay các đối tượng quan tâm và yêu thích lĩnh vực này. 9.2 Ý nghĩa thực tiễn. Thông qua nghiên cứu thực tiễn mô hình nhằm cung cấp cách nhìn tổng quan về trẻ tự kỷ và mô hình can thiệp cho trẻ tự kỷ. Đồng thời nghiên cứu được xem như một nguồn tài liệu tham khảo cho sinh viên CTXH và những người quan tâm đến lĩnh vực này. Thông qua đánh giá, phân tích, nhận định giúp gia đình trẻ tự kỷ có thêm hiểu biết về mô hình. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ ra vai trò và mối liên hệ giữa gia đình và hoạt động can thiệp trong quá trình hỗ trợ TTK. Nghiên cứu hoàn thành như một nguồn tư liệu khách quan giúp quá trình đánh giá của trường được chính xác và hoàn thiện hơn. Bên cạnh đó, luận văn đưa ra những khuyến nghị riêng đối với TMNCBBD, là cơ sở để trường rút ra bài học và điều chỉnh hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả can thiệp đối với trẻ tự kỷ. 10. Kết cấu luận văn Luận văn ngoài mở đầu, kết luận và phụ lục gồm 3 chương chính: Chương 1: Cơ sở lý luận về mô hình can thiệp cho trẻ tự kỷ Chương 2: Thực trạng hoạt động can thiệp trẻ tự kỷ của mô hình. Chương 3: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động can thiệp trẻ tự kỷ của mô hình. 11 NỘI DUNG CHÍNH Chƣơng 1. Cơ sở lý luận về mô hình can thiệp trẻ tự kỷ. 1.1 Khái niệm công cụ 1.1.1 Trẻ tự kỷ Tự kỷ hay còn gọi bằng những tên khác nhau như trẻ tự kỷ, hội chứng Tự kỷ. Thuật ngữ tiếng Anh tự kỷ được xác định bởi một danh từ "Autism" chỉ những rối nhiễu đặc trưng trong việc khó khăn thiết lập các mối quan hệ, tương tác với xã hội. Đây là một tên gọi do nhà tâm lý Leo Kanner đưa ra vào năm 1943. Ông mô tả chi tiết hành vi của nhóm trẻ này bao gồm: "thiếu quan hệ tiếp xúc về mặt tình cảm với người khác; các thói quen thường ngày rất giống nhau về tính cách kỳ dị và tỉ mỉ; không có ngôn ngữ nói hoặc ngôn ngữ nói khác thường; rất thích xoay các đồ vật hình tròn; có kỹ năng mức cao về nhìn nhận không gian hoặc giỏi trí nhớ "vẹt", hình thức bên ngoài có vẻ hấp dẫn, nhanh nhẹn, thông minh" [12, tr.11]. Theo ông, những hành vi trên là biểu hiện của một hội chứng có tính độc nhất và tách rời đối với các trạng thái khác của tuổi ấu thơ. Năm 1979 Lorna Wing đã đưa ra thuật ngữ Rối loạn phổ Tự kỷ (tên tiếng anh là Autistic Spesctrum Disorder). Hiện nay, có nhiều khái niệm khác nhau về Tự kỷ, dưới đây là một số khái niệm được sử dụng rộng rãi và khá phổ biến. Năm 1964 Bernard Rimland và một số nhà nghiên cứu khác cho rằng Tự kỷ là do những thay đổi của cấu trúc lưới trong bán cầu não trái, hoặc do những thay đổi về sinh hóa và chuyển hóa ở những đối tượng này. Do đó, những trẻ tự kỷ không có khả năng liên kết các kích thích thành kinh nghiệm của bản thân; không giao tiếp được vì thiếu khả năng khái quát hóa những điều cụ thể. Năm 1999 tại Hội nghị toàn quốc về Tự kỷ của Mỹ, các chuyên gia cho rằng Tự kỷ là một bệnh lý đi kèm với tổn thương chức năng của não [14, tr.8]. Tự kỷ là một dạng rối loạn trong nhóm rối loạn phát triển diện rộng, ảnh hưởng đến nhiều mặt của sự phát triển nhưng ảnh hưởng nhiều nhất đến giao tiếp và quan hệ xã hội. 12 Năm 2008 Liên hiệp quốc đưa ra khái niệm “Tự kỷ là một dạng khuyết tật phát triển tồn tại suốt cuộc đời, thường xuất hiện trong 3 năm đầu đời. Tự kỷ là do rối loạn thần kinh, gây ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của não bộ. Tự kỷ có thể xảy ra ở bất cứ cá nhân nào không phân biệt giới tính, chủng tộc hoặc điều kiện kinh tế - xã hội. Đặc điểm của tự kỷ là những khiếm khuyết về tương tác xã hội, giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ và có hành vi, sở thích, hoạt động mang tính hạn hẹp, lặp đi lặp lại” [35, tr.18]. Đây được coi là khái niệm tương đối đầy đủ và được sử dụng phổ biến nhất. Như vậy, mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau có các quan điểm khác nhau về Trẻ tự kỷ. Trong luận văn này tôi chọn khái niệm của Liên hiệp quốc năm 2008 làm công cụ nghiên cứu và nội dung nghiên cứu. 1.1.2 Rối loạn tự kỷ. Rối loạn tự kỷ (Autism Spectrum Disorders) ở trẻ em thể hiện bằng sự sa sút kém nghiêm trọng và lan tỏa các chức năng tâm thần trên các phương diện: tương đối xã hội kém phát triển nghiêm trọng, ngôn ngữ phát triển chậm và lệch lạc bất thường, hành vi và ứng xử nghèo nàn, định hình, lặp đi lặp lại. Những rối loạn này làm cho trẻ không có khả năng hòa nhập cộng đồng. Điều đó cho thấy mức độ ảnh hưởng của hội chứng này tới trẻ về mặt thể chất và tinh thần là rất đáng ngại. Trong đó, khó khăn trong giao tiếp là vấn đề đầu tiên[35]. 1.1.3 CTXH “CTXH là một chuyên ngành được sử dụng để giúp đỡ cá nhân, nhóm hoặc cộng đồng tăng cường hoặc khôi phục năng lực thực hiện chức năng xã hội của họ và tạo ra những điều kiện thích hợp nhằm đạt được những mục tiêu ấy” [12, tr.13]. Theo định nghĩa này, có thể thấy, Công tác xã hội là một hoạt động trợ giúp, một dịch vụ xã hội và là một ngành hướng đến sự phát triển con người và công bằng xã hội: "Nghề Công tác xã hội thúc đẩy sự thay đổi xã hội, giải quyết vấn đề trong mối quan hệ của con người, tăng năng lực và giải phóng cho người dân nhằm giúp cho cuộc sống của họ ngày càng thoải mái, dễ chịu. Vận dụng các lý thuyết về hành vi con người và hệ thống xã hội, Công tác xã hội tương tác vào những điểm giữa con người với môi trường của họ. Nhân quyền và Công bằng xã hội là các nguyên tắc căn bản của nghề" [14, tr.32]. 13 1.1.3.1 Mục đích của Công tác xã hội: Mục đích của Công tác xã hội được thể hiện rất rõ qua những định nghĩa, khái niệm về ngành này. Hiểu một cách chung nhất là vì con người, trong đó hướng tới việc “giải quyết vấn đề trong mối quan hệ của con người, tăng năng lực và giải phóng cho con người nhằm giúp cho cuộc sống của họ ngày càng thoải mái, dễ chịu từ đó thúc đẩy sự thay đổi xã hội”. Kết hợp với phương pháp so sánh, người nghiên cứu sẽ so sánh để chỉ ra điểm tương đồng giữa mục đích của mô hình can thiệp trẻ tự kỷ với mục đích của Công tác xã hội[12]. 1.1.3.2 Các giá trị và nguyên tắc của Công tác xã hội: Với tư cách là một dịch vụ, một ngành nghề vì con người, Công tác xã hội có những giá trị và nguyên tắc nghề nghiệp nhất định của nó, đây chính là một trong số những nhân tố quan trọng giúp phân biệt Công tác xã hội với những hoạt động hỗ trợ khác và là một yếu tố then chốt để xác định xem một hoạt động trợ giúp nào đó có mang tính chất Công tác xã hội hay không. Trên thế giới hiện nay có nhiều ý kiến khác nhau về giá trị của nghề Công tác xã hội, tuy nhiên trong quá trình tìm hiều qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy, các ý kiến đều tựu chung ở một số giá trị căn bản như sau: - Công bằng xã hội - Tôn trọng con người - Tin tưởng con người có tiềm năng thay đổi và có quyền phát triển các tiềm năng ấy Công tác xã hội tiếp thu những giá trị ngày trong các nguyên tắc căn bản của nó: - Nguyên tắc cá nhân (cá biệt) hóa - Nguyên tắc chấp nhận thân chủ - không kết án (hay không phán xét) - Tôn trọng quyền tự quyết của thân chủ - Nguyên tắc bảo mật Nội dung cụ thể của các giá trị, nguyên tắc này sẽ được luận văn trình bày cụ thể trong phần đánh giá, đối chiếu với những giá trị, nguyên tắc hoạt động của Mô hình can thiệp. 14 1.1.4 Mô hình và mô hình CTS  Khái niệm mô hình Mô hình mô tả một cách chung nhất cái gì thường xẩy ra trong thực hành, nêu lên tình huống bao quát nhất và đưa ra một dạng cấu trúc cho ý tưởng. Mô hình đúc kết các nguyên tắc và loại hình của hoạt động, giúp cho việc thực hành có một dáng dấp nhất định. Mô hình cung cấp cho nhân viên công tác xã hội ý tưởng để kết cấu và tổ chức tiếp cận cho một tình huống phức tạp. [4]  Mô hình CTS ESDM-Mô hình can thiệp sớm Denver là một phương pháp can thiệp lấy sự quan hệ giao tiếp và mốc phát triển làm nền tảng và sử dụng những kĩ thuật dạy của ABA- Phân tích hành vi ứng dụng [2]. Mục tiêu là để giúp trẻ tiến bộ về giao tiếp xã hội – giao tiếp, nhận thức và ngôn ngữ – cho trẻ tự kỷ còn nhỏ tuổi, và để giảm thiểu các hành vi điển hình của tự kỷ. ESDM -Mô hình can thiệp sớm Denver thích hợp với trẻ tự kỷ hoặc có những triệu chứng của tự kỷ khi chúng còn nhỏ khoảng 12 tháng đến tuổi sắp đi học. Trẻ tự kỷ nếu được phát hiện sớm, can thiệp sớm thì có khả năng để phát triển trí tuệ, trẻ có thể có ngôn ngữ, học được kiến thức văn hóa, hòa nhập với mọi người trong cộng đồng. 1.2 Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu 1.2.1 Lý thuyết hệ thống sinh thái Các quan điểm hệ thống trong CTXH có nguồn gốc từ lý thuyết hệ thống tổng quát của Bertalanffy. Đây là một lý thuyết sinh học cho rằng: “mọi tổ chức hữu cơ đều là những hệ thống được tạo nên từ các tiểu hệ thống và ngược lại cũng là một phần của hệ thống lớn hơn. Do đó con người là một bộ phận của xã hội và được tạo nên từ các phân tử, mà được tạo dựng từ các nguyên tử nhỏ hơn”. Sau này, lý thuyết hệ thống được các nhà khoa học khác nghiên cứu: Hanson (1995), Mancoske (1981). Siporin (1980) [22]. Người có công đưa lý thuyết hệ thống áp dụng vào thực tiễn CTXH phải kể đến công lao của Pincus và Minahan. Các nhà hệ thống sinh thái cho rằng: Cá nhân là 1 hệ 15 thống nhỏ trong các hệ thống lớn và là hệ thống lớn trong các tiểu hệ thống quan hệ, và các thể chế xã hội, các tổ chức chính sách có ảnh hưởng tới cá nhân. Con người đó chịu sự tác động nhất định của các hệ thống (tích cực hoặc tiêu cực). Vì vậy khi xem xét vấn đề của cá nhân, nhóm cần phải xem xét các mối quan hệ, tác động qua lại của các hệ thống đối với cá nhân hoặc nhóm đó để chúng ta có thể khai thác những tác động tích cực của hệ thống đối với cá nhân, nhóm. Đồng thời hạn chế những tác động tiêu cực từ hệ các thống này đến cá nhân, nhóm. Mục đích của CTXH là thúc đẩy công bằng xã hội để con người mở rộng các cơ hội tạo ra chỗ đứng cho mình trong xã hội. Lý thuyết hệ thống đặt cá nhân vào vị trí tương tác liên tục với những người khác và với những hệ thống khác trong môi trường và những con người, những hệ thống khác nhau này tác động tương hỗ với nhau. Như vậy lý thuyết hệ thống giúp cho nhân viên CTXH phân tích thấu đáo sự tương tác giữa trong các hệ thống xã hội và hình dung những tương tác này ảnh hưởng ra sao tới hành vi con người, từ đó nhân viên CTXH đưa ra những giải pháp trợ giúp tốt nhất cho thân chủ. Có ba loại hệ thống có thể giúp con người: Hệ thống thân tình, tự nhiên: gia đình, bạn bè, anh chị em họ hàng Hệ thống chính quy: các nhóm cộng đồng, công đoàn Hệ thống tập trung của tổ chức xã hội: bệnh viện hay trường học. *Ứng dụng thuyết hệ thống vào đề tài: Trong can thiệp với trẻ tự kỷ, lý thuyết hệ thống chỉ ra sự tác động mà các nhóm trong xã hội, gia đình, môi trường ảnh hưởng lên Trẻ Tự kỷ. Lý thuyết hệ thống cho phép phân tích thấu đáo sự tương tác giữa TTK và hệ thống sinh thái – môi trường xã hội. Mỗi cá nhân trẻ đều có một môi trường sống và một hoàn cảnh sống, chịu tác động của các yếu tố trong môi trường sống và cũng tác động, ảnh hưởng ngược lại môi trường xung quanh. Trên cơ sở của lý thuyết hệ thống, khi tiến hành can thiệp sớm cho TTK cần đặt trẻ vào trong hệ thống, môi trường xã hội đang sinh sống để từ đó có thể tìm ra được những nguồn lực cũng như rào cản của các yếu tố tác động bên ngoài nhằm hỗ trợ thân chủ giải quyết được vấn đề của mình một cách tốt nhất. 1.2.2 Lý thuyết vai trò 16 Vai trò là khái niệm nhấn mạnh những kỳ vọng xã hội gắn với những vị thế hay vị trí nhất định trong xã hội và nó phân tích những kỳ vọng trong xã hội ấy. Mỗi một vai trò lại gắn với một nhóm đối tác khác nhau và nhóm đối tác đó có một kỳ vọng riêng của họ[28]. Vai trò không chỉ đơn giản liên quan đến những hành vi được xã hội quan sát mà trong thực tế còn bao gồm xã hội quan niệm những hành vi đó phải được thực sao. Những hành vi được thực hiện đúng với mong muốn của xã hội được gọi là những chuẩn mực và giá trị xã hội đó. Trong xã hội, mỗi người không phải chỉ đảm nhận một vai trò mà thường đảm nhận nhiều vai trò khác nhau. Các vai trò không được tổ chức và vận dụng logic, hài hòa sẽ dân đến xung đột vai trò, căng thẳng vai trò, biến đổi vai trò. Những đòi hỏi quan trọng nhất đối với vai trò không chỉ là thực hiện các vai trò mà còn thể hiện vai trò đó có liên quan đến sự mong đợi, kỳ vọng, chuẩn mực, quy ước của xã hội hay không. Có hai khuynh hướng lý thuyết chính liên quan đến vai trò. Khuynh hướng thứ nhất cho rằng quá trình xã hội hóa chính là quá trình xã hội áp đặt các khuôn mẫu vai trò cho các thành viên trong đó. Khuynh hướng thứ hai giải thích việc học “đóng vai” ngoài đời giống như học theo một thứ kịch bản gợi ý, một thứ kịch bản mở. Loại kịch bản này buộc các “diễn viên” phải linh hoạt với hoàn cảnh thực tế hoặc tạo ra những chi tiết thích hợp để biết rằng mình cần phải làm gì, làm thế nào, làm cho ai. Vận dụng lý thuyết vai trò vào luận văn, người nghiên cứu nhận thấy mỗi một thành phần gồm: giáo viên, gia đình, NVCTXHđều có những vai trò nhất định trong việc can thiệp cho TTK. Đối với nhà trường, có vai trò tạo mọi điều kiện cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị, tài liệu cho việc can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ. Bên cạnh đó nhà trường, ban giám hiệu là nhân tố xây dựng và tạo môi trường giúp nhân viên công tác xã hội thực hiện đúng chức năng và nhiệm vụ nghề nghiệp trong hô trợ giúp đỡ trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng. Đối với gia đình, bên cạnh vai trò chăm sóc và nuôi dưỡng TTK thì gia đình cũng đóng vai trò là những thầy, cô giáo với TTK. Việc dạy ở đây không nhất thiết phải diễn 17 ra như ở trường lớp mà thông qua những sự vật, hiện tượng xảy ra hàng ngày mà gia đình có thể dạy và hướng dẫn cho TTK. Ngoài thời gian học trên lớp 18 thì về nhà gia đình cũng củng cố lại những bài học mà trên lớp trẻ đã được học cùng với cô thông qua giáo án mà trung tâm gửi về nhà. Đối với nhân viên công tác xã hội bán chuyên cũng có vai trò không nhỏ vào quá trình thực hiện hoạt động hỗ trợ cho trẻ tự kỷ. Nhân viên công tác xã hội thực hiện nhiều vai trò khác nhau như: tư vấn, giáo dục, liên kết nguồn lực, giới thiệu dịch vụ Ngoài ra trong quá trình thực hiện các hoạt động công tác xã hội hỗ trợ trẻ tự kỷ cần đề cao yếu tố xã hội hóa. Trong tiếp cận từ vai trò, gia đình là môi trường xã hội hóa đầu tiên của trẻ, đặc biệt là trẻ tự kỷ. Do vậy trong quá trình thực hiện hòa nhập cộng đồng cần thúc đẩy gia đình trong củng cố và mở rộng nhận thức về Bên cạnh đó, nghiên cứu tiếp cận khía cạnh giáo dục hòa nhập trong can thiệp cho trẻ tự kỷ. Giáo dục hòa nhập là phương thức giáo dục trong đó trẻ khuyết tật cùng học với trẻ bình thường, trong trường phổ thông ngay tại nơi mình sinh sống [35, trg.21]. Giáo dục hòa nhập nhìn nhận trẻ khuyết tật dựa trên quan điểm xã hội, khi cho rằng khiếm khuyết không phải chỉ do khiếm khuyết của bản thân cá thể mà còn là khiếm khuyết của xã hội. Mọi trẻ khuyết tật đều có những năng lực nhất định, do đó mà trẻ khuyết tật được coi là chủ thể chứ không phải là đối tượng thụ động trong quá trình tiếp nhận các tác động giáo dục. Trong can thiệp trẻ được học cùng một chương trình giáo dục phổ thông. Điều này vừa thể hiện sự bình đẳng trong giáo dục, vừa thể hiện sự tôn trọng. Điều chỉnh chương trình, đổi mới phương pháp dạy học và thay đổi quan điểm, cách đánh giá là vấn đề cốt lõi để giáo dục hòa nhập đạt hiệu quả cao nhất. Mỗi trẻ là một cá nhân, một nhân cách có năng lực khác nhau, cách học khác nhau, tốc độ học không như nhau. Vì thế, điều chỉnh chương trình cho phù hợp là cần thiết [35, trg.22]. Trong giáo dục hòa nhập gi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf02050004629_1676_2006151.pdf
Tài liệu liên quan