Chương 1- NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC
CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG NỀN KINH TẾ THỊ
TRƯỜNG . 12
1.1. Quan niệm cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương
mại . 12
1.1.1. Quan niệm về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh . 12
1.1.2. Khái niệm về năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại . 16
1.2. Tiêu chí cơ bản đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương
mại . 19
1.2.1. Năng lực tài chính . 19
1.2.2. Năng lực sản phẩm dịch vụ . 23
1.2.3. Năng lực công nghệ. 24
1.2.4. Nguồn nhân lực, quản trị và điều hành . 25
1.2.5. Danh tiếng, uy tín, mạng lưới chi nhánh và quan hệ ngân hàng đại lý . 25
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của NHTM . 27
1.3.1. Nhóm yếu tố thuộc môi trường bên ngoài . 27
1.3.2. Nhóm yếu tố thuộc nội lực của các NHTM . 30
Chương 2- THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG
TMCP ĐÔNG NAM Á – CHI NHÁNH VŨNG TÀU . 34
2.1. Điều kiện tự nhiên và đặc điểm kinh tế, xã hội tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu. 34
2.1.1. Điều kiện tự nhiên . 34
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội . 34
2.1.3. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2015 định hướng đến năm
2020 . 35
2.2. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Đông Nam Á . 38
138 trang |
Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 532 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngân hàng TMCP đông nam á chi nhánh vũng tàu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
để mở rộng hoạt động kinh doanh
của mình thì ngân hàn phải tăng vốn tự có tương ứng.
Nhận xét:
Vốn tự có của SeABank còn thấp, để phát triển kinh doanh, nâng cao chất lượng
dịch vụ, hiện đại hoá ngân hàng và cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường thì việc cấp
bách của SeABank là phải tăng vốn tự có.
2.3.5.1.2. Quy mô và khả năng huy động vốn của SeABank Vũng Tàu
Đến 31/12/2012, nguồn vốn huy động là 311,9 tỷ đồng, giảm 40,7% so với năm
2011, đạt 75,2% so với kế hoạch, trong đó tiền gởi các tổ chức kinh tế là 150,1 tỷ
đồng, tiền gửi dân cư 161,8 tỷ đồng. Nguồn vốn giảm mạnh nguyên nhân do tình hình
kinh tế chung trên địa bàn khó khăn bên cạnh đó trong tình hình cạnh tranh về nguồn
vốn huy động giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt.
Mặt khác, sự hấp dẫn từ thị trường vàng, thị trường đô la cũng đã hút một lượng
vốn từ ngân hàng về các thị trường này. Trong năm 2012, Chi nhánh thật sự quan tâm
đến công tác tiếp thị, chăm sóc khách hàng lớn có nguồn tiền gửi dồi dào từ các năm
trước như Tổng công ty Khí Việt Nam: Công ty Vận chuyển Khí Đông Nam Bộ, Công
ty Dịch vụ Khí, Công ty Dầu khí Sao Mai – Bến Đình, Công ty TNHH MTV Dịch vụ
Du lịch Dầu khí Việt Nam (OSC Việt Nam) gồm: Công ty cổ phần Du lịch Tháng
Mười, Khu Du lịch Biển Đông, hệ thống nhà hàng khách sạn như khách sạn Palace,
Rex, Grand, nhà hàng Cây Bàng, nhà hàng Gành Hào, nhà hàng Đại Lợi, PVOil, PTSC
M&C, PTSC Shipyard, PVD Offshore, tuy nhiên lượng tiền huy động vẫn trong
năm còn rất nhiều hạn chế do cơ chế chăm sóc vẫn chưa thực sự cạnh tranh so với một
số ngân hàng TMCP khác. Hiện nay SeABank Vũng Tàu đang tiến hành trình Hội sở
để xin cơ chế riêng cho nhóm khách hàng chiến lược này.
64
Nhìn vào kết quả huy động trong năm 2012 có thể thấy doanh số không những
không tăng mà sụt giảm đáng kể. Vì vậy nhiệm vụ trước mắt trong năm 2013 và những
năm tới là vô cùng khó khăn.
ĐVT: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 2012
1. Theo thành phần kinh tế 281,2 315,9 415,7 467,1 526,2 311,9
- Tỷ trọng TG dân cư (%) 48,2 43 35,3 18,8 17,4 51,9
- Tỷ trọng TG tổ chức kinh tế (%) 51,8 57 64,7 81,2 82,6 48,1
2. Theo kỳ hạn (%) 100 100 100 100 100 100
- Không kỳ hạn 37 43 39 24 31 45
- Có kỳ hạn 63 57 61 76 69 65
3. Tăng trưởng nguồn vốn (%) - 12,3 31,6 12,4 12,7 (40,7)
Bảng 2.8: Tốc độ tăng trưởng và cơ cấu nguồn vốn huy động của SeABank Vũng Tàu
Trong khi đó so sánh với một số ngân hàng TMCP trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng
Tàu trong năm 2012 ta thấy:
Ngân hàng TMCP Quân Đội
Đông
Á
Kỹ
Thương
Sài
Gòn
Hàng
Hải
Đại
Dương
Tốc độ tăng trưởng
so với năm 2011 (%)
24,7 23,1 20,3 19,5 26,7 23,8
Bảng 2.9: Tốc độ tăng trưởng huy động vốn của một số ngân hàng TMCP trên địa bàn
tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu năm 2012
Nhận xét:
Hiện tại công tác huy động vốn tại SeABank Vũng Tàu là hết sức khó khăn, số liệu
huy động và sự tăng trưởng nguồn vốn trong năm 2012 hết sức khiêm tốn, không ổn
định và có sự sụt giảm mạnh nguyên nhân một phần do cơ chế chăm sóc khách hàng
chưa tốt, các hình thức đầu tư tiết kiệm chưa thật sự phù hợp mặc dù cũng phải kể đến
nguyên nhân khách quan khó khăn chung của nền kinh tế trong hai năm vừa qua. Như
vậy nhiệm vụ trọng tâm trong công tác tăng trưởng nguồn vốn là phải có cơ chế chăm
sóc khách hàng tốt, đầu tư nghiên cứu các hình thức tiết kiệm linh hoạt phù hợp với
từng phân khúc khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh và các công ty, doanh nghiệp.
2.3.5.1.3. Khả năng thanh khoản
65
Một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của các ngân hàng TMCP là phải
đảm bảo khả năng thanh khoản. Một ngân hàng TMCP được xem là có khả năng thanh
khoản tốt nếu tiếp cận dễ dàng các nguồn vốn khả dụng với chi phí hợp lý và đúng lúc.
Rủi ro thanh khoản là một rủi ro thường trực trong hoạt động kinh doanh của ngân
hàng và thường phát sinh từ một thực tế khó tránh là đa số các ngân hàng đang phải sử
dụng nguồn vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn hoặc tỷ lệ cho vay/huy
động lớn hơn 80% (Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động đối với ngân hàng là
80%, đối với tổ chức tín dụng phi ngân hàng là 85%, quy định tại Điều 18, Thông tư số
13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010).
ĐVT: Phần trăm
Ngân hàng/Năm 2009 2010 2011 2012
Đông Á 83,2 65,2 71,3 26,1
Kỹ Thương 56,7 79,8 45,4 24,1
Sài Gòn 73,9 51,2 57,7 11,6
Quân Đội 55,8 89,5 67,8 108,3
Đông Nam Á 54,4 71,3 79,7 85,6
Bảng 2.10: Tỷ lệ cho vay trên tỷ lệ huy động của một số ngân hàng TMCP trên
địa bàn tỉnh BRVT những năm gần đây
Mặc dù tỷ lệ cho vay trên huy động duy trì ở mức hợp lý từ các năm 2009 đến năm
2011 ở mức từ 55% đến 80%, nhưng đến năm 2012 tỷ lệ này lên đến 85,6% vượt qua
giới hạn cho phép, nguyên nhân do công tác huy động vốn gặp nhiều khó khăn cùng
với việc khó khăn trong công tác thu hồi nợ quá hạn đã đẩy tỷ lệ cho vay lên cao so
với huy động. Bên cạnh đó, mặt cơ chế chăm sóc khách hàng chưa tốt, các sản phẩm
tiết kiệm chưa phù hợp với nhu cầu của khách hàng nhất là đối với khách hàng là các
công ty, doanh nghiệp. Tuy nhiên cũng không không thể kể đến những khó khăn khách
quan tác động như địa bàn nhỏ, mật độ dân số thấp và không đồng đều, bên cạnh đó sự
phát triển của các ngành các lĩnh vực cũng không đồng đều chỉ tập trung vào một số
ngành mũi nhọn như dầu khí, cảng biển và du lịch cùng với sự gia tăng số lượng Chi
nhánh của các ngân hàng khác đã làm công tác huy động vốn càng trở nên khó khăn hơn.
66
Về chính sách quản lý thanh khoản: SeABank Vũng Tàu thực hiện quản lý thanh
khoản hàng ngày dựa trên quy định của Hội đồng quản trị phê duyệt cũng như các hạn
mức và giới hạn thanh khoản được Ban lãnh đạo thông qua.
Về tỷ lệ dự trữ: Năm 2012, tỷ lệ dự trữ /tổng nguồn vốn huy động bình quân đạt
14%, trong đó tỷ lệ dự trữ tiền mặt và tiền gửi không kỳ hạn/tổng nguồn vốn huy động
ở mức 10,9 tỷ đồng chiếm tỉ lệ 3,2% nhằm tăng khả năng sinh lời tuy nhiên lại thấp
hơn mức hợp lý theo thông lệ là 5% để có thể đảm bảo khả năng sẵn sàng thanh toán
khi khách hàng có nhu cầu.
Về kỳ hạn huy động vốn và cho vay: để tăng tính ổn định của nguồn vốn huy động
và giảm thiểu rủi ro kỳ hạn, SeABank Vũng Tàu luôn duy trì tỷ trọng có kỳ hạn ở mức
cao. Năm 2010, 2011 và 2012 tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn luôn duy trì ở mức cao từ 70
đến 85% tổng tiền gửi khách hàng. Cùng với việc tăng huy động tiền gửi thanh toán và
tiền gửi có kỳ hạn dài, SeABank Vũng Tàu cũng thực hiện việc giảm tỷ trọng cho vay
trung dài hạn và tăng tỷ trọng cho vay ngắn hạn. Đặc biệt trong năm 2012, tỷ trọng tín
dụng trung dài hạn/tổng dư nợ chỉ còn ở mức 19,2 % mặc dù góp phần nâng cao khả
năng thanh khoản nhưng lại giảm lợi nhuận của Chi nhánh đi đáng kể từ lãi cho vay.
Nhận xét:
Qua phân tích trên, mặc dù khả năng thanh khoản của SeABank Vũng Tàu được
duy trì ở mức hợp lý, tuy nhiên do đây là chỉ tiêu có mức độ biến động hàng ngày, ảnh
hưởng nhiều bởi sự ổn định của nền kinh tế, sự ổn định của thị trường tiền tệ lẫn cả
niềm tin của công chúng, do vậy cần phải có những biện pháp lâu dài vừa đảm bảo duy
trì khả năng thanh khoản vừa đem lại được lợi nhuận cao và giảm thiểu được rủi ro ở
mức thấp nhất, chỉ có như vậy SeABank Vũng Tàu mới nâng cao được khả năng cạnh
tranh của mình trong sự phát triển ngày càng lớn mạnh của thị trường tài chính hiện nay.
2.3.5.1.4. Khả năng sinh lời
ĐVT: Triệu đồng
TT Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012
Tổng doanh thu 52,341 75,981 54,325 47,474
Tốc độ tăng trưởng % 45 (29) (13)
- Doanh thu từ hoạt động tín dụng 43,234 65,344 44,003 45,361
Tốc độ tăng trưởng % 51.14 (32.66) 3.09
67
1
Tỷ trọng/tổng doanh thu 82.60% 86% 81% 95%
- Doanh thu từ hoạt động kinh doanh
ngoại tệ 90,9 132,1 125,9 268,2
Tốc độ tăng trưởng % - 36 10 32
Tỷ trọng/tổng doanh thu 0 .17% 0 .17% 0 .23% 0.56%
- Doanh thu từ hoạt động dịch vụ 8,793 7,598 9,670 1,905
Tốc độ tăng trưởng % (13.59) 27.27 (80.30)
Tỷ trọng/tổng doanh thu 16.80% 10.00% 17.80% 4.56%
- Doanh thu khác 314 3,039 652 208
Tốc độ tăng trưởng % 867.77 (78.55) (68.09)
Tỷ trọng/tổng doanh thu 0.60% 4.00% 1.20% 0.44%
2
Lợi nhuận ròng sau thuế 3,351 6,423 1,748 (2,798)
Tốc độ tăng trưởng % 47.83 (72.79) (260.07)
3 LNR sau thuế/Tổng TSC (ROA) % 0,35 0.48 0.25 (2.81)
4 ROA BQ của khối NHTMCP 0,37 0,45 0,35 0.24
5 LNR sau thuế/VTC (ROE) % 6,1 8,21 6,74 -2.6
6 ROE BQ của khối NHTMCP 6,79 8,03 8,24 4.2
Bảng 2.11: Mức sinh lời của SeABank Vũng Tàu
Qua số liệu trên ta thấy, tổng thu nhập của SeABank tăng trong hai năm 2009 và
2010, tuy nhiên sang đến năm 2011 và đặc biệt là trong năm 2012 thu nhập giảm mạnh
từ 13 đến 29%, mặt khác thu nhập chủ yếu tư hoạt động cho vay chiếm tỷ trọng lớn từ
81% đến 95%, tỷ lệ thu dịch vụ thấp từ 10 đến 17%, không có thu nhập từ hoạt động
đầu tư, thu nhập từ kinh doanh ngoại tệ chiếm tỷ trọng rất nhỏ chỉ từ 0.15 đến 0.20%,
thu nhập khác không đáng kể chỉ khoảng 1%. Như vậy có thể kết luận rằng tín dụng là
điểm mạnh nhưng mặt khác cũng là điểm yếu về sản phẩm dịch vụ của SeABank
Vũng Tàu. Tốc độ tăng lợi nhuận ròng chưa đạt cùng tỷ lệ tốc độ tăng của tổng tài sản
có và vốn tự có nên tỷ lệ ROE và ROA của SeABank rất thấp. Một ngân hàng tốt
thường có chỉ số ROA bình quân là 1% và chỉ số ROE bình quân là 15%.
Năm 2012 có thể nói là năm khó khăn nhất trong quá trình hoạt động của Chi
nhánh. Chi nhánh chỉ tập trung vào công tác thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu. Những chỉ
tiêu cơ bản giường như đều không đạt được so với kế hoạch. Trích lập dự phòng rủi ro
tăng cao lên đến 278 triệu đồng. Lợi nhuận sau trích lập dự phòng -2.798 triệu đồng.
Kết quả Chi nhánh chỉ xếp thứ ba về thu hồi nợ quá hạn và xếp thứ 35/41 chi nhánh
trên toàn hệ thông SeABank.
68
Nhận xét:
Chỉ số ROE, ROA của SeABank Vũng Tàu các năm 2009 và 2010 đạt ở mức trung
bình khá nhưng đến năm 2012 thấp hơn so với mức bình quân của khối ngân hàng
NHTMCP trong như ngân hàng Quân Đội, ngân hàng Sài Gòn, ngân hàng Đông Á,
ngân hàng Kỹ Thương. Để tăng tỷ lệ này đòi hỏi phải khai thác lợi nhuận đồng bộ từ
các yếu tố đầu tư, dịch vụ,...nhằm tăng lợi nhuận ròng sau thuế có như vậy mới cải
thiện được các chỉ số tài chính nêu trên.
2.3.5.1.5. Mức độ rủi ro
ĐVT: phần trăm
Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á 17,9 10,3 5,2 7,4
Ngân hàng TMCP Sài Gòn 8,1 7,8 7,1 7,6
Ngân hàng TMCP Đông Á 9,8 9,7 8,9 8,8
Ngân hàng TMCP Kỹ Thương 7,9 6,9 6,2 7,3
Bảng 2.12: Hệ số CAR của một số NHTMCP các năm gần đây tại Việt Nam
Năm 2012, Hệ số CAR của SeABank đạt ở mức trung bình so với các ngân hàng
TMCP là 7,4, thấp hơn so với ngân hàng Đông Á là 8,8, ngân hàng Sài Gòn là 7,6 và
cao hơn không đáng kể so với ngân hàng Kỹ Thương là 7,3. Trước đó các năm 2009
và 2010 hệ số an toàn vốn tối thiểu của SeABank đều ở mức rất cao là 17,9 vượt xa so
với các ngân hàng TMCP khác như Đông Á, Sài Gòn và Kỹ Thương trung bình ở mức
8,5. Với hệ số an toàn vốn 7,4% thấp hơn quy định ở mức 8% như hiện nay, khả năng
chống đỡ rủi ro của SeABank chỉ đạt ở mức trung bình thấp. Một mặt, vốn chủ sở hữu
thấp và tốc độ tăng không tương ứng với tốc độ tăng tài sản có sẽ dẫn tới tình trạng an
toàn hoạt động tỷ lệ nghịch với mức tăng trưởng của ngân hàng, càng tăng trưởng (xét
về quy mô tài sản) thì độ an toàn càng thấp, do đó hạn chế khả năng huy động vốn của
SeABank. Mặt khác, lợi nhuận sau thuế nhỏ và không có khả năng tăng nhanh làm hạn
chế bổ sung vốn tự có bằng nguồn từ lợi nhuận kinh doanh để cải thiện hệ số an toàn vốn.
Nhận xét:
Với hệ số CAR hai năm gần đây thấp hơn so với quy định nếu SeABank không có
biện pháp hữu hiệu tăng vốn chủ sỡ hữu và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản có kịp
69
thời thì trong những năm tiếp theo hệ số an toàn vốn không những không được cải
thiện mà ngày càng xấu đi.
2.3.5.1.6. Chất lượng tín dụng
Trong công tác tín dụng, có thể nói hiện nay chất lượng tín dụng của Chi nhánh ở
mức thấp so với quy định mặc dù đã có những chính sách chung từ Hội sở. Các văn
bản, chế độ, thể lệ của ngành thường xuyên được phổ biến đến từng cán bộ tín dụng.
Tuy nhiên không thể không kể đến thái độ lệch lạc của một bộ phận cán bộ vì lợi ích
cá nhân trước mắt đã làm sai quy trình, quy định thẩm định dẫn đến nợ xấu nợ tồn
đọng tăng cao trong hai năm 2011 và 2012. Mặt khác từ đầu năm 2011 do khó khăn
chung của nền kinh tế dẫn đến các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, rất nhiều doanh
nghiệp trên cả nước nói chung và trên địa bàn nói riêng phải phá sản ảnh hưởng rất lớn
đến doanh thu và lợi nhuận của chi nhánh. Trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã
nhận được một số biện pháp hỗ trợ từ Ngân hàng Nhà nước tuy nhiên trên thực tế diền
biến kinh doanh vẫn hết sức khó khăn. Theo báo cáo của Bộ Tài chính tính đến hết quý
3 năm 2011 trên toàn quốc đã có khoảng 6.200 doanh nghiệp đã bước đầu hoạt động
trở lại từ những gói cứu trợ của chính sách ngân hàng nhà nước bên cạnh đó cả nước
cũng có gần 49.000 doanh nghiệp phải giải thể hoặc phá sản. Đặc biệt trên địa bàn tỉnh
Bà Rịa – Vũng Tàu hiện có khoảng 8.200 doanh nghiệp đang hoạt động trong đó có
khoảng 97% là doanh nghiệp vừa và nhỏ, có khoảng 20% trong tình trạng khó hoạt
động và 60% trong tình trạng khó khăn, giảm sút, yếu kém. Kết quả dư nợ cho vay
đến 31/12/2012 là 266,9 tỷ đồng, giảm 30,1% so với năm 2011, đạt 81% so với kế
hoạch nguyên nhân do việc phát triển tín dụng hết sức khó khăn, nhìn chung các ngân
hàng không phải không muốn cho vay mà do khách hàng không đủ điều kiện vay vốn
như không đủ nguồn vốn tự có, phương án vay vốn không khả thi, tài sản có và pháp
lý có vấn đề đó là những nguyên nhân chủ đạo hạn chế việc phát triển tín dụng. Mặt
khác cũng không thể không kể đến những khó khăn khách quan như: địa bàn hẹp, mật
độ dân số thấp tập trung cục bộ một số huyện, trình độ dân trí không đồng đều, các
ngành phát triển chỉ tập trung vào một số lĩnh vực như dầu khí, cảng biển và du lịch.
Bên cạnh đó Chi nhánh các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu ngày càng
gia tăng cả về số lượng và chất lượng dẫn đến công tác phát triển tín dụng ngày càng
cạnh tranh gay gắt.
70
ĐVT: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Tổng dư nợ 296,7 346,4 381,6 266,9
Tăng trưởng - 16,7% 10% (30,1%)
Tổ chức 115,4 145,3 128,5 130,4
Cá nhân 181,3 201,1 253,1 136,5
Nợ ngắn hạn 178,0 253,2 285,2 186,8
Nợ trung- dài hạn 118,8 93,2 96,4 80,1
Tỷ lệ nợ quá hạn
nhóm 1-2
5,2% 4,2% 9,46% 10,1%
Tỷ lệ nợ quá hạn
nhóm 3-5 1,4% 2,1% 4,46% 15,72%
Bảng 2.13: Nợ quá hạn và các chỉ tiêu chất lượng tín dụng của SeABank Vũng Tàu
ĐVT: tỷ đồng
Chỉ tiêu/Đơn vị
NHTMCP
Sài Gòn
NHTMCP
Đông Á
NHTMCP
Kỹ Thương
NHTMCP
Quân Đội
Tổng dư nợ 261,3 189,4 213,4 1.037,3
Tỷ lệ nợ quá hạn
nhóm 1-2
3,2% 11,4% 7,8% 4,7%
Tỷ lệ nợ quá hạn
nhóm 3-5
- 7,7% 5,7% 2,4%
Bảng 2.14: Chỉ tiêu chất lượng tín dụng của một số NHTMCP tỉnh BRVT năm 2012
Năm 2012, so sánh tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu của SeABank ta thấy hiện nay tình hình
nợ quá hạn và nợ xấu đang ở mức báo động. Nếu như các năm 2009 và 2010 tỷ lệ nợ
xấu ở mức rất thấp chỉ từ 2 đến 4%, thì đến năm 2011 và 2012 đã tăng vọt lên từ 5 đến
17%, nguyên nhân chủ yếu do công tác điều hành của cán bộ yếu kém, các khoản giải
ngân không đủ bốn điều kiện là phương án kinh doanh, nguồn thu nhập, tài sản đảm
bảo và pháp lý mà chủ yếu chỉ xét dựa vào sự quen biết, uy tín và tài sản đảm bảo, đầu
năm 2011 tình hình thị trường bất động sản khó khăn một số khách hàng đầu tư và đầu
cơ bất động sản không thanh khoản được dẫn đến không trả nợ được cho Chi nhánh
mà các khoản cho vay bất động sản đều chiếm số vốn rất lớn. Chất lượng tín dụng kém
nguyên nhân không phải do trình độ của cán bộ tín dụng mà nguyên nhân do một số
cán bộ cố ý làm sai nguyên tắc đây chính là điểm nóng về nhân sự tại Chi nhánh. Hiện
71
nay Chi nhánh đang bổ sung nhân sự quản lý cấp cao và đặt mục tiêu thu hồi nợ quá
hạn nợ xấu lên hàng đầu, doanh số cho vay hiện nay giảm 114,7 tỷ đồng so với năm
2011, tức hơn 30% và dừng ở mức 266,9 tỷ đồng. Có thể nói doanh số cho vay giảm
chủ yếu do công tác thu hồi nợ quyết liệt trong năm 2012, tuy nhiên trong thời gian
tiếp theo cũng không mấy khả quan do khách hàng không còn nguồn trả nợ dẫn đến
công tác khởi kiện phát mãi tài sản phải mất nhiều thời gian, mặt khác thị trường bất
động sản đang đóng băng mặc dù phát mãi nhưng không có người mua. Có thể nói từ
đầu năm 2012 cùng với các chủ trương chính sách chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước
Chi nhánh tỉnh, Hội sở và việc phân quyền phê duyệt tín dụng của Chi nhánh đã bị hạn
chế vì thế công tác thu hồi nợ quá hạn được đặt lên hàng đầu, tính đến thời điểm
01/01/2012 số nợ gốc quá và lãi quá hạn (nợ treo) chưa thu hồi được lên đến mức 132
tỷ đồng chiếm gần 50% thì đến 31/12/2012 số nợ gốc và lãi quá hạn còn lại là 68,9 tỷ
đồng chiếm 15,7% tổng dư nợ tuy nhiên đây cũng chỉ là con số hết sức khiêm tốn bởi
hiện nay số nợ gốc và nợ lãi quá hạn chưa thu hồi được vẫn đang ở mức cao so với dư
nợ chung của Chi nhánh. Dự đoán trong năm 2013 và những năm tiếp theo nếu không
có các biện pháp xử lý nợ triệt để thì khả năng nợ quá hạn, nợ xấu sẽ tiếp tục gia tăng
là điều không tránh khỏi.
Nhận xét:
Nhìn chung, chất lượng tín dụng của SeABank Vũng Tàu trong hai năm gần đây là
kém, thậm chí trong năm 2012 là rất kém dẫn đến không tạo được lòng tin nơi khách
hàng và làm giảm thu nhập lớn của SeABank Vũng Tàu từ hoạt động tín dụng. Bên
cạnh đó, sản phẩm tín dụng có cải tiến nhưng chưa đa dạng, chủ yếu vẫn là các loại
các sản phẩm truyền thống, áp dụng chung cho mọi đối tượng khách hàng. Sự phối
hợp giữa các bộ phận như: quan hệ khách hàng, hỗ trợ và kiểm soát chưa hiệu quả nên
chất lượng chật lượng tín dụng chưa cao và tiềm ẩn nhiều rủi ro.
2.3.5.2. Sản phẩm dịch vụ
Gồm hai phân khúc dành cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp.
SẢN PHẨM KHÁCH HÀNG
CÁ NHÂN
SẢN PHẨM KHÁCH HÀNG
DOANH NGHIỆP
DỊCH VỤ NGÂN HÀNG HÀNG NGÀY DỊCH VỤ NGÂN HÀNG HÀNG NGÀY
Tài khoản tiền gửi thanh toán Tài khoản tiền gửi thanh toán
72
Chuyển tiền trong nước Trả lương qua tài khoản
Dịch vụ thẻ Chuyển tiền đến và đi trong nước
Ngân hàng trực tuyến-SeANet SMS, Email Banking
Ngân hàng qua điện thoại Ngân hàng trực tuyến –SeANet
SMS & Email Banking Ngân hàng qua điện thoại
SẢN PHẨM CHO VAY TÀI TRỢ NGẮN HẠN
Cho vay mua, sửa chữa nhà ở-SeAHome Cho vay theo món
Cho vay mu axe ôtô- SeACar Cho vay hạn mức
Chứng minh tài chính đi du học Tài trợ Xuất- Nhập khẩu
Cho vay tiêu dùng – SeABuy Bảo lãnh
Cho vay khuyến học – SeAStudy TÀI TRỢ ĐẦU TƯ
Cho vay cầm cố, chiết khấu chứng từ có giá Cho vay nhanh mua xe ôtô
TIẾT KIỆM ĐẦU TƯ Cho vay trung hạn
Tiết kiệm lĩnh lãi cuối kỳ Cho vay dài hạn
Tiết kiệm bậc thang TIẾT KIỆM VÀ ĐẦU TƯ
Tiết kiệm rút gốc linh hoạt Hợp đồng tiền gửi
THANH TOÁN QUỐC TẾ THANH TOÁN QUỐC TẾ
Dịch vụ Western Union Nhận chuyển tiền đến và đi từ nước ngoài
Chuyển tiền quốc tế (đến & đi) Phát hành L/C xuất – nhập khẩu
DỊCH VỤ KHÁC Chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu theo L/C
Thu đổi ngoại tệ Chuyển nhượng L/C
Dịch vụ thu hộ Nhờ thu xuất khẩu và nhập khẩu
Lưu trữ tài sản CÁC DỊCH VỤ KHÁC
Ứng tiền mặt các thẻ tín dụng quốc tế Dịch vụ chấp nhận thanh toán thẻ
Bảng 2.15: Danh mục các sản phẩm dịch vụ của SeABank
Trong đó:
- Nhóm sản phẩm, dịch vụ có nhiều khách hàng nhất là: mở tài khoản, chuyển tiền,
thanh toán trong hệ thống SeABank, chuyển tiền thanh toán ngoài hệ thống SeABank,
gửi tiền tiết kiệm, vay ngắn hạn, vay trung và dài hạn, trả lương qua tài khoản, mua
bán ngoại tệ, tiền gửi có kỳ hạn, ATM.
- Nhóm sản phẩm, dịch vụ được khách hàng sử dụng ở mức trung bình là: bảo lãnh
trong nước, chuyển tiền kiều hối, thu - chi hộ, chuyển tiền cá nhân.
- Nhóm sản phẩm, dịch vụ được khách hàng ít sử dụng nhất là: chiết khấu bộ
chứng từ hàng xuất, thư tín dụng xuất- nhập khẩu, cho thuê tài chính, cho vay du học,
vay vốn ưu đãi, thanh toán séc du lịch, tư vấn và môi giới chứng khoán, lưu trữ tài sản,
cầm cố chiết khấu chứng từ có giá.
73
Để tăng thu phí dịch vụ trong thời gian tới SeABank Vũng Tàu xác định sẽ tập
trung vào thị trường thẻ trên địa bàn mà cốt lõi chính là các công ty thông qua dịch vụ
trả lương qua tài khoản - SeAPay.
Một số sản phẩm dịch vụ tiêu biểu được đánh giá như sau:
- Đầu tư tín dụng
Tín dụng là nghiệp vụ truyền thống, không những mang lại lợi nhuận chủ yếu mà
còn quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi ngân hàng.
ĐVT: tỷ đồng
Biểu đồ 2.6: Tình hình dư nợ SeABank Vũng Tàu các năm gần đây
Về quy mô, tốc độ phát triển: Từ biểu đồ cho thấy, mặc dù tín dụng là sản phẩm và
thu nhập chính của SeABank Vũng Tàu tuy nhiên có sự phát triển không ổn định, tốc
độ phát triển từ 10 đến 16% là còn thấp so với một số ngân hàng TMCP như ngân
hàng Quân Đội tốc độ phát triển tín dụng khoảng 18%, ngân hàng Đông Á là 21%,
cao hơn một số ngân hàng như ngân hàng Kỹ Thương 12,3%, ngân hàng Sài Gòn 11%.
Như vậy, SeABank Vũng Tàu là một trong các ngân hàng có tốc độ phát triển tín dụng
ở mức trung bình thấp so với các ngân hàng TMCP trên địa bàn tỉnh BRVT, đặc biệt là
trong năm 2012 công tác tín dụng giảm sút đáng kể.
+ Về cơ cấu đầu tư:
Xét về dư nợ cho vay theo ngành kinh tế: Trong năm 2012, dư nợ cho vay ngành
thương mại dịch vụ là 99,5 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 37,3%, ngành thủy sản là 38,4 tỷ
đồng, chiếm tỷ trọng 14,4%, ngành xây dựng 21,3 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 8%, cho
vay nuôi trồng chế biến và đánh bắt thủy hải sản chứa nhiều tiềm ẩn rủi ro cao. Ban
74
lãnh đạo Chi nhánh hiện nay đã hạn chế cho vay đối tượng này. Chi nhánh cũng đang
tài trợ một số Dự án lớn về xây dựng nhà ở như: Dự án căn hộ cao cấp Bàu Sen
phường 2, dự án nhà ở Sông Cây Khế thuộc phường 12, dự án căn hộ nghĩ dưỡng
OSCLand thuộc phường Thắng Tam, dự án khu resort nghỉ dưỡng ven biển Long Hải
và hiện nay dang tiến hành thẩm định cho vay đối với Dự án Trung tâm hội nghị quốc
gia và nghỉ dưỡng Fullman thuộc Chủ đầu tư là DIC Phương Nam với số vốn đầu tư
1.200 tỷ,...nhìn chung thị trường bất động sản còn đóng băng nên kết quả kinh doanh
các doanh nghiệp kém ảnh hưởng khả năng trả nợ của khách hàng đối với Chi nhánh.
Với định hướng và chủ trương của Hội đồng quản trị cơ cấu khoảng 40% cho vay
trung dài hạn và 60% cho vay ngắn hạn. Trong những năm gần đây, Chi nhánh đã có
sự thay đổi đáng kể về cơ cấu dư nợ, cụ thể: tỷ trọng cho vay trung và dài hạn có sự ổn
định qua các năm trung bình ở mức 25 đến 30%, cho vay ngắn hạn từ 65 đến 70%.
Nhận xét:
Hiện nay SeABank Vũng Tàu mới chỉ cho vay ngắn hạn bằng nội tệ là chủ yếu,
chưa phát triển cho vay đồng ngoại tệ và số lượng cho vay quá ít. Tuy nhiên có sự ổn
định về cơ cấu nợ theo thời gian. Các sản phẩm tín dụng hiện nay chủ yếu vẫn là các
sản phẩm truyền thống, còn đơn điệu, thiếu tính liên kết với nhau và với các sản phẩm
dịch vụ khác để tạo ra các gói sản phẩm hàm chứa nhiều giá trị gia tăng, không có sự
khác biệt để tạo được ấn tượng mạnh đối với khách hành tiềm năng. Mặc dù dầu khí,
du lịch và cảng biển là ba ngành mũi nhọn phát triển kinh tế của tỉnh nhưng số lượng
dư nợ cho vay ở ba nhóm ngành này còn hết sức hạn chế và chưa có cơ chế riêng cho
nhóm khách hàng chiến lược, bên cạnh đó cần đa dạng hoá các sản phẩm tín dụng và
dịch vụ cả bằng đồng nội tệ và ngoại tệ nhằm đưa SeABank trở thành một NHTM cổ
phần kinh doanh đa năng cả bằng đồng nội tệ và ngoại tệ trên địa bàn tỉnh.
- Dịch vụ mở tài khoản
Trong thời gian qua đặc biệt là năm 2010 và 2011 Chi nhánh đã tạo lập được tốc độ
phát triển tài khoản, đặc biệt là tài khoản khách hàng cá nhân. Đến hết năm 2011, tổng
số tài khoản tiền gửi và tài khoản thanh toán của các tố chức và cá nhân đạt 2.978 tài
khoản, tăng 20% so với năm 2010 thu hút một khối lượng lớn tiền nhàn rỗi. Năm 2012
số lượng tài khoản là 3.184, tăng 6,9% chỉ đạt 63,6% so với kế hoạch, nguyên nhân
75
của việc không đạt chỉ tiêu một phần do khách hàng không hoạt động và tình hình kinh
tế trong năm.
Có được thành quả trên bởi SeABank đã tập trung vào phân khúc dịch vụ trả lương
qua tài khoản (SeAPay) của các công ty và một phần SeABank đã chính thức đưa vào
áp dụng toàn hệ thống phần mềm ngân hàng hiện đại Globus T24 (Tenemos) cho phép
thực hiện tới 1.000 giao dịch/giây, cùng lúc cho phép tới 110.000 người truy cập và
quản trị tới 50 triệu tài khoản. Với phần mềm công nghệ mới này, các khách hàng của
SeABank có thể thực hiện giao dịch tiện lợi tại bất kỳ điểm giao dịch nào của
SeABank trên toàn quốc. Chẳng hạn, khách hàng đang ở tại Vũng Tàu có thể sử dụng
dịch vụ rút tiền mặt, rút séc, chuyển khoản từ tài khoản hoặc sổ tiết kiệm được mở
tại các tỉnh khác.
Ngoài ra với tiện ích phần mềm mới, còn cho phép khách hàng có thể sử dụng dịch
vụ thanh toán tự động các phí dịch vụ hàng tháng như: tiền điện, nước, điện thoại,
truyền hình cáp,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 000000273127_625_1951333.pdf