Luận văn Giải pháp quản lý đầu tư công từ nguồn ngân sách nhà nước tại huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam

• Chương 1: MỞ ĐẦU (Vấn đề nghiên cứu) 1

 1.1. Bối cảnh nghiên cứu 1

 1.2. Lý do chọn đề tài 5

 1.3. Mục tiêu nghiên cứu 6

 1.4. Nhiệm vụ nghiên cứu 7

 1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7

 1.6. Phương pháp nghiên cứu 7

 1.7. Các phương pháp nghiên cứu liên quan đến đề tài 10

• Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 13

 2.1. Những cơ sở lý luận liên quan về đầu tư từ ngân sách nhà nước 13

 2.2. Quản lý đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước 15

 2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý đầu tư cơ sở hạ tầng bằng nguồn vốn NSNN 25

• Chương 3: NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG TỪ NGUỒN NSNN HUYỆN TÂY GIANG 28

 3.1. Điều kiện tự nhiên 28

 3.2. Tình hình kinh tế xã hội 31

 3.3. Hiện trạng hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội 31

 3.4. Bộ máy quản lý đầu tư từ nguồn ngân sách huyện Tây Giang 35

 3.5. Tình hình đầu tư từ nguồn ngân sách huyện Tây Giang 37

 

doc86 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 468 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp quản lý đầu tư công từ nguồn ngân sách nhà nước tại huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, mặt đường thâm nhập nhựa rộng 3.5m. - Đường trung tâm cụm xã Azứt: Dài 0.65km nền rộng 5.0m, mặt đường rộng 3.5m với kết cấu thâm nhập nhựa. + Đường xã: Tổng chiều dài 387.082km, gồm 60km đường xã và 327km đường dân sinh. + Đường do cơ quan quân sự quản lý: Đường tuần tra biên giới, đường hành lang biên giới và đường nối giữa đường tuần tra biên giới với đường hành lang biên giới. - Đường tuần tra biên giới: Tổng chiều dài 85 km, là hệ thống các đường mòn dọc theo các mốc biên giới Việt - Lào phục vụ cho quốc phòng, an ninh. - Đường nối từ hành lang biên giới đến đường tuần tra biên giới: Gồm 10 tuyến tổng chiều dài 85km qua địa bàn các xã Anông, Atiêng, Lăng, Tr’hy, Axan, Ch’ơm, Gari. a2. Bến, bãi đỗ xe - Tây Giang đang có dự án xây dựng bến xe. Huyện có tuyến vận tải hành khách, hàng hóa từ Tam Kỳ - Đà Nẵng – P’rao - Azứt - Atiêng - Lăng - 4 xã vùng cao và ngược lại. Hàng ngày có từ 2 chuyến xe lên xuống từ Trung tâm huyện đi Đà Nẵng – Tam kỳ và ngược lại. - Giao thông vận tải còn khó khăn vào mùa mưa, những năm gần đây được chú trọng đầu tư và nâng cấp phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng. a3. Cửa khẩu Cửa khẩu Tây Giang – Kạlừm được khai trương ngày 25/4/2013, đây là cửa khẩu khai thông vùng Tây Bắc Quảng Nam với các tỉnh miền núi của nước bạn Lào, tạo điều kiện để phát triển kinh tế – xã hội của vùng miền núi Quảng Nam cũng như của tỉnh Sê Kông, Lào. Tạo điều kiện thuận lợi cho bà con hai bên đi lại, mua bán, khám chữa bệnh, giao lưu văn hóa, phát triển kinh tế, thương mại, du lịch. Hiện nay, khu vực cửa khẩu đã lập quy hoạch và chuẩn bị triển khai các dự án đầu tư xây dựng. b. Cấp điện Huyện Tây Giang được cấp điện từ 471 trạm Hiên T74 - 2500kVA, tỷ lệ hộ sử dụng điện lưới quốc gia tính đến năm 2018 đạt 98%, còn lại sử dụng điện thủy luân. c. Cấp, thoát nước c1. Cấp nước Nguồn nước sinh hoạt chủ yếu từ nước suối, hình thức cấp nước tự chảy. Nước suối dẫn về để người dân sử dụng qua các bể chứa ở thôn, xã. Trung tâm hành chính huyện nguồn nước được cấp từ nhà máy nước ở Aró công suất 534m3/ngày,đêm, mạng lưới đường ống khá hoàn thiện cấp cho các cơ quan hành chính, khu dân cư, các công trình thương mại dịch vụ, đây là yếu tố thuận lợi để phát triển du lịch trong những năm đến. Hiện nay, ở các xã có trên 80 công trình cấp nước sinh hoạt với 3.000 hộ sử dụng. Nhìn chung, hệ thống cấp nước sinh hoạt đảm bảo được nhu cầu sử dụng nước. c2. Thoát nước - Ở trung tâm hành chính huyện, mạng lưới đường ống thoát nước cơ bản đã hoàn thành; cống dọc và các cống qua đường đảm bảo thoát nước. Thoát nước ở khu vực nông thôn, các điểm du lịch,phần lớn chưa được xây dựng, nước thoát theo địa hình tự nhiên. - Mạng lưới công trình thoát nước bẩn chưa có, nước bẩn từ các khu vệ sinh và chuồng trại chăn nuôi chủ yếu tự thấm nên tương lai với lượng nước thải lớn xả sẽ gây ô nhiểm môi trường đất và nguồn nước mặt. Cần giáo dục cộng đồng dân cư trong việc nâng cao ý thức tự giác bảo vệ môi trường như xả rác, nước thải, xây dựng công trình vệ sinh đạt tiêu chuẩn. d. Viễn thông, thông tin liên lạc Hạ tầng viễn thông và thông tin liên lạc phát triển khá. Sóng di động phủ với diện tích lớn, các nhà mạng Vinaphone, Mobilfone và Viettel đã có mặt và Internet đã về đến các xã. Mạng wifi tốc độ cao phủ sóng sử dụng miễn phí ở trung tâm huyện. 3.3.2. Hạ tầng xã hội a. Y tế Ở huyện hiện có 01 Trung tâm y tế huyện, 09 trạm y tế, 01 phòng khám đa khoa với 136 giường bệnh, 140 cán bộ ngành y, 7 cán bộ ngành dược. Về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác khám, chữa bệnh còn hạn chế, chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu khám chữa bệnh tại chỗ. Nhìn chung, công tác y tế trong nhiều năm qua đã có nhiều cố gắng, các chương trình mục tiêu y tế Quốc gia được triển khai thực hiện có hiệu quả, hạn chế tối đa dịch bệnh xảy ra, chất lượng khám chữa bệnh được chú trọng, tổ chức tốt công tác khám chữa bệnh cho người nghèo, khám chữa bệnh BHYT và khám, chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 06 tuổi. b. Giáo dục, đào tạo - Cơ sở giáo dục được đầu tư rộng khắp ở 10 xã, góp phần đào tạo nhân lực cho huyện cũng như nâng cao chất lượng dân trí. Công tác phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập trung học cơ sở được đẩy nhanh; trường lớp trang thiết bị được trang bị tương đối đầy đủ. Mạng lưới cơ sở giáo dục trên địa huyện đầy đủ các cấp học, toàn huyện có 23 trường học gồm trường phổ thông trung học, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường trung học cơ sở, trường phổ thông cơ sở, Tiểu học, nhà trẻ, mẫu giáo.Trừ khối mẫu giáo nhà trẻ, tổng số lớp học 235 lớp, trong đó tiểu học trung học 201 lớp, Phổ thông trung học 34 lớp. Nhìn chung, chất lượng giáo dục phát triển khá nhưng vẫn còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, thời gian đến trường còn khó khăn trong mùa mưa. c. Tài chính, ngân hàng, dịch vụ, thương mại - Trên địa bàn huyện, hiện nay có 2 ngân hàng đã mở chi nhánh, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn; ngân hàng Chính sách - Xã hội. Năm 2014, 2 ngân hàng này đã cho vay trên 1.370 lượt hộ với trên 72,7 tỷ đồng. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn đã có đầy đủ các dịch vụ: cho vay, chuyển tiền, rút tiền tự động ở địa bàn trung tâm hành chính huyện, là điều kiện thuận lợi cho du khách khi đến du lịch, lưu trú, chi tiêu, mua sắm,Hiện ngân hàng đã lắp 02 cây ATM hoạt động 24/24.Tuy nhiên, phạm vi chủ yếu phục vụ ở các xã vùng thấp, còn các xã vùng cao người dân tiếp cận với dịch vụ này còn hạn chế. 3.4 Bộ máy quản lý đầu tư từ nguồn ngân sách huyện Tây Giang Kế hoạch Đầu tư công từ nguồn ngân sách huyện Tây Giang trung hạn và hàng năm sẽ do Hội đồng nhân dân huyện phê duyệt và ra quyết định và giao cho UBND huyện chủ trì thực hiện. Dưới UBND huyện có các cơ quan tham mưu và tham gia quản lý như: Phòng Tài chính – Kế hoạch, Phòng Kinh tế - Hạ tầng, Kho bạc nhà nước huyện và Chủ đầu tư dụ án. Chủ đầu tư dự án là đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý, triển khai thực hiện dự án đầu tư từ khâu đầu cho đến khi kết thúc dự án, gồm: tổ chức lập dự án đầu tư trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; tổ chức lập, thẩm định thiết kế, bản vẻ thi công, dự toán; đề xuất bố trí vốn đầu tư; lựa chọn nhà thầu; ký kết hợp đồng tư vấn và thi công; nghiệm thu thanh, quyết toán vốn đầu tư hàng năm; nghiệm thu công trình hoàn thành và đưa vào sử dụng; lập và trình thẩm tra, phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành. Vị trí, vai trò của chủ đầu tư là rất quan trọng trong việc quản lý, thực hiện dự án; ví dụ như: dự án có đẩy nhanh tiến độ hay không, công trình có đảm bảo chất lượng hay không, giá thành công trình có hơp lý hay không phần lớn đều do năng lực quản lý, điều hành dự án của chủ đầu tư. Cơ chế quản lý đầu tư Quy hoạch đầu tư từ nguồn NSNN thực hiện theo quy định của Chính phủ tại Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 về lập, phê duyệt, quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 và hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Về quản lý dự án đầu tư, Chính phủ đã ban hành các Nghị định: số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 12/2009/NĐ-CP; số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình; số 48/2010/NĐ-CP ngày 07/5/2010 về hợp đồng trong hoạt động xây dựng; số 203/2013/NĐ-CP ngày 11/12/2013 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 48/2010/NĐ-CP ngày 07/5/2010; số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng; số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/4/2008 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 về quản lý chất lượng công trình xây dựng, thay thế khoản 4 Điều 13, Điều 18 và Điều 30 của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009; số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 về quản lý chất lượng công trình xây dựng; số 113/2009/NĐ-CP ngày 15/12/2009 về giám sát và đánh giá đầu tư . Ngoài ra UBND huyện cũng có một số quy định về quản lý đầu tư công cho phù hợp với điều kiện của huyện. 3.5 Tình hình đầu tư từ nguồn ngân sách huyện Tây Giang Bảng 2.1. cho thấy tổng đầu tư công từ ngân sách nhà nước khá cao, mỗi năm đề khoảng trên dước 100 tỷ đồng. Năm 2014 mức đầu tư là 100.74 tỷ đồng, năm 2015 là 149.54 tỷ đồng, năm 2016 là 111.63 tỷ đồng, năm 2017 là 98.81 tỷ đồng và năm 2018 là 173.25 tỷ đồng. Với mức vốn đầu tư hàng năm vậy, có thể thấy mức vốn này năm 2015 tăng 48.81 tỷ đồng. Nhưng hai năm sau, 2016 và 2017 đều giảm và năm 2018 tăng thêm tới 74.44 tỷ đồng. Bảng 2.1. Tổng đầu tư công từ nguồn ngân sách huyện Tây Giang Tổng mức đầu tư (tỷ đồng) Mức tăng hàng năm (tỷ đồng) 2014 100.74 -22.42 2015 149.54 48.81 2016 111.63 -37.91 2017 98.81 -12.82 2018 173.25 74.44 Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Tây Giang Bảng 2.2. Dự toán và quyết toán đầu tư công từ nguồn NSNN huyện Tây Giang Tổng dự toán được duyệt Giá trị quyết toán Chênh lệch giữa QT và dự toán 2014 100.74 94.80 -5.93 2015 149.54 138.76 -10.79 2016 111.63 102.19 -9.44 2017 98.81 90.45 -8.36 2018 173.25 156.17 -17.07 Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Tây Giang Quá trình thực hiện các dự án đầu tư công từ nguồn NSNN cho thấy giá trị dự toán vốn đầu tư công và giá trị quyết toán có sai lệch nhất định và chủ yếu là âm, tức là mức được quyết toán thấp hơn so với mức phê duyệt ban đầu. Điều đó hàm ý rằng việc sử dụng mức vốn đầu tư công có những vấn đề nhất định trong quá trình thực hiện các dự án đầu tư công từ ngân sách nhà nước. Điều này càng đòi hỏi phải nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý đầu tư công từ nguồn ngân sách nhà nước. Bảng 2.3. Cơ cấu đầu tư công từ nguồn NSNN huyện Tây Giang(ĐVT:%) 2014 2018 Thay đổi Tổng số 100 100 Công nghiệp 2.16 3.01 0.85 Nông, lâm nghiệp và thủy sản 9.18 9.44 0.26 Giao thông vận tải 55.49 55.02 -0.47 Thông tin và truyền thông 0.63 0.77 0.14 Cấp nước và xử lý rác , nước thải 1.65 1.81 0.16 Khoa học, công nghệ 0.45 0.55 0.1 Tài nguyên và môi trường 0.39 0.44 0.05 Giáo dục và đào tạo 4.4 4.81 0.41 Y tế - xã hội 5.87 6.02 0.15 Văn hóa - thể thao 1.46 1.49 0.03 Quản lý nhà nước 2.59 2.62 0.03 An ninh quốc phòng 1.07 1.11 0.04 Các ngành, lĩnh vực khác 14.68 12.91 -1.77 Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Tây Giang Cơ cầu vốn đầu tư công từ từ nguồn NSNN huyện Tây Giang cho thấy tỷ lệ phân bổ chủ yếu cho giao thông, nông lâm thủy sản, các lĩnh vực khác không lớn. Vốn giành cho giao thông chiếm khoảng 55%, nông lâm thủy sản gần 9.5%. Y tế và giáo dục chiếm khoảng 4-6%. Tỷ lệ phân bổ này không thay đổi nhiều trong 5 năm qua. Chứng tỏ giải quyết vấn đề giao thông vẫn là nhiệm vụ chính của địa phương. 3.6. Tình hình thực hiện nội dung quản lý đầu tư công từ nguồn ngân sách huyện Tây Giang Phần này sẽ phân tích tình hình thực hiện các nội dung quản lý đầu tư công từ nguồn NSNN huyện Tây Giang. Các nội dung này đã được định hình từ chương 2 về lý thuyết. Ở đây là những phân tích cụ thể. 3.6.1. Thực trạng quản lý quy hoạch đầu tư công nguồn NSNN a. Công tác lập quy hoạch trên cơ sở các quy định Cho đến hết năm 2018, việc quản lý quy hoạch đầu tư công từ nguồn NSNN thường căn cứ vào quy định về quản lý công tác quy hoạch của chính phủ theo Nghị định: số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 về quy hoạch xây dựng; số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP. Đồng thời Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tăng cường công tác quy hoạch (tại Chỉ thị 2178/CT-TTg ngày 02/12/2010). Nhưng kế từ năm 2019, khi Luật Quy hoạch được Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 24 tháng 11 năm 2017 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2019 thì Chỉnh phù đã có Nghị Quyết Số: 11/NQ-CP ngày 5 tháng 02 năm 2018 về triển khai Luật Quy hoạch. Như vậy, việc quản lý quy hoạch sẽ được phân tích dựa trên cơ sở pháp lý trên và có tính đến những thay đổi của pháp luật. Trong thời gian tới Bộ Kế hoạch và Đầu tư có các văn bản như: Thông tư 03/2008/TT-BKH ngày 01/7/2008 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 04/2008/NĐ-CP; Quyết định số 281/2007/QĐ-BKH ngày 26/3/2007 về định mức chi phí cho lập, thẩm định quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành và quy hoạch các sản phẩm chủ yếu, năm 2012 được điều chỉnh thay thế bằng Thông tư số 01/2012/TT-BKHĐT ngày 09/02/2012 hướng dẫn xác định mức chi phí cho lập, thẩm định và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu. Thời gian tới đây để thực hiện Luật quy hoạch 2017, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ tiếp tục có vă bản hưởng dẫn thực thì. Thời gian qua, công tác quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của huyện đã cụ thể hóa Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Nam đế năm 2020 và tầm nhìn đến 2025 theo quyết định Số: 85/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Quảng Nam và triển khai Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 553/QĐ-TTg ngày 15/5/2018. b. Công tác quản lý quy hoạch Việc phân cấp quản lý quy hoạch trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và huyện Tây Giang: Sở Kế hoạch và đầu tư quản lý nhà nước quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh; Sở Xây dựng quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị; UBND cấp huyện quản lý nhà nước và quy hoạch đô thị, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn cấp mình. Một số đơn vị chưa quan tâm đúng mức đến công tác triển khai thực hiện, quản lý, kiểm tra, giám sát quy hoạch. Các chủ đầu tư là cơ quan nhà nước, đoàn thể, tổ chức tôn giáo, chủ đầu tư nước ngoài và mọi công dân tuổi từ 18 trở lên...có dự án đầu tư đều có thể xin phép lập dự án đầu tư, cải tạo mở rộng, xây dựng mới các công trình đầu tư phù hợp với luật pháp của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Đồ án quy hoạch Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền phê duyệt. Quản lý quy hoạch đầu tư công từ nguồn NSNN yêu cầu tất cả các công trình đầu tư phải tuân thủ quy định của luật đầu tư như phải trong khu vực đã được quy định về không gian kinh tế xã hội, phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế dài hạn của tỉnh và địa phương. Tất cả các công trình đó phải được cấp có thẩm quyền cho phép trên cơ sở nghiên cứu thẩm định đánh giá mọi mặt về kinh tế kỹ thuật và tác động môi trường. Riêng các công trình từ đầu tư công từ nguồn NSNN huyện thì phải được Hội đồng nhân dân và UBND huyện phê duyệt. Tất cả các công trình đầu tư trước khi thi công phải có phương án thiết kế được duyệt và được cơ quan quản lý chuyên ngành cho phép; Nghiêm cấm mọi hành vi vi phạm các tuyến kỹ thuật. Quản lý quy hoạch còn tồn tại, hạn chế: (1) Việc lồng ghép các quy hoạch ngành, lĩnh vực, quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Nam chưa được gắn kết với nhau. Điều này đã dẫn tới một số dự án đầu tư công từ nguồn ngân sách chậm tiến độ vì phải xin ý kiến cũng như điều chỉnh cho phù hợp với các quy hoạch khác nhau. những chồng chéo trong quản lý quy hoạch. (2) Chất lượng đồ án quy hoạch đầu tư công từ nguồn NSNN huyện chưa phù hợp với tình hình thực tiễn, quy hoạch chưa gắn kết với khả năng huy động vốn; do vậy rất khó khăn hoặc không thể triển khai thực hiện đầy đủ quy hoạch. Tình trạng quy hoạch “treo” còn tồn tại; những yếu kém của quy hoạch chậm được khắc phục. (3) Việc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch đầu tư công từ nguồn NSNN huyện chưa kịp thời; quy hoạch còn lạc hậu với thực tiễn, chưa đáp ứng yêu cầu thực tế đặt ra; đầu tư cho công tác điều tra cơ bản còn hạn chế, công tác dự báo và thông tin phục vụ nghiên cứu, xây dựng quy hoạch còn thiếu, chất lượng chưa bảo đảm. (4) Trình độ tổ chức, cá nhân làm công tác tư vấn và quản lý quy hoạch đầu tư công từ nguồn NSNN huyện còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới. Số doanh nghiệp tư vấn trong lĩnh vực này phần lớn năng lực còn hạn chế và trình độ chưa cao, dẫn đến tình trạng chất lượng dự án quy hoạch thấp. (5) Bộ máy quản lý quy hoạch đầu tư công từ nguồn NSNN huyện chưa đảm bảo, công tác quản lý quy hoạch chưa thường xuyên, vẫn còn tình trạng buông lỏng quản lý quy hoạch; nên công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng nhiều nơi rất phức tạp. Chưa đảm bảo tiến độ thời gian theo yêu cầu so với nhiệm vụ quy hoạch được duyệt mặc dù ngân sách tỉnh đã quan tâm bố trí đầy đủ vốn. Chất lượng hồ sơ nhiệm vụ và đồ án nhìn chung chưa đạt yêu cầu. Công tác phối hợp giữa chủ đầu tư và tư vấn lập quy hoạch thiếu chặt chẽ, chưa bám sát mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và trình tự, phương pháp làm quy hoạch chưa đảm bảo yêu cầu chất lượng, chỉnh sửa nhiều lần kéo dài thời gian thẩm định, phê duyệt. (6) Nhu cầu vốn thực hiện quy hoạch đầu tư công từ nguồn NSNN huyện lớn nhưng nguồn lực của địa phương để triển khai thực hiện quy hoạch còn hạn hẹp, tính khả thi của nhóm giải pháp về nguồn vốn để thực hiện quy hoạch chưa cao. Bên cạnh đó, công tác nhận xét, đánh giá, phân tích quy hoạch chưa kịp thời. (7) Việc chấp hành công tác quy hoạch chưa tốt, vẫn còn tình trạng lấn chiếm đất, chỉ giới quy hoạch. Việc xử lý vi phạm quy hoạch chưa nghiêm nên vẫn còn tồn tại nhiều sai phạm trong quy hoạch. 3.6.2. Thực trạng công tác chuẩn bị đầu tư công từ nguồn ngân sách nhà nước a. Về công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư công từ nguồn NSNN huyện. Căn cứ quy hoạch phát triển KT-XH, quy hoạch ngành, khả năng cân đối vốn đầu tư từ ngân sách và đề nghị của Phòng Tài chính – kế hoạch, phòng Kinh tế và Hạ tầng , UBND huyện sẽ cho chủ trương đầu tư công với các công trình xây dựng cần thiết. Những công trình có tổng mức đầu tư lớn sẽ cần trình HĐND xem xet và phê duyệt. Văn bản cho chủ trương đầu tư thường có nội dung cơ bản sau: Tên công trình, chủ đầu tư, địa điểm đầu tư, sự cần thiết phải đầu tư, quy mô đầu tư, nguồn vốn đầu tư, thời hạn đầu tư,; thông thường chủ đầu tư là đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng công trình sau khi hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng. Trên cơ sở chủ trương đầu tư được UBND huyện giao, chủ đầu tư thuê đơn vị tư vấn thiết kế lập dự án. Thời hạn lập dự án đầu tư không quá 12 tháng kể từ khi có quyết định chủ trương đầu tư; kéo dài thời gian lập dự án so với quy định này, chủ đầu tư phải báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét. Công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư công từ nguồn NSNN huyện Tây Giang cơ bản tuân thủ đúng các quy định của Luật Đầu tư công, Xây dựng, các Nghị định của Chính phủ, các Thông tư hướng dẫn của Bộ KH và ĐT, Xây dựng về quản lý chi phí đầu tư xây dựng và các văn bản khác có liên quan. Công tác thẩm định dự án đầu tư công từ nguồn NSNN được chú trọng xem xét: (i) đảm bảo tính hiệu quả của dự án, như: sự cần thiết phải đầu tư; quy mô, công suất, thời gian, tiến độ thực hiện dự án; tổng mức đầu tư, hiệu quả kinh tế - xã hội; (ii) xác định tính khả thi của dự án: sự phù hợp với quy hoạch; nhu cầu sử dụng đất; khả năng giải phóng mặt bằng, khả năng huy động vốn đáp ứng tiến độ của dự án; kinh nghiệm quản lý của chủ đầu tư; các yếu tố ảnh hưởng đến dự án và các quy định khác liên quan; (ii) xem xét thiết kế cơ sở: sự phù hợp với quy hoạch hoặc tổng mặt bằng, phương án tuyến công trình, vị trí, quy mô xây dựng và các quy định khác liên quan; sự phù hợp việc kết nối với hạ tầng kỹ thuật của khu vực; áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn về xây dựng, môi trường; điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức tư vấn, năng lực hành nghề của cá nhân lập thiết kế cơ sở theo quy định và đặc biệt là công tác bồi thường giải phóng mặt bằng. Chi phí đầu tư xây dựng công trình cũng được xem xét kỹ lưỡng trong quá trình thẩm định tổng mức đầu tư; qua đó, kịp thời cắt giảm các khoản chi phí bất hợp lý, tiết kiệm, chống lãng phí, thất thoát vốn đầu tư ngay từ khâu đầu tiên của quá trình triển khai dự án đầu tư. Về phân cấp, ủy quyền phê duyệt dự án đầu tư: theo quy định của UBND tỉnh Quảng Nam thì đối với các dự án đầu tư công từ nguồn NSNN huyện: Giao UBND cấp huyện quyết định đầu tư dự án có tổng mức đầu tư dưới 5 tỷ đồng. Trong 5 năm qua, các cơ quan quản lý của huyện như Phòng Tài chính – Kế hoạch, Phòng Kinh và tế hạ tầng huyện.. đã thẩm định số dự án mỗi năm khoảng hơn 25 và tổng số vốn đầu tư khoảng trên dưới 100 tỷ đồng. Đây cũng là sự nỗ lực của các cơ quan này vì các dự án sử dụng vốn ngân sách này thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau và thời gian thường gấp. Nhưng nhờ sự nỗ lực và sự hỗ trợ của các cơ quan chuyên môn của tỉnh nên vệc thẩm định cũng đảm bảo thời gian và chất lượng của từng dự án. Bảng 2.4. Tình hình thẩm định dự án đầu tư công từ nguồn NSNN huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam Năm Số dự án (dự án) Tổng mức đầu tư (tỷ đồng) 2014 25 100.74 2015 27 149.54 2016 26 111.63 2017 26 98.81 2018 38 173.25 Nguồn: Phòng Kinh tế và hạ tầng huyện Tây Giang * Một số hạn chế, tồn tại Thứ nhất, HĐND và UBND huyện cho chủ trương đầu tư công từ nguồn NSNN thường vượt khả năng cân đối nguồn vốn ngân sách của huyện, nhiều dự án được phê duyệt ghi chung chung nguồn vốn đầu tư là nguồn vốn NSNN mà chưa xác định được nguồn vốn cụ thể, cho nên có dự án kéo dài nhiều năm vẫn chưa được bố trí vốn để triển khai đầu tư xây dựng. Tình trạng phê duyệt dự án vượt khả năng cân đối vốn của huyện bắt đầu được chấn chỉnh sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn NSNN và vốn trái phiếu Chính phủ (gọi tắt là Chỉ thị 1792/TTg). Theo Chỉ thị này, người quyết định đầu tư chỉ được phê duyệt dự án đầu tư khi xác định rõ nguồn vốn và khả năng cân đối vốn ở từng cấp ngân sách; những dự án quyết định đầu tư mà không xác định rõ nguồn vốn, mức vốn thuộc NSNN làm cho dự án bị kéo dài thời gian, gây lãng phí thì người ký quyết định đầu tư phải chịu trách nhiệm tổn thất do việc kéo dài này gây ra. Có thể nói Chỉ thị 1792/TTg đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh từ khâu đầu tiên triển khai dự án đầu tư đó là việc cho chủ trương đầu tư; theo đó, UBND huyện chỉ đạo thẩm tra nguồn vốn đầu tư ngay từ khâu xem xét chủ trương đầu tư. Thứ hai, Trình độ, năng lực của một số đơn vị tư vấn khảo sát, thiết kế, lập dự án còn hạn chế, thiếu năng lực hoặc thiếu trách nhiệm. nên còn nhiều sai sót trong công tác khảo sát, lập dự án; xác định tổng mức đầu tư chưa phù hợp thực tế dẫn đến chất lượng hồ sơ một số dự án còn thấp, như dự án phải điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư: Chẳng hạn: Đường bê tông, bờ kè thôn Thôn Azích xã Bhalêê có đến 2 lần điều chỉnh, tổng mức đầu tư ban đầu trên 18,5 tỷ đồng, tổng số điều chỉnh tăng 25,7 tỷ đồng, tương đương tăng 72,0%). Thứ ba, Có trường hợp do khả năng nguồn vốn còn hạn hẹp, cho nên có dự án bị ép phải giảm tổng mức đầu tư làm cho công trình đầu tư thiếu đồng bộ; Thứ tư, Bên cạnh đó, có dự án lập tổng mức đầu tư lớn gây lãng phí vốn đầu tư, thiết kế có quy mô vượt quá nhu cầu sử dụng, không khai thác hết công suất, công năng, như: Đường đi tắc nối đoạn từ trung tâm huyện Tây Giang xuống huyện Đông Giang; hạng mục: Nền, mặt đường và công trình trên tuyến. Tuy nhu cầu đi lại ít, chưa cần thiếu phải đầu tư lúc này, khi nhu cầu đầu tư các tuyến đường khác bức xúc hơn nhiều trên địa bàn lại không được đầu tư lúc này, dẫn đến lãng phí vốn đầu tư, không đem lại lợi ích xã hội và sự hài lòng của nhân dân, trong khi tuyến đường cũ vẫn còn hoạt động tốt nhưng không xa hơn là bao so với làm đường mới. (5) Theo nhận xét của Kiểm toán nhà nước tại một số dự án có tổng mức đầu tư lớn do chậm triển khai thực hiện làm cho thời gian thực hiện kéo dài, đơn giá vật liệu, nhân công tăng thay đổi cơ cấu và tổng mức đầu tư. Để không vượt tổng mức đầu tư được duyệt, chủ đầu tư đề nghị cắt giảm hạng mục như mặt đường, hệ thống thoát nước dẫn đến dự án chưa đảm bảo về mục tiêu, quy mô dự án ban đầu đề ra, gây khó khăn cho việc đi lại cho người dân. b. Về công tác lập, thẩm định và phê duyệt thiết kế, dự toán Công tác quản lý ngày càng được tăng cường, có hiệu lực và nâng cao thì vấn đề tiêu cực thường lại bắt đầu phát sinh từ khâu mang tính kỹ thuật. Công tác thẩm định thiết kế kỹ thuật, dự toán cũng là một vấn đề đặt ra đó là: thiếu cán bộ đủ trình độ năng lực cho từng ngành nghề, thiếu chuyên viên quản lý kinh tế trong lĩnh vực thẩm định dự án, tổng dự toán... dẫn tới các giá trị dự toán công trình thường không sát với thực tế sử dụng. Có trường hợp lợi dụng địa hình để thiết kế tăng tổng mức đầu tư, lập loại đất đắp, đào không đúng với cấp đất theo định hình, hoặc nhiều khi trong dự toán áp dụng sử dụng nhân công để thi công nhưng trên thực tế thi công thì sử dụng được máy móc, thiết bị. Dự toán bồi thường GPMB áp dụng giá chưa sát thực tế cũng là một trong những nguyên nhân làm chậm tiến độ thực hiện dự án. Từ khi cơ quan có thẩm quyền của nhà nước thẩm tra, thẩm định thiết kế, dự toán theo quy định của Chính phủ, cụ thể: Từ 2014 đến năm 2018, qua thẩm tra, thẩm định thiết kế, dự toán được dự án đầu tư công từ nguồn ngân sách nhà nước, giá trị dự toán trên 211 tỷ đồ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_van_giai_phap_quan_ly_dau_tu_cong_tu_nguon_ngan_sach_nh.doc
Tài liệu liên quan