Luận văn Hoàn thiện pháp luật về tín dụng tiêu dùng từ thực tiễn tại BIDV Tây Nam Quảng Ninh

LỜI CAM ĐOAN . i

LỜI CẢM ƠN. ii

MỤC LỤC. iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT. vi

DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ . vii

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU . viii

PHẦN MỞ ĐẦU.1

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT TÍN DỤNG TIÊU

DÙNG .7

1.1. Khái quát về pháp luật tín dụng tiêu dùng.7

1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của tín dụng.7

1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của tín dụng tiêu dùng.9

1.1.3. Phân loại tín dụng tiêu dùng.11

1.1.4. Nguyên tắc tín dụng tiêu dùng .15

1.2. Nội dung của pháp luật về tín dụng tiêu dùng .17

1.2.1. Nguồn luật điều chỉnh tín dụng tiêu dùng .17

1.2.2. Quy định pháp luật về chủ thể tham gia trong hoạt động tín dụng tiêu

dùng .18

1.2.3. Quy định của pháp luật về hợp đồng tín dụng tiêu dùng .20

1.2.4. Quy định của pháp luật về các biện pháp bảo đảm trong hoạt động tín

dụng tiêu dùng .29

1.2.5. Các tranh chấp liên quan đến hoạt động tín dụng tiêu dùng.31

1.3. Kinh nghiệm hoàn thiện pháp luật về tín dụng tiêu dùng tại Hoa Kỳ.33

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠI

VIỆT NAM – NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ

pdf89 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 22/02/2022 | Lượt xem: 408 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện pháp luật về tín dụng tiêu dùng từ thực tiễn tại BIDV Tây Nam Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gắn liền với đất, kể cả các loại tài sản gắn liền với nhà ở, công trình xây dựng trên đất, Các tài sản này phải có giấy tờ hợp pháp và không trong quá trình tranh chấp. - Thứ hai, biện pháp cầm cố tài sản: Điều 309 bộ luật Dân sự 2015 đưa ra khái niệm về cầm cố tài sản như sau: “Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ”. 31 Khác với việc sử dụng biện pháp thế chấp tài sản, khi vay vốn ngân hàng theo hình thức cầm cố tài sản khách hàng sẽ không còn quyền sử dụng đối với tài sản của mình mà quyền sử dụng này sẽ thuộc về ngân hàng. Khi sử dụng biện pháp bảo đảm tín dụng này, ngân hàng yêu cầu khách hàng giao nộp các tài sản để cầm cố khoản vay. Thông thường vay theo hình thức này khách hàng sẽ được hưởng hạn mức vay lớn với lãi suất ưu đãi từ ngân hàng. - Thứ ba, bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay Đây là hình thức bảo đảm tiền vay được khá nhiều khách hàng ưa chuộng hiện nay, khi mà khách hàng có thể sử dụng chính tài sản khách hàng sử dụng vốn ngân hàng để có được làm tài sản dùng trong thế chấp mà không cần sử dụng các tài sản thế chấp khác để vay vốn. - Thứ tư,biện pháp tín chấp: Hiện nay, các ngân hàng cung ứng dịch vụ đến khách hàng sản phẩm vay tín chấp. Theo đó, khách hàng không cần sử dụng các tài sản thế chấp cầm cố trong vay vốn mà quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng được thiết lập trên uy tín của khách hàng. Nhưng với điều kiện khách hàng cần chứng minh nguồn thu nhập ổn định thông qua các giấy tờ xác thực cho ngân hàng. 1.2.5. Các tranh chấp liên quan đến hoạt động tín dụng tiêu dùng Tranh chấp trong hoạt động tín dụng tiêu dùng được hiểu là các tranh chấp về các hợp đồng tín dụng bao gồm hợp đồng cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và các hợp đồng tín dụng khác, có thể là tranh chấp về nợ gốc, nợ lãi, lãi suất và việc xử lý các tài sản bảo đảm. Trong hợp đồng tín dụng, bên cho vay chỉ có thể đòi tiền của người vay sau thời hạn nhất định nên thường dẫn tới các rủi ro bất trắc. Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng được hiểu là tình trạng pháp lý của quan hệ hợp đồng tín dụng trong đó các bên thể hiện sự xung đột hay bất đồng ý chí với nhau về quyền và nghĩa vụ hoặc lợi ích phát sinh từ hợp đồng tín dụng và những xung đột này phải được thể hiện ra bên ngoài. • Đặc điểm của tranh chấp hợp đồng tín dụng tiêu dùng: 32 - Hành vi vi phạm nghĩa vụ của một hoặc các bên trong hợp đồng; - Vi phạm nghĩa vụ trả lãi hoặc cả gốc và lãi, nghĩa vụ thanh toán khi đến hạn; - Tranh chấp các vấn đề liên quan đến định giá, xử lý tài sản bảo đảm đối với những hợp đồng tín dụng có bảo đảm bằng tài sản; - Cơ quan giải quyết tranh chấp là tòa án hoặc trọng tài nếu các bên có thỏa thuận; - Đa phần thi hành án thông qua xử lý tài sản bảo đảm. • Phương pháp giải quyết tranh chấp: Cũng giống các loại tranh chấp hợp đồng khác, tranh chấp tín dụng có thể là tranh chấp dân sự hoặc tranh chấp kinh doanh, thương mại đều có thể giải quyết bằng các phương thức thương lượng, hòa giải, tòa án, trọng tài theo các quy định của pháp luật. Trong đó, phương thức giải quyết tranh chấp tín dụng tại Tòa án là hình thức cuối cùng mà các bên lựa chọn để giải quyết tranh chấp. Việc đưa tranh chấp ra giải quyết tại tòa án có nhiều ưu điểm nhưng cũng có những nhược điểm nhất định. Ưu điểm của hình thức giải quyết tranh chấp thông qua tòa án gồm: giải quyết tranh chấp qua con đường tòa án dựa trên nguyên tắc tôn trọng quyền quyết định và tự định đoạt của các đương sự; nguyên tắc các đương sự có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh; bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự; bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự; nguyên tắc hoà giải; nguyên tắc xét xử vụ án dân sự phải có Hội thẩm nhân dân tham gia; nguyên tắc tòa án xét xử kịp thời, công bằng, công khai và nguyên tắc bảo đảm tranh tụng trong xét xử. Đặc trưng cơ bản của thủ tục giải quyết tranh chấp bằng tòa án là thông qua hoạt động của bộ máy tư pháp và nhân danh quyền lực Nhà nước để đưa ra phán quyết buộc các bên có nghĩa vụ thi hành.Vì vậy, quyết định của tòa án có tính cưỡng chế cao, quyền lợi của người thắng kiện sẽ được đảm bảo nếu như bên thua kiện có tài sản để thi hành án. Chi phí giải quyết tranh chấp bằng toà án ít hơn nhiều so với chi phí giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại. 33 Tuy vậy, việc lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng bằng con đường tòa án cũng có những nhược điểm nhất định so với các hình thức khác như: Thủ tục giải quyết tranh chấp thông qua tòa án thường dài hơn so với giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại; nguyên tắc xét xử công khai tại tòa án có thể làm sụt giảm uy tín của các bên trên thương trường Ngoài ra, bản án xét xử xong chưa được thi hành ngay mà các bên có quyền kháng cáo, khiếu nại nên thời gian kéo dài ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của các bên. Cho đến nay, chưa có quy định nào bắt buộc phải giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài, mà chỉ là quy định các bên có thể lựa chọn giải quyết tranh chấp bằng trọng tài như Luật thương mại năm 2005, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, Luật các Công cụ chuyển nhượng năm 2006, Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010, Luật doanh nghiệp năm 2014, Luật Đầu tư năm 2014, Bộ luật hàng hải năm 2005, v.v... Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thì áp dụng đối với trường hợp các bên thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng trọng tài đối với tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại hoặc ít nhất một bên có hoạt động thương mại và tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết tranh chấp bằng trọng tài theo quy định tại Điều 2 về Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp của trọng tài, Luật Trọng tài thương mại năm 2010. Như vậy tranh chấp hợp đồng tín dụng tiêu dùng cũng được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận. 1.3. Kinh nghiệm hoàn thiện pháp luật về tín dụng tiêu dùng tại Hoa Kỳ Hoa Kỳ là một quốc gia với nền kinh tế lớn nhất thế giới, có một trong những thị trường tài chính lớn nhất và ảnh hưởng nhất toàn cầu. Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ ngày 7/2 cho biết trong tháng 12/2018 các khoản vay tiêu dùng tại nước này tăng 16,6 tỷ USD, thấp hơn mức tăng 22,4 tỷ USD trong tháng 11/2018. Tại Hoa Kỳ, Tín dụng tiêu dùng đã xuất hiện từ khá lâu. Để đảm bảo hoạt động tín dụng tiêu dùng tại quốc gia này diễn ra thuận lợi, pháp luật quốc gia đã chú trọng trong việc tạo ra khung pháp lý để điều chỉnh các vấn đề liên quan đến tín dụng tiêu dùng. Đạo luật bảo vệ tín dụng tiêu dùng CCPA ( Consumer Credit Protection Act of 1968) là một đạo luật của Hoa Kỳ, ban hành ngày 29 tháng 5 năm 1968 bao gồm một số nội dung liên quan 34 đến tín dụng tiêu dùng, cụ thể trong Mục I với Đạo luật cho vay thực tế (TILA) thúc đẩy việc sử dụng tín dụng tiêu dùng. Đạo luật được chia thành các phần như sau: - Tiểu phần B liên quan đến hạn mức tín dụng mở (tài khoản tín dụng quay vòng ), bao gồm tài khoản thẻ tín dụng và hạn mức tín dụng vốn chủ sở hữu; - Tiểu phần C liên quan đến tín dụng đóng, chẳng hạn như các khoản vay mua nhà và các khoản vay mua xe cơ giới với thời hạn cho vay cố định. Nó chứa các quy tắc về công bố thông tin, xử lý số dư tín dụng, tính toán tỷ lệ phần trăm hàng năm, quyền hủy bỏ, không yêu cầu và quảng cáo; - Tiểu phần D bao gồm các quy tắc về công bố bằng miệng, lưu giữ hồ sơ, có hiệu lực đối với luật pháp tiểu bang, miễn trừ tiểu bang (chỉ áp dụng cho các quốc gia có Luật Lending trước Luật Đạo luật Liên bang) và giới hạn tỷ lệ. - Tiểu phần E chứa các quy tắc đặc biệt cho các giao dịch thế chấp. Định nghĩa tín dụng tiêu dùng theoĐiểm h § 1002.2 Đạo luật TILA được hiểu như sau: “Tín dụng tiêu dùng có nghĩa là tín dụng được mở rộng cho một thể nhân chủ yếu cho mục đích cá nhân, gia đình hoặc hộ gia đình”. § 1002.7 của Đạo luật quy định các quy tắc liên quan đến việc gia hạn tín dụng, trong đó có quy định về tín dụng có bảo đảm và không bảo đảm: “(2) Tín dụng không có bảo đảm. Nếu người nộp đơn yêu cầu tín dụng không có bảo đảm và phụ thuộc một phần vào tài sản mà người nộp đơn sở hữu chung với người khác để đáp ứng tiêu chuẩn về uy tín của chủ nợ, chủ nợ chỉ có thể yêu cầu chữ ký của người khác trên (các) công cụ cần thiết hoặc tin tưởng một cách hợp lý bởi chủ nợ là cần thiết, theo luật của tiểu bang nơi có tài sản, để cho phép chủ nợ tiếp cận với tài sản được dựa vào trong trường hợp tử vong hoặc vỡ nợ của người nộp đơn”. “(4) Tín dụng có bảo đảm. Nếu người nộp đơn yêu cầu tín dụng được bảo đảm, chủ nợ có thể yêu cầu chữ ký của vợ hoặc chồng của người nộp đơn trên bất kỳ công cụ nào cần thiết hoặc được chủ nợ tin tưởng một cách hợp lý là cần thiết, theo luật tiểu bang hiện hành để cung cấp tài sản là bảo đảm có sẵn để đáp ứng nợ trong trường hợp vỡ nợ, ví dụ, một công cụ để tạo ra một thế chấp hợp lệ, thông qua tiêu đề rõ ràng, từ bỏ quyền hoặc gán thu nhập”. 35 Một điểm khác biệt trong Đạo luật TILA đó là quy định về quyền hủy bỏ. Đối với một số giao dịch nhất định được đảm bảo bởi nhà ở nguyên tắc của người vay, Đạo luật TILA yêu cầu người vay phải được cấp ba ngày làm việc sau khi hoàn thành khoản vay để hủy giao dịch. Quyền hủy bỏ cho phép người vay có thời gian xem xét lại hợp đồng tín dụng và công khai chi phí, cũng như xem xét lại liệu họ có muốn tín dụng có bảo đảm hay không có bảo đảm. Mỗi người vay và bất kỳ người nào có quyền lợi đối với tài sản có thể thực hiện quyền hủy bỏ cho đến nửa đêm của ngày làm việc thứ ba sau khi hoàn thành, hoặc giao tất cả các tài liệu, bất cứ điều gì xảy ra sau cùng. Nếu thông báo hủy bỏ yêu cầu hoặc cung cấp tài liệu không chính xác hoặc không được gửi, người vay có quyền hủy bỏ có thể được gia hạn từ ba ngày sau khi hoàn thành đến ba năm. Khi một người vay hủy bỏ, lợi ích bảo mật trở nên vô hiệu và người vay không chịu trách nhiệm cho bất kỳ số tiền nào, bao gồm cả chi phí tài chính. Ngân hàng phải trả lại bất kỳ khoản tiền hoặc tài sản nào được trao cho bất kỳ ai liên quan đến giao dịch trong vòng 20 ngày theo lịch và xóa mọi hồ sơ về lợi ích bảo đảm mà ngân hàng có thể đã thực hiện đối với khoản vay mới. Cho đến khi thời gian hủy bỏ kết thúc, ngân hàng không thể 1) phân tán tiền ngoài tài khoản ký quỹ hợp lệ, 2) thực hiện bất kỳ dịch vụ nào hoặc 3) cung cấp bất kỳ tài liệu nào. Quyền hủy bỏ không áp dụng cho các khoản vay có được cho mục đích mua nhà, cũng không áp dụng cho tái cấp vốn hoặc hợp nhất khoản vay mua nhà với cùng một chủ nợ trừ khi số tiền được tái cấp vốn hoặc hợp nhất vượt quá số dư chưa thanh toán trên số dư hiện có món nợ. Tại Hoa Kỳ, bên cạnh luật thành văn là các văn bản hiến pháp, đạo luật, luật, thì còn thừa nhận án lệ là một nguồn luật chính thống với các bản án của tòa án liên bang và tiểu bang các cấp. Trong việc điều chỉnh các chế định về tín dụng tiêu dùng, bản án của tòa án liên bang và tiểu bang các cấp chính là một nguồn luật quan trọng trong hệ thống pháp luật Hoa Kỳ vì nó xuất phát từ việc áp dụng pháp luật vào thực tiễn đời sống, kinh tế - xã hội, và nhiều khi là những vấn đề phát sinh trong hoạt động tín dụng tiêu dùng mà luật thành văn như hiến pháp, luật, đạo luật không kịp thời 36 điều chỉnh. Vậy có thể thấy, các bản án chính là nguồn luật dùng để “lấp đầy các khoản trống” do luật thành văn để lại. 37 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ TÍN DỤNG TIÊU DÙNGTẠI VIỆT NAM – NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (BIDV) CHI NHÁNH TÂY NAM QUẢNG NINH 2.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) chi nhánh Tây Nam Quảng Ninh 2.1.1. Tư cách pháp lý ❖ Tên đầy đủ: Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam ❖ Tên giao dịch quốc tế: Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam ❖ Tên gọi tắt: BIDV ❖ Tên chi nhánh: Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam – chi nhánh Tây Nam Quảng Ninh ❖ Địa chỉ: Số 430 đường Quang Trung - Phường Quang Trung - Thành phố Uông Bí - Quảng Ninh ❖ Số điện thoại/Fax: 0333854405 / 0333854411 ❖ Mã số thuế: 0100150619-102 ❖ Nơi đăng ký quản lý: Cục thuế tinh Quảng Ninh ❖ Giấy phép kinh doanh : 0100150619-102 ❖ Ngày cấp giấy phép: 24/10/2006 ❖ Ngành nghề chính: Hoạt động ngân hàng trung ương 2.1.2. Lịch sử hình thành • Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam – BIDV Ngân hàng BIDV được coi là ngân hàng thương mại cổ phần lớn nhất Việt Nam tính theo tổng khối lượng tài sản và doanh thu năm 2016, là ngân hàng có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế – xã hội của hệ thống ngân hàng Việt Nam.Trải qua hơn 60 năm hình thành và phát triển, ngân hàng BIDV đã có nhiều lần đổi tên và thay đổi về chức năng nhiệm vụ cho phù hợp với tình hình phát triển của đất nước. 38 Ngân hàng BIDV có tiền thân là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam trực thuộc Bộ tài chính, được thành lập ngày 26/04/1957. Trong giai đoạn 1957-1960, ngân hàng đã có những đóng góp tích cực và đạt được nhiều thành tựu nổi bật, đặc biệt góp phần cấp vốn cho các công trình trọng điểm. Sau khi thống nhất đất nước, trong giai đoạn đất nước khôi phục và phát triển kinh tế, năm 1981, ngân hàng Kiến thiết Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam trực thuộc Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Giai đoạn 1981-1990 là giai đoạn có ý nghĩa quan trọng trong việc quản lý và cung ứng vốn đầu tư cơ bản trong hoạt động của ngân hàng. Ngân hàng với nhiệm vụ chính là cấp phát và cho vay vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế. So với thời kỳ trước, ngân hàng đã có bước chuyển mình phù hợp với định hướng của Đảng và Nhà nước, có những đóng góp đáng kể thúc đẩy kinh tế phát triển. Năm 1990 pháp lệnh ngân hàng ra đời, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Ðầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) với tư cách là một ngân hàng độc lập thuộc hệ thống các Tổ chức tín dụng. Tên gọi này vẫn giữ nguyên đến ngày nay. Chức năng nhiệm vụ của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong giai đoạn này cũng thay đổi, đặc biệt từ tháng 12/1994 chuyển đổi mô hình hoạt động theo mô hình Ngân hàng Thương mại, chính thức chuyển sang kinh doanh đa năng tổng hợp. Đến tháng 5/2012 ngân hàng BIDV chuyển đổi mô hình, thực hiện cổ phần hoá, chuyển đổi thành Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam. Tháng 1/2014 ngân hàng BIDV niêm yết cổ phiếu trên Sở giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh (mã Chứng khoán: BID). Tháng 5/2015 Thực hiện sát nhập với ngân hàng MHB. Sau khi sát nhập với MHB, BIDV trở thành ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất trong số các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam với nhiệm vụ ban đầu từ ngày thành lập là thực hiện cấp phát vốn xây dựng cơ bản, ngân hàng đã phát triển mạnh mẽ, vươn lên trở thành một trong bốn ngân hàng thương mại quốc doanh lớn nhất Việt 39 Nam, một tổng công ty Nhà nước, doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt, có mạng lưới kinh doanh và các chi nhánh rộng khắp cả nước. Tính đến tháng 8 năm 2019, ngân hàng đã xây dựng được mạng lưới với 191 chi nhánh, 854 phòng giao dịch, 1824 ATM và 34000 POS tại 63 tỉnh/thành phố trên toàn quốc. Mạng lưới phi ngân hàng bao gồm các Công ty Chứng khoán Đầu tư (BSC), Công ty Cho thuê tài chính, Công ty Bảo hiểm Đầu tư (BIC) với 20 chi nhánh trong cả nước Không chỉ trong nước, ngân hàng BIDV còn vươn ra quốc tế với hiện diện thương mại và các chi nhánh hoạt động tại nước ngoài như: Lào, Campuchia, Myanmar, Nga, Séc, Liên doanh quốc tế như: Ngân hàng Liên doanh VID-Public (đối tác Malaysia), Ngân hàng Liên doanh Lào -Việt (với đối tác Lào) Ngân hàng Liên doanh Việt Nga - VRB (với đối tác Nga), Công ty Liên doanh Tháp BIDV (đối tác Singapore), Liên doanh quản lý đầu tư BIDV - Việt Nam Partners (đối tác Mỹ) Cùng với việc thực hiện đầy đủ chức năng của một ngân hàng thương mại, tham gia tích cực vào việc phát triển thị trường chứng khoán, thị trường bảo hiểm phi nhân thọ theo pháp luật, hệ thống Ngân hàng BIDV luôn giữ vững và phát huy nghề nghiệp truyền thống, phục vụ đầu tư phát triển cho các dự án, chương trình kinh tế theo đường lối, chủ trường, chính sách của Đảng và Nhà nước. Trong chặng đường xây dựng và phát triển, ngân hàng BIDV luôn gắn liền với việc phục vụ, góp phần thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam trong từng giai đoạn lịch sử của đất nước. Được sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng và nhà nước, sự tin yêu của nhân dân, sự ủng hộ hợp tác của các bạn trong và ngoài nước, ngân hàng BIDV đã vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Năm 2000, ngân hàng TMCPĐầu tư và Phát triển Việt Nam vinh dự được Nhà nước phong tặng Đơn vị anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới. Ngày 28/11/2018 tại Tp. Hồ Chí Minh, trong khuôn khổ Diễn đàn Ngân hàng Bán lẻ 2018 (Vietnam Retail Banking Forum 2018) do Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) và Tổ chức dữ liệu Quốc tế IDG đồng tổ chức, Ngân hàng BIDV đã nhận giải thưởng “Ngân hàng Bán lẻ Tiêu biểu” lần thứ ba liên tiếp (năm 2016, 2017 và 2018). Cũng tại Diễn đàn này, Ban Tổ chức đã trao giải “Ngân hàng có Sản phẩm Dịch vụ Sáng tạo Tiêu biểu năm 2018” với “Dịch vụ BIDV Pay+”. 40 • Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát Triển Việt Nam (BIDV) chi nhánh Tây Nam Quảng Ninh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam- chi nhánh Tây Nam Quảng Ninh được thành lập ngày 21/10/1960, tiền thân là chi nhánh Ngân hàng Kiến thiết Uông Bí ban đầu chỉ có 6 cán bộ. Quá trình xây dựng và phát triển của chi nhánh có thể chia thành bốn giai đoạn: Giai đoạn 1: Từ 1960 đến tháng 6/1981 Chi nhánh Ngân hàng Kiến thiết Uông Bí trực thuộc chi nhánh Ngân hàng Kiến thiết Quảng Ninh, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam là cơ quan chức năng tài chính quản lý và cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản Nhà nước. Giai đoạn 2: Từ tháng 6/1981 đến tháng 11/1990 Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam chuyển từ trực thuộc bộ Tài chính sang trực thuộc Ngân hàng nhà nước Việt Nam và thành lập Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam, theo đó Chi nhánh Ngân hàng Kiến thiết Uông Bí lấy tên là Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Uông Bí trực thuộc chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Quảng Ninh, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam. Giai đoạn 3: Từ tháng 11/1990 đến cuối năm 1994 Giai đoạn này Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam chuyển thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Uông Bí chuyển thành chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Uông Bí, trực thuộc chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quảng Ninh. Cùng nhiệm vụ của toàn ngành, chi nhánh thực hiện hai nhiệm vụ cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản Nhà nước và kinh doanh ngân hàng về tín dụng, tiền tệ và dịch vụ ngân hàng. Giai đoạn 4: Từ năm 1995 đến nay Theo quy định 888/2005/QĐ-NHNN ngày 16/06/2005 của Ngân hàng Nhà nước, ngày 01/11/2006 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam hợp nhất hai chi nhánh cấp hai là chi nhánh Uông Bí và Đông Triều nâng lên thành chi nhánh cấp một Uông Bí trực thuộc Ngân hàng đầu tư và Phát triển Việt Nam. Ngày 28/09/2007 chính 41 thức đổi tên thành Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Tây Nam Quảng Ninh. Ngày 01/05/2012 theo quyết định của Chủ tịch HĐQT về việc thành lập chi nhánh, trên cở sở chuyển đổi mô hình hoạt động, ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Tây Nam Quảng Ninh đã đổi tên thành Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Tây Nam Quảng Ninh. Đây được coi là bước ngoặt của chi nhánh trong quá trình phát triển, hội nhập kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng, phong phú và cạnh tranh của thị trường. Từ những ngày đầu thành lập, ngân hàng BIDV chi nhánh Tây Nam Quảng Ninh đã gặp không ít khó khăn do Uông Bí là một thành phố mới thành lập năm 2011, diện tích đất tự nhiên có hạn, dân số ít, ngành nghề phát triển chưa rộng nên thị trường cho vay và huy động vốn còn hạn chế. Là nơi gần biển nên thiên tai xảy ra có ảnh hưởng đến địa bàn thành phố gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nhưng với chính sách lãi suất linh động, hợp lý, mềm dẻo, tạo thuận lợi và lòng tin cho khách hàng đến gửi tiền cũng như vay vốn. Trong quá trình đổi mới và phát triển, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Tây Nam Quảng Ninh đã trưởng thành nhanh chóng, đạt được những thành tích đáng khích lệ, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trên địa bàn với nhịp độ cao, góp phần ổn định tiền tệ, kiềm chế và đẩy lùi lạm phát, tạo được niềm tin và chữ tín với khách hàng. 2.1.3. Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ các phòng ban tại chi nhánh BIDV Tây Nam Quảng Ninh Hiện nay, cơ cấu tổ chức chi nhánh BIDV Tây Nam Quảng Ninh gồm 94 cán bộ nhân viên, trong đó 83 cán bộ chính thức, 11 nhân viên tổng hợp bao gồm bảo vệ, lái xe, tạp vụ. Chi nhánh bao gồm các phòng ban như sau: - Ban giám đốc: 3 người bao gồm: 1 giám đốc và 2 phó giám đốc, điều hành hoạt động của chi nhánh và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt dộng chi nhánh trước Hội sở. 42 - Khối quan hệ khách hàng gồm: Phòng Quan hệ khách hàng cá nhânvà phòng quan hệ khách hàng doanh nghiệp, là bộ phậntrực tiếp làm việc và giao dịch với các khách hàng cá nhân hay doanh nghiệp để khai thác vốn VNĐ, ngoại tệ và các giấy tờ có giá, các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng theo quy định của ngân hàng BIDV Việt Nam và quy định pháp luật. - Khối quản lý rủi ro có phòng quản lý rủi ro: thực hiện chức năng tham mưu cho ban giám đốc chi nhánh về công tác quản lý rủi ro, các vấn đề liên quan đến cảnh báo nợ, giám sát danh mục cho vay, đầu tư, đảm bảo tuân thủ giới hạn tín dụng. - Khối tác nghiệp tín dụng có phòng dịch vụ khách hàng, tổ quản trị tín dụng và tổ quản lý và dịch vụ kho quỹ: thực hiện chức năng quản lý an toàn kho quỹ, quản lý quỹ tiền mặt theo quy định của NHNN và ngân hàng BIDV Việt Nam, - Khối quản lý nội bộ bao gồm Phòng kế hoạch tổng hợp, phòng tài chính kế toán, phòng tổ chức hành chính và tổ điện toán: là phòng thực hiện công việc về quản lý tài chính, chi tiêu trong toàn chi nhánh. - Khối trực thuộc bao gồm: 2 phòng giao dịch: PGD Đông Triều, PGD Quảng Yên thực hiện nhiệm vụtư vấn, hướng dẫn khách hàng các thông tin về sản phẩm/ dịch vụ của ngân hàng phù hợp với nhu cầu khách hàng; Giới thiệu các sản phẩm mới và chương trình khuyến mãi đến với khách hàng; Giải đáp thắc mắc của khách hàng, thu thập, giải thích và cập nhật các thông tin từ khách hàng (trong phạm vi được phép); Tiếp nhận và giải quyết các khiếu nại của khách hàng trong phạm vi thẩm quyền cho phép ; và 4 quỹ tiết kiệm: quỹ tiết kiệm thị trấn Đông Triều, Phương Đông, Vàng Danh, Minh Thành. 43 Biểu đồ Error! No text of specified style in document..1: Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh BIDV Tây Nam Quảng Ninh (Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp – năm 2019) 2.1.4. Khái quát chung về tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) chi nhánh Tây Nam Quảng Ninh những năm gần đây 2.1.4.1.Kết quả hoạt động kinh doanh Trong những năm gần đây, chi nhánh BIDV Tây Nam Quảng Ninh đã chủ động tích cực ứng phó linh hoạt và kịp thời với những diễn biến của thị trường để hoàn thành tốt kế hoạch kinh doanh. Tình hình kinh doanh của chi nhánh trong những năm qua được thể hiện qua bảng số liệu sau: 44 Bảng Error! No text of specified style in document..1: Kết quả hoạt động kinh doanh (Đơn vị: Tỷ Đồng) Biểu đồ Error! No text of specified style in document..2: Kết quả kinh doanh chi nhánh BIDV Tây Nam Quảng Ninh (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2016-2018) Qua bảng số liệu và biểu đồ trên, có thể thấy tổng chi phí và lợi nhuận của chi nhánh qua các năm từ 2016 đến 2018 đều tăng. 0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 500 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tổng thu nhập Tổng chi phí Lợi nhuận 45 Về tổng thu nhập, năm 2016 là 416,9 tỷ đồng, đến năm 2017 đạt 445,3 tỷ đồng, tăng 28,4 tỷ đồng tương đương 6,81%. Năm 2018 tổng thu nhập tiếp tục tăng từ 445,3 tỷ đồng (năm 2017) lên 473 tỷ đồng, đạt 6,22%. Về tổng chi phí, chi phí có chiều hướng tăng, từ 401,3 tỷ đồng(năm 2016) lên 416,5 tỷ đổng (năm 2017) và 433,7 tỷ đồng (năm 2018), tỷ lệ tăng lần lượt 3,79% (năm 2017 so với 2016) và 4,13% ( năm 2018 so với 2017). Ngu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_hoan_thien_phap_luat_ve_tin_dung_tieu_dung_tu_thuc.pdf
Tài liệu liên quan