MỞ ĐẦU .1
CHƯƠNG 1. MÔ HÌNH SỐ TRỊ .4
1.1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU.4
1.1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới.4
1.1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước .6
1.2 MIKE 21 HD .8
1.2.1 Cơ sở toán học .8
1.2.2 Phương pháp số .12
1.3 MÔĐUN ECOLAB .16
1.3.1 Cơ sở lý thuyết.16
1.3.2 Ôxy hòa tan (DO) và nhu cầu ôxy sinh hóa (BOD).17
1.3.3 Các hợp phần của Nitơ .21
1.3.4 Hợp phần của Photpho .23
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VÙNG NGHIÊN CỨU.24
2.1 TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN.24
2.1.1 Vị trí địa lí .24
2.1.2 Đặc điểm gió .25
2.1.3 Đặc điểm thủy, hải văn .26
2.1.4 Đặc điểm nhiệt - muối.27
2.1.5 Đặc điểm dòng chảy.28
2.1.6 Đặc điểm thủy triều và dao động mực nước.29
2.2 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI .29
2.3 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VỊNH CAM RANH.31
2.3.1 Các nguồn thải .31
2.3.2 Chất lượng nước vịnh Cam Ranh .32
130 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 14/02/2022 | Lượt xem: 536 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Mô phỏng quá trình lan truyền vật chất ô nhiễm dưới tác động của các yếu tố động lực tại vịnh Cam Ranh bằng mô hình số, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ành phố
Cam Ranh, thuộc tỉnh Khánh Hòa, giới hạn bởi các kinh độ 109o07,171’ và
109o12,967’ Đông, các vĩ độ 12o 49.227’ và 12o07.011’ Bắc là một vực nước tương
đối kín và thường được phân biệt thành 2 thành phần:
- Đầm Thủy Triều kéo dài từ phía nam núi Cù Hin đến Mỹ Ca, phần này
dài khoảng 16km và có chiều ngang hẹp, chỗ hẹp nhất chỉ đạt khoảng 250m.
25
- Phần trong của vịnh Cam Ranh có chiều dài hơn 19km, chiều ngang chỗ
rộng nhất khoảng 7km, thong với phần ngoài qua eo Sộp rộng 1,4km.
Bao chung quanh khu vực vịnh Cam Ranh có 11 xã/phường thuộc thành
phố Cam Ranh (các phường Cam Phúc Bắc, Cam Phúc Nam, Cam Phú, Cam
Thuận, Cam Linh, Cam Lợi, Ba Ngòi, các xã Cam Nghĩa, Cam Thịnh Đông, Cam
Bình, Cam Lập) và 5 xã thuộc huyện Cam Lâm (xã Cam Hòa, Cam Hải Đông, Cam
Hải Tây, Cam Đức và Cam Thành Bắc)
Phân bố tập trung dọc bờ tây của vực nước là các khu dân cư, các cơ sở
công nghiệp (nhà máy đường, nhà máy đóng tàu, nhà máy chế biến thủy sản,) các
cảng hàng hóa (công suất khoảng 400 lượt tàu/năm) và cảng cá Ba Ngòi. Các sự cố
về môi trường thỉnh thoảng xảy ra ở các khu vực lân cận điểm xả thải của nhà máy
đường , các ao nuôi thủy sản cũng phát triển chủ yếu theo ven bờ tây và nam.
2.1.2 Đặc điểm gió
Hoạt động của gió theo hai hướng chủ yếu trong năm: hướng đông nam và
tây nam (thịnh hành trong mùa khô), bắc và đông bắc (thịnh hành trong mùa mưa)
tốc độ gió trung bình từ 3,6 đến 5,1 m/s. Gió khô nóng tập trung vào một số ngày
trong tháng 8 với tính chất làm tăng nhiệt độ, giảm độ ẩm trong không khí. Do dặc
điểm địa hình chi phối nên làm thay đổi cả tốc độ và hướng gió ở Cam Ranh so với
các vùng khác trong vùng biển Khánh Hòa. Ở Nha Trang, tần suất gió hướng đông
vượt quá 30% trong hầu hết các tháng mùa hạ, ở Cam Ranh vào thời kỳ này tần suất
gió tây nam lại lấn át so với gió đông nam.
Ngoài ra, vùng Cam Ranh còn chịu sự tác động tổng hợp của hai hệ thống
gió mùa và gió đất – biển đã tạo nên những đặc điểm khác biệt trong biến động
ngày đêm của gió trong khu vực. Vào mùa hè, gió thổi từ đất liền ra biển với tốc độ
tương đối nhỏ nhưng vào buổi tối, gió thổi từ biển vào bờ với tốc độ tương đối lớn.
Vào các buổi chiều, từ tháng XI đến tháng I, gió thổi chủ yếu từ hướng Bắc, từ
tháng II đến tháng III gió có hướng đông – đông bắc, từ tháng IV đến tháng V gió
lại có hướng đông – đông nam, từ tháng VI đến tháng VIII gió lại có hướng tây –
nam, từ tháng IX đến tháng XII gió chuyển dần từ tây nam sang đông nam và cuối
cùng ổn định ở hướng nam vào tháng XI đến hết tháng I năm sau.
26
2.1.3 Đặc điểm thủy, hải văn
a. Đặc điểm thủy văn
Hệ thống sông suối trong khu vực nghiên cứu không nhiều, bắt nguồn chủ
yếu từ vùng đồi núi kéo dài thành hình cánh cung từ phía bắc (núi Cù Hin) vòng qua
phía tây đến phía nam và đông nam (bán đảo Sộp). Một số lưu vực nằm trên địa
phận của các tỉnh lân cận. Các sông suối hầu hết đều mang đặc trưng của địa hình
khu vực miền trung là ngắn, dốc và nhỏ. Đáng chú ý có các hệ thống sông sau đây:
- Sông Trường gồm 2 nhánh có chiều dài nguyên thủy là 11,4km và 17 km
đổ vào khu vực đỉnh đầm. Do việc xây đập thủy lợi Cam Ranh Thượng, chiều dài
thực tế hiện nay của các nhánh sông này còn lần lượt là 9,8km và 8km. hệ thống
sông này nhận nước từ một lưu vực rộng 109,2km2. Nước từ một phần lưu vực rộng
khoảng 62,3km được giữ lại bởi hồ thủy lợi Cam Ranh Thượng có diện tích
2.400.000 m2, dung tích 22 triệu m2. Ngoài việc cấp nước tưới, một phần nước qua
đập tràn được dẫn về Cam Đức dung trong cấp nước sinh hoạt. Phần sông phía đông
nhận được nước từ lưu vực rộng 46,9km2 trong đó 31,8km2 là sườn phía nam núi
Cù Hin, vùng còn lại là đồng bằng cát.
- Sông Cạn (còn được gọi là suối Nước Ngọt) có chiều dài 20km, đổ vào
phần phía bắc vịnh Cam Ranh. Sông này chỉ có nước vào mùa mưa, lượng nước
không lớn.
- Sông Trà Dục, còn được gọi là sông Tà Rục, có chiều dài 22km và Suối
Hành (dài 19km) đổ vào phía tây nam vịnh ở khu vực gần cảng Ba Ngòi; lưu vực
của 2 sông này rộng 186km2. Phía trên đã xây dựng đập Tà Rục để ngăn nước từ
phần lưu vực rộng 63,3km2 phía tây sông Tà Dục. Dung tích thiết kế của hồ này là
22,65 triệu m3. Ở thượng nguồn Suối Hành cũng có đập Suối Hành đã đi vào sử
dụng từ nhiều năm nay. Dung tích của hồ là 8 triệu km3.
- Đổ vào vịnh Cam ranh ở khu vực Cam Thịnh Đông là 2 sông nhỏ có
chiều dài lần lượt là 6 và 7km có diện tích lưu vực 25 km2. Tại khu vực Cam Lập có
sông Cạn dài 10km được cung cấp nước từ lưu vực rộng 63,3km2 và sông Trâu
(diện tích lưu vực 94,5km2, chủ yếu nằm trong địa phận tỉnh Ninh Thuận). Sông
Cạn hầu như chỉ có nước vào mùa mưa. Trong lưu vực sông Trâu, vào năm 2005
27
tỉnh Ninh Thuận đã xây dựng đập thủy điện sông Trâu (dung tích 33 triệu m3) nên
lượng nước đổ vào vịnh Cam Ranh không đáng kể.
Phía đông nam là vùng núi đá của bán đảo Sộp. Diện tích lưu vực
50,0km2, khu vực này có các suối nhỏ và ngắn đổ trực tiếp vào vịnh trong đó có
suối Nước Ngọt có khả năng sử dụng vào việc phục vụ du lịch. Ngoài ra còn có các
suối nhỏ tích nước vào mùa mưa.
b. Đặc điểm hải văn:
Sóng biển: do Cam Ranh là vịnh kín nên sóng ở khu vực này nhỏ và yếu.
Đặc trưng của sóng thay đổi theo mùa: vào mùa khô, ở phía bắc của vịnh Cam Ranh
và vùng cửa vịnh, sóng thường nhỏ hơn ở phía nam. độ cao của sóng hướng tây
nam thường nhỏ hơn nhiều so với hướng đông bắc.
Thủy triều: vùng biển Khánh Hòa trải dài theo chiều kinh tuyến, với khoảng
120km và có nhiều vũng vịnh sâu, kín, khúc khuỷu. Vì vậy, chế độ thủy triều biến
đổi từ vùng này sang vùng khác. ở khu vực vịnh Cam Ranh, chế độ triều là bán nhật
triều, biên độ triều trung bình 1,5m..
Dòng chảy: phân bố dòng chảy trên toàn bộ bề mặt vịnh tương đối phức tạp,
phương và chiều của dòng chảy tại các điểm biến đổi khá rõ rệt. Theo số liệu khảo
sát tháng 8 năm 2003 cho thấy: vận tốc dòng chảy cao nhất tại tầng mặt là 46cm/s. ở
khu vực trung tâm vịnh, tốc độ dòng chảy dao động trong khoảng 6 – 46cm/s, cao
hơn ở khu vực đầm Thủy Triều (tốc độ nhỏ khoảng 4-7cm/s). Tại các eo và khu vực
hẹp tốc độ dòng chảy tương đối lớn: mũi Hòn Lương 26cm/s, vùng bở thôn Mỹ Ca
32cm/s. Vào pha triều lên, có thể thấy xu thế truyền triều từ đông sang tây, từ nam
lên bắc. Đặc biệt, giai đoạn khảo sát vào thời kỳ triều cường vì vậy tốc độ và hướng
dòng tầng mặt và đáy sai khác rất ít.
2.1.4 Đặc điểm nhiệt - muối
Vịnh Cam Ranh là vịnh tương đối nhỏ và độ sâu trung bình tương đối
thấp. Khả năng trao đổi nước giữa vịnh và Biển Đông tương đối mạnh thông qua
cửa lớn phía đông nam. Mặt khác, vịnh Cam Ranh không chịu ảnh hưởng bởi khối
nước ngọt từ hệ thống cửa sông nên bức tranh phân bố nhiệt muối thể hiện rất đặc
trưng của nước biển từ ngoài cửa lớn truyền vào vịnh. Trên cơ sở phân tích xu thế
28
biến động theo không gian và thời gian các yếu tố nhiệt - muối cho thấy: Nhiệt độ
nước có thể đạt cực đại 32,0°C vào mùa hè, đạt cực tiểu 20,27°C vào mùa đông, độ
muối đạt cực đại 34,42‰ vào mùa hè và cực tiểu 29.51‰ vào mùa đông.
Phân bố nhiệt độ tầng mặt: nhiệt độ giảm dần từ 32°C ở đỉnh đầm Thủy
Triều đến 25°C ở cửa vịnh. Nhiệt độ thấp nhất là 24,53°C, cao nhất là 32,33°C,
nhiệt độ trung bình của tầng mặt toàn vịnh là 28,21°C. Phân bố nhiệt độ tầng đáy:
nhiệt độ giảm dần từ đỉnh đầm Thủy Triều ra tới cửa vịnh Cam ranh (từ 31,5°C
xuống 21°C). Nhiệt độ thấp nhất là 20,27°C, nhiệt độ cao nhất là 32,16°C, trung
bình tầng đáy toàn vịnh là 23,55°C. Sự chênh lệch của nhiệt độ trung bình ở tầng
đáy so với tầng mặt tương đối cao (5,58°C).
Phân bố độ mặn ở tầng mặt: các đường đồng mức độ mặn có giá trị giảm
dần từ cửa vịnh lên phía bắc. Biến đổi độ mặn theo không gian tương đối rõ rệt và
đều đặn so với nhiệt độ. độ mặn thấp là 30,59‰, cao nhất là 34,16‰, mức chênh
lệch là 3,57‰, giá trị trung bình tầng mặt là 33,47‰. Phân bố độ mặn ở tầng đáy,
các đường đẳng độ mặn cũng có giá trị giảm dần từ cửa vịnh trở vào nhưng mức độ
chênh lệch cao hơn một chút. Cực tiểu độ mặn là 29,51‰, cực đại là 34,42‰ và độ
mặn trung bình 33,85‰. Chênh lệch độ mặn trung bình giữa tầng mặt và tầng đáy
là 0,38‰.
2.1.5 Đặc điểm dòng chảy
Dòng chảy vịnh Cam Ranh cũng chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi ba yếu tố
chính: Hệ thống gió mùa và gió địa phương, địa hình khu vực vịnh, quá trình truyền
triều từ biển vào. Tuy nhiên, vịnh tương đối kín chỉ thông qua ra biển khơi bằng
một cửa duy nhất, độ sâu và chiều rộng của vịnh không lớn, vịnh trải dài, phần đỉnh
vịnh nhỏ hẹp nên dòng chảy ở đây hoàn toàn bị chi phối bởi dòng triều.
Vào mùa khô, dòng chảy tầng mặt trừ khu vực đầm Thủy Triều các khu
vực khác có độ sâu tương đối lớn D ≈ 20m, do đó tốc độ dòng chảy phân bố tương
đối đều Vtb ≈ 0,15m/s, Vmax ≈ 0.27m/s, tốc độ dòng chảy lớn xuất hiện dọc trung
tâm của vịnh, vịnh Bình Ba. Dải ven bờ phía tây và đầm thủy triều có tốc độ dòng
chảy nhỏ hơn. Do khu vực có độ sâu lớn tập trung dọc theo trục vịnh nên hướng
dòng chảy chỉ có chiều vào và ra. Riêng khu vực phía nam của vịnh đã hình thành
29
hoàn lưu xoáy thuận tương đối rõ nét. Điều này có thể lý giải do vịnh Cam ranh là
một lạch hẹp, sâu nên dòng triều trên các tầng là tương đối đồng nhất. Nhìn chung
khả năng trao đổi nước trên toàn vịnh vào mùa khô là tương đối tốt, trừ dải ven bờ
phía tây đầm Thủy Triều (nơi có độ sâu nhỏ).
Vào mùa mưa, dòng chảy tầng mặt có tốc độ lớn tại khu vực trung tâm
vịnh dao động trong khoảng Vtb ≈ 0,25m/s, Vmax ≈ 0.50m/s và có xuất hiện xoáy
thuận phía nam tương đối rõ nét. Khả năng trao đổi nước trên toàn vịnh là khá tốt.
Theo đánh giá của các đề tài khác, thời kỳ này ngoài tác động của dòng chảy thì còn
có tác động đáng kể của sóng mặt giúp quá trình trao đổi nước được tốt hơn.
Sự phân bố của dòng chảy tại vịnh Cam Ranh cho thấy dòng triều có vai
trò quyết định trong quá trình trao đổi nước của vịnh. Trong vịnh Cam Ranh có
dòng chảy đồng nhất cà về hướng và cường độ, hướng dòng chảy tập trung theo xu
thế chảy vào – ra. Khu vực phía nam vịnh hình thành tương đối rõ nét hoàn lưu
xoáy thuận. Phần phía đông trao đổi nước tốt hơn bờ tây. Nhìn chung đây là vịnh có
sự trao đổi nước với biển lớn rất tốt.
2.1.6 Đặc điểm thủy triều và dao động mực nước
Vịnh Cam Ranh có dòng chảy chịu tác động của thủy triều là chủ yếu do
đó trao đổi nước, khả năng tự làm sạch, khả năng chống tai biến thiên nhiên phụ
thuộc chặt chẽ vào chế độ triều cũng như dao động mực nước. Vì vịnh trao đổi với
biển lớn thông qua 1 cửa nên chịu ảnh hưởng của chế độ triều trong khu vực biển
Khánh Hòa. Thủy triều trong khu vực biển Khánh Hòa mang tính chất nhật triều
không đều. Các kết quả nghiên cứu và tính toán từ số liệu mực nước tại trạm Cầu
Đá Nha Trang cho thấy rằng, giá trị của chỉ số Vaderstok là 2.6. Kết quả thống kê
cùng chỉ ra rằng: mực nước cao nhất là 235cm, mực nước thấp nhất là 4cm, mực
nước trung bình là 124cm. Biên độ dao động mực nước lớn nhất trong năm là
222cm, trung bình là 212cm.
2.2 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI
Thành phố Cam Ranh gồm 9 phường và 18 xã. Tổng dân số thành phố ước
đạt 500.224 người, với mật độ dân số đạt 400 người/km2. Dân cư chủ yếu là dân tộc
Kinh, phân bố không đồng đều, tập trung đông ở tất cả các phường và một số xã
30
như Cam Đức, Cam Bình, Cam Thành Bắc, Cam Hải Tây, nơi nằm ven các trục
giao thông, cảng biển hoặc là địa bàn thuận lợi cho hình thành, phát triển đô thị và
các khu công nghiệp, địch vụ, du lịch.
Thành phố Cam Ranh có nhịp độ phát triển các ngành kinh tế khá cao, đặc
biệt là trong các ngành công nghiệp, dịch vụ và du lịch. Khu vực mang các đặc
điểm địa sinh thái của vùng ven biển Nam Trung Bộ, vì thế tài nguyên ven biển tạo
các sinh kế chính cho cộng đồng. bên cạnh hoạt động nông nghiệp (lúa và hoa màu)
ở các vùng đồng bằng nhỏ hẹp ven biển là hoạt động đánh bắt, nuôi trồng thủy hải
sản, khai thác khoáng sản và công nghiệp chế biến.
Nền kinh cơ cấu kinh tế chính của thành phố Cam Ranh là: công nghiệp,
nông nghiệp, du lịch, dịch vụ. Các ngành công nghiệp chủ yếu là: Chế biển thực
phẩm, đường, chế biến thức ăn thủy sản, chế biến các sản phẩm lâm nghiệp,;
Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, thủy sản đông lạnh, muối; Công nghiệp cơ
khí, hóa chất (Nhà máy sữa chữa ôtô, tàu thuyền, chất tẩy rửa). Hoạt động sản
xuất nông nghiệp cũng đóng vai trò lớn trong tỷ trọng kinh tế của thành phố nhưng
cũng góp phần làm suy giảm chất lượng môi trường. Kinh tế thủy sản cũng là một
thế mạnh của Khánh Hòa nói chung và của Cam Ranh nói riêng. Sản lượng thủy sản
ước đạt 21.103 tấn, nuôi trồng đạt 3.602 tấn, trong đó tôm hùm trên 600 tấn, rong
sụn trên 2.165 tấn, nhuyễn thể 200 tấn, cá biển 20 tấn, Tuy nhiên với phương
thức khai thác vẫn còn lạc hậu, các nguồn lợi tài nguyên và môi trường biển luôn bị
đe dọa và ngày càng cạn kiệt. Kinh tế du lịch cũng là một trong những ngành mũi
nhọn của thành phố và tỉnh. Nhưng đây cũng là một lĩnh vực có nhiều sức ép đối
với các vấn đề tài nguyên, môi trường, xã hội cho các nhà quản lý, các nhà khoa học
cũng như toàn thể cộng đồng. Ngành giao thông vận tải biển đã và đang được chú ý,
đầu tư và phát triển ở Cam Ranh song vẫn chưa phát huy hết tiềm năng, công suất
cảng Ba Ngòi Cam Ranh hiện chỉ tiếp nhận hơn 1 lượt tàu/ngày là chưa đáng kể đối
với nền kinh tế của tỉnh. Trong tương lai khi chuyển cảng hàng hóa từ Nha Trang về
Cam Ranh, áp lực tàu thuyền ra vào sẽ tăng lên, bên cạnh đó áp lực của các vấn đề
về môi trường cũng sẽ tăng lên. Hệ thống cảng Ba Ngòi đang thực hiện nhiệm vụ
trung chuyển hàng hóa với trọng tải tương đối lớn, nơi neo đậu của các tàu khách du
31
lịch trong nước. Dọc theo bờ biển Cam Ranh là khu vực ra vào của các tàu cá công
suất cỡ nhỏ và còn là khu vực dân sinh dọc theo bờ vịnh. Đó cũng là những đểm
nóng có khả năng làm ô nhiễm vùng vịnh.
2.3 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VỊNH CAM RANH
2.3.1 Các nguồn thải
Cam Ranh hướng tới một thành phố du lịch, công nghiệp và dịch vụ. Vì
vậy, trong nội thành phần lớn là các xí nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, có khu công
nghiệp hỗ trợ cho phát triển kinh tế ở thành phố Nha Trang (chỉ tập trung phát triển
du lịch). Hệ thống nước thải từ các xí nghiệp đổ ra sông với hệ thống cống thải
nước sinh hoạt chưa qua xử lí trực tiếp hay gián tiếp đổ ra biển. Hệ thống nước thải
đổ vào các con sông chảy ra cửa sông với cường độ và khối lượng lớn hơn nhiều
vào thời kỳ mùa mưa. Hệ thống nước thải thành phố được chia thành ba vùng chính:
Vùng thứ nhất nằm phía bắc thành phố (khu đô thị mới). Vùng này chỉ có một cống
thải. Nước thải hiện nay khả năng lớn là thải trực tiếp ra vịnh qua hệ thống sông vì
trong bản đồ qui hoạch đô thị mới chưa thấy có vị trí của nhà máy xử lý nước thải
cho khu đô thị. Vùng thứ hai là vùng trung tâm thành phố. Do địa hình và lịch sử,
cống thải không tập trung mà được chia thành nhiều nhánh đổ ra vịnh dọc theo bờ
phía tây và hầu như là không qua xử lý. Vùng phía tây nam là khu vực dân cư, du
lịch và cảng vụ, khu chế biến thực phẩm, đóng tàu. Nước thải chủ yếu là nhà máy
đóng tàu, chế biến thực phẩm, cảng cá, nước thải sinh hoạt, các nguồn nước thải
này đều thải trực tiếp ra vịnh làm ảnh hưởng đến chính các khu vực trên và khu vực
xung quanh.
Bên cạnh đó, mỗi ngày vịnh Cam Ranh phải chịu hơn 10 tấn rác thải từ
các lồng nuôi hải sản và vùng nuôi trồng hải sản ở khu vực quanh vịnh và khu vực
đầm Thủy Triều. Ngoài ra, vịnh còn hứng chịu một lượng lớn chất thải từ nhà máy
đường Cam Ranh, dù đã qua xử lý song vẫn không triệt để nên vẫn gây tai biến môi
trường cục bộ ở khu vực xung quanh nhà máy. Tất cả những tác động tổng hợp trên
đã làm môi trường vịnh ngày càng thêm ô nhiễm và đã có những dấu hiệu ban đầu
cho thấy sức tải môi trường của vịnh bắt đầu tới hạn.
32
2.3.2 Chất lượng nước vịnh Cam Ranh
Trong những năm gần đây, chất lượng môi trường vịnh Cam Ranh trên
diện rộng tuy vẫn còn khá tốt nhưng đang diễn ra với xu thế xấu đi, đã xuất hiện
nhiều tai biến môi trường cục bộ ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động nuôi trồng thủy
sản. Hiện nay đã xuất hiện nhiều nguy cơ khai thác quá mức, ô nhiễm gây ảnh
hưởng đến suy giảm hệ sinh thái, đe dọa đa dạng sinh học. Kết luận này được đưa ra
trên cơ sở khảo sát, phân tích, tổng hợp một cách khoa học, có kế thừa liên tục từ
năm 2000 đến nay. Nhiều đánh giá cho thấy hiện tượng ô nhiễm xảy ra vào mùa
mưa, tổng lượng vật chất có 2 yếu tố vật lơ lửng và Fe có nguy cơ ảnh hưởng lớn
đến chất lượng môi trường và trầm tích vịnh Cam Ranh. Chất thải hiện nay vào môi
trường vịnh là từ khu vực dân cư, nuôi trồng thủy sản và hoạt động công nghiệp.
Trong tương lai gần hai khu công nghiệp Nam và Bắc Cam Ranh có thể đi vào hoạt
động sẽ gia tăng nguy cơ rủi ro ô nhiễm môi trường cho toàn vịnh. Nước thải từ nhà
máy đường và khu dân cư nếu không được bổ sung thêm nhà máy xử lý chất thải
tập trung có xử lý qua giai đoạn hồ sinh học thì nguy cơ tác động đến môi trường
vịnh là rất lớn. Các khu vực có thể xảy ra tai biến cục bộ trong tương lai gần có thể
dẫn đến tình trạng ưu dưỡng là: khu vực đầm Thủy Triều, khu vực nam đầm Thủy
Triều, khu vực lân cận nhà máy đóng tàu, khu vực bờ Tây Nam vịnh Cam Ranh
(Phạm Văn Thơm - 2008)
CHƯƠNG 3. ÁP DỤNG MÔ HÌNH VÀ KẾT QUẢ
3.1 THIẾT LẬP CÁC THÔNG TIN ĐẦU VÀO CHO MÔ HÌNH
3.1.1 Thu thập số liệu
Khu vực vịnh Cam Ranh đã được tiến hành nhiều chuyến khảo sát thực
địa và thu được những nguồn số liệu phong phú về các lĩnh vực nghiên cứu khác
nhau. Tuy nhiên, việc thu thập số liệu về các yếu tố động lực, môi trường cũng gặp
những khó khăn nhất định. Trong những năm gần đây, các đề tài nghiên cứu cấp cơ
sở, cấp tỉnh, cấp Viện Khoa học và Công Nghệ Việt Nam, Các dự án quốc tế đã và
đang được tiến hành trên khu vực này.
33
Hình 3.1: Bản đồ địa hình khu vực nghiên cứu
Để phục vụ cho luận văn, tác giả đã thu thập và chọn lọc những chuỗi số
liệu phù hợp phục vụ cho luận văn. Các nguồn số liệu đã sử dụng dựa trên các bộ số
liệu
- Số liệu tổng hợp: Đề tài “Điều tra đánh giá tài nguyên môi trường các vũng
vịnh trọng điểm ven bờ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi
trường” do GS.TS Mai Trọng Nhuận làm chủ nhiệm, năm 2008.
- Số liệu các yếu tố mực nước, khí tượng, thủy văn và môi trường: Đề tài
“Nghiên cứu khả năng tự làm sạch, đề xuất các giải pháp nhằm bảo vệ và cải
thiện chất lượng môi trường đầm Thủy Triều - vịnh Cam Ranh” do PGS.TS.
Bùi Hồng Long và ThS. Nguyễn Hữu Huân đồng chủ nhiệm
34
- Số liệu tham khảo và kế thừa từ các đề tài cấp tỉnh tại khu vực vịnh Cam
Ranh trong các năm 2005, 2008 do CN. Phạm Văn Thơm làm chủ nhiệm.
Hình 3.2: Bản đồ trạm khảo sát mùa khô (tháng 05/2011)
35
Hình 3.3: Sơ đồ trạm khảo sát mùa mưa (tháng 10/2011)
Hình 3.4: Sơ đồ các nguồn phát thải trong vịnh Cam Ranh
36
3.1.2 Địa hình đáy
Địa hình vùng nghiên cứu được xây dựng trên bản đồ có tỉ lệ 1 : 50.000
với các đường đồng mức 0,5m. Hệ quy chiếu là hệ quy chiếu UTM, zone 49. Độ
sâu khảo sát là từ mép nước tới độ sâu 30m tại khu vực cửa vịnh và phía ngoài khu
vực đảo Bình Ba – Cam Ranh và bản đồ được quy về độ sâu hải đồ. Vùng nghiên
cứu được giới hạn trong khu vực có kinh độ từ 109o5’28,546” đến 109o15’00” , vĩ
độ từ 11o48’43,842” đến 12o07’30”.
3.1.3 Thiết lập lưới tính
Một trong những công cụ ưu việt của phần mềm MIKE là thiết lập lưới
một cách tiện lợi và nhanh chóng. Với đặc điểm của khu vực nghiên cứu có địa hình
nhỏ hẹp, độ sâu không cao, đặc biệt vùng đầm Thủy Triều thông với vịnh Cam
Ranh qua một eo hẹp nên việc mô phỏng các quá trình động lực và khuyếch tán vật
chất gây ô nhiễm là phức tạp. Vì vậy, để có được lưới tính mô phỏng địa hình đáy
gần với địa hình thực tế vùng nghiên cứu, dạng cấu trúc không lưới là một trong
những giải pháp thường được sử dụng trong mô hình.
37
Hình 3.5: Địa hình và lưới tính tam giác vùng nghiên cứu
38
Từ số liệu địa hình và số liệu biên bờ của vịnh, tác giả đã thiết lập lưới tính
tương đối chi tiết trên toàn bộ miền tính. Với 7629 tam giác từ 4447 nút lưới, diện
tích tam giác nhỏ nhất là 57m2, diện tích tam giác lớn nhất là 0,215 km2. Trong đó,
có tiểu vùng được thiết lập với lưới tính tương đối chi tiết là phần ven bờ phía trong
vịnh và phần đầm Thủy Triều. Biên cứng là đường bờ, biên lỏng là phần cửa vịnh
tiếp giáp với vùng biển Khánh Hòa. Giới hạn và vị trí tọa độ biên lỏng từ kinh độ
109o11’28,688” đến 109o12’11,200” , từ vĩ độ 11o52’27,182” đến 11o52’47,962”.
Giới hạn và vị trí tọa độ biên cứng từ kinh độ 109o06’51,611”đến 109o12’56,358”
từ vĩ độ 11o49’13,508” đến 11o07’07,814”.
3.1.4 Điều kiện biên và điều kiện ban đầu
Với môđun MIKE 21 HD, tại biên lỏng phía biển là biên cửa lớn của vịnh
nằm phía Tây Nam, thông với biển Khánh Hòa. Mô hình sử dụng dao động mực
nước biển làm điều kiện biên. Các phần mềm dự báo mực nước hiện nay đang rất
được sử dụng như như gói phần mềm Tide42 hoặc gói phần mềm đã được tích hợp
sẵn trong MIKE đều cho kết quả tương đối chính xác. Tuy nhiên, để tiện lợi, tác giả
sử dụng số liệu mực nước tại các biên lỏng từ kết quả dự báo thủy triều của gói
phần mềm TMD (Tide Model Driver). Đây là một gói phần mềm cho phép dự báo
thủy triều trên toàn cầu do viện ESR (Earth & Space Research, Mỹ), là viện nghiên
cứu phi lợi nhuận về không gian và trái đất xây dựng.
Trường gió đưa vào mô hình là trường gió trung bình tháng của hướng gió
thịnh hành nhất trong tháng đó.
Bảng 3.1:Tốc độ gió trung bình tháng và hướng gió thịnh hành trong tháng
khu vực Cam Ranh (Số liệu được lấy từ Đài Khí tượng Thủy văn Nam Trung bộ)
Yếu tố I II III IV V VI VII XIII IX X XI XII
Tốc độ gió (m/s) 4.7 4.5 4.8 4.6 4.7 3.6 3.7 3.8 3.9 4.1 4.8 5.1
Hướng gió N NE NE SE SE SW SW SW SE NE N N
Với mô đun ECO Lab, các giá trị biên đưa vào dựa trên các kết quả phân
tích mẫu trong các tháng đại diện cho hai mùa. Giá trị biên ngoài được lấy từ các số
39
liệu quan trắc tại các trạm xa bờ, nơi có thể xem không còn ảnh hưởng của các yếu
tố môi trường có nguồn gốc từ lục địa xét trên quy mô mùa.
Tại thời điểm bắt đầu tính của mô hình, mực nước trên toàn miền tính là
giá trị trung bình mực nước trên các biên tại thời điểm bắt đầu tính. Các thành phần
vận tốc dòng chảy bằng không. Giá trị nồng độ các chất ô nhiễm trên toàn bộ miền
tính được nội suy từ số liệu quan trắc tại 18 trạm phân bố trên toàn vịnh và các giá
trị tại các biên (hình 3.2, hình 3.3), các kết quả này được sử dụng làm điều kiện ban
đầu của các yếu tố ô nhiễm . Ngoài ra giá trị đầu vào của các yếu tố ô nhiễm môi
trường tại biên là các kết quả của trạm đo liên tục tại cửa vịnh Cam Ranh của
chuyến khảo sát trong tháng 5 và tháng 10/2011(bảng 3.2, bảng 3.3)
Bảng 3.2: Trung bình các giá trị tại biên của các thành phần vật chất trong mô
hình tính tính toán trong mùa khô
STT Temp (°C) Sal (‰) DO (mg/l) BOD (mg/l) PO4 (mg/l) NH4 (mg/l) NO3 (mg/l)
1 33.9 29.25 5.92 0.63 24.77 864.521 4.32
Bảng 3.3: Trung bình các giá trị tại biên của các thành phần vật chất trong mô
hình tính tính toán trong mùa mưa
STT Temp (°C) Sal (‰) DO (mg/l) BOD (mg/l) PO4 (mg/l) NH4 (mg/l) NO3 (mg/l)
1 31.23 27.26 5.98 0.45 32.05 27.22 0.87
Bảng 3.4: Giá trị các biến trạng thái sử dụng trong môđun ECO Lab
Stt Mô tả Kiểu Giá trị Thứ nguyên
1 Vĩ độ Biến số File địa
hình
(0), (m)
2 Quá trình BOD: Tốc độ phân rã bậc 1 tại 20oC (dạng hòa tan) Hằng số 0.161 (/ngày)
3 Quá trình BOD: Tốc độ phân rã bậc 1 tại 20oC (dạng lơ lửng) Hằng số 0.05 (/ngày)
4 Quá trình BOD: Tốc độ phân rã bậc 1 tại 20oC (dạng trầm tích) Hằng số 0.05 (/ngày)
5 Quá trình BOD: Hệ số nhiệt của tốc độ phân rã (dạng hòa tan) Hằng số 1.07 Phi thứ nguyên
6 Quá trình BOD: Hệ số nhiệt của tốc độ phân rã (dạng lơ lững) Hằng số 1.07 Phi thứ nguyên
7 Quá trình BOD: Hệ số nhiệt của tốc độ phân rã (dạng trầm tích) Hằng số 1.07 Phi thứ nguyên
8 Quá trình BOD: Nồng độ ôxy bán bão hòa Hằng số 2 mg/l
9 Quá trình tái lơ lửng: Vận tốc dòng chảy tới hạn Hằng số 0.3 m/s
10 Quá trình tái lơ lửng: Tỉ lệ tái lơ lửng của BOD (dạng trầm
tích)
Hằng số 0 (/ngày)
11 Quá trình lắng đọng: vận tốc dòng chảy tới hạn Hằng số 0.1 m/s
40
12 Quá tình lắng đọng: Tỉ lệ lắng đọng của BOD (dạng trầm tích) Hằng số 0.2 (/ngày)
13 Quá trình đạm hóa: Tốc độ phân rã bậc 1 ở 200C Hằng số 0.05 (/ngày)
14 Quá trình đạm hóa: Hệ số nhiệt của tốc độ phân rã Hằng số 1.088 Phi thứ nguyên
15 Quá trình đạm hóa: Nhu cầu ôxy cho quá trình đạm hóa Hằng số 4.57 g O2/g NH4-N
16 Quá trình đạm hóa: Nồng độ ôxy bán bão hòa Hằng số 2 mg/l
17 Quá trình ôxy: Cực đại sản xuất ôxy buổi trưa, m2 Hằng số 2 (/ngày)
18 Quá trình ôxy: Độ sâu đĩa Secchi Hằng số 0.4 m
19 Quá trình ôxy: Hệ số hiệu chỉnh vào buổi trưa Hằng số 0 giờ
20 Quá trình ôxy: Tốc độ hô hấp của thực vật, m2 Hằng số 0 (/ngày)
21 Quá trình ôxy: Hệ số nhiệt quá trình hô hấp Hằng số 1.08 Phi th
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_mo_phong_qua_trinh_lan_truyen_vat_chat_o_nhiem_duoi.pdf